Du lịch biển cần...

Bài chia sẻ Kinh nghiệm du lịch biển cần chuẩn bị gì sẽ...

GỢI Ý LỊCH TRÌNH...

Từ lâu, du lịch Tây Bắc đã trở thành một trong những điểm...

Các địa điểm mà...

Tây Bắc là một vùng đất đặc biệt khi có đường biên giới...

TOP 5+ ĐỊA ĐIỂM...

Trong cuộc sống, khi quá bận rộn với công việc và những lo...
Home Blog Page 63

Cao nguyên Vân Hòa – Đà Lạt thứ hai giữa lòng Phú Yên

2

Tôi cứ ngỡ mình đang đón gió Đà Lạt cho đến khi nhận ra đang ở giữa lòng Phú Yên, một sự lạc đường, một trải nghiệm đáng yêu.



Tôi không phải kiểu người luôn đi trên những con đường đã được lập trình sẵn. Lạc đường để trải nghiệm, lạc để tìm được lối đi. Và tôi may mắn được lạc vào một nơi được được gọi là Đà Lạt thứ hai giữa lòng xứ Nẫu – Cao nguyên Vân Hòa.

Một nơi không khí trong lành mát mẻ như Đà Lạ và những vườn cây trái xum xuê như ở miệt vườn Miền Tây. Cao nguyên Vân Hòa sở hữu cảnh quan thiên nhiên làm say đắm lòng người.

Cao nguyên vân hòa
Vườn cây trái ở Cao nguyên Vân Hòa

Vùng cao nguyên này với đất đỏ bazan vốn có cùng với điều kiện tự nhiên khí hậu mát mẻ quanh năm rất phù hợp để cây ăn quả phát triển. Đến đây bạn sẽ ngạc nhiên khi bắt gặp những cây trái mọc một cách tự nhiên không có bất kì tác động nào từ bạn tay con người nhưng chúng vẫn sinh sôi đơm hoa, kết trái sai trĩu cành.

Cao nguyên vân hòa

Cao nguyên Vân Hòa vì nằm cách xa thành phố nên không khí trên này rất trong lành quanh năm.

Nằm ở độ cao trên 400m, cao nguyên đầy nắng và gió, thi thoảng có có sương mờ. Vào mùa thu khí hậu ở đây luôn thấp hơn thành phố Tuy Hòa khiến mọi người có cảm giác se se lạnh như khí hậu ở Đà Lạt vậy.

cao nguyen van hoaCao nguyên Vân Hòa cách thành phố Tuy Hòa khoảng 40km theo hướng bắc. Từ Thành phố Tuy Hòa đi men theo quốc lộ 1A lên phía bắc đến thôn Hòa Đa, sau đó rẽ trái đi theo đường ĐT 643 ngược lên hướng Tây khoảng 25 km sẽ đến cao nguyên Vân Hòa. Đây là điều được rút ra từ trải nghiệm lạc đường của mình. Đến Phú Yên bốn ngày và ngày thứ hai mình quyết định thuê xe chạy ra cầu gỗ Ông Cọp. Trên đường đi điện thoại hết pin và mình rẽ nhầm đường. Mình phóng tít chạy thằng lên tới di tích nhà thờ Bác Hồ đến đây mình hỏi người dân địa phương mới biết bị lạc đường.

Thật may rằng người ta hay nói cứ đi đi rồi sẽ đến, và tôi đã được “lạc trôi” vào thiên đường xanh ngút ngàn mang tên Cao nguyên Vân Hòa. Bây giờ, có nhắm mắt tôi cũng nhớ được con đường chạy tới cao nguyên đầy nắng và gió xinh đẹp này.

Cao nguyên Vân HòaCao nguyên Vân Hòa không chỉ nổi tiếng vì phong cảnh hữu tình mà còn là một di tích lịch sử. Di tích như nhà thờ Bác Hồ nằm ở thôn Hòa Bình – Xã Sơn Định – huyện Sơn Hòa. Hội trường Mùa Xuân: Được xây dựng năm 1973 tại một khu rừng thuộc địa bàn thôn Phong Hậu, xã Sơn Long. Hội trường có diện tích khoảng 160m2, là nơi tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V (9/1973) và nhiều cuộc đại hội, hội nghị và một số hoạt động của cán bộ và các lực lượng vũ trang trong khu căn cứ.vào năm 2008 khu di tích nhà lịch sử đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Cao nguyên Vân hòa như một vẻ đẹp lạ kỳ của thiên nhiên Phú Yên. Khi tất cả đều mơ về Phú Yên với biển xanh và nắng vàng thì cao nguyên Vân Hòa như một hòn ngọc xanh giữa lòng Phú Yên xinh đẹp. Nếu bạn như có lạc như tôi hãy dành chút thời gian ghé nơi này mà tìm câu trả lời cho câu hỏi vì sao Vân Hòa được gọi là Đà Lạt giữa lòng xứ Nẫu?

Có thể bạn quan tâm :

Về Hoàng Su Phì thưởng ngoạn di sản ruộng bậc thang đẹp mê hồn

Pa Pỉnh Tộp – Tinh hoa ẩm thực núi rừng Tây Bắc

ĐƯA EM VỀ THUNG LŨNG MÙA THU

Khám phá Châu Đốc -Mảnh đất yêu thương của miền Tây Tổ Quốc, miền đất đi là để nhớ !

 

Phú Yên – Vùng đất hoa vàng trên cỏ xanh

0

“Lối về quanh co chẳng níu bước chân tôi về, có còn hôm qua ở đó
Hết ngày âu lo rồi bỗng mãi hôm nay về thấy hoa vàng ở trên cỏ xanh
Thấy yên bình giấc mơ trong lành”



Chợt nghe những giai điệu dịu dàng, da diết này tôi nhớ Phú Yên. Mặc dù đã ba tháng kể từ chuyến đi tới xứ Nẫu, tôi cứ ngỡ rằng như chỉ vừa mới hôm qua. Tôi nhớ như in cảm giác đó, cái cảm giác một mình đi dạo đón hoàng hôn ở Bãi Xép, cảm giác một mình phóng chiếc xe wave lúc 4H30 sáng để được là người đầu tiên đón bình minh sớm nhất Việt Nam.  Hôm nay tôi viết về Phú Yên, về hành trình 4 ngày 3 đêm và viết về những tháng năm không biết bao giờ mới trở lại nhưng trong khoảng lặng của tâm hồn nó vẫn sống mãi.

Phu Yen
Phú Yên đẹp lắm #Photo @Ngocquan

Ngày đầu tiên Tuy Hòa bình yên bên dòng sông Chùa hiền hòa

Sau một hành trình dài từ Hà Nội, tôi đặt chân xuống Tuy Hòa khi thành phố sắp đón hoàng hôn. Tuy Hòa hiền hòa với núi nhạn xanh thẫm bên dòng sông Chùa uốn lượn, Tuy Hòa không ồn ào như thành phố láng giềng của nó (Nha Trang). Thành phố xinh đẹp dọc bờ biển Phú Yên mang lại cảm giác bình yên. Con người ở đây không vội vã, xô bồ. Có cảm giác thành phố này yên tĩnh tới mức khi 8h tối âm thanh duy nhất tôi nghe được là tiếng gió biển thổi ù ù thành phố đang phát triển chuyển mình theo hướng Nha Trang, nhưng Tuy Hòa bình yên hơn nhiều…

Phu yen

Cảm thấy một chút đói bụng, tôi ghé thăm vào quán Cô Mai dưới chân tháp Nhạn. Đây là quán bánh canh hẹ và bánh bèo ngon và nức tiếng ở Tuy Hòa, lúc nào cũng tập nập khách ra vào. Trong cơn đói thưởng thức một bát canh hẹ, húp nước dùng ngọt lịm từ cá, hương thơm của hành lá và hẹ, một hương vị ngon không thể nào diễn tả được.

banh beo

Tháp Nhạn trong tiếng Ê-Đê và Jarai gọi là tháp KơHmeng – là một tháp Champa nằm trên núi Nhạn, thắng cảnh tiêu biểu của Tuy Hòa, tỉnh lị của Phú Yên.

Phu yen
Tháp nhạn công trình kiến trúc đôc đáo của người Chăm #photo @Ngocquan

Tháp được người Chăm sinh sống ở lưu vực châu thổ sông Ba xây dựng nên vào khoảng thế kỉ 12. Tháp có hình tứ giác với 4 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ lại so với tầng dưới, nhưng vẫn theo phong cách tầng dưới. Tháp cao khoảng 23,5m. Mỗi cạnh chân tháp dài 10m.

Tháp Nhạn nằm trên núi Nhạn, soi bóng trên Đà giang vĩ đại tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình: Núi Nhạn – Sông Đà Rằng. Tháp Nhạn là công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị lịch sử cao của người Chăm và cũng là một thắng cảnh tiêu biểu của Phú Yên.

Ngày thứ hai Phú Yên đâu chỉ có biển xanh nắng vàng !

Ngày thứ hai Phú Yên có chút mưa.

Sau ngày đầu tiên dạo một vòng quanh thành phố đã có chút thấm mệt, tôi liền đặt lưng xuống ngủ ngon lành. Sáng hôm sau thức dậy ở một nơi xa với không khí trong lành, một nơi được ví von là Đà Lạt thứ hai giữa lòng Phú Yên – Cao nguyên Vân Hòa.

cao nguyen van hoa
Cao nguyên Vân Hòa được mênh danh là Đà Lạt thứ hai #photo @ngocquan

Cao nguyên Vân Hòa ở đâu – là một trong 3 cao nguyên của Phú Yên ở độ cao trên 400m. Nơi đây được biết đến với đầy nắng và gió cùng với cảnh quan đẹp. Khí hậu nơi đây được thiên nhiên ban tặng gần giống như Đà Lạt nên được nhiều du khách chọn làm điểm dừng chân.

Rất nhiều loài hoa nở bên đường

Ngày thứ ba Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh,yên bình lắm Phú Yên…

Tôi chạy xe thẳng đến bãi Xép. Bãi cát vàng óng trải trải ra trước mắt, nước biển trong xanh. Hôm nay biển lặng quá! Ai đã xem bộ phim tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh thì chắc hẳn đều sẽ phải lòng với khung cảnh bình yên của Bãi Xép.

Bai xep
em bé vui đùa trên cát #Photo @Ngocquan

Và đây không phải trên film của Victor Vũ, tôi đã được in dấu chân của mình ở đây nơi các cô cậu nhỏ trong bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” thả diều. Cái khung cảnh yên bình ấy bình yên đến nao lòng. Tôi cứ thế một mình ngồi ngắm biển Phú Yên.

bai xep
khung cảnh hoang sơ bình yên của Bãi xép

Men theo cung đường biển phía Bắc, tôi chạy thẳng tới Hải Đăng gành Đèn. Hải Đăng Gành Đèn là một trong mười ngọn Hải Đăng đẹp nhất Việt Nam. Từ ngọn Hải Đăng tôi phóng tầm mắt ra xa mà chiêm ngưỡng biển cả mênh mông,nhắm mắt lại hít một hơi thật sâu, tôi cảm nhận hơi thở của biển cả.

Hai Dang ganh den

Cách ngọn hải đăng không xa là là Gềnh Đá Dĩa, một trong những cảnh quan ấn tượng và độc đáo nhất ở Phú Yên. Ghềnh Đá Dĩa là một tập hợp các trụ đá hình lăng trụ xếp liền nhau, hòn nọ nối hòn kia kề với sóng nước. Bãi đá trải rộng san sát nhau chung màu đen huyền bí. Có trụ thẳng đứng, có trụ nghiêng vẹo nhưng vẫn chồng chất tầng tầng trông như chồng bát dĩa nên có tên gọi là Ghềnh Đá Dĩa. Nhìn từ xa, Ghềnh Đá trông giống một tổ ong thiên tạo khổng lồ vô cùng kỳ vĩ. Thắng cảnh Gành Đá Dĩa Liền kề với Ghềnh Đá Dĩa là Bãi Bãng tĩnh lặng với bãi cát trải mịn màng.

ganh da dia
Danh thắng gành đá dĩa #Photo @ngocquan

ganh da dia

Tôi cực kì khoái đón hoàng hôn ở gành Đá Dĩa. Một trải nghiệm thật tuyệt vời! Bên ánh hoàng hôn chiều tà, con người ta như có một khoảng lặng. Màu hoàng hôn là sắc màu buồn vậy cớ sao khoảnh khắc ấy luôn khiến ta ngóng chờ nhất? Chẳng phải vì ta cô đơn mà là vì hoàng hôn đem lại bình yên cho tâm hồn. Hãy ngồi trước ánh hoàng hôn và chút nỗi lòng của mình ra…

ganh da dia
Đóm hoàng hôn trên gành đá dĩa #Photo @Ngocquan

Ngày thứ tư, ngày cuối cùng Tôi gọi đây là hành trình đi theo ánh mặt trời !

binh minh Thức dậy lúc 4h sáng khi trời còn nhá nhem, chuẩn bị chiếc balo và chiếc máy ảnh đầy pin đúng 4h30 phút tôi xuất phát đi Mũi Điện – nơi đầu tiên đón ánh nắng mặt trời về trên lãnh thổ Việt Nam.

mui Dien
Đón ánh bình minh Mũi Điện #photo @ngocquan

Thời khắc đất trời đón ánh bình minh cùng nắng sớm luôn đánh thức trong tôi sự háo hức được khám phá. Tôi luôn thích cái cảm giác được đứng trước không gian rộng lớn nhắm mắt lại, hít một hơi thở thật sâu mà đón ánh bình minh đang dần đến bên cạnh mình.

Mui Dienmui dienMui DienMui Dien Khi chút khoảnh khắc bình minh kết thúc, ánh sáng soi chiếu khung cảnh hùng vĩ của Mũi Điện. Vẻ đẹp hoang sơ, bình yên biết biết bao khi tôi vừa là người đầu tiên đón ánh bình minh của tổ quốc. Tôi ví von cho hành trình của mình là hành trình “đi theo bóng mặt trời”. Với tôi những kỷ niệm đó như chỉ mới đây thôi, còn quẩn quanh đâu đó trong khoảng lặng bình yên nhất của tâm hồn.

Mui Dien

mui dien
Mũi Điện nơi đón bình minh sớm nhất trên đất liền #Photo @Ngocquan

Có thể bạn quan tâm :

ĐƯA EM VỀ THUNG LŨNG MÙA THU

Đà Bắc – Cung đường trải nghiệm tìm về một thoáng bình yên

Về Hoàng Su Phì thưởng ngoạn di sản ruộng bậc thang đẹp mê hồn

 

Q&A số 1: Đi phượt thì cần chuẩn bị những gì ?

0

Trong lúc đang ngồi ở trên giảng đường tiếng chuông reo lên bọn mình có 5 phút break sau một tiết học chẳng lấy gì làm thú vị cả. Bỗng nhiên mình nhận được một câu hỏi của cô bạn đại học “này đi phượt thì cần chuẩn bị những gì?”.



Thành thực mà nói mình là người không quá chu đáo cho việc gói gém đồ đạc để chuẩn bị cho những chuyến đi chơi xa bởi mình thường đi chơi mà không có kế hoạch trước hay hiểu theo đúng nghĩa mình hay tắt 3G và phóng xe rong ruổi khắp các cung đường với chỉ chiếc xe máy và một ít tiền mà chẳng chuẩn bị gì cả. tuy vậy hôm nay mình sẽ chia sẻ những kinh nghiệm chuẩn bị đồ đạc khi đi phượt những thứ theo mình là cẩn thiết cho một chuyến đi phượt.

Mu cang chai

Đi phượt không được quên giấy tờ tùy thân

Có một kỷ niệm làm mình nhớ mãi đó là trong chuyến đi du lịch Phú Yên 5 ngày 4 đêm của mình, trong lần thuê xe máy đi thăm Bãi Xép mình đã bị công an giao thông yêu cầu dừng xe kiểm trả giấy tờ thật không may mình để quên bằng lái xe máy A1 của mình ở Hà Nội và mình đã bị phạt tiền, cũng thật may mình không bị giữ xe vì đó là xe thuê của homestay. Thật là đáng nhớ nên điều đầu tiên mình khuyên các bạn đó là QUÊN GÌ THÌ QUÊN ĐỪNG QUÊN GIẤY TỜ TÙY THÂN nếu không muốn bị làm khó nhé.

  • Giấy phép lái xe :Như mình đã chia sẻ ở trên thứ bắt buộc phải có nếu chuyến đi của bạn có một hành trình bất kỳ sử dụng xe máy, đây cũng là giấy tờ bạn có thể sử dụng thay thế CMND khi lên máy bay.
  • Đăng ký xe, bảo hiểm xe, giấy chứng nhận nộp phí đường bộ : Những thứ cần thiết để tránh gặp rắc rối với CSGT khi đi trên đường
  • Hộ chiếu + CMND : Khi vào khu vực biên giới như các cửa khẩu như Lóng Sập ở Mộc Châu chẳng hạn  bạn sẽ phải xuất trình giấy tờ tùy thân với đồn biên phòng quản lý khu vực đó chính vì vậy bạn nên mang theo CMND, trong trường hợp ở một số cửa khẩu các bạn muốn sang phía bên kia biên giới du lịch thì bạn cần phải có thêm hộ chiếu.
  • Nếu bạn không muốn mang theo tiền nhiều thì nhớ mang theo thẻ ATM, thường ở trung tâm các huyện sẽ có ATM của ngân hàng Agribank nên các bạn nhớ mang theo loại thẻ có thể rút được ở ngân hàng ngày (hệ thống Smartlink là okie).
  • Bộ bọc khuỷu tay và đầu gối để giảm chấn thương khi chẳng may có bị ngã xe, 2 thứ này bạn có thể dễ dàng mua ở những cửa hàng chuyên bán đồ đi phượt. Nếu có điều kiện, hãy sắm thêm một bộ áo giáp toàn thân

Hãy chuẩn bị một chiếc xe đủ tốt đi đi phượt nhé !

Tùy theo những cung đường phượt bạn chọn, nếu đi cung đường biển đường thằng tắp thì loại xe nào cũng sẽ đáp ứng được nhu cầu di chuyển. Nhưng nếu lựa chọn các cung đường phượt ẩn chửa nguy hiểm như khi đi chinh phục tứ đại đỉnh đèo huyền thoại ở Tây Bắc thì bạn nên chọn cho mình một chiếc xe số hoặc xe côn tay thay vì xe ga để xử lí các khúc cua tốt hơn.Về loại xe, có 3 loại phổ biến nhất là xe ga, xe số và xe côn tay.

+ Xe gas : Với xe gas, bạn sẽ thuận tiện trong việc sắp xếp hành lý vì loại xe này có kích thước lớn. Tuy nhiên, điểm trừ là khả năng leo đèo dốc thấp, không chủ động được trong việc tăng giảm số xe. Vì thế không nhiều người chọn xe gas khi đi phượt bụi.

+ xe số : Loại xe này giúp bạn linh hoạt trong việc tăng giảm số xe khi cần thiết, sữa chữa đơn giản hơn.Khả năng linh hoạt của nó giúp chúng ta xử lí những cung đường đèo mạo hiểm tốt hơn nhiều so với xe gas và chi phí mua 1 chiếc xe số rẻ hơn rất nhiều so với số tiền mà bạn phải bỏ ra để mua một chiếc xe gas. Vì thế ở Việt Nam đây là loại xe phổ biển nhất kể cả khi đi phượt hay di chuyển trong đời sống hằng ngày.

+ xe côn tay : đúng như cái tên, việc tăng giảm số xe đều được điều khiển bởi tay côn. Ưu điểm có xe côn tay là bình xăng lớn, chứa được lượng xăng nhiều hơn các loại xe khác. Tuy nhiên, thay vào đó, xe côn tay lại tiêu thụ xăng nhiều nên tính ra có thể tương đương nhau.

Đi phượt đừng bỏ quên máy ảnh ở nhà nhé !

Nếu ai đó có hỏi tại sao phải vác theo cục sắt nặng vài cân theo để làm gì? chụp ảnh bằng điện thoại đẹp rồi, không cần thiết để mang máy ảnh theo. Mình xin đáp đó là có những thứ điện thoại không thể thay thể được máy ảnh và còn rất rất lâu nữa điện thoại mới bắt kịp được chất lượng ảnh chụp từ một chiếc máy DSLR.Nên vì thế mình đưa máy ảnh vào danh sách phải có khi đi phượt của mình.

Trong hình ảnh có thể có: máy ảnh

Một ống kính góc rộng để bạn giữ lại những khoảnh khắc đáng nhớ

Đối với mình, khi đi phượt mình thường mang theo ống kính góc rộng hoặc thậm chí siêu rộng để chụp lại những khoảnh khắc đáng nhớ. Đơn giản thôi vì đi phượt là đi khám phá những chiếc ống kính góc rộng sẽ giúp chúng ta bắt trọn những khung hình về những miền đất hứa nơi chúng ta chưa từng đặt chân tới. Tùy theo hãng máy ảnh bạn sử dụng mà chọn ống kính phù hợp. Nếu sử dụng Canon các bạn hãy đem theo những ống kính như Canon 17-40F4L, Canon 11-24f2.8L , canon 16-35mm F2.8…nếu kinh phí có hạn các bạn có thể sử dụng ống kính của bên thứ ba như Sigam, tamron, tokina cho chất lượng ảnh chụp rất tốt nhé.

Image result for canon 16-35 f2.8 iii

Một chiếc Tripod sẽ giúp ích cho bạn lắm đấy khi đi phượt chỉ có một mình.

Nếu phải đi một mình mà không có bạn đồng hành, không có ai chụp ảnh cho mình đừng lo bởi một chiếc chân máy sẽ giúp bạn làm điều này, ngày nay những hãng máy ảnh hiện đại rất nhiều nhiều hãng đã trang bị giao tiếp thông minh cho máy ảnh như giao wifi, bluetooth, NFC và điều chỉnh máy ảnh trên chính chiếc smartphone của các bạn. Với chiếc chân máy việc làm duy nhất của bạn là cố định khung hình, lấy nét cho tấm ảnh định chụp và bấm hẹn giờ máy ảnh sẽ tự động chụp lại khoảnh khắc đó.

Trong hình ảnh có thể có: máy ảnh

Các đồ dùng cần thiết khác

1 Chiếc điện thoại có kết nói 3G : để làm gì thì bạn chăc cũng biết rồi đúng không, nhất là đối với những bạn đi du lịch bụi một mình, nó sẽ là công cụ chỉ đường để tránh bị lạc.

+ Đồ dùng sinh hoạt hằng ngày theo thói của các bạn nên ưu tiên gọn nhẹ nhất có thể nhé.Những đồ nên có trong balo đó là

+ Những dụng cụ ý tế thuốc đau bụng berberline, thuốc cảm cúm, bông băng, viên sủi giảm sốt, thuốc giảm đau, salonpas….

+ nếu đi vào mùa lạnh thì nhớ đem theo miếng dán giữ nhiệt và bình nước giữ nhiệt nhé

+ Đồ dùng công nghệ : sạc điện thoại, sạc dự phòng đối với bạn nào hay nghe nhạc thì đem theo tai nghe

+ Quần áo : bạn nên cân nhắc xem sẽ đi mấy ngày để mang theo quần áo cho gọn nhẹ điều này đặc biệt quan trong nếu bạn tham gia đi trekking leo núi nếu mang nhiều quá sẽ không có sức để hoàn thành chặng đường.

*Đối với mùa đông : phải mang theo áo khoác dày ưu tiên loại áo từ 2 lớp dày trở lên. Nếu mua được loái áo chống nước thì tốt hơn.

  • áo giữ nhiệt
  • khăn len
  • áo len
  • bịt tai giữ ấm nếu trời quá lạnh
  • găng tay chống nước nếu đi leo núi
  • túi ngủ nếu cắm trại ngoài trời
  • 2-3 đôi tất loại dày để giữ âm cho bàn chân
  • túi sưởi nếu bàn tay quá lạnh

* Đối với mùa hè

  • áo khoác gió mỏng giữ ấm khi đêm lạnh ở những nơi cao như Tam Đảo, Ba Vì, Sapa….
  • quần dài
  • áo phông rộng rãi thoáng
  • bình đựng nước

Cuối cùng là vấn đề tài chính?

đây là câu hỏi không có câu trả lời chính xác được. Nó phụ thuộc vào chuyến đi của bạn,đi dài ngày hay ngắn ngày đi xe máy hay xe khách các bạn dựng lều trại hay ở homestay… Mình xin lấy ví dụ từ bản thân chuyến đi Sapa 4 ngày 3 đêm của mình vừa rổi mình tiêu hết 2800K đó là chuyến đi mình đi một mình và không có ai đồng hành cả. Hãy lên lịch trình trước và ước tính số tiền sẽ sử dụng và cộng thêm một chút để phòng thân. Wecheckin.vn hi vọng những chia sẻ của bản thân mình sẽ giúp cho các bạn có một chuyến đi vui vẻ ! Nhớ theo dõi blog wecheckin.vn của bọn mình để cập nhất những bài viết về du lịch trải nghiệm mới nhất nhé !

mu cang chai

Have a nice trip !

Có thể bạn quan tâm :

Cùng team Wecheckin lên Đà Bắc trải nghiệm “đi rừng và làm rẫy”

ĐƯA EM VỀ THUNG LŨNG MÙA THU

Kochia – nữ hoàng tháng 10 của Hitachi Seaside Park

Nếu đã đến với Nhật Bản hay có tình yêu với xứ sở mặt trời mọc này thì tỉnh Ibaraki sẽ là một điểm dừng chân mà bạn không thể lỡ.



Ngoài những quốc sản của Nhật Bản như “vị vua” của các loài dưa lưới của Nhật thì Ibaraki còn sở hữu Công viên hoa đẹp nhất thế giới. Đó chính là Công viên Quốc gia Hitachi Seaside. Công viên rộng 350 ha với 200 ha bao phủ bởi những loài hoa nở suốt bốn mùa

1. Cách di chuyển đến Ibaraki:
Nếu bạn xuất phát từ thành phố Tokyo thì có các phương án :
*Với tàu nhanh: 72 phút di chuyển
*Với tàu thường: 75 phút di chuyển
Còn nếu bạn đi ô tô từ sân bay Narita thì hết 75 phút.

2. Hoa Kochia tại Công viên Quốc gia Hitachi Seaside:

“Công viên Quốc gia Hitachi Seaside” là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước. Cho dù là mùa hè hay mùa thu, ngọn đồi Miharashi được phủ kín bởi khoảng 32000 cây Kochia, đem lại quang cảnh ngọn đồi đỏ rực rỡ. Và tại đây bạn có thể ngắm khoảnh khắc cây đổi mới, đó cũng là lí do đồi Miharashi là khu vực được yêu thích nhất.
Địa chỉ: 605-4 Azaonuma, Mawatari, thành phố Hitachi-naka, tỉnh Ibaraki

Hitachi Seaside Park
Sắc đỏ của mùa thu trải khắp Mihirashi

Kochia là loài cây thuộc họ Dền, tuy vậy nó có nguồn gốc từ phía nam Châu Âu. Những tưởng Kochia là tên tiếng Nhật của nó nhưng lại không phải. Tên tiếng Nhật của nó là Hokiguse. Loại cây này trước đây được người ta sấy khô và sử dụng làm chổi. Nhưng tại Hitachi Seaside, cây này chỉ là loại cây cảnh thôi nhé.

Tháng 10 là tháng của Kochia, trong khoảng từ đầu đến cuối tháng 10 nó sẽ đổi thành những màu khác nhau. Đó cũng là lí do mà ngọn đồi Miharashi được yêu thích. Bạn có thể ngắm Kochia với lịch trình sau:

Đầu tháng 10 đến giữa tháng 10:
Vào thời điểm đầu tháng 10, Kochia mang sắc xanh tươi của mùa hè gợi nhớ bạn đến những ngày hè vui vẻ, đầy hứng khởi.

Hitachi Seaside Park
Ngọn đồi Kochia xanh mướt của mùa hè

Giữa tháng 10:

Thế nhưng, đến giữa tháng 10, cây lại chuyển sang sắc đỏ của mùa thu rực rỡ, làm nao nức lòng người. Vào thời gian này, không thể quên ngắm hoa Cosmo nữa nhé. Vẻ đẹp của hai loài hoa kết hợp với nhau tạo nên một phong cảnh hữu tình của mùa thu tại Hitachi Seaside.

Hitachi Seaside Park
Sắc đỏ của mùa thu trải khắp Mihirashi
Hitachi Seaside Park
Ngọn đồi Kochia đỏ rực sắc thu
Hitachi Seaside Park
Sắc hồng, tím của hoa Cosmo tạo nên một thảm hoa tím trời Ibaraki

Sự hòa quyện của màu hồng, tím, trắng của 2 triệu cành hoa Cosmo, cùng với sắc đỏ của Kochia tạo nên một màu sắc đậm chất thu.

Cuối tháng 10:

Hitachi Seaside Park
Kochia cuối tháng 10

Sau màu đỏ rực của sắc thu, Kochia thay sắc mới, chuyển sang màu vàng đồng dịu nhẹ. Dưới ánh nắng của hoàng hôn, ta có thể cảm tưởng cả ngọn đồi Miharashi tỏa sắc vàng vậy.

Hitachi Seaside Park
Ngọn đồi Kochia dưới ánh nắng hoàng hôn

Hitachi Seaside Park

Không chỉ ban ngày mà vảo buổi tối, khi ánh đèn được thắp sáng cùng với sắc màu của cây cỏ Kochia, du khách cho thể chìm đắm trong khung cảnh lung linh, lãng mạn của Công viên Quốc gia Hitachi Seaside đấy.

Thắp-đèn-buổi-tối-tại-công-viên-Hitachi-Seaside-1
Hitachi Seaside chìm đắm trong ánh đèn buổi tối
Hitachi Seaside Park
Hitachi Seaside chìm đắm trong ánh đèn buổi tối

3. Tại Ibaraki, bạn có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp và ngắm mọi loại hoa quanh năm. 

Chào mùa xuân với sắc hồng của hoa Ume phủ khắp mọi nơi.

Thời gian: Cuối tháng 2- tháng 3
Địa điểm: Kairakuen 1 chrom, Tokiwa cho, thành phố Mito, tỉnh Ibaraki

Khu vườn Kairakuen- một trong ba khu vườn nổi tiếng nhất tại Nhật Bản. Đây cũng là một chốn dừng chân ngắm hoa nổi tiếng, đặc biệt là vào mùa hoa mận nở phủ hồng khắp khu vườn.

Kairakuen
Ume nở mang sắc hồng khắp Kairakuen

Sự hòa quyện giữa Nemophilla cùng sắc xanh của bầu trời

Thời gian: Giữa tháng 4 – đầu tháng 5
Địa chỉ: 605-4 Azaonuma, Mawatari, thành phố Hitachi-naka, tỉnh Ibaraki
Vào hè, đến với Hitachi Seaside Park bạn sẽ cảm nhận một sự mát mẻ, trong lành bởi sắc xanh của hoa Nemophilla hòa quyện với sắc trời.

Hitachi Seaside Park
Sắc xanh của Nemophilla hòa cùng sắc xanh của bầu trời hè

Lễ hội hoa diên vỹ Suigoitako

Thời gian: Cuối tháng 5- đầu tháng 6
Địa điểm: Công viên Suigoitako Ayame, 1-5 Ayame, thành phố Itako, tỉnh Ibaraki
Diên vỹ được mệnh danh là loài hoa được mệnh danh cho cảm xúc của Nhật Bản. Khi nhìn thấy hoa diên vỹ cũng là lúc bắt đầu thấy mùa hè tại xứ sở mặt trời mọc này.
Lễ hội được tổ chức tại công viên Suigoitako Ayame, với hơn 500 loài cùng với 1 triệu cánh hoa đầy màu sắc. Đây sẽ là một trong những điểm đến tuyệt vời nên đến vào hè.

Hitachi Seaside Park
Diên vỹ loài hoa cảm xúc của Nhật Bản

Nếu bạn là người yêu thích cảnh đẹp hay là người yêu hoa thì đây sẽ là địa điểm không nên bỏ qua. Đã đến với xứ sở mặt trời mọc thì càng không thể không ghé đến. Tỉnh Ibaraki xinh đẹp luôn chào đón các bạn, không chỉ những vườn hoa rực rỡ mà những người dân thân thiện nữa nhé!
Cùng Wecheckin đến với Ibaraki thôi!!

Lịch hoa nở Ibaraki đây nhé

Hitachi Seaside Park

Có thể bạn quan tâm:
Thưởng thức quốc sản của Nhật Bản và khám phá tỉnh Ibaraki

Kinh nghiệm du lịch Nhật Bản tự túc

Tìm đến vẻ hoài cổ vùng Chugoku – Nhật Bản

 

Cùng team Wecheckin lên Đà Bắc trải nghiệm “đi rừng và làm rẫy”

Đà Bắc ồ cái tên nghe sao xa lạ đúng không? thế còn ” đi rừng và làm rẫy ” trải nghiệm này bạn đã được thử chưa? Wecheckin.vn đã tìm về Đà Bắc và bây giờ chúng tớ sẽ kể cho các bạn nghe về hòn ngọc xanh bên dòng Đà giang thơ mộng và hành trình tìm về hơi thở của núi rừng.

Tháng 10 là thời điểm đẹp nhất để dạo chơi Tây Bắc, chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng đại ngàn trong cái nắng mùa thu trong vắt đẹp đến ngỡ ngàng, mùa thu là mùa của Tây Bắc nơi tâm hồn được trở về góc bình yên trong những điều giản dị nhất. Một nụ cười Tây Bắc thôi cũng khiến ta ấm lòng. Bởi miền tây nước mình đẹp từ những điều giản dị nhất.

Đà BắcĐà BắcĐà BắcCả nhóm chưa bao giờ được thử cảm giác băng qua dòng sông, lội qua những con suối mát róc rách chảy và nghe tiếng chim rừng hót. Có cảm giác chúng tôi sống trong lòng một thành phố tuy rộng lớn nhưng tâm hồn chật trội biết mấy những trải nghiệm về với núi rừng là thứ gì đó thật xa xỉ. Một hành trình tìm về Đà Bắc tựa như một cuộc phiêu lưu giải thoát cho những tâm hồn đang “khát nắng, khát gió” và về sống dựa hơi thở của thiên nhiên.

Đà BắcĐà BắcWecheckin.vn gọi hành trình lần này là “đi rừng và làm rẫy”, chuyến đi trải nghiệm chưa từng có của cả nhóm từ trước đến giờ. Đó là  điều mà cả nhóm đã ao ước thực hiện từ lý  chọn một địa điểm ở một nơi xa lạ chỉ để đặt chân và đặt thân mình ở đó giữa đại ngàn chơi vơi.

Đà BắcĐà BắcĐà-Bắc-22Chúng tôi tận hưởng từ từ từng chút một cái cảm giác này tôi chơi vơi giữa dòng Đà Giang, tôi hít hơi thở tôi hằng ao ước bấy lâu, xung quanh tôi là nắng, là gió, và hơi thở của thiên nhiên. Cả nhóm wecheckin đều phấn khích mà trải nghiệm, ai cũng nói với cái giọng miễn cưỡng ” ôi giá như được ở đây lâu hơn, và cái giây phút diệu kỳ này trôi qua chầm chậm thôi”. Đà Bắc thực sự là một viên ngọc bí ẩn thú vị trong biết bao viên ngọc khác của Việt Nam – vẻ đẹp tiềm ẩn.

Đà BắcSau khoảng chừng 45 phút trên chiếc thuyền cả đoàn đã đến được bên kia sông và bắt đầu “đi rừng và làm rẫy”. Một chuyến đi đúng nghĩa thực sự nơi cả đoàn bỏ lại tất cả điện thoại lại và nhìn về những cánh rừng con suối phía tiếng nước chảy róc rách trước mặt.

Đà BắcĐó là một buổi sáng sớm mùa thu, thời tiết rất mát mẻ và dễ chịu những vạt nắng thu chiếu đem lại động lực cho chúng tôi sẽ có một bữa trekking tuyệt vời. Cả đoàn bắt gặp hình ảnh con suối nước trong vắt đang chảy đều cảm thấy thích thú. Xung quanh là núi là dòng Đà Giang cảm giác chúng tôi được đại ngàn che chở và bình yên đến lạ kì.

Đà BắcNhững vệt ray sáng xuyên qua kẽ lá chiếu rọi xuống những vách tảng đá bên cạnh con suối.

Đà BắcĐà BắcDưới sự chỉ dẫn của chị người địa phương chúng tôi tận tay trèo lên nương được lấy lá chuối rừng để làm chiếu trải ra, và đó cũng là thứ để bày gói đồ ăn. Bởi hôm nay chúng tôi sẽ được trải nghiệm sinh tồn giữa đại ngàn núi rừng.

Đà Bắckinh nghiem phuot da bac hoa binhChúng tôi đang ở một nơi mà…..
Khói, tiếng gọi cũng là… smartphone

Smartphone, kết nối 4G, mạng xã hội, thế giới ảo không chúng tôi đang ở một nơi hoang sơ đến nỗi năm 2018 rồi vẫn chưa được phủ sóng điện thoại. Mọi kết nối internet ở đây là không thế nhưng cũng như đó mà chúng tôi mới được cảm nhận cuộc sống ” đi rừng và làm rẫy” thú vị như thế nào. Nơi mà dưới những cánh rừng xanh biệt lập với thế giới bên ngoài, nơi những tiếng gọi mà chúng tôi đặt tên là tiếng chuông smartphone giữa đại ngàn. Chúng tôi đươc dạy về cách sinh tồn giữa rừng núi, những ông tre, ống nữa được làm ly để uống nước, để làm đũa gắp thức ăn trong mâm cơm.

Đà BắcĐà BắcChúng tôi được biết về văn hóa ẩm thực của người Mường. Địa bàn sinh sống của người Mường nơi đây thường gắn với núi non, sông suối, nơi họ có thể sống hòa vào thiên nhiên, dựa vào thiên nhiên để mưu sinh. Chính vì yếu tố này, vốn văn hóa ẩm thực của họ cũng được “chiết xuất” từ tự nhiên, qua bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú, sinh động của con người mà thành nét độc đáo riêng biệt. Mọi thứ rất đơn giản, không cầu kì, cả nhóm thưởng thức mâm thức ăn một cách ngon lành theo phong cách “đi rừng và làm rẫy”

Đà bắcĐà bắcĐà BắcNét đặc trưng trong ẩm thực của người Mường là món cỗ lá. Ít khi dùng bát, người Mường thường dùng mẹt tre, hay mâm gỗ rồi đặt lên vài ba mảnh lá chuối xanh ngắt sau đó mới xếp đồ ăn lên. Các món ăn được xếp hài hòa trong mâm cỗ trên nền màu xanh của lá chuối tạo nên sự hấp dẫn, dân dã và bình dị. Và chúng tô đã có câu trả lời cho thứ gọi là kiểu “đi rừng và là rẫy” sinh tồn giữa chốn rừng xanh với những thứ chúng tôi trước kia tưởng nó là vô hại.

Đà BắcTôi xin dừng ở đây thôi bởi vì có nói về ẩm thực, con người Tây Bắc nói chung và Đà Bắc sẽ không bao giờ là đủ cả. Đôi khi trong những chuyến hành trình của mình chúng ta bước giữa thiên nhiên bao la rộng lớn để nhận ra một điều rằng bản thân mình thật bé nhỏ bé.


Có thể bạn quan tâm :

Đà Bắc – Cung đường trải nghiệm tìm về một thoáng bình yên

Kinh Nghiệm Phượt Đà Bắc Từ Hà Nội bằng xe máy

Trải nghiệm ẩm thực dân tộc giữa núi rừng Đà Bắc

UP IN THE AIR – nhà trên mây Nơi đón những bình yên và nhẹ nhàng, mời bạn tới nhâm nhi tách trà và ngắm mây bay!

 

Trải nghiệm ẩm thực dân tộc giữa núi rừng Đà Bắc

Tôi được thưởng thức ẩm thực Đà Bắc ngay khi đặt chân đến nơi đây sau gần 5 giờ đồng hồ chạy xe. Nắng nóng, bụi bặm, kể cả những mệt mỏi sau một chặng đường dài dường như bay biến hết khi chúng tôi nhìn thấy mâm cơm mà homestay Quang Thọ (homestay chúng tôi ở trong suốt chuyến đi) đã chuẩn bị sẵn tươm tất. Đó là cái cách mà chúng tôi bắt đầu cho hành trình khám phá của mình – trải nghiệm về những món ăn đậm đà của người dân tộc Mường nơi rừng núi Đà Bắc.



Nằm bên bờ con sông Đà nên trong bữa ăn của những người dân khu vực này không thể thiếu cá. Hầu như bữa ăn nào của chúng tôi cũng có cá, tất nhiên, được chế biến theo những công thức khác nhau. Điển hình như mâm cơm đầu tiên của chúng tôi đã có tận…3 món cá: cá hấp, cá nướng và cá om dưa.

Mâm cơm của người Mường lót lá chuối, tất cả thức ăn đều được để chung với nhau.

Mỗi món cá có một nét đặc trưng riêng. Cá hấp mềm, ăn miếng nào cũng như tan trong miệng. Cá nướng thịt khá chắc và thơm đượm mùi khói. Còn cá om dưa lại có vị đậm đà xen lẫn vị chua nhẹ của dưa. Những món cá tuy chế biến khác nhau nhưng nói chung đều tươi ngon, thơm nức mũi và không bị tanh. Tôi là một đứa không thích ăn hải sản vì sợ vị tanh, nhưng lên Đà Bắc vẫn chén tỳ tỳ 3 bát cơm mỗi bữa, nhờ món cá.

Ngoài cá ra thì trên mâm cơm còn có dưa chuột, nộm hoa chuối, bí luộc, gà luộc và một bát canh mướp thanh thanh. Đặc biệt gà được chọn để chế biến là gà đồi, thịt thơm và chắc chứ không bở như gà công nghiệp. Đồ chấm thì có một đĩa súp chanh, một bát mắm pha sẵn với rất nhiều ớt và không thể thiếu 1 đĩa mắc khén – gia vị đặc biệt của vùng Tây Bắc.

Gắp một miếng cá đặt lên rau xà lách, thêm một ít húng khử mùi tanh và một ít mắc khén, cuối cùng cuộn lại chấm đẫm trong nước mắm đậm đà. Ăn hết trong một lần mà cảm nhận được cả hương vị của sông, của núi rừng đang hòa quyện mà bùng nổ trong miệng. Chính là hương vị thanh khiết và tươi ngon mà thiên nhiên mang lại.

Chúng tôi ăn tối sau khi cùng nhau chèo thuyền kayak ngắm hoàng hôn trên sông Đà xanh biếc.

Bữa tối hôm đấy chú chủ homestay Quang Thọ chuẩn bị cho chúng tôi một con lợn quay. Chúng tôi cứ quây quần bên đống lửa chờ thịt chín, lời ca tiếng đàn bay lên cùng làn khói bếp, vướng vít trên những mái nhà sàn rồi tản vọng khắp rừng núi.

Lợn Mường quay cả con trên lửa.
Sáo đàn chờ thịt chín.

Bữa tối hôm ấy cũng khiến miệng lưỡi tôi hoạt động hết công suất khi có thịt lợn quay, cá rán, đậu đỗ luộc, canh cải, lòng lợn và măng xào mùi tàu thơm nức mũi. Chắc không cần nói nhiều về món cá nữa. Món mà tôi mong chờ nhất chính là thịt lợn quay kia kìa.

Mâm cơm buổi tối.

Theo như chú chủ homestay nói thì đây là loại lợn Mường nuôi hơn 1 năm, thịt mềm và ngon. Lợn quay cả con, thỉnh thoảng lại được phết lên một lớp gia vị và mật ong cho đậm đà. Chính vì được quay nguyên con nên tuy phần da giòn nhưng thịt lợn quay bên trong vẫn còn giữ được độ ẩm, mọng và cực kỳ mềm.

Lợn Mường quay và măng xào.

Măng rừng xào cũng là “kẻ trộm cơm” với vị đắng nhè nhẹ, lại giòn sật sật và thơm nức mùi ngò gai.

Nói chung đây là một bữa ăn cực kỳ thỏa mãn những chiếc bụng đói meo sau một buổi chiều chơi thả ga trên sông Đà.

Bữa sáng của chúng tôi là xôi. Gọi là xôi nhưng thực chất nó được nấu bằng hạt gạo tẻ bình thường thôi. Nhưng điều đặc biệt là người Mường ngâm gạo bằng nước lá gì đó (tôi đã quên không hỏi tên) giống lá kinh giới để nó có màu hồng ngon mắt. Chẳng cần gì nhiều, chỉ cần có thêm chút muối vừng và quả trứng ốp là đủ chắc bụng rồi.

Bữa sáng với “xôi” chấm muối lạc và trứng ốp ăn kèm.

Bữa ăn cuối cùng chúng tôi – cũng là bữa ăn đặc biệt nhất, đáng nhớ nhất – được tổ chức ở ngay trong rừng núi Đà Bắc mà chúng tôi đi trekking.

Nhóm bếp ngay bên suối,
Cá nướng trong ống nứa và gà nướng.
Dì chủ Homestay Quang Thọ giúp chúng tôi lấy lá chuối để lót đồ ăn

Cứ men theo suối mà đi, cuối cùng chúng tôi chọn được một bãi đất tốt để có thể nấu nướng và ăn uống ngay bên bờ suối. Bữa ăn cũng đơn giản với gà nướng và cá nướng trong ống nứa, thêm một ít quả nặc nè luộc và (lại) không thể thiếu dưa chuột.

Bữa trưa đơn giản sau khi đã tắm suối thỏa thuê.
Đến những chiếc chén cũng được làm từ nứa
Tận dụng nước suối để rửa đồ ăn
Dưa chuột luôn xuất hiện trong tất cả mọi bữa ăn

Bữa ăn khá là đơn giản, nhưng lại ngon hơn bất cứ cao lương mỹ vị nào trong những nhà hàng sang trọng. Tôi thích ngây người ra mà ngắm những làn khói mang theo hương vị của rừng núi lại bay tản vào rừng núi. Thích nhìn thịt gà dần chuyển màu vàng óng. Thích cùng mọi người ngồi bên suối tâm tình, cười đùa, tán gẫu về những gì mình vừa được trải nghiệm. Thích vừa ngồi nhâm nhi từng miếng cá tươi rói vừa ngắm nhìn nước suối chảy. Miệng ăn, mắt nhìn, tai nghe – tam quan được tận dụng tối đa trong một bữa ăn.

Bữa trưa ngập tràn ánh nắng, tiếng suối và tiếng cười nói của cả đoàn.

Quay trở về với cuộc sống nơi đô thị tấp nập, với những ngày có khi chẳng ăn đủ ba bữa, cuối tháng hết tiền lại úp vài ba gói mỳ. Bỗng lại thấy nhớ những bữa cơm Đà Bắc đậm đà hương vị núi rừng và nét văn hóa dân tộc vùng núi Tây Bắc. Một nét ẩm thực độc đáo đến khó quên. 


Có thể bạn quan tâm:

Đà Bắc – Cung đường trải nghiệm tìm về một thoáng bình yên

Kinh Nghiệm Phượt Đà Bắc Từ Hà Nội

Phố cổ Đồng Văn – nét văn hóa cổ độc đáo vùng cao

 

Đà Bắc – Cung đường trải nghiệm tìm về một thoáng bình yên

Gác lại toàn bộ công việc ở phía sau, chúng tôi di chuyển quãng đường chừng 130km tìm về với Đà Bắc – chốn bình yên bên dòng Đà giang thơ mộng. Một vùng đất mơ mộng, đầy trải nghiệm, ở một nơi hoang sơ đến mức không có sóng điện thoại, chúng tôi gần như sống xa cách với thế giới công nghệ hiện đại trong 48 giờ.



Hành trình đến với Đà Bắc giống như hành trình tìm về với hơi thở của thiên nhiên.

Đà Bắc

Dọc theo đại lộ Thăng Long chúng tôi men theo con đường hướng tới làng văn hóa 54 dân tộc, rồi rẽ trái theo hướng đi lên vườn Quốc Gia Ba Vì sau đó chừng 10km các bạn sẽ gặp một biển chỉ dẫn men theo hướng vòng xuyến các bạn rẽ trái theo hướng đi Hòa Bình. Đây là cung đường sẽ ẩn chứa nhiều điều thú vị hơn so với lựa chọn đi theo hướng quốc lộ 6, bởi vì khi đi qua Ba Vì rồi tiếp tục chạy dọc qua huyện Thanh Thủy  (Phú Thọ) sẽ bắt gặp cảnh mây phù trắng ngọn núi Tản  vào buổi sáng sớm.

Núi Tản

Từ trung tâm thị trấn Đà Bắc chúng tôi đã phải vượt thêm một quãng đường 34km đèo dốc quanh co, hai bên đường đất đá sạt lở do vừa trải qua mùa mưa, gây rất nhiều khó khăn cho cả nhóm. Đây là đoạn đường khó đi nhất trong chuyến hành trình về với Đà Bắc.

Một chút cảm nhận đầu tiên về Đà Bắc đó là một nơi bình yên và còn hoang sơ lắm được con sông Đà ôm ốp và che chở. Một chút bình yên ùa về bên cạnh cơn gió thổi ngang qua kẽ tóc, tôi có thể cảm nhận được về với Đà Bắc là về với thiên nhiên, nghe gió hát sau những ngày tháng mệt mỏi. Tôi dừng chân checkin ở bơi bể nho nhỏ ngắm dòng Đà giang xanh màu ngọc bích đầy hấp dẫn. Địa chỉ nơi này có tên là Đà Bắc Ecologde ở xóm Ngù mái, xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc (Hòa Bình).

Chèo thuyền Kayak và tận hưởng vẻ đẹp của dòng sông Đà

Một ngày rời xa với thế giới của mạng xã hội,không Facebook, cũng không instagram.Cả đoàn chúng mình đến bên dòng sông đà tràn đầy năng lượng để trải nghiệm chèo thuyền kayak, vui đùa cùng nhau trên làn nước màu xanh ngọc bích giữa lòng sông Đà. Cả đoàn đã đặt thuyền từ trước nên mọi thứ đã được chuẩn bị trước, mặc chiếc áo phao lên là OK rồi và trước mặt cả nhóm là một cuộc đua kì thú sắp sửa được diễn ra trong những tiếng cười giòn tan vào buổi chiều thứ bảy.

chèo thuyền Kayak

chèo thuyền kayk

chèo thuyền kayak

Đà BắcKết thúc buổi chiều với trải nghiệm chèo thuyền Kayak bên dòng sông Đà tràn đầy niềm vui và tiếng cười. Tất cả dường như đã thấm mệt sau khi bung hết sức vui chơi,chèo thuyền,cả nhóm trở lại homestay Quang Thọ để nghỉ ngơi chuẩn bị cho bữa cơm tối ấm cúng quây quần bên nhau.

Đà Bắc

Đà BắcBước vào không gian xứ Mường, trên những ngôi nhà sàn vững chãi bên ven suối, ngồi thưởng thức những món ăn đậm đà dư vị, nhấp chén rượu ngô thơm nồng chắc hẳn bạn sẽ cảm nhận được nét văn hóa ẩm thực độc đáo được làm nên từ bàn tay và sự thảo thơm của đồng bào nơi đây.

Đà bắc

Đà Bắc

Bữa cơm tối giúp cho cả nhóm chúng tôi hiểu thêm về văn hóa của người Mường, đặc biệt là nét tinh hoa ẩm thực của người dân tộc Mường. Những món ăn của người Mường đơn giản nhưng rất tinh tế chủ yếu là khai thác tự nhiên và chăn nuôi. Với các sản vật mà thiên nhiên mang lại như rau rừng, măng rừng, đánh bắt cá ở sông suối, săn bắt động vật…. Cách chế biến món ăn của người Mường khá đa dạng nhưng chủ yếu sử dụng cách chế biến các món hấp và xào. Trong văn hóa người Mường các món ăn được đề cao sự tinh tế và đơn giản, sử dụng lá chuối để bày thức ăn.

Chúng tôi trả lại sự yên tĩnh cho xóm Đá Bia,sau một ngày dài đầy ắp những trải nghiệm thú vị cả nhóm đều mệt nhoài, và một giấc ngủ ngon như lời chào tạm biệt cho một ngày đáng nhớ ở Đà Bắc !

Có thể bạn quan tâm :

Đón mùa thu Hà Nội về trên con phố Phan Đình Phùng

Về Hoàng Su Phì thưởng ngoạn di sản ruộng bậc thang đẹp mê hồn

Hà Nội tháng 10 ngập trong sắc trắng tinh khôi của cúc họa mi

Q&A Đi Tam Đảo hết tầm bao nhiêu tiền ?

 

 

 

Chào tháng 10 với sắc vàng rực rỡ hoa dã quỳ

0

Nằm cách trung tâm Hà Nội 60km, rừng quốc gia Ba Vì đã trở thành một địa điểm dã ngoại quen thuộc với giới trẻ Hà Thành. Một Hà Nội tấp nập, xô bồ, khiến con người ta muốn giải phóng bản thân, nghỉ ngơi vài giây. Đó là lí do người ta chọn đến Ba Vì- nơi rừng núi hoang sơ, thoáng đãng.



Nếu như Hà Nội đón tháng 10 bằng những bông cúc họa mi tinh khôi thì Ba Vì chào tháng 10 với sắc vàng của những bông hoa dã quỳ nở rộ.

Hoa Dã Quỳ- Ba Vì
Sắc vàng của dã quỳ

Hoa dã quỳ, có tên gọi khác là Cúc quỳ, Sơn quỳ hay còn là hướng dương dại, là cây dễ mọc, sinh trưởng nhanh và thường ra hoa vào thời điểm tháng 10 đến đầu tháng 12 hàng năm.

Hoa có nhụy căng tròn, đầy sức sống với ý nghĩa không chịu khuất phục, và nó còn là loại hoa tượng trưng cho một tình yêu chung thủy, bền lâu.

Hoa dã quỳ
con đường hoa dã quỳ

Bạn có biết, hoa dã quỳ tên gọi xuất phát từ một câu chuyện truyền thuyết của nàng H’Linh và chàng K’Lang của tộc Lasieng- Tây Nguyên. Nó là một câu chuyện tình với kết thúc buồn, là sự ghen tuông của chàng LaRihn với tình yêu của H’Linh và K’Lang. Bởi ghen tuông nên LaRihn đã trừng phạt, giết đôi tình nhân. Nàng H’Linh vì bảo vệ người yêu nên đã ngồi quỳ ôm chàng K’Lang. Chỗ hai người ôm nhau, sau này mọc lên hoa dã quỳ.

Hoa dã quỳ- Ba Vì
Hoa dã quỳ nở rộ trong nắng sớm

Hoa Dã Quỳ- Ba Vì

Dã quỳ chỉ nở trong tháng 10 đến tháng 12, nên thời điểm, chúng được mọi người “săn đón” nhiệt tình. Ai ai cũng mong chờ được ngắm, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa dã quỳ.

Hoa dã quỳ

Ba vì đón ta bằng những hàng hoa dã quỳ nở rộ 2 bên đường, sắc vàng của dã quỳ điểm xuyết trên màu xanh của rừng cây. Thật là một sự kết hợp hoàn hảo mà tinh tế.

hoa dã quỳ- Ba Vì
Vui đùa cùng hoa dã quỳ
Nguồn: vivu.com

Để lên với rừng quốc gia Ba Vì, bạn có thể đi bằng xe máy hoặc xe ô tô, Wecheckin gợi ý bạn di chuyển theo con đường QL 21 hoặc hầm chui Mễ Trì ra ĐCT08 là bạn có thể đến với hoa dã quỳ rồi.

Đừng bỏ lỡ mùa hoa dã quỳ nhé!

Có thể bạn quan tâm:
 La Africa- Lạc vào rừng xanh giữa lòng Hà Nội

Đón mùa thu Hà Nội về trên con phố Phan Đình Phùng

Hà Nội tháng 10 ngập trong sắc trắng tinh khôi của cúc họa mi

Phố cổ Đồng Văn – nét văn hóa cổ độc đáo vùng cao

Khu phố cổ dưới cao nguyên Đồng Văn.

Nằm ở thị trấn Đồng Văn, Hà Giang, khu phố cổ nhỏ này đã có lịch sử phát triển về kiến trúc và văn hóa từ hàng trăm năm. Không chỉ mang vẻ đẹp của nền văn hóa dân tộc vùng cao cổ, khu phố cổ thị trấn Đồng Văn còn có những điểm nhấn đặc biệt trong kiến trúc mà người Pháp để lại từ khi chiếm đóng ở nơi đây vào những năm 1880.


Đặc biệt nhất là chợ Đồng Văn. Chợ Đồng Văn được xây bằng đá trong những năm 1920 và gần như vẫn còn giữ được nguyên vẹn đến ngày nay. 

Một góc chợ Đồng Văn.

Khu phố cổ không lớn, chỉ vỏn vẹn 40 mái nhà xếp thành hàng nằm lọt thỏm giữa thung lũng với bốn bề núi đá bao bọc xung quanh. Cũng chính vì thế mà bao trùm lên nơi đây là một màu xám rêu cổ kính, trầm mặc.

Nét đẹp cổ kính của khu phố cổ thị trấn Đồng Văn

Phố Đồng Văn được hình thành từ đầu thế kỷ 20, ban sơ chỉ có vài gia đình người Mông, người Tày và người Hoa sinh sống, dần dần có thêm nhiều cư dân địa phương khác tìm đến. Nhìn tổng thể, khu phố cổ mang đậm dấu ấn kiến trúc cổ của người Hoa với những ngôi nhà hai tầng lợp ngói âm dương và những chiếc đèn lồng đỏ cao cao…

Mái nhà cổ Đồng Văn với những đèn lồng đỏ được treo phía trên.

Phố cổ ở Đồng Văn hiện lên giống như một bức tranh với nhiều gam màu sắc khác nhau và luôn thay đổi theo những cung bậc thời gian trong ngày.

Buổi sáng khu phố cổ chìm trong sương sớm, le lói tia nắng nhẹ của ngày mới đan xen với màu xám của ngôi nhà và trang phục rực rỡ của người Mông, người Tày. Khi trời đất chuyển sang chiều thì khu phố cổ lại mang vẻ đẹp của sự yên bình.

Nắng trải trên những mái nhà lợp âm dương phong rêu khu phố cổ Đồng Văn.

Đêm đến, sự tĩnh mịch bao trùm, chỉ có ánh đèn lờ mờ đủ soi từ những chiếc đèn lồng treo trước cửa nhà. Trong không gian ấy đôi khi vẳng tiếng kèn môi của chàng trai Mông trong giai điệu gọi bạn tình. Vào đêm cuối tuần, quán lại rộn ràng với những chàng trai, cô gái từ các bản được chủ quán mời về hát những bài dân ca, thể hiện những điệu múa giao duyên…

Kiến trúc của những ngôi nhà nơi phố cổ giữa Cao nguyên đá 

Từ trên cao nhìn xuống, bên ba dãy chợ xếp thành hình chữ U lợp ngói âm dương là hai dãy phố cổ chạy vào chân núi. Một khu dân cư chủ yếu là người Tày với hàng chục ngôi nhà cũ dựng bởi những người thợ ở Tứ Xuyên sang làm thuê và được xem như một phần quan trọng của phố cổ Đồng Văn. Theo tài liệu từ một cuộc hội thảo về phố cổ Đồng Văn thì tại khu vực này còn khoảng trên dưới 40 ngôi nhà cổ có tuổi đời trên dưới 100 năm, cá biệt có những ngôi nhà gần 200 năm được xây dựng từ khoảng năm 1860.

Chợ Đồng Văn với ba dãy xếp hình chữ U.

Kiến trúc ở đây phổ biến là nhà hai tầng trình tường, lợp ngói âm dương. Riêng khu vực chợ Đồng Văn, còn có nhiều nhà cổ kiểu ống để tận dụng mặt tiền như phố cổ Hà Nội. Nơi đây rực rỡ nhất là  vào các ngày 14, 15, 16 âm lịch hằng tháng – được gọi là “ba đêm phố cổ”. Vào những ngày đó, các hộ dân trong khu phố cổ đồng loạt treo đèn lồng đỏ. Một số hoạt động như trưng bày thổ cẩm các dân tộc, trình diễn và bán các món ăn truyền thống của các dân tộc cũng được diễn ra tái hiện lại văn hóa lâu đời của người dân tộc vùng cao ở đây.

Nhà cổ kiểu ống ở Đồng Văn.
Vẻ đẹp cổ kính nhưng cũng rất thơ mộng của những ngôi nhà cổ.

Đừng quên thưởng thức một cốc cà phê sớm trong không gian đặc biệt tại Đồng Văn

Ở Đồng Văn cổ có một nơi mà người ta nhất định phải ghé qua trải nghiệm một lần. Đó chính là cà phê cổ Đồng Văn. Nó đã trở thành một nét đẹp mang bản sắc riêng mà không thể nhầm lẫn với bất cứ nơi đâu. Vào một buổi sớm, bắt đầu chuyến hành trình của mình bằng việc nhâm nhi tách cà phê tại ở ngôi nhà hàng trăm tuổi chắc hẳn khác so với ở những quán cà phê hiện đại, được trang hoàng tinh tươm nơi thành phố.

Quán cà phê khu phố cổ Đồng Văn.

Vào những ngày nghỉ cuối tuần, quán nườm nượp khách ra vào. Bên ngoài phố cổ rộn ràng tiếng khèn, câu hát hay trò chơi tập thể của đồng bào nơi đây trong khi người bên trong vừa nhâm nhi cà phê vừa cổ vũ reo hò.

Cà phê phố cổ Đồng Văn Hà Giang nằm trong ngôi nhà cổ trải qua nhiều thăng trầm của dấu ấn thời gian nhưng vẫn còn giữ được gần như nguyên vẹn kiến trúc, giá trị văn hóa. Ngôi nhà có chủ là một đồng bào dân tộc Tày, họ Lương và xưa kia rất có tiếng tăm, thế lực ở cao nguyên đá Đồng Văn.

Không gian tầng hai của cà phê cổ.

So với những ngôi nhà khác, ngôi nhà cổ này có diện tích mặt bằng lớn. Kiến trúc của ngôi nhà có những nét tương đồng với dinh thự vua Mèo nổi tiếng. Nhà có nhiều lớp và sân trong, bố trí khép kín do có sự ảnh hưởng từ chính kiến trúc nhà dưới thời triều Thanh, Trung Quốc.

Quán cà phê phố cổ là điểm hẹn của nhiều du khách. Bởi nơi đây có một không gian rất riêng mà không phải ngôi nhà nào của khu phố cổ cũng có được. Đó là vẻ đẹp của sự trầm mặc và vương vấn màu hoài cổ.

Đêm trên cao nguyên đá
Phố cổ mờ trong sương
Em là một hạt sương
Khiến cho lòng lữ khách
Vấn vương mối tơ lòng.

Nếu ai có ý định đến Hà Giang xin hãy ghé qua khu phố cổ Đồng Văn mà cảm nhận vẻ đẹp của những kiến trúc nhà cổ kính, mà nhâm nhi vị cà phê nóng trong không khí trong lành dưới cao nguyên đá ngút ngàn,… Cuộc sống của người dân nơi vùng cao trước nay vẫn giản dị mà thi vị như thế…


Có thể bạn quan tâm:

Mùa vàng về trên thung lũng Bắc Sơn

Thu về tìm đến vùng cao nguyên Sìn Hồ ngút ngàn mây

Bình minh Hoàng Su Phì, ôi Việt Nam mình đẹp lắm !

 

Về Hoàng Su Phì thưởng ngoạn di sản ruộng bậc thang đẹp mê hồn

0

Hoàng Su Phì nằm trên địa bàn 6 xã Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty và Thông Nguyên thuộc tỉnh Hà Giang, là một trong những điểm đến đẹp nhất, bình yên nhất vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 bởi những thửa ruộng bậc thang lừng chừng núi, mùa lúa chín tạo nên một bức tranh đẹp tựa thiên đường.



Thiên đường có thật, chốn tiên cảnh có mây, có núi cheo leo, những thửa  ruộng có những con người chịu thương chịu khó gắn bó với mảnh đất Hoàng Su Phì. Wecheckin.vn hôm nay sẽ cùng các bạn về Hoàng Su Phì chiêm ngưỡng những kiệt tác ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ đang vào mùa lúa chín.

Bản Phùng
Bản Phùng-Hoàng Su Phì #photo @TungCao

bản PhùngNhững thửa ruộng bậc thang đẹp tựa tranh vẽ, uốn lượn bên những triền núi nơi Su Phì đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch chính thức công nhận 760ha trong tổng số hơn 3000 ha diện tích ruộng bậc thang của Hoàng Su Phì tại 6 xã: Bản Luốc, Sán Sả Hồ (bản người Dao áo dài và người Nùng); xã Bản Phùng (bản người La Chí); xã Hồ Thầu, xã Nậm Ty và xã Thông Nguyên (bản người Dao đỏ) là di tích Quốc gia. Ruộng bậc thang tại những khu vực này có quy mô lớn, ở bình độ cao, có hình dáng tự nhiên phong phú tạo nên vẻ đẹp kỳ vĩ mê hồn

Bản Phùng Nhắc đến ruộng bậc thang Hoàng Su Phì không không dành những lời có cánh để nói về bản Phùng, nơi sở hữu những kiệt tác ruộng bậc thang uốn lượn,kì vĩ nó khiến bất cứ một ai dù là kiệm lời nhất cũng phải trầm trồ bởi vẻ đẹp độc đáo ôm trọn dọc những triền núi mờ sương tầng tầng lớp lớp.

Bản phùng

Cùng với Mù Cang Chải và Sapa, Hoàng Su Phì là ba nơi sơ hữu những thửa ruộng bậc thang đẹp nhất cả nước. Cả ba nơi đềi rất đẹp mỗi nơi sở hữu một vẻ đẹp riêng nhưng có một điểm chung đó là đây là sản phẩm đến từ sự khéo léo, tinh tế từ đôi bàn tay tài hoa của người dân tộc vùng cao.

Bản phùng

Mùa lúa Hoàng Su Phì đến khi nào ?

Cũng giống như ở Tây Bắc, cuối tháng 9 đầu tháng 10 hàng năm. Hoàng Su Phì vào thu những giọt nắng mơ màng là thời điểm các triền núi lúa bắt đầu ngả vàng,cả một vùng trời khoác lên mình một màu vàng óng ả. Đây là thời điểm Hoàng Su Phi đẹp nhất trong năm, những thửa ruộng bậc thang hiện lên trước mắt khách du lịch đẹp mê hồn.

Cứ mỗi dip mùa thu về Hoang Su Phì lại đón những du khách về thăm,họ không chỉ đến để chinh phục những cung đường, những dãy núi đá cheo leo,  mà họ còn đến để được tận mắt chứng kiến bức tranh mùa vàng lộng lẫy nơi đây. Đồng thời họ muốn tìm hiểu về những con người cần cù, chịu khó và hiền hòa đã tạo nên bức tranh sắc màu ấy như thế nào?

Bức tranh bản Phùng hiện lên thật sinh độngbản Phùng Hoàng Su Phì

Bản PhùngMùa thu giọt nắng vàng, những bông lúa tỏa hương thơm ngào ngạt trên những triền núi trập trùng cùng làn sương mờ lung linh,huyền ảo bức tranh mùa vàng Hoàng Su Phì hiên lên mơ màng

mùa vàng Hoàng Su PhìĐến với Hoàng Su Phì mùa lúa,không chỉ bị trầm trồ bởi những bức tranh ruộng bậc thang như tranh vẽ mà chúng ta còn còn bắt gặp hình ảnh duyên dáng của những cô gái người Dao trẻ trung đang hồn  luôn nở nụ cười trên môi.Một Hoàng Su Phì hiện lên thật sống động trong mắt của những con người đam mê khám phá.

bản phùng

Cô gái Dao Cung đường về với danh thắng ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

Cuộc hành trình ngàn dặm …phải bắt đầu từ những bước đầu tiên. Hoàng Su Phì là một cung đường khá nguy hiểm nhưng cuôc hành trình nào trải qua gian khó bạn sẽ được nếm trái ngọt. Đây là cung đường mình lựa chọn đến với Hoàng Su Phì. Từ trung tâm thành phốHà Nội – TP Hà Giang – Bắc Quang – Tân Quang – Hoàng Su Phì – Xín Mần – Cốc Pài – Lào Cai – Hà Nội. Dù sáng sớm hay xế chiều bạn sẽ khám phá được một vẻ đẹp tiềm ẩn của Hoàng Su Phì, đó là một vẻ đẹp yên bình, dễ chịu.

bản phùngbản phùng Hoàng Su Phi

Có thể bạn quan tâm :

Bình minh Hoàng Su Phì, ôi Việt Nam mình đẹp lắm !

Đón mùa thu Hà Nội về trên con phố Phan Đình Phùng

Q&A Đi Tam Đảo hết tầm bao nhiêu tiền ?

Hà Nội tháng 10 ngập trong sắc trắng tinh khôi của cúc họa mi

 

 

 

Wecheckin