Top những địa điểm...

Noel lại sắp đến rồi Hà Nội lại đẹp lung linh lộng lẫy...

Đi chơi Noel ở...

Không khí Giáng sinh đang ngập tràn khắp con phố ở Hà Nội....

7+ ý tưởng tổ...

Vào những dịp lễ đặc biệt, đôi khi chỉ cần những hành động...

Những món quà tặng...

Ngày 20/10 là tôn vinh Phụ nữ Việt Nam, đây là một dịp...
Home Blog Page 45

Khám phá Đầm Lập An – Tuyệt tình cốc mơ màng xứ Huế

1
Đầm Lập An

Xứ Huế nổi tiếng với các di tích lịch sử, các công trình lăng tẩm cổ kính. Nhắc đến Huế, người ta nghĩ ngay đến sông Hương, vịnh Lăng Cô, núi Ngự Bình,…

Khám phá Đầm Lập An - Tuyệt tình cốc mơ màng xứ Huế

Không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp cổ kính, Huế còn có nhiều cảnh quan thơ mộng, trữ tình. Trong đó nổi bật là đầm Lập An với vẻ đẹp hoang sơ níu giữ trái tim của biết bao du khách. Hãy cùng wecheckin khám phá nơi này nhé!

1. Đầm Lập An nằm ở đâu? Cách di chuyển đến đầm Lập An

Nằm ngay dưới chân đèo Gia Phú, qua thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đầm Lập An được bao bọc bởi một bên là dãy núi Bạch Mã hùng vĩ, một bên là bãi biển Lăng Cô thướt tha. Nơi đây hội tụ đầy đủ yếu tố để trở thành một điểm du lịch hấp dẫn du khách.

Cách di chuyển đến đầm Lập An

Đầm lập An cách trung tâm thành phố Huế khoảng 60km, một khoảng cách không quá xa để bạn có thể di chuyển. Bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc xe khách đều được.

Xuất phát từ thành phố Huế: Chay theo tuyến đường Hùng Vương – An Dương Vương – Nguyễn Tất Thành – Quốc lộ 1A. Vjay dọc theo quốc lộ 1A theo đường Lý Thánh Tông thấy bảng chỉ dẫn về hầm Phước Tượng thì rẽ theo hướng đó đi thẳng đến thị trấn Lăng Cô, rẽ vào đường Vi Thủ An đi thẳng sẽ đến được đầm Lập An.

2. Đầm Lập An – vẻ đẹp mộng mơ làm du khách mê mẩn

Đầm Lập An mùa nào cũng đẹp, mỗi mùa lại mang một vẻ cuốn hút riêng nhưng thời điểm tốt nhất vẫn là tháng 3 đến tháng 6. Đây là mùa nắng sẽ hơi nóng nhưng thuận lợi để cho bạn những bức hình đẹp. Vào những ngày nắng vàng, đầm Lập An soi chiếu bởi những ánh sáng lấp lánh, tựa như một tấm gương phản chiếu khổng lồ.

Nơi đây còn giữ nguyên vẹn cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, ít bị tác động bởi những xô bồ, đông đúc của con người. Quanh đầm là con đường chạy ven chân núi, một bên là dải nước xanh như ngọc, một bên là núi non trùng điệp tạo nên một cảnh quan hết nên thơ.

Mỗi khi thủy triều rút, đầm Lập An lộ một con đường nhỏ giữa hồ trông không khác gì Điệp Sơn của Khánh Hòa. Bạn có thể đi dạo và chụp những bức hình tuyệt đẹp ở đâu nhé.

Mỗi khi thủy triều rút, đầm Lập An lộ một con đường nhỏ giữa hồ trông không khác gì Điệp Sơn của Khánh Hòa. Bạn có thể đi dạo và chụp những bức hình tuyệt đẹp ở đâu nhé.

Đầm Lập An đẹp nhất vào thời khắc hoàng hôn và bình minh. Khi hoàng hôn buông xuống, đầm Lập An trở nên vô cùng huyền ảo. Trên mặt nước phẳng lặng xuất hiện những gam màu vàng, tím, hồng,… đan xen vào nhau tạo nên một thảm lụa đầy màu sắc.

vẻ đẹp mây lồng bóng nước

Khi bình minh ló rạng, khung cảnh mờ ảo hòa vào trong sương sớm, mặt trời bắt đầu chiếu những tia nắng đầu tiên xuống trông vô cùng nên thơ.

Trong bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ đó, sự hiện diện của con người tạo nên sự sống động của bức tranh huyền ảo. Hình ảnh những người dân làng chài ngày đêm tần tảo vì cuộc sống mưu sinh. Công việc của họ là đánh bắt thủy hải sản, công việc không chỉ giúp cho đời sống ổn định của họ mà còn tạo nên bản sắc riêng của vùng nước mênh mông này.

Trong bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ đó, sự hiện diện của con người tạo nên sự sống động của bức tranh huyền ảo
Trong bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ đó, sự hiện diện của con người tạo nên sự sống động của bức tranh huyền ảo
Trong bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ đó, sự hiện diện của con người tạo nên sự sống động của bức tranh huyền ảo

3. Đặc sản đầm Lập An

Đến đầm Lập An chắc chắn bạn sẽ phải nếm thử món hàu – một đặc sản nổi tiếng bậc nhất ở nơi đây. Người ta thường ví hàu ở đây là thứ đặc sản chẳng nơi nào sánh bằng. Thịt hàu ở đâu thơm ngon, béo ngậy lại chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cao.

Đầm Lập An

Mùa của hàu bắt đầu từ tháng Giêng đến tháng 3 (Âm lịch). Người dân nuôi hàu ở đây theo cách tự nhiên đem thả lốp xe cũ xuống đầm để thu giống. Đứng từ xa, du khách có thể dễ dàng nhìn thấy nhiều chòi gỗ dựng tạm bợ trên những chiếc cọc tre để thuận tiện cho việc nuôi và đánh bắt hàu.

4. Một số địa điểm du lịch gần đầm Lập An

 4.1. Biển Lăng Cô

Biển Lăng Cô nằm cạnh quốc lộ 1A, dưới chân đèo Hải Vân thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Biển Lăng Cô được công  nhận là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới năm 2009. 

Biển Lăng Cô nằm cạnh quốc lộ 1A, dưới chân đèo Hải Vân thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Trái với các bãi biển nổi tiếng khác, ở Lăng Cô khá yên bình, nhất là vào ban đêm. Đây là một khu nghỉ dưỡng tuyệt vời dành cho những ai yêu thích sự yên tĩnh. Đến Lăng Cô, bạn sẽ được thoải mái tham gia các hoạt động thú vị như: lặn biển, câu mực, chèo thuyền,…; thưởng thức các món đặc sản biển thơm ngon như sò, ốc, mực,…

4.2. Bãi biển Chân Mây

Bãi biển chân Mây nằm ở xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế bao gồm bãi tắm Cảnh Dương, Bình An và khu vực Cảng Chân Mây.

Bãi biển Chân Mây

Nằm ở vị trí thuận lợi, nên nơi đây được nhiều người chọn là điểm thư giãn mỗi dịp hè về. Vùng biển Chân Mây được mũi Đông che chắn tạo ra vùng nước kín gió nên khu vực cảng Chân Mây thường xuyên đón các tàu lớn neo đậu.

4.3. Đèo Hải Vân

Đèo Hải Vân có chiều dài 20km là ranh giới tỉnh Thừa Thiên – Huế và tp. Đà Nẵng, cắt ngang qua dãy núi hùng vĩ Bạch Mã. Đỉnh đèo có độ cao 500m so với mực nước, đèo Hải Vân đã từng vinh dự nằm trong top 10 cung đường ven biển đẹp nhất thế giới do tờ Guardian bình chọn.

đèo Hải Vân

Với những vẻ đẹp của hoang sơ, non nước hữu tình cùng với những món ăn ngon, chắc chắn khi đến với đầm Lập An sẽ để lại cho du khách những cảm giác khó quên trong kì nghỉ của mình.

Xem thêm:

Bản Cu Vai – Chốn bồng lai tiên cảnh bị lãng quên ở Trạm Tấu, Yên Bái

0
Bản Cu Vai

Một địa điểm mới dành cho dân đam mê du lịch, yêu thích du lịch đó là bản Cu Vai – nơi hoa hậu Việt Nam Đỗ Mỹ Linh thực hiện dự án “cõng điện lên bản”. Nơi đây được ví như một viên ngọc giữa chốn sơn cao, tay chỉ đưa ra thôi là có thể chạm lấy mây bồng bềnh. Hãy cùng wecheckin làm một chuyến đi lên bản Cu Vai thôi nào!

bản Cu Vai - nơi hoa hậu Việt Nam Đỗ Mỹ Linh thực hiện dự án "cõng điện lên bản".

1. Bản Cu Vai nằm ở đâu?

Bản Cu Vai nằm trên một đỉnh núi cao chót vót thuộc địa phận xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, cách thủ đô Hà Nội khoảng 250km. Bản có 46 hộ dân sinh sống, trong đó có hơn 80% là người dân tộc H’Mông. Đường lên bản rất hiểm trở, toàn là đường đồi núi quanh co, nhất là vào mùa mưa khiến con đường càng đi lại khó khăn hơi. Chính vì thế, cuộc sống của người dân nơi đây luôn gắn bó với thiên nhiên, có ít người ghé thăm nên vẫn còn giữ được nét hoang sơ.

Bản Cu Vai nằm trên một đỉnh núi cao chót vót thuộc địa phận xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, cách thủ đô Hà Nội khoảng 250km.

Nơi này trước kia hoang sơ, miền rẻo cao còn không có điện, trường trạm. Hoa hậu Việt Nam Đỗ Mỹ Linh đã chọn nơi này để thực hiện dự án “cõng điện lên bản”, dự án của cô đã lọt top 20 phần thi “Người đẹp nhân ái – Sắc đẹp vì mục đích cao cả” tại Miss World 2017. Vì thế, thời gian gần đây bản đã được nhà nước quan tâm hơn, đã có điện để cho bà con sinh hoạt, người dân rạng rỡ, có cuộc sống ổn định hơn.

2. Cách di chuyển đến bản Cu Vai

Cách thủ đô Hà Nội khoảng 200km, các bạn có thể di chuyển bằng xe khách hoặc xe máy đến bản Cu Vai.

  • Di chuyển bằng xe khách: Bạn có thể ra bến xe Mỹ Đình, Yên Nghĩa,… để bắt xe đi Nghĩa Lộ. Sai đó từ Nghĩa Lộ, bạn thuê xe máy đi thêm 20km để đến Trạm Tấu, từ Trạm Tấu di chuyển đến bản Cu Vai khoảng 10km nữa.
  • Đi bằng xe máy: bạn đi theo tuyến đường Hà Nội – Nghĩa Lộ – Trạm Tấu – Cu Vai.

Từ huyện Trạm Tấu đến bản Cu Vai tuy không quá xa, chỉ khoảng 10km nhưng lại có những đoạn đường dốc ngược thẳng đứng đến 90 độ. Đường di chuyển chủ yếu là đường đất, trời mưa rất khó để di chuyển.

Đường di chuyển chủ yếu là đường đất, trời mưa rất khó để di chuyển.
Đường vào bản những ngày mưa gió rất khó để di chuyển

3. Đến Bản Cu Vai vào thời gian nào?

Nếu bạn muốn săn mây thì hãy đến vào khoảng tháng 10, tháng 11 nhé. Vào những này trời nắng đẹp, xung quanh bản có rất nhiều mây bay. Bạn chỉ cần tìm cho mình một khoảng đất rộng rãi là có thể ngắm được mây.

Bản Cu Vai còn có khung cảnh thiên nhiên vô cùng hùng vĩ với đồi núi trập trùng, ruộng bậc thang trải dài tít tắp không thua kém gì Mù Cang Chải.

Bản Cu Vai còn có khung cảnh thiên nhiên vô cùng hùng vĩ với đồi núi trập trùng, ruộng bậc thang trải dài tít tắp không thua kém gì Mù Cang Chải. Chỉ cần đứng trên sườn đồi, nhìn ngắm cảnh vật xung quanh thôi cũng đủ làm bạn không muốn rời xa khỏi nơi này.

 Chỉ cần đứng trên sườn đồi, nhìn ngắm cảnh vật xung quanh thôi cũng đủ làm bạn không muốn rời xa khỏi nơi này.

Lưu ý là bạn tránh đi vào mùa mưa bởi đường đi lại rất khó, khi trời mưa đường lầy lội, trơn trượt rất nguy hiểm cản trở việc săn mây, ngắm cảnh, checkin của bạn.

4. Khám phá bản Cu Vai

4.1. Tìm hiểu về cuộc sống người dân bản địa

Hơn 80% người dân trong bản là người dân tộc H’Mông sinh sống, bạn có thể khám phá tìm hiểu những nét đẹp văn hóa của người dân nơi đây, chắc chắn sẽ thú vị.

Hơn 80% người dân trong bản là người dân tộc H'Mông sinh sống, bạn có thể khám phá tìm hiểu những nét đẹp văn hóa của người dân nơi đây, chắc chắn sẽ thú vị.

Cuộc sống của người dân nơi đây giản dị, đơn sơ nhưng đầy sự ấm áp. Bản có diện tích khá nhỏ nên bạn có thể đi bộ để tham quan, trò chuyện cùng người dân. Khung cảnh tự nhiên đẹp, vì vậy bạn chỉ cần tạo dáng là sẽ có ngay những bức ảnh đẹp lung linh.

4.2. Săn mây trên bản Cu Vai

Vào những ngày đẹp trời, xung quanh bản có rất nhiều mây. Nếu có flycam bay từ trên cao nhìn xuống, chắc chắn bạn sẽ “đứng tim” vì quá đẹp. Đây quả thực là một thiên đường với những ngọn núi trùng điệp, mây trắng bồng bềnh. Quả thực đây là điểm săn mây lý tưởng không kém gì Tà Xùa.

Đây quả thực là một thiên đường với những ngọn núi trùng điệp, mây trắng bồng bềnh. Quả thực đây là điểm săn mây lý tưởng không kém gì Tà Xùa.

Nếu bạn muốn ở qua đêm trên Cu Vai để ngắm hoàng hôn hay bình minh thì nhớ mang theo lều trại đi nha, hoặc ghé qua nhà trưởng thôn xin ngủ nhờ. Ở trên bản mọi thứ đều thiếu thốn nên không có homestay hay nhà nghỉ nào cả. Hiện nay có 1 quán tạp hóa mới mở ra để phục vụ cho khách du lịch ghé thăm.

Nếu bạn muốn ở qua đêm trên Cu Vai để ngắm hoàng hôn hay bình minh thì nhớ mang theo lều trại đi nha, hoặc ghé qua nhà trưởng thôn xin ngủ nhờ.

Nét hoang sơ của núi rừng, sự yên bình của làng bản đã tạo nên một không gian đẹp đến nao lòng. Những bạn trẻ ơi, thanh xuân có bấy nhiêu đâu mà để phí hoài, hãy khám phá lên đường đến bản Cu Vai ngay thôi.


Xem thêm:

Phố bích họa Phùng Hưng – địa điểm “check in” mới của giới trẻ trong các dịp lễ

2
Phố bích họa phùng hưng

Trong cuộc sống hối hả, tấp nập, người ta vẫn không quên tìm về một Hà Nội với những nét đẹp xưa cũ. Phố bích họa Phùng Hưng ra đời với những bức họa mang đậm nét hoài cổ, thân thương. Đây là một dự án có ý nghĩa lớn nhằm quảng bá hình ảnh của thủ đô với khách du lịch. Hãy cùng Wechekin khám phá con phố bích họa này nhé!

 Phố bích họa Phùng Hưng ra đời với những bức họa mang đậm nét hoài cổ, thân thương.

1. Phố bích họa Phùng Hưng- ký ức Hà Nội xưa

Con phố bích họa được đặt ở gần chợ Đồng Xuân và phố Hàng Đậu thu hút khách du lịch trong nước và cả quốc tế. Nhiều khách nước ngoài khi đến tham quan khu phố đã liên tưởng đến làng Gamcheon (Hàn Quốc) – nơi mà bích họa đường phố đã trở thành biểu trưng của du lịch.

Tất cả là 20 bức họa khiến người xem hào hứng và trầm trồ khi những ký ức Hà Nội được tái hiện và những vòm cầu đá trăm tuổi tại Phùng Hưng với chiều dài thời gian mà nó đã khoác lên mình.

Tất cả là 20 bức họa khiến người xem hào hứng và trầm trồ khi những ký ức Hà Nội được tái hiện và những vòm cầu đá trăm tuổi tại Phùng Hưng với chiều dài thời gian mà nó đã khoác lên mình.

Những bức tranh bích hoạ về bách hóa tổng hợp, những người phụ nữ gánh hàng rong, tàu điện leng keng, ông đồ cho chữ trên các vòm cầu.

Trên đoạn phố này, tất cả bức tranh đều được vẽ trên nền gỗ bằng sơn và golden acrylics, có độ bền từ 5 đến 10 năm.

Trên đoạn phố này, tất cả bức tranh đều được vẽ trên nền gỗ bằng sơn và golden acrylics, có độ bền từ 5 đến 10 năm. Các bức tranh được thực hiện bởi 2 nhóm tác giả: nhóm họa sĩ bên Hàn Quốc và nhóm họa sĩ Việt Nam. Tất cả các bức họa đều gắn liền với một chủ đề chung: ký ức Hà Nội.

ác bức tranh được thực hiện bởi 2 nhóm tác giả: nhóm họa sĩ bên Hàn Quốc và nhóm họa sĩ Việt Nam.

Khi xem 8 tác phẩm của những họa sĩ đến từ Hàn Quốc như Phố nhuốm màu hoa (Oh Ye Seul), Cầu Long Biên (Jang Su Ik) hay Áo dài trên phố xưa (Choi Lak Won), người ta sẽ thấy ở đó hiện lên đó là sự hồn nhiên, tươi mới trong cách nhìn về Hà Nội của họ.

Với 11 tác phẩm của Việt Nam, một số tác phẩm được thiết kế không gian 3 chiều tạo nên sự tương tác đối với người nhìn.

Với những họa sĩ đến từ Việt Nam, họ đã có những trải nghiệm với một Hà Nội năm tháng. Với 11 tác phẩm của Việt Nam, một số tác phẩm được thiết kế không gian 3 chiều tạo nên sự tương tác đối với người nhìn.

2. Phố bích họa Phùng Hưng – mỗi bức họa lại gợi nhớ về những ký ức xưa

Mỗi tác phẩm ở phố bích họa đều truyền tải thông điệp về một Thủ đô Hà Nội đang đứng trước những thay đổ to lớn nhưng vẫn lưu giữ được nét truyền thống văn hóa. Ít ai biết rằng, phố Phùng Hưng trước kia là chợ xe máy đầu tiên ở Hà Nội. Với các tác phẩm được thiết kế 3 chiều như “Kim vàng giọt lệ” đã khiến cho người xem được trải nghiệm cảm giác trở về quá khứ. Hay tác phẩm “Máy nước công cộng: gợi cho người xem nhớ về thời bao cấp với hình ảnh dòng người xếp hàng đợi lấy nước.

Tác phẩm kim vàng gọt lệ
Tác phẩm kim vàng gọt lệ của hộ sĩ Dương Mạnh Quyết gợi nhớ chợ xe máy nổi tiếng Phùng Hưng những năm mở cửa sau bao cấp.

Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn, người tham gia vào dự án này cho biết: “Mọi người khi xem các tác phẩm tại phố bích họa Phùng Hưng sẽ nhớ lại những ký ức của con phố Phùng Hưng cũng như Hà Nội. Nghệ thuật công cộng ở đây đã gắn liền với cảnh quan, nó đánh thức ký ức của cộng đồng, của những người Hà Nội cũng như những người không ở Hà Nội nhưng đến du lịch, tham quan Hà Nội.”

Tác phẩm chung của các hoạ sĩ Việt Nam và Hàn Quốc với hình ảnh hai người đàn ông Hàn Quốc đi trên phố Hàng Mã, Hà Nội
Tác phẩm chung của các hoạ sĩ Việt Nam và Hàn Quốc với hình ảnh hai người đàn ông Hàn Quốc đi trên phố Hàng Mã, Hà Nội

3. Phố bích họa Phùng Hưng – điểm giao lưu cộng đồng

Chỉ với chiều dài hơn 200m, phố bích họa là điểm giao lưu văn hóa với không gian chợ Đồng Xuân, phố Hàng Lược, phố Hàng Mã. Rất nhiều các hoạt động vui chơi, giải trí, văn nghệ, trò chơi dân gian được tổ chức ở khu vực này.

Chỉ với chiều dài hơn 200m, phố bích họa là điểm giao lưu văn hóa với không gian chợ Đồng Xuân, phố Hàng Lược, phố Hàng Mã. Rất nhiều các hoạt động vui chơi, giải trí, văn nghệ, trò chơi dân gian được tổ chức ở khu vực này.

Vào dịp cuối tuần hay các ngày lễ, Tết có thể cùng gia đình của mình đến đây chơi các trò chơi dân gian. Các bạn trẻ rủ nhau đến chụp ảnh, các cụ già đến ngắm tranh ôn lại những kỷ niệm xưa. Ở đây còn có những gian hàng bày bán các sản phẩm lưu niệm, bánh kẹo truyền thống để phục vụ cho khách du lịch mua về làm quà.

 đây còn có những gian hàng bày bán các sản phẩm lưu niệm, bánh kẹo truyền thống để phục vụ cho khách du lịch mua về làm quà.

4. Những điểm vui chơi quanh phố bích họa Phùng Hưng

4.1. Phố đường tàu

Đến phố bích họa Phùng Hưng đừng quên ghé qua con phố đường tàu nhé. Phố đường tàu nằm dọc theo phố Phùng Hưng lên đến cầu Long Biên. Ở đây mang vẻ đẹp cổ kính, dân giã đậm chất riêng của Hà Nội với những ngôi nhà cũ kỹ. Có lẽ chính vì điều đó mà nơi đây trở thành điểm đến của rất nhiều du khách quốc tế và giới trẻ. Họ đến đây để chụp ảnh, hay thưởng thức một tách cafe, một cốc bia giữa khung cảnh mới lạ, ngồi ngắm đoàn tàu chạy giữa lòng thủ đô.

4.2. Chợ Đồng Xuân

Nhắc đến Hà Nội, người ta không thể nhắc đến chợ Đồng Xuân là một biểu tưởng của Hà Nội.

Chợ Đồng xuân là nơi buôn bán đủ thứ hàng hóa từ những món đắt tiền cho đến bình dân.

Chợ Đồng xuân là nơi buôn bán đủ thứ hàng hóa từ những món đắt tiền cho đến bình dân. Tất cả các sản vật của các địa phương đều được bày bán tại đây như nấm hương, măng rừng cho đến hải sản tươi sống. Chợ Đồng Xuân còn có riêng một khu để bày bán những món ngon nổi tiếng ở Hà Nội như bún ốc, bún thang, bún riêu,..

Hãy lên kế hoạch cùng hội bạn thân ghé thăm con phố bích họa Phùng Hưng và lên các concept cho những bộ hình chất lượng tại đây nhé!

3 giờ sáng Em gọi Anh đi ăn Phở gánh Hà Nội – vẹn nguyên hương vị cổ truyền

Phở gánh Hà Nội lúc 3h sáng

Khi đêm xuống, mọi người đang chìm sâu trong giấc ngủ thì quán phở gánh mới bắt đầu dọn hàng và chuẩn bị bán. Mặc dù mở cửa từ lúc 3h sáng nhưng phở gánh Hà Nội vẫn luôn thu hút khách đến ăn. Giữa cái se lạnh của Hà Nội về đêm mà được thưởng thức bát phở nóng hổi thì còn gì bằng.

Mặc dù mở cửa từ lúc 3h sáng nhưng phở gánh Hà Nội vẫn luôn thu hút khách đến ăn. Giữa cái se lạnh của Hà Nội về đêm mà được thưởng thức bát phở nóng hổi thì còn gì bằng.

Đã từ lâu, phở được xem là món ăn tinh túy, đặc trưng cho nền ẩm thực Việt Nam. Trên khắp các phố xá, chúng ta có thể bắt gặp bất kì một quán phở nào ở ven đường. Thế nhưng, hương vị phở ở Hà Nội vẫn được xem là thơm ngon, hấp dẫn nhất. Những người con đi xa Thủ đô khi trở về việc đầu tiên mà họ làm đó là ăn một bát phở nóng hổi. 

Đã từ lâu, phở được xem là món ăn tinh túy, đặc trưng cho nền ẩm thực Việt Nam.

“Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon” (Thạch Lam).

 Việc tìm được một quán phở ngon giờ không khó bởi có hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng phải kể đến như phở Thìn, phở Bát Đàn, phở Lý Quốc Sư, phở Sướng,…nhưng đặc biệt nhất vẫn là phở Gánh Hàng Chiếu.

Việc tìm được một quán phở ngon giờ không khó bởi có hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng phải kể đến như phở Thìn, phở Bát Đàn, phở Lý Quốc Sư, phở Sướng,...nhưng đặc biệt nhất vẫn là phở Gánh Hàng Chiếu.

Phở Gánh Hà Nội sau 30 năm vẫn mở cửa lúc 3h sáng

6h sáng khi phố phường Hà Nội bắt đầu thức giấc, người dân mới bắt đầu dậy đi ăn sáng thì quán phở gánh trên phố Hàng Chiếu đã chuẩn bị dọn dẹp để đóng cửa.

Phở Gánh Hà Nội sau 30 năm vẫn mở cửa lúc 3h sáng

Phở gánh Hà Nội là một gánh phở lâu năm trên phố cổ. Quán đơn sơ, không biển hiệu cao cấp nhưng vẫn tấp nập khách ra vào. Nồi nước dùng một bên, nồi nước sốt vang, bát đũa một bên ấy vậy gánh phở đã tồn tại cho đến tận bây giờ.

Phở gánh Hà Nội là một gánh phở lâu năm trên phố cổ

Quay trở lại, Hà Nội xưa có rất nhiều gánh phở nhưng bây giờ đã trở nên khan hiếm. Tìm được một quán phở gánh giống như trên phố Hàng Chiếu quả thực là rất khó. Cứ 3h sáng quán ăn lại trở nên tấp nập khách ra vào. Thưởng thức một bát phở gánh ở đây khiến cho ta như quay trở lại những năm Hà Nội xưa với những gánh phở ven đường trong một ngày đông lạnh giá.

 Tìm được một quán phở gánh giống như trên phố Hàng Chiếu quả thực là rất khó. Cứ 3h sáng quán ăn lại trở nên tấp nập khách ra vào.

Quán ăn mở ra để phục vụ cho những người đi chơi về muộn, đi làm về khuya hay những người lao động phải dậy sớm. Không phải là một hàng ăn đêm cũng không phải là một hàng ăn sáng, quán mở để bán cho những thực khách bận công việc vào lúc đêm muộn hay cả những người chỉ vì nghe danh của quán mà tìm đến, tất cả chỉ vì bát phở ngon, nóng hổi.

Quán ăn mở ra để phục vụ cho những người đi chơi về muộn, đi làm về khuya hay những người lao động phải dậy sớm.

Cảm nhận sự đặc biệt trong từng bát phở gánh Hà Nội

Nếu so với các hàng phở gia truyền khác nổi tiếng ở Hà Nội thì phở ở đây cũng không có gì khác. Thế nhưng, điều đặc biệt ở đây mà không có một quán phở nào có được đó là thưởng thức một món ăn đêm ấp áp giữa cái thời tiết se lạnh của Hà Nội gần về sáng. Chính vì nét riêng như vậy nên 30 năm qua quán phở vẫn tồn tại và luôn nhộn nhịp khách ra vào.

Nếu so với các hàng phở gia truyền khác nổi tiếng ở Hà Nội thì phở ở đây cũng không có gì khác.

Một bát phở có giá 40.000đ nhưng tương đối đầy đặn gồm có phở chín, phở tái và phở bò sốt vang. Ngoài ra, quán còn phục vụ thêm cả quẩy để ăn kèm; và nếu muốn dùng nước thì có trà đá và nước cam cho bạn lựa chọn. Món phở được nhiều người yêu thích nhất đó là phở bò sốt vang thơm ngon với nước dùng ninh xương, miếng thịt sốt vang mềm vừa miệng, bánh phở dai dai hòa quyện tạo nên một hương vị đặc biệt khiến người ăn không thể nào quên được. Một bát phở với giá tầm trung, không quá ngon nhưng cũng không tệ nhưng vào những lúc sự lựa chọn bị hạn chế thì một bát phở đã làm ta cảm thấy ấm bụng và thỏa mãn lắm rồi.

Một bát phở với giá tầm trung, không quá ngon nhưng cũng không tệ nhưng vào những lúc sự lựa chọn bị hạn chế thì một bát phở đã làm ta cảm thấy ấm bụng và thỏa mãn lắm rồi.

Muốn ăn phở gánh ở đây thì bạn phải xếp hàng, khách đến trước được phục vụ trước, khách đến sau phục vụ sau. Giờ cao điểm ở đây là từ 4h30-5h30, bạn sẽ phải đợi khoảng 10-15p để có thể thưởng thức một bát phở nóng hổi.

Địa chỉ quán phở Gánh Hà Nội

  • Địa điểm: Ngã tư Hàng Đường – Hàng Chiếu
  • Giờ mở cửa: 3h30 – 7h sáng
  • Giá cả: 40.000đ/bát

Khi đến, cứ việc ngồi vào bàn ăn và chờ. Khi tới lượt sẽ có nhân viên tự ra bàn ăn và order.

Phở gánh Hà Nội không chỉ là một món ăn chống đói vào lúc đêm muộn mà còn là nét văn hóa ẩm thực thú vị, nhắc người ta nhớ về một Hà Nội xưa. Hãy cùng dắt nhau đi ăn phở gánh lúc 3h sáng để thưởng thức hương vị phở Hà Thành nhé!

Xem thêm:

Những Món Ăn Ngon Thưởng Thức Là Thấy Hương Vị Thu Hà Nội!

2

“Hạ nhẹ nhàng đi, Thu khẽ khàng gõ cửa/ Hà Nội mùa vàng mơ mộng biết bao nhiêu.”
Hà Nội cuối cùng cũng bước vào mùa đẹp nhất trong năm. Chính là mùa thu với nắng vàng, trời xanh và gió heo may nhè nhẹ. Mùa thu thổi tình vào cuộc sống xô bồ, vào tâm hồn vốn trước nay lắm bộn bề, vào cả những món ăn mộc mạc, dân dã. Vậy thì, nhân một ngày thu đẹp như vậy, tại sao bạn không ngồi xuống, cùng wecheckin nhâm nhi những món ngon mùa thu Hà Nội nhỉ!

1. Cốm

Nhắc đến đặc sản mùa thu, đặc biệt là thu Hà Nội thì không thể không nhắc đến cốm. Một năm có đến 2 – 3 mùa lúa, nhưng người ta vẫn không thể lý giải tại sao mùa cốm cuối tháng 9 lại đặc biệt ngon và dẻo đến vậy. Có lẽ bởi nó được kết tinh đúng vào cái tiết trời đẹp nhất trong năm. Khi bầu trời cao và trong xanh vời vợi, nắng vẫn còn nhưng chẳng gắt, và gió đem hương thổi vào từng hạt lúa non. 

Cốm - Món ăn ngon mùa thu Hà Nội
Nhắc đến đặc sản mùa thu, đặc biệt là thu Hà Nội thì không thể không nhắc đến cốm

Lại nhớ đến những lời đầy hoa mỹ mà nhà văn Thạch Lam viết về cốm: “Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam.” (Trích “Một thứ quà của lúa non: cốm” | Hà Nội băm sáu phố phường)

Cốm
Một thứ quà của lúa non: cốm

Để làm ra cốm xanh thượng hạng, nhất định phải thu hoạch lúa non, bấm ra sữa, đúng lúc đúng thì. Thêm nữa, công đoạn làm cốm tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi rất nhiều kỹ năng. Hạt lúa đem rang lên chảo nóng sao cho vừa nở chín mềm mà không quá lửa, vỏ trấu vừa tróc. Sau khi cốm nguội, công đoạn giã cốm bắt đầu. Không những giã để cốm tróc vỏ mà còn phải giã đến khi cốm dẻo dính mới đạt.

Cốm - Món ăn ngon mùa thu Hà Nội
Để làm ra cốm xanh thượng hạng, nhất định phải thu hoạch lúa non, bấm ra sữa, đúng lúc đúng thì…

Cầm trên tay nắm cốm xanh được bọc trong lá sen thơm thanh khiết nhâm nhi, ấy chính là thú vui tao nhã của người Hà Thành mỗi độ thu về. Hương vị của cốm là hương vị mộc mạc mà quen thuộc vô cùng. Người bắc còn lấy chuối tiêu chấm cốm để ăn. Còn trong Nam, cốm thường được trộn cùng nước cốt dừa thơm béo ngậy, hay cơm dừa nạo sợi nặn thành những phần vừa ăn.

Ngoài ra cốm còn được chế biến thành vô vàn món ăn, thậm chí là thức uống khác nhau. Đến Hà Nội vào tháng 9, nhất định hãy thử chả cốm, cốm xào, bánh cốm và uống sữa dừa cốm xay nhé! Đảm bảo cốm thơm ngon và dẻo hơn bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Món ăn ngon từ cốm
Cốm còn được chế biến thành vô vàn món ăn, thậm chí là thức uống khác nhau

Địa chỉ cốm ngon nổi tiếng nhất Hà Nội là Cốm làng Vòng, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

Giá tham khảo: 260.000 – 300.000 đồng/kg

2. Bánh đúc nóng – Món ngon mùa thu Hà Nội

Bánh đúc nóng- Món ăn ngon mùa thu Hà Nội
Bánh đúc nóng là món ăn sinh ra là để dành cho tiết trời dịu mát của thu Hà Nội!

Thời tiết Hà Nội vào thu đặc biệt được mong chờ nhất trong năm bởi những cơn gió se lạnh khiến con người ta cảm thấy dễ chịu. Mà cơ thể dễ chịu thì làm gì cũng thoải mái. Đến cả vị giác cũng sẽ được kích thích, khiến ta thèm những món ăn nóng thơm ngon. Chính vì thế, bánh đúc nóng chính là món ăn được ưa chuộng nhất vào thời gian này!

Bánh đúc nóng là một hình thức đặc biệt trong họ hàng nhà bánh đúc. Nhìn sơ qua thì có vẻ giống cháo bột trẻ em, thế nhưng bánh đúc không loãng, cũng không đặc hẳn. Nó keo lại thành một thể thống nhất, sền sệt và kết dính với nhau. Đến khi chan nước dùng ngọt thanh mà bánh vẫn không hề bị loãng.

Bánh đúc nóng

Một bát bánh đúc nóng không thể thiếu thịt băm mộc nhĩ, hành khô và rau mùi. Vị ngậy từ bánh, ngọt từ thịt băm, mùi thơm của hành phi và rau mùi khiến bát bánh đúc đậm đà hơn bất kỳ. Tất cả hòa quyện tạo thành một hương vị khó cưỡng.

Tùy từng hàng bánh đúc lại có một công thức “bí mật” cho món ăn của mình. Tuy nhiên, dù có thay đổi thế nào cũng không thể phủ nhận rằng bánh đúc nóng là món ăn sinh ra là để dành cho tiết trời dịu mát của thu Hà Nội.

Ở Hà Nội, bạn có thể tìm đến số 8/8B Lê Ngọc Hân, C4 tập thể Trung Tự, Phạm Ngọc Thạch, 296 Minh Khai hay 28 Hàng Bè,… để thưởng thức bánh đúc nóng ngon. Giá cho mỗi bát dao động từ 15.000 – 30.000 đồng

3. Bánh giò

Người anh em cực kỳ “hợp rơ” với bánh đúc nóng chính là bánh giò. Bộ đôi này mà ăn vào bữa xế chiều thu thì ăn ý khỏi bàn: ấm nóng mà nhẹ bụng.

Bánh giò - Món ăn ngon mùa thu Hà Nội
Bánh giò là món ăn cực phù hợp cho buổi xế chiều thu

Bánh giò có hình chóp. Gạo làm bánh là gạo tẻ, được khuấy và đánh thật mịn. Nhân bánh bao gồm thịt nạc vai băm nhỏ, xào với mộc nhĩ, hạt tiêu và hành tím thơm phức. Thế rồi người ta dùng lá chuối tây để gói bánh. Nhìn cấu tạo của chiếc bánh giò tưởng dễ nhưng để gói thành hình và đều tăm tắp thì cũng phải học và quen tay.

Ngày xưa, người ta chỉ cần bóc vỏ ra là có thể thưởng thức luôn món bánh giò nóng hổi. Bây giờ, để đáp ứng nhu cầu của giới trẻ, người ta còn cắt thêm xúc xích, giò lụa, thậm chí chả cốm,…rồi rưới thêm tương ớt tùy sở thích của từng người.

Bánh giò

Tương tự, trước đây muốn bán bánh giò chỉ đơn giản bằng quang gánh mộc mạc, ngồi bên vỉa hè ăn 5 phút là xong cái bánh. Bây giờ có quá nhiều cửa hàng chuyên bán bánh giò ngon ở Hà Nội để bạn có thể đến thưởng thức. Các hàng bánh giò nổi tiếng ở Hà Nội phải kể đến phố chợ Nghĩa Tân, Thụy Khuê, Đông Các. Giá mỗi chiếc bánh khoảng 10.000 – 30.000 đồng.

4. Sấu chín dầm/lắc – Món ngon mùa thu Hà Nội

Hà Nội mùa này sấu chín chưa em?

Hàng me Sài Gòn đang vào mùa thay lá

Thoang thoảng vị chua khiến lòng anh nhớ quá

Nhớ mùa sấu rụng phố Tràng Thi

Đầu thu Hà Nội, ra đường là bắt đầu thấy la liệt những gánh hàng rong bán sấu chín. Món từ sấu chín cũng chẳng đa dạng, tính ra cũng chỉ có mỗi… sấu chín dầm. Ai có sở thích độc lạ hơn thì ăn luôn sấu chín gọt vỏ thôi.

Sấu chín - Món ăn ngon mùa thu Hà Nội
Đầu thu Hà Nội, ra đường là bắt đầu thấy la liệt những gánh hàng rong bán sấu chín

Sấu non, sấu xanh thì kéo dài cả một mùa. Người ta còn có thể ngâm sấu, giữ sấu xanh trong tủ để bảo quản. Nhưng sấu chín thì không thế. Sấu chín đủ độ là phải ăn ngay thì mới đúng vị, đúng cái chất chua ngọt nhẹ, thanh thanh của quả sấu gọi thu về. 

Những quả sấu chín vàng, bên ngoài vỏ có rám màu nâu, nhìn thôi đã thấy hấp dẫn rồi. Cái vị chua gắt của quả sấu xanh biến mất, thay vào đó là vị chua nhẹ có xen lẫn chút ngọt. Khi ấy, người bán hàng sẽ dùng dao cạo sạch lớp vỏ, rồi khía một vòng tách hết phần ruột khỏi hạt, để lộ ra lớp thịt sấu dày dặn..

Sấu chín

Sấu chín dễ ăn hơn nhiều. Lại cho thêm ít đường, ít muối, ít ớt bột…, xóc nhè nhẹ cho các gia vị ngấm đều, len lỏi vào từng miếng sấu nữa thì tuyệt vời. Cái hương vị chua dịu hoà quyện trong đường trong muối, ăn vẫn giòn giòn, lại có thêm vị mặn mặn, ngọt ngọt, cay cay kích thích vị giác, nghe thôi đã thèm chảy nướng miếng.

5. Chả rươi

“Tháng 9 ăn rươi tháng 10 ăn nhộng”

Ở Hà Nội, mỗi khi thấy tiết trời se lạnh, những hàng bán hoa quả đi rong ngoài phố chở theo những quả quýt hôi thì thì có nghĩa, mùa rươi đã bắt đầu rồi, chứ chưa cần phải nghe rõ tận tai cái âm thanh của người bán rươi đi dọc phố: “Ai múa rưới ra múa”. Tiếng rao với những âm sắc địa phương không lẫn vào đâu được. 

Chả rười - Món ăn ngon mùa thu Hà Nội
Mùa rươi bắt đầu vào tháng 9 âm lịch

Thời điểm này, tính theo giá thị trường, giá rươi dao động từ 450.000-550.000 đồng/kg. Nghĩa là để có một đĩa rươi thì người nội trợ trong gia đình phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ. Từ rươi, người ta chế biến được khá nhiều món nào chả rươi, mắm rươi, kho, hấp, xào với củ niễng… Tuy nhiên, món ngon mùa thu Hà Nội được ưa chuộng nhất vẫn là chả rươi.

Chả rươi
Món ăn được người Hà Nội ưa chuộng nhất vẫn là chả rươi

Cách làm chả rươi không có gì phức tạp cả. Rươi mua về rửa sạch rồi chần qua nước nóng già  để rụng bớt chân rồi để ráo. Thịt nạc vai băm nhỏ, vài miếng vỏ quýt (phải là quýt hôi thì mới nhiều tinh dầu và thơm) thái sao cho thật nhỏ, trộn đều với thì là, hành hoa (nhiều nơi, chả rươi nhất định phải có lá gấc thái nhỏ) rồi đập thêm 1-2 quả trứng tùy theo sở thích của mỗi người mà lượng trứng nhiều hay ít. Tất cả những thứ đó đem trộn đều với rươi, trước khi rán đừng quên nêm chút nước mắm ngon, một ít hạt tiêu, một vài lát ớt tươi. Bắc chảo lên bếp, chờ mỡ già rồi để nhỏ lửa, múc từng thìa hỗn hợp trên đổ vào chảo rán. Cứ để lửa riu riu thế mà rán khi nào vàng đều hai mặt thì vớt ra ăn nóng. 

Ở Hà Nội, khi mà trời không còn se lạnh mà bắt đầu chuyển sang rét ngọt, người ta lại rủ nhau đi ăn chả rươi ở Ô Quan Chưởng, Gia Ngư, Lò Đúc hay dốc Hòe Nhai. Nhớ ăn đúng mùa mới có thể cảm nhận được độ tươi ngon của rươi nha!

6. Hồng ngâm – Món ngon mùa thu Hà Nội

Nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy, không mâm cỗ rằm tháng 8 nào của người miền Bắc lại thiếu hồng. 

Hồng ngâm - Món ăn ngon mùa thu Hà Nội
Hồng ngâm – món ăn đặc trung của mùa thu Hà Nội

Sang tháng 9 âm, hồng vẫn còn được bày bán rất nhiều, trong đó không thể thiếu giống hồng ngâm, quả nhỏ nhỏ xinh xinh nhưng ăn vô cùng “chất”. Dường như sự ngọt ngào của những cái nắng vàng mua thu kết tinh trong trái quả ấy, để ai thưởng thức rồi cũng mê say.

Hiện nay, hồng ngâm có nhiều loại, tuy nhiên giống hồng ngâm loại quả nhỏ này có nguồn gốc từ Cao Bằng, Bắc Kạn và một số tỉnh phía Bắc. Hồng ngâm vào vụ bắt đầu khoảng tháng 8, tháng 9 và rộ nhất khoảng tháng 10 dương lịch. Hiện tại, đi bất cứ con phố, ngõ ngách nào của Hà Nội, bạn cũng sẽ bắt gặp những gáng hàng rong, những quầy hoa quả đều bán loại quả này. Cứ đến vụ thu hoạch, hồng được người ta hái xuống, ngâm với nhiều kỹ thuật, bí quyết riêng, cho ra những quả có thịt vàng ươm, giòn ngon, hấp dẫn.

Hồng ngâm
Hồng ngâm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện thị lực, ngăn ngừa bệnh tim mạch…

Quả hồng ta ngâm thường nhỏ, mẫu mã không đẹp, núm quả có nhiều đốm đen. Khi bổ hồng ngâm phần núm cứng, sắc vàng cam, ăn có vị ngọt sắc. Bên ngoài quả có nhiều ngấn dọc từ thân quả xuống. Hồng ngâm ngon thường có hình tim.

Hồng ngâm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện thị lực, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Cùng với cốm, sấu chín và ổi xanh, hồng ngâm là một trong những món ngon mùa thu Hà Nội.

Festival dù lượn “Bay trên mùa vàng 2019” tại Mù Cang Chải! Bạn đã sẵn sàng chưa?

1
Lễ hội Bay trên mùa vàng 2019 Mù Cang Chải

Tháng 9 thu về, Tây Bắc như được khoác lên mình chiếc áo mới rực rỡ sắc màu. Đây cũng là một trong những thời điểm lý tưởng nhất để bạn ghé thăm và khám phá thiên nhiên, con người và bản sắc nơi đây.

Vậy còn chần chờ gì nữa, cùng Wecheckin đếm ngược ngày Festival “Bay trên mùa vàng 2019” được tổ chức tại Mù Cang Chải và thưởng thức hết vẻ đẹp Tây Bắc mùa vàng nhé!

1. Thời gian, địa điểm diễn ra Festiaval dù lượn “Bay trên mùa vàng 2019”

  • Thời gian: 21-22/9/2019
  • Địa điểm: Đèo Khau Phạ và đồi Mâm Xôi, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
  • Chi phí:
    • Không đăng ký trước: 5 triệu/ người
    • Đăng ký trước: 2 triệu/ người

Festival dù lượn “Bay trên những màu vàng” là sự kiện có lịch sử lâu đời và có quy mô lớn nhất Việt Nam. Sự kiện được khởi xướng bởi CLB dù lượn VIETWINGS Hà Nội cùng với UBND huyện Mù Cang Chải phối hợp tổ chức.

Festival lần đầu tiên diễn ra vào năm 2013 đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và yêu thích của những người đam mê du lịch cũng như ưa thích thể thao. Sau 6 năm diễn ra, “Bay trên mùa vàng” đã trở thành cái tên quen thuộc mỗi dịp Tây Bắc phủ vàng màu lúa.

Năm 2019 này, địa điểm diễn ra lễ hội là ở tại đèo Khau Phạ – một trong những con đèo được liệt và danh sách “tứ đại đỉnh đèo tại Việt Nam và cũng là điểm bay dù lượn vô cùng hấp dẫn.

Xem thêm về đèo Khau Phạ:

2. Hoạt động thể thao hấp dẫn diễn ra tại Festival dù lượn “Bay trên mùa vàng 2019”

Khi tháng 9, tháng 10 sang, Mù Cang Chải cũng bước vào độ đẹp nhất, những thửa ruộng bậc thang chín vàng óng ánh như những lớp sóng xô tràn theo triền núi.

Vẻ đẹp của Mù Cang Chải mùa lúa
Vẻ đẹp của Mù Cang Chải mùa lúa

Khách du lịch đến tham dự có thể trực tiếp trải nghiệm cảm giác bay dù từ điểm bay trên đèo Khau Phạ. Cảnh sắc từ trên không nhìn xuống thu vào tầm mắt bạt ngàn một màu vàng rực rỡ, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh thung lũng Lìm Mông đẹp như bức tranh ngay phía dưới chân mình.

Cảnh sắc thung lũng Lìm Mông nhìn từ trên cao xuống
Cảnh sắc thung lũng Lìm Mông nhìn từ trên cao xuống

Đó là cảm giác mênh mang giữa đất trời Tây Bắc, hít hà hết không khí của mùi lúa chín, của núi rừng và chiêm ngưỡng những vẻ đẹp tưởng chừng như chưa bao giờ được thấy ở bất kỳ nơi nào.

Festival Bay trên mùa vàng 2019
Dù lượn là hoạt động hấp dẫn vào dịp Bay trên mùa vàng 2019

Bạn có thể ngắm nhìn từng ruộng lúa, từng mái nhà của người dân bản khói bay ngút ngàn hay ngắm trọn dòng suối chảy quanh cả một vùng núi nguyên sơ và yên bình đến lạ. Những cánh diều nhiều màu sắc bay lượn trên không như làm bức tranh núi đồi thêm phần màu sắc và tươi mới hơn trong những ngày đầu thu.

Bài viết cho bạn tham khảo thêm:

3. Những hoạt động diễn ra song song với lễ hội dù lượn

Trong những năm đầu tiên diễn ra sự kiện, nơi đây mới chỉ thu hút được 30 phi công và gần 1000 du khách nhưng con số ấy cho tới thời điểm hiện tại đã lên tới 200 phi công và gần 20.000 du khách tham dự mỗi năm.

Lễ hội Bay trên mùa vàng 2019 ngày càng thu hút nhiều du khách tham gia hơn
Lễ hội Bay trên mùa vàng 2019 ngày càng thu hút nhiều du khách tham gia hơn

Bên cạnh hoạt động chính là festival dù lượn bạn cũng có thể hòa mình vào Lễ hội hóa trang độc đáo trên không duy nhất tại Việt Nam, tham quan triển lãm trưng bày khèn Mông, các sản phẩm bán các sản vật địa phương của người dân tộc nơi đây.

Lễ hội hóa trang tại Festival dù lượn
Lễ hội hóa trang tại Festival dù lượn

Đến với “Bay trên mùa vàng 2019”, bạn được ngắm trọn thiên nhiên Tây Bắc mùa thay màu áo mới, được gắn bó, hòa mình vào cảnh sắc, con người, hiểu thêm về phong tục tập quán nơi mình ghé thăm và giao lưu, gắn kết với bạn bè, người dân địa phương.

Bay trên mùa vàng 2019 cảnh đẹp
Tham gia Festival để trải nghiệm cuộc sống và con người nồng hậu và nghĩa tình nơi đây

Vậy là chỉ còn 2 tuần nữa là Festival “Bay trên mùa vàng 2019” sẽ chính thức diễn ra, chúng mình hãy chuẩn bị thật nhiều năng lượng để đón chờ và trải nghiệm nhé!

Chúc các bạn sẽ có một hành trình thật vui, thật an toàn và nhiều kỷ niệm!!!

Bánh mì dân tổ có gì “hot” mà khiến giới trẻ Hà thành xếp hàng mua đến 3h sáng ?

Bánh mỳ dân tổ

Hà Nội bước sang thu, cũng là lúc những món nóng hổi, cay nồng lại lên ngôi. Bánh mì là một trong những đồ ăn được giới trẻ ưa thích, tìm kiếm.

Bánh mì dân tổ với tên gọi độc đáo trở lên sốt xình xịch hơn bao giờ hết, được rất nhiều người quan tâm đến tìm mua và ăn thử, đặc biệt là các food blogger cũng thi nhau review về loại bánh mì này. Không ít người thắc mắc rằng chiếc bánh mì dân tổ có thực sự ngon như lời đồn mà nhiều người chấp nhận đứng xếp hàng đến tận 3h đêm để mua. Hãy cùng wecheckin tìm hiểu nhé!

1. Độc đáo ở trong cái tên – Bánh mì dân tổ

Hà Nội, khi nhắc đến bánh mì dân tổ thì những người sành ăn uống đều biết đây là quán bánh mì được bán vào lúc nửa đêm phục vụ cho những người đi làm, đi chơi về muộn hoặc cho những người làm nghề buôn bán thường xuyên phải thức khuya, dậy sớm. Quán thường được bán từ 3h sáng đến 7h sáng, lúc nào cũng có hàng chục người xếp hàng.

Cảnh xếp hàng để mua bánh mỳ dân tổ
Cảnh xếp hàng để mua bánh mỳ dân tổ

Quán bánh mỳ này đã mở cửa được 25 năm, gọi là quán nhưng thực chất nó chỉ là một cái xe bán bánh mì nhỏ nằm ở ngã ba đường Trần Nhật Duật và Cao Thắng. Có một khoảng thời gian dân đua xe cũng hay ghé ăn ở đây nên quán có tên là bánh mì dân tổ.

Quán bánh mỳ này đã mở cửa được 25 năm, gọi là quán nhưng thực chất nó chỉ là một cái xe bán bánh mì nhỏ nằm ở ngã ba đường Trần Nhật Duật và Cao Thắng.

Từ khi quán xuất hiện trên các clip của vlogger nổi tiếng, quán đã trở nên đông nghẹt khách nên cô Vy (chủ quán) đã phải huy động cả chồng, con phụ giúp thay vì làm một mình như trước kia.

Diễn viên Kiên Hoàng cũng đã tự tay làm nên chiếc bánh mì dân tổ đang hot
Diễn viên Kiên Hoàng cũng đã tự tay làm chiếc bánh mì dân tổ đang hot

2. Độc đáo trong công thức chế biến – Bánh mì dân tổ

Nhiều người khi nhắc về bánh mì dân tổ đã rất tò mò vì sao nó lại “hot” đến như vậy và có người chịu đứng xếp hàng trong đêm để có thể sở hữu những ổ bánh mì. 

Không giống như các quán bánh mì khác, bánh mì dân tổ có một công thức chế biến rất riêng mà không hàng bánh mỳ nào ở Hà Nội có được. 

Tất cả các phần nhân đều được xào lên với nhau
Tất cả các phần nhân đều được xào lên với nhau

Nếu như các quán bánh mì thông thường khác, phần nhân sẽ để nguyên miếng và kẹp vào bên trong thì ở bánh mì dân tổ lại khác, phần nhân được xào tất cả lên với nhau tạo ra một hỗn hợp đặc biệt. Tất cả các nguyên liệu làm nhân bánh như chả, pate, xúc xích, trứng, hành tây, thịt bò khô, bơ,… đều được xào lên với nhau. Phần nhân sau khi chín sẽ được đổ vào trong từng chiếc bánh mì đã được kẹp sẵn rau và dưa chuột, khi ăn có thể cho thêm một chút tương ớt để tạo nên vị cay cay.

Tất cả các nguyên liệu làm nhân bánh như chả, pate, xúc xích, trứng, hành tây, thịt bò khô, bơ,... đều được xào lên với nhau.

Khi thưởng thức có vị thơm, ngậy của bơ và nhân hỗn hợp hoàn quyện lại với nhau tạo nên một chiếc bánh mì dân tổ ngon đúng điệu.

3. Một chút Review về bánh mỳ dân tổ

  • Địa chỉ: 22 Đường Trần Nhật Duật, Đồng Xuân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 3h – 7h
  • Giá: 15k – 20k – 25k

Đa số những người mua bánh mỳ đều là các bạn trẻ, một số bạn thì đi chơi về muộn nên ghé vào mua còn một số người lại tò mò muốn thử chiếc bánh dân tổ sao lại hot như vậy.
Bánh mỳ dân tổ có 3 mức giá là 15k- 20k – 25k. Giá tiền càng cao thì nhân càng nhiều chứ thực ra cũng không có gì khác cả, vẫn là chiếc bánh mỳ dân tổ với nhân hỗn hợp, chỉ khác là nhân nhiều hay ít mà thôi.

Bánh mỳ dân tổ có 3 mức giá là 15k- 20k - 25k

Nhân bánh mì có nhiều bơ, dầu mỡ nên ăn dễ bị ngán nên bạn có thể gọi cho mình một cốc trà đá để có thể dễ ăn hơn. Quán ngồi ở vỉa hè nhưng rất sạch và thoáng mát. Cô chú bán hàng được rất nhiều người nhận xét là dễ tính, chu đáo với khách.

Đánh giá chung: bánh mỳ ăn ngon, đậm vị, giá cả phù hợp rất bõ công dậy sớm để đi ăn nhé.


Nếu có dịp, các bạn hãy thử dậy sớm một hôm đi thưởng thức bánh mì này nhé, chắc chắn bạn sẽ bị hấp dẫn bởi mùi hương ngạt ngào từ chảo bếp đang xào nhân thơm lừng. Bánh mì dân tổ sẽ là thức quà của Hà Nội dành riêng cho những người chăm chỉ.

Xem thêm:

Ăn gì ở Hội An? Không ăn những món này thì phí hoài cả thanh xuân

Ăn gì ở Hội An?

Phố cổ Hội An là một địa điểm hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Nơi đây hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp cổ kính, yên bình và đặc biệt là nền văn hóa ẩm thực độc đáo. Hãy cùng với wecheckin dạo một vòng quanh phố cổ để xem Ăn gì ở Hội An khi đến đây du lịch nhé!

1. Ăn gì ở Hội An? Cao lầu

Cao lầu là một trong những đặc sản ở Hội An, người dân Hội An đã có câu:

Ai qua phố cổ Hội An

Ghé thăm Phúc Kiến mà ăn cao lầu.

Cao lầu là một trong những đặc sản ở Hội An

Món ăn này có vài nét giống với mì Quảng nhưng cao lầu được chế biến một cách công phu hơn. Sợi mì có màu vàng, được dùng chung với tôm, thịt lợn và cá loại rau sống.

Sợi mì được chế biến rất công phu, gạo được ngâm với nước tro, tro nấu củi được lấy ở tận Cù lao Chàm thì mới tạo ra độ giòn, dẻo và khô.

Người ta thường ăn cao lầu với giá trụng nước sôi nhưng không được quá mềm, thêm một ít rau sống, vài miếng thịt xá xíu và một thìa mỡ heo rán. Khi ăn có cảm giác sần sật của sợi mì với đầy đủ hương vị chua, cay, đắng, chát, ngọt của rau sống,… và tép mỡ vỡ tan trong miệng.

Sợi mì được chế biến rất công phu, gạo được ngâm với nước tro, tro nấu củi được lấy ở tận Cù lao Chàm thì mới tạo ra độ giòn, dẻo và khô.

Một đặc trưng khác của món ăn này là phải leo lên lầu cao của quán, điều này có thể thấy ở các quán cao lầu Hội An. Ngồi trên lầu cao ngắm cảnh đẹp và thưởng thức những món ăn ngon, đây có thể là xuất phát của tên gọi cao lầu.

Địa chỉ quán cao lầu nổi tiếng của Hội An:

  • Cao lầu Liên: số 9 Thái Phiên, Hội An
  • Cao lầu Thanh: 26 Thái Phiên, Hội An
  • Cao lầu không gian xanh: số 687 Hai Bà Trưng, Hội An

2. Ăn gì ở Hội An? Mì Quảng

Món ăn này có xuất xứ từ Quảng Nam, khi đến với xứ Hội, không thưởng thức một tô mì Quảng thì xem như bạn chưa từng đến nơi này.

Món ăn này có xuất xứ từ Quảng Nam, khi đến với xứ Hội, không thưởng thức một tô mì Quảng thì xem như bạn chưa từng đến nơi này.

Nếu bạn là một người ăn chay lâu năm thì Mì Quảng là một sự lựa chọn hoàn toàn hợp lý. Mì Quảng Hội An thường được làm bằng bột gạo xay mịn và sau đó tráng thành từng lớp mỏng và được thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng khoảng 2mm.

Mì Quảng Hội An thường được làm bằng bột gạo xay mịn và sau đó tráng thành từng lớp mỏng và được thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng khoảng 2mm.

Một tô Mì Quảng bao gồm: mì; dưới lớp mì là các loại rau sống, trên lớp mì có thể là thịt heo, tôm, thịt gà, thịt ếch,…(tùy theo bạn gọi) cùng với nước hầm từ xương heo. Người ta bỏ thêm lạc rang và giã dập, hành lá thái nhỏ,… ăn kèm cùng với bánh tráng.

Sợi mì mềm mại, dẻo dai hòa quyện cùng với nước hầm từ xương đậm đà như muốn níu chân du khách.

Địa chỉ quán Mỳ Quảng ngon ở Hội An:

  • Mì Quảng Dì Hát: quán nằm ở vỉa hè bến Bạch Đằng, Hội An
  • Mì Quảng ông Hai: 6A Trương Minh Lượng
  • Mì Quảng bà Minh: cách Phố cổ 3km, cạnh sông Thu Bồn

3. Bánh mì Hội An

Bánh mì Phượng là tiệm bánh mì ngon nổi tiếng không chỉ ở Hội An mà còn ở trên thế giới. Gõ từ khóa “best banh mi in Vietnam” chúng ta sẽ nhận được là “bánh mì Phượng ở Hội An”.

Bánh mì Phượng là tiệm bánh mì ngon nổi tiếng không chỉ ở Hội An mà còn ở trên thế giới. Gõ từ khóa

Cameron Stauch – là đầu bếp của người Canada Cameron Stauch, người đã từng có thời gian nấu ăn cho tổng thống Canada cung đã phải dành những lời khen tặng cho bánh mì Phượng.

Tiệm bánh mì Phượng đã ra đời từ trước thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, khi đất nước lần đầu mở cửa đón du khách nước ngoài. Khi đó cô Phượng tìm được một địa điểm trong khu chợ để mở tiệm bán bánh mỳ, chẳng mấy chốc, tiệm bánh mì Phượng trở thành một trong những hàng ăn đông khách nhất Hội An.

Thực đơn của tiệm phong phú với hàng chục loại nhân, chả, lạp xưởng cho đến jamnon, pate, xúc xích, phomai, thịt xông khói,... và các loại nước sốt đặc biệt của quán.

Thực đơn của tiệm phong phú với hàng chục loại nhân, chả, lạp xưởng cho đến jamnon, pate, xúc xích, phomai, thịt xông khói,… và các loại nước sốt đặc biệt của quán. Ổ bánh mì được hoàn thành trong vòng 1-2 phút với màu sắc bắt mắt; màu xanh của rau, màu hồng, đỏ của các loại thịt, chả cùng với xốt màu nâu, trắng làm cho người thưởng thức phải dừng lại vì no chứ không hề thấy chán.

4. Bánh đập – Hến xào

Bánh đập là loại bánh mộc mạc của người Quảng Nam, nó là sự kết hợp giữa bánh tráng nướng và bánh tráng ướt cùng một số hương vị khá để tạo nên hương vị đặc trưng riêng.

Bánh đập là loại bánh mộc mạc của người Quảng Nam, nó là sự kết hợp giữa bánh tráng nướng và bánh tráng ướt cùng một số hương vị khá để tạo nên hương vị đặc trưng riêng.

Miếng bánh đập giòn rụm ăn kèm với hến xào vừa miệng là món ăn chơi cực hấp dẫn ở Hội An. Sự kết hợp mộc mạc nhưng thú vị khi hến xào được ăn cùng với bánh đập làm cho du khách tò mò và cuốn hút.

Địa chỉ quán Bánh đập – Hến xào ngon ở Hội An:

  • Bến tre: 98/1 Nguyễn Tri Phương, Hội An
  • Quán có ngay: Nguyễn Tri Phương, Hội An
  • Cẩm Nam: 679 Hai Bà Trưng, Hội An

5. Ăn gì ở Hội An? Cơm gà Hội An

Người ta từng nói “chưa ăn cơm gà xem như chưa tới Hội An”. Với bí quyết riêng biệt, cơm gà Hội An mang một vị rất lạ và thơm ngon khiến cho du khách đến ăn không thể nào cưỡng lại được.

Ăn gì ở Hội An? Cơm gà Hội An

Để làm nên một đĩa cơm gà trứ danh, người ta phải lựa chọn những nguyên liệu tươi ngon, sự tinh tế và cầu kỳ của người đầu bếp. Thịt gà nấu được chọn lọc kỹ lưỡng, đảm bảo thịt chắc, mềm; gạo là gạo cũ đem đi nấu với nước luộc gà. Khi chín, hạt cơm vàm ươm, căng tròn đậm hương vị gà.

Ăn gì ở Hội An? Cơm gà Hội An

Địa chỉ quán Cơm gà ngon ở Hội An:

  • Cơm gà Bà Cuội: số 22 Phan Chu Trinh, Hội An
  • Cơm gà Bà Nga: số 8 Phan Chu Trinh, Hội AN
  • Cơm gà Hương (Kiệt Sica): 56 Lê Lợi, Hội An

6. Bánh ướt cuốn thịt nướng

Bánh cuốn ướt thịt nướng ở Hội An được xem là món ăn vỉa hè hấp dẫn không thể bỏ qua. Đây là món ăn được người lớn và trẻ nhỏ yêu thích bao gồm thịt xiên nướng, bánh ướt, rau sống và không thể thiếu loại nước chấm thành thánh được pha chế cầu kì.

Bánh cuốn ướt thịt nướng ở Hội An được xem là món ăn vỉa hè hấp dẫn không thể bỏ qua

Trải miếng bánh ướt mỏng, thêm ít rau sống, dưa leo, chuốt lát cùng với xiên thịt nướng chấm với nước sốt và đưa lên miệng, bạn sẽ cảm nhận được hương vị đặc trưng của thịt cùng với hương thơm  của tỏi, sả, chút cay cay của ớt hòa quyện với nhau thật đặc biệt.

Ăn gì ở Hội An?

Địa chỉ quán bánh ướt cuốn thịt nổi tiếng ở Hội An

  • Bà Hường: 31 Tiểu La, Minh An, Hội An.
  • Bánh ướt cuốn thịt nướng: Dọc bờ sông Hoài

7. Ăn gì ở Hội An? Bánh xèo Hội An

Là món ăn quen thuộc của người dân Việt, nhưng món bánh xèo ở Hội An lại mang một vị gì đó rất riêng mà không nơi đâu có được.

 Ăn gì ở Hội An? Bánh xèo Hội An

Vào mùa lạnh, bánh xèo là món ăn được nhiều người ưa thích nhất ở Hội An. Sự cuốn hút của món ăn này là nhờ vào vị tan giòn của bột gạo, vị bùi béo của nước cốt dừa, vị thơm của các loại rau sống cùng với vị ngọt của thịt bò, tôm, mực.

Vào mùa lạnh, bánh xèo là món ăn được nhiều người ưa thích nhất ở Hội An. Sự cuốn hút của món ăn này là nhờ vào vị tan giòn của bột gạo, vị bùi béo của nước cốt dừa, vị thơm của các loại rau sống cùng với vị ngọt của thịt bò, tôm, mực.

Từ sự lựa chọn nguyên liệu kỹ lưỡng đến khâu chế biến đều mang theeo tâm hồn của người Hội An, chính vì vậy mà bánh xèo Hội An khó có thể nhầm lẫn với món ăn đặc sản ở vùng đất khác.

Địa chỉ quán bánh xèo ngon ở Hội An:

  • Bánh xèo Hải Đảo Hội An: 160 Lý Thái Tổ, Cẩm Châu, Hội An
  • Cô Anh: 59/32 đường 18 tháng 8, Hội An
  • Bánh xèo Hải Sơn: 147 Lý Thái Tổ, Hội An

Hy vọng, với bài viết “Ăn gì ở Hội An? Không ăn những món này thì phí hoài cả thanh xuân” sẽ giúp bạn khám phá được trọn vẻ đẹp của phố cổ Hội An. Hãy thử và cảm nhận Hội An theo cách riêng của mình nhé!

Bạn có thể quan tâm:

Đâu chỉ riêng Tuyên Quang – Trung thu hội An cũng đặc biệt lắm đấy!

1
Rằm tháng 8 về Hội An trải nghiệm

Thời gian trôi qua thật nhanh, chúng mình lại sắp sửa đón thêm một dịp lễ Trung Thu nữa rồi đó! Trong niềm hân hoan đón chờ ngày Tết đoàn viên, không ít người đã có dự định cho mình vào đêm rằm tháng 8 như lang thang phố Hàng Mã, thử một lần hòa mình vào ngày hội trung thu Tuyên Quang nức tiếng xa gần, vậy bạn đã bao giờ từng trải nghiệm trung thu Hội An?

Cùng Wecheckin lên đường khám phá ngay phố Hội và lập kế hoạch về Hội An ngắm sắc màu đèn lồng rực rỡ đêm rằm Tháng 8 năm nay nhé!

1. Những nét độc đáo mang riêng hồn sắc của trung thu Hội An

Không giống như các thành phố khác trên dải đất Việt, trung thu Hội An kéo dài 4 ngày từ 12 đến 15 tháng 8 âm lịch và với nhiều các hoạt động sôi nổi, mang những nét mới mẻ đặc trưng riêng mà không thể lẫn được với bất cứ nơi nào.

Vẻ đẹp Hội An ngày rằm trung thu
Tại các con phố, mọi phương tiện giao thông đều bị cấm lưu hành để nhường chỗ cho người đi bộ

Vào những ngày này, chỉ từ 5h chiều là không khí trung thu đã len lỏi đến từng gian hàng bày bán, những ngôi nhà cổ của người Hội An.

Đêm rằm nơi đây có gì đặc sắc

Người ta sẽ bắt gặp một điều rất lạ khi hòa mình vào ngày rằm trung thu tại phố cổ Hội An, trong khoảng thời gian từ 17 đến 22 giờ – tất cả ánh điện từ các ngôi nhà, quán xá đều được thay thế bằng ánh sáng của trăng rằm, của đèn lồng và sắc màu của đèn hoa đăng.

Đèn lồng mang ý nghĩa mang lại may mắn, ấm áp và bình an cho từng gia đình, vì thế nó không chỉ đơn thuần là một vật để trang trí mà còn là một giá trị văn hóa đặc sắc, đặc trưng của mảnh đất này.

Vẻ đẹp khu phố cổ về đêm
Không khí trung thu Hội An rộn ràng và đông đúc

2. Trung thu Hội An – bắt gặp một Hội An rộn ràng đến lạ

Nét duyên thầm, thú vị của phố cổ Hội An khiến người ta nhớ về ấy là vẻ đẹp của những ánh đèn lồng lấp lánh giăng kín cả con đường, ánh sáng soi mình xuống dòng Hoài giang êm ru và tình tứ.

Vẻ đẹp lung linh của dòng sông Đoài ngày rằm tháng 8
Vẻ đẹp lung linh của dòng sông Đoài ngày rằm tháng 8

Về phố cổ đêm rằm, bạn sẽ được hòa mình vào bầu không khí khác lạ, rộn ràng hơn một Hội An của những ngày thường nhật. Không khí Tết trung thu cổ truyền như lan tỏa vào từng cảnh vật, từng dòng người đan xen nhau nhìn ngắm, háo hức tận hưởng thứ ngày lễ mà từ trẻ con cho đến người lớn đều cảm thấy vui, đều cảm thấy hạnh phúc.

Vẻ đẹp Trung thu Hội An
Không khí trung thu Hội An rộn ràng và đông đúc

Nhiều du khách từ khắp các vùng miền xa gần về ghé thăm Hội An như trẩy hội, người ta cũng đợi mãi dịp này để du lịch khám phá Hội An – chiêm ngưỡng những ánh đèn lồng rực rỡ, những màn múa lân đặc sắc và nhộn nhịp vô cùng.

Bài viết địa điểm vui chơi trung thu cho bạn tham khảo:

3. Ở một góc nào đó, vẫn là một Hội An bình dị, hiền hòa

Một Hội An ngày thường xưa cũ, hoài niệm, bình yên vào ngày trung thu, ở một góc độ nào đó lại càng trở lên đượm màu cổ xưa hơn bao giờ hết.

Một góc Hội An bình lặng ngày Tết đoàn viên
Một góc Hội An bình lặng ngày Tết đoàn viên

Vào dịp lễ trung thu tại miền Bắc, người ta đổ xô ra phố hàng Mã vui chơi. Ở miền Nam người dân Sài Gòn tha hồ nô nức ở phố đèn lồng Lương Nhữ Học, thì tại Hội An – ngày lễ Trung Thu vắng bóng những thiết bị điện tử hiện đại, người ta nhẹ nhàng thưởng thức vẻ đẹp và xếp hàng ngắm nhìn những chiếc đèn lồng, vật trang trí trung thu xinh xắn xen chút gì đó hoài niệm.

Những vẻ đẹp trầm lặng của Hội An
Những vẻ đẹp trầm lặng của Hội An

Bài viết về trung thu cho bạn tham khảo:

4. Tuổi thơ trong miền ký ức con trẻ chợt ùa về qua hình ảnh trung thu Hội An

Bạn biết không? Rất nhiều mảnh đời, cảnh vật như đan xen, hòa quyện vào nhau vẽ nên một bức tranh rộn ràng có, trầm lặng có. Là hình ảnh gia đình dắt tay nhau đi chơi trung thu, là bà cụ lặng lẽ bán đèn hoa đăng bên bờ sông, là nụ cười, niềm vui của các em nhỏ khi được vui chung một ngày cùng đám bạn, cùng sắc màu tuổi thơ mà mỗi ai nhìn vào cũng ước một lần được quay ngược thời gian trở lại.

Khung cảnh thả đèn hoa đăng lung linh tại đêm rằm Hội An
Khung cảnh thả đèn hoa đăng lung linh tại đêm rằm Hội An

Tết đoàn viên – trong ký ức của mỗi người đều là những kỷ niệm nhiều cảm xúc nhất. Chẳng phải lớn lên rồi chúng mình không còn vui những niềm vui con trẻ ấy nữa hay sao? Trung thu thực ra không hề ít vui đi, chỉ là chúng mình đều đã lớn, cái cảm giác đêm hội trung thu cũng chẳng thể nào khiến mình đủ xao xuyến, đủ háo hức, lâng lâng như những ngày còn nhỏ.

Thế nhưng, chắc chắn chuyến đi đón trung thu ở phố cổ Hội An sẽ khơi dậy những cảm xúc xưa cũ ùa về, Hội An lên đèn cũng là lúc chúng mình phải lên đồ, tìm về những mảnh ghép ấu thơ không thể nào bỏ lỡ được!

Bài viết có thể bạn quan tâm:

Top 7 Thương Hiệu Bánh Trung Thu Ngon 2019 Chuẩn Hương Vị Việt Nhất Định Phải Thử!

0

Không khí trung thu 2019 đã rộn ràng khắp mọi nẻo đường, và thị trường bánh trung thu cũng trở nên phong phú hơn bao giờ hết. Hàng loạt những loại bánh với sức sáng tạo cực cao và hương vị cực “bắt trend” đã ra đời mang sức cạnh tranh cao khiến người tiêu dùng vô cùng thích thú. Nhưng đứng trước nhiều sự lựa chọn cũng chính là một “nỗi khổ”! Nếu như bạn vẫn đang đau đầu tìm kiếm một thương hiệu bánh trung thu ngon 2019 chuẩn hương vị Việt nhưng vẫn mang đến sự mới lạ và giá cả hợp lý thì hãy đọc hết bài viết này nhé!

Bánh trung thu ngon 2019
Tên Thương HiệuGiá bán
Bánh trung thu Kinh Đô40.000 – 460.000 đồng/chiếc
Bánh trung thu Phúc Long88.000 – 110.000 đồng/chiếc
Bánh trung thu Đông Phương65.000 – 450.000 đồng/chiếc
Bánh trung thu Moon n Sun500.000 – 3.250.000/hộp
Bánh trung thu Madame Hương399.000 VNĐ – 1.839.000.000 VNĐ/hộp
Bánh trung thu Bảo Phương40.000- 70.000/chiếc
Bánh trung thu Soya Garden95.000 đồng/chiếc

1. Bánh trung thu ngon 2019 – Kinh đô

Nhắc tới bánh Trung thu, chắc chắn không thể không kể đến Kinh Đô – thương hiệu bánh quá đỗi quen thuộc và nổi tiếng tại Việt Nam. Các dòng bánh trung thu Kinh Đô với truyền thống lâu đời luôn được yêu thích bởi mọi đối tượng. Bánh trung thu cũng không ngoại lệ. Bánh được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao, đồng bộ, cùng với đó được sử dụng các nguyên liệu tươi ngon, được chọn lọc kỹ càng, không chất phụ gia. Đặc biệt, mức giá đa dạng và phù hợp với nhiều đối tượng.

bánh trung thu Kinh Đô 2019

Với thị trường bánh trung thu, Kinh Đô luôn được yêu thích bởi nó có đủ sản phẩm từ bình dân đến cao cấp cho nhiều đối tượng và mục đích. Đặc biệt trung thu 2019, với mong muốn mở rộng tệp khách hàng mục tiêu, Kinh Đô bổ sung thêm vào danh mục sản phẩm dòng bánh dành riêng cho những người ăn kiêng, ăn chay. Bánh được đặt trong bao bì màu xanh mát mắt, thiết kế nhẹ nhàng, tinh tế, sử dụng 100% nguyên liệu thực vật tự nhiên cao cấp. Bánh được thay thế 70% đường tinh luyện bằng đường ăn kiêng Maltitol và Isomalt. Bánh Trung thu Xanh Kinh Đô thanh tao thuần khiết, hứa hẹn sẽ là lựa chọn phù hợp cho những người muốn thưởng thức bánh Trung thu nhưng đang ăn chay, ăn kiêng. 

Bánh trung thu ngon 2019

Giá bán: 40.000 – 460.000 đồng/chiếc

2. Bánh trung thu Phúc Long

Phúc Long là thương hiệu trà và coffee nổi tiếng trong nước, ra đời từ năm 1968 tại Bảo Lộc (Lâm Đồng). Trải qua hơn nửa thế kỷ, nhãn hiệu Phúc Long đã mang lại các giá trị đích thực về trà và cà phê cho từng khẩu vị truyền thống của người Việt Nam.

Bánh trung thu Phúc Long 2019

Bánh trung thu Phúc Long được chăm chút kỹ lưỡng tất cả các khâu từ lựa chọn nguyên liệu, đổ khuôn, đến nướng bánh; mang đến hương vị tinh tế, đậm đà cho người dùng. Bánh có nhiều loại nhân đa dạng, điển hình như Bánh Trà Xanh Hương Thu, Bánh Mè Đen Hương Sữa, Bánh Hạt Sen Bách Ngọc, Bánh Nướng Hoa Hồng….

Bánh trung thu ngon 2019

Bao bì trình bày đẹp, tỉ mỉ, bánh trung thu Phúc Long có thể là món quà tặng ý nghĩa cho gia đình, người thân, bạn bè, đối tác nhân ngày trung thu sum họp. Nó mang đến cho gia đình Việt một kỳ Tết trung thu sum họp, đầy ý nghĩa.

Giá: 88.000 – 110.000 đồng/chiếc

3. Bánh trung thu Đông Phương

Đông Phương là thương hiệu bánh trung thu ở Hải Phòng, được sáng lập từ năm 1950. Khác với những ngày đầu chỉ là làm ăn manh mún nhỏ lẻ, đến nay thương hiệu bánh mứt Đông Phương gia truyền đã lan đi các tỉnh xa gần và được nhiều người biết đến. Người Hải Phòng mỗi khi nhắc đến bánh trung thu Đông Phương là nói đến mùi bánh thơm riêng đặc trưng mà không phải cơ sở bánh nào cũng có được. 

Bánh trung thu Đông Phương 2019

Bánh trung thu Đông Phương có đặc điểm là vỏ mỏng, giòn tan, thơm mùi lá chanh, nhân có lạp xưởng béo ngậy và thơm phức. Nguyên liệu làm bánh nướng nhất thiết phải có mỡ phần, mỡ gáy, mứt bí, lạp xưởng, hạt sen, vừng trắng, lạc rang, lòng đỏ trứng gà để phết lên bề mặt bánh nướng trước khi cho vào lò tạo ra màu vàng rộm. Đặc biệt không thể thiếu lá chanh thái chỉ, rất mỏng mảnh, dậy mùi. Còn bánh dẻo, phải là gạo nếp rang, xay, nhào bằng nước cốt hoa bưởi, nhân cũng giống nhân bánh nướng nhưng không có mỡ, lá chanh, hoặc nhân chay là đỗ xanh xay nhuyễn. Nhân bánh dẻo đặc biệt cũng phải ướp nước cốt hoa bưởi như vỏ bánh.

Bên cạnh việc đầu tư vào chất lượng sản phẩm, bánh trung thu Đông Phương còn không ngừng cải tiến về mẫu mã bao bì để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Mẫu mã bên ngoài sản phẩm bánh trung thu Đông Phương với nét truyền thống vô cùng giản dị không hoa mỹ phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Có thể nói, mỗi chiếc bánh trung thu Đông Phương khi được làm ra, từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu sản xuất đều được người thợ làm bánh gửi trọn cả tấm lòng mình vào đó.

Giá: 65.000 – 450.000 đồng/chiếc

4. Bánh trung thu ngon 2019 của Moon n Sun

Moon n Sun (MnS) là thương hiệu bánh được hình thành là sự kết hợp của nhiều nguyên liệu từ nhiều vùng miền trên cả nước với mong muốn mang đến chiếc bánh ngọt lành, dung dị nhất. 

Moon n Sun mang đến những sản phẩm quà tặng, cụ thể hơn là quà tặng ẩm thực với những món quà bánh cổ truyền của Việt Nam dành cho hai dịp lễ lớn trong năm là Tết Nguyên đán, Tết Trung thu và những dịp quan trọng khi con người muốn bày tỏ. Những sản phẩm của ra đời với mong muốn lớn nhất là tôn vinh văn hoá tặng quà và tinh hoa của ẩm thực Việt. Quà tặng ẩm thực bản thân nó đã chứa đựng sự tốt lành, no đủ và thể hiện tình cảm quý mến, thân thiết giữa người tặng và người nhận. Sứ mệnh của thương hiệu vì thế mà vô cùng giản dị: tạo ra những sản phẩm tốt nhất và có ý nghĩa nhất và theo một cách “hữu xạ tự nhiên hương”, chúng sẽ đến được với ngày càng nhiều những khách hàng cũng đang tìm kiếm những giá trị chân thật trong cuộc sống.

Bánh trung thu ngon 2019

Bánh trung thu của Moon n Sun thường xuyên được lựa chọn làm một trong 4 món ý nghĩa có trong mâm cỗ trung thu truyền thống. Bánh được đa dạng với nhiều loại nhân, trong đó phải kể đến một số loại nhân như nhân sen Huế, mè đen trứng muối,nhân thập cẩm,… và một số loại nhân mới như hoa quả nhiệt đới, nhân dứa,… 

Giá bán: 500.000 – 3.250.000/hộp

5. Bánh trung thu Madame Hương

Trong các dòng bánh Trung thu ngon 2019, Madame Hương không còn là cái tên xa lạ nhờ vào sự đa dạng về hương vị và cả mức giá. Bên cạnh những hương vị truyền thống, bánh trung thu Madame Hương còn được tạo nên từ nhiều hương vị độc đáo như sữa dừa, dưa mỹ, cốm xanh,… Hơn nữa, loại bánh này còn chinh phục khách hàng bởi mẫu mã sang trọng và tinh tế.

bánh trung thu Madame Hương 2019

Lấy cảm hứng từ những đặc sản mùa thu của Hà Nội, bộ sưu tập bánh trung thu năm nay có có 6 hương vị nhân đặc biệt thơm ngon chuẩn vị “Hà Nội phố”: Cốm xanh, Sen trắng, Sữa dừa, Hạt dẻ, Trà xanh và Đậu xanh. Và hơn cả, mỗi sản phẩm bánh đều chứa đựng và lưu giữ tâm huyết của người thợ bánh danh tiếng lâu năm của đất Hà Thành.

Bánh trung thu ngon 2019

Từ những nguyên liệu cao cấp cùng với sự tinh tế và cẩn trọng trong từng chi tiết sản phẩm, Bánh trung thu Madame Hương sẽ là món quà ý nghĩa để dành tặng cho Đối tác, người thân, bạn bè và đồng nghiệp trong mùa Trung thu 2019.

Giá bán: 399.000 VNĐ – 1.839.000.000 VNĐ/hộp.

6. Bánh trung thu Bảo Phương

Chắc hẳn, ai đã từng đi qua phố Thụy Khuê, Tây Hồ vào những ngày Trung thu chắc chắn không còn xa lạ với dòng người xếp hàng dài chờ mua bánh trước cửa hàng bánh Trung thu Bảo Phương. Ra đời từ năm 1954, bánh Trung thu thu hút khách hàng nhờ hương vị bánh đậm chất truyền thống với các loại nhân “cổ xưa” như hạt sen, thập cẩm, đậu xanh được bọc trong vỏ bánh dày, thơm phức. 

bánh Trung thu Bảo Phương 2019

Đặc biệt hơn, tại đây khách hàng còn được chứng kiến tận mắt quy trình làm bánh để đảm bảo thương hiệu bánh Trung thu Bảo Phương là bánh trung thu ngon 2019, sạch, không chất bảo quản. Có lẽ vì những nguyên do này mà đối với nhiều người yêu hương vị bánh cổ truyền thì đây là loại bánh Trung thu ngon 2019, độc đáo và là thương hiệu bánh yêu thích của người Hà Nội. 

Giá bánh: 40.000- 70.000/chiếc.

7. Bánh trung thu ngon 2019 của Soya Garden

Sản phẩm bánh Trung thu 2019 của Soya Garden có kiểu dáng hộp nghệ thuật sáng tạo, mang hơi hướng cổ tích. Với cấu trúc độc đáo của một cây đậu khổng lồ xếp hình bậc thang, hành trình vươn tới mặt trăng của những chú linh vật hạt đậu vàng hứa hẹn sẽ mang lại trải nghiệm thú vị khi mở hộp bánh. Với thông điệp “chạm tới cung trăng”, nhà sản xuất mong muốn mang đến cho khách hàng những khoảnh khắc hiếm hoi trở về tuổi thơ và những ước mơ bay bổng thuở thiếu thời.

Bánh trung thu ngon 2019

Tiếp nối thành công của concept bánh Trung thu “xanh” từng thu hút thực khách năm 2018; năm nay, Soya Garden tiếp tục phát triển sản phẩm theo hướng sử dụng phương thức sản xuất thủ công, truyền thống nhưng kết hợp với những nguyên liệu tự nhiên, hiện đại, mới lạ. Bánh Trung thu Soya Garden có nguyên liệu chủ đạo từ đậu nành, ít ngọt, kết hợp cùng những vị nhân từ hạt cao cấp, giàu dinh dưỡng và ngon miệng, phù hợp với những bạn trẻ đang theo đuổi lối sống lành mạnh.

bánh Trung thu 2019 của Soya Garden

Một hộp bánh Soya Garden bao gồm 3 vị bánh nướng: Macca trứng muối, Hoa bưởi mứt cam trứng muối, hibiscus, long nhãn trứng muối. Mỗi hộp bánh còn được tặng kèm thêm một gói bột Beancurd Soya Garden thanh mát – món tráng miệng của Singapore. 

Giá bán lẻ: 95.000 đồng/chiếc

Wecheckin