Gác lại toàn bộ công việc ở phía sau, chúng tôi di chuyển quãng đường chừng 130km tìm về với Đà Bắc – chốn bình yên bên dòng Đà giang thơ mộng. Một vùng đất mơ mộng, đầy trải nghiệm, ở một nơi hoang sơ đến mức không có sóng điện thoại, chúng tôi gần như sống xa cách với thế giới công nghệ hiện đại trong 48 giờ.
Hành trình đến với Đà Bắc giống như hành trình tìm về với hơi thở của thiên nhiên.
Dọc theo đại lộ Thăng Long chúng tôi men theo con đường hướng tới làng văn hóa 54 dân tộc, rồi rẽ trái theo hướng đi lên vườn Quốc Gia Ba Vì sau đó chừng 10km các bạn sẽ gặp một biển chỉ dẫn men theo hướng vòng xuyến các bạn rẽ trái theo hướng đi Hòa Bình. Đây là cung đường sẽ ẩn chứa nhiều điều thú vị hơn so với lựa chọn đi theo hướng quốc lộ 6, bởi vì khi đi qua Ba Vì rồi tiếp tục chạy dọc qua huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) sẽ bắt gặp cảnh mây phù trắng ngọn núi Tản vào buổi sáng sớm.
Từ trung tâm thị trấn Đà Bắc chúng tôi đã phải vượt thêm một quãng đường 34km đèo dốc quanh co, hai bên đường đất đá sạt lở do vừa trải qua mùa mưa, gây rất nhiều khó khăn cho cả nhóm. Đây là đoạn đường khó đi nhất trong chuyến hành trình về với Đà Bắc.
Một chút cảm nhận đầu tiên về Đà Bắc đó là một nơi bình yên và còn hoang sơ lắm được con sông Đà ôm ốp và che chở. Một chút bình yên ùa về bên cạnh cơn gió thổi ngang qua kẽ tóc, tôi có thể cảm nhận được về với Đà Bắc là về với thiên nhiên, nghe gió hát sau những ngày tháng mệt mỏi. Tôi dừng chân checkin ở bơi bể nho nhỏ ngắm dòng Đà giang xanh màu ngọc bích đầy hấp dẫn. Địa chỉ nơi này có tên là Đà Bắc Ecologde ở xóm Ngù mái, xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc (Hòa Bình).
Chèo thuyền Kayak và tận hưởng vẻ đẹp của dòng sông Đà
Một ngày rời xa với thế giới của mạng xã hội,không Facebook, cũng không instagram.Cả đoàn chúng mình đến bên dòng sông đà tràn đầy năng lượng để trải nghiệm chèo thuyền kayak, vui đùa cùng nhau trên làn nước màu xanh ngọc bích giữa lòng sông Đà. Cả đoàn đã đặt thuyền từ trước nên mọi thứ đã được chuẩn bị trước, mặc chiếc áo phao lên là OK rồi và trước mặt cả nhóm là một cuộc đua kì thú sắp sửa được diễn ra trong những tiếng cười giòn tan vào buổi chiều thứ bảy.
Kết thúc buổi chiều với trải nghiệm chèo thuyền Kayak bên dòng sông Đà tràn đầy niềm vui và tiếng cười. Tất cả dường như đã thấm mệt sau khi bung hết sức vui chơi,chèo thuyền,cả nhóm trở lại homestay Quang Thọ để nghỉ ngơi chuẩn bị cho bữa cơm tối ấm cúng quây quần bên nhau.
Bước vào không gian xứ Mường, trên những ngôi nhà sàn vững chãi bên ven suối, ngồi thưởng thức những món ăn đậm đà dư vị, nhấp chén rượu ngô thơm nồng chắc hẳn bạn sẽ cảm nhận được nét văn hóa ẩm thực độc đáo được làm nên từ bàn tay và sự thảo thơm của đồng bào nơi đây.
Bữa cơm tối giúp cho cả nhóm chúng tôi hiểu thêm về văn hóa của người Mường, đặc biệt là nét tinh hoa ẩm thực của người dân tộc Mường. Những món ăn của người Mường đơn giản nhưng rất tinh tế chủ yếu là khai thác tự nhiên và chăn nuôi. Với các sản vật mà thiên nhiên mang lại như rau rừng, măng rừng, đánh bắt cá ở sông suối, săn bắt động vật…. Cách chế biến món ăn của người Mường khá đa dạng nhưng chủ yếu sử dụng cách chế biến các món hấp và xào. Trong văn hóa người Mường các món ăn được đề cao sự tinh tế và đơn giản, sử dụng lá chuối để bày thức ăn.
Chúng tôi trả lại sự yên tĩnh cho xóm Đá Bia,sau một ngày dài đầy ắp những trải nghiệm thú vị cả nhóm đều mệt nhoài, và một giấc ngủ ngon như lời chào tạm biệt cho một ngày đáng nhớ ở Đà Bắc !
Nằm cách trung tâm Hà Nội 60km, rừng quốc gia Ba Vì đã trở thành một địa điểm dã ngoại quen thuộc với giới trẻ Hà Thành. Một Hà Nội tấp nập, xô bồ, khiến con người ta muốn giải phóng bản thân, nghỉ ngơi vài giây. Đó là lí do người ta chọn đến Ba Vì- nơi rừng núi hoang sơ, thoáng đãng.
Nếu như Hà Nội đón tháng 10 bằng những bông cúc họa mi tinh khôi thì Ba Vì chào tháng 10 với sắc vàng của những bông hoa dã quỳ nở rộ.
Hoa dã quỳ, có tên gọi khác là Cúc quỳ, Sơn quỳ hay còn là hướng dương dại, là cây dễ mọc, sinh trưởng nhanh và thường ra hoa vào thời điểm tháng 10 đến đầu tháng 12 hàng năm.
Hoa có nhụy căng tròn, đầy sức sống với ý nghĩa không chịu khuất phục, và nó còn là loại hoa tượng trưng cho một tình yêu chung thủy, bền lâu.
Bạn có biết, hoa dã quỳ tên gọi xuất phát từ một câu chuyện truyền thuyết của nàng H’Linh và chàng K’Lang của tộc Lasieng- Tây Nguyên. Nó là một câu chuyện tình với kết thúc buồn, là sự ghen tuông của chàng LaRihn với tình yêu của H’Linh và K’Lang. Bởi ghen tuông nên LaRihn đã trừng phạt, giết đôi tình nhân. Nàng H’Linh vì bảo vệ người yêu nên đã ngồi quỳ ôm chàng K’Lang. Chỗ hai người ôm nhau, sau này mọc lên hoa dã quỳ.
Dã quỳ chỉ nở trong tháng 10 đến tháng 12, nên thời điểm, chúng được mọi người “săn đón” nhiệt tình. Ai ai cũng mong chờ được ngắm, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa dã quỳ.
Ba vì đón ta bằng những hàng hoa dã quỳ nở rộ 2 bên đường, sắc vàng của dã quỳ điểm xuyết trên màu xanh của rừng cây. Thật là một sự kết hợp hoàn hảo mà tinh tế.
Để lên với rừng quốc gia Ba Vì, bạn có thể đi bằng xe máy hoặc xe ô tô, Wecheckin gợi ý bạn di chuyển theo con đường QL 21 hoặc hầm chui Mễ Trì ra ĐCT08 là bạn có thể đến với hoa dã quỳ rồi.
Nằm ở thị trấn Đồng Văn, Hà Giang, khu phố cổ nhỏ này đã có lịch sử phát triển về kiến trúc và văn hóa từ hàng trăm năm. Không chỉ mang vẻ đẹp của nền văn hóa dân tộc vùng cao cổ, khu phố cổ thị trấn Đồng Văn còn có những điểm nhấn đặc biệt trong kiến trúc mà người Pháp để lại từ khi chiếm đóng ở nơi đây vào những năm 1880.
Đặc biệt nhất là chợ Đồng Văn. Chợ Đồng Văn được xây bằng đá trong những năm 1920 và gần như vẫn còn giữ được nguyên vẹn đến ngày nay.
Khu phố cổ không lớn, chỉ vỏn vẹn 40 mái nhà xếp thành hàng nằm lọt thỏm giữa thung lũng với bốn bề núi đá bao bọc xung quanh. Cũng chính vì thế mà bao trùm lên nơi đây là một màu xám rêu cổ kính, trầm mặc.
Nét đẹp cổ kính của khu phố cổ thị trấn Đồng Văn
Phố Đồng Văn được hình thành từ đầu thế kỷ 20, ban sơ chỉ có vài gia đình người Mông, người Tày và người Hoa sinh sống, dần dần có thêm nhiều cư dân địa phương khác tìm đến. Nhìn tổng thể, khu phố cổ mang đậm dấu ấn kiến trúc cổ của người Hoa với những ngôi nhà hai tầng lợp ngói âm dương và những chiếc đèn lồng đỏ cao cao…
Phố cổ ở Đồng Văn hiện lên giống như một bức tranh với nhiều gam màu sắc khác nhau và luôn thay đổi theo những cung bậc thời gian trong ngày.
Buổi sáng khu phố cổ chìm trong sương sớm, le lói tia nắng nhẹ của ngày mới đan xen với màu xám của ngôi nhà và trang phục rực rỡ của người Mông, người Tày. Khi trời đất chuyển sang chiều thì khu phố cổ lại mang vẻ đẹp của sự yên bình.
Đêm đến, sự tĩnh mịch bao trùm, chỉ có ánh đèn lờ mờ đủ soi từ những chiếc đèn lồng treo trước cửa nhà. Trong không gian ấy đôi khi vẳng tiếng kèn môi của chàng trai Mông trong giai điệu gọi bạn tình. Vào đêm cuối tuần, quán lại rộn ràng với những chàng trai, cô gái từ các bản được chủ quán mời về hát những bài dân ca, thể hiện những điệu múa giao duyên…
Kiến trúc của những ngôi nhà nơi phố cổ giữa Cao nguyên đá
Từ trên cao nhìn xuống, bên ba dãy chợ xếp thành hình chữ U lợp ngói âm dương là hai dãy phố cổ chạy vào chân núi. Một khu dân cư chủ yếu là người Tày với hàng chục ngôi nhà cũ dựng bởi những người thợ ở Tứ Xuyên sang làm thuê và được xem như một phần quan trọng của phố cổ Đồng Văn. Theo tài liệu từ một cuộc hội thảo về phố cổ Đồng Văn thì tại khu vực này còn khoảng trên dưới 40 ngôi nhà cổ có tuổi đời trên dưới 100 năm, cá biệt có những ngôi nhà gần 200 năm được xây dựng từ khoảng năm 1860.
Kiến trúc ở đây phổ biến là nhà hai tầng trình tường, lợp ngói âm dương. Riêng khu vực chợ Đồng Văn, còn có nhiều nhà cổ kiểu ống để tận dụng mặt tiền như phố cổ Hà Nội. Nơi đây rực rỡ nhất là vào các ngày 14, 15, 16 âm lịch hằng tháng – được gọi là “ba đêm phố cổ”. Vào những ngày đó, các hộ dân trong khu phố cổ đồng loạt treo đèn lồng đỏ. Một số hoạt động như trưng bày thổ cẩm các dân tộc, trình diễn và bán các món ăn truyền thống của các dân tộc cũng được diễn ra tái hiện lại văn hóa lâu đời của người dân tộc vùng cao ở đây.
Đừng quên thưởng thức một cốc cà phê sớm trong không gian đặc biệt tại Đồng Văn
Ở Đồng Văn cổ có một nơi mà người ta nhất định phải ghé qua trải nghiệm một lần. Đó chính là cà phê cổ Đồng Văn. Nó đã trở thành một nét đẹp mang bản sắc riêng mà không thể nhầm lẫn với bất cứ nơi đâu. Vào một buổi sớm, bắt đầu chuyến hành trình của mình bằng việc nhâm nhi tách cà phê tại ở ngôi nhà hàng trăm tuổi chắc hẳn khác so với ở những quán cà phê hiện đại, được trang hoàng tinh tươm nơi thành phố.
Vào những ngày nghỉ cuối tuần, quán nườm nượp khách ra vào. Bên ngoài phố cổ rộn ràng tiếng khèn, câu hát hay trò chơi tập thể của đồng bào nơi đây trong khi người bên trong vừa nhâm nhi cà phê vừa cổ vũ reo hò.
Cà phê phố cổ Đồng Văn Hà Giang nằm trong ngôi nhà cổ trải qua nhiều thăng trầm của dấu ấn thời gian nhưng vẫn còn giữ được gần như nguyên vẹn kiến trúc, giá trị văn hóa. Ngôi nhà có chủ là một đồng bào dân tộc Tày, họ Lương và xưa kia rất có tiếng tăm, thế lực ở cao nguyên đá Đồng Văn.
So với những ngôi nhà khác, ngôi nhà cổ này có diện tích mặt bằng lớn. Kiến trúc của ngôi nhà có những nét tương đồng với dinh thự vua Mèo nổi tiếng. Nhà có nhiều lớp và sân trong, bố trí khép kín do có sự ảnh hưởng từ chính kiến trúc nhà dưới thời triều Thanh, Trung Quốc.
Quán cà phê phố cổ là điểm hẹn của nhiều du khách. Bởi nơi đây có một không gian rất riêng mà không phải ngôi nhà nào của khu phố cổ cũng có được. Đó là vẻ đẹp của sự trầm mặc và vương vấn màu hoài cổ.
Đêm trên cao nguyên đá Phố cổ mờ trong sương Em là một hạt sương Khiến cho lòng lữ khách Vấn vương mối tơ lòng.
Nếu ai có ý định đến Hà Giang xin hãy ghé qua khu phố cổ Đồng Văn mà cảm nhận vẻ đẹp của những kiến trúc nhà cổ kính, mà nhâm nhi vị cà phê nóng trong không khí trong lành dưới cao nguyên đá ngút ngàn,… Cuộc sống của người dân nơi vùng cao trước nay vẫn giản dị mà thi vị như thế…
Hoàng Su Phì nằm trên địa bàn 6 xã Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty và Thông Nguyên thuộc tỉnh Hà Giang, là một trong những điểm đến đẹp nhất, bình yên nhất vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 bởi những thửa ruộng bậc thang lừng chừng núi, mùa lúa chín tạo nên một bức tranh đẹp tựa thiên đường.
Thiên đường có thật, chốn tiên cảnh có mây, có núi cheo leo, những thửa ruộng có những con người chịu thương chịu khó gắn bó với mảnh đất Hoàng Su Phì. Wecheckin.vn hôm nay sẽ cùng các bạn về Hoàng Su Phì chiêm ngưỡng những kiệt tác ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ đang vào mùa lúa chín.
Những thửa ruộng bậc thang đẹp tựa tranh vẽ, uốn lượn bên những triền núi nơi Su Phì đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch chính thức công nhận 760ha trong tổng số hơn 3000 ha diện tích ruộng bậc thang của Hoàng Su Phì tại 6 xã: Bản Luốc, Sán Sả Hồ (bản người Dao áo dài và người Nùng); xã Bản Phùng (bản người La Chí); xã Hồ Thầu, xã Nậm Ty và xã Thông Nguyên (bản người Dao đỏ) là di tích Quốc gia. Ruộng bậc thang tại những khu vực này có quy mô lớn, ở bình độ cao, có hình dáng tự nhiên phong phú tạo nên vẻ đẹp kỳ vĩ mê hồn
Nhắc đến ruộng bậc thang Hoàng Su Phì không không dành những lời có cánh để nói về bản Phùng, nơi sở hữu những kiệt tác ruộng bậc thang uốn lượn,kì vĩ nó khiến bất cứ một ai dù là kiệm lời nhất cũng phải trầm trồ bởi vẻ đẹp độc đáo ôm trọn dọc những triền núi mờ sương tầng tầng lớp lớp.
Cùng với Mù Cang Chải và Sapa, Hoàng Su Phì là ba nơi sơ hữu những thửa ruộng bậc thang đẹp nhất cả nước. Cả ba nơi đềi rất đẹp mỗi nơi sở hữu một vẻ đẹp riêng nhưng có một điểm chung đó là đây là sản phẩm đến từ sự khéo léo, tinh tế từ đôi bàn tay tài hoa của người dân tộc vùng cao.
Mùa lúa Hoàng Su Phì đến khi nào ?
Cũng giống như ở Tây Bắc, cuối tháng 9 đầu tháng 10 hàng năm. Hoàng Su Phì vào thu những giọt nắng mơ màng là thời điểm các triền núi lúa bắt đầu ngả vàng,cả một vùng trời khoác lên mình một màu vàng óng ả. Đây là thời điểm Hoàng Su Phi đẹp nhất trong năm, những thửa ruộng bậc thang hiện lên trước mắt khách du lịch đẹp mê hồn.
Cứ mỗi dip mùa thu về Hoang Su Phì lại đón những du khách về thăm,họ không chỉ đến để chinh phục những cung đường, những dãy núi đá cheo leo, mà họ còn đến để được tận mắt chứng kiến bức tranh mùa vàng lộng lẫy nơi đây. Đồng thời họ muốn tìm hiểu về những con người cần cù, chịu khó và hiền hòa đã tạo nên bức tranh sắc màu ấy như thế nào?
Mùa thu giọt nắng vàng, những bông lúa tỏa hương thơm ngào ngạt trên những triền núi trập trùng cùng làn sương mờ lung linh,huyền ảo bức tranh mùa vàng Hoàng Su Phì hiên lên mơ màng
Đến với Hoàng Su Phì mùa lúa,không chỉ bị trầm trồ bởi những bức tranh ruộng bậc thang như tranh vẽ mà chúng ta còn còn bắt gặp hình ảnh duyên dáng của những cô gái người Dao trẻ trung đang hồn luôn nở nụ cười trên môi.Một Hoàng Su Phì hiện lên thật sống động trong mắt của những con người đam mê khám phá.
Cung đường về với danh thắng ruộng bậc thang Hoàng Su Phì
Cuộc hành trình ngàn dặm …phải bắt đầu từ những bước đầu tiên. Hoàng Su Phì là một cung đường khá nguy hiểm nhưng cuôc hành trình nào trải qua gian khó bạn sẽ được nếm trái ngọt. Đây là cung đường mình lựa chọn đến với Hoàng Su Phì. Từ trung tâm thành phốHà Nội – TP Hà Giang – Bắc Quang – Tân Quang – Hoàng Su Phì – Xín Mần – Cốc Pài – Lào Cai – Hà Nội. Dù sáng sớm hay xế chiều bạn sẽ khám phá được một vẻ đẹp tiềm ẩn của Hoàng Su Phì, đó là một vẻ đẹp yên bình, dễ chịu.
Hà Nội đang vào thu… mùa của những cơn mưa bất chợt, của những cơn gió heo may thổi khẽ qua kẽ tóc của người con gái Hà Thành và thu mang theo cái se lạnh len lỏi khắp góc phố cùng nồng nàn hương hoa sữa. Mùa những giọt nắng thu trong vắt, đẹp mơ màng tinh tế. Mùa của tình yêu, mùa của nỗi nhớ ùa về trong tâm hồn của những người Hà Nội xa xứ.
Mùa thu là thời khắc Hà Nội đẹp nhất, làm say đắm bao con tim người nghệ sĩ. Không biết tự bao giờ con phố Phan Đình Phùng đã trở thành biểu tượng của mùa thu Hà Nội. Cảm xúc mùa thu về trên con đường Phan Đình Phùng là chút bình yên đến mềm lòng, nhưng khiến ai đi xa cũng đều yêu và nhớ về Hà Thành.
Phan Đình Phùng nổi tiếng với hai hàng xấu trên một vỉa hè rợp bóng mát vào mùa hè.Có ai hỏi con đường nào nào đẹp nhất Hà Nội? thì đó là Phan Đình Phùng – con đường của những mùa lá, của những gánh hoa hàng rong và con đường nơi những thiếu nữ Hà Thành xinh đẹp dịu dàng trong những ngày Hà Nội vào Thu.
Phố Phan Đình Phùng dài chừng 1,5 km,kéo dài từ Phố Mai Xuân Thưởng đến phố Hàng Cót. Nó cắt ngang các đường,phố như: đường Hoàng Diệu, phố Đặng Dung, đường Nguyễn Tri Phương, phố Hàng Bún. Trên phố này còn có những dãy nhà xây theo kiến trúc cổ của Pháp. Nhà thờ Cửa Bắc, đối diện Hoàng Thành Thăng Long.
Khoảnh khắc sang thu khiến Hà Nội như trở nên lột xác nắng đã không còn gắt, sáng sớm khi thức dậy ta có thể cảm nhận cái hồn thu đang quanh quẩn bên ta. Hôm nay Phan Đình Phùng đẹp quá !
Phố Phan Đình Phùng là con phố bình yên giữa hai hàng cổ thụ xanh rợp bóng mát.Con phố bình yên trong lòng một đô thị đông đúc…
Một buổi sáng thứ 7 chạy xe ngang qua con phố, bỗng dững cảm nhận cái se se lạnh qua con gió heo may thổi,những ray sáng của những hàng cây chiếu rọi xuống đường, ôi mùa Thu Hà Nội về trên Phan Đình Phùng rồi!
Hà Nội vào thu nắng không còn gắt, không khí dịu mát hơn người Hà Nội buổi sáng dạo bước trên con phố, hít một hơi thật sâu mà cảm nhận mùa thu đang bên mình, có cảm giác dòng người đi ngang qua cũng bớt vội vã hơn, có phải vì mùa thu chăng?
Hà Nội trong suy nghĩ của nhiều người là thành phố chật chội, bon chen và đôi khi cảm thấy mệt mỏi với những ồn ào và tiếng còi xe inh ỏi và không nhiều người đã rời bỏ thành phố này mà đi.Nhưng để rồi tất cả đều chợt nhận ra rằng thành phố còn có những thứ khiến họ lưu luyến, chỉ đến khi đã rời xa Hà Nội quá lâu rồi mới nhận ra mùa thu Hà Nội trên con phố Phan Đình Phùng đẹp nhường nào, bình yên và giản dị !
Và có lẽ mùa thu với những vạt nắng tinh khôi, những gánh hoa hàng rong len lỏi trên phố Phan Đình Phùng hay cả Hoàng Diệu nữa là thứ gì rất riêng mà chỉ Hà Nội mới có…
Các bạn ạ, đây là câu chuyện thực tế của một người con sinh ra và lớn lên nơi đất Cảng, cho đến khi cắp cặp lên thủ đô vốn nổi tiếng là nơi hội tụ nhiều nét văn hóa ẩm thực khắp mọi miền, mới nhận ra mình đã may mắn thế nào khi được sống ở một nơi có thể coi là thiên đường ẩm thực hơn hai chục xuân xanh 🙂
Nếu các bạn nghĩ tôi đang nói điêu, hay tò mò muốn xem xem rốt cuộc Hải Phòng có những món ăn gì mà tôi cứ thích “tâng bốc” quá lên thế (mặc dù tôi không có tâng bốc) thì hãy đọc hết bài viết này nhé! *toe toét* Những món ăn mà tôi kể dưới đây có một số món không hẳn là các nơi khác không có, nhưng tôi khẳng định là ở Hải Phòng nó mang một hương vị, một chất lượng và một giá cả rất khác. Không nói nhiều nữa, hãy cùng bắt đầu foodtour Hải Phòng ngay thôi!!
Bánh đa cua
Đây chắc chắn là món đầu tiên trong danh sách rồi vì bánh đa cua chính là tinh hoa của ẩm thực Hải Phòng! Đây là món ăn mà người Hải Phòng có thể ăn ở bất cứ thời điểm nào trong ngày: sáng, trưa, chiều, tối…và khuya 😀
Bát bánh đa cua truyền thống có nước dùng làm từ cua đồng nên có vị ngọt thanh. Sợi bánh đa có đủ loại: đỏ to/bé, trắng to/bé. Mỗi loại bánh đa có một đặc điểm rất đặc trưng chứ chẳng sợi nào giống sợi nào. Ví dụ khi ăn với nước cua đồng thì người ta thường dùng bánh đa đỏ này (Sợi đỏ to cũng mang lại cảm giác khác so với đỏ bé) Còn khi người ta nấu nước dùng từ ngan, bò hay cá thì thường sợi trắng lại được ưa chuộng hơn.
Nói về các loại bánh đa mới thấy có nhiều loại bánh đa khác nhau chứ không chỉ có bánh đa cua. Bánh đa ngan, bánh đa bò nhừ, thậm chí bánh đa cá, bề bề. Mỗi loại có một vị ngon riêng nhưng được nhắc đến nhiều nhất và được yêu thích nhất vẫn là bánh đa cua.
Bánh đa cua cũng có rất nhiều kiểu nữa. Nào là bánh đa cua đồng, bánh đa cua bể rồi cả bánh cua nồi đất. Nhưng dù có nhiều loại như thế nào thì khi ăn bánh đa bạn nhớ ăn kèm với chả lá lốt (không thể thiếu), chả vàng, chả mọc, tôm xào mộc nhĩ, thịt và rau muống chần, rồi dặn chủ quán thêm nhiều gạch cua đã phi vàng và tóp mỡ nữa. Đấy mới chính là một bát bánh đa cua hoàn chỉnh.
Giá của một bát bánh đa cua trung bình dao động từ 15.000 – 25.000 đồng.
Bánh đa cua ăn ngon nhất là khi xì xụp trong những quán vỉa hè mà hầu như con phố nào cũng có: Kỳ Đồng, Cầu Đất, Lương Khánh Thiện, Mê Linh…
Bánh đúc tàu
Lại một món ăn độc đáo lạ miệng cộp mác Hải Phòng mà gặp ai tôi phổng mũi giới thiệu. Bánh đúc chắc đã không còn xa lạ gì với mọi người rồi đúng không?
Bánh đúc tàu là món bánh đúc được chế biến theo công thức của người Hoa khác hoàn toàn với món bánh đúc của người Việt mình. Bánh đúc trắng tinh, không chắc như bánh đúc thường mà có độ mềm và đàn hồi, được đặt trong một cái khay tròn lớn cùng nhân. Khách gọi đến đâu bác chủ quán sẽ thoăn thoắt tay cắt bánh đến đấy, xúc nhân rồi chan nước mắm lên là xong.
Nhân ở đây bao gồm đu đủ cắt hạt lựu đã ngấm màu hạt điều, tôm và thịt mỡ rán kỹ thêm mộc nhĩ thái sợi. Nước mắm là loại mắm giấm được nêm nếm vừa vặn, có thể điều chỉnh độ cay theo khẩu vị của mỗi người. Khi ăn bánh đúc sẽ mềm tan trong miệng, tôm thịt giòn giòn, mộc nhĩ sần sật, thêm vị chua chua ngọt ngọt của mắm giấm nữa thì chuẩn hương vị khiến người ta mê mẩn.
Một bát bánh đúc tàu thơm ngon có giá là 10.000 đồng, quá quá rẻ. Lúc nào ăn mình cũng phải chén liền 2,3 bát.
Có 3-4 hàng bán bánh đúc tàu ở Hải Phòng nhưng mình thấy ngon nhất và lâu đời nhất chỉ có hai địa chỉ: Đoạn gần 186 Cát Dài (Hai Bà Trưng) và ngã tư chợ Cột Đèn.
Bún cá cay
Bún cá chẳng phải chỉ Hải Phòng mới có. Nhưng món bún cá cay Hải Phòng vẫn nổi tiếng vì vị nước dùng ngon độc đáo chẳng lẫn được vào đâu.
Trong bát bún cá cay vẫn có bún (tất nhiên), cá rô chiên vàng ruộm, chả cá thu, lòng và đặc biệt là chả lòng.
Điều làm nên sự khác biệt của bún cá cay chính là nằm ở nước dùng. Húp một thìa có thể cảm nhận được hương vị đậm đà của gia vị, vị ngọt và mùi tanh đặc trưng từ cá và lòng kèm vị cay nhẹ. Ăn bún cá cay thường không dùng chanh hay quất mà rưới nước me để tạo nên vị chua thanh thanh cực kỳ khác lạ. Thêm vào đó là cà chua, dọc mùng giòn giòn và hành thì là để át vị tanh và làm bát bún dậy mùi hơn.
Giá trung bình cho một bát bún đầy ú ụ và chất lượng là 25.000 – 30.000 đồng.
Địa chỉ những quán bún cá cay ngon: 66 Lê Lợi, 10 Trần Phú, 153 Lê Lai.
Bánh mỳ cay, chè thái
Đây là món mà mọi người thường xuyên đòi mình mang lên Hà Nội mỗi dịp mình về quê.
Bánh mỳ cay Hải Phòng thực chất chỉ là bánh mỳ que dài hơn gang tay một chút, kẹp pate. Nhưng không hiểu sao mình ăn ở khắp nơi mọi chốn mà chẳng chỗ nào ngon được như ở quê mình.
Người ta bảo bánh mỳ cay Hải Phòng đặc biệt ở cái tương ớt rưới lên. Nó là tương ớt rất đặc biệt, dạng lỏng chứ không sánh, được pha theo một công thức rất riêng.
Ở Hải Phòng ăn bánh mỳ cay phải kèm với chè thái. Cốc chè thái chỉ cần đơn giản có bột xanh mà bọn mình vẫn hay gọi là “giun” và nước cốt dừa pha loãng mà lại thơm kinh khủng. Là thức uống thần thánh mát lạnh xoa dịu chiếc lưỡi đang bỏng rát vì cay.
Mùa thu Hải Phòng là khi lá trên cây ngả vàng rụng xuống, gió bắt đầu thổi và trong cái se lạnh ấy cầm trên tay những chiếc bánh mỳ que nóng hổi, vừa tán dóc với lũ bạn vừa xuýt xoa vì cái vị cay tê đầu lưỡi nhưng gây nghiện của loại tương ớt đặc biệt.
Bánh mỳ cay 2.000 đồng/cái và một cốc chè thái là 10.000 đồng. Cứ ăn thỏa thích đến khi đứng dậy cũng chỉ 25.000 đồng một người là cùng. Siêu siêu rẻ.
Các bạn có thể tìm đến địa chỉ: Bánh mỳ cay Bà Già (57 Lê Lợi) và 37 Đinh Tiên Hoàng
Bánh bèo, bánh gio
Ôi đây là món ăn tuổi thơ nên khi lên Hà Nội bị sốc vì ít người biết đến món ăn thần thánh này.
Nhiều người bảo bánh bèo Hải Phòng giống bánh giò. Xin thưa là nó khác hoàn toàn!
Bánh bèo có phần bánh màu trắng đục như nước gạo, vẫn mềm nhưng chắc chứ không bị nát, lại mang một mùi thơm do được gói bằng lá chuối. Phần nhân là thịt băm xào mộc nhĩ không được để bên trong bánh mà được phủ một lớp phía bên trên.
Bánh bèo được dùng với một thứ nước mắm ninh với xương ống nên có vị ngọt rất tự nhiên. Khi ăn bạn nhớ vắt thêm quả quất, rắc ít bột ớt và tiêu, cuối cùng đừng quên là rau thơm mà người ta đã thái nhỏ sẵn. Khi đó thứ nước chấm thần thánh mới phát huy hết sức mạnh của nó.
Ngoài bánh bèo, bạn có thể thưởng thức thêm món bánh gio mát lạnh chấm mật mía cực đã cực bắt miệng.
Tôi hồi nhỏ thích được bà hay mẹ dẫn đi ăn bánh bèo, bánh gio ở những gánh hàng rong thơm phức trong những con phố nhỏ. Ngồi khép nép trên chiếc ghế gỗ tý hon, tay bưng bát nước chấm mà mắt nhìn ngắm đường xá phố phường. Trong miệng miếng bánh đang tan chảy, ngậy và thơm hòa quyện với vị nước mắm thì thật là thi vị. Đấy, tuổi thơ của tôi là như thế đấy.
Giá của một cặp bánh bèo tùy chỗ cũng khác nhau, dao động từ 8.000 – 25.000 đồng.
Nếu các bạn chăm tìm tòi thì có thể thử bánh bèo gánh ở trong những con ngõ nhỏ như ngõ Lý Tiêm, hoặc ra những địa chỉ nổi tiếng ở Lê Đại Hành, Chu Văn An, chợ Cố Đạo,… rất nhiều.
Tạm thời đến đây đã, còn rất nhiều rất nhiều món ăn ngon – độc – rẻ ở Hải Phòng mà mình muốn giới thiệu. Nếu các bạn có hứng thú thì đừng quên chờ đón phần 2 của foodtour Hải Phòng nhé!
Cuối tuần của bạn thế nào? Còn cuối tuần của tôi thật trọn vẹn bên UP IN THE AIR – căn nhà trên mây ở Tam Đảo, tìm về với bình yên sau những ngày làm việc mệt mỏi. Chẳng cần đi quá xa đâu, đến Tam Đảo là đủ rồi, một nơi đủ xa để chạy trốn khỏi những ồn ào, khói bụi của thành phố chật trội.
À này thế cái cảm giác buổi sáng sớm trong cái lành lạnh chớm thu bên ô cửa số phóng tầm mắt ngắm nhìn khung cảnh Tam Đảo hiện ra trước mắt. Căn nhà trên mây có sức hấp dẫn cực lớn với tôi, có cảm giác như vừa bị căn nhà này bỏ bùa, hai ngày trôi qua chỉ như cái chớp mắt của thời gian. Khi bước chân ra về chỉ kip ngoái đầu lại rồi nói “Sao mình không biết nơi này sớm hơn ?”
Nội dung chính của bài
Tại Sao mình chọn UP IN THE AIR mà không phải một nơi nào khác khi ghé Tam Đảo ?
Vì sự bình yên của nó đơn giản vậy thôi. ở căn nhà này mình cảm nhận được sự ấm áp như đang ở nhà, mọi thứ ở nơi đây đều bình dị và gẫn gũi. Vốn dĩ yêu thích những căn homestay có view đẹp, cảnh núi non ngút tầm mắt nên chọn ở UP IN THE AIR tôi chẳng chút đắn đo gì, bạn cứ đến đây mà trải nghiệm, có thể bạn còn lầm tưởng mình đang ở một căn homestay nào đó ở cao nguyên Mộc Châu hay Đà Lạt cũng nên.
Căn nhà trên mây UP IN THE AIR có gì đặc biệt ?
Chị quản lí chỉ nói về căn nhà này đúng một câu ngắn gọn như thế này này ” “Up in the Air” là những căn nhà trên núi! Nơi đón những bình yên và nhẹ nhàng, mời bạn tới nhâm nhi tách trà và ngắm mây bay!” Vậy cùng ngắm những bức hình về căn nhà trên mây cùng mình nhé !
Khi về đêm căn nhà càng thêm đẹp hơn bởi những ánh đèn đầy đủ các thứ màu sắc
UP IN THE AIR là căn nhà 3 tầng có 3 phòng ngủ, 1 phòng 1 gường đôi, 2 phòng 2 gường đôi. phù hợp với nhóm bạn từ 6-12 người. Địa chỉ tại Quốc Lộ 2B, Thị trấn Tam Đảo, Vĩnh Phúc Nhà nằm trên đường trục chính ạ. Căn nhà nằm cạnh cổng chào khu Resort Belvedere cổng chào trên đường chính nhé, bạn đừng rẽ nha ngay sau cổng chào bên tay phải là tới rồi, UP IN THE AIR cách trung tâm thị trấn 2km .
Căn nhà trên mây UP IN THE AIR giá bao nhiêu ?
Giá sẽ khác nhau theo các ngày trong tuần các bạn nhé:
Từ thứ 2- thứ 5 là 2.000.000Đ cho nhóm 10 người; Thứ 6 và chủ nhật là 2.500.000đ cho nhóm 10 người phụ thu 150.000/người nếu thêm thành viên. Thứ 7 là 3.000.000K cho nhóm 10 người, phụ thu 200.000/ người nếu thêm thành viên. Tính ra để có một cuộc dạo chơi Tam Đảo cùng nhóm cạ cứng 10 thành viên thi mức giá cho mỗi thành viên chỉ từ 200.000-300.000Đ thôi nhé một mức giá rất tốt khi đem ra so sánh với những homestay khác.
Khi ở UP IN THE AIR các bạn có thể sử dụng bếp thoải mái, có bếp để làm BBQ, có bếp để nấu lẩu, có tủ lạnh đầy đủ nhé !
Chúc các bạn lựa chọn được một homestay ưng ý và có một chuyến ghé thăm Tam Đảo như ý nhé !
Cách di chuyển lên UP IN THE AIR Homestay Tam Đảo
Với khách gia đình, nhóm bạn, cặp đôi muốn thoải mái nhất và đảm bảo an toàn cho chuyến đi, Wecheckin gợi ý dịch vụ Taxi đường dài, taxi tuyến cố định, taxi du lịch của Ontaxi.vn:
Ontaxi là một hãng taxi đường dài nên nó có đầy đủ những ưu điểm vượt trội hơn các phương tiện di chuyển khác mà wecheckin.vn đã kể trên. Có nhiều lý do để chọn Ontaxi mà wecheckin có thể liệt kê ở đây:
Đặt xe đơn giản, nhanh gọn
Tài xế có kinh nghiệm, thân thiện và quan tâm đến khách hàng
Giá thành rẻ hơn so với các hãng taxi đường dài khác (từ 5 – 10%)
Bảng giá Ontaxi (xe taxi riêng) tuyến Hà Nội – Tam Đảo theo khu vực:
Riêng tuyến Hà Nội – Tam Đảo có xe cố định với giá vé 150.000 đồng/người – Ontaxi có thêm một sự lựa chọn cho hành khách. Điểm đón của xe cố định ở 3 điểm:
Những tài xế của Ontaxi cũng được đào tạo và tuyển chọn kỹ lưỡng. Đảm bảo các bạn sẽ có một chuyến đi an toàn và vui vẻ.
Nếu như bạn đang băn khoăn nên di chuyển đến Tam Đảo bằng cách nào thì tại sao không nhấc máy lên và gọi cho Ontaxi nhỉ? Đặc biết trong dịp lễ, sẽ không còn nỗi lo “Tam Đảo thất thủ nữa”, vì đã có ontaxi rồi!
Đặt xe taxi Hà Nội đi Tam Đảo của Ontaxi ở đây các bạn nhé:Đặt Xe
OnTaxi – Vận chuyển niềm vui, Ân cần tin cậy
Thông tin liên hệ của hãng taxi đường dài – OnTaxi:
Mình đã đi Tam Đảo rất nhiều lần rồi bởi khoảng cách từ Hà Nội tới Tam Đảo ” Thị trấn sướng mờ ” chỉ chưa đầy 80km và 1 giờ 30 phút chạy xe máy. Tam Đảo là điểm đến ưa thích của mình mỗi dịp cuối tuần nhất là dịp mùa hè nóng bức bởi thời tiết ở Tam Đảo rất độc đáo hội tụ cả bốn mùa trong một ngày.
Trong những lần ghé thăm Tam Đảo tránh nóng mình đều đi rất tự phát, không có kế hoach gì cả, có khi mình chạy xe một mình cũng có khi mình đi cùng một nhóm bạn do đó mình không có thói quen ghi lại chi tiêu cho chuyến đi chơi. Nhưng gần đây mình nhận được khá nhiều tin nhắn từ bạn bè hỏi về chi phí đi Tam Đảo “Cậu ơi đi Tam Đảo thì hết tầm bao nhiêu tiền ?” ; “cậu ơi đi Tam Đảo 2 ngày 1 đêm có đắt không”. Nên hôm nay mình quyết định viết một blog Q&A về những thắc mắc trên để trả lời cho những người bạn mình cũng như nhưng ai đang muốn lên Tam Đảo vào dịp cuối tuần.
Nội dung chính của bài
Vì sao gọi là Tam Đảo ? có thể bạn chưa biết
Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang nên xung quanh là những dãy núi hùng vĩ mùa hè nắng được những cơn gió mát thổi nhanh chóng làm diu đi. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Phù Nghĩa . Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối là 1.591 m.Nên ở Tam Đảo cũng có rất nhiều hiện tượng tự nhiên rất tuyệt diệu như biển mây bồng bềnh, bình minh và hoàng hôn đẹp lung linh…
Đi Tam Đảo khi nào ?
mình xin trả lời luôn : ngoại trừ những yếu tố khách quan vì thời tiết tác động như mưa bão, lụt lội giao thông bị cản trở thì ĐI TAM ĐẢO LÚC NÀO CŨNG ĐƯỢC. Vì thời tiết Tam Đảo giống với Sapa hội tụ đủ bốn mùa trong một ngày sáng sớm thức dậy có thể cảm nhận được cái se se lạnh, buổi trưa khi mặt trời lên ta có thể cảm nhận được chút nóng của mùa hè cái nóng vừa phải,không nắng quá gắt bởi địa hình cao hơn 1000m nơi cao nhất được là 1591m. Khi hoàng hôn buông xuống nắng tắt cũng là lúc chúng ta có thể cảm nhận được cái lạnh của mùa đông cùng khung cảnh nên thơ của thị trấn trong sương.
Đi Tam Đảo thì hết bao nhiêu tiền ?
Đây là câu hỏi khá khó để trả lời bởi khi đi du lịch mỗi người sẽ chonh một hình thức nghỉ ngơi, ăn uống cho hợp với kinh tế của bản thân.Với những người có một hầu bao rủng rình tất nhiên việc lựa chọn ở những Resort hay khách sạn năm sao sang chảnh sẽ không phải là một vấn đề quá khó khăn như Belvedere Tam Dao Resort , Tam Dao Golf and Resort.
Trong bài viết này mình xin chia sẻ trên phương diện của người đi du lịch bụi, và cách để thưởng thức trọn vẹn hai ngày một đêm ở Tam Đảo mà hầu bao không quá rủng rỉnh.
Mình gợi ý các bạn homestay UP IN THE AIR trên mây Tam Đảo
“Up in the Air” là những căn nhà trên núi! Nơi đón những bình yên và nhẹ nhàng, mời bạn tới nhâm nhi tách trà và ngắm mây bay! một trải nghiệm thực sự tuyệt vời và mình đảm bảo bạn sẽ cho một đêm ngon giấc ở Tam Đảo.Up in the air phù hợp với nhóm bạn 6-10 người, là Giá nguyên căn 3 tầng từ 2.000K tức là bạn sẽ nhận được gì ? một căn nhà trên núi, ngắm mây, tận hưởng giây phút bình yên ngày cuối tuần, tính ra bạn chỉ mất 200K cho 1 đêm tuyệt vời tại up in the air cùng nhóm cạ cứng thôi !!!
Liên hệ đặt phòng 096. 379.8836
Lên Tam Đảo là phải ăn nướng BBQ.
Đã có chốn nghỉ ngơi tuyệt vời rồi bây giờ là lúc nghĩ tới cái “dạ dày”. Như mình đã nói ở trên, về đêm Tam Đảo sẽ cảm nhận được cái lạnh của mùa đông, trong cái lành lạnh ấy một mâm nướng BBQ bên cạnh những cạ cứng, vừa ăn đồ nướng vừa kể những câu chuyện trên trời dưới đất với đám bạn thì quá tuyệt luôn.Một lần nữa mình xin lại nhắc về UP IN THE AIR TRÊN MÂY, căn nhà vừa có view đẹp, thoáng đãng ấy thế mà đồ nướng BBQ ngon miễn chê luôn, mà giá chỉ 150k/ người thôi nhé
Lên Tam Đảo bạn nên ghé đâu để tận hưởng những phút giây sáng khoái nhất ?
Mình xin gợi ý đó là bể bơi tràn bờ Beverly Hill Tam Đảo với gía vé vào cửa là 150K.Nói về bể bơi này thì mình chỉ nói ngắn gọn bằng một tính từ duy nhất đó là yên bình,view hướng ra núi, đón hoàng hôn xuống…bạn nên đến đây trải nghiệm nhé
Cầu Mây điểm chup ảnh hot nhất Tam Đảo
Gía vé 10K
Quán gió Tam Đảo
Đây là địa điểm mình thích nhất, ngồi bên quán gió thưởng thức ly cafe cùng không gian thoáng đãng.giá đồ uống dao động từ 30K-50k. Đây cũng là địa điểm được các bạn trẻ đến checkin nhiều nhất khi đến Tam Đảo
Ngoài ra các địa điểm Free bạn nhất định phải checkin khi đi Tam Đảo đó là nhà thờ đá Tam Đảo, quảng trường Tam Đảo, tháp truyền hình…
Vậy để trả lời cho câu hỏi ”Đi Tam Đảo hết nhiều tiền không?” bây giờ mình xin tổng kết lại nhé
mình chọn Up in the air trên mây cùng nhóm bạn, mình bỏ ra 200k cho 1 đêm ở Tam Đảo, mình dùng BBQ nướng với giá 200K, mình đi bơi ở bể bơi beverly hill 150K, mình vào chụp ảnh ở Cầu Mây 10K, và dùng một ly cafe ở quán gió với giá 50K bên cạnh 100k tiền xăng xe di chuyển Hà Nội- Tam Đảo. Vậy tổng chi phí là 710K nhé !!
Một lựa chọn di chuyển với Taxi đường dài
Với khách gia đình, nhóm bạn, cặp đôi muốn thoải mái nhất và đảm bảo an toàn cho chuyến đi, Wecheckin gợi ý dịch vụ Taxi đường dài, taxi tuyến cố định, taxi du lịch của Ontaxi.vn:
Ontaxi là một hãng taxi đường dài nên nó có đầy đủ những ưu điểm vượt trội hơn các phương tiện di chuyển khác mà wecheckin.vn đã kể trên. Có nhiều lý do để chọn Ontaxi mà wecheckin có thể liệt kê ở đây:
Đặt xe đơn giản, nhanh gọn
Tài xế có kinh nghiệm, thân thiện và quan tâm đến khách hàng
Giá thành rẻ hơn so với các hãng taxi đường dài khác (từ 5 – 10%)
Bảng giá Ontaxi (xe taxi riêng) tuyến Hà Nội – Tam Đảo theo khu vực:
Riêng tuyến Hà Nội – Tam Đảo có xe cố định với giá vé 150.000 đồng/người – Ontaxi có thêm một sự lựa chọn cho hành khách. Điểm đón của xe cố định ở 3 điểm:
Những tài xế của Ontaxi cũng được đào tạo và tuyển chọn kỹ lưỡng. Đảm bảo các bạn sẽ có một chuyến đi an toàn và vui vẻ.
Nếu như bạn đang băn khoăn nên di chuyển đến Tam Đảo bằng cách nào thì tại sao không nhấc máy lên và gọi cho Ontaxi nhỉ? Đặc biết trong dịp lễ, sẽ không còn nỗi lo “Tam Đảo thất thủ nữa”, vì đã có ontaxi rồi!
Đặt xe taxi Hà Nội đi Tam Đảo của Ontaxi ở đây các bạn nhé:Đặt Xe
OnTaxi – Vận chuyển niềm vui, Ân cần tin cậy
Thông tin liên hệ của hãng taxi đường dài – Ontaxi:
Hàng Mã – cái tên đã quá đỗi quen thuộc đối với những người dân thủ đô, năm nào cũng chễm chệ ở vị trí đầu danh sách những địa điểm NHẤT – ĐỊNH – PHẢI – GHÉ mỗi dịp trung thu về. Cứ đến thời điểm trăng rằm tháng tám, con phố Hàng Mã lại đắm chìm trong vẻ đẹp vừa thơ mộng vừa rực rỡ khi dọc cả dãy phố ngợp trong những lồng đèn xanh đỏ.
Tôi – người đang viết bài đây – không phải một người Hà Nội. Tôi chỉ mới biết đến Hàng Mã hai năm về trước, khi mà tôi vừa mới chân ướt chân ráo lên thủ đô với khí thế hừng hực của một chú khờ mong muốn đi tìm con chữ. Tôi nhớ rất rõ vì đấy là trung thu đầu tiên xa nhà. Lạ một điều là tôi tuyệt nhiên chẳng nhớ nhung quê hương da diết như các bạn. Khi ấy chỉ đau đáu một lòng khao khát muốn khám phá, tìm hiểu, háo hức muốn xem trung thu ở nơi đất thủ đô nó ra làm sao, có khác gì so với ở nhà hay không… Cứ thế leo lên một chiếc xe bus, và điểm xuống của tôi chính là con phố cổ này.
Ấn tượng đầu tiên chắc là thể hiện hết ở tiếng “Òaa!” ngay khi tôi định hình hình được rằng mình đang lọt thỏm trong một biển đèn lồng đỏ rực và đống đồ chơi đủ các thể loại. Được nhìn ngắm đèn lồng là đầu óc lại rơi vào trạng thái đờ đẫn vô thức. Đèn lồng dường như có phép thôi miên đầy ma mị, kéo tôi trở về với những kỷ niệm về những đêm rằm tháng tám xưa tôi đã từng trải qua.
Trung thu trong tuổi thơ của tôi cảm nhận được rõ rệt từ trước hẳn một tháng, khi buổi sáng bước chân ra đường chỉ thấy những tia nắng mai yếu ớt và gió trời thì bắt đầu thổi se se lạnh. Ngoài đường, các sạp hàng và tiệm bánh đều rục rịch bày bán bánh trung thu từ sớm, còn tôi mỗi lần nhìn thấy lại tự hỏi không biết đến khi nào mới cúng xong để được cắt bánh ăn.
Trung thu là khi tôi bắt đầu liên tiếp nhận được những lời mời của cơ quan bố mẹ, của xóm đến vui buổi phá cỗ. Là khi mẹ chở tôi váy áo xúng xính, dặm thêm một chút son nhẹ đến tham gia tiết mục văn nghệ mừng trung thu ở trường. Là khi mẹ hào phóng bất thường bảo tôi chọn một món đồ chơi mới. Những món đồ chơi mà bất cứ đứa con nít nào cũng mê tít đôi khi là mặt nạ hình, đèn lồng, có lúc thì là chiếc trống con… Rồi mẹ sẽ chở tôi đi lòng vòng quanh phố trong cái háo hức rộn ràng, và sẽ dừng lại mua món bắp rang bơ thơm nức mũi mà ngày thường chẳng bao giờ tôi được phép động đến.
Những món đồ chơi hồi nhỏ đã từng mê hiện vẫn còn và được bày bán nhiều ở Hàng Mã. Tôi nhớ đèn lồng hồi đấy cũng đa dạng lắm nhưng toàn làm bằng giấy là nhiều chứ không phải đèn lồng nhựa có nhạc như bây giờ. Cho đến bây giờ tôi vẫn chỉ thích những chiếc đèn lồng, đèn kéo quân bằng giấy truyền thống giản dị như vậy. Rồi thì những con tò he nhiều màu sắc, những chiếc mặt nạ thằng cuội, con khỉ, những đầu lân đủ cỡ,… Tất cả đều được làm thủ công và vẫn giữ được nét đẹp truyền thống vốn có.
Tôi cứ đi lòng vòng dưới những mái nhà cổ, và dưới đuôi của những chiếc đèn lồng. Chợt không để ý mà va vào một đứa trẻ tay phải đang tung tăng đèn lồng, tay còn lại đưa chiếc kẹo đang mút dở lên miệng. Lại bật cười vì thấy ôi sao giống mình hồi bé. Nhưng hồi đấy trung thu chẳng mấy khi lên phố. Cá nhân tôi thích những bữa cơm mẹ nấu mà cả nhà quây quần, bàn ăn lại nhiều món ăn ngon lạ hơn thường nhật. Rồi ăn xong sẽ chạy đi chạy lại lăng xăng vừa giúp mẹ bày biện mâm cúng hoa quả, vừa chuẩn bị đi phá cỗ khắp xóm làng.
Đúng là cái không khí ấy, khi mà nhà nhà nô nức dắt tay con nhỏ ra phố. Thích nhất cái hình ảnh những đứa bé với khuôn mặt háo hức được bố kiệu trên cổ. Thích nhìn cả những bàn tay bé xíu xiu cứ bám lấy vạt áo hay thắt lưng bố mẹ vì sợ lạc. Cả một con phố cứ rộn ràng, náo nức những tiếng người cười nói, tiếng trống lân và cả tiếng lá khẽ lay trong gió thu lành lạnh. Cứ đi dọc con phố Hàng Mã mà cảm nhận được lòng mình lại vui như hồi còn bé. Vui vì được nhớ lại những kỷ niệm thuở bé, và vui hơn khi những nét đẹp truyền thống ngày rằm tháng tám vẫn được lưu giữ và tồn tại ở con phố nhỏ này.
“Khi bạn thức dậy cũng là một ngày mới bắt đầu. Nếu đã được sinh ra trên đời, hãy sống và đắm mình trong ánh nắng Mặt Trời chói chang, bơi trong đại dương xanh ngát và tận hưởng một bầu không khí thật trong lành”. Đây chính là câu nói truyền cảm hứng mang tôi đến với các cuộc hành trình đi theo bóng mặt trời.
Và trong những cuộc hành trình rong ruổi của mình,tôi chợt nhận ra hình như tôi chính là gã thợ săn của những khoảnh khắc. Đã từng đi qua Mù Cang Chải đón hoàng hôn bên đèo Khâu Phạ, thả mình vào ánh bình minh bên con đèo Ô Quy Hồ, đi giữa biển mây Y Tý. Tôi luôn cho rằng những gì thuộc về Tây Bắc là đẹp nhất, là đặc biệt nhất cho đến khi một ngày tôi đặt chân đến nơi này – Hoàng Su Phì ! Ôi Việt Nam mình đẹp lắm !
Những khoảnh khắc của hoàng hôn và bình minh thật đặc biệt nhất là với núi rừng đại ngàn cái khoảnh khắc đón chào ngày mới đem đến cho tôi một khởi đầu mới, mỗi khi đứng trước khung ảnh bình minh mọi thứ đối với tôi giống như một sự khởi đầu mới.
Những thửa ruộng bậc thang uốn lượn, rộng mênh mông nhuốm màu vàng ươm trong mùa lúa chín ở Tây Bắc đã khiến biết bao con tim say đắm. Cứ dịp cuối tháng 9 đầu tháng 10 hằng năm mùa vàng về trên khắp núi rừng Tây Bắc tạo nên một bức tranh mùa lúa chín sinh động, mê hoặc lòng người. NHƯNG cùng thời điểm này, ở phía Đông Bắc cũng có một nơi những thửa ruộng bậc thang đang thay áo mới cả một vùng trời ánh lên sắc vàng cùng ánh nắng mùa thu hãy về Hoàng Su Phì những ngày này mà tận hưởng không khí ngày mùa về trên các bản làng ở Hoàng Su Phì.
Hoàng Su Phì là một huyện biên giới vùng cao của tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp huyện Xín Mần, phía đông giáp huyện Vị Xuyên, phía đông nam và nam giáp các huyện Bắc Quang, Quang Bình cùng tỉnh.Đây là điểm đến lí tưởng cho những ai đam mê du lịch khám phá với cảnh quan hùng vĩ, những thửa ruộng bậc thang đẹp mê hồn bên cạnh đó là cung đường dẫn đến Hoàng Su Phì nguy hiểm càng làm cho những biker khao khát được đặt chân đến mảnh đất Đông Bắc đẹp như tranh vẽ này một lần trong đời.
Mùa lúa chín ở Hoàng Su Phì (khoảng từ tháng 9 đến cuối tháng 10) là một trong những thời điểm cảnh sắc thiên nhiên nơi đây đẹp nhất, với những thửa ruộng bậc thang nhuộm màu vàng rực.
Ruộng bậc thang mùa lúa Mù Cang Chải , Sapa, Y Tý mỗi nơi đẹp mỗi vẻ với tôi khoảnh khắc đón bình minh ở Hoàng Su Phì là đặc biệt hơn cả.
Với bàn tay lao động và sự sáng tạo người dân Hoàng Su Phì đã tạo nên những thửa ruộng lúa chín vàng óng mang lại mùa vụ ấm no cho cuộc sống nơi đây và hơn cả là bức tranh thiên nhiên ruộng bậc thang một kiệt tác của sự sáng tạo của người dân vùng cao.
Mùa thu này nếu chưa biết đi đâu hãy lên Hoàng Su Phì mà ngắm kiệt tác ruộng bậc thang đón nắng lên !