Nếu như bạn là một con nghiện sushi và hải sản tươi sống thì chắc hẳn cũng có đến vài địa chỉ bỏ túi mỗi khi thèm rồi. Ở Hà Nội, ngoài những cái tên như Let’s Sushi, Sushi Kei hay Trạm Sushi… thì Sushi Garden cũng là một trong những quán sushi rất đáng để thử. Với những tiêu chí ngon – bổ – hợp túi tiền, Sushi Garden là nơi thỏa mãn cơn “nghiện” sushi cho tất cả các tín đồ của món cơm Nhật Bản độc đáo này.
Trước hết về địa điểm và không gian. Sushi Garden nằm ở địa chỉ 46 Vũ Trọng Phụng, ngay mặt đường khá dễ tìm. Quán cũng không phải là to lắm đâu, không gian tạm gọi là vừa đủ, thoải mái chứ không quá bí hay chật chội. Tầng một là chỗ để xe nên bạn sẽ không phải để xe vạ vật ở trên vỉa hè hay lề đường.
Điểm cộng ở Sushi Garden là nhân viên cực kỳ lịch sự. Có lẽ là do được đào tạo chuẩn với một quán ăn Nhật nên về dịch vụ đảm bảo các bạn sẽ hài lòng.
Về đồ ăn, thực đơn ở Sushi Garden tập trung vào sushi và sashimi. Có khá nhiều loại từ sushi cơm nắm đến cơm cuộn với các loại hải sản tươi sống: cá ngừ, cá hồi, cá chình, tôm, lươn,… Phải nếm từng cuộn cơm cùng những miếng hải sản ấy, hoàn toàn không bị tanh chút nào mà mềm tan trong miệng. Hải sản sống cảm nhận được độ tươi, mọng chứ không bị ươn hay ướp lạnh đâu.
Thành phần chính của sushi là cơm. Vì vậy đương nhiên món sushi có ngon hay không quyết định lớn là ở phần cơm trắng. Cơm ở Sushi Garden ngoài việc đảm bảo được độ tơi, dẻo còn được trộn thêm với giấm, muối, đường và rượu ngọt Mirin, càng tăng thêm hương vị.
Đến đây thì bạn nên gọi theo set. Một set bao gồm nhiều loại sushi hay sashimi khác nhau, khá đa dạng và phong phú. Thường thì một set có thể vừa cho từ 2 – 4 người ăn (tùy set), nếu bạn ăn hết mà vẫn còn cảm thấy thèm thuồng thì có thể gọi thêm đĩa nhỏ tùy thích. Giá của một set dao động từ 160.000 – 710.000 đồng. Còn các đĩa nhỏ có giá từ 10.000 – 99.000 đồng.
Với chất lượng và dịch vụ tốt, cộng thêm giá thành hợp lý thì tin mình đi, Sushi Garden chắc chắn sẽ trở thành địa chỉ ruột của bạn mỗi khi lên cơn thèm thuồng món cơm hải sản sống này đấy! Ngoài sushi và sashimi thì nhà hàng còn nhiều món Nhật khách như mì udon, bánh xèo, bento và lẩu.
Địa chỉ: Sushi Garden, 46 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội
Nằm trên dãy Kỳ Quan San, Bạch Mộc Lương Tử (Kỳ Quan San) cao 3046m. Đây là đỉnh núi cao thứ 4 trong hệ thống các đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Sau Fansipan, Bạch Mộc là đỉnh núi mà các nhà leo núi nghiệp dư thích khám phá nhấ. Lý do đơn giản là ngoài cái tên rất “lãng mạn”, đường đi Bạch Mộc đẹp nhưng cũng lắm gian nan…
Link đăng ký tour Bạch Mộc Lương Tử dịp 10/3 âm lịch:
Với những người mê du lịch bụi, chắc hẳn chẳng ai lấy làm lạ với cái tên Bạch Mộc. Nằm trên dãy Kỳ Quan San, Bạch Mộc Lương Tử cao 3046m là đỉnh núi cao thứ 4 trong hệ thống các đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Cái khung cảnh hùng vĩ và cảm giác đứng trên đỉnh núi Muối đón bình minh thật khó để diễn tả bằng lời. Đó cũng là một hành trình chẳng mấy dễ dàng.
Thời điểm được cho là thích hợp để chinh phục Bạch Mộc là khoảng tháng 11 – tháng 4, khi tiết trời mát mẻ. Chú ý thời điểm mùa hè nắng nóng sẽ khiến hành trình trở nên khó khăn, bạn cũng sẽ dễ bị mất nước khiến cơ thể mệt mỏi. Ngoài ra, mùa đông cũng là thời điểm thú vị khi bạn sẽ vừa leo, vừa được chiêm ngưỡng cảnh tượng tuyết rơi trắng xóa vùng núi hoang sơ. Tuy nhiên, để leo trong điều kiện thời tiết như vậy thì bạn cũng cần phải có một cơ thể cực kỳ tốt và dẻo dai, thêm vào đó là chuẩn bị thật đầy đủ những vật dụng cần thiết để giữ ấm cơ thể nữa!
Vậy thì tranh thủ tiết trời tháng tư chưa có những tia nắng gắt, nếu như bạn vẫn băn khoăn về đích đến cho một chuyến hành trình nhân dịp nghỉ lễ dài ngày hay muốn thử thách sự dẻo dai của bản thân thì Wecheckin.vn xin đưa ra gợi ý Tour Trekking Bạch Mộc Lương Tử. Với trải nghiệm 3 ngày 2 đêm ngủ trong rừng, hành trình chinh phục đỉnh núi Muối (leo cả đi lẫn về gần 50km) sẽ do Tour MamTravel.vn tổ chức và hướng dẫn.
Nếu các bạn quan tâm về tour leo núi thám hiểm này thì hay đọc đến cuối bài nhé, mình sẽ để thông tin chi tiết và contact của đoàn dẫn tour ở phía cuối bài viết để các bạn tham khảo. Và mặc dù khi đăng ký tour thì thể nào người hướng dẫn cũng sẽ dặn dò các bạn để chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi, nhưng tiện chúng mình có bài viết Kinh Nghiệm Săn Mây Và Chinh Phục Bạch Mộc Lương Tử (Kỳ Quan San) ở đây. Các bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu trước nha!
Lịch trình cụ thể Tour Trekking Bạch Mộc Lương Tử 3 ngày 4 đêm
Ngày 0: Lên xe giường nằm Hà Nội đi Sapa.
Ngày đầu tiên:
Buổi Sáng: Di chuyển bằng xe ô tô (7 hoặc 16 chỗ) thẳng lên địa điểm tập kết, nhà potter, ăn sáng. Các bạn đánh răng rửa mặt, cất bớt những đồ không cần thiết tại Sàng Ma Sáo (Cách Sapa 50km).
8h sáng bắt đầu hành trình leo núi. Trekkers ăn cơm trưa trên đường leo vào (Đoàn sẽ phát nước uống, bánh quy, đồ mưa cho mọi người)
Bắt đầu cuộc hành trình leo 16 km để vào điểm nghỉ chân và chờ ăn tối. Nếu đến sớm sẽ có thể ra núi Muối ngắm hoàng hôn (Tùy vào khả năng di chuyển của thành viên trong đoàn).
Lưu ý: Đoàn nhanh nhất mất tầm 7h để vào đến lán, đoàn chậm nhất mất 10h mới vào tới lán (xuất phát lúc 9h15 sáng)
Ngày Thứ 2:
Buổi sang: Bạn sẽ dậy sớm leo ra đỉnh núi Muối, đón bình minh và biển mây. Sau đó bắt đầu leo lên đỉnh Bạch Mộc Lương Tử.
Buổi trưa: Lên đến đỉnh.
Buổi chiều: quay lại điểm nghỉ và ăn tối. (Đoạn này tầm 6-7km cả đi lẫn về tầm 13km) Đây là tối thứ 2 ngủ lại trong rung.
Lưu ý: Đây là đoạn đường leo rất gian nan cả đi lẫn về, nên cần mang nhiều nước (tốt nhất 2 người 3 chai, uống cầm chừng vì cơ thể có thể có cảm giác khát nhưng không mất quá nhiều nước, nên chỉ uống khi cần thiết)
Ngày Thứ 3:
Mọi người có thể tranh thủ dậy sớm và ra ngắm bình minh trên đỉnh núi Muối một lần nữa.
7h ăn sáng
7h30 xuất phát ra bản, theo đường cũ (16km cuối) lên xe về Sapa. Trưa chiều ra tới nhà potter. Chiều tối về tới Sapa, tắm rửa, gội đầu tắm lá thuốc người Dao.
Buổi tối: đi ăn lẩu cá Tầm, ăn mừng chuyến chinh phục Bạch Mộc Lương Tử thành công.
Ăn xong mọi người có thể đi cà phê, 10h đêm lên xe giường nằm về Hà Nội.
Lưu ý: Đoạn này đi xuống núi nhưng cũng rất gian nan. Theo như kết quả thử tốc độ nhanh nhất là 3h20p (= tốc độ potter). Đoàn bình thường, không mang vác đồ gì nặng và có tập luyện thể lực mất 6 tiếng. Còn đoàn chậm nhất (4 người không tập luyện gì) thì mất 8 tiếng để ra đến bản. (7h45 xuất phát).
Vậy nên nếu muốn đứng trên đỉnh núi Muối ngắm nhìn biển mây lúc bình minh (hay hoàng hôn) thì mọi người hay tập luyện thể lực đầy đủ nhé! Ăn xong mọi người có thể đi cà phê, 10h đêm lên xe giường nằm về Hà Nội.
Lưu ý: Lịch trình trên đây về thời gian là lịch cứng cho cung, còn các chỉ dấu khác về thời gian ước lượng chỉ mang giá trị tham khảo cho người leo. Tùy vào tình hình của đoàn mà mọi quyết định sẽ do Leader tổ chức.
Kinh Phí Tour Chinh Phục Bạch Mộc Lương Tử (Kỳ Quan San)
Tour Trekking leo núi và khám phá đỉnh Kỳ Quan San do MamTravel tổ chức có kinh phí 2.200.000 đồng/người.
Chi phí trên đã bao gồm:
Vé ô tô giường nằm đi về Hà Nội – Sapa.
Tiền xe di chuyển Sapa → Sàng Ma Sáo.
Bảo hiểm du lịch leo núi (tối đa 20 triệu / người)
Chi phí ăn uống 3 ngày 2 đêm trên núi.
Chi phí tắm nước lá thuốc người Dao khi về.
Lẩu cá Tầm khi liên hoan.
Potter dẫn đường khi leo núi.
Một lưu ý nho nhỏ đó là bạn sẽ phải thanh toán 500K trước để Tour hoàn thành các thủ tục về bảo hiểm, vé xe cộ, chuẩn bị đồ ăn (Phương thức thanh toán có ghi ở phía cuối trong form đăng ký). Số còn lại lúc nào lên đường thì đóng cho Tour guider.
Thời gian Tổ chức Tour:
Tour chinh phục Bạch Mộc kéo dài 3 ngày 4 đêm, (trong đó 3 ngày 2 đêm trong rừng) được MamTravel tổ chức vào những khoảng thời gian sau:
Giỗ Tổ Hùng Vương 12-13-14-15 Tháng 4. Nhanh tay vào đăng ký tại đây:
Trekking là gì? Thuật ngữ “trekking” có nguồn gốc từ ngôn ngữ Afrikaans về sau trở thành một từ trong ngôn ngữ tiếng Anh vào giữa thế kỷ 19, có nghĩa là một hành trình đi bằng chân kéo dài và gian khổ. Đây là hình thức du lịch trải nghiệm phổ biến ở phương Tây và được du nhập vào Việt Nam đã lâu. Những trong những năm gần đây, loại hình du lịch này mới thực sự trở thành trào lưu ở nước ta, nếu là một người đam mê xê dịch thì chắc chắn du lịch trekking không còn lạ lẫm với bạn, thế nhưng trên thực tế lại có nhiều người không hiểu rõ về những loại hình du lịch này, trong bài viết này mình sẽ cùng bạn tìm hiểu về trekking và hình thức du lịch này ở Việt Nam nhé.
Những người tham gia những chuyến du lịch trekking thường được gọi là trekker hay backpacker sẽ bắt đầu hành trình của mình bằng những chuyến đi bộ đường dài hoàn toàn trên đôi chân của mình tới những địa điểm du lịch chưa nhiều người đặt chân tới. Đó là những vùng núi có địa hình hiểm trở, những bản làng xa xôi hẻo lánh nhưng có phong cảnh và cuộc sống dung dị, bình yên.
Việt Nam là một quốc gia xinh đẹp theo nhận xét của nhiều bạn bè quốc tế. Việt Nam là một điểm trekking đặc biệt hấp dẫn, những năm gần đây trekking thực sự bùng nổ tạo nên một “hot trend” trong giới du lịch bụi. Du lịch trekking thu hút rất nhiều người yêu thiên nhiên và thích vận động, mê dịch chuyển và ưa khám phá, trải nghiệm những điều mới lạ.
Những địa điểm du lịch trekking nổi tiếng ở Việt Nam
Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Việt Nam những cảnh quan kỳ vỹ, những loại địa hình đa dạng để phát triển du lich trekking. Trekking ở Việt Nam là đắm mình vào những sự “bất ngờ” mà thiên nhiên mang lại, không chỉ là những chuyến đi trải nghiệm mà còn là cơ hội thử thách giới hạn của bản thân, rèn luyện sức khỏe, sức bền của bản thân.
Sau đây Wecheckin.vn sẽ giới thiệu TOP 5 thiên đường du lịch trekking ở Việt Nam những địa điểm được khách du lịch trong và ngoài nước “thèm” đặt chân đến nhất.
Khu vực Miền Bắc
+ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông- Thanh Hóa
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc địa phận các huyện BáThước và Quan Hóa, nằm ở phía tây bắc tỉnh Thanh Hóa. Thời điểm đẹp nhất để đi Pù Luông là cuối tháng 5 đầu tháng 6:
Trekking xuyên Pù Luông: Xuất phát từ bản Kho Mường, đi bộ xuyên qua 4 bản Pốn – Thành Công – Cao Hoong – Kịt để khám phá cuộc sống, văn hóa và phong tục tập quán của dân địa phương. Hoặc đi theo đường mòn Kho Mường – Ươi – Phố Đoàn để đến bản Quắn trải nghiệm cuộc sống bình yên, đơn sơ và chậm rãi, ở đây bạn sẽ thấy thời gian như ngừng trôi.
+ Đỉnh Bạch Mộc Lương Tử cao 3046m – thử thách trekking nơi ngọn núi cao thứ 4 Việt Nam.
Bạch Mộc Lương Tử (hay Kì Quan San) là một trong 4 đỉnh núi cao nhất Việt Nam, nằm giữa hai tỉnh: Lai Châu và Lào Cai. Dãy núi Bạch Mộc có địa hình khá hiểm trở, là địa điểm phượt Tây Bắc hấp dẫn được dân phượt khai phá từ năm 2012. Ngọn cao nhất của dãy núi này cao 3,046m so với mực nước biển. Quãng đường từ chân núi lên đến đỉnh dài khoảng 14km, qua nhiều địa hình khác nhau như đồi trọc, rừng tre nứa, rừng gỗ lớn, rừng trúc lùn và cả những vách đá cheo leo toàn rêu phủ,…Đây là một thử thách thực sự đối với những bạn muốn trải nghiệm du lịch trekking.
+ Thử thách dễ chịu hơn – Trekking nóc nhà Y Tý đỉnh Lảo Thẩn cao 2860m ở Lào Cai.
Trong danh sách những đỉnh núi cao nhất Việt Nam, đỉnh Lảo Thẩn xếp thứ 14 với độ cao 2860m nằm trong địa phận huyện Bát Xát, tỉnh Lảo Cai. Để chinh phục ngọn núi này không khó, chúng ta chỉ hỉ với 2 ngày đẹp trời cuối tuần có nằng ,bạn hoàn toàn có thể cùng nhóm bạn thân thực hiện một chuyến trekking thử thách bản thân, trải nghiệm không khí đại ngàn Tây Bắc.
Khu vực miền Trung
Tà Năng – Phan Dũng cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam !
Tà Năng – Phan Dũng được những người yêu thích du lịch khám phá mệnh danh là cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam, nối từ xã Tà Năng (thuộc Lâm Đồng) sang Phan Dũng (Bình Thuận).
Cung đường này có tổng chiều dài khoảng 55km, được bao bọc bởi rừng, núi và những con suối hoang sơ, tuyệt đẹp. Đây là vùng đất chuyển tiếp từ cao nguyên xuống duyên hải miền trung.
Tà Năng – Phan Dũng đốn tim những người mê khám phá bởi cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của những đồi cỏ bao la, lác đác hàng thông xanh rì, xa xa là mây trời lảng bảng. Tất cả đều kỳ vĩ mà yên bình như tranh vẽ. Điểm cuối của hành trình là xã Phan Dũng.
Khu vực miền Nam.
Núi Bidoup (Lâm Đồng) Thử thách khó chịu nhất đối với dân trekking khu vực miền Nam. Với độ cao 2287m, Bidoup được gọi là “nóc nhà” của Lâm Đồng.
Bidoup là ngọn núi cao nhất trong hệ thống núi ở vườn quốc gia Bidoup với độ cao hơn 2000m. Để leo được lên đỉnh núi Bidoup bạn cần phải dành ra hai ngày cho chuyến đi này với đoạn đường trekking gần 30km. Nếu là người lần đầu leo núi với sức khỏe vừa phải, có thể chọn hành trình ngày thứ nhất từ đường ĐT 723 lên đến bãi cắm trại gần đỉnh núi (dài 17 km), ngày thứ 2 từ bãi cắm trại lên đỉnh núi Bidoup và xuống chân núi tại trạm Long Lanh (dài 10 km). Cảnh vật trên hành trình chinh phục đỉnh Bidoup rất đẹp, những đồi thông, thảm thực vật, thác nước… khiến bạn xua tan bớt mệt mỏi.
Những năm gần đây, loại hình du lịch trải nghiệm được giới trẻ đặc biệt yêu thích. Một trong những hoạt động trải nghiệm đáng ” đồng tiền bát gạo” nhất là hình thức trekking leo núi. Mỗi năm, khi trời Hà Nội vào thu, thì cũng là bắt đầu mùa của dân Trekking chinh phục các đỉnh núi phía Tây Bắc. Đã có quá nhiều bức ảnh đẹp về “Mùa mây Y Tý”, và tour trekking Lảo Thẩn là một trong những trải nghiệm du lịch hấp dẫn nhất. Vừa là một địa điểm khởi động nhẹ nhàng của dân trekking, lại cũng là nơi ngắm mây của những kẻ thích mộng mơ.
Tạm rời xa nơi phố thị xa hoa, xô bồ. Hòa mình cùng thiên nhiên mây trời Y Tý đại ngàn. Cùng cô, cậu bạn dạo bước trên hành trình săn biển mây kì vĩ, ngắm ánh nắng mặt trời rọi chiếu nơi rẻo cao Tây Bắc rồi một giây lặng im nghe tiếng chim rừng dìu dắt, bay lượn trong sự tự do.
Mùa săn mây Tây Bắc bắt đầu từ thời điểm cuối tháng 11 cho đến tháng 5 hằng năm. Đó là những trải nghiệm đi bộ hàng km vào sâu trong rừng già cho đến những khoảnh khắc vỡ òa vì hạnh phúc khi được chứng kiến vẻ đẹp kì vĩ của mẹ thiên nhiên ban tặng cho Lảo Thẩn – là biển mây kì vĩ nhưng trong thế giới cổ tích.
Để cho các bạn biết rõ hơn về trải nghiệm du lịch tuyệt vời này, Wecheckin.vn xin giới thiệu tour trekking Lảo Thẩn săn mây hai ngày một đêm. Thời gian cố định là từ 21h30 ngày thứ 6 đến 5h00 sáng ngày thứ 2 tức vào mỗi dịp cuối tuần.
Đăng ký tour ở form dưới bạn nhé!
Chi tiết tour trekking Lảo Thẩn – hành trình 48 tiếng ngắm mặt trời mặt nơi nóc nhà Y Tý.
Lảo Thẩn – ngọn núi nằm ở phía Tây Bắc của tổ quốc với độ cao 2860m vì thế nó còn được mệnh danh là nóc nhà của Y Tý. Nằm ở Thôn Phìn Hồ, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Với cảnh quan: Đỉnh nhọn và thoáng với góc nhìn 360 độ. Tại cao độ 2.400 m với nhiều phiến đá dốc đứng hướng Tây về thung lũng Dền Sáng, núi Nhìu Cồ San rất đẹp.
. Đây là một ngọn núi không quá khó để chinh phục. Lảo Thẩn nổi tiếng với “đặc sản” là biển mây kì vĩ. Để hoàn thành một tour trekking Lảo Thẩn sẽ mất hai ngày một đêm. Wecheckin xin gửi bạn hành trình chi tiết tour trekking Lảo Thẩn.
Ngày 0: Thứ 7
– 21h30 tập trung tại cổng trường Đại Học Ngoại Ngữ – đường Phạm Văn Đồng. Bạn nào đi xe máy có thể gửi xe ở gầm cầu vượt Mai Dịch cách đó ~ 50m để sáng sớm hôm sau về lấy xe cho tiện.
– Leader điểm danh đoàn. Sau đó lên xe giường nằm chất lượng cao di chuyển xuyên đêm tới Sapa, đường cao tốc rất êm nên những bạn say xe cũng không phải lo lắng nhé.
Ngày 1: Chủ Nhật
– 04h00: Tới Sapa, ngủ lại trên xe cho đến 6h. Leader cùng đoàn di chuyển tới điểm vệ sinh cá nhân, cách bến xe Sapa một đoạn ngắn. Sau đó ăn sáng và gửi lại đồ dùng không cần thiết tại đây.
– 08h30: Đoàn lên xe 16 chỗ di chuyển tới điểm trek tại Nhà potter Y Tý (hoặc xe gắn máy – tùy vào từng đoàn mà Tour sẽ bố trí phù hợp), cách Sapa khoảng 80km (khoảng gần 3 tiếng). Trên đường sẽ đi qua thung lũng Mường Hoa, chợ Mường Hum, qua làng bản và những thửa ruộng bậc thang của người H’Mông.
– 11h30: Tới điểm trek tại nhà Potter.
Tại đây, Leader sẽ phân chia cho mọi người đồ đoàn chung (nước, găng tay, áo mưa, thực phẩm bổ sung năng lượng). Đoàn bắt đầu leo và sẽ ăn trưa dọc đường trên núi, nghỉ ngơi khoảng 20 phút, sau đó tiếp tục trekking tới điểm nghỉ chân.
Trên đường đi có nhiều chỗ chụp ảnh đẹp, mọi người có thể lưu lại những khoảnh khắc ưng ý, cũng như post facebook cập nhật liên tục.
– 17h00: Tới điểm hạ trại trên lán gần hang đá (cách đỉnh khoảng 1 tiếng)
Ngày 2: Thứ 2
– 04h00: Đoàn dậy sớm ăn sáng, sau đó để lại đồ lại lán để tiếp tục trekking chinh phục đỉnh và ngắm bình minh. Từ lán lên đỉnh chỉ mất khoảng 2 tiếng (có thể hơn chút với những người thể lực yếu).
– 06h30: Chạm đỉnh Lảo Thẩn, ngắm cảnh và thưởng ngoạn, chụp choẹt, hò hét, hát ca vang, sau đó quay ngược trở xuống điểm hạ trại.
– 08h20: Về tới lán, đoàn sửa soạn đồ rồi rút quân trở về điểm trek ban đầu theo đường cũ.
– 12h30: Tới điểm trek ban đầu, đoàn ăn trưa và lên xe trở về Sapa.
– 16h30: Về tới Sapa, lấy đồ để lại tại chỗ dừng chân. Sau đó mọi người tự do vui chơi tại Sapa, trước đó Leader sẽ thông báo thời gian và địa điểm để tập trung ăn tối.
– 19h00: Ăn tối tại Sapa với Lẩu để ăn mừng sự kiện chinh phục thành công Đỉnh Lảo Thẩn.
– 23h00: Đoàn lên xe giường nằm từ Sapa trở về, khoảng 04h00 sáng hôm sau có mặt tại Hà Nội, chia tay nhau và hẹn ngày gặp mặt.
Kinh phí cho một tour trekking Lảo Thẩn.
Chi phí cho tour trekking Lảo Thẩn là 2000K. Các bạn đặt cọc trước 600K, có thể chuyển khoản hoặc đóng trực tiếp cho leader và trước khi chuyến đi các bạn sẽ được người leader hướng dẫn chuẩn bị và kinh nghiệm leo núi, phân phối sức để chinh phục thành công nóc nhà Y Tý cao 2860m.
Dịch vụ tuyệt vời khách du lịch sẽ nhận được khi đăng kí tour trekking Lảo Thẩn.
Chất lượng tuyệt vời, wecheckin đảm bảo các bạn sẽ có những trải nghiệm rất đáng giá. Với những người đầy kinh nghiệm trong lĩnh vực trekking dẫn đoàn việc của các bạn là lên đường tận hưởng ngắm bình minh trên nóc nhà Y Tý, được đứng trước vẻ đẹp ngất ngây của cảnh chiều tà, khi mặt trời bắt đầu lặn khuất sau dãy núi xa xa. Dịch vụ mình xin để chi tiết phía bên dưới này nhé :
Xe di chuyển Hà Nội – Sapa (2 chiều)
– Tất cả các bữa ăn trong chương trình (sáng – trưa – tối)
– Miếng gián giữ nhiệt (1ng/ 1 miếng)
– Nước uống: 3 chai 500ml (Lavie)
– Phòng vệ sinh cá nhân tại Sapa (có thể gửi lại đồ không cần thiết)
– Porter (Người khuân vác đồ đoàn)
– Xe di chuyển từ Sapa tới điểm trek và ngược lại.
Nếu như bạn yêu Nhật bản hay là fan cứng của những bộ truyện tranh với nét vẽ đẹp muốn tắt thở đến từ đất nước mặt trời mọc thì hẳn là bạn có thể tưởng tượng ra phong cảnh ở đây mỗi khi bước vào mùa xuân rồi phải không? Những con đường rợp hoa, thi thoảng mỗi khi có cơn gió khẽ lay cành, những cánh hoa lại nhẹ nhàng bay xuống, lượn trên không trung vài vòng rồi đậu trên mặt đất hay vai áo người qua đường, êm ru. Khi muôn hoa đua nở là lúc bắt đầu câu chuyện mùa xuân ở Ibaraki. Còn tại sao là Ibaraki mà không phải nơi nào khác? Chỉ là vì mình thích thế thôi. Vì là bị thu hút bởi sự dịu dàng, yên bình ở nơi đây, nên muốn gợi ý cho các bạn nếu có kế hoạch làm một chuyến bay đến Nhật vào những ngày mà đất nước này trở nên lãng mạn nhất như thế này.
Ở Ibaraki, có khá nhiều địa điểm cho bạn đi ngắm hoa sớm đấy. Ở đây có khu vườn lọt vào Top 3 vườn hoa đẹp nhất Nhật Bản, có cả những khu vườn cực kỳ rộng cho bạn thỏa thích ngắm nhìn. Bạn có muốn một lần trải nghiệm không khí mùa xuân, được bao quanh bởi hương mùa xuân, lạc giữa thế giới màu hồng ở Ibaraki không? Lên kế hoạch cho một chuyến du lịch mùa xuân này cùng chúng mình nhé.
⦁ Mùa xuân nhuộm hồng di sản văn hóa, một trong ba khu vườn nổi tiếng nhất Nhật Bản, nơi có lễ hội hoa Ume lớn nhất của Ibaraki.
Nằm cách thủ đô Tokyo (Nhật Bản) chỉ 30 km về phía Đông Bắc, tỉnh Ibaraki được biết đến như một địa điểm giàu tài nguyên thiên nhiên, cảnh vật ôn hòa với nhiều danh lam thắng cảnh…
Thời gian tổ chức: 16/2 (Thứ Bảy) – 31/3 (Chủ Nhật)
Từ những năm Meiji 30 (1897), mùa xuân ở Mito luôn có lễ hội lớn “Lễ hội hoa Ume ở Mito”. Nơi tổ chức lễ hội không đâu khác chính là một trong 3 khu vườn lớn của Nhật “Kairakuen” và “Kodokan”, là trường dạy văn và võ lớn nhất Nhật Bản thời xưa. Cả hai địa điểm này đã được công nhận là Di sản văn hóa, giáo dục Nhật Bản đương đại” vào năm 2015.
Ở vườn “Kairakuen”, có khoảng 3000 cây Mơ với hơn 100 chủng loại khác nhau. Trong khi đó, ở “Kodokan” có khoảng 800 cây với hơn 60 loại nở rộ vào mỗi mùa xuân. Tùy theo từng loại mà có những loại sẽ nở sớm từ giữa tháng 1, cũng có những loại sẽ nở vào đầu tháng 3. Vì thế, ở đây bạn có thể ngắm hoa Mơ nở trong suốt một thời gian rất dài.
Thông thường trong lễ hội hoa Mơ sẽ có “Đại sứ hoa Mơ ở Mito” chào đón khách, giúp không khí của lễ hội trở nên vui tươi hơn. Mùa du lịch mùa xuân thường sẽ bắt đầu vào khoảng tháng 3! Bạn nghĩ sao về việc đến Ibaraki trải nghiệm mùa xuân với hương hoa Mơ vương vấn?
Nụ cười nở trên môi sau khi được ngắm cảnh mùa xuân ở Ibaraki, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm cảm giác ấy nhé.
Hoa xuân sẽ kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4! Có nhiều cách khác nhau để bạn thưởng thức hoa xuân. Ngắm hoa bình thường cũng là một cách, lên khinh khí cầu và ngắm từ trên cao, hoặc là đi ngắm hoa vào buổi tối trong các lễ hội thắp đèn. Bạn có thể tận hưởng hoa xuân theo bất kì cách nào bạn muốn tại Ibaraki. Hãy đến Ibaraki để tận hưởng mùa xuân tươi đẹp một cách trọn vẹn nhất nhé.
Thế giới màu hồng ở Hanamomo no Sato! Lễ hội Kogamomo lần 43
Thời gian tổ chức: 20/3 (Thứ Tư) – 5/4 (Thứ Sáu)
Giữa không gian thiên nhiên rộng lớn được điểm xuyết bởi nhiều loại hoa nở suốt bốn mùa ở Vườn Koga Kubo Koen, vào mùa xuân bạn có thể ngắm nhìn cảnh khu vườn được bao phủ bởi màu hồng phấn tạo nên bởi hơn 1500 cây hoa với 5 loại hoa khác nhau.
Vào mùa lễ hội, không chỉ có hoa mà ở đây còn có những quầy hàng bày bán những đặc sản địa phương, cũng như có rất nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác!
Đặc biệt, chỉ có ở đây là nơi bạn có thể lên khinh khí cầu và ngắm vườn hoa từ trên cao.
Lâu nay cái tên Lạng Sơn luôn nổi tiếng với một nền ẩm thực luôn làm cho du khách đến nơi đây phải trầm trồ tán thưởng. Do vị trí nằm ngay sát vách người anh em Trung Hoa, ẩm thực Lạng Sơn bị ảnh hưởng khá nhiều từ họ. Thế nhưng ai tinh ý sẽ thật sự bị thu hút bởi các món ăn xứ Lạng khi mà chúng vẫn mang cái hương vị dân dã và được biến tấu bằng một cách khéo léo nào đó để phù họp với khẩu vị của người Việt. Vậy đến Lạng Sơn thì ăn gì? Cùng wecheckin.vn điểm qua NHỮNG MÓN ĂN MÀ BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI ĐẾN THĂM XỨ LẠNG nhé!!
Nội dung chính của bài
1. Vịt quay, phở vịt quay
Đây là một trong những món ăn ngon ở Lạng Sơn mà các bạn không thể bỏ lỡ khi có dịp tới đây. Vịt quay là giống vịt bầu Thất Khê. Sau khi được làm sạch sẽ vịt được tẩm hương liệu, hành, hạt tiêu, quả móc mật, nhồi vào bên trong, khâu lại. Phần bên ngoài da tẩm mật ong và để chừng 10 phút, sau đó vịt được quay trên bếp than, loại than hoa chừng 15 phút, khi quay xong nhúng vào chảo mỡ, đảo đi đảo lại khoảng 15 phút cho ra giá đỡ để nguội. Khi quay vịt đòi hỏi kỹ thuật không cháy đen, phải đảm bảo độ nóng, quay càng lâu thịt càng thơm và ngon. Thịt vịt phải thấm màu mật ong, có hương vị đậm đà của hương liệu, đó mới là thịt vịt ngon.
Phần nước mỡ khi quay vịt xong sẽ được sử dụng để chan phở vịt. Khi thưởng thức một bát phở vịt, cho thêm một vài lát măng chua được ngâm trong lọ để sẵn, mùi thơm của thịt vịt, nước dùng sóng sánh và vị chua của măng tạo nên sự hấp dẫn cho món ăn đặc sản vùng biên giới.
2. Phở chua Lạng Sơn
Đặc sản xứ Lạng này được chế biến khá cầu kỳ và có hương vị vô cùng hấp dẫn. Phở chua Lạng Sơn phải ăn nhẩn nha mới thưởng thức hết hương vị đặc biệt của nó. Hiện nay, phở chua có bán ở một số vùng miền núi phía Bắc, nhưng chỉ có sản phẩm của Thất Khê, Lạng Sơn, là có tiếng hơn cả.
Phở chua gồm hai phần: nguyên liệu khô và phần nước. Phần khô trước hết phải kể đến bánh phở. Cũng vẫn là thứ bánh phở quen thuộc nhưng cái khác ở đây là bánh phở được làm se lại sao cho vừa dẻo vừa dai. Tiếp đó là món khoai tây thái chỉ và miếng doang được thoa qua mỡ sao cho thật giòn và vàng rộm lên. Gan lợn thái mỏng bằng nửa lòng bàn tay rán cháy cạnh. Thịt lợn ba chỉ loại ngon và dạ dày lợn đem quay trong chảo mỡ. Riêng vịt quay thì nên chọn mua tại các nhà hàng chuyên nghiệp nổi tiếng ở Thất Khê. Phần nước phở gồm: nước báng tỏi, dấm, đường, mì chính…
Chính thứ nước hỗn hợp này làm cho người ăn không không cảm thấy ngấy. Còn nước lèo chính là thứ nước múc từ bụng con vịt quay, vừa có vị ngậy của mỡ vịt, vừa thơm phức nhờ những gia vị ướp trước khi quay.
Toàn bộ phần nguyên liệu được chuẩn bị từ trước và chờ đến khi khách gọi mới bắt đầu trộn. Khâu trộn là khâu cuối quyết định sự thành công của món phở chua. Phải trộn lượng nước vừa đủ sao cho nguyên liệu không bị nát mà gia vị vẫn thấm đều.
Những thứ trang điểm cho món phở chua gồm có lạc rang giã dập, các loại rau thơm, hành khô, dưa chuột và vài lát lạp xưởng thái mỏng. Ngoài ra còn có thêm thứ gia vị đặc biệt mà người địa phương quen gọi là xúng xàng (Xúng xàng hay còn gọi là lạp xường là món để dành ra giêng mới ăn. Không giống lạp xường vẫn treo lủng lẳng ở các cửa hiệu dưới xuôi, xúng xàng có thể to bằng cổ tay, nguyên liệu, hương vị hoàn toàn tự nhiên, chủ yếu lấy từ rừng như mắc mật, mắc khén, đinh hương… rất hấp dẫn, lại lành bụng, là món ăn thuộc loại đặc sản) tạo ra một hương vị rất lạ. Phở chua là món ăn hàn thực nên nó được ưa chuộng nhất vào mùa thu và mùa hè. Nó được coi là món ăn đặc sản đáng tự hào của người Lạng Sơn, bởi vậy không thể thiếu trong các dịp đón khách quý tới nhà.
3. Khâu Nhục
Khâu nhục (còn gọi là Nằm khâu), là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Khâu nhục được du nhập vào Việt Nam qua sự biến tấu của người dân tộc Tày, Nùng, qua thời gian đã trở thành món ăn đặc sản nổi tiếng của Lạng Sơn. Món ăn này được dùng trong những dịp gia đình có chuyện vui như lễ Tết, cưới hỏi… Theo truyền thống, khâu nhục được chế biến khá cầu kì từ thịt ba chỉ sau khi đã được ướp kĩ các loại gia vị và chưng cách thuỷ trong thời gian dài.
Khâu nhục được những người Nùng di cư từ Trung Quốc mang đến Việt Nam. Cái tên “khâu nhục” xuất phát từ phiên âm tiếng Hoa: “Khâu” có nghĩa là “hấp đến mềm gục”, còn “nhục” có nghĩa là “thịt”, do đó nếu dịch đúng có thể hiểu là “Thịt được hấp gục” (hấp đến chín nhừ). Người Trung Quốc coi khâu nhục là món ăn dân dã nhưng lại mang ý nghĩa tinh thần rất lớn, cách bài trí miếng thịt lên đĩa theo hình dạng một quả đồi nhỏ đang nhô cao thể hiện ý chí và sự lớn mạnh trong tương lai. Do đó, đây là món ăn gần như không thể thiếu trong các ngày lễ quan trọng của cộng đồng dân tộc Tày-Nùng.
Nguyên liệu chính được dùng là thịt ba chỉ, theo những người có kinh nghiệm thì thịt ngon nhất không nên quá béo, nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. Bên cạnh đó, còn cần có các loại gia vị như húng lìu, ngũ vị hương, địa liền, mật ong, rượu, dấm, xì dầu… Thịt ba chỉ sau khi luộc sơ được tẩm gia vị, sau đó dùng tăm tre chọc thật kĩ lớp bì để bì có khả năng hút nước cho mềm, đồng thời loại bỏ bớt lớp mỡ dưới da. Sau đó thịt được đem đi quay, vừa quay vừa phết mật ong lên cho vàng bì, hoặc cũng có thể cho thịt vào chảo mỡ đảo cho vàng miếng thịt rồi vớt ra để nguội.
Khoai môn thái miếng, chiên vàng rồi bày lên đĩa. Phía dưới lớp khoai là lớp rau muối mặn được làm từ lá tàu soi băm nhỏ, trộn đều với tương tàu, xì dầu, húng lìu, tỏi. Sau đó thái thịt thành từng miếng khoảng 1,5 cm, úp bát to vào, lật lại để nguyên đĩa rồi xếp từng bát vào nồi chưng cách thuỷ trong khoảng thời gian từ 4-5 tiếng cho thịt chín và mềm nhừ. Khi ăn thì lật úp bát thịt ra đĩa, để phần da của thịt được bày lên trên, nếu có màu vàng đều cùng hương thơm đặc trưng là đã đạt yêu cầu. Khâu nhục có thể ăn với cơm hoặc xôi, nhưng ngon nhất vẫn là ăn với bánh gật gù.
4. Bánh Cao Sằng
Nguyên liệu chính để làm món bánh Cao Sằng là gạo tẻ. Gạo phải là loại tẻ ngon, trắng và có mùi thơm, nấu cơm thơm dẻo và làm bánh thì ngon, mượt.
Bột bánh: Gạo được ngâm qua đêm cho mọng nước, đem vo đãi sạch rồi đem xay trong cối đá thành thứ bột nước sền sệt. Bớt ra một phần bột rồi pha thêm nước lã cho bột loãng ra rồi đem đun sôi, quấy cho tới khi bột gần chín. Bột này lại được hòa với phần bột sống kia thành thứ bột dở sống, dở chín, đặc sánh. Phải pha chế cho bột dở sống, dở chín như vậy để khi hấp bánh không bị bở nát. Nêm thêm một chút muối, mì chính cho có vị, thế là đã chuẩn bị xong bột bánh.
Nhân bánh: Nhân bánh cao xằng được làm bằng thịt lợn băm nhỏ và hành khô. Thịt lợn vai băm nhỏ, ướp gia vị vừa ăn. Hành củ xắt nhuyễn, cho vào chảo phi thơm rồi cho thịt vào xào cho săn là được.
Sau khi bột và nhân được làm xong bánh sẽ được mang đi hấp. Bánh cao xằng hấp khá cầu kỳ và phải chia làm ba lần. Khuôn bánh là chiếc khay nhôm sâu lòng, to chừng cái mâm nhỏ. Đổ một lớp bột dày bằng một đốt ngón tay vào khuôn rồi đem hấp cách thủy. Sau khi bột chín lại đổ thêm một lớp bột nữa rồi tiếp tục hấp đến chín. Sau đó đổ thêm lớp bột thứ ba, lớp bột này mỏng hơn hai lớp trước và được trộn cùng với nhân bánh và xì dầu và một ít hành lá thái nhỏ rồi tiếp tục hấp bánh đến chín đều là được. Bánh phải hấp nhiều lần vì nếu để một lớp dày bánh sẽ chín không đều và không được dai ngon. Khi bánh chín, tỏa ra mùi thơm của bột gạo quện với mùi hành phi vô cùng hấp dẫn. Dùng dao sắc, cắt bánh thành hình chữ nhật khoảng cỡ bao diêm rồi rắc thêm chút lạc rang giã giập.
Nhiều loại bánh hấp khác thường được ăn kèm cùng nước chấm hay nước sốt thì bánh cao xằng lại thường được ăn kèm cùng… nước canh. Nước canh được chế biến bằng cách hầm xương heo, đặc biệt là xương ống thật kỹ, vớt hết bọt, rồi thêm hành hoa và mùi tàu thái nhỏ.
5. Bánh Ngải
Với bánh ngải, người vùng núi phía Bắc thường đun lá ngải non với nước tro sạch cho nhừ, rồi rửa sạch, bỏ xơ, cho vào cối giã nhuyễn. Xôi đồ chín cũng được giã đều trong cối cùng với lá ngải đã giã mịn từ trước. Cứ giã thế từ lúc xôi nóng hừng hực tới lúc thành thứ bột mềm, mịn và dẻo thì chuyển sang bắt bánh. Cũng có một cách xử lý lá khác là luộc nước vôi trong để giữ màu xanh, sau đó đảo qua cho ráo nước, cuối cùng lá đó cũng bỏ vào giã nhuyễn cùng xôi cho đến lúc thành bột mịn.
Cũng có nơi, người dân xay nhuyễn lá rồi trộn với gạo, đồ thành xôi xanh, rồi mới giã mịn. Khi bột đã nhuyễn dẻo, bánh được tra nhân vừng với đường giã nhỏ mịn. Tỷ lệ nhân bánh không nhiều nếu so với bánh dày đỗ ngọt dưới xuôi. Bù lại, mùi vừng rất dậy quện với mùi lá ngải nay đã chỉ còn thơm mà không còn chút đắng nào.
Lạng Sơn được coi là “thủ phủ” của bánh ngải. Đến với mảnh đất này, ngoài mua thịt vịt quay, bát khâu nhục, khách du lịch còn thường mua bánh ngải mang về làm quà.
Kể từ sau bài viết trước của chúng mình cũng đã một tháng kể từ ngày Phúc Long có mặt tại Hà Nội, đây vẫn là một địa điểm chưa bao giờ hết HOT. Đã có ai thắc mắc tại sao nơi này nổi tiếng và được ưa thích đến vậy chưa nhỉ? Hãy cùng Wecheckin tìm hiểu một chút về Phúc Long nhé!!
Chắc có lẽ trà Phúc Long được ra đời sớm nhất trong các hãng trà sữa hiện nay, có mặt từ năm 1968 tại Lâm Đồng. Và vào những năm 80, thương hiệu này được đưa ra và quảng bá rộng khắp mảnh đất Hồ Chí Minh. Tính đến nay, Phúc Long đã có 40 cơ sở trong miền nam như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Nha Trang và cả Đà Nẵng. Và đến năm 2018, Phúc Long đã du hí chào Hà Nội và được mọi người tiếp đón “nồng nhiệt”.
Điều gì đã hấp dẫn mọi người đến đây thử và thưởng thức như vậy nhỉ?? Ngoài thương hiệu trà sữa nổi tiếng, làm mưa làm gió trong Nam ra thì vị trà ở đây thực sự thu hút các bạn đã từng và sẽ muốn thử uống đó. Cùng điểm qua các vị nổi bật của Phúc Long nhé:
1. Trà
Đây chắc chắn là lựa chọn không thể bỏ qua và nhất là với những tín đồ yêu thích trà. Khác với các quán trà sữa khác và khiến mọi người “phải lòng”, trà của Phúc Long mang đậm vị trà. Không như chỗ khác khi uống trà sẽ cảm nhận được trà nhạt mà chủ yếu là vị đường, trà đây đậm đà, nguyên chất cùng mang mùi thơm của vị trà. Kể cả khi bạn gọi trà sữa thì cả hai hòa quyện, bạn vẫn có thể uống được vị trà nguyên bản và rõ vị.
Mặc dù giá khá chát hơn so với Ding tea hay Feeling Tea nhưng khi đã uống rồi bạn sẽ thấy không hề tiếc chút nào. Tuy nhiên, đây cũng là điểm trừ cho những bạn thích “gặm nhấm” trân châu bởi tại Phúc Long trà không có đi kèm trân châu.
2. Coffee: Úi, bên cạnh vị trà đậm thì nếu những ai muốn uống coffee thì cũng hãy đến thử Phúc Long nhé. Coffee tại đây có vị đắng vừa phải kết hợp với chocolate hay Halzenut cùng lớp whipping cream ngậy phía trên tạo nên một vị ngon khó cưỡng. Khi uống sẽ thấy đăng đắng đầu lưỡi rồi sau đó đọng lại vị chocolate hay halzenut. Nó không được ngọt lắm và mang mùi thơm của hạt coffee và vị đắng nhàn nhạt, tạo nên hương vị quyến rũ, thích hợp cho những buổi làm việc, mong muốn uống mà không bị mất ngủ. Đây sẽ là con thuyền đưa những tín đồ coffee đến miền đất mới.
Mình có đứa bạn sợ uống cà phê vì độ đắng nhưng khi uống cà phê kết hợp với sô cô la ở PL thì nó sướng như được mùa, cảm giác như đây là loại thức uống dành cho 1 đứa sợ vị đắng cà phê nhưng lại thích hương thơm cà phê như nó
Thường các sản phẩm Ice Blended hay coffee có giá tầm trung là 55.000đ/cốc, vừa nhâm nhi whipping vừa hút sùn sụt coffee thật thú vị.
3. Creamy
Và đây là dòng mà mình đặc biệt muốn gợi ý cho các bạn!! Creamy khi nghĩ đến chắc hẳn ai cũng nghĩ sẽ có kem bên trên và đúng như vậy. 1 cốc Creamy sẽ có trà phía dưới và lớp kem whipping bên trên. Mình gọi thử Creamy Halzenut- Lotus tea, thay vì bạn sẽ thấy sự béo ngậy khi uống whipping bạn còn ngửi được vị trà thơm lắm, độ ngọt vừa phải khi uống có cảm giác thanh mát và ngon khó cưỡng. Một cốc có giá là 50.000đ.
Ngoài ra tại đây có bán các sản phẩm đóng túi như trà túi lọc hay coffee, thích hợp nếu bạn muốn mua nó làm quà tặng. Tại Phúc Long giá có hơi nhỉnh hơn so vs các hãng trà sữa khác trên thị trường hiện nay nhưng bù lại mỗi cốc trà ở Phúc Long lại cho bạn 1 trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ và đáng giá.
Trên đây là một vài gợi ý nhỏ dành cho những bạn đang mong chờ thưởng thức Phúc Long nhé. Giá tại đây tầm trung từ 20-65.000đ/cốc/ tùy vị bạn chọn. Và bên cạnh đồ uống, Phúc Long còn có bánh ngọt phục vụ ăn kèm nữa đấy. Chúc các bạn chọn được vị phù hợp với mình nhé!
Địa chỉ: tầng 1 tòa nhà IPH 241 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Hằng năm, cứ đến khoảng tháng 3 – tháng 4 dương lịch, người ta lại rỉ tai nhau về món ăn đặc biệt chỉ có ở vùng biển Hải Phòng – Sứa Đỏ. Ấy chính vì nó chỉ có đúng một mùa trong năm, lại thuộc hàng “độc quyền” nên dù trải qua mấy chục năm đi nữa thì món ăn này vẫn “lạ” và vẫn hấp dẫn với mọi người.
Sứa Đỏ – Món Ăn Độc Đáo Chỉ Chỉ Có Ở Hải Phòng
Sứa là loài thủy sinh ruột khoang, thân hình tán, có nhiều tua, thịt dạng keo trong suốt, chứa nhiều nước, sống trôi nổi trên biển. Sứa biển (Sứa Đỏ) chỉ có theo mùa, vào tầm tháng 3 tháng 4 mỗi năm. Sứa biển không phải là mặt hàng được bán phổ biến, bởi làm nên món sứa ngon, không phải ai cũng biết những quy trình chế biến rất phức tạp của nó.
Sứa – phải là giống sứa đỏ , thường được đặt mua ở Thủy Nguyên ( Hải Phòng). Nhìn vậy thôi chứ Sứa phải trải qua công đoạn chế biến mới có thể đem làm gỏi. Sứa được ngâm với vỏ vẹt, lá thơm đun sôi để nguội, để hãm cho sứa không tanh và không bị khai. Làm không khéo, sứa sẽ khai nồng rất khó ăn. Người bán sứa lành nghề sẽ cho thêm chanh và quất vào chậu nước ngâm cho thêm thơm và dậy mùi.
Dấu hiệu cho biết sứa đã ăn được là khi sứa chuyển màu hồng gụ như bã trầu, trong veo, thịt mềm. Sứa được xếp thành từng lớp trong một cái chậu nhỏ, mang theo một gánh hàng rong. Lúc nào có khách thì cô bán hàng lại từ tốn nhấc từng con sứa ra, nhanh tay lấy con dao tre nhỏ làm từ ống cật nứa, cắt sứa thành từng miếng nhỏ tầm 2 đốt ngón tay rồi bày ra đĩa.
Mỗi khi vào mùa sứa, quanh quẩn khắp các ngóc ngách Hải Phòng, những hàng sứa đỏ lúc thì là địa chỉ gia truyền lâu đời, lúc thì lại từ đôi quang gánh đi lên. Có gánh đã có quán nhỏ mặt phố cố định, nhưng cũng có gánh vẫn rong ruổi khắp nơi để phục vụ bà con khắp chốn.
Thưởng Thức Sứa Đỏ Sao Cho Chuẩn Vị?
Để thưởng thức món Sứa cho chuẩn vị, đầu tiên người ta lấy một nhúm kinh giới và tía tô. Sau đó đặt lên miếng sứa, thêm vào một miếng đậu Kẻ nướng cùng dừa tươi thái lát mỏng, cuộn lại rồi chấm với dấm bỗng. Nhất định phải là dấm bỗng nhé! Chua ngọt nhẹ mà lại nồng một chút mùi rượu thơm thơm. Để sứa không tanh, nhất quyết phải dùng dao thái bằng tre, nếu không sẽ làm mất vị của sứa, rất khó ăn. Sứa không có vị, nhưng giòn tan sần sật trong miệng. Vị mà ta cảm nhận được là sự hòa quyện của cùi dừa bùi bùi, miếng đậu nướng với vị the the, đăng đắng của lá kinh giới tía tô cùng với hương vị dấm bỗng.
Ăn Sứa đỏ vào chớm hè thì hợp thôi rồi nhờ cái vị thanh thanh, nhạt nhạt, mát mát, gần giống như miếng thạch rau câu. Chỉ thế thôi mà cuốn hút vô cùng, đã ăn rồi là không dứt ra được. Cứ ăn một lại muốn ăn hai, ăn một lần lại muốn ăn nữa, rồi nghiện lúc nào không biết.
Địa chỉ bán Sứa đỏ ở Hà Nội
Dần dần, cái món ăn độc đáo của người dân Đất Cảng cũng được đưa lên Hà Thành và được người dân ưa chuộng. Nhưng khác một chỗ là thay vì dùng dấm bỗng thì món sứa đỏ ở Hà Nội được chấm với mắm tôm. Vị hơi gắt hơn nhưng vẫn không làm giảm độ ngon của nộm sứa. Dưới đây là một số địa chỉ ăn nộm sứa đỏ nổi tiếng ở Hà Nội:
Nộm sứa Hàng Chiếu
Có thể nói đây là hàng nộm sứa có tuổi đời, tuổi nghề lâu nhất ở Hà Nội khi đã 70 năm bánh hàng. Quán đến nay đã qua hai đời, cụ Gái – người chủ đầu tiên của gánh nộm đã ngoài 90 đã bán nộm sứa từ năm 17 tuổi. Đến nay do tuổi cao, việc bán nộm sứa được cụ truyền lại cho 2 cô con gái.
Quán vỉa hè, mở bán từ khoảng 10h sáng đến 6h tối, đông nhất là tầm từ 10h đến khoảng 11, 12h trưa.
Địa chỉ: 70 Hàng Chiếu
Nộm sứa đỏ Đường Thành
Không lâu năm như nộm sứa Hàng Chiếu nhưng nộm sứa đỏ Đường Thành cũng là một địa chỉ quen thuộc với những những trót thương nhớ món ăn miền biển này. Cũng như các quán hàng khác, quán sứa đỏ Đường Thành cũng nhập sứa từ Thủy Nguyên, Hải Phòng.
Quán nộm sứa khá nhỏ, nằm trên vỉa hè phố Đường Thành, chỉ bán từ 2h chiều và chỉ khoảng hơn 5h tối là hết hàng nên bạn hãy nhanh chân thưởng thức nhé! Một suất nộm ở đây có giá trung bình khoảng 30 ngàn đồng.
Đà Nẵng – được biết đến như một thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam, chẳng thiếu gì nhà hàng, khách sạn. Thế nhưng giữ lòng thành phố xinh đẹp ấy cũng có những homestay cực chất mà không phải ai cũng biết! Còn chần chừ gì nữa mà không lưu lại ngay 5 địa chỉ homestay này để lên kế hoạch đi “đập phá” Đà Nẵng cùng tụi bạn thân ngay!
Nội dung chính của bài
1. Packo Hostel
Với phương châm “Cứ gõ cửa, chúng tôi ở đây để hỗ trợ. Cứ gõ cửa, rồi chúng ta làm bạn…“, Packo Hostel là cái tên đầu tiên mà wecheckin.vn muốn giới thiệu cho bạn. Có thể chắc chắn một điều rang ở đây bạn sẽ có được trải nghiệm tốt nhất với những dịch vụ tuyệt vời.
Packo Hostel ngay lập tức đốn tim du khách (đặc biệt là các bạn trẻ) bởi thiết kế vô cùng độc đáo từ những thùng container cũ đầy màu sắc. Một điểm cộng nữa là ở đây có một khoảng sân rộng cực kỳ thoáng mát và sạch sẽ. Không chỉ có vậy, Packo còn sử dụng vật liệu cách nhiệt, cách âm hoàn toàn tự nhiên cùng với hệ thống năng lượng mặt trời cực kỳ thân thiện với môi trường.
Có vị trí gần bãi biển Mỹ Khê, cộng với không gian thoáng mát và màu sắc rực rỡ, Packo thu hút du khách bang hình ảnh tràn đầy năng lượng. Bạn chắc chắn sẽ có những phút giây tuyệt vời khi trở về Packo sau khi tắm biển, trò chuyện vui đùa cùng bạn bè và thậm chí là sáng tạo thật nhiều bức ảnh đẹp ở đây đấy!
Giá phòng ở Packo Hostel (đã bao gồm ăn sáng) dành cho các bạn tham khảo:
Phòng đôi: 520.000 đồng/phòng/2 người
Phòng 4: 220.000 đồng/giường
Phòng 6: 200.000 đồng/giường
Phòng 8: 180.000 đồng/giường
Đặc biệt, giảm 20.000 đồng/giường cho các bạn có thẻ sinh viên khi check-in.
Địa chỉ: Packo Hostel – 44 Lâm Hoành, phường Phước Mỹ, Sơn Trà (cách bãi biển Mỹ Khê – Phạm Văn Đồng chỉ 1 phút đi bộ)
2. Barney’s Danang Backpackers Hostel
Barney’s Danang Backpackers Hostel sở hữu view sông Hàn lộng gió, hứa hẹn sẽ là địa chỉ lưu trú được nhiều bạn trẻ yêu thích với tiêu chí: Phù hợp du lịch bụi, rẻ, đẹp và lạ.
Thật khó có thể tin là giữa thành phố Đà Nẵng cũng có một Homestay xinh xắn như Barney’s. Với phong cách hiện đại, trẻ trung mà đơn giản, BarneyDanang Backpackers mang lại một cảm giác ấm cúng.
Không chỉ được phục vụ bởi đội ngũ nhân viên siêu nhiệt tình và dễ thương, Barney’s còn là homestay kết hợp café, với không gian cực tình nhìn ra sông Hàn thơ mộng và những cây cầu nổi tiếng nhất Đà Nẵng tỏa sáng về đêm.
Giá thành trung bình tại Barney’s Danang Backpackers Hostel khoảng 8USD/người/đêm
Memory Hostel là dạng nhà nghỉ thích hợp cho khách du lịch ba lô muốn tiết kiệm chi phí bằng cách chia sẻ phòng với những khách du lịch khác trong phòng giường tầng. Tuy nhiên với phong cách kiến trúc độc đáo, địa điểm thuận tiện và view đẹp, Memory Hostel đã thu hút rất nhiều bạn trẻ thích du lịch trải nghiệm khi đến Đà Nẵng.
Tổng thể về ngoại thất, toàn bộ toà nhà được bao phủ bởi gạch nung, được sắp xếp có tính nghệ thuật cao, những viên gạch không phải xếp một hàng như những toà nhà khác mà ở đây gạch được xếp lồi lõm nhìn từ dưới lên những lớp gạch như những làn sóng biển nhấp nhô. Với gam màu đất nung trầm, căn nhà tạo vẻ kiên cố rắn rỏi, đan xen một chút cảm giác an tâm, vững vàng.
Được biết, phong cách thiết kế của Memory Hostel được khơi nguồn cảm hứng từ phong cách kiến trúc Chăm Pa với việc sử dụng gạch nung làm chất liệu chính. Memory Hostel muốn mang lại cho du khách một trải nghiệm như đang sống trong một gia đình đậm chất miền Trung Việt Nam, nhưng vẫn thấy rất “tây” và hiện đại.
Nội thất của Hostel được bố trí theo phong cách Retro pha trộn giữa nét hiện đại và hoài cổ. Các đồ nội thất hầu hết được làm theo kiểu truyền thống Việt Nam như: bệ rửa mặt được đúc bằng cement, nền phòng tắm lát gỗ,… và hầu hết các vật dụng được tái chế lại từ những đồ tưởng chừng như đã cổ – mang lại cho khách lưu trú cảm giác gần gũi với thiên nhiên.
Giá trung bình : 180.000 – 200.000 đồng/người/đêm.
Địa chỉ: 03 Trần Quốc Toản, Phước Ninh, Đà Nẵng.
4. Like Backpackers Hostel
Với phong cách mới và ấn tượng, Like Backpacker Hostel Đà Nẵng là khách sạn tập thể đầu tiên tại Đà Nẵng mang đến chất lượng dịch vụ lưu trú và giá cả trên cả tuyệt vời. Vậy là sau Sài Gòn, Đà Lạt và Nha Trang thì Đà Nẵng là thành phố du lịch thứ 4 tiếp nối mô hình kinh doanh khách sạn đang được giới trẻ yêu thích này.
Tọa lạc tại số 22A đường Nguyễn Tri Phương, trung tâm thành phố Đà Nẵng xinh đẹp, Like Backpacker có vị trí cách sân bay quốc tế khoảng 3km, ga tàu hỏa 3km, trạm dừng xe buýt chưa đến 100m và đặc biệt nằm ngay trên trục đường di sản miền Trung: phố cổ Hội An – cố đô Huế – thánh địa Mỹ Sơn. Chỉ vừa bước vào Like Backpacker, bạn sẽ bị hớp hồn bởi lối kiến trúc đơn giản mà vô cùng sang trọng, không hề thua kém những khách sạn cao cấp.
Điểm nhấn của homestay này không chỉ nằm ở thiết kế phòng ngủ mà còn khiến bạn phải sướng rân rân bởi quầy bar và khu cafe sách độc đáo. Với rất nhiều đầu sách hay được luôn cập nhật thường xuyên, có khi cả ngày bạn sẽ chẳng muốn đi đâu chỉ để ngồi nhâm nhi tách cà phê cùng những trang sách.
Đừng nghĩ với thiết kế sang trọng và tinh tế này thì giá cả của Like Backpacker cũng “trên trời”. Trái lại, chỉ với 8USD/người là bạn có thể tận hưởng tất cả các dịch vụ của khách sạn cực đẹp và cực mới này.
Like Backpacker Hostel Đà Nẵng có 3 loại phòng, chủ yếu vẫn là phòng tập thể và phòng VIP dành cho những ai muốn có không gian riêng tư. Cả 2 loại phòng tập thể này đều có mức giá từ 8 USD/đêm/người.
Loại phòng khác là loại căn hộ dành cho gia đình chứa được tối đa 2 người lớn và 2 trẻ em cùng với mức giá chỉ từ 28 USD/đêm/phòng.
5. Danang Fish Market Homestay
Dù là ở trong trung tâm thành phố những Danang Fish Market Homestay vẫn giữ được nét yên bình. Tránh xa xô bồ cuộc sống, du khách tìm đến đây để có những phút giây yên tĩnh.
Lấy ý tưởng từ biển và cá nên mọi hình ảnh trang trí tại homestay đều đi theo chủ đề này. Gam màu trẻ trung tươi vui, mỗi bức tường là một kiểu hình ảnh hướng về đại dương. Homesaty có 3 phòng nhỏ xinh đều do chính tay chị chủ vẽ và decor. Ở đây có khu bếp và phòng sinh hoạt chung cho tất cả các du khách.
Ở Danang Fish Market Homestay có 3 phòng nhỏ xinh, mỗi phòng có một phong cách riêng. Đây cũng là một homestay kết hợp café siêu đáng yêu luôn nhé!
Hà Giang, Vùng đất mang tên hạnh phúc, vùng đất ngập tràn sắc hoa, là thiên đường dành cho du lịch trải nghiệm. Đến Hà Giang không chỉ để ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vỹ của thiên nhiên, mà còn để trải nghiệm sắc màu văn hóa của đồng bào dân tộc vùng cao. Wecheckin muốn đưa các bạn đến trải nghiệm không gian văn hóa “rất Hà Giang” qua kiến trúc độc đáo của một homestay mang cái tên cũng rất bản sắc “Nhả Chúng Pủa” Mèo Vạc.
Có quá nhiều điều đặc biệt để nói về Auberge de Meovac. Căn homestay này có một tên gọi thân thương khác là Chúng Pủa, trong tiếng Mông nghĩa là “bên suối”.
Nép mình tại một ngõ nhỏ bình dị ở thị trấn Mèo Vạc, Chúng Pủa phục dựng và cải tạo lại từ một ngôi nhà truyền thống của người Mông đã có tuổi đời hơn 100 năm. Và bạn biết không, ở Auberge de Meovac, mọi thứ cứ bình yên, giản dị, đơn sơ như bao đời nay vẫn vậy.
Auberge de Meovac đó là sự kết hợp tài tình giữa nét truyền thống và những tiện nghi hiện đại. Nào ai có thể tưởng tượng được một căn nhà có tuổi đời cả trăm năm lại được bảo tồn và phục dựng chuẩn xác đến thế, nhưng vẫn đem đến sự tiện nghi và hài lòng cao nhất cho khách ghé thăm. Auberge de Meovac vừa có những vật dụng sinh hoạt của người dân đồng bào vùng cao, lại vừa có cả tiện ích như một khách sạn hạng sang với quầy bar và nhà hàng được dựng lên ngoài không gian mở, dịch vụ massage và tắm sauna.
Homestay Nhả Chúng Pủa cách chợ thị trấn khoảng chừng 500m, đủ gần để bạn không quá tách biệt khỏi thế giới bên ngoài, nhưng cũng đủ xa để âm thanh vọng lại không phải từ động cơ xe máy rình rang, inh ỏi. Bạn sẽ lắng nghe tiếng chim hót, tiếng đồng bào trò chuyện với nhau bằng ngôn ngữ đầy lạ lẫm, hay tiếng bước chân nặng nề của những chú trâu trên đường ra ruộng.
Nếu muốn ăn sáng hay ăn trưa tại đây, bạn có thể chọn món Âu hoặc món đặc trưng vùng Tây Bắc. Bữa ăn sáng có giá khoảng 5$ và 12$ là giá cho bữa ăn trưa. Ngoài ra, dịch vụ trekking tới những làng bản lân cận hay tới con sông Nho Quế cũng được cung cấp từ Chúng Pủa.
Nhả Chúng Pủa -Auberge de Meovac đem đến cho bạn 3 lựa chọn về nơi nghỉ ngơi: phòng đơn, phòng đôi và phòng dorm (phòng tập thể). Căn homestay Hà Giang này có 3 phòng đôi, 2 phòng đơn và 1 phòng dorm với sức chứa lên tới 15 người.