Tết là khoảng thời gian mà ai ai cũng muốn nghỉ xả hơi, quây quần bên gia đình sau một năm làm việc vất vả. Thế nhưng đây cũng chính là khoảng thời gian khó khăn đối với “hội mỏ khoét” mê đắm ẩm thực đường phố, bởi bước chân ra đường vào những ngày đầu năm vắng tanh chẳng hàng quán nào mở. Thế nhưng đừng quá lo lắng, vì ở Hà Nội vẫn có những quán dưới đây mở cửa xuyên Tết để phục vụ các bạn!!
1.Phở Gà 49 Hàng Bồ, 26 Lãn Ông
Đối với những ai nghiện món phở gà, mỳ tần chắc hẳn không thể không biết đến địa chỉ này. Quán mở cũng ngót nghét hơn hai chục năm rồi, và thậm chí là mở xuyên Tết nữa. Đến đây bạn có thể thưởng thức các món ăn mì tim gà tần, phở gà với nước dùng thơm ngọt, nóng hôi hổi để thưởng thức những ngày đầu năm.
Quán mở cửa từ 17h30 đến 23h.
Giá: 30.000 – 50.000 đồng.
2. Lẩu bò nhúng dứa, số 5 ngõ 72 Trần Hưng Đạo (Lẩu Hói)
Cũng vẫn là một món “nhiều đạm” nhưng với nước dùng thanh ngọt thì lẩu bò nhúng dứa sườn sụn lại là món ăn chống ngấy trong những ngày tết. Quán lẩu Hói nằm ở 72 Trần Hưng Đạo mở xuyên tết để phục vụ thực khách. Ngoài món lẩu bò nhúng dứa, quán có thêm nhiều món ăn phụ và lẩu cua, đồ nướng. Đây là một trong những quán ăn có chất lượng tốt và có thể mua đồ về nhà.
Giá: 150.000 đồng/người.
Giờ mở cửa: 18h30 – 23h.
3. Bún cá Hải Phòng – 92 Đội Cấn
Bún cá Hải Phòng tại 92 Đội Cấn là quán ăn chuyên về các loại chả cá, miến cá, bún cá, bánh đa cá với hương vị Hải Phòng riêng biệt rất thích hợp để xì xụp trong những ngày tết se lạnh. Quán sạch sẽ, rộng rãi với nhiều hương vị mực, tôm, bề bề, cá, chả cá, nước dùng ngọt thanh.
Mức giá dao động từ 30.000 – 60.000 đồng.
Giờ mở cửa: 6h30 – 21h
4. Mì vằn thắn gia truyền bà Hồng – 86 Phố Huế
Quán mì vằn thắn bà Hồng là quán ăn ngày tết Hà Nội tại 86 phố Huế là một địa điểm tuyệt vời để bạn có thể thưởng thức các món mì vằn thắn, sủi cảo thơm ngon với hương vị riêng biệt không nơi nào có được. Quán đã mở cửa lâu năm và trở thành địa điểm quen thuộc cho những tín đồ thích mì vằn thắn và sủi cảo. Thêm một điểm mà mình thích là không gian quán rộng rãi, có chỗ để xe trong nhà nữa.
Giá: 40.000 – 50.000 đồng.
Giờ mở cửa: 8h – 22h
5. Bánh cuốn nóng, 64C Đội Cấn
Tết này muốn thưởng thức bánh cuốn, gà ác tần sâm hãy đến ngay 64C Đội Cấn. Hương vị bánh cuốn dai, không bở, bột bánh thơm, hành giòn, chả quế thơm nhẹ chuẩn hương vị truyền thống. Món gà tần cũng hết sức đặc sắc là điều khiến quán được yêu thích trong suốt nhiều năm liền.
Giá: 20.000 – 50.000/ suất.
Giờ mở cửa: 6h – 20h
6. Cháo sườn cô Là – 2A Lý Quốc Sư
Nằm tại 2A Lý Quốc Sư, cháo sườn cô Là trở thành địa điểm quen thuộc cho các tín đồ thích cháo, quẩy, chè sắn nóng. Cháo nóng hổi thơm ngon kết hợp với quẩy giòn khiến những ngày Tết trở nên ấm áp hơn. Mức giá cho các món ăn tại đây cũng tương đối rẻ, từ 25.000 – 40.000 đồng.
Giờ mở cửa: 06h30-10h00 và 14h-18h30
7. Nộm Long Vi Dung – 23 Hồ Hoàn Kiếm
Nằm ngay gần phố đi bộ 23 hồ Hoàn Kiếm, nộm Long Vi Dung chuyên phục vụ các món ăn vặt như bánh bột lọc, nộm bò khô, chim quay, nộm chim và trở thành địa điểm ăn vặt quen thuộc cho giới trẻ Hà Thành. Nằm trong danh sách quán ăn mở xuyên tết Hà Nội, Long Vi Xuyên nức tiếng gần xa với hương vị thơm ngon cộng thêm hương vị riêng biệt.
Giá dao động từ 5.000 – 50.000 đồng
Giờ mở cửa: 8h30-22h30
8. Phở đường tàu Tống Duy Tân
Con phố Tống Duy Tân không lớn nhưng là nơi hội tụ ẩm thực đường phố Hà Thành. Là một trong các quán ăn mở dịp tết Hà Nội nổi tiếng tại Hà Nội, quán phở đường tàu tương đối dễ tìm ngay đầu phố Tống Duy Tân (giao với Trần Phú). Tại đây bạn có thể gọi các món phở sốt vang, tái chín, tái gầu với hương vị nước thanh, hương vị ổn. Quán bán từ mùng 2 tết. Giá khoảng 45.000 đồng.
Giờ mở cửa: 06:00 – 04:00
9. Bún ốc cô Giang, 36 Lương Ngọc Quyến
Tết này bún ốc cô Giang vẫn bán bình thường các bạn nhé! Nếu là người yêu thích bún ốc thì chắc hẳn bạn sẽ biết đến quán bún ốc tại Lương Ngọc Quyến này với mùi vị ngọt thanh nước dùng thơm ngon.
Giá 50.000 đồng/bát
Giờ mở cửa:7h30 – 15h, 17h – 23h.
10. Bún riêu ốc, đầu ngõ Tô Hoàng, .
Thêm một địa chỉ bún riêu nữa cho những ai là “fan ruột” của món ăn đặc sản đất Hà Thành. Quán bún riêu nằm ở đầu ngõ Tô Hoàng, Hai Bà Trưng với những tô bún đầy đặn, ngọt thanh là một trong quán bún riêu cứu cánh cho những ai lên cơn thèm đúng những ngày đầu năm mới.
Tết – khoảng thời gian khiến con người ta rạo rực nỗi nhớ gia đình, vội vàng thu xếp công việc để mau chóng về quây quần bên mâm cơm gia đình. Là đột nhiên ta nhớ đến da diết cái cảm giác được cùng mẹ đi chợ Tết, sắm sửa, bày biện mâm cỗ. Mâm cỗ Tết ở mỗi miền tuy có nhiều khác biệt tùy theo đặc điểm địa lý, khí hậu từng vùng, nhưng tựu chung lại đều có cơm, xôi, bánh chưng, bánh tét ăn kèm với các loại dưa muối đặc trưng.
Mâm cỗ Tết miền Bắc
Mâm cỗ Tết miền Bắc, đặc biệt là mâm cỗ Tết của người Hà Nội thường rất bài bản theo đúng nét cổ truyền của dân tộc. Mâm cỗ Tết miền Bắc thường có 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Cỗ lớn thì 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng. Cỗ ngày xưa phải bày lên mâm gỗ hoặc mâm đồng, đi cùng với bát chiết yêu và đĩa cây mai.
Bốn bát gồm một bát chân giò lợn hầm măng, một bát bóng thả, một bát miến và một bát mọc nấm thả. Ngoài ra, nhiều gia đình còn chuẩn bị thêm một bát su hào thái chỉ ninh kĩ, một bát chim hầm để nguyên cả con, một bát gà tần hay nhiều gia đình giàu có xưa còn bày thêm bào ngư, vi cá để mâm cỗ thêm đầy đặn, sang trọng.
Bốn đĩa gồm một đĩa thịt gà, một đĩa thịt lợn, một đĩa giò lụa, một đĩa chả quế. Nhiều gia đình còn bày thêm đĩa thịt đông – món ăn đặc trưng cho tiết trời lạnh miền Bắc, đĩa giò thủ, cá kho riềng, đĩa nộm su hào hoặc nộm rau cần và nem rán.
Vào dịp Tết ở miền Bắc phổ biến nhất là bánh chưng ăn kèm dưa hành. Món tráng miệng có mứt sen, mứt quất, mứt gừng, chè kho… Tuy là nhiều món nhưng mỗi món chỉ bày vào một bát hay đĩa nhỏ nên mâm cỗ Tết vừa đa dạng, hài hòa, lại đẹp mắt.
Mâm cỗ Tết miền Trung
Miền Trung với thời tiết khắc nghiệt và đặc điểm khí hậu đặc trưng nên nét văn hóa ẩm thực cũng có đôi phần khác biệt. Những món cơ bản thường thấy trong mâm cỗ miền Trung bao gồm gà luộc, thịt heo, bánh Tết, trứng chiên, đồ xào, ram cuốn, canh, rau sống, cơm trắng… với điểm đặc biệt là các món ăn được chia ra thành từng đĩa nhỏ, mỗi thứ một ít, bày biện trên chiếc mâm tròn, như một cách thể hiện sự chắt chiu và san sẻ.
Ngoài ra những món Tết của miền Trung còn chú trọng đến yếu tố lưu trữ nên thường có các món mặn như: tôm rim, thịt kho Tàu, cuốn ram, thịt hon, gà rán, thịt phay, nem, tré, thịt ngâm nước mắm… Rồi có thêm các món đồ mộc như: măng khô xào thịt, mít trộn, giá xào nham… Thêm vào đó với thói quen “cuốn” trong văn hóa ẩm thực nên dù trong mâm cỗ Tết ở miền Trung cũng thường xuất hiện các món cuốn từ thịt luộc cuốn bánh tráng, nem lụi cuốn bánh tráng, rồi thịt kho, cá kho, cá hấp cũng có thể cuốn chung với bánh tráng và rau sống.
Ngoài một số tỉnh Bắc Trung Bộ như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…vẫn mang sắc thái của cỗ miền Bắc với quan niệm “mâm cao cỗ đầy”, luôn đầy đủ giò, gà, bánh chưng…thì các tỉnh còn lại có nhiều điểm khác biệt với cỗ miền Bắc: món bánh chưng được thay bằng bánh tét, không ăn dưa hành mà là dưa món và nổi bật là các món bánh phong phú và đa dạng: bánh sen tán, bánh măng, bánh mận, bánh bó mứt, bánh tổ, bánh phục linh… được chế biến bằng cách hấp, nướng hoặc sấy kỹ, có vị ngọt đậm nên có thể để có thể để ăn dần đến cả tháng vẫn không hư hỏng.
Với Huế, mâm cỗ Tết có phần đặc sắc và công phu hơn, mang hơi hướng cung đình xưa. Bên cạnh các món gỏi vả, gà bóp rau răm, cơm bò nấu thưng, chả ram, nem, tré…cầu kỳ thì các món bánh mứt mới là điểm nhấn tạo nên sự tinh tế cho mâm cỗ: Có thể kể món bánh đậu xanh nặn hình trái cây, bánh bó mứt hoặc món mứt quất làm thành nguyên quả và các món mứt gừng xăm, gừng khô, mứt sen, mứt bát bửu vừa đẹp lại vừa ngon.
Mâm cỗ Tết miền Nam
Miền Nam với đặc trưng của một vùng đất có nhiều sản vật trù phú, thời tiết thuận lợi cho các loại cây, trái, gia súc, gia cầm hay thủy sản làm cho mâm cơm ngày Tết của miền Nam có phần phong phú và không gò bó về nghi thức. Tuy nhiên mâm cơm cúng ông bà ngày 30 Tết ở miền Nam lại luôn có thịt heo kho nước dừa với trứng hoặc cá lóc kèm dưa giá, canh khổ qua (mướp đắng) nhồi thịt. Ngoài ra mâm cỗ Tết của Nam bộ cũng không thể thiếu các món nguội như gỏi ngó sen, tai heo ngâm dấm, tôm khô – củ kiệu, giò heo nhồi, phá lấu, nem, lạp xưởng tươi…
Canh khổ qua là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Nam bộ. Theo dân gian thì khổ qua là món ăn mong muốn sự khổ cực trong năm cũ qua đi, tiếp đón điều tốt đẹp trong năm mới.
Bánh tét của người miền Nam có đôi phần khác biệt so với bánh tét miền Trung. Bánh tét miền Trung gói chặt, nhân đậu xanh ít và chú ý đến yếu tố bảo quản cho được lâu thì bánh tét miền Nam đa dạng hơn về cả phần vỏ lẫn phần nhân. Phần nếp bên ngoài có khi được trộn lẫn với dừa nạo, có khi với đậu đen, hoặc là hạt điều, là cẩm, lá dứa tạo ra nhiều màu sắc khác nhau.
Phần nhân thì ngoài nhân đậu xanh với mỡ, còn có nhân chuối, nhân thập cẩm, nhân đậu xanh trứng muối. Một số nơi còn tạo hình bên trong bánh thành hoa mai, chữ thọ, chữ phúc, khi cắt ra trông rất đẹp và độc đáo. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là loại bánh tét nhân đậu xanh với thịt mỡ và lòng đỏ trứng muối. Khi bày ra bàn sẽ dọn ra ăn kèm với dưa món, củ kiệu, tôm khô, lạp xưởng, cà rốt, củ cải ngâm nước mắm.
Mâm cỗ Tết của người miền Nam không thể thiếu bánh tét ăn kèm củ cải, cà rốt muối chua ngọt.
Cũng như ở miền Bắc và miền Trung, các món tráng miệng ở miền Nam cũng đa dạng với các loại mứt trái cây như: mứt dừa, mứt me, mứt mãng cầu, mứt củ năng, bánh ít ngọt, kẹo thèo lèo và kẹo chuối… Ngoài ra ở miền Nam còn có món tráng miệng rất đặc sắc đó là cơm rượu.
Sáng thức dậy ở một nơi xa, đưa đôi mắt lim dim còn ngái ngủ ra phía xa Tam Đảo thu mình trong làn sương mờ ảo. Đôi tay khẽ chạm vào nhau như những ngày thơ ngây chúng ta đang mơ một giấc mơ ngoài Hà Nội. Dream house Tam Đảo chọn riêng cho mình một góc an yên, nép dưới chân thị trấn bỏ lại sau lưng cái xô bồ, ồn ào để lại cho căn nhà sự bình yên, lẩn khuất đâu đấy trong tâm thị trấn du lịch. Dream house – căn nhà trong của những giấc mơ trong lành.
Một Tam Đảo nhộn nhịp bỗng dưng bình yên đến lạ kì, căn nhà cách trung tâm thị trấn 2km. Dream house nằm lọt thỏm giữa núi rừng trùng điệp, mây mù che phủ mờ ảo chính là điểm dừng chân lí tưởng nơi mà khách du lịch có thể tận hưởng bầu không khí trong lành, tạm rời xa nơi phố phường náo nhiệt.
Tọa lạc ở thôn 2, thị trấn Tam Đảo. Dream house là một căn villa với diện tích rộng 150m2, gồm 4 phòng với diện tích tối đa là 75m. Điểm nhấn của căn nhà là bể bơi ngoài trời. Dream house hướng đến đối tượng là gia đình nhỏ, nhóm bạn muốn có một nơi nghỉ ngơi sau những ngày làm việc căng thẳng muốn tận hưởng không khí yên tĩnh.
Dream House có không gian rộng rãi với khoảng sân lớn cho trẻ nhỏ thỏa thích vui đùa. Tại Dream house có những dịch vụ cũng rất phong phú như sân BBQ rộng rãi, thoáng mát, có săn bếp nướng và than hoa luôn sẵn sàng phục vụ khách đến du lịch. Ngoài ra Dream House có bãi gửi xe miễn phí rộng rãi cho nếu khách du lịch lái xe đến Tam Đảo.
Cách Dream House Tam Đảo 100m là khu chụp ảnh Cầu Mây studio với rất nhiều cảnh sắc thiên nhiên phong phú. Tại nơi đây, du khách có thể hòa mình vào thiên nhiên hoang dã với hoa lá cỏ cây và cùng với những màn sương mù mờ ảo như cuốn lấy bước chân du khách khiến ai nấy đều có cảm giác như đang lạc mình giữa chốn bồng lai tiên cảnh.
Gía dịch vụ lưu trú tại Dream House Tam Đảo như thế nào?
Dream house được đánh giá là một trong những vị trí tốt nhất ở Tam Ðảo! mình đã trải nghiệm một đêm ở căn nhà này, nó thực sự rất đồng tiền bỏ ra. Trái hẳn với sự ồn ào, náo nhiệt của thị trấn, căn Dream House như một làn gió lạ, nơi này rất yên tĩnh, sự riêng tư ở mức tuyệt đối nhất.
Vậy giá cho trải nghiệm một đêm ở căn nhà này có vừa túi tiền của bạn không? Câu trả lời là có. Dream House Tam Đảo có 4 phòng với diện tích tối đa là 75m2. Gía cho một đêm tại đây là 2000k. Với diện tích rộng rãi và thoáng không gian thiên nhiên như vậy mỗi phòng sẽ được tối đa là 8 thành viên. Như mình đã nói thì căn nhà này phù hợp cho nhóm bạn, một gia đình nhỏ muốn một không gian riêng tư và thoái mái. Liên hệ đặt phòng anh Hùng SDT 0944551550.
Dream House là một căn nhà đáng để trải nghiệm đấy !
Cách di chuyển lên Dream House Tam Đảo
Với khách gia đình, nhóm bạn, cặp đôi muốn thoải mái nhất và đảm bảo an toàn cho chuyến đi, Wecheckin gợi ý dịch vụ Taxi đường dài, taxi tuyến cố định, taxi du lịch của Ontaxi.vn:
Ontaxi là một hãng taxi đường dài nên nó có đầy đủ những ưu điểm vượt trội hơn các phương tiện di chuyển khác mà wecheckin.vn đã kể trên. Có nhiều lý do để chọn Ontaxi mà wecheckin có thể liệt kê ở đây:
Đặt xe đơn giản, nhanh gọn
Tài xế có kinh nghiệm, thân thiện và quan tâm đến khách hàng
Giá thành rẻ hơn so với các hãng taxi đường dài khác (từ 5 – 10%)
Bảng giá Ontaxi (xe taxi riêng) tuyến Hà Nội – Tam Đảo theo khu vực:
Riêng tuyến Hà Nội – Tam Đảo có xe cố định với giá vé 150.000 đồng/người – Ontaxi có thêm một sự lựa chọn cho hành khách. Điểm đón của xe cố định ở 3 điểm:
Những tài xế của Ontaxi cũng được đào tạo và tuyển chọn kỹ lưỡng. Đảm bảo các bạn sẽ có một chuyến đi an toàn và vui vẻ.
Nếu như bạn đang băn khoăn nên di chuyển đến Tam Đảo bằng cách nào thì tại sao không nhấc máy lên và gọi cho Ontaxi nhỉ? Đặc biết trong dịp lễ, sẽ không còn nỗi lo “Tam Đảo thất thủ nữa”, vì đã có ontaxi rồi!
Đặt xe taxi Hà Nội đi Tam Đảo của Ontaxi ở đây các bạn nhé:Đặt Xe
OnTaxi – Vận chuyển niềm vui, Ân cần tin cậy
Thông tin liên hệ của hãng taxi đường dài – OnTaxi:
Chẳng phải mất thời gian hay đau đầu chọn lựa nhiều, thời điểm tháng trước Tết thì du lịch Mộc Châu tháng 1 chính là câu trả lời hoàn hảo nhất. Một chuyến đi tuyệt vời vì không chỉ thời tiết đẹp, cảnh đẹp mà vì ngay cả lòng người cũng đẹp.
Bài viết chia sẻ lại chuyến đi Mộc Châu – khởi đầu cho cuộc hành trình đầy cảm xúc của năm 2019: từ công cuộc chuẩn bị như thế nào, những địa điểm nhất định phải ghé qua, ở homestay nào, ăn uống những gì, vân vân và mây mây,… Đây là một chuyến đi khá nhẹ nhàng, thích hợp cho những bạn ưa thích kiểu du lịch nghỉ dưỡng và tận hưởng hơn kiểu du lịch trekking nha!
Nội dung chính của bài
1. Du lịch Mộc Châu tháng 1 – Cần chuẩn bị những gì?
Tìm hiểu mọi thứ…
Trước khi bắt đầu một chuyến du lịch thì tất nhiên, bạn cần phải lên mạng tìm hiểu trước tất tần tật mọi thứ về địa điểm mà bạn sẽ đặt chân tới. Cá nhân mình phải dành ra hơn một tuần để lên mạng tìm hiểu xem:
Đường đi đến Mộc Châu là đường nào?
Có thể bắt xe nào để đến đó kèm thời gian và điểm đón trả khách?
Có những homestay nào đẹp và địa chỉ homestay có tiện đường đến các địa điểm du lịch hay không?
Du lịch Mộc Châu tháng 1 có những địa điểm nào hấp dẫn? Đặc sản ở đây gồm có những gì và nhà hàng nào chất lượng?…
Hơi nhiều câu hỏi đúng không? Nhưng chẳng có điều gì là thừa thãi cả đâu nhé. Hãy chắc chắn rằng mình có một hiểu biết nhất định đối với địa điểm mà mình đã chọn để không bị bỡ ngỡ khi đến đó. Và cũng đừng quên theo dõi dự báo thời tiết ở nơi đó để chuyến đi của bạn không buồn chán vì gặp phải “hoàng tử mưa” hay sương mù nhé!
Xem thêm:
2. Mộc Châu ở đâu? Cách di chuyển Hà Nội – Mộc Châu
Mộc Châu cách Hà Nội khoảng 200km về phía Tây Bắc theo hướng đi Sơn La. Bạn có thể di chuyển tới Mộc Châu bằng xe máy cá nhân từ Hà Nội hoặc di chuyển tới Mộc Châu bằng xe giường nằm rồi sau đó thuê xe để tham quan Mộc Châu. Trong đó, di chuyển bằng xe máy lên Mộc Châu là lựa chọn ưu tiên của nhiều người. Không chỉ chủ động, đi xe máy bạn còn có thể tranh thủ ngắm cảnh và dừng lại bất kỳ địa điểm đẹp nào đó để checkin.
Cung đường phượt Mộc Châu:
Dọc theo quốc lộ 6 mới, từ trung tâm Hà Nội tới trung tâm huyện Mộc Châu khoảng 187km.
2.1 Đi bằng xe máy:
Đi thẳng Nguyễn Trãi, Thanh Xuân (hướng đi Hà Đông) hoặc chạy dọc đường Láng Hòa Lạc rồi cứ thế dọc theo quốc lộ 6 -> Tới Xuân Mai – Hòa Bình bạn chạy dọc theo quốc lộ 6, lần lượt qua Cao Phong và Mai Châu -> Đường đi phượt Mộc Châu: Ở cuối đoạn đèo dốc bạn sẽ qua đoạn “cột cờ”, trung tâm huyện Mai Châu. Đứng trên khu cột cờ này bạn có thể nhìn xuống thung lũng Mai Châu – Hòa Bình.
2.2 Đi bằng xe khách:
Nếu bạn không muốn đi xe máy thì có thể đến Mộc Châu bằng ô-tô bằng cách bắt xe đi Sơn La, Mộc Châu hoặc Điện Biên tại bến Mỹ Đình và bến Yên Nghĩa. Giá vé dao động từ 110.000-160.000 cho xe ngồi và xe giường nằm. Tùy theo sự lựa chọn của bạn mà giá vé có thể khác nhau.
Sau đó, lên đến Mộc Châu, để thuận cho việc đi lại tham quan các bạn có thể thuê xe máy để di chuyển. Các bạn có thể liên hệ các khách sạn để thuê xe với mức giá khoảng 150k/ ngày.
3. Thời điểm thích hợp du lịch Mộc Châu? – Mộc Châu mùa nào đẹp nhất?
Mỗi mùa bạn sẽ thấy Mộc Châu có một điểm thú vị khác nhau, tuy nhiên tựu chung lại khí hậu của Mộc Châu luôn luôn mát mẻ và là một điểm đến tuyệt vời vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.
Nếu chỉ muốn đi để thay đổi không khí thoát ra khỏi sự náo nhiệt ồn ào của phố phường bạn có thể đến với Mộc Châu vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, còn nếu bạn muốn ngắm những vẻ đẹp riêng của Mộc Châu thì hãy xem những gợi ý dưới đây của Wecheckin nhé:
Du lịch Mộc Châu tháng 1 (trước và ngay sau Tết Âm Lịch): Mộc Châu bừng sáng với vẻ đẹp của hoa đào và hoa mận .
Khoảng tháng 3: Thời điểm hoa ban nở, ngoài ra ngày 26-3 hằng năm ở Mộc Châu có Lễ hội Hết Chá (kết thúc mùa hoa ban).
Đầu tháng 9: Tết Độc Lập của người Mông.
Tháng 11: Thời điểm hoa cải nở trắng các quả đồi.
Tháng 12: Mùa của dã quỳ, bạn sẽ gặp dã quỳ ngay dọc đường quốc lộ 6.
Xem thêm:
4. Lịch trình du lịch Mộc Châu tháng 1 của team Wecheckin!
4.1 Ngày 1 – Homestay Mountain View thoải mái như ở nhà!
Điều làm mình điên đầu nhất trong chuyến du lịch Mộc Châu tháng 1 lần này chính là vấn đề homestay. Do mình liên hệ hơi muộn, mà đúng thời gian mình đi ở Mộc Châu lại tổ chức giải chạy marathon với mấy nghìn vận động viên nên tất cả các homestay đều kín phòng. Mình đã phải liên hệ với tất tần tật các homestay và nhà nghỉ, tưởng chừng như phải hủy chuyến đi vì quá vô vọng.
Cuối cùng may mắn là mình đã tìm được một homestay nhỏ xinh xắn mang tên Mountain View Homestay. Nghe tên thôi cũng có thể tưởng tượng ra khung cảnh ở đó rồi. Toàn bộ homestay nằm trên một quả đồi không cao lắm, lại gần đường quốc lộ 6 khá dễ đi. Từ đây nhìn thẳng ra dãy núi cao sừng sững hiên ngang phủ mây mờ trắng xóa. Không khí cực kỳ trong lành do có nhiều cây xanh.
Ngay ấn tượng ban đầu là mọi người ở đây đều rất nhiệt tình và thân thiện với bọn mình. Chính vì thế mà những cảm giác thất vọng vì không tìm được homestay đẹp hơn, xinh xắn hơn theo như kế hoạch ban đầu chả bao giờ hiện lên trong đầu mình cả. Tất cả mọi thứ đều làm mình hài lòng. Và mình thậm chí còn yêu cái vẻ giản dị của homestay này nữa!
Tham khảo thêm các homestay đẹp tại Mộc Châu:
Ẩm thực Mộc Châu: Mâm cơm lá dân tộc chưa bao giờ hết hấp dẫn
Khởi hành lúc 13:00 – 18:00 đặt chân lên đất Mộc Châu. Chặng đường dài làm bọn mình ai cũng mệt và đói meo. Nhưng chẳng vấn đề gì vì nghe tin chúng mình đến nơi đã có người đưa đón đến tận homestay. Đến nhìn thấy chị chủ homestay là một người nhanh nhẹn và cá tính, đi lại thoăn thoắt còn nở nụ cười tươi rói kêu chúng mình vào phòng cất đồ đạc tắm rửa rồi ra ăn cơm.
Mâm cơm được chuẩn bị cho chúng mình mang đậm phong cách ẩm thực Tây Bắc: có Pa Pỉnh Tộp (cá nướng), gà đồi quay, thịt lợn rang cháy cạnh, thêm mấy củ măng luộc chấm chẩm chéo (gia vị đặc biệt ở Sơn La), rau rừng và một bát canh chua. Tất cả được xếp gọn gàng trên một cái mẹt lót lá chuối, đơn giản mà hấp dẫn vô cùng. Chị chủ homestay còn khoe : mâm cơm này nhà chị đã được lên tạp chí địa phương rồi đó, tất cả nguyên liệu đều tươi và đảm bảo vì được chính nhà chị nuôi trồng mà!
Chúng mình đã có một bữa cơm ngon tuyệt như thế, trong một không gian ấm cúng toàn hoa và cây cỏ, lọt thỏm giữa đất trời Mộc Châu bao la đại ngàn…
Cốc sữa nóng sưởi ấm đêm Mộc Châu
Đêm ở thị trấn Mộc Châu yên bình chẳng ồn ào náo nhiệt. Chúng tôi đi lòng vòng một chút, chả có đích đến, chỉ là muốn tận hưởng và hít no cái không khí mát mẻ trong lành ở đây. Ba đứa đi chán chê, nói chuyện cười đùa vang cả một góc phố cho đến khi thấm mệt mới trở lại homestay. Về đến nơi lại nhờ chị nấu cho 3 cốc sữa nóng thơm ngậy ngọt ngào, bật một chút nhạc nhẹ nhàng và cả 3 cứ thế chìm đắm trong chiếc ổ nhỏ của mình. Bên ngoài là Mộc Châu về đêm sương lạnh, bên trong chiếc ổ là ba trái tim ấm áp.
4.2 Ngày 2 – Lạc vào Mộc Châu thơ mộng đẹp như tranh vẽ
Rừng hoa Mơ nở trắng tinh khôi
Khá là may mắn vì thời tiết hôm chúng tôi xách xe đi khám phá Mộc Châu cực kỳ đẹp. Thời tiết mát mẻ, lại có cả nắng ấm nữa. Nhiệt độ hôm ấy là 19-20 độ C và chúng tôi không cần dùng đến áo khoác. Địa điểm đầu tiên mà chúng tôi chọn theo gợi ý của chị chủ homestay là rừng hoa mơ (nằm dọc trên quốc lộ 6 hướng Mộc Châu – Sơn La).
Hôm ấy Mộc Châu ấm áp, nhưng đi vào vườn mơ thì trắng xóa như tuyết vậy. Hàng trăm cây mơ cành lá khẳng khiu phủ một lớp bụi trắng, hoa cũng mang một màu trắng tinh khôi. Đây đó điểm xuyết là những khóm hoa cải vàng, hoa tam giác mạch rực rỡ khiến cho cảnh sắc thêm phần tuyệt đẹp. Đây là địa điểm thích hợp để thưởng ngoạn không khí Mộc Châu những ngày trước Tết, cũng là nơi cho ra đời những bức ảnh tuyệt đẹp đấy.
Rừng hoa mơ (nở vào tháng 1, tháng 2): 20.000 đồng/vé
Hang Dơi – Động Sơn Mộc Hương kỳ bí
Quay đầu xe chạy dọc quốc lộ 6 hướng Sơn La – Mộc Châu, hang Dơi nằm ngay gần thị trấn Mộc Châu. Lạ một điều là những địa điểm du lịch ở Mộc Châu đều chẳng cần gửi xe gì cả. Cứ tấp xe bên lề, muốn chắc chắn hơn thì khóa cổ xe lại rồi cứ thế mà tung tăng thăm thú thôi.
Động nằm lưng chừng một ngọn núi, lối lên là những bậc thang bằng đá khá cao và dốc. Leo tầm mấy chục bậc là đến cửa hang. Hang Dơi to và rộng, bên trong có nhiều những khối thạch nhũ với đủ loại hình thù kỳ dị. Kể ra nếu vừa đi vừa được nghe hướng dẫn viên kể về sự tích và lịch sử của nó thì thú biết mấy, nhưng hơi tiếc là hôm chúng tôi đi người hướng dẫn lại không có ở đó. Thế là ba đứa dắt tay nhau đi trên nền hang đá gồ ghề, sâu hun hút và nhiều ngóc ngách như mê cung. Thi thoảng thấy những hòn đá lớn lại dừng lại một chút, cố vắt óc suy nghĩ xem chúng mang hình dạng của cái gì hay con gì. Thật là đẩy mạnh trí tưởng tượng và óc sáng tạo!
Hang Dơi: 10.000 đồng/vé
Rừng Thông bản Áng – Trang trại Dâu Tây Chimi Farm
Tiếp tục chạy từ Hang Dơi xuống 1km nữa là khu du lịch rừng Thông – bản Áng. Chúng mình chạy xe dọc theo con đường nhỏ chạy thẳng vào làng. Bản Áng vào tháng 11,12 trắng màu hoa cải sẽ trở nên thơ mộng hơn bao giờ hết, còn ở thời điểm chúng tôi đi vẫn là một bản làng yên bình thường nhật, với những cánh đồng xanh bao la, những nhà mái ngói mờ sương phủ.
Chúng mình nhanh chóng di chuyển đến rừng Thông. Một khu du lịch được quy hoạch đẹp, rộng như công viên với giá vé vào cửa là 20.000 đồng/người. Đến đây rồi có ba cách di chuyển: một là đi thong thả đi bộ, hai là đạp xe (ở đó cho thuê xe đạp với giá 50.000 đồng/xe), ba là thuê xe điện đối với những ai không muốn hao công tốn sức (Giá thuê xe điện là 150.000/lượt cả đi lẫn về).
Để đi vào trong rừng thông thì bạn sẽ đi qua một cái hồ khá rộng, nước trong xanh và tĩnh lặng. Rừng thông không lớn lắm nhưng mát mẻ và trong lành. Cuối khu rừng là trang trại Dâu tây Chimi xinh xắn không chỉ là nơi thử nghiệm dâu tây Mộc Châu mà còn là trang trại trồng rất nhiều loại cây, rau và hoa nhiều màu sắc. Thoạt nhìn cứ ngỡ đây là Đà Lạt thu nhỏ vậy, cực kỳ thơ mộng luôn. Bạn có thể tha hồ mà chụp ảnh, vào tham quan miễn phí. Có thể xách giỏ mà hái dâu hay những trái cà chua đỏ mọng trong vườn.
Phía bên trong trang trại còn có khu vực ngồi ăn lẩu tràn ngập nắng. Giá cho một nồi lẩu rẻ đến bất ngờ (70.000 đồng/nồi, kèm rau tự chọn miễn phí). Chúng tôi ba người gọi một nồi lẩu hai ngăn: một ngăn lẩu nấm và một ngăn lẩu thái chua cay ăn khá ổn. Nước dùng được nêm nếm đậm đà, rau hái tại vườn được rửa sạch, xanh và tươi mơn mởn. Ngoài ra tôi còn gọi thêm một đĩa ba chỉ bò và bò cuốn nấm nữa. Tổng chi phí nồi lẩu là 270.000 đồng/3 người, no lặc lè mà rẻ nữa.
Ngoài trang trại, khu ăn uống và gian hàng bán các sản phẩm từ dâu tây ra thì ở Chimi Farm còn có chỗ ngồi để bạn thư thả nhâm nhi đồ tráng miệng (tất nhiên cũng với nguyên liệu là dâu tây): sinh tố dâu, nước ép dâu, sữa chua dâu và các loại bánh,… Thích nhất là đồ ở đây chất lượng, sạch, có thể cảm nhận được sự thanh khiết và hơn nữa là không gian thiên nhiên vô cùng thoáng mát, thơ mộng. Ba đứa chúng tôi cứ ngồi lì ở trang trại mất nửa ngày, lười biếng chẳng muốn di chuyển mà chỉ muốn tận hưởng mãi cái cảm giác thoải mái ở đây.
Đồi chè trái tim xanh mướt
Vì ngồi ở rừng thông lâu quá nên lúc chúng tôi quyết định đi đồi chè đã vào khoảng 4 giờ chiều, mà từ thị trấn Mộc Châu đến thị trấn Nông Trường Mộc Châu rơi vào khoảng hơn chục cây số (đồi chè nằm ở TT Nông Trường Mộc Châu).
Chắc cũng lại là một may mắn nữa khi chúng tôi vẫn kịp đón những ánh nắng cuối cùng của ngày trên đồi chè xanh mơn mởn. Chúng tôi lên trên một mỏm đá cao, nơi nhìn xuống có thể thu hết cả một vùng xanh mướt vào trong tầm mắt. Nơi thả hồn theo gió, mang theo hương thơm từ những búp chè xanh.
4.3 Ngày thứ 3 – Qua Lóng Sập, đi chợ Lào
Chúng tôi lên đường để ra cửa khẩu Việt Nam – Lào từ sáng sớm. Dịp gần Tết hai bên đường đi phủ kín các cành đào của những con buôn chở đem bán. Trước mắt là núi phủ mây mờ trắng xóa, hai bên đường là những cành đào đang hé nụ vô tình làm nên một cảnh sắc nên thơ hơn bao giờ hết. Không khí Tết thực sự đã tràn ngập Tây Bắc rồi!
Quãng đường đến Lóng Sập dài hơn 30km, mất khoảng hơn 30 phút chạy xe. Sau khi check in ở cửa khẩu, ba đứa lại lang thang ra chợ Lào ở gần đó.
Những gian hàng dựng từ vài thanh tre hay bạt là đặc trưng của khu chợ Lào trên biên giới Lóng Sập. Chỉ rộng chừng 400 m2 nên các gian hàng được xếp san sát nhau cộng thêm người mua dừng chân qua lại khiến nơi này càng trở nên tấp nập. Vì nằm hẳn về địa phận của nước bạn nên người bán tại khu chợ này đa số là người Lào với trang phục truyền thống đặc trưng. Tuy nhiên đâu đó vẫn có những gian hàng của người Việt Nam mà nếu tinh ý du khách vẫn có thể nhận ra.
Chỉ mất chừng vài phút là đã đi hết khu chợ nhỏ bé. Hàng hóa được bày bán ở đây không phong phú và đa dạng nhưng được phân khu rõ ràng và mang đậm nét đặc trưng vốn có của người Lào. Từ phía con dốc Việt Nam tiến về đầu chợ là những nông dân bán dưa và dừa. Tiếp gần đó là những gian bán băng đĩa với tiếng nhạc Lào mở lớn phát ra từ loa. Suốt dọc đường chính xuyên qua chợ là những gian hàng bán đồ nướng nằm xen kẽ. Mùi thơm từ những xiên chân gà và cá khiến ai đến đây đều không ngăn được cảm giác thòm thèm.
Chợ Lào ở cửa khẩu Lóng Sập có một nét đặc trưng mà không phải khu chợ nào cũng có. Đó là tuy có rào cản về ngôn ngữ nhưng ở đây không hề thét giá. Người mua chỉ cần nhặt lấy món đồ mình ưng ý và chủ hàng ra hiệu tay là có thể mua bán được nhanh chóng, dễ dàng. Nếu bạn chỉ có trong tay tiền Việt hoặc tiền Lào cũng không thành vấn đề vì người bán biết được giá trị và chấp nhận các mệnh giá tiền của hai nước. Thế nên nếu đi lại giữa khu chợ mà chợt cảm thấy đói bụng, khách vẫn có thể dừng lại bên một gian hàng nhỏ của phụ nữ Lào thân thiện, chỉ vào bất kỳ một món ăn nào mình thích và trả tiền theo dấu tay mà không phải lăn tăn vì sợ mua với giá đắt.
Chợ Lào ở cửa khẩu Lóng Sập mở cửa cả ngày lẫn đêm. Nếu có dịp ghé qua đất Mộc Châu, đừng quên đi thêm một vài quãng đường để tới thăm khu chợ nhỏ bé ấy. Không hẳn là một nơi để mua sắm nhưng là một nơi đáng để bạn tìm hiểu một nét văn hóa đặc trưng giữa biên giới của hai nước Việt – Lào.
Kết thúc chuyến du lịch Mộc Châu tháng 1 – chuyến đi đầu tiên của năm 2019. Như đã nói ở trên đây là một chuyến đi khá nhẹ nhàng dành cho những ai muốn đi du lịch kiểu nghỉ dưỡng. Có một chút tiếc nuối vì chưa đi tham quan được hết Mộc Châu xinh đẹp, nhưng đó sẽ là lý do chính đáng để tôi quay lại nơi này vào lần sau! Dù sao thì không thể phủ nhận rằng chúng tôi đã có những giây phút cực kỳ tuyệt vời tại mảnh đất mà từ cảnh sắc lẫn con người đều vô cùng “xinh đẹp” này.
Nói về Tây Bắc – vùng đất đại ngàn hùng vĩ, quanh năm mây mù bao phủ, con người Tây Bắc cần cù. tần tảo lao động “một nắng hai sương” trên chính quê hương của họ. Người ta yêu Tây Bắc bởi chính những điều bình dị, mộc mạc nhất vì thế đây chính là miền đất mang đầy tính trải nghiệm du lịch. Có thể các bạn cũng đã biết địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao, dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng 30 km. Mười đỉnh núi cao nhất Việt Nam nằm ở khu vực này do đó hoạt động trekking, leo núi được rất nhiều người yêu thích. Sau đây Wecheckin sẽ giới thiệu cho bạn 10 đỉnh núi cao nhất Tây Bắc nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn thách thức bạn đặt quyết tâm chinh phục !
1. Đỉnh Fansipan cao 3143m
Đứng ở vị trí số 1 là cái tên quen thuộc nhất đỉnh Fansipan là ngọn núi cao nhất Việt Nam. Với độ cao 3143m đây cũng là đỉnh núi cao nhất trong ba nước Đông Dương, nên được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương” thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sa Pa khoảng 9 km về phía tây nam, nằm giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây bắc Việt Nam. Theo tiếng địa phương, núi tên là “Hủa Xi Pan” và có nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh.
Tuy là đỉnh núi cao nhất Việt Nam nhưng để leo fansipan khá dễ dàng bởi hiện nay đã có hệ thống cáp treo nối từ thung lũng Mường Hoa lên đỉnh Fansipan – nóc nhà Đông Dương là loại cáp treo ba dây hiện đại nhất thế giới, lần đầu tiên có mặt tại châu Á. Với hệ thống cáp treo này du khách lên đỉnh Fansipan chỉ mất 15 phút, chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của những ngọn núi được bao phủ trong sương mù. Nhận mạnh lại là bạn chỉ mất 15 phút để chinh phục nóc nhà Đông Dương.
Tuy nhiên đối với những người yêu thích loại hình trekking chinh phục thử thách, một chuyến đi sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời hơn. Để leo đỉnh fansipan chỉ mất 2 ngày và có rất nhiều công ty du lịch khai thách tour trekking leo đỉnh fansipan. Đối với những người có sức khỏe tốt thì có thể thực hiện trong một ngày. Thời điểm leo núi thích hợp là từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên đường lên Phan Xi Păng đẹp nhất là khoảng cuối tháng 2, khi các loài hoa núi bắt đầu nở.
2. Putaleng 3096m
Putaleng được mệnh danh là “nóc nhà thứ hai của Đông Dương”, cao 3.096 m (chỉ sau đỉnh Fansipan cao 3.143 m). Đỉnh núi nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn, thuộc xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Đây cũng là cung trekking phù hợp cho những ai muốn trải nghiệm đường rừng.
Putaleng được biết đến là khu rừng già đầy huyền bí nơi địa đầu tổ quốc. Tháng 3 hàng năm mùa Đỗ Quyên nở – loài hoa được mệnh danh là nữ hoàng hoa rừng Tây Bắc. Đây là lúc Putaleng đẹp nhất những dòng suối trong lành, khu rừng rêu phong cổ kính tạo nên một Putaleng một chất riêng không lẫn vào đâu được.
Putaleng là một thách thức thật sự đối với dân trekking, để leo đươc ngọn núi này bạn phải có một sức khỏe và sức bền tốt. Thời gian thích hợp để leo Putaleng là từ tháng 12- tháng 4 hàng năm. Putaleng hấp dẫn nhất chính là mùa Đỗ Quyên nở.
Chinh phục được đỉnh Pu Ta Leng ở độ cao 3.096m lại mở ra khung cảnh thiên nhiên khác với những ngọn núi cao sừng sững giống như những ốc đảo ẩn hiển giữa đại dương mây trắng tầng tầng lớp lớp huyền ảo.
3. Đỉnh Pu Si Lung cao 3076m
Xếp ở vị trí thứ ba là đỉnh Pu Si Lung. Pu Si Lung là ngọn núi nằm ở biên giới Việt Nam và Trung Quốc, cao 3076 m. Phần Việt Nam của núi thuộc xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Là là khu vực biên giới khá nhạy cảm nên để tiếp cận mốc 42 và chinh phục thành công Phu Si Lung, bạn cần có giấy giới thiệu từ cơ quan, đơn vị mình, sau đó làm thủ tục để xin giấy phép từ đồn biên phòng tỉnh Lai Châu. Nếu được sự cho phép của lãnh đạo đồn, bạn mới có thể nhận được sự giúp đỡ của đồn biên phòng xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè để bắt đầu trek đỉnh Phu Si Lung.
Đây là đỉnh núi khó chinh phục nhất vì hành trình lên đỉnh núi quá dài. Đây cũng là đỉnh núi hoang sơ và quyến rũ nhất trong số các đỉnh núi cao của Tây Bắc nước ta. Tính từ điểm xuất phát đồn biên phòng Pa Vệ Sử lên tới đỉnh Pu Si Lung, người leo núi phải mất ít nhất 3 đêm 4 ngày vượt 100km đường rừng (cả đi lẫn về). Suốt hành trình trèo đèo, băng rừng, vượt suối chinh phục Pu Si Lung, người leo núi phải trải qua muôn vàn gian nan. 100KM trekking bạn có dám chinh phục đỉnh núi này?
Thời điểm đi trekking Pu Si Lung
Mỗi mùa ở vùng đất Tây Bắc này đều có vẻ đẹp riêng, các bạn nên trekking Pu Si Lung vào những ngày mùa xuân hoặc mùa hạ sẽ hạn chế được những cơn mưa bất chợt của núi rừng.
4. Núi Muối – Ky Quan San -3046m
Bạch Mộc Lương Tử (hay Kì Quan San) đỉnh núi cao thứ tư Việt Nam, nằm giữa hai tỉnh: Lai Châu và Lào Cai. Dãy núi Bạch Mộc có địa hình khá hiểm trở, là địa điểm phượt Tây Bắc hấp dẫn được dân phượt khai phá từ năm 2012.
Ngọn cao nhất của dãy núi này cao 3,046m so với mực nước biển. Quãng đường từ chân núi lên đến đỉnh dài khoảng 14km, qua nhiều địa hình khác nhau như đồi trọc, rừng tre nứa, rừng gỗ lớn, rừng trúc lùn và cả những vách đá cheo leo toàn rêu phủ,…
Bình Minh trên đỉnh núi muối – Ky Quan San là một thương hiệu của riêng đỉnh núi này vì vậy đây chính là ngọn núi được nhiều dân trekking lựa chọn để săn mây. Thời gian thích hợp nhất để leo Ky Quan San là từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm.
.Sau chặng đường 30km vượt đồi lội suối, Bạch Mộc Lương Tử hiện ra, trong làn sương mờ ảo cùng cảnh sắc đẹp ngỡ ngàng với nhiều loại kỳ hoa, dị thảo xuất hiện như đỗ quyên, hoàng liên, lan rừng,… Hay giản đơn với một vạt rêu đá xanh, đỏ lấm tấm, lóng lánh sương mai, ai cũng sẽ thấy như lạc vào thế giới khác.
Khang Su Văn (3.012m) là đỉnh núi cao thứ 5 của nước Việt nằm tại biên giới Việt – Trung thuộc xã Pa Vây Sử, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Đây cũng là địa bàn có cột mốc biên giới 79 cao nhất nước Việt.
Từ mốc 79, khách bộ hành sẽ phải rẽ rừng, vượt qua đám trúc mọc ken dày như bước tường thành để lên đỉnh Khang Su Văn. Sau những giây phút thót tim khi vượt dốc đá trơn trượt, cuối cùng chúng tôi đã đến được đỉnh Khang Su Văn. Đỉnh núi cao thứ 5 của nước Việt hiện lên giữa bốn bề mây trời lộng gió. Cảm giác thật tự hào và sảng khoái khi các thành viên trong đoàn leo núi đã vượt qua cả chặng đường dài để đến đây. Bầu trời rộng mở, khung cảnh khoáng đạt, từng đám mây trắng bồng bềnh dưới chân người lữ khách. Bao mệt mỏi sau chặng đường dài tan biến, thay vào đó là cảm giác vượt lên chính mình.
Giống như ở miền Bắc người ta quen thuộc với phở bò, bún riêu thì ở xứ Quảng người ta lại ưa chuộng một loại mỳ đặc biệt được đặt tên theo chính tên gọi của vùng ấy – Mỳ Quảng. Tôi có một lần may mắn có cơ hội ghé thăm mảnh đất đầy nắng và gió này, đi đến đâu cũng có thể bắt gặp một quán mỳ. Cũng giống như người Hà Nội chuộng phở bò, người Hải Phòng yêu thích bánh đa cua, thì người Quảng coi món mỳ của họ như một món ăn không thể thiếu hàng ngày.
“Thương nhau múc bát chè xanh
Làm tô mì Quảng mời anh xơi cùng”
Tôi nghe nói rằng, người Quảng Nam không ai là không biết nấu mỳ, chỉ khác nhau về độ đậm đà do tay nghề. Từ lâu món mỳ Quảng đã trở thành món đặc sản, thành văn hóa, thành niềm tự hào và là biểu tượng của mảnh đất này. Từ miền quê đến thành phố, chỗ nào chúng ta cũng có thể tìm được 1 quán mì. Có quán vách nứa mái tranh chênh vênh bên sườn núi, có quán nằm lặng lẽ bên những cánh đồng xanh mướt, có quán lại lọt thỏm giữa ồn ào phố thị. Thế nhưng, cho dù là được bán ở đâu thì cái hương vị mỳ Quảng cũng đều đậm đà theo một cách rất riêng chẳng lẫn đi đâu được.
Cách làm ra một tô Mỳ Quảng
Sợi mỳ Quảng to và dẹt. Thoạt đầu, nhìn sợi mỳ ngồ ngộ, tưởng đâu Mỳ Quảng làm từ bột mỳ như thứ mỳ của người Tàu. Vậy mà ăn vào là lập tức thấy thú vị, bởi Mỳ Quảng làm từ bột gạo nguyên chất, ăn cùng nước nhưn với đủ thứ gia vị. Sợi mỳ vừa dai, vừa mềm ngon không chê vào đâu được.
Ít ai biết, để có được sợi mỳ sóng sánh, mượt mà, ngon lành đó, là cả một quá trình chế biến công phu, tỉ mỉ. Nào là phải vo và đãi gạo kỹ lưỡng, ngâm cho nở mềm hạt gạo để mang đi xay thành bột. Có khi người ta dùng gạo lức để làm sợi mỳ có màu tía tí. Còn nếu muốn sợi mỳ vàng vàng hấp dẫn thì cho thêm bột nghệ vào nước bột. Có bột gạo rồi người ta đem đi tráng thành lá mỳ, sau đó quét lên mặt lá mỳ một lớp dầu phộng được phi với củ nắng đập dập thơm phức. Khâu cuối cùng là đem cắt thành sợi mì. Nói nghe thì đơn giản vậy chứ để sợi mì dai, mềm đúng chất thì phải có nghề chọn gạo, phải biết giữ sao cho đều lửa, đều tay, đều bột, phi củ nắng phải vừa ngưỡng thơm mà không bị khét,…. kể ra mới thấy người làm mì phải kiên nhẫn và khéo léo tới mức đáng nể.
Tiếp đến là nước nhưn. Nhiều lần ăn Mỳ Quảng ở Hà Nội, tôi thấy có những người lần đầu ăn mỳ Quảng không biết, thường hay kêu chủ quán “Cho thêm ít nước lèo!” Chủ quán bật cười khanh khách, lại từ tốn giải thích. Thứ nhất, thứ nước sánh trong tô mỳ không ai gọi là nước lèo, mà là nước nhưn. Thứ hai, khác với bát phở bò hay bún bò Huế nước lèo phải thật nóng và ngập bát, vừa ăn vừa xì xụp mới chuẩn; người Quảng chỉ chan nước nhưn xâm xấp vừa đủ để cái vị đậm đà thấm đẫm vào sợi mỳ.
Phần nước nhưn được chăm chút, nêm nếm kỹ lưỡng bởi nó tạo nên hương vị đặc trưng cho cả tô mì. Không có lấy một quy chuẩn cho nước nhưn của một bát mỳ Quảng. Mỗi người có quyền chọn cho mình một loại nguyên liệu khác nhau, công thức và cách nêm nếm khác nhau. Thường thì người Quảng nấu thịt heo, tôm và trứng cút luộc, nhưng ai có gà thì nấu gà, cá lóc thì lại càng ngon chứ chẳng sao, nấu thịt vịt cũng có được nồi nhưn ngon lành….. Biến hóa khôn lường là thế, nhưng để ngon thì bí kíp của người đầu bếp chính là đảm bảo rằng các nguyên liệu phải thật tươi, được ướp cho thấm gia vị, sau đó đem “rim” trên chảo khử sẳn tỏi, hành thơm lựng, chờ cho thịt săn lại mới đem nấu cùng nước dùng. Lượng nước trong nồi cũng vừa đặc, cô đọng, nếm nước phải ngọt tự nhiên, đậm đà. Để nước dùng có màu hấp dẫn thì phải cho thêm chút màu điều, kích thích người dùng từ màu sắc tới hương vị.
Tôi nhớ có đợt tôi vào Quảng Nam, ở đó tầm độ tháng rưỡi hai tháng gì đó. Suốt thời gian ấy, bữa sáng của tôi hầu hết là món mỳ Quảng. Nhưng không chỉ ăn một quán mà ăn nhiều quán khác nhau, quả thật khá là bất ngờ vì cứ ở mỗi quán tôi lại được thưởng thức một hương vị mỳ Quảng khác nhau. Những chung quy lại cái vị đậm đà và dân dã của món mỳ ấy thì chẳng thay đổi gì.
Tính dân dã của mỳ Quảng còn thể hiện qua cách ăn và đồ ăn kèm của nó. Có lần, đang ngồi ăn ngon lành thì có một chú trung tuổi bước vào quán, ngồi cạnh, cười khà khà nhặt từng cọng rau sống bỏ vào tô. Chú bỏ thật nhiều rồi mới bắt đầu trộn mỳ lên ăn, nói “Mỳ Quảng mà thiếu rau sống ni thì nỏ còn là Mỳ Quảng nữa rồi”. Quả thật, quán mỳ Quảng nào cũng có một rổ ú ụ rau sống. Trong rổ không thể thiếu bông chuối thái sợi, lá bạc hà, cây cải con, rau quế xanh. Ngày này do thị hiếu người ăn đa dạng còn có thêm rau giá trụng, rau muống bào sợi, lá xà lách….Toàn những loại rau dễ tìm, dễ mua, và khi đi cùng nhau lại rất hợp vị. Dọn tô Mì Quảng nhất quyết phải có thêm miếng bánh tráng mè đi kèm, đậu phộng rang đập dập rắc, hành lá, ít miếng chanh tươi, vài trái ớt xanh, và chén mắn nhỉ ( mắm nguyên chất ). Từ tô mỳ với đủ thứ thịt thà, tôm, trứng, tới chén nước mắm mộc không màu mè nhưng đậm đà phải biết. Các loại rau sống xanh mơn mởn, không quá nhiều nhưng đủ để dung hòa cho món ăn thêm ngon và bổ dưỡng, miếng bánh tráng mè giòn tan ăn kèm với mì ngon đến chừng nào.
Bạn có thể cầm nguyên miếng bánh tráng cắn một miếng rồi lùa một đũa mỳ vô miệng, hoặc bẻ nhỏ bánh tráng ra trộn hẳn vào tô mì rồi thưởng thức. Nhưng một điều quan trọng là “Ăn mỳ Quảng mà không lua nhanh mất ngon ráng chịu!”, tranh thủ lúc mỳ còn nóng, lùa từng đũa mì vô miệng, nhấp nháp vị ngọt thanh của nước nhưn, đủ vị của thịt, của tôm, đến sợi mì song sánh mềm dai ngon khỏi nói, trứng cút cắn vào vừa mềm vừa béo, đậu phộng thơm giòn trong miệng, cắn bụp một miếng ớt xanh hít hà mới khoái khẩu làm sao!
Đi tìm hương vị mỳ Quảng ở Hà Thành
Sau hơn thời gian một tháng ăn đặc sản xứ Quảng, trở về Hà Nội có nhiều hôm nhớ quay quắt hương vị ấy, thèm như con nghiện thèm thuốc. Thế là lại lần mò tìm kiếm, xách xe đi ăn thử hết hàng này đến quán nọ để mà tìm cho mình một tô mỳ Quảng đậm đà. Nhưng sự thật là món mỳ được đưa ra Hà Nội khó mà có thể giống 100% như món mỳ tôi được thưởng thức trên đất Quảng. Thôi thì tìm được quán nào mà truyền tải được 70-80% hương vị mỳ Quảng chính gốc là cũng mừng rớt nước mắt rồi. Dưới đây là một số địa chỉ mỳ Quảng ở Hà Nội mà tôi hay ghé qua.
1.Phố Ngon 37 – Indochina Plaza
Một không gian vô cùng rộng rãi nằm trên tầng 5 của tòa nhà Indochina Plaza 241 Xuân Thủy, Cầu Giấy chuyên phục vụ những món ăn đậm chất Việt. Mì Quảng ở đây có sợi mì vàng tự cán. Thực khách sẽ bị thu hút bởi sắc xanh của rau xà lách, vàng của trứng luộc, đỏ au của tôm, nâu đất của những miếng gà… Đừng quên trộn đều các thành phần và vắt thêm chút chanh, cho vài lát ớt vào để các nguyên liệu hòa quyện vào nhau tạo nên một tô mỳ Quảng ngon đúng điệu nhé! ^^
Giờ mở cửa: 09:00 – 22:00
2. Mỳ Quảng số 2C Quang Trung
Một quán ăn bình dân nhưng có bán cả mỳ Quảng. Quán gần đoạn cắt với phố Nhà Chung, cũng khá đông khách, trong khu trung tâm. Quán nhỏ và chỉ bán buổi chiều thôi. Giá khoảng 30.000 đồng/bát khá hợp lý để bạn lót dạ sau một ngày học tập và làm việc mệt nhọc. Gà kho đậm đà, thịt thái lát, nửa quả trứng, một miếng phồng tôm với con tôm, rắc thêm ít lạc, cho bánh đa vào ăn kèm nước sốt rất vừa miệng, hương vị khá ổn.
Quán có nước sốt cay khá đặc biệt, không cay lắm mà nhiều nước sốt me nên ăn chua ngọt rất thích. Với 30k/suất thường, 40k/suất đặc biệt.
Giờ mở cửa: 07:00 – 14:00
3. Mỳ Quảng Bà Vị – 91 Võ Thị Sáu, Hai Bà Trưng.
Sợi ở đây mỳ Quảng rất vừa miệng, thịt được nấu ăn rất vừa miệng không bị hôi, tôm được rang rất ngon. Một điểm nữa là tương ớt ở hàng ăn siêu ngon, có vị cay vừa phải khi ăn thử nhưng càng về sau càng ngấm chua chua ngọt ngọt ở miệng ăn một lần mà nhớ mãi luôn. Bánh đa giòn giòn ăn kèm.
Mỳ Quảng ở đây nhìn chung vị ngon và dễ ăn, không quá mặn, thêm nước trộn ngậy ngậy nữa. Điểm cộng của quán này là không gian khá rộng rãi, thoải mái, lại còn free trà đá.
Dịp nghỉ lễ Tết Nguyên Đán 2019 đang cận kề, chắc hẳn rất nhiều bạn đang lên kế hoạch cho một chuyến du lịch bên gia đình và bạn bè của mình. Những thiên đường nghỉ dưỡng quốc tế như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mandives… luôn là điểm đến trong mơ đối với nhiều người tuy nhiên vào dịp lễ tết thì chi phí rất đắt đỏ. Với nhiều người không có hầu bao rủng rỉnh, du lịch trong nước sẽ là một lựa chọn hợp lí hơn. Wecheckin sẽ mách bạn ba địa điểm du lịch trong nước hấp dẫn dịp tết cổ truyền này.
Hà Giang – tiếng gọi nơi rẻo cao !
Nhiều người sẽ thắc mắc tại sao không phải là Sapa? SaPa được nhiều người yêu thích và hằng năm dịp lễ tết lượng khách đổ về rất đông và điều đó làm đánh mất đi vẻ đẹp của Sapa. Và một phần nào đó, Sapa dương dần đánh mất dần bản sắc bởi các công trình nhà hàng, khách sạn mọc lên tua tủa. Những người lâu lâu quay trở lại không thể không thốt lên: “Ôi, người ta đang băm nát nơi này”. Wecheckin điền tên Hà Giang cho địa điểm đầu tiên các bạn nên nghĩ đến cho dịp nghĩ tết 2019.
Đến Hà Giang vào những ngày đầu năm, các bạn sẽ cảm nhận được hơi thở Tây Bắc trong cái không khi bình yên, thanh tịnh. Vùng đất địa đầu Tổ Quốc vẫn giữ được nguyên vẹn vẻ hoang sơ, mộc mạc vốn có. Những ngày đầu xuân hoa đào, hoa mận đua nở, sắc hoa nhuộm thắm cả một vùng trời. Hà Giang đẹp như một nàng thơ kiều diễm.
Hà Giang tiếng gọi nơi rẻo cao làm thổn thức bao du khách đã từng đến đây. Cái nét mộc mạc, hồn hậu của con người nơi đây luôn cho bạn cảm giác ấm áp, hạnh phúc.
Đến Hà Giang bạn sẽ thấy cái tết cổ truyền của bà con nơi đây dù cho không no đủ, có thiếu thốn nhưng cảm nhận những tiếng cười nơi rẻo cao Tây Bắc, ngồi bên nhau nói những câu chuyện đầu năm. Trong cái lành lạnh cùng nhau thưởng thức những món ăn giản dị được chế biến từ đôi bàn tay khéo léo của đồng bào dân tộc nơi đây : thịt trâu gác bếp, lợn cắp nách, xôi nếp nương… bên những ngôi nhà và phong tục văn hóa thú vị của người Hmong, Dao, Lô Lô Chải… Chỉ vậy thôi Hà Giang cũng đủ hấp dẫn lắm rồi !
Đà Nẵng – đón năm mới nơi thành phố đáng sống nhất Việt Nam.
Nếu muốn chạy trốn cái lạnh của Miền Bắc và đón năm mới trong những tia nắng ấm áp thì Đà Nẵng là địa điểm phù hợp nhất cho bạn và gia đình. Cùng với Sài Gòn và Hà Nội, Đà Nẵng là thành phố hiện đại, nhôn nhịp thế nhưng khi so sánh với hai thành phố kể trên, Đà Nẵng chiếm ưu thế hơn bởi được thiên nhiên ưu ái cho bãi biển tuyệt đẹp nên không khí và thời tiết khác hẳn. Chẳng phải thế mà nơi đây được gọi là thành phố đáng sống nhất Việt Nam.
Những ngày tết không khí Đà Nẵng ấm áp nên bạn và gia đình hoàn toàn có thể trải nghiệm những hoạt động ngoài trời đầy thú vị như tắm biển Mỹ Khê, biển Cù Lao Chàm…
những địa điểm bạn nên check-in khi đến Đà Nẵng trong dịp lễ tết nguyên đán 2019 như : khu làng Pháp trên Bà Nà hill, khu vui chơi Asis Park. Những trải nghiệm tuyệt vời như dạo bước ngắm con đườn bên bờ sống Hàn hay xuống Hội An đón năm mới bên những con đường trang hoàng đèn lồng rực rỡ sắc màu…
Cần Thơ – du lịch trong nước đầy trải nghiệm
Điểm đến cuối cùng mình gợi ý cho các bạn là Cần Thơ. Đây là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất khu vực phía Nam. Là thành phố hiện đại và phát triển nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, là thành phố lớn thứ 4 cả nước theo quy mô dân số và lớn thứ 5 cả nước. Tuy nhiên mảnh đất Tây Đô vẫn gìn giữ được những nét văn hóa đặc trưng của miền sông nước Nam Bộ.
Về miền Tây những ngày xuân các bạn sẽ được trải nghiệm chợ nổi miền Tây trên chợ Cái Riềng. Về Cần Thơ những ngôi nhà cổ mang đậm kiến trúc Nam Bộ là địa điểm bạn không nên bỏ qua. Đặc biệt là ngôi nhà cổ Bình Thủy – ngôi nhà mà biết bao bộ phim truyền hình Việt Nam đã ghi hình ở đây.
Đến Cần Thơ những ngày cần kề tết cổ truyền, không khí sinh hoạt bình dị và những món ăn đậm chất dân dã luôn khiến bạn nhớ mãi. Những món ăn níu chân du khách bạn nên thử đó là : bánh tét lá cẩm, nem nưỡng cái răng, chuối nếp nương, ốc nướng tiêu, bánh hỏi Phong Điền….!Cái hương vị đó khiến cho Cần Thơ trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất đất phương Nam.
Nếu ai đó đã “trót” yêu mảnh đất đại ngàn Tây Bắc, trong từng hơi thở xứ sở diệu kỳ ấy luôn thôi thúc chúng ta phải làm một điều gì đó thật đặc biệt trước khi những năm tháng tuổi thanh xuân vụt qua. Người ta hay nói ” Tây Bắc mùa lúa, mùa mây” sắc vàng óng của lúa chín, chạm khẽ vào biển mây trắng bồng bềnh, hư ảo như trong giấc mơ là những thứ chỉ khi đến Tây Bắc bạn mới cảm nhận được vì sao người ta yêu mảnh đất này đến thế. Nếu có tình yêu mây trời như tôi thì hãy dành những ngày còn trẻ đến đỉnh Lảo Thẩn vào những ngày đông này mà săn mây và thăm đại ngàn Y Tý trong nhịp sống non cao. Sau đây Wecheckin.vn xin chia sẻ kinh nghiệm trekking Lảo Thẩn, săn mây đẹp mê hồn khiến các “trekker” quên lối về.
Đặt chân đến Y Tý một ngày mùa đông lạnh thấu da thịt trong một chuyến hành trình chinh phục đỉnh Lảo Thẩn. Nằm trên độ cao 2860m ngọn núi hùng vĩ này được gọi là nóc nhà Y Tý. Nơi đây là một trong những điểm săn mây đẹp nhất Tây Bắc.
Mình xin giới thiệu lịch trình chi tiết hai ngày một đêm để nhóm Wecheckin có thể chạm tay vào thiên đường mây trong mơ – Lảo Thẩn.
Thời gian cho một chuyến đi Lảo Thẩn.
Trong danh sách những đỉnh núi cao nhất Việt Nam, đỉnh Lảo Thẩn xếp thứ 14 với độ cao 2860. Tuy nhiên để chinh phục ngọn núi này không khó, chúng ta chỉ hỉ với 2 ngày đẹp trời cuối tuần có nằng ,bạn hoàn toàn có thể cùng nhóm bạn thân thực hiện một chuyến trekking thử thách bản thân, trải nghiệm không khí đại ngàn Tây Bắc. Vừa rồi nhóm Wecheckin đã thực hiện chuyến trekking leo núi Lảo Thẩn, mở căng lồng ngực đón cái lạnh nơi miền núi tràn đầy nhựa sống.
Trekking Lảo Thẩn cần chuẩn bị những gì?
So với những đỉnh núi khác thì Lảo Thẩn (2860) là một thử thách không quá khó để chinh phục. Tuy nhiên để chạm tay tới nóc nhà của Y Tý bạn ít nhất cũng phải bỏ ra quỹ thời gian 2 ngày 1 đêm. Vậy chuẩn bị đồ đạc như thế nào cho hợp lý để không mất nhiều sức?
+ Điều đầu tiên bạn phải thuê porter dẫn đường. Đây là điều BẮT BUỘC, trên quãng đường đi nhiều lối mòn, ngã rẽ nếu không có porter chắc chắn bạn sẽ bị lạc đường nhất là với những người đi leo núi lần đầu. Gía thuê 1 porter người bản địa dẫn đường là 300k 1 ngày.
+ 1 Chiếc balo đủ lớn, chứa những đổ dùng cá nhân và thường xuyên sử dụng trên đường : đồ dùng y tế cá nhân, áo mưa, nước uống và quần áo giữ nhiệt. Đỉnh Lảo Thẩn gió thổi rất buốt, khi bạn chọn trekking vào mùa hè hay mùa đông thì hãy nhớ để vào balo một chiếc áo len dày và miếng dán giữ nhiệt nhé!
+ giầy -dép -ủng
giầy đi trên đường phải là các loại giầy thể thao, có độ ma sát tốt, sử dụng giầy leo núi là tốt nhất bởi vì các bạn sẽ băng qua rất nhiều địa hình hiểm trở, dễ gây trơn trượt. Tuyệt đối không được mang và sử dụng các loại giầy thời trang, đế trơn như Vans, converse, stanth smith
dép nhựa : đặc biệt là dép tổ ong, nên có trong balo để lội suối hoặc dùng để đi lại khi về chỗ nghỉ ngơi, trên đỉnh lán trại rất thiếu thốn.
ủng cao su : nên mang theo nếu phòng khi chuyến trekking của bạn có mưa và phải lội bùn.
túi nilon để gói gém quần áo đã sử dụng, nên mang theo những túi nilon size lớn khi gặp trời mưa nhỏ mà không muốn mặc áo mưa, chúng ta có thể quấn quanh balo để chống ẩm, Nếu kĩ tính hơn nữa bạn nên mang một chiếc túi chống nước cho balo nhé !
+ 1 chiếc đen pin : Sử dụng đèn pin trong trường hợp trời tối, cần nguồn ánh sáng để sinh hoạt ở lán trại trên đỉnh Lảo Thẩn bởi vì trên đó sẽ không có điện đâu nhé
+ Đồ công nghệ :
Vì trên điểm hạ trại cách đỉnh Lảo Thẩn không có điện, nên bạn PHẢI mang theo sạc dự phòng để sạc pin cho điện thoại.
máy ảnh và ống kính : cái này chăc mình không cần phải nói đúng không? ai đi du lịch mà không muốn có một bộ ảnh mang về đúng không. Tuy nhiên bạn mình khuyên các bạn nên sử dụng những chiếc máy ảnh nhỏ gọn. Wecheckin.vn gợi ý bạn nên chọn chiếc máy Sony này với những trải nghiệm tuyệt vời mà nó đem lại.
Điện thoại di động : theo kinh nghiệm của mình hai nhà mạng bạn nên sử dụng là Vinaphone và Viettel. Đây là hai nhà mạng duy nhất có sóng di động trên toàn bộ quãng đương trekking mà nhóm mình đã trải nghiệm.
Ngoài ra khi trekking leo Lảo Thẩn bạn chú ý mang theo mũ khi đi đường rừng để tránh những loài côn trùng gây ngứa và một số đồ ăn nhẹ trên đường như bánh, keo chew và omai….
Kinh nghiệm trekking Lảo Thẩn của team Wecheckin.vn
Ngày 0 : 22H cả nhóm chúng mình tập trung ở cổng trường đại học ngoại ngữ- đại học Quốc Gia Hà Nội trên đường Phạm Văn Đồng. Nhóm mình di chuyển từ Hà Nội lên thẳng Sapa, hãng xe nhóm chúng mình đi là xe Queen Cafe số điện thoại đặt vé mình để ở dưới đây nhé :
024 3903 6036
Ngày 1 : Chào Y Tý đại ngàn
4H sáng cả nhóm đặt chân đến Sapa – thành phố mờ sương. Cả nhóm vừa ngon giấc trên xe sau chặng đường 330km từ Hà Nội. Xuống xe và chào cái lạnh Sapa một chút . Cảm giác đầu tiên là cái lạnh tê người vào buổi sáng sớm. Vừa hít hà cái hơi lạnh trong lành ấy, vừa xoa hai tay vào nhau. Thành phố yên bình trong sương mai buổi sớm. Một cảm giác là lạ khi đến một nơi lần đầu đặt chân tới.
Cả nhóm ngay lập tức lên xe lên đường tới Y Tý trên lịch trình đã vạch sẵn. Trên đường di chuyển tới điểm trekking cách Sapa 80km, chúng mình đã ghé Mường Hum ăn sáng, nạp năng lượng sau một đêm ròng rã trên xe và thêm quãng đường khá xa đến Y Tý. Mây mù trải trên đồi Mường Hum, Sàng Ma Sáo hiện lên ẩn trong sương mơ màng, cảnh bình yên thung lũng Mường Hum đẹp nao lòng.
11H Cả nhóm đến chân núi Lảo Thẩn gửi lại những đồ không cần thiết và bắt đầu chuyến trekking săn mây, chạm tay vào biển mây Lảo Thẩn. Để chuyến đi được an toàn, nhóm đã thuê 3 anh porter ( người khuân vác, chỉ đường) người dân tộc dẫn đường. Quãng đường từ chân núi lên tới đỉnh khoảng 15km trải qua địa hình: Đồi cỏ, nương rừng cháy, rừng thưa và trên đỉnh là cây bụi nhỏ.
Phong cảnh Lảo Thẩn rất hùng vĩ, bốn phía là đại ngàn mây trời vút tầm mắt. Tại cao độ 2.400 m với nhiều phiến đá dốc đứng hướng Tây về thung lũng Dền Sáng, núi Nhìu Cồ San rất đẹp.
Sau gần 5 tiếng leo núi cả nhóm đến điểm hạ trại đón hoàng hôn trên Lảo Thẩn. Trải nghiệm đón hoàng hôn trong biển mây bồng bềnh, cứ ngỡ chạm tay vào thiên đường, ai nấy đều hạnh phúc và nhanh tay cầm điện thoại chụp những tấm hình thật đẹp.
Sau khi tắt nắng, bầu trời Y Tý lộng gió, cơn gió thổi lạnh buốt tê cóng đôi tay. Y Tý cũng bước vào thời khắc ngày tàn, tất cả trùng xuống không biết có phải vì màu hoàng hôn đượm buồn không, mặc cho cơn gió kia vẫn cứ thổi mọi người lặng lẽ ngắm những giọt nắng cuối cùng mà không ai thêm câu gì.
Buổi tối cả nhóm dùng bữa cơm tối ấm cúng bên anh đèn pin sáng mờ, trên đỉnh Lảo Thẩn không có điện, sóng điện thoại cũng không và mọi người ngồi lại bên nhau nói những câu chuyện vui, uống cốc cafe nóng trong cái lạnh tê tái trên đỉnh Lảo Thẩn.
Bầu trời Lảo Thẩn về đêm rất trong và cả một biển sao rất tuyệt vời để có những tấm ảnh phơi sáng và chụp dải ngân hà (milkyway) tuyệt đẹp như thế này…
Ngày thứ 2 : Đón bình minh Lảo thẩn, Trekking chinh phục nóc nhà Y Tý 2860m
4h30 sáng cả nhóm phải tạm biệt giấc ngủ ấm cúng trong cái giá lạnh trên núi cao,chào ngày mới, và để cho kịp khoảnh khắc đón bình minh trên đỉnh núi. Cái lạnh sương sớm trên đỉnh Lảo Thẩn đã khiến một vài thành viên chùn bước và quyết định không thực hiên phần còn lại của hành trình và tiếp tục giấc ngủ. 5H30 cả đoàn xuất phát chinh phục chặngcuối cùng để chạm đỉnh phục những con dốc cuối cùng, đỉnh Lảo Thẩn đây rồi, cùng nhau đón bình minh và hành trình đã thành công mĩ mãn với khoảnh khắc chào bình minh ở độ cao 2860m. Sau khi đã “no nê” với những tấm ảnh siêu đẹ, cả nhóm tạm biệt đỉnh Lảo Thẩn và di chuyển trở xuống núi. Chuyến hành trình kết thúc ở đây ! vậy là chúng mình đã chinh phục nóc nhà Y TÝ ! –
Bạch Mộc Lương Tử (hay Kỳ Quan San) luôn luôn đứng trong top đầu những địa điểm mơ ước chinh phục ít nhất một lần trong đời của dân phượt. Cái cảm giác đứng trên đỉnh núi Muối hoang sơ hùng vĩ, bên trên là bầu trời ôm trọn, trước mặt là biển mây bồng bềnh thật đúng là khiến những ai đã từng trải nghiệm không thể nào quên được.
Tuy nhiên, để có thể đặt chân lên thiên đường ấy, có được cái cảm giác tuyệt vời ấy thì quả thật không hề dễ dàng. Dựa vào những trải nghiệm thực tế của mình, trong bài viết này, Wecheckin.vn sẽ đưa ra một số những lưu ý và chia sẻ kinh nghiệm chinh phục đỉnh Bạch Mộc cho những ai có ý định và chuẩn bị chuyến hành trình tham quan một trong 4 ngọn núi cao nhất Việt Nam này nhé!
Nội dung chính của bài
Bạn đã từng nghe đến cái tên Bách Mộc Lương Tử (Kì Quan San)?
Bạch Mộc Lương Tử (hay Kì Quan San) là một trong 4 đỉnh núi cao nhất Việt Nam, nằm giữa hai tỉnh: Lai Châu và Lào Cai. Dãy núi Bạch Mộc có địa hình khá hiểm trở, là địa điểm phượt Tây Bắc hấp dẫn được dân phượt khai phá từ năm 2012. Ngọn cao nhất của dãy núi này cao 3,046m so với mực nước biển. Quãng đường từ chân núi lên đến đỉnh dài khoảng 14km, qua nhiều địa hình khác nhau như đồi trọc, rừng tre nứa, rừng gỗ lớn, rừng trúc lùn và cả những vách đá cheo leo toàn rêu phủ,…
Cung đường leo Bạch Mộc có 2 con đường: đi từ phía Lào Cai và Lai Châu. Phổ biến nhất là theo hướng Lào Cai do con đường này men theo đường mòn đã có từ trước, không phải đi qua rừng. Từ phía Lào Cai còn có lán nghỉ tại điểm 2100m để lấy sức cho chặng cuối cùng.
Mùa nào là mùa thích hợp để leo Bạch Mộc?
Thời điểm mà các phượt thủ lựa chọn để chinh phục Bạch Mộc là khoảng tháng 11 – tháng 4, khi tiết trời mát mẻ. Chú ý thời điểm mùa hè nắng nóng sẽ khiến hành trình trở nên khó khăn, bạn cũng sẽ dễ bị mất nước khiến cơ thể mệt mỏi. Ngoài ra, mùa đông cũng là thời điểm thú vị khi bạn sẽ vừa leo, vừa được chiêm ngưỡng cảnh tượng tuyết rơi trắng xóa vùng núi hoang sơ. Tuy nhiên, để leo trong điều kiện thời tiết như vậy thì bạn cũng cần phải có một cơ thể cực kỳ tốt và dẻo dai, thêm vào đó là chuẩn bị thật đầy đủ những vật dụng cần thiết để giữ ấm cơ thể nữa!
Độ cao đỉnh Bạch Mộc Lương Tử
Nhìn vào sơ đồ trên các bạn có thể thấy một vài thông tin như sau
Tổng quãng đường từ chân núi lên đến đỉnh Bạch Mộc Lương Tử vào khoảng 14km, từ chân núi lên đến lán 2100m (nơi nghỉ đêm) vào khoảng 8,5km.
Các bạn sẽ bắt đầu leo từ điểm có độ cao 835m cho đến đỉnh có độ cao 3046m.
Hầu như toàn bộ quá trình chinh phục Bạch Mộc Lương Tử chỉ có đi lên, đôi chút có một số đoạn đường bằng.
Toàn bộ hành trình có 2 đoạn khá mệt bởi đường dốc dài là từ 1600-2100 (khoảng 2km) và đoạn còn lại chính là từ 2100 lên đến Bạch Mộc Lương Tử.
Đoạn đường nhàn nhất là quãng đường từ lán 2100 ra núi Muối, hầu hết là đường bằng và chỉ dài khoảng 700m.
Hành trình chinh phục Bạch Mộc – Cần chuẩn bị những gì?
Quan trọng nhất là thời tiết. Trước khi leo núi các bạn nên tìm hiểu thật kỹ thời tiết trước khoảng 3-5 ngày. Hoặc có thể gọi điện cho người hướng dẫn đường hỏi trước xem thời tiết ở trên đó như thế nào, nếu có mây là tuyệt nhất và tránh mưa.
Thời tiết ở trên núi rất lạnh do đó ngoài các vật dụng cần thiết bắt buộc phải có thì các bạn nên chuẩn bị nhiều quần áo, khăn, găng tay, tất và túi ngủ, đèn pin, đồ y tế. Tốt nhất nên đi theo nhóm, với bạn bè và cần có sức khỏe khi tham gia leo núi.
Cách di chuyển đến Bạch Mộc
Như đã nói ở trên, hiện tại có 2 đường để lên được đỉnh Bạch Mộc Lương Tử, một đường đi từ Bát Xát, Lào Cai và một đường đi từ Phong Thổ, Lai Châu. Đường từ Lai Châu dễ đi hơn, đa dạng địa hình hơn, rừng rậm còn nguyên nên có nhiều thứ để nhìn ngắm và xem. Đường từ Lào Cai xa hơn, dài hơn và khó hơn, có nhiều sống núi và vách đá. Tuy nhiên rừng cháy hết rồi, về thực động vật thì không đa dạng bằng nhưng góc nhìn thoáng hơn nên khả năng các bạn sẽ có những bức ảnh đẹp hơn. Lựa chọn con đường nào hoàn toàn là quyết định của bạn nhưng theo mình thì nên đi con đường từ Lào Cai để tiện cho việc nghỉ ngơi.
Thứ nhất: Các bạn xuất phát từ bản Dền Sung (Xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, Lai Châu) khoảng 4 ngày 3 đêm. Nếu đi bằng xe khách từ Hà Nội tới Lai Châu, rồi thuê xe máy đi khoảng 40km là tới địa điểm leo ở bản Dền Sung.
Thứ hai: Xuất phát từ bản Ki Quan San (Xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, Lào Cai) khoảng 3 ngày 2 đêm. Các bạn đi xe khách từ Hà Nội tới Sapa rồi thuê xe máy hoặc ô tô tới bản Ki Quan San, cách Sapa khoảng 50km.
Thủ tục xin phép và thuê người hướng dẫn leo Bạch Mộc Lương Tử
Đường từ Lào Cai không cần giấy phép, đường từ Lai Châu các bạn cần xin phép bên biên phòng nhé. Cũng như một số nơi khác, thủ tục chắc nhất sẽ là xin phép từ Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Lai Châu, họ có thể đồng ý cho bạn đi hoặc cũng có thể không, nếu vào trong xã mới xin thì thường sẽ có tiết mục “làm luật”, bạn có thể thỏa hiệp hoặc không.
Hướng Lào Cai
Porter dẫn đường lên Bạch Mộc Lương Tử từ Sàng Ma Sáo khá nhiều (do đường bên này nhiều người đi hơn), tùy số lượng người trong đoàn mà các bạn thuê số lượng porter tương ứng. Chi phí dẫn đoàn là 300k/1 ngày
Anh Tủa 0125 4249308
Anh Páo 0166 9003251
Anh Chú 01698466539
Anh Sở 0947880730
2. Hướng Lai Châu
Hiện có 2 porter là Anh Quẩy : 01243310026 và A Sìn: 0944697096. Chi phí dẫn đoàn là 250k/1 ngày.
Giá tiền là 250k/ngày, tiền gạo và rau các bạn không tính tiền, ăn uống chung cùng cả đoàn. Nếu các bạn cần mua gì có thể liên hệ trước với các bác ấy. Anh Quẩy : 01243310026, A Sìn: 0944697096.
Bộ đội biên phòng: Nếu các bạn chinh phục Bạch Mộc Lương Tử từ hướng Lai Châu cần có giấy giới thiệu của BCH Quân sự tỉnh nếu không sẽ mất tiền phí. Các bạn có thể gọi trước cho công an xã là anh Bình: 0916384044. Biên phòng: Giang 0983765903. Hoặc các bác gọi cho a Bình hoặc A Sìn để hỏi về thủ tục trước khi đi để không mất tiền phí.
Ăn uống như thế nào trong suốt hành trình?
Các bữa ăn chính porter sẽ lo cho mình từ việc chuẩn gạo, rau, thức ăn mang theo cho đến việc nấu nướng. Các bạn nên chủ động đặt trước từ 1-2 ngày để họ có thời gian chuẩn bị thực phẩm (nhất là nếu muốn ăn gà). Ngoài ra, các bạn cũng nên tự chuẩn bị trước cho mình nước uống và lương khô.
Chi phí chuẩn bị để leo Bạch Mộc Lương Tử
Tính tổng các chi phí bao gồm xe đi lại Hà Nội – Lào Cai (hoặc Lai Châu), ăn uống ngủ nghỉ, tiền thuê porter, tiền mua một số đồ đạc chung thì các bạn cứ chuẩn bị khoảng 1tr5/người cho hành trình dài 3 ngày 2 đêm nhé!
Vấn đề ngủ nghỉ trong hành trình
Đường Lào Cai:
Tại điểm 2100m hướng đi Lào Cai có 1 vài lán gỗ của người dân dựng lên, lán này theo ước tính có thể chứa được khoảng 50 người cùng 1 thời điểm, trong lán có đầy đủ chăn gối, phía dưới có lót các tấm xốp cách nhiệt nên khá ấm nên nếu không đi vào mùa đông các bạn không cần mang thêm lều hay túi ngủ làm gì. Các bạn chỉ cần mang theo nhiều nhiều khăn hoặc áo mỏng để quấn cổ và che đầu đề phòng buổi đêm thỉnh thoảng vẫn có những cơn gió lạnh ùa vào.
Đường Lai Châu:
Nếu lựa chọn con đường này thì các bạn cần chuẩn bị đầy đủ lều trại và túi ngủ nhé. Dọc đường sẽ có một số địa điểm tương đối bằng phẳng để dựng lều. Và đừng quên mang theo túi ngủ, chăn và các vật dụng giữ ấm nhé!
Lịch trình leo Bạch Mộc Lương Tử
Đường Lào Cai
Ngày 1: Hà Nội – Lào Cai (hoặc Sapa) – Mường Hum – Sàng Ma Sáo – Lán 2100
+ Đi xe khách giường nằm lên Lào Cai hoặc Sapa.
+ Có thể chọn phương án đi tàu để thoải mái nghỉ ngơi hơn. Nếu đi tàu thì thời gian sẽ lâu hơn (khoảng 8 tiếng, so với 4-5 tiếng đi ô tô).
+ Nếu đoàn đông, các bạn nên thuê 1 xe 16 chỗ đưa vào bản. Đi ô tô thì đi từ Lào Cai luôn cho tiện.
+ Nếu muốn đi xe máy, các bạn có thể lên Sapa rồi đi theo đường tỉnh lộ 155 (chính là đường đi Mường Hum – Y Tý).
+ Đến chợ Mường Hum hỏi đường vào Sàng Ma Sáo (hoặc không thì hẹn porter ra đón tại đây).
+ Cố gắng xuất phát sớm để đến được lán nghỉ ở độ cao 2100 sớm.
Ngày 2: Lán 2100m – Đỉnh 2800m – Bạch Mộc Lương Tử – Lán 2100m
+ Ngày này xuất phát sớm để có thể ngắm hoàng hôn ở đỉnh 2800m. Thường các đoàn xuất phát khoảng 4h sáng.
+ Từ 2100m lên đến Bạch Mộc Lương Tử, nếu đi nhanh cũng mất khoảng 5-6 tiếng. Thời gian xuống trở lại khoảng 3-4 tiếng.
+ Khoảng 3-4 h chiều sẽ quay lại điểm nghỉ ở 2100m.
+ Tối tiếp tục nghỉ 2100m.
Ngày 3: Lán 2100m – Sàng Ma Sáo – Lào Cai – Hà Nội
+ Thời gian xuống sẽ nhanh hơn nên nếu xuất phát sớm khoảng gần trưa các bạn xuống tới chân núi.
+ Từ đây quay ngược về Lào Cai rồi khởi hành về Hà Nội.
+ Tối có mặt ở Hà Nội.
2. Đường Lai Châu
Ngày 1: Hà Nội – Lai Châu – Dền Sung – Điểm cắm trại
+ Tối 7h30 lên xe, khởi hành đi Lai châu.
+ 7h00: Xuống bến xe Lai Châu, ăn sáng, sắp xếp xe ôm gọi chuẩn bị thủ tục.
+ 8h: Xuất phát vào Dền Sung.
+ 10h: Vào tới nơi.
+ 13h: Bắt đầu leo, vừa leo vừa nghỉ.
+ 6h: Tới suối hoặc khu rừng phong lan cắm trại tùy sức khỏe của các bạn.
Ngày 2: Điểm cắm trại – Bạch Mộc Lương Tử – Điểm cắm trại– 6h: dậy sớm ăn uống, và treck lên đỉnh.
+ 9 – 10h : Lên tới đèo gió kiếm chỗ giấu đồ, mang theo máy ảnh đồ có giá trị và trek lên đỉnh.
+ 12h: Lên đỉnh, ăn trưa trên đỉnh chụp ảnh và đi xuống. Tổng thời gian leo lên và xuống đỉnh tính từ đèo gió là khoảng 4 tiếng.
+ 1h: Trek xuống lấy đồ và bắt đầu tụt dốc.
+ 19h: Tới lán thảo quả của dân dừng nghỉ chân.
Ngày 3: Điểm Cắm Trại – Dền Sung – Lai Châu – Hà Nội– Sáng dậy thong thả ăn uống café, dọc đường xuống chụp ảnh suối rất đẹp.
+ Khoảng trưa về tới bản, ăn trưa rồi ra Lai Châu.
Hy vọng những thông tin mà Wecheckin.vn chúng mình mang lại hữu ích cho những bạn nào đang có ý định chinh phục đỉnh Bạch Mộc Lương Tử (Kì Quan San). Chúc các bạn có một chuyến đi an toàn và chứa đựng nhiều cảm xúc! ^^
Ai nói cứ phải đi thật xa thì mới tìm được cho mình cảm giác bình yên? Cùng wecheckin tìm đến những homestay xinh xắn, thơ mộng ngay giữa lòng Hà Nội tấp nập nhé!
1. Le Bleu Núi Trúc
Địa chỉ: Khu tập thể văn nghệ sỹ Núi Trúc
Giá: 900k/ đêm
Nói đến Homestay ở Hà Nội thì chắc chắn người ta không thể bỏ qua cái tên Le Bleu – cái tên đã đốn gục biết bao nhiêu trái tim của những lữ khách có dịp đến Thủ Đô tình cờ lạc bước đến. Theo như mình được biết thì có đến tận 3 homestay “mang tên Le Bleu” ở Hà Nội cơ. Đầu tiên có một Le Bleu.
Art Descor loft – căn biệt thự kiểu Pháp trầm mặc và cổ kính tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo. Một cái tên Le Bleu khác, hiện đại hơn, nằm ở trên tầng 28 khu chung cư Mipec Riverside số 2 Long Biên với view nhìn ra con Sông Hồng ngày ngày chảy xiết. Cuối cùng, mang đậm nét Hà Nội xưa nhất là Le Bleu Núi Trúc, hay còn có tên gọi thân mật khác là Warming Cukoo Nest (Tổ chim ấm áp)
Nằm trong khu tập thể văn nghệ sĩ nên Le Bleu Núi Trúc mang một nét đẹp hoài cổ dễ làm con người ta rung động. Căn nhà hơi tối một chút, nhưng rất độc đáo với phong cách vintage rõ nét. Le Bleu Núi Trúc có vỏn vẹn 2 phòng ngủ nhỏ xinh., phù hợp cho những nhóm bạn 4 người nhé!
Điểm được yêu thích nhất ở đây chính là chiếc ban công nhỏ xinh đầy những chậu cây xanh dễ thương. Cứ thử tưởng tượng xem vào một buổi sớm mai thức dậy, mở cửa ra mà đón nẵng, mà hít hà cái không khí trong lành do cỏ cây đem lại thì còn gì sảng khoái bằng!
Đồ decor trong Le Bleu cũng hoàn toàn là của cá nhân chủ nhà. Mỗi món đồ lại kể một câu chuyện, một cuộc hành trình khác nhau. Người chủ đã đi chu du qua nhiều vùng đất và mỗi nơi đều mang về một món đồ trang trí nho nhỏ như bức tranh Phật từ Myanmar, tượng Phật từ Bhutan.
Để nói về “tổ chim” này, điều thú vị nhất là khách ghé thăm có thể cảm nhận nhịp sống Hà Nội xung quanh. Nào là hiệu sách nhỏ đậm màu retro ngay gần đó, chợ cóc đầy ắp thực phẩm ngon lành, dăm ba cửa hàng gốm, “ngõ nhỏ phố nhỏ” thỉnh thoảng có gánh hàng hoa rong ghé qua hay thậm chí là vẻ hoài cổ của căn hộ tập thể với gạch lát từ những năm “một ngàn chín trăm hồi đó” đều khiến ta lưu luyến mãi.
2. Momento homestay
Địa chỉ: 48A Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Giá: 765.000 đồng/đêm/2 người
Bạn đang tìm một căn phòng tiện cho việc đi lại thăm thú Hà Nội mà giá cả lại không quá đắt đỏ? Vậy thì Momento có thể là sự lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Tọa lạc ngay trên con phố Tràng Thi – trung tâm Hà Nội, từ Momento bạn chỉ mất có 5 phút đi bộ để tới Hồ Gươm, dạo một vòng ăn kem Tràng tiền, khám phá vẻ đẹp của những con phố cổ hay ẩm thực đường Tống Duy Tân.
Momento Homestay có điểm nhấn là sự kết hợp kiến trúc của cả Hà Nội những năm 90, cả Sapa lãng mạn và Hội An cổ kính, yên bình. Bạn hoàn toàn có thể chọn cho mình một căn phòng, nơi mang lại cho bạn cảm giác thân quen, gần gũi và ấm áp.
Ở Momento, cứ mỗi cánh cửa mở ra là một trải nghiệm bất ngờ. Vì như đã nói ở trên, homestay này mang trong mình nhiều căn phòng với những phong cách khác nhau. Có phòng ấm áp với những màu sắc gam nóng của họa tiết thổ cẩm SaPa giản dị. Có phòng mang lại cảm giác nhẹ nhàng, bình yên pha chút cổ kính của văn hóa Hội An. Có phòng làm chúng ta hoài niệm về Hà Nội những năm tháng xưa cũ, những bức ảnh đã phai màu, tủ gỗ gụ, rèm con công,…
Như một chuyến phiêu lưu nhỏ, Momento đưa ta đến nhiều nơi với nhiều cảm xúc khách nhau, nhưng chung quy lại đều có thể diễn tả được bằng hai chữ “thú vị”.
3. Gowhere Hanoi Hostle
Địa chỉ: Số 1B Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội.
Gowhere Hanoi Hostel được biết đến là đậm chất sinh viên, đơn giản, năng động, trẻ trung, nơi dành cho những đôi chân không mỏi, đêm về cần một chốn để ngả lưng. Với những chiếc giường tầng được thiết kế gọn gàng, đáng yêu, sạch sẽ, Gowhere Hanoi Hostel là một lựa chọn lý tưởng hợp túi tiền với các bạn học sinh, sinh viên.
Đặc biệt, xung quanh hostel Hà Nội này rất gần Văn Miếu Quốc Tử Giám, Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia và một số khu ăn uống thú vị. Bước chân ra khỏi cửa là vô vàn chốn ăn chơi, du lịch.
4. Au Frais
Địa chỉ: Phố Tây Hồ
Giá: 600k/đêm
Nếu như Le Bleu Núi Trúc tạo cho chúng ta cảm giác muốn “trốn loài người”, thì Au Frais lại ngược lại – một không gian mở thoáng đãng và tuyệt vời cho những buổi party vui vẻ nhẹ nhàng ngày cuối tuần.
Nằm trên tầng 9 của một toà nhà ven hồ Tây, Au Frais có không gian cực rộng với cả khu trong nhà lẫn ngoài trời đều thênh thang, phóng mắt nhìn ra được mặt hồ tuyệt đẹp. Điểm nhấn của Au Frais chính là nội thất vô cùng độc đáo và sáng tạo ở đây, với bàn ghế được đặt riêng và bài trí vô cùng tinh tế, tạo cảm giác giao thoa duyên dáng giữa Á Đông và phong cách kiến trúc hiện đại. Nhưng thích nhất ở Au Frais chắc là sân vườn với bộ bàn ghế ngoài trời, cùng những dây đèn chăng rực rỡ. Đây chắc chắn sẽ là gợi ý cho những bữa tiệc ngoài trời cùng bạn bè.
Với điểm cộng là sự rộng rãi và những góc xinh xắn để chụp ảnh, thêm vào đó là mức giá vô cùng phải chăng – Au Frais là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn không ngại xa trung tâm (Au Frais ở tận mạn trên hồ Tây). Đây chắc chắn là một gợi ý lý tưởng để bạn tận hưởng một vẻ đẹp khác của Hà Nội, một vẻ đẹp thoáng đãng, nhẹ nhàng với không gian tinh tế, hiện đại giao thoa – khác với phong cách cổ điển, cũ kỹ và có gì đấy giản dị ở những homestay “trên phố” khác.
5. Thai Artist Stilt House
Địa chỉ: 445A Ngọc Thủy, Gia Lâm, Quận Long Biên, Hà Nội
Giá: 1tr – 2tr5/ đêm
Thai Artist House được pha trộn bởi nhiều phong cách khác nhau như những bức tượng phật nâu đen cổ kính, cột xà gỗm, quạt trần giả cổ và nhiều góc nhà tràn ngập cây xanh, tạo cảm giác ấm cúng, tiện nghi nhưng trong lành và đầy nghệ thuật.
Thai Artist House rất chú trọng vào phong cách cổ kính Á Đông nên nội thất gỗ luôn được chú trọng. Nếu là một tay máy có tầm nhìn, mọi góc trong căn nhà đều có thể trở thành một bức ảnh kỷ niệm tuyệt vời.
Homestay có một căn bếp chung để bạn tự nấu nướng, một chiếc dương cầm cổ để tha hồ thưởng nhạc và quan trọng là mỗi buồng tắm, mỗi phòng ngủ đều được trang trí với phong cách khác nhau cho bạn tha hồ chọn lựa.
Nếu bạn cần một không gian để làm mới tâm hồn, tìm kiếm cảm hứng sáng tác, biết đâu sau khi trở về từ Thai Artist House, bạn sẽ có những tác phẩm như ý cho mình.
6. Satory
Địa chỉ: 2F Quang Trung, 39D Hàng Mành
Giá: 600-700k/đêm/2 người
Có đến 2 địa chỉ Satori – một ở Quang Trung và một ở Hàng Mành. Satori là kiểu bạn có thể thuê từng phòng trong căn nhà lớn, mỗi phòng đều được trang bị bếp riêng, phòng ngủ riêng và mang những phong cách khác nhau. Dù có tông màu chủ đạo là xanh – cam xuyên suốt.
Ở Satori luôn có một bầu không khí vô cùng dễ chịu khi đặt chân vào, có thể là từ màu tường tươi sáng, có thể là từ nội thất gỗ mộc giản đơn nhưng tinh tế, cũng có thể bởi lối trang trí “vừa đủ” với những mảng miếng xinh xắn, những góc duyên dáng với thảm trải bàn, một bình hoa trong góc hay góc nhỏ đọc sách – nghe nhạc đĩa than với cái ghế bành đung đưa rất xinh, chỉ nhìn thôi đã thấy ểnh ương và dễ chịu.
Satori có mức giá vừa phải, phù hợp nếu bạn đi cặp đôi hoặc nhóm nhỏ 3-4 người. Vì bạn sẽ phải thuê phòng riêng trong một căn nhà chung, thế nên việc giữ yên lặng là điều tối quan trọng bạn cần nhớ (hãy dập tắt ý định sẽ có một buổi homeparty ồn ào ở đây nhé). Nhưng Satori cũng sẽ rất tuyệt nếu bạn là một người trẻ cởi mởi, muốn gặp gỡ những người bạn mới. Phòng sinh hoạt chung ở đây sẽ luôn đón chào bạn với những bữa tiệc ngẫu hứng hay một buổi nói chuyện đầy ấm cúng và thú vị.
7. Cúc Cu Homestay
Địa chỉ: Số 4 Vọng Đức
Giá: 1tr/đêm
Cúc cu homestay đang khiến nhiều bạn trẻ chú ý vì phong cách đơn giản nhưng rất tinh tế của mình. Nằm trong một khu tập thể kiểu Pháp cũ, thế nên bạn có thể cảm nhận rõ sự cũ kỹ nhưng rất ấm cúng ở nơi này. Căn nhà nhỏ phố Vọng được chia làm 4 phòng: 2 phòng ngủ, phòng khách liền với bếp và nhà vệ sinh. Điều khá tuyệt là ở đây dù là nhà tập thể, cả 3 mặt của ngôi nhà đều vô cùng thoáng đãng.
Điểm nhấn đặc biệt nhất của Cúc cu chính là góc cửa sổ nho nhỏ ngay sát cạnh giường được trang trí bằng rất nhiều cây xanh tạo cảm giác cực kỳ yên bình và nhẹ nhàng. Bạn có thể nằm ngủ ở đây để rồi thức dậy với ánh nắng đan qua hàng cây, hay đơn giản là ngồi đọc sách, ngắm đường phố qua lại phía dưới trong khi nhâm nhi một ly trà… Dù là làm gì thì ở Cúc Cu đều rất ấm cúng và tuyệt vời.
Dù không phải là quá đặc sắc trong thiết kế hay không gian có điểm nhấn đặc biệt, Cúc cu vẫn khiến người ta rất thích vì chính sự đơn giản và nhẹ nhàng của mình. Giá rẻ, không gian ấm cúng và xinh xắn – chắc chắn Cúc Cu sẽ là điểm đến của nhiều bạn trẻ nếu muốn khám phá cuộc sống ở một khu tập thể giữa lòng Hà Nội là như thế nào!