Tôi vô tình biết đến Lofita khi lang thang tìm những quán cafe rooftop đẹp mê hồn ở Hà Nội. Chẳng hiểu tại sao cứ càng ngồi trên cao nhìn xuống đường phố bên dưới, càng chênh vênh thì con người ta lại càng giấu được sự chênh vênh trong lòng. Và Lofita – đúng với cái tên của nó, làm tôi rung động ngay từ khi nhìn thấy qua những tấm hình mà người ta “check-in” rần rần. Mà một khi đã yêu rồi thì phải tiến tới luôn. Tôi và Lofita gặp mặt vào cái ngày Hà Nội từ oi nóng bỗng quay ngoắt trở nên lạnh ngắt, xám xịt. Bầu trời hôm ấy chẳng đẹp gì cả, nhưng có hề gì. Lofita vẫn ở đấy đợi tôi, và vẫn đẹp!
Lofita – cái tên nghe đến là nhẹ nhàng, là tên viết tắt của “Love At First Taste”. Với ý nghĩa là yêu từ hương vị đầu tiên. Bởi có lẽ, khi đến với Lofita, bạn sẽ bất chợt nhận ra mình có thể yêu nơi đây ngay từ cái chạm môi đầu. Có thể đó là hương cafe ấm nóng, vị trà thanh nhã hay sự tươi mát trong những ly detox vì sức khỏe. Khi nhắc tới Lofita, bạn sẽ chợt nhớ đến những khoảnh khắc ngọt ngào, dịu êm như mối tình đầu mà Lofita đem lại.
Được thiết kế theo phong cách Hàn Quốc gần gũi với thiên nhiên, Lofita có gam chủ đạo là màu xanh của cây cối kết hợp với ánh sáng tự nhiên và hệ thống đèn màu ấm mang lại một khung cảnh nên thơ cho những bạn yêu thích chụp ảnh. Mỗi góc tại đây đều được chăm chút kỹ càng và có thể trở thành địa điểm sống ảo tuyệt vời cho những bạn trẻ.
Điều đặc biệt cần nhấn mạnh ở đây là thực đơn đồ uống của Lofita hướng khách hàng đến một lối sống lành mạnh. Tại đây, bạn sẽ được thưởng thức một menu vô cùng phong phú từ các loại trà, nước ép, sữa chua, bánh mang thương hiệu của riêng Lofita. Đặc biệt, Lofita cũng là một điểm hẹn lý tưởng dành cho những cô nàng hay anh chàng quan tâm đến cân nặng của mình bởi ở đây còn nổi tiếng với những thức uống detox thanh lọc cơ thể.
Đối với Lofita, điều quan trọng nhất là đem đến cho bạn những gì tốt đẹp và tràn đầy yêu thương giữa cuộc sống bộn bề này. Đó có thể là ly espresso, capuchino cho ngày mới năng động, là cốc trà cho buổi chiều bình yên, hay cũng có thể là ly hỗn hợp detox cho làn da khỏe mạnh. Một nơi thừa xinh để cho ra những bức hình sống ảo tuyệt vời, để tán gẫu với bạn bè, để tận hưởng những đồ ăn ngon có lợi cho sức khỏe – Lofita chứ còn đâu nữa!
Còn nếu như bạn đọc được bài viết này và cũng trót mê mệt Lofita cafe từ cái nhìn đầu tiên giống như tôi hả? Còn chần chừ gì nữa mà không đến ngayLofita – Love At First Taste 338 Phố Huế (Tầng 9,10). Kể ra mà có thể hẹn hò ở đây vào cái ngày khi mà Hà Nội mùa thay lá và gió thổi man mát thì tuyệt. Nhưng có hề gì, Lofita dù thế nào vẫn xinh, vẫn lung linh bất chấp và bạn sẽ chẳng thể nào ngừng yêu đâu. Chắc chắn đấy!
Hà Giang vùng đất cao nguyên đá luôn là điểm đến yêu thích với những người yêu loại hình du lịch trải nghiệm. Hà Giang gieo vào tâm hồn chúng ta là một vùng đất cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, những bản làng thanh bình, những con người tần tảo hằng ngày làm bạn với sương gió. Con người nơi đây sáng tạo luôn biến những điều tưởng chừng không thể thành có thể. Trong hành trình du xuân Hà Giang lần này tôi sẽ kể cho bạn nghe về một món ăn đặc biệt từ bàn tay khéo leo của đồng bào dân tộc nơi đây- Cháo Ấu Tẩu.
Củ Ấu Tẩu? chắc hẳn đây là lần đầu tiên bạn nghe tới nó. Củ Ấu tàu, ấu tẩu, hay còn gọi là củ ấu tàu, là rễ củ của cây Ô đầu, tên khoa học là Aconitum fortunei, thuộc họ mao lươngRanunculaceae được xếp vào danh sách thuốc độc bảng A, nhưng cũng là một vị thuốc quý đứng thứ 4 trong “tứ đại danh dược” ( Sâm, nhung, quế phụ) sau khi được bào chế cẩn thận.
Theo kinh nghiệm được đồng bào Hà Giang chia sẻ, Cháo Ấu Tẩu là một món ăn rất tốt cho sức khỏe giúp giãn gân cốt, giảm đau cơ, nhức xương… là một món ăn rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt với người cao tuổi.
Cháo ấu tẩu có màu nâu đậm, vị bùi và mùi thơm đặc biệt. Đó là mùi thơm của gạo nếp cái hoa vàng trộn với gạo tẻ nấu nhuyễn, vị bùi của củ ấu ninh nhừ, nước hầm chân giò béo ngậy và mùi thơm gia vị.
Là một loại củ kịch độc nhưng lại trở thành một món ăn đặc sản tốt cho sức khỏe, theo như mình tìm hiểu thì để nấu được một mẻ cháo Ấu Tẩu thành côngthông thường cháo ấu tẩu phải nấu trong nồi cơm điện từ 5 giờ chiều ngày hôm trước cho đến 6 giờ sáng ngày hôm sau mới được, nếu nấu bằng bếp củi thì phải ninh với thời gian lâu hơn.
Phải nấu lâu như vậy là để khử độc tố có trong củ ấu. Muốn biết cháo ăn được hay chưa thì chỉ có một cách duy nhất là nếm cháo. Khoảng vài phút sau khi nếm cháo, nếu cảm nhận đầu lưỡi tê cứng, máu đông cứng lại… thì có nghĩa là ấu tẩu chưa hết độc.
Cháo Âu Tẩu ăn kèm với tương ớt do người Hà Giang chế biến, theo như cô chủ quán chia sẻ món cháo ấu tẩu sẽ mất đi 50 % độ ngon nếu thiếu đi tương ớt tươi. Địa chỉ mình gợi ý cho các bạn là quán trên đường Trần Hưng Đạo nhé.
Tháng Hai, trời Bắc vẫn còn mùa đông, lạnh và hay mưa. Anh bạn tôi lên chương trình đi Hà Giang từ ngày mùng 5 tết khi Hà Nội vừa đón một năm mới trong những tia nắng chói chang như đổ lửa, với một câu nói duy nhất ” ạnh chạy Hà Giang năm ngày du xuân”. Ngày tôi về, trời xanh, hoa đào nở trên núi, và hoa gạo đỏ rải rác quanh những đường đèo. Tôi về bản Lô Lô – bản làng nhỏ nép dưới chân cột cờ Lũng Cú, người ta sống thanh bình trong đó. Một Hà Giang thật khác nơi địa đầu Tổ Quốc nơi tầm hồn tồn tại trong sự bình yên đến lạ.
Gác lại những bồn bề của cuộc sống nơi phố thị xa hoa, ồn ào. Đắm chìm trong không gian mát lành của núi rừng Hà Giang nơi địa đầu Tổ Quốc. Căn nhà nhỏ xinh – homie homestay nép dưới chân cột cờ Lũng Cú, mang đậm bản sắc văn hóa Hà Giang.
Lô Lô Chải, bản làng bình yên trong hơi thở của núi rừng Hà Giang hũng vĩ, nơi những gia đình người Lô Lô, người Mông sinh sống và bám rễ, nơi những con người ở mảnh đất địa đầu Tổ quốc này vẫn ngày qua ngày làm bạn với gió sương. Nơi mà cuộc sống được tính bằng những bữa ăn hằng ngày nhưng chẳng hiểu điều gì trong ánh mắt họ luôn toát lên một sức sống mãnh liệt và nụ cười hồn hậu.
Giữa cái lạnh của ngày cuối đông đầu xuân, bên ngoài cái cổng xinh xắn của homie homestay dưới gốc đào, những đứa trẻ Lô Lô với đôi mắt trong veo đang hồn nhiên cười đùa. Tiếng cười vang bản, làng thanh tịnh! Có lẽ tôi đã hiểu ra vì sao Lô Lô Chải xa xôi nơi địa đầu Tổ quốc lại luôn biết cách níu chân du khách và “đáng sống” đến như vậy!
Nhắc đến Hà Giang người ta thường nghĩ ngay đến những cánh đồng hoa tam giác mạch trải khắp cao nguyên đá, những cung đường đèo uốn lượn cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ đẹp nao lòng. Cung đường từ thành phố Hà Giang đến Lũng Cú được gọi với cái tên đầy ắp tính trải nghiệm – Cung đườg hạnh phúc. Trải nghiệm đầu tiên trong hành trình khám phá vùng đất cực Bắc của Việt Nam lần này của Wecheckin là một đêm ngon giấc ở Ong Vàng homestay bên dòng sông Lô hiền hòa.
Quãng đường từ Hà Nội đến thành phố Hà Giang là khoảng 330km. Trải qua gần 6 giờ ròng rã lái xe chắc hẳn một điểm dừng chân sẽ khiến cảm giác mệt mỏi tan biến. Ong Vàng homestay chọn cho mình một vi trí yên bình giữa lòng thành phố Hà Giang.
Ong vàng homestay nằm bên sông Lô thơ mộng điểm đầu tiên của cao nguyên đá vùng cực bắc vô cung tuyêt vòi nếu bạn đuọc trả nghiệm được nghe hơi thở của vùng đất cực bắc nơi miền phẻn dậu của Giao chỉ xa xưa.
Đúng như cái tên Ong Vàng homestay mang dáng của một tổ ong với thiết kế các phòng ngủ hình dáng hết sức độc đáo: kiểu tổ ong, với 2 giường khoang, đủ tiện nghi cần thiết: nệm, điều hòa đáp ứng như cầu cơ bản của khách du lịch.
Điểm nhấn trong các phòng đó là được gọi tên theo những địa danh du lịch nổi tiếng của Hà Giang như Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn, Lũng Cú.
Ong vàng Hà Giang thiết kế sân chơi rộng rãi, không gian mở giữa cảnh quan thiên nhiên và núi rừng.
Gía dịch vụ lưu trú tại Ong Vàng homestay như thế nào?
Đây là một homestay phù hợp với mọi đối tượng khách du lịch, giá lưu trú ở Ong vàng rất vừa “túi tiền” của mọi người. Gía phòng chỉ 200.000D cho một đêm nghỉ tại đây. Ngoài ra Ong vàng Hà Giang còn phục vục tiệc BBQ ngoài sân vườn rộng rãi bên dòng sông Lô hiền hòa. Homestay cũng rất biết chiều tâm lí khách du lịch khám phá bằng cách làm thỏa mãn “dạ dày” của khách bằng những món ăn mang đậm bản sắc Hà Giang như thịt lợn hun khói, lạp sườn, măng rừng, rau rừng….
Hướng dẫn đường tới Ong Vàng homestay
Ong Vàng nằm ở một ví trí khá thấp so với trung tâm thành phố Hà Giang, nằm bên bờ sông Lô nên rất nhiều bạn gặp khó khăn trong việc tìm đường đến homestay. Wecheckin hướng dẫn bạn đến home nhé : nằm cạnh bờ sông lô, chân cầu Yên Biên 1, từ KM0 quảng trường đi lên 200m rẻ phải đi xuống là tới. Số điện thoại đặt phòng mình để ở đây nhé : 036.660.6688
Nếu có ai hỏi rằng, ở Việt Nam món ăn nào là món ăn phổ biến nhất? Thì câu trả lời chắc chắn sẽ là – BÁNH MỲ. Thật vậy, người Việt Nam có thể ăn bánh mỳ vào bất cứ thời điểm nào trong ngày: buổi sáng khi vội đi học, đi làm; buổi trưa khi lười mà lại không biết ăn gì, buổi lơ lửng khi buồn miệng hay buổi đêm khi trở về nhà với cái bụng đói meo… Đơn giản vì nó nhanh và tiện. Và cũng do nhu cầu ăn bánh mỳ lớn như thế, người Việt, bằng bộ óc tuyệt đỉnh của mình đã sáng tạo ra vô số loại bánh mỳ với vô số loại nhân khác nhau. Hàng loạt các món bánh mỳ độc, lạ đã ra đời và được giới trẻ vô cùng yêu thích. Một trong số đó chính là món BÁNH MỲ TÓP MỠ đang gây sốt ở Hà Thành trong thời gian gần đây!
Bánh mỳ – Bình dân hay sang chảnh?
Tôi đã từng gặp rất nhiều những người bạn nước ngoài khi đến thăm Việt Nam cảm thấy vô cùng thích thú với những chiếc bánh mỳ của người Việt. Họ trầm trồ sau khi cắn một miếng bánh ngập chân răng đầy ắp nhân và sốt, gật đầu lia lịa rồi giơ ngón cái ra chiều ngon miệng lắm. Đầu tiên tôi cũng không nghĩ họ lại khoái cái món mà họ hay gọi là “hamburger kiểu Việt” đến vậy. Một món mà chỉ cần bước chân ra đường, ở Đông Tây Nam Bắc hay bất cứ ngõ ngách, đường phố nào ở Việt Nam cũng có bán (tất nhiên là chỉ khác nhau về chất lượng thôi). Nhưng rồi sau khi được ăn và tìm hiểu hết các loại bánh của Thái Lan, Pháp hay bánh mỳ của Ý nữa, thì tôi bắt đầu hiểu được tại sao những người bạn nước ngoài lại hứng thú với món bánh mỳ Việt đến vậy!
Không thể phủ nhận rằng người Việt chuộng bánh mỳ bởi sự tiện lợi và nhanh chóng của nó, dễ ăn (không ngấy) và có thể ăn vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Hơn nữa, vỏ bánh mỳ còn là thứ dễ kết hợp nhất trên đời, nên người Việt lại thỏa sức mà sáng tạo với nó để tạo ra đủ kiểu nhân và bánh mỳ độc lạ. Ngày nay, nếu như bạn đã quá quen với những kiểu bánh mỳ trứng lá ngải, pate, xúc xích, ruốc thì hãy đổi vị bằng bánh mỳ xá xíu, xíu mại, bánh mỳ hến, bánh mỳ nướng muối ớt,…
Bánh mỳ từ một món ăn bình dân với giá khoảng 10.000 – 20.000 đồng/chiếc được nhiều nhà hàng biến tấu thành món ăn “sang chảnh” hơn với các mức giá lên đến 50.000 đồng/chiếc. Muôn kiểu ăn, muôn kiểu chế biến và muôn kiểu nhân đã khiến cho bánh mỳ trở thành món ăn phổ biến hàng đầu của người Việt mà không bao giờ bị nhàm chán.
Bánh mỳ tóp mỡ – Ngỡ lạ mà quen!
Không biết tụi trẻ ngày nay có biết đến thứ đồ ăn mang tên TÓP MỠ không chứ những bậc phụ huynh chúng ta chẳng còn xa lạ gì với món này.
Lại đây để tôi kể cho các bạn nghe. Vào cái thời kì mà nền kinh tế Việt Nam tối đen như cuộc đời của chị Dậu trong tác phẩm Tắt Đèn của nhà văn Ngô Tất Tố, chẳng mấy nhà có thịt để ăn. Trong thời bao cấp u tối ấy, phải đặt gạch xếp hàng lấy gạo lấy vải mà có được vài lạng thịt mang về thì cứ phải gọi là hạnh phúc. Mang thịt về thì việc đầu tiên là cắt ra phân loại. Thịt nạc để làm ruốc cho các con ăn dần, còn phần mỡ được đem rán lên lấy mỡ xào nấu sau này. Phần mỡ sau khi rán tóp lại, người ta gọi là tóp mỡ. Ấy cái món tóp mỡ đã ra đời như thế, tưởng kì lạ mà ăn lại vào cơm đáo để. Khổ mà, vì khổ nên bất cứ cái gì ăn được đều trở thành món ngon, kể cả mỡ lợn. Bây giờ thì khác, thịt lợn không còn khó mua nữa nên dần dần “món ăn của những tháng ngày tăm tối đầy ám ảnh” ấy cũng dần trôi vào quên lãng…
Ấy vậy mà, thời gian gần đây món ăn ấy bắt đầu quay trở lại và gây sốt. Đủ các món từ tóp mỡ được làm và bán với giá đắt gấp đôi thịt lợn bình thường. Và ngay lập tức, người ta cho ra đời món bánh mỳ rất “hợp xu hướng” – BÁNH MỲ TÓP MỠ.
Bánh mỳ và tóp mỡ đều là hai món giản dị, nhưng kết hợp với nhau lại ngon bất ngờ. Bánh mỳ nóng giòn cộng thêm miếng tóp mỡ bùi bùi quả là siêu phẩm. Miếng tóp mỡ còn được tẩm ướp đậm đà, cay cay kích thích vị giác thôi rồi!
Chẳng biết làm thế nào để miêu tả được cái cảm giác ăn bánh mỳ mà cắn “phải” miếng tóp mỡ căng phồng, rồi cái thứ nước beo béo, ngầy ngậy chảy ra, tan trong miệng nó tuyệt diệu đến thế nào. Thôi thì hãy ăn thử ăn mà cảm nhận được vị ngon của nó ở địa chỉ 44A Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội nhé! Có đâu 20.000 – 25.000 đồng/chiếc bánh mỳ ngập nhân mà lạ miệng nữa. Rát đáng để thử!
Funfact: Tóp mỡ và sức khỏe
Nếu như bạn ngại ăn tóp mỡ vì nghĩ rằng nó có thể làm bạn tăng cân thì đừng lo! Theo nghiên cứu thì tóp mỡ có hàm lượng chất đạm rất cao (70%) cũng như hàm lượng cacbohydrat và chất béo thấp hơn rất nhiều so với các món quà vặt thông dụng khác (khoai tây chiên hay bánh quy cây). Chất béo của tóp mỡ cũng được cho rằng ít nguy hại hơn nhiều người nghĩ, vì chủ yếu chúng là chất béo không no, phần chất béo no chủ yếu là các chất béo “vô hại” vì chúng không làm tăng hàm lượng cholesterol. Thậm chí tỉ lệ dinh dưỡng của tóp mỡ còn khiến nó trở thành thức ăn vặt lý tưởng cho những người đang thực hiện ăn kiêng theo khẩu phần nhiều đạm và ít cacbonhydrat (tỉ như khẩu phần Atkins).
Tuy nhiên cũng có những ý kiến cho rằng việc tiêu thụ nhiều tóp mỡ thực chất là gây hại cho sức khỏe vì tóp mỡ chứa quá nhiều chất béo và cung cấp một lượng lớn calori. Theo Hội đồng Thông tin Thực phẩm Quốc tế ở Washington DC, điều này có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch, thận, bệnh gút và chứng loãng xương. Jeanne Goldberg, Giám đốc Trung tâm Thông tin Dinh dưỡng tại Đại học Tufts ở Medford, Massachusetts nhận xét rằng tóp mỡ là một món ăn chóng gây chán, và khi người dùng chán tóp mỡ và quay về với thói quen ăn uống cũ, họ lại tăng cân rất nhanh. (Theo wikipedia.org)
Cái tên Tam Chúc trong một tháng gần đây bỗng nổi lên và nhanh chóng trở thành cái tên “hot” trong cộng đồng những người mê du lịch. Hàng loạt những bức ảnh được các bạn trẻ chụp lại và đăng tải lên các trang mạng xã hội, với khung cảnh đẹp như trong tranh vẽ khiến nhiều người không khỏi xuýt xoa. Được ví như “Vịnh Hạ Long trên cạn”, ngày hôm nay hãy cùng Wecheckin.vn tìm hiểu xem nơi đây có thật hút hồn như trong lời đồn không nhé!!
Khu du lịch Tam chúc nằm ở đâu?
Quần thể khu du lịch Tam Chúc tọa lạc trên mảnh đất Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam. Nơi đây cách Hà Nội khoảng 60km (gần 2 giờ chạy xe máy), đi theo hướng Phủ Lý, rẽ phải qua cầu Hồng Phú rồi chạy thẳng theo hướng Kim Bảng khoảng 13km. Đặc biệt, Chùa Tam Chúc sẽ là nơi đăng cai Đại lễ Veskas năm 2019 (Đại hội Phật giáo thế giới) tổ chức vào tháng 5/2019 và cũng là thời điểm Chùa được khánh thành giai đoạn I.
Chùa Tam Chúc với cảnh quan hùng vĩ
Chùa Tam Chúc có tổng diện tích khá rộng (gần 5.000 ha), là một quần thể du lịch bao gồm hồ nước, núi đá rừng tự nhiên và các thung lũng. Đây là ngôi chùa vô cùng đặc biệt với cảnh quan hùng vĩ: Tiền lục nhạn, hậu thất tinh (tiền lục nhạn – mặt trước chùa có 6 quả núi giữa lòng hồ, tương truyền rằng đây là 6 quả chuông của nhà trời đưa xuống; hậu thất tinh – đằng sau có 7 ngọn núi có thể phát sáng khi có ánh sáng vào ban đêm).
Chính bởi vì có sông hồ, núi đá tạo nên phong cảnh non nước hữu tình mà nơi đây nhìn như “Hạ Long thu nhỏ”. Một vẻ đẹp có khả năng quyến rũ bất cứ trái tim vị khách nào lạc bước ghé qua.
12.000 bức tranh đá, 1.000 cột kinh đá
Theo như những gì mà lịch sử để lại, người ta nói rằng Ngôi chùa Tam Chúc đã tồn tại từ hơn 1000 năm trước. Người đời bây giờ phát hiện được ra những di tích bị vùi trong lòng đất mới xây dựng lại nên chùa Tam Chúc như bây giờ. Chùa Tam Chúc được xây dựng lại có tới 12.000 bức tranh đá miêu tả các sự tích của Đức Phật, được những người Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa ở Indonesia sau đó đưa sang Việt Nam.
Ở đây đang thiết lập một vườn cột kinh khổng lồ với 1.000 cột đá, mỗi cột cao 12m, nặng 200 tấn. Hiện tại đang dựng được khoảng 36 cột kinh do các nghệ nhân lành nghề Việt Nam tạc và dựng. Nhất định bạn sẽ phải trầm trồ khi là vườn cột kinh này hoàn thành.
Quần thể khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao thực sự là một điểm đến tâm linh và du lịch hấp dẫn. Nơi đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa nghìn năm tuổi với vẻ hùng vĩ của non nước bao la. Đặc biệt, sự yên bình và tiếng chim hót líu lo giữa núi rừng rộng lớn là điều mà bất kỳ du khách nào cũng sẽ không thể quên khi đặt chân đến mảnh đất này.
Tuy nhiên, vì chùa Tam Chúc vẫn đang trong quá trình thi công và hoàn thiện nên có thể hơi bụi. Nhưng bù lại, vì mọi thứ đều mới nên rất khang trang và sạch sẽ. Quý khách đến tham quan chùa hãy luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh và cảnh quan cho Tam Chúc sạch đẹp nhé!
Hiện nay, hệ thống giao thông kết nối Hà Nội và Hà Nam vô cùng thuận lợi. Chùa Tam Chúc cách chùa Bái Đính 30km và cách chùa Hương 4,5km, tạo thành một quần thể ”Tam giác vàng” du lịch tâm linh nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của khách du lịch trong và ngoài nước. Trong thời gian không xa, khu du lịch Tam Chúc sẽ là điểm nhấn và được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội cho tỉnh Hà Nam.
14/2 – Ngày Valentine hay còn gọi là ngày lễ tình nhân, ngày mà chúng ta bộc bạch và thổ lộ tình cảm đối với người mà mình yêu thương. Valentine cũng gần kề rồi, Wecheckin sẽ gợi ý cho các bạn 6 quán café trên cao (Rooftop Café) cực kỳ lãng mạn, thích hợp để hẹn hò cùng người yêu, người mình thầm thích, thậm chí đơn giản là chính bản thân mình. Cần gì có người yêu mới đi hẹn hò, đơn giản là tự yêu chính bản thân là được, phải không?
1. Top of Ha Noi
Nằm trên tầng 65 của tòa nhà Lotte, Top of Hanoi có lẽ là quán cafe cao bậc nhất Hà Nội. Bạn sẽ phải trầm trồ khi nhìn thấy khoảng sân thượng rộng, những dãy ban công dài tít tắp và tận hưởng không gian thoáng mát. Từ đây có thể phóng tầm mắt nhìn hết một lượt thủ đô và thỏa sức khám phá vẻ đẹp lung linh của Hà Nội, đặc biệt vào buổi tối khi thành phố lên đèn.
Với cách bài trí sang trọng, Top of Hanoi không chỉ thu hút các bạn trẻ Việt mà còn là địa điểm hẹn hò yêu thích của nhiều người nước ngoài. Lãng mạn là khi cùng với “người ấy” chạm nhẹ ly rượu vang, cùng uống và cùng nhau ngắm nhìn thành phố lung linh đầy mê hoặc.
Quán phục vụ cả đồ uống và đồ ăn tối theo phong cách Tây sang trọng và lịch sự.
Địa chỉ: Tầng 67, Lotte Center, 54 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Mở cửa: 17:00 – 23:00
Giá thành: 100.000 – 300.000VND
2. Skyline Hanoi
Skyline Hanoi nằm ở số 38 Gia Ngư, một địa điểm quá đắc địa, nơi tập trung tất cả các hoạt động thư giãn cập nhật mới nhất của giới trẻ Hà Thành.
Nằm trên tầng thượng của toà nhà 11 tầng sang chảnh trong khu phố cổ, toàn bộ cảnh đẹp khu trung tâm Hà Nội thu gọn trong tầm mắt: Hồ Gươm, cầu Long Biên và các góc phố nhỏ. Skyline Hanoi được đánh giá là đẹp nhất khi hoàng hôn buông xuống và phố xá bắt đầu lên đèn.
Rooftop này vừa là quán bar, quán cà phê và cũng là một nhà hàng phục vụ các món Âu đặc sắc và các loại cocktail sang chảnh, đẹp mắt nhất. Bạn có thể chọn cho mình mọi không gian thư giãn như sang trọng kiểu Âu Châu, thanh mát với sân vườn hoặc sôi động tại hồ bơi, tuỳ sở thích.
Skyline Hanoi thực sự là một chốn lý tưởng để cùng thưởng thức bữa tối và đồ uống bên người yêu thương.
Địa chỉ: 38 Gia Ngư, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Mở cửa: 06:00 – 23:00
Giá thành: Từ 100.000VND
3. Lofita Drinks – Love At First Taste
Lofita Drinks – Love At First Taste, quán cafe view trên cao HOT nhất hiện nay, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu “sổng ảo” hay lãng mạn cho các cặp đôi nhân dịp Valentine. Đây là một quán cafe sân thượng mới toanh, cực xinh xắn và chuyên phục vụ những món đồ ăn uống “healthy” có lợi cho sức khỏe. Đồ uống với thành phần hoàn toàn tự nhiên từ hoa quả tươi, mật ong, cam thảo, trà, các loại hoa,.. và đặc biệt là hoàn toàn không có đường.
Không chỉ tạo ấn tượng bởi các loại đồ uống tốt cho sức khỏe, khi đến với nơi này, bạn chắc chắn sẽ thích mê khung cửa sổ với ánh sáng ngập tràn, phía ban công view nhìn ra toàn cảnh đường phố bên dưới và bầu trời mây ngay trên đầu.
Phía bên trong của quán, không gian được thiết kế bằng màu nâu ấm cúng cực tây, hay khu chụp hình ghế hồng bánh bèo xinh hết nấc.
Đặc biệt, Lofita cũng có set trà bánh nho nhỏ với 10 loại trà thảo mộc ướp hoa thơm nhẹ nhàng để lựa chọn, mỗi set bánh đều kèm đĩa bánh 2 tầng gồm bánh cookie, các loại hạt và trái cây cực đẹp mắt.
Địa chỉ:
Tầng 9,10 số 338 Phố Huế, HBT, Hà Nội
Số 30A Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: 7:30 – 22:00
Giá thành: 35.000 – 50.000VND
4. Avalon café Lounge
Avalon café Lounge là một trong những điểm đến dễ níu chân khách nhất vì nó có vị trí khá đặc biệt với một bên trông ra phố cổ, còn bên kia bao quát được toàn bộ không gian Hồ Gươm. Khi tới đây, bạn có thể ngắm nhìn trọn vẹn vẻ đẹp của Hà Nội cổ với Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn hay tháp rùa cổ kính và những hàng cây nghiêng bóng khi chiều về. Phía bên kia là những khu phố cổ sầm uất, nơi diễn ra những sinh hoạt thường nhật của người dân thủ đô
Mỗi tầng của Avalon được trang trí khác nhau nhưng khu vực được ưa thích nhất chính là sân thượng. Sân thượng của quán được thiết kế theo phong cách sky-garden kiểu Châu Âu. Để hẹn hò, bạn nên đến đây vào những ngày cuối tuần khi quanh Hồ Gươm trở thành phố đi bộ, bạn sẽ được tận hưởng sự yên bình, lãng mạn bên cạnh người mà mình thương. Thi thoảng có khi lại được thấy “cô ấy” ngân nga, lắc lư khe khẽ theo những tiếng nhạc vui nhộn vọng lên từ không gian văn hóa nhộn nhịp, đáng yêu đến lạ.
Bên cạnh góc view đẹp, không gian lãng mạn, bạn và người ấy cũng có thể thưởng thức đồ uống thơm ngon và những món ăn Âu, Á với phong cách hoàn toàn mới lạ của quán.
Địa chỉ: 73 Cầu Gỗ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: 07:00 – 23:00
Giá thành: 40.000 – 165.000VND.
5. The Rooftop coffee
The Rooftop coffee tọa lạc tại 83B Lý Thường Kiệt với không gian cũng không kém phần tuyệt vời. Thiết kế mở, không gian thoáng mát nên dù ngồi ở bất cứ vị trí nào của quán bạn cũng có thể hòa mình với thiên nhiên. Từ trên tầng 19 của tòa nhà Pacific Place giữa trung tâm thủ đô sang trọng bậc nhất Hà Nội, The Rooftop coffee sẽ là địa chỉ lý tưởng cho những tâm hồn đang muốn rời xa sự ồn ào của cuộc sống nơi Hà thành.
Ở bất cứ vị trí nào, từ terrace đến phòng lounge của The Rooftop coffee, bạn đều có được không gian để vừa ngắm nhìn vừa cảm nhận vẻ đẹp của Hà Nội từ trên cao giúp cho bạn có những cảm nhận trọn vẹn và thú vị về thành phố ngàn năm tuổi. Hơn nữa, The Rooftop coffee sẽ đưa bạn đến với một thế giới có sự kết hợp của thiên nhiên, café và âm nhạc. Ăn tối, uống cà phê ở trên cao, trong một không gian cực nhẹ nhàng và lãng mạn như The Rooftop Coffee sẽ khiến tình yêu của bạn thăng hoa hơn rất rất nhiều đấy!
Địa chỉ: Tầng 19, tòa nhà Pacific Place, 83B Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: 17:00 – 23:00
Giá thành: 65.000 – 275.000VND.
6. Trill Rooftop Café
Trill Rooftop Café khá nổi tiếng trong giới trẻ và được xem là một trong những quán cà phê có view đẹp nhất ở Hà Nội. Trill không hoàn toàn là quán cà phê mà là tổ hợp của cafe, bể bơi, phòng gym… nhưng không gian cà phê ở đây không hề thua kém bất cứ quán rooftop cafe nào kể trên. Nằm trên tầng 26 của tòa nhà Hei Tower, bạn và người ấy hoàn toàn có thể chìm đắm trong cái không khí man mát yên bình của Hà Nội.
Khoảng sân của Trill là nơi có thể cho bạn ngắm nhìn trọn vẹn khung cảnh của một góc Hà Nội rộng lớn. Cách trang trí khá đơn giản nhưng không kém phần bắt mắt của quán cũng khiến khách đến có cảm giác dễ chịu và sảng khoái. Chiều tối, góc view ở đây thực sự rất ấn tượng khi bạn có thể bao quát được tương đối khu Thanh Xuân, Láng Hạ, Trung Hòa.
Menu đồ uống của quán không quá đa dạng chủ yếu là café, trà, nước ép… nhưng đặc biệt nhất là món cà phê mây với phần kẹo bông khá dễ thương và bù lại, đồ ăn lại khá ngon miệng. 14/2 này nếu vẫn chưa biết đi đâu thì còn chần chờ gì mà không kéo người ấy đến Trill ngay thôi!
Địa chỉ: Tầng 26, Hei Tower, số 1 Ngụy Như Kon Tum, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Giờ mở cửa: 07:00 – 22:30
Giá thành: 50.000 – 250.000 VND
Chúc các bạn có một ngày lễ tình nhân ngập tràn hạnh phúc!
Chẳng ai rõ khu vực Hội An này bắt đầu có dân cư sinh sống từ bao giờ, chỉ biết trước khi có bàn chân của người Việt tới đây, Hội An cũng là một trong những thương cảng buôn bán của Vương quốc Chămpa rồi. Nhưng phải cho tới khi các chúa Nguyễn đặt chân tới vùng Thuận – Quảng này, thị cảng Hội An mới thay da đổi thịt, trở thành một trong những đô thị cảng giàu có nhất xứ Đàng Trong và khu vực.
Khi được UNESCO công nhận là Di sản của nhân loại, thành phố này mới thực sự được cộng đồng thế giới chú ý tới như một địa điểm du lịch hấp dẫn với nhiều giá trị văn hóa còn lưu giữ được. Cùng khám phá Hội An dưới góc nhìn của một người trẻ yêu du lịch.
Những góc phố cổ bình an, trầm mặc cổ kính nên ghé thăm khi du lịch Hội An.
MIẾU BÀ THIÊN HẬU QUẢNG ĐÔNG
Đây là công trình kiến trúc thờ tự nổi tiếng của Hội An, được cộng đồng người dân gốc Hoa Quảng Đông xây dựng để phụng thờ Bà Thiên Hậu – bà chúa phù hộ những ngư thuyền cho người dân khi ra biển. Giá vé vào cổng: 30.000đ/người tham quanGóc chụp đẹp: Các bạn có thể check in tại cổng lớn của Miếu, khu vực thờ tự đừng nên chụp các pho tượng thờ, có thể lấy góc các chùm nhang vòng hoặc đường cong mái Miếu.
HẺM HỘI AN – Du Lịch Hội An không thể bỏ qua
Cũng giống như rất nhiều địa phương thị phố khác của Việt Nam, ở Hội An cũng có những con ngõ, kiệt hay hẻm nhỏ mà chỉ có ở những nơi đó, theo tôi mới thực sự thấy được cuộc sống sinh hoạt của người dân. Những con hẻm được lát đá, nối những con đường quan trọng của Hội An với nhau, trong hẻm bây giờ cũng buôn bán tấp nập lắm, quán nước, hàng ăn hay các shop cũng trưng bày không kém gì mặt phố thị cả.
Phố cổ Hội An khi lên đèn.
MƯA HỘI AN
người ta thường nói ở Hội An, mưa buồn lắm, cũng không kém gì Huế, Đà Lạt hay Hà Nội đâu. Mưa gì đâu mà rơi hoài, người ta muốn ra đường đi dạo cũng khó, mà ở Hội An ngủ sớm quá cơ, muốn chơi đêm, dạo đêm cũng khó. Mà ở ngã tư Hai Bà Trưng mình nhớ có một quán bánh mỳ rất ngon, giá khoảng 20 – 30.000đ/ổ, mình cho đó là quán bánh mỳ ngon nhất mà mình đã từng ăn.
PHỐ HỘI
Ngoài chùa Cầu, một số ngôi Chùa, Miếu hay Đền, Đình thì dạo phố Hội, nơi mà có những dấu ấn xưa cũ của một thời đã từng phồn vinh của thị thành này. Phố cổ Hội An tương đối nhỏ, chủ yếu ở bờ Bắc của sông Hoài. Nơi đây tập chung nhiều hạng mục công trình lớn như phố đi bộ ban đêm, bảo tàng, quảng trường hay khu nhạc nước với show diễn Ký Ức Hội An (giá vé 200.000đ/người). Đặc sản khi du lịch Hội An phải thứ đó là: Mỳ Quảng, bánh Đập (có hẳn một con đường bán bánh đập luôn), tơ lụa,…
Với tôi, trải nghiệm đẹp nhất với Hội An chính là thả đèn hoa đăng (giá 5.000đ/hoa đăng đối với người Việt, 10.000đ/hoa đăng đối với người nước ngoài). Ngoài ra, Hội An còn nổi tiếng với đèn lồng, nếu ai muốn mua một món đồ lưu niệm thì lồng đèn Hội An là một món quà ý nghĩa và sang trọng.
Cùng du lịch Hội An qua những tấm ảnh tuyệt đẹp…
Nằm trên con phố Đinh Lễ đông đúc, tập nập dòng người hối hả qua lại. Vintage 1976 cafe như một nốt lặng trầm quý giá trong bản nhạc cuộc sống đời thường đầy hào nhoáng, bon chen của Hà Nội. Người ta vẫn tìm đến Cafe vintage 1976 như tìm về một chút hoài niệm về Hà Nội xưa cũ nép trong dáng dấp của một quán hiện đại giữa lòng trung tâm phố cổ.
Ngày này giới trẻ luôn có xu hướng tìm đến những quán cafe mang phong cách retro hoài cổ như một cách tìm về những giá trị xưa cũ đang dần mai một theo thời gian. Trong những quán cafe mang phong cách cổ điển ở Hà Nội, cái tên Vintage 1976 không còn xa lạ với nhiều người nữa.
Vintage 1976 Cafe lần đầu ra mắt người Hà Nội là vào dịp đầu năm 2016 đã nhanh chóng gây ấn tượng với giới trẻ bởi âm hưởng hoài cổ, có hơi hướng đồng quê, không gian mộc mạc của những năm 70 của thế kỷ trước ở những ngôi làng cổ châu Âu và hơi hướng của một Hà Nội xưa trong tiềm thức của thế hệ 7x,8x Hà Thành.
Vintage 1976 Cafe là một không gian gợi nhớ về một Hà Nội xưa kia, nơi những người Hà Nội mơ về những giá trị cốt lõi, còn nguyên vẹn của nó. Không gian Vintage 1976 mang lại những cảm xúc đặc biệt nơi bạn có thể mở lòng mình với nhau, nơi mà bất cứ một ai đó sau chặng đường bận mải có thể thưởng cho mình những giây phút nghỉ ngơi trong không gian hoài cổ, mộc mạc bởi không gian này gợi nhớ về một Hà Nội xưa trong tiềm thức của nhiều người.
Với gam màu sắc nhẹ nhàng, những bức tường sơn trắng, những chiếc sofa màu kem vàng, những bộ bàn ghế màu nâu đã phai theo năm tháng,… mọi đồ vật tại nơi đây đều mang theo hơi thở hoài cổ và lắng đọng đến kì lạ. Có cảm khi ngồi ở đây con người ta như được trở về với nơi thuần khiết sâu thắm nhất trong con tim mình, nơi bình yên trong lòng con phố cổ đông đúc, náo nhiệt.
Không chỉ bị hấp dẫn bởi phong cách decor độc đáo không lẫn vào đâu được mà khách hàng còn bị mê hoặc bởi thực đơn đồ uống ở đây. Vintage 1976 còn có một thực đơn đồ uống phong phú: những ly cà phê nguyên chất, các thức uống đá xay, hay những loại đồ uống hiện đại như mojito, smoothies, soda,
Đồ ăn kèm tại quán cũng mang đến cho bạn nhiều sự lựa chọn: các loại bánh ngọt, cookie, cupcake, patbingsu
Ra mắt giới trẻ Hà Nội lần đầu vào năm 2016 với chi nhánh đầu tiên nằm trên phố Đặng Trần Nghiệp, hiện nay Vintage 1976 đã phát triển thành một chuỗi thương hiệu cafe nổi tiếng ở Hà Nội với 4 chi nhánh trên các con phố Đoàn Trần Nghiệp, Nguyên Hữu Huân, Đinh Lễ. Lý Thường Kiệt. Wecheckin đã lựa chon ngồi trải nghiệm ở Vintage 1976 tại số 19 trên phố Đinh Lễ.
Ôi, đã sắp Tết rồi nhưng tôi lại không cảm thấy được không khí rộn ràng của Tết nữa! Thời nay tôi thấy những ngày Tết tấp nập, người người cùng rủ nhau sắm đồ Tết trên khu Hàng Mã, Hàng Lược, sắm đào Tết tại phố hoa Nhật Tân. Nhà nhà cùng nhau dọn dẹp đón một năm mới sung túc. Song, mọi thứ đều được chuẩn bị tươm tất. Tuy vậy, vẫn còn đâu đó trong tôi cảm giác mất mát, và có lẽ hơi chán, không còn cái cảm giác nôn nao mong chờ Tết đến như xưa. Và rồi tôi chợt nhớ lại những lời ông bà, ba mẹ kể về những câu chuyện thời bao cấp ngày xưa vất vả với tem phiếu và những câu chuyện ‘đặt gạch xếp hàng’ rồi một câu hỏi nhỏ chợt đến, liệu Tết thời bao cấp ngày xưa có như bây giờ? Cùng theo tôi lên con tàu thời gian trở lại với Tết của thời bao cấp nhé.
Ông tôi kể rằng, Tết xưa khác Tết nay nhiều lắm, không được đầy đủ như bây giờ. Ngày ấy, mọi người sẽ được phát tem phiếu để nhận các nhu yếu phẩm, phải xếp hàng từ sáng để được phát đồ. Thời ấy chưa có xe, mọi người ai cũng phải đi bộ, những anh bộ đội trở về cùng người thân mình đi sắm sửa cho Tết cùng cành đào trên tay. Mỗi ngày đều phải xếp hàng từ 3-4 giờ sáng để nhận được mỗi người 3 lạng thịt, 1 cân bột mì, 1 túi đồ Tết gồm 1 bánh pháo, 1 hộp mứt tết, chè cùng 1 chai rượu hoa quả của Nhà máy Rượu Hà Nội và 1 gói kẹo của Xí nghiệp Kẹo Hà Nội bấy giờ. Có những ngày đứng xếp hàng từ sáng đến 6 giờ tối, thậm chí có người còn phải xếp gạch để giữ chỗ, chả ai dám bỏ đi dù đói. Trẻ em thích nhất Tết bởi chỉ có đến Tết mới được xúng xính diện quần áo, đồ dùng học tập mới. Đồ ngày xưa ít mà giản dị vậy thôi. Vậy nhưng quan trọng chính là ở tấm lòng giữa người với người.
Tết nay nhiều nhà vẫn còn giữ được truyền thống như cúng Tết, dọn dẹp cùng nhau, bày mâm ngũ quả hay mâm cơm cổ truyền cúng tổ tiên. Thời nay đủ đầy, trên mâm cơm xuất hiện nhiều món ăn mới, lạ hơn, những món truyền thống cũng dần được thay thế. Hoặc như những người nội trợ sẽ ít nấu hơn mà mua các món ăn bên ngoài về cho tiện hơn. Hồi đó, các món ăn cổ truyền đặc trưng Tết là một đĩa bánh chưng, bát canh măng, canh bóng và canh khoai, đĩa gà luộc, giò xào, giò lụa, xôi gấc và nộm với đĩa hạnh nhân xào. Lúc nghe đến món hạnh nhân xào, tôi đã nghĩ, thời đó sang ghê, có cả hạnh nhân. Nhưng hóa ra món hạnh nhân xào là những phần còn lại của su hào bị cắt bỏ cùng cà rốt băm nhỏ, xào trộn lẫn với mề gà băm nhỏ và lạc rang. Nghe lạ nhỉ? Quên nữa còn phải có một đĩa chè kho, chè bà cốt. Ngày xưa nhà nhà đều làm và có một đĩa nhỏ để thắp hương, ăn. Nay thì thường mọi người sẽ mua ngoài chợ với giá cũng chỉ 5-10 nghìn đồng 1 đĩa. Mình không biết chứ đây là món ăn thể hiện sự đảm đang, khéo tay của gia chủ đấy nhé. Nghe ông kể mà chỉ muốn quay lại thời ấy ăn thử mâm cỗ thấm đượm cả thời gian và văn hóa ấy thôi.
Trong mâm quả Tết xưa còn có trái cam đường hay có tên cam giấy, nghe rồi chỉ thắc mắc, cam giấy là cam bằng giấy ư? Cam ăn ngọt, có thể để đến qua Rằm nhưng do năng suất thấp nên dần dà người ta không còn trồng nữa. Ngoài ra còn có táo thiện phiến, quả tròn hơi dẹt rất được ưa chuộng bấy giờ. Hồi đó, Tết không được nghỉ dài như bây giờ, chỉ được nghỉ có từ chiều 30 đến ngày mùng 3 Tết thôi. Bây giờ công nhân viên chức, học sinh sinh viên được nghỉ nhiều hơn, từ 9-10 ngày lận. Mọi người sum họp, đón tết với nhau chỉ vỏn vẹn 4 ngày. Dù vậy nhưng vẫn có thể cảm nhận được không khí của Tết, cảm nhận được tình thân giữa người với người.
Ba mẹ tôi kể hồi đó, ai cũng chỉ mong ngóng 3 ngày Tết để được quây quần đón Tết, cùng làm, trông nồi bánh chưng; cùng ngồi chơi bài chắn; cùng nhau làm pháo tép, pháo cối. Hồi ấy không như bây giờ, pháo nay bị cấm bởi sự an toàn của mọi người. Ngày xưa mỗi dịp Tết đến, những dây pháo nổ đêm ba mươi, tiếng pháo có ý nghĩa xua đuổi tà ma, mong ước một năm mới suôn sẻ. Vì vậy nên cho đến giờ, cứ vào đêm 30, khắp cả nước tổ chức bắn pháo hoa làm rực rỡ cả bầu trời và riêng thủ đô Hà Nội đã có tới 30 điểm bắn pháo. Nghe tiếng pháo, người người nhà nhà đặc biệt là lũ trẻ con ai cũng vui vẻ và phấn khích lắm. Pháo hoa dường như đã trở thành một phần không thể thiếu của Tết và người dân thủ đô cũng đã biến việc lên bờ Hồ cùng nhau ngắm pháo hoa Đêm Giao Thừa, chia sẻ những lời chúc đầu năm thành một ‘tục lệ’ nơi đây.
Tết ngày xưa, đặc biệt năm 1946 là năm được Bác Hồ chúc Tết trên loa phát thanh gửi đến toàn dân:
“Rót cốc rượu Xuân mừng thắng lợi,
Viết bài chào Tết chúc thành công…
Vài lời chúc Tết nôm na,
Vừa là chúc Tết vừa là mừng Xuân”
Mỗi câu chúc Tết của bác đều thể hiện tình cảm đối với dân, sự lo toan và mong muốn hạnh phúc. Mọi người đi đường nghe thấy lời chúc của Bác cũng thấy vui mừng và ấm áp, họ gặp nhau ngoài đường , chúc nhau một Tết mới sức khỏe. Ngày nay con người lạnh lùng với nhau hơn, chỉ chúc những người quen biết mà không để ý đến những người xung quanh. Đây cũng là một chuyện đáng buồn khiến Tết nay buồn hơn xưa.
Tuy vậy giữa Tết xưa và nay vẫn giữ được những nét truyền thống của riêng ngày lễ Tết. Tết hay còn có tên gọi là ngày “Quốc tế dọn dẹp” các gia đình sẽ dọn dẹp, lau chùi nhà cửa, đồ đạc. Đây cũng có thể coi là việc làm tiễn năm cũ đi đón năm mới đến với mong ước những điều mới tốt đẹp hơn. Vào ngày mùng 1 đầu năm các bà, các mẹ vẫn giữ truyền thống đi lễ chùa đầu năm cầu bình an. Tết nào tôi cũng được mẹ rủ đi chùa và biết thêm nhiều hơn về đi lễ đầu năm. Còn một phong tục thường niên còn giữ được từ Tết xưa đến nay chính là lì xì đầu năm. Trước đây chính là người già lì xì cho trẻ nhỏ với những lời chúc về sức khỏe học tập, nhưng nay có chút thay đổi, chính là trẻ mừng già và ngược lại. Tôi nghĩ đây cũng chính là lí do trẻ nhỏ thích ngày Tết nhất. Tết thời bao cấp sẽ có những quầy hàng phục vụ nhân dân đổi tiền lì xì cho Tết, điều này quả là thú vị phải không? Những quầy hàng nho nhỏ như ngân hàng thời bao cấp vậy!
Mỗi dịp Tết đến, Văn Miếu- Quốc Tử Giám luôn là nơi được lựa chọn đến đầu tiên chỉ sau chùa. Lên đây bạn sẽ bắt gặp ngay hình ảnh người người xin chữ ông đồ, thường là chữ Phúc cho người già, Đạt cho những người trẻ tuổi và Đỗ, Tài thường được các bạn trẻ chuẩn bị bước vào những kì thi quan trọng. Việc cho chữ trước đây là một nét đẹp, nhưng đến nay đã dần bị thương mại hóa, một chữ thường sẽ từ 200.000vnd/tờ.
Cho đến nay tôi đã học đại học rồi nhưng vẫn giữ truyền thống sáng ngày 1 khai bút đầu xuân, mở đầu cho năm mới học hành tốt hơn, chăm chỉ và thi cử đỗ đạt. Tuy vậy Tết ngày nay giới trẻ thường hay mở đầu năm mới bằng những dòng status trên Facebook cũng những bức ảnh đón năm mới.
Bảo sao tôi lại thấy nhớ Tết xưa, Tết bao cấp khó khăn, giản đơn nhưng thấm đậm nghĩa tình, văn hóa truyền thống qua lời kể của ông bà, ba mẹ đến vậy. Trong lúc đang đi tìm lại hơi ấm Tết xưa thì tôi nhận thấy không chỉ riêng mình mà bao nơi cũng đang dựng lại khung cảnh, mở sự kiện về Tết xưa để cho người lớn hồi tưởng quá khứ, trẻ con thì học về lịch sử văn hóa của một cả giai đoạn đầy kỉ niệm và cảm xúc của thế hệ đi trước. Điều hay ho hơn cả là thế hệ trẻ bây giờ đang góp phần thúc đẩy rất lớn trong việc quảng bá văn hóa Việt Nam tới nước ngoài và một nhóm mang tên Friends of Ireland đã dựng lại khung cảnh Tết bao cấp để chia sẻ phần lịch sử này với những người bạn Ireland đang sinh sống tại Hà Nội trong sự kiện ‘Tết kí ức’ – 19.01.2019.
Sự kiện mở ra với các quầy hàng như quầy Ông đồ, quầy Thầy bói, quầy Áo dài và không thể không kể đến quầy Mậu Dịch phỏng chiếu lại Tết của ngày xưa.
Điều làm tôi thấy khá bất ngờ khi đến sự kiện chính là sự hứng thú và vui vẻ của những người bạn nước ngoài đối với văn hóa, lịch sử và cả ẩm thực của Việt Nam. Tôi thấy họ rất thích thú khi khoác trên mình những chiếc áo dài truyền thống, họ rất muốn được khám phá thêm về nền văn hóa của nước ta và yêu ẩm thực của chúng ta. Quầy ẩm thực đã thực sự hết ‘trong vòng 1 nốt nhạc’!
Sự kiện này cũng đã thu hút được giới báo chí đến phỏng vấn những người tạo nên ý tưởng cho sự kiện này, các bạn trẻ mong muốn được chia sẻ văn hóa và học hỏi thêm về một góc của lịch sử nước nhà, và cả những cô chú ở độ tuổi trung niên muốn đưa mình quay trở lại thời gian.
Sự kiện trên của nhóm Friends of Ireland chỉ là một trong những đóng góp đầy tiềm năng của giới trẻ nước ta trong tương lai. Tôi biết thời thế đổi thay, con người thay đổi và Tết cũng không được đậm đà, nồng thắm tình người như xưa nhưng với những nỗ lực đưa lịch sử một lần sống lại của thế hệ trẻ làm tôi lại thấy tràn trề hy vọng. Chính những bạn trẻ này sẽ là những người lái tàu đầy tiềm năng đưa lịch sử phần nào về với hiện tại. Tôi cũng là một người trẻ và tôi cũng sẽ đóng góp sức mình để văn hóa và lịch sử dân tộc mãi được gìn giữ và vang xa để rồi Tết nay cũng ấm áp không khác Tết xưa…
Trước đây đã từng có ý kiến rằng ngày Tết nên bị xóa, nhưng khi nhìn những chùm ảnh trên bạn có còn giữ suy nghĩ như vậy không? Tết là ngày lễ linh thiêng, tuy phải dọn dẹp, chuẩn bị đồ mệt nhọc nhưng cũng là thời gian quý báu bên gia đình. Vậy nên hãy vui vẻ và tận hưởng Tết nhé các bạn! Chúc mừng năm mới vui vẻ cùng gia đình nhaa!!!