Chùa Trấn Quốc Hà Nội là một ngôi chùa cổ lâu đời ở mảnh đất kinh thành Thăng Long, với hơn 1.500 năm tuổi. Nơi đây được xem là một trong những chốn linh thiêng gắn liền với lịch sử dân tộc với vẻ đẹp cổ kính. Hãy cùng Wecheckin tìm hiểu về ngôi chùa ngàn năm tuổi được lọt vào danh sách 10 ngôi chùa đẹp nhất thế giới nhé!
Nội dung chính của bài
1. Chùa Trấn Quốc Hà Nội nằm ở đâu?
Chùa Trấn Quốc Hà Nội nằm ở phía đông Hồ Tây, trên đường Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Nằm ơ gần một trong những con đường đẹp nhất Hà Nội, các bạn có thể kết hợp dạo chơi ở Hồ Tây, hồ Trúc Bạch, đền Quán Thánh. Ngôi chùa đã có hơn 1500 năm tuổi, sở hữu một bề dày lịch sử cùng với nền kiến trúc Phật giáo vô cùng độc đáo. Vì thế, chùa Trấn Quốc là một điểm đến không thể bỏ lỡ khi đến với Hà Nội.
2. Chùa Trấn Quốc Hà Nội được xây dựng như thế nào?
Chùa được xây dựng từ thời vua Lý Nam Đế (541 – 547), có tên là Khai Quốc tại thôn Y Hoa, gắn liền với sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam – nhà nước Vạn Xuân. Đến đời vua Lê Thái Tông (năm 1434 – 1442), chùa đổi tên là chùa An Quốc.
Vào đời Lê Kính Tông (1615), chùa được di dời chùa vào gò đất Kim Ngưu. Tên gọi Trấn Quốc có từ thời vua Lê Hy Tông (1681 – 1705) và được sử dụng cho đến tận bây giờ. Ngôi chùa đã trải qua 6 lần trùng tu, từ năm 1624 đến năm 1842.
Chùa nằm trên một hòn đảo nhỏ giữa lòng Hồ Tây, khuôn viên chùa được nối tiếp với bờ đất liền bằng một chiếc cầu đá. Xưa kia, chùa Trấn Quốc Hà Nội được xem là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long. Các hoạt động ngự giá cúng lễ vào dịp lễ, Tết được các đời vua Lý, Trần tổ chức ở đây. Các cung điện như Điện Hàm Nguyên, Cung Thúy Hoa được xây dựng nên để phục vụ cho việc vui chơi, nghỉ ngơi của vua.
3. Nét kiến trúc độc đáo của chùa Trấn Quốc Hà Nội
Là một trong những công trình tôn giáo có tuổi đời cao nhất trong khu vực thành phố. Ngôi chùa có tổng diện tích lên đến 3.000m2 được chia làm 3 phần là Vườn tháp, Nhà tổ và Thượng điện.
Dù đã trải qua nhiều đợt trùng tu, chùa Trấn Quốc Hà Nội vẫn không làm mất đi nét đặc trưng của nguyên tắc kết cấu và kiến trúc Phật giáo.
Cổng Tam Quan
Từ phía đất liền qua chiếc cầu đá ta sẽ bắt gặp Cổng Tam Quan ở cuối nhịp cầu. Cổng có 3 lối đi, lối đi lớn ở chính giữa và 2 lối đi nhỏ phụ đặt ở 2 bên. Phía trên cổng là 3 mái ngói đỏ uốn cong, chính giữa cổng là một tấm biển đề tên và 2 câu đối cổ ở 2 bên cột.
Khuôn viên chùa Trấn Quốc
Sau cổng tam quan chùa là khuôn viên với những lối đi nhỏ. Trong sân có đình với thiết kế độc đáo tầng mái ngói. Bên trong đặt một bia đá lớn khắc tên tuổi những vị danh sĩ đỗ đạt và được chọn làm quan thời xưa. Có hòn non bộ, bên phải hòn non bộ là khu vực chứa các tháp chùa được xây dựng từ thế kỷ 18.
Trong đó, nổi bật nhất có lẽ là Bảo tháp lục độ đài sen 11 tầng, cao 15m được xây dựng vào năm 1998. Mỗi tầng tháp đều có 6 ô cửa, trong mỗi ô đều đặt 1 tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Trên đỉnh tháp là Cửu Phẩm Liên Hoa (có nghĩa là đài sen 9 tầng) bằng đá quý.
Bảo tháp này được dựng đối xứng với cây bồ đề lớn do Tổng thống Ấn Độ tặng khi ông đến thăm Hà Nội năm 1959. Thượng toạ Thích Thanh Nhã, Uỷ viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì chùa Trấn Quốc, đã giải thích sự đối xứng đó là: “Hoa sen tượng trưng cho Phật tính chân, như tính sinh ở dưới bùn mà không bị ô uế. Bồ đề là trí giác, trí tuệ vô thượng. Tất cả đều hàm ý nghĩa bản thể và hiện tượng của các pháp”.
Tiền đường, thiêu hương, thượng điện.
Bên trong chùa có những khu vực thờ tự tách biệt khi đi qua 3 lối cửa gỗ chính. Ở giữa là cửa gỗ lớn 6 nhịp cánh và 2 cửa nhỏ 4 nhịp cánh ở 2 bên. Mỗi gian nhà tổ đều có các khu ban thờ nhiều tầng với các khu tách biệt, mỗi khu ban thờ dành cho những vị Phật, thần và cao tăng nổi tiếng.
Chùa Trấn Quốc còn vinh dự được trang Thrillist bầu chọn vào danh sách những ngôi chùa, đền thờ, cung điện, tháp có cảnh quan và kiến trúc đẹp nhất thế giới.
Chùa Trấn Quốc Hà Nội là một trong những niềm tự hào của người dân Hà Nội. Nếu các bạn có dịp ghé đến Hà Nội, thì hãy nhớ đến Chùa Trấn Quốc đầy cổ kính nằm bên Hồ Tây thơ mộng nhé!
Hà Nội có rất nhiều những ngôi chùa lớn nhỏ, có ngôi chùa mới được xây dựng, cũng có ngôi chùa cổ đã trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn giữ được sự cổ kính, nguyên sơ. Hãy cùng wecheckin tìm hiểu về những ngôi chùa cổ Hà Nội nhé.
Nội dung chính của bài
1. Chùa Trấn Quốc – ngôi chùa cổ Hà Nội
Chùa Trấn Quốc là ngôi chùa cổ ở Hà Nội nằm yên tĩnh trên đường Thanh Niên, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
Trấn Quốc được xem là ngôi chùa lâu đời nhất ở Thăng Long có lịch sử lên đến 1500 tuổi. Ngôi chùa tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ nằm ở phía đông Hồ Tây với vườn cây xanh cùng hồ nước mênh mang đầy chất thơ tình.
Tổng thể ngôi chùa là một quần thể nhiều lớp nhà với 3 ngôi chính là tiền đường, nhà thiêu công và thượng điện nối thành chữ Công. Hiện nay, trên cửa chùa vẫn còn bút tích ba chữ Phương Tiện môn và cả hai câu đối được viết bằng chữ Nôm:
“Vang tai xe ngựa qua đường tục
Mở mặt non sống đứng cửa thiền”.
Theo bảng xếp hạng trên trang Wanderlust, một website nổi tiếng về du lịch của Anh đã xếp hạng chùa Trấn Quốc đứng vị trí thứ 3 trong 10 ngôi chùa có cảnh đẹp trên thế giới.
2. Chùa Quán Sứ – ngôi chùa cổ Hà Nội
Chùa Quán Sứ là một ngôi chùa ở số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỉ 14 dưới thời vua Trần Dụ Tông. Trước kia, triều đình nước ta thường đón tiếp các sứ thần của các quốc gia Ai Lao, Chiêm Thành, Nam Chưởng và Vạn Tượng nên vua đã cho xây dựng một tòa công quán gọi là Quán Sứ để tiếp đón các vị thần khi đến kinh thành Thăng Long. Do sứ thần các nước đều thờ phật, để tiện cho việc cúng tế của họ trong những ngày ở bên đây, triều đình đã cho lập ngay một ngôi chùa tại công quán, lấy tên cũng là tên của công quán – chùa Quán Sứ. Ngày nay,công quán không còn nữa những chùa Quán Sứ vẫn còn tồn tại và phát triển.
Tam quan của chùa có 3 tầng mái, mái nằm giữa là lầu chuông, qua tam quan là một sân rộng lát gạch. Bước qua 11 bậc là tới chánh điện cao, hình vuông, xung quanh có hành lang.
Vào sâu bên trong sân chùa là các dãy nhà dùng làm giảng đường, thư viện, nhà khách và tăng phòng. Vào khoảng giữa thế kỷ 20, chùa đã trở thành trụ sở trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Phân viện Nghiên cứu Phật học và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình cũng được đặt ở đây.
3. Chùa Vạn Niên – ngôi chùa cổ Hà Nội
Chùa Vạn Niên tọa lạc ở đường Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội. Ngôi chùa được xây dựng từ thời Lý, đến nay đã trải qua hàng ngàn năm tuổi và được xem là ngôi chùa linh thiêng nhất của kinh thành.
Trước đây, ngôi chùa có tên là chùa Vạn Tuệ, sau này mới được đổi tên thành Vạn Niên theo phái Mật Tông.
Do trải qua hàng ngàn năm lịch sử, ngôi chùa đã bị xuống cấp và trải qua nhiều lần trùng tu. Vào thời nhà Nguyễn, ngôi chùa đã trải qua một cuộc trùng tu lớn, gần như cải tạo lại toàn bộ kiến trúc. Chính vì vậy, mọi kiến trúc của chùa đều mang theo hơi hướng kiến trúc thời Nguyễn.
Chùa Vạn Niên không chỉ biết đến là một ngôi chùa tâm linh, nơi đây còn được biết đến là một trong những nơi lưu trữ nhiều kỷ vật mang giá trị lịch sử. Trong chùa còn lưu trữ 46 pho tượng phật, tượng tổ, tượng mẫu từ thời nhà Lý, có 2 quả chuông được đúc hoàn toàn bằng đồng dưới triều Nguyễn.
Các bạn hãy thử một lần đặt chân đến chùa Vạn Niên, cảm nhận không khí tĩnh lặng, trầm mặc của ngôi chùa cổ Hà Nội này nhé.
4. Chùa Tứ Kỳ – ngôi chùa cổ Hà Nội
Chùa Tứ Kỳ tọa lạc ngõ ở ngõ 8 Đường Ngọc Hồi, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội. Đây là một ngôi chùa cổ nằm ở phía Bắc kinh thành Thăng Long, thờ Phật theo phái Đại thừa, thờ Tổ, thờ Mẫu theo tín ngưỡng dân gian.
Chùa Tứ Kỳ nằm liền kề gần quốc lộ I, con đường huyết mạch nối liền hai miền Bắc Nam. Ngôi chùa có quy mô bề thế khang trang so với một số ngôi chùa khác trong vùng. Công trình kiến trúc của chùa được quy hoạch tập trung theo chiều sâu, trong không gian rộng, những nếp nhà cổ ẩn mình dưới những tán cây bốn mùa xanh tốt tạo cho cảnh quan của chùa thêm sự tôn nghiêm.
Trải qua hơn 300 năm chùa đã được sửa sang và tôn tạo lại nhiều lần. Kiến trúc của chùa được làm theo kiểu truyền thống, từ ngoài vào trong bao gồm: tam quan, nhà bia, tiền đường, thượng điện, nhà Tổ, nhà Mẫu, bảo tháp, vườn cây, nhà hậu. Sau nhiều lần trùng tu, nhìn chung hình dáng của chùa vẫn giữ được phong cách nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn.
5. Chùa Láng – ngôi chùa cổ Hà Nội
Chùa Láng tọa lạc tại làng Láng, nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Ngôi chùa được xây dựng từ thời vua Lý Thần Tông (1128 -1138) ngay trên nền nhà cũ của ông bà Từ Vinh (thân sinh ra vị thiền sư nổi tiếng Từ Đạo Hạnh).
Chùa Láng ngoài thờ Phật còn thờ Từ Đạo Hạnh và Lý Thần Tông. Trước đây chùa có đủ 100 gian, được xây theo kiểu nội công ngoại quốc. Đây là kiểu chùa phổ biến xưa với đặc trưng là hai hành lang dài nối liền nhà Tiền đường và Hậu đường làm thành một khung hình chữ nhật khép kín vây lấy một công trình kiến trúc ở giữa có thể là nhà thiêu hương hay nhà thượng điện. Chùa Láng xưa kia còn được mệnh danh là đệ nhất tùng lâm có nghĩa là nơi có rừng thông đẹp nhất ở phía Tây kinh thành Thăng Long.
Đây là 5 ngôi chùa cổ Hà Nội, 5 ngôi chùa cổ kính linh thiêng thu hút khách thập phương đến tham quan lễ bái cầu tự may mắn. Nếu có dịp, bạn hãy ghé đến những ngôi chùa tham quan, tìm hiểu về phong tục, văn hóa Việt Nam nhé.
Từ khi có dịch bệnh Covid-19 và đặc biệt là có lệnh cách ly toàn xã hội của Thủ tướng Chính phủ, tất cả mọi người không có việc cần thiết ra ngoài đều phải ở nhà. Trong thời gian đó, từ giáo viên, công nhân viên chức đã hóa thành Masterchef từ bao giờ không hay. Nấu ăn, khoe hình món ăn và chia sẻ công thức của mình đang trở thành trào lưu trên mạng xã hội hiện nay. Dưới đây là top 4 món ăn hot nhất mùa dịch mà Wecheckin đã tổng hợp lại. Các bạn hãy đọc và làm theo cùng chúng mình nhé.
Nội dung chính của bài
1. Món ăn hot nhất mùa dịch – Cafe bọt biển Dalgona
Cafe Dalgona bắt nguồn từ Hàn Quốc và hiện nay, trào lưu làm cà phê Dalgona đang phủ sóng khắp mạng xã hội Việt Nam. Một hàng loạt bài chia sẻ công thức, hình ảnh món ăn cách làm món cafe này.
Món ăn vừa mới lạ, vừa dễ làm, dễ uống nên từ các anh chàng, các bà mẹ, các cô gái hay những ai hiếm khi nấu ăn cũng làm được một cách dễ dàng.
Chỉ cần gói cafe (không được dùng cafe sữa), sữa tươi, đường và nước sôi là có thể làm được ngay món cafe đang cực hot gây bão mạng này rồi.
Công thức làm cafe Dalgona – món ăn hot nhất mùa dịch cho bạn tham khảo:
Nguyên liệu:
2 – 3 gói cà phê hòa tan
3 muỗng đường
Sữa tươi không đường
Đá viên (nước lạnh), nước sôi
Cách làm cà phê Dalgona:
Bước 1: Đổ cafe hoà tan và đường vào cùng một chiếc cốc. Tuỳ sở thích uống ngọt, bạn có thể cho thêm đường nếu muốn.
Bước 2: Cho 2 – 3 thìa nước sôi vào rồi dùng máy đánh bông hỗn hợp lên cho đến khi hỗn hợp có độ bông.
Bước 3: Cho sữa và đá vào cốc rồi đổ hỗn hợp cafe đã đánh bông lên trên.
2. Món ăn hot nhất mùa dịch – Bánh mì phô mai bơ tỏi
Bánh mì bơ tỏi là món ăn đang gây sốt khắp trên các trang mạng xã hội. Từ các hội nhóm, các page dạy nấu ăn, hội review các món ăn đều được mọi người khoe hình ảnh ngày càng nhiều.
Đây là món ăn được xuất phát từ Hàn Quốc với công thức dễ làm, nguyên liệu phổ biến và dễ làm tại nhà nên thu hút rất nhiều người thực hành. Dưới đây là công thức để làm nên món ăn hot nất mùa dịch này.
Bánh mì
Bột mì 13%: 200gr
Bột mì đa dụng: 80gr
Đường: 40gr
Muối: 3gr
Men: 5gr
Trứng gà: 1quả
Sữa: 150 -160gr
Bơ nhạt: 30gr
Ngoại trừ bơ, các bạn trộn đều tất cả nguyên liệu, bật máy đánh trứng vào nhào ở tốc độ số 2, sau 10 phút bạn cho bơ đã để mềm ở nhiệt độ phòng vào nhào tiếp 10 phút nữa đến khi khối bột bóng mịn và róc thành âu. Ủ bột ở nhiệt độ phòng đến khi bột nở gấp đôi thường sẽ ủ mất khoảng 1 giờ đồng hồ.
Nhẹ nhàng lấy bột ra, chia bột làm 4 phần bằng nhau và tạo hình hình tròn, ủ bột khoảng 30 phút nữa cho bột nở rồi đem nướng ở nhiệt độ 170 độ C trong 15-20p, các bạn canh mặt bánh đến khi vàng. Chờ bánh nguội, cắt bổ cau thành 6 miếng đều nhau nhưng không tách rời.
Kem phô mai
Cream cheese: 200gr
Whipping: 70gr
Đường: 20gr
Đánh đều cream cheese và đường, sau đó thêm whipping cream trộn đến khi tất cả thành một khối đồng nhất, đều, mịn. Các chị có thể sử dụng máy đánh trứng để đánh nhé!
Sốt bơ tỏi
Bơ lạt: 150gr
Tỏi xay nhỏ: 50gr
Sữa đặc: 50gr
Mật ong: 10 – 15gr
Trứng: 1 quả
Rau mùi thơm: 10gr
Bơ đun cách thuỷ hoặc quay chảy, cho tất cả các nguyên liệu còn lại vào âu bơ, trộn đều. Lưu ý để bơ nguội rồi trộn để tránh trứng bị vón cục do nóng quá nhé, bao giờ chuẩn bị xong các bước trên rồi làm sốt bơ tỏi để bơ không bị đặc lại thì mình sẽ dễ nhúng hơn.
Bơm kem cream cheese ở phần 2 vào các kẽ bánh, nhúng ngập bánh vào phần sốt, nướng lần 2 ở 170 độ trong 8 phút.
3. Món ăn hot nhất mùa dịch – Trứng rán bọt biển Omelette bồng bềnh
Trứng rán hay trứng chiên là món ăn quen thuộc của nhiều người nhưng món trứng rán bồng bềnh nghe thật mới lạ phải không nào?
Vừa có hình thức đẹp mắt lại ăn lạ miệng nên trứng rán bồng bềnh được rất nhiều người làm và khoe thành quả nên mạng xã hội.
Nguyên liệu
2 quả trứng
Ít muối
Ít bơ
Mật ong
Cách làm
Tách riêng lòng đỏ và lòng trắng trứng.
Lòng đỏ trứng cho ít muối rồi đánh tan ra.
Khuấy 1000 lần cho lòng trắng trứng bông cứng lên, thấy các bạn Hàn Quốc bảo phải quấy tận 1000 lần mới lên nổi ý, mọi người thử làm rồi đếm xem có đúng 1000 lần không nhé.
Rót lòng đỏ vào lòng trắng trứng trộn đều cho hỗn hợp mịn.
Bắc chảo lên bếp cho ít bơ chống dính, rồi đổ hỗn hợp trứng vào.
Chiên khoảng 2-3 phút rồi gập đôi miếng trứng lại, hãy giữ một lúc để hai lớp trứng dính chặt vào nhau.
Lật mặt trứng cho chín đều chiên thêm 30 giây – 1 phút nhé.
Vậy là xong, đổ ra đĩa rót mật ong vào và thưởng thức.
4. Món ăn hot nhất mùa dịch – Cốt bánh gato bằng nồi cơm điện
Tuy không phải là cách làm mới mẻ nhưng trong thời gian nghỉ dịch bỗng nhiên nó đã trở thành một trong những món ăn hot nhất mùa dịch được làm tại nhà.
Dưới đây là công thức làm cốt bánh gato bằng nồi cơm điện. Các bạn hãy thử áp dụng cách này vào trong thời gian rảnh rỗi của mình nhé.
Nguyên liệu:
3 trứng gà
90gr bột mỳ
80gr đường
Với thành phần nguyên liệu như này thì cốt bánh sẽ không thể mềm ẩm như công thức bánh chiffon được nhưng vẫn có độ xốp nhất định. Nếu chấm điểm công thức cốt nhà tớ đang làm là 10 thì công thức này sẽ được 7 nhé!
Cách làm:
Cách làm chi tiết trên hình ảnh đều có. Quan trọng nhất là kỹ năng đánh bông lòng trắng và fold bột. Nên dùng máy đánh trứng thì công việc sẽ nhàn hơn rất nhiều, đánh trứng bằng tay sẽ vô cùng mệt đó.
Lưu ý:
Đánh bông lòng trắng trứng đến khi nhấc que lên tạo thành chóp mềm nhé. Độ bông lòng trắng sẽ quyết định độ nở của bánh.
Kỹ thuật fold bột: dùng phới dẹt sẽ chuẩn hơn nhé nhưng bạn chồng mình lười không buồn thay phới. Trộn bột theo chiều từ trái qua phải, từ dưới lên để hạn chế vỡ bọt khí nhé!
Nên lót 2 lớp giấy nến vì đáy nồi cơm thường có nhiệt cao hơn. Nếu không có giấy nến thì lấy giấy thường rồi quét dầu ăn vào là được.
Thời gian nướng khoảng 45 phút, mỗi lần chuyển chế độ từ cook- warm là 15 phút nhé, làm 3 lần.
Bài viết trên là tổng hợp top 4 món ăn hot nhất mùa dịch gây bão trên mạng xã hội được làm tại nhà. Trong thời gian rảnh rỗi này, hãy tự tay làm những món ngon để chiêu đãi gia đình mình nhé. Đừng quên chia sẻ với chúng mình thành quả mà các bạn làm được nha.
Chắc hẳn trong thời gian cách ly toàn xã hội này chúng ta không khỏi cảm thấy nhàm chán và vô vị, không biết phải làm gì để tìm kiếm niềm vui.
Vậy thì biết đâu bạn sẽ thay đổi suy nghĩ ngay khi đọc bài viết này thì sao nhỉ? Hãy cùng Wecheckin vào bếp bắt tay thử ngay Công thức các món ăn hot trend mùa dịch 2022 để những ngày nghỉ trở nên thú vị hơn bao giờ hết nhé!
Nội dung chính của bài
1. Cà phê Dalgona – món ăn đứng đầu bảng xếp hạng hot trend mùa dịch
Trong khoảng thời gian gần đây, cứ lướt Facebook là chắc chắn bạn sẽ thấy mọi người, đặc biệt là các chị em phụ nữ xắn tay vào bếp update một thức đồ uống trông thật đẹp mắt – tên gọi của nó không gì khác chính là Cà phê Dalgona.
Món ăn hot-trend mùa dịch 2022 này như là yếu tố khởi xướng lên phong trào bếp núc, chứng tỏ độ khéo tay của phái đẹp mà trong ngày bình thường họ ít khi có dịp thể hiện.
Bộ ba Dalgona đầy đủ hương vị @ẢNH: SƯU TẦM
Công thức làm nên cà phê Dalgona không hề khó, chỉ cần một chút lưu ý nhỏ là đã có thể cho ra loại đồ uống thơm ngon, hấp dẫn cho cả gia đình.
Nguyên liệu
Công thức truyền thống
Công thức sáng tạo khác
Cà phê Dalgona
– Cafe đen dạng gói, loại Nescafé Việt thì càng tốt (nhất định phải là cafe đen hòa tan mới có thể thành công các bạn nhé) – Đường – Nước sôi (nóng) – Sữa tươi không đường – Đá viên – Máy đánh trứng hoặc nếu không có máy đánh trứng, bạn có thể đánh bằng tay
– Pha theo tỉ lệ 1:1:1, tức là cứ 3 muỗng cà phê + 3 muỗng đường + 3 muỗng nước sôi, đổ vào cốc hoặc bát. (Thông thường 1 gói cafe sẽ được 3 muỗng, nếu bạn pha chế cho đông người thì có thể tăng nguyên liệu lên nhưng vẫn giữ tỉ lệ 1:1:1 nhé) – Đánh đều tay hỗn hợp liên tục khoảng 5 phút đến 10 phút bằng thìa gỗ to hoặc phới lò xo cho tới khi chuyển sang màu vàng nhạt, sệt và bông xốp như kem. – Nếu cảm thấy chưa đủ bông thì có thể sử dụng máy đánh trứng giúp hỗn hợp mịn nhất có thể. – Cho đá + sữa tươi không đường vào cốc, cho phần cà phê đã bông xốp lên trên và thưởng thức. – Có thể ăn kèm bánh quy, socola…v.v tùy khẩu vị.
Dalgona Matcha – Nguyên liệu: 1 thìa cà phê bột matcha, 1 lòng trắng trứng, 32g đường cát trắng, 62ml nước sôi, sữa tươi, đá viên. – Cách làm: Đánh lòng trắng trứng cho đến khi nổi bọt mịn; Làm si-rô bằng cách đun sôi nước và đường cát trắng đến khi sệt lại; Từ từ rưới si-rô vào phần trứng bông xốp và khuấy đều đến khi hỗn hợp sánh mịn; Cho bột matcha vào và tiếp tục khuấy cho đều; Cho sữa tươi và đá viên vào cốc; Bước cuối cho hỗn hợp bông xốp lên trên. Dalgona Milo – Nguyên liệu: 2 thìa bột sữa Milo, 2 thìa đường trắng, 2 thìa nước nóng, sữa, nước đá. – Cách làm: Cho bột sữa Milo, đường và nước nóng vào cốc và đánh đều tay cho đến khi hỗn hợp trở nên bông xốp, nhẹ và mịn; Cho sữa (lượng tuỳ thích) và ly nước đá rồi đổ hỗn hợp bông lên trên.
2. Lẩu kem Socola trái cây tươi – Siêu nhanh và không kém ngọt ngào
Món hot hit mùa dịch này thì khâu chuẩn bị siêu nhanh và sản phẩm thì siêu chất nhé. Đặc biệt món rất hợp cho những cặp đôi, tín đồ đồ ngọt, or những gia đình có trẻ nhỏ.
@Ảnh: sưu tầm
Tất cả bạn cần chỉ là một nồi đun chảy socola, socola, nến nhỏ, trái cây ăn kèm (rất nhiều vitamin để tăng cường đề kháng cho chúng ta nhé), kem vị yêu thích và một tâm hồn đẹp để thưởng thức trọn vẹn nồi lẩu ngot ngào này thôi.
Bước 1: Trái cây rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh *Lưu ý: với táo, cắt đến đâu bạn thả luôn vào tô nước muối pha loẵng để táo không bị thâm nhé. Bước 2: Cho socola đen, trắng, sữa đặc ông thọ có đường vào nồi nấu cho tan chảy, cho rượu rum vào (tùy sở thích), rồi chuyển nguyên liệu sang nồi đun socola có nến đốt để giữ ấm Bước 3: Bày đĩa trái cây lạnh cạnh nồi socola, đặt kem vào giữa đĩa trái cây Bước 4: Dùng dĩa nhúng từng miếng trái cây lạnh vào nồi đun socola, đưa vào miệng, múc kem lạnh ăn cùng
@Ảnh: Sưu tầm
3. Trứng bọt biển Souffle Omelette – Món ăn hot trend mùa covid cho cả nhà
Trứng bọt biển Souffle Omelette – một trong những công thức món ăn đánh bông “đổi gió” cho cả nhà. Trứng bọt biển bông xốp mềm rung rinh vừa là món ăn độc đáo mà lại vô cùng dễ làm. Bạn không cần quá khéo tay vì chỉ cần một chút tinh tế là đã có thể cho ra lò công thức mới phá đảo cộng đồng mạng này rồi.
@ẢNH: LILO KITCHEN
Nguyên liệu
Công thức
Trứng bọt biển Souffle Omelette
– 3 quả trứng – Phô mai Cheddar – Chút bơ, muối
Bước 1: Tách lòng đỏ và lòng trắng trứng vào 2 bát khác nhau. Các bạn tách cẩn thận đừng để lòng đỏ còn sót lại lòng trắng trứng nhé! Bước 2: Đánh đều cho tan lòng đỏ. Bước 3: Cho một chút muối vào lòng trắng và dùng máy đánh trứng đánh đều đến khi lòng trắng bông mịn là được. Bạn có thể dùng phới để đánh nếu không có máy đánh trứng nhưng lưu ý đánh thật đều tay và liên tục. Bước 4: Đổ nhẹ nhàng ½ lòng trắng đã đánh bông vào phần lòng đỏ trứng, đồng thời dùng phới lồng trộn đều. Khi lòng đỏ và lòng trắng hòa quyện vào nhau là được. Bước 5: Tiếp tục cho ½ phần lòng trắng trứng còn lại vào và trộn tiếp. Bạn không nên trộn quá kỹ để tránh làm hỗn hợp bị tách nước và làm mất đi độ xốp của lòng trắng. Bước 6: Cho chảo lên bếp, tráng khắp mặt chảo bằng một lớp bơ mỏng. Sau đó đổ hỗn hợp trứng vào, dàn đều khắp chảo để trứng có độ dày vừa đủ. Bước 7: Cho thêm một chút phô mai Cheddar lên trên để trứng thêm ngậy và thơm. Bạn có thể bỏ qua bước này nếu không thích phô mai. Bước 8: Chờ 2 phút, khi trứng bắt đầu chín, dùng xẻng gập đôi miếng trứng. Chờ thêm khoảng 30 giây – 1 phút thì tắt bếp, cho trứng ra đĩa. Vậy là bạn đã hoàn thành món trứng bọt biển “bồng bềnh” có màu vàng ươm cực đẹp mắt, hương vị thì thơm ngậy, xốp mịn cực ngon.
4. Bánh mì phô mai bơ tỏi – Món ăn thơm ngon bảo vệ sức khỏe mùa dịch bệnh
Ngoài có công dụng như một món ăn xế chiều thơm ngon, bánh mì phô mai bơ tỏi còn giúp bạn và người thân tăng cường sức đề kháng trong những ngày dịch bệnh hoành hành. Tỏi mang nhiều lợi ích cho sức khỏe như trị cảm cúm, tránh đầy bụng, khó tiêu, tốt cho hệ tiêu hóa và miễn dịch, khi được kết hợp với bơ và bánh mì quả thực quá mới lạ và hấp dẫn.
@ẢNH: SƯU TẦM
Bánh mì phô mai bơ tỏi được xem như món ăn hot trend mùa dịch đáng để chị em bỏ chút công sức bắt tay vào bếp nhất luôn nhé!
@ẢNH: DECEMBER KITCHEN
Nguyên liệu
Công thức
Bánh mì phô mai bơ tỏi
– Phần bột bánh mì: – 270g bột mì số 11 – 60g bột mì số 8 – 35g đường – 1 quả trứng – 2g muối – 140g sữa tươi – 4g men – 40g bơ lạt – Phần kem phô mai: – 200 cream cheese – 70g whipping cream – 20g đường – 1 muỗng nước chanh – Phần sốt tỏi: 150g bơ lạt – 60g tỏi băm – 50g sữa đặc – 1 quả trứng – 1 muỗng cafe muối – 2 muỗng canh mật ong – 2 muỗng canh rau parsley khô (rau mùi tây khô)
Làm bánh mì – Cho các nguyên liệu làm bánh mì vào tô lớn, nhồi và ủ bột trong 1 tiếng để bột nở gấp đôi. Sau đó, chia thành 6 chiếc bánh trọng lượng khoảng 110g. – Sau đó nướng bánh trong nồi chiên không dầu với với nhiệt độ 165 độ C trong 10 phút. Làm kem phô mai Cho các nguyên liệu làm kem phô mai vào tô, dùng máy đánh tan đến khi hỗn hợp mịn. Cho vào túi bắt kem bỏ tủ lạnh. Làm sốt bơ tỏi Chưng lỏng bơ rồi trộn hỗn hợp các nguyên liệu trong một tô to. Hoàn thiện bánh – Bánh mì sau khi đã nướng chín, dùng dao cắt thành 6 phần bằng nhau nhưng, giữ lại phần đáy bánh để nó không bị đứt rời hoàn toàn. – Bơm phô mai vào từng vách của bánh mì. – Nhúng bánh mì xuống âu bơ tỏi. – Bật nồi chiên không dầu ở 180 độ C trong 7 phút. (Tuỳ thích theo độ giòn có thể gia giảm thời gian và nhiệt độ). – Lấy bánh ra và trình bày.
5. Bánh tart trứng thơm ngon béo ngậy cho mùa dịch
Những chiếc bánh tart trứng thơm ngon béo ngậy, nhỏ xinh là món ăn hấp dẫn mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Bánh tart có thể được chế biến theo nhiều công thức hương vị khác nhau như vị: táo, phô mai, dâu,… nhưng bánh tart trứng là đơn giản và dễ làm tại gia nhất.
@ẢNH: SƯU TẦM
Nguyên liệu
Cách làm
Bánh tart trứng
– Phần vỏ bánh: – 340gram bột mì – 230gram bơ – 60gram đường xay – 1/2 quả trứng (bạn nên lấy cả lòng trắng và đỏ) – Nhân kem bánh: – 230ml nước – 3 quả trứng gà – 80gram đường – 70ml sữa tươi không đường
Làm vỏ bánh – Bạn cho bơ và đường vào một cái âu và dùng máy đánh trứng đánh bông hai nguyên liệu này lên. Tiếp đó, bạn thêm vào âu 1/2 quả trứng, tiếp tục đánh rồi cho bột vào, trộn đều tay cho thành một khối bột đồng nhất. Cuối cùng, bạn bọc nilong kín âu và cất vào tủ lạnh trong thời gian khoảng 20 phút để giúp cho bột cứng lại. – Sau khi bột đã cứng, bạn lấy bột ra khỏi tủ, chuẩn bị mặt phẳng và lấy cây cán bột cán thành miếng bột có độ dày khoảng 0,3mm. Sau khi cán, bạn cho bột vào khuôn, miết đều để bột dính quanh viền khuôn, sau đó bạn lấy đi phần bột thừa cho bánh đẹp mắt hơn. – Dùng một cái nĩa xiên các lỗ xuống đáy khuôn, để khi nướng, bánh được thoát khí, tránh việc bị phồng rộp. Tiếp theo, bạn làm nóng lò 5 phút, sau đó mới cho vỏ bánh vào lò và nướng khoảng 15 phút với nhiệt độ 175 độ C để giúp kết cấu bột ổn định. Làm nhân kem trứng – Dùng một cái âu, cho trứng cà đường vào đánh cho tan, cho thêm sữa tươi vào, tiếp tục đánh đều, cuối cùng bạn cho thêm nước vào, đánh cho hòa quyện. Lọc hỗn hợp này qua một chiếc rây cho mịn. – Sau cùng, bạn rót hỗn hợp sữa trứng vào từng khuôn đã có phần vỏ bánh, cần lưu ý là chỉ nên rót khoảng 1/2 khuôn bánh, không nên rót quá đầy sẽ làm bánh nở tràn và kém thẩm mĩ. Nướng bánh ở nhiệt độ 160 độ C trong 15 phút đến khi nào bạn thấy phần vỏ bánh tart trứng có màu hơi nâu vàng và thấy phần nhân kem bắt đầu đông đặc lại là bánh chín.
Những công thức Wecheckin tổng hợp các món ăn hot trend mùa dịch 2022 trong bài viết hy vọng sẽ cho các bạn những trải nghiệp tuyệt vời về việc bếp núc. Nếu thành công thì nhớ share ngay cho chúng mình kết quả nữa nha! Đội ngũ Wecheckin cũng đã chinh phục thành công những món ăn kể trên rồi đó!
Ngoài ra, nếu có những công thức hay nào khác, đừng ngại chia sẻ cùng đội ngũ chúng mình nhé. Hãy cùng nhau xây dựng những thông tin bổ ích cho nhau nào.
Chúc các bạn một mùa dịch an toàn và có thêm nhiều niềm vui mới!!!
Tổng hợp công thức từ: Hướng nghiệp Á Âu, Bếp EVA, Klook,…
Sapa là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam. Phong cảnh, con người, khí hậu là điểm thu hút nhiều người đến với Sapa. Đến Sapa, các bạn sẽ có cơ hội khám phá những nét đẹp, những phong tục tập quán của người đồng bào sinh sống trong các bản làng ở Sapa. Bài viết dưới đây là một số điều kiêng kỵ khi vào bản ở Sapa du lịch, các bạn tham khảo nhé.
Sapa là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số như: H’mông, Dao đỏ, Hà Nhì, Giáy,…với những nét văn hóa, phong tục tập quán đặc biệt, cuộc sống của họ luôn ẩn chứa những điều bí ẩn khiến cho nhiều du khách muốn khám phá, trải nghiệm. Ở mỗi dân tộc đều có những điều cấm kỵ mà họ cho đó là những điều không lành đến với cuộc sống của họ. Một số điều kiêng kỵ khi vào các bản đó bạn cần nên biết để tránh làm mất lòng họ và để bạn có những trải nghiệm thoải mái nhất khi đến với mảnh đất Sapa.
Khi đến các bản làng chơi cần để ý một số điều sau:
Nếu bạn đang trên đường vào bản làng của người Hà Nhì ở Sapa mà nhìn thấy một chiếc cổng buộc tạm, phía trên treo dao gỗ, kiếm gỗ, cánh gà, đầu gà,.. thì đó là lúc trong làng đang làm lễ xua đuổi tà ma.
Ttrước ngày diễn ra Lễ cúng rừng Gạ Ma Gio, người Hà Nhì tổ chức nghi lễ cấm bản. Sau lễ cúng, dây được căng lên buộc những lưỡi giáo mác đẽo từ tre nứa báo cấm trên các con đường chính dẫn vào bản để xua đuổi tà ma.
Khi đặt chân vào bản Cát Cát, Tả Phìn, Tả Van của người Mông đen hay người Dao đỏ thì trên cổng thường có một chùm lá xanh treo trên cây cột cao dựng nơi trang trọng để ai cũng nhìn thấy được mà tránh không vào.
Các đồng bào dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc họ thường không muốn cho người lạ vào bản khi họ đang cúng thần hay xua đuổi tà ma.
Trong bản thường có một khu vực chung để thờ cúng rất linh thiêng. Đó có thể là một khu rừng cấm, một gốc cây cổ thụ to nhiều năm tuổi, một hòn đá to thờ thần thánh. Các bạn không nên đến đó để nghỉ ngơi, ăn uống, làm những điều không hay. Và đặt biệt là không huýt sáo khi đang dạo chơi trong bản, bà con cho rằng tiếng huýt sáo là tiếng gọi ma quỷ về bản.
Khi bạn được người dân hiếu khách mời vào nhà chơi
Nếu bạn muốn vào thăm nhà người dân trong bản thì cần phải quan sát kỹ, nếu thấy trước của nhà, ở đầu cầu thang căm hoặc treo một cành lá xanh, một cành gai hoặc một tấm phên đan hình mặt cáo thì đó là dấu hiệu gia đình không muốn người lạ vào nhà.
Người Hà Nhì Đen có 2 lớp của, các bạn tới chỉ nên đi cửa thứ nhất, nếu muốn bước vào cửa thứ 2 phải được sự đồng ý của chủ nhà.
Trong nhà của các dân tộc thiểu số thì bàn thờ chính là nơi linh thiêng nhất, các bạn không được ngồi quay lưng vào bàn thờ. Bếp lửa cũng là nơi có nhiều điều cấm kỵ như khi đưa củi vào bếp thì không đưa ngọn vào trước vì họ quan niệm sợ con gái của gia chủ sau này sẽ sinh ngược. Khi ngồi ở gần bếp lửa không được quay lưng giẫm chân vào bếp, không dùng chân đẩy củi vào bếp, không đặt chân hoặc làm xê dịch hòn đá làm kiềng.
Ngôi nhà truyền thống của người dân bản có gian giữa là nơi thờ cúng, các bạn không được phép ngồi đấy. Với phong tục của người Mông, ghế đầu bàn là dành cho cha mẹ nên các bạn không được phép ngồi vào chiếc ghế thiêng liêng đó. Hãy tham quan theo sự hướng dẫn của chủ nhà.
Trong giao tiếp,sinh hoạt với người dân bản
Khi đến nhà của người tộc tham quan, các bạn cần chủ động chào hỏi với thái độ niềm nở, chân thành.
Người dân ở đây rất thân thiện nhưng bạn cũng không được tùy tiện làm theo ý mình mà chưa có sự đồng ý của họ
Khi bạn được mời uống nước hoặc uống rượu, nếu không muốn uống thì bạn có lời nói khéo léo để cho người dân hiểu, thông cảm.
Đối với các em nhỏ trong bản các bạn không nên xoa đầu, hôn đầu trẻ nhỏ vì đồng bào ở đây cho rằng xoa đầu, hôn đầu sẽ làm cho chúng hoảng sợ, trẻ dễ ốm đau.
Một số điều kiêng kỵ đối với những em bé vùng cao
Trong bữa ăn: Đợi chủ nhà hành lễ xong thì mới bắt đầu ăn. Khi ăn, không nên gắp chân gà, đầu gà trước khi chủ nhà mời. Các bạn không rót rượu trước, không gắp thức ăn trước, sau khi ăn không nên úp bát xuống bàn, chỉ có thầy cũng mới được phép làm vậy để xua đuổi tà ma.
Nếu bạn có qua đêm ở nhà người dân: Không nằm dọc theo đòn nóc nhà, không ngủ dưới bàn thờ, không ngủ dậy quá muộn. Ở một số vùng của người Mông, Thái, La Ha, Dao họ kiêng không mắc màn trắng trong nhà.
Những điều kiêng kỵ khi vào bản ở Sapa thật là thú vị phải không. Những điều trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về con người cũng như cách sinh hoạt và những nét truyền thống của người đồng bào nơi đây. Hãy ghi nhớ các điều trên, nó sẽ giúp các bạn có một chuyến đi du lịch Sapa thật nhiều thuận lợi.
Còn gì thú vị hơn khi vừa kiếm tìm cho mình được một khoảng không gian cafe thư thái giữa lòng Hà Nội, vừa có thể lưu lại một bộ ảnh chất không khác gì những Studio chuyên nghiệp?
Dưới đây là gợi ý 15+ QUÁN CAFÉ CÓ GÓC STUDIO cực xinh ở Hà Nội dành riêng cho những tín đồ mê sống ảo, tham khảo ngay nha!
Nội dung chính của bài
1. Libre Coffee Studio – Quán café có góc Studio đẹp nhất nhì Hà Nội
– Libre Coffee Studio là quán có 1 tầng nhưng không gian khá rộng rãi – Quán có điều hòa và cho phép được mang theo thú cưng – Được phép hút thuốc – Thanh toán hóa đơn bằng tiền mặt, không qua thẻ
Libre Coffee Studio là sự kết hợp hoàn hảo giữa không gian của Studio chụp ảnh và một quán cafe. Dù chỉ có 1 tầng nhưng khoảng không gian thoáng đãng và rộng rãi tại đây thu hút không ít các bạn trẻ ghé thăm và trải nghiệm.
Các góc ảnh được décor xinh xắn với tone màu chủ đạo là những màu sắc tươi sáng và tối giản. Ngoài ra quán café có góc Studio Libre này còn sở hữu một sân thượng view bao trọn một góc của thành phố, vào những ngày nắng đẹp đảm bảo sẽ cho ra những bức hình lung linh không kém cạnh gì các “hot Instagramer”.
Vì quán có nhiều lợi thế nên cũng không thể tránh khỏi sự đông đúc và ồn ào, nếu bạn có nhu cầu tìm một điểm chụp ảnh thì vẫn nên kiên nhẫn và ghé thử một lần xem sao nha!
2. Café 1994 – Không gian cafe chụp ảnh mới lạ tại Hà Nội
– Café 1994 tận dụng ánh sáng tự nhiên và rất nhiều góc xinh để sống ảo – Đồ uống khá ổn so với các quán café có kết hợp Studio khác – Quán hơi khó tìm nên cần chú ý kỹ khi ghé thăm
Nhắc tới địa chỉ quán café có góc Studio sống ảo “không góc chết” thì không thể nào bỏ qua cái tên Café 1994. Được thiết kế theo lối tận dụng triệt để ánh sáng của thiên nhiên, café 1994 như một căn gác nhỏ hứng nắng mang bầu không khí dễ chịu và thoáng đãng.
Tạo hình để chụp ảnh ở đây được bày trí đa dạng với nhiều style mới lạ, đặc biệt là sân thượng trên tầng 9 lộng gió tone xanh – trắng bắt mắt kèm theo phiên bản lò sưởi ngoài trời.
Thiết kế mô phỏng lò sưởi tone trắng – xanh trên sân thượng quán
@Ảnh: Sưu tầm
Điểm khác biệt ở Café 1994 là quán không chỉ chú trọng đến ngoại cảnh chụp ảnh cho khách mà đồ uống ở đây cũng được đánh giá khá cao. Bạn có thể thử thưởng thức trà tuyết hồng hoặc trà lá nếp kem cheese nhé!
3. Chủ nhật Cafe – xem phim, uống trà, check-in một chiều yên
– Chủ nhật Cafe là quán cafe yên tĩnh nằm trong con ngõ nhỏ giữa những xô bồ của Hà Nội – Quán rất phù hợp cho những bạn mê chụp ảnh film
Tới Chủ Nhật Cafe, có lúc bạn sẽ thấy mình như đang lạc vào một căn nhà nhỏ ở Nhật Bản, cũng có khi thấy mình đang phiêu lãng ở một quán cafe rất tình chốn Đà Lạt.
Mọi thứ nơi đây đều nhẹ nhàng, với nắng với gió và những góc ảnh khiến người xem đong đầy và trào dâng cảm xúc.
Khoảng hiên nhỏ hứng nắng ở Chủ Nhật Cafe là một trong những góc checkin vô cùng ấn tượng
Ở Chủ Nhật thường xuyên có chiếu phim vào 22h30, bạn có thể theo dõi Fanpage để thử một lần trải nghiệm xem sao nha.
4. Lost in Hongkong – Hẻm bia kiêm studio chụp hình cực chill cho người trẻ
– Lost in Hongkong là một địa chỉ khá mới với giới trẻ Hà thành – Quán có không gian như con phố tại Hongkong giữa lòng Hà Nội – Để được check-in tại đây bạn sẽ phải chờ khá lâu và nên hỏi trước nhân viên để tránh bị thu phí phát sinh – Đồ uống khá chát nhưng bù lại những bức hình chụp tại đây sẽ khiến bạn siêu siêu ưng ý.
Dù đi ngược lại với phong cách những quán café có góc studio sống ảo khác tại Hà Nội nhưng đây lại trở thành điểm mới lạ thu hút giới trẻ, là nơi để các bạn thỏa sức sống và khẳng định mình.
Không cần mất quá nhiều tiền để sang được Hồng Kông vì chỉ cần lạc vào Hẻm Bia là bạn đã sở hữu cho mình một album mang hơi hướng “mốt” chụp hình style Hongkong cực kỳ chất ngất thế này rồi!
“Cuộc sống đôi khi vội vã quá! Thỉnh thoảng hãy tìm cho mình một không gian riêng để sống chậm lại. Ngồi trong trong một con hẻm nhỏ Hà Nội cùng với chai bia lạnh trên tay và lắng nghe những bản nhạc Trung nhẹ nhàng. Thế có phải bình yên không?”
5. Taima Art Café – Quán café có góc Studio chỉ cần đứng vào là có ảnh đẹp
– Taima Art Café mang đậm hơi hướng nghệ thuật vì có các tác phẩm tranh của người trẻ Hà Nội – Quán ngay gần hồ Ngọc Khánh nên không khí luôn thoáng đãng và tươi mát
Taima Art Café – cái tên khi nhắc tới đã cảm nhận được hơi hướng Nhật Bản ẩn chứa trong đó! Quán đan xen những văn hoá rất dễ thương đến từ Nhật Bản như trang trí thẻ ước nguyện cho khách ghé thăm cầu nguyện – những tấm thẻ này thường được người Nhật treo tại các ngôi đền và trong dịp lễ đặc biệt. Tại đây nhân viên còn tự tay pha chế những loại đồ uống theo phong cách Kyoto cầu kỳ và đặc sắc – rất đáng để trải nghiệm một lần!
Signature recommend nên thử tại quán là cacao nóng ăn kèm với kẹo dẻo nướng, ,hâm nhi thêm chút bánh sừng bò, hay là món bánh cuộn nho thơm bơ đầy ấn tượng.
6. EM Rooftop Coffee – Quán cafe trên cao kiêm Studio chụp ảnh cực chất
– Quán đẹp và có nhiều view xinh – Nhân viên thân thiện, dễ thương
Nếu bạn đang muốn thực hiện một bộ ảnh như tại một Studio chuyên nghiệp thì nhớ đọc thật kỹ, xem thật lâu ảnh và thông tin về EM Rooftop Coffee nha. Quán cafe này có đầy đủ góc cho mọi concept mà bạn cần tìm, từ trong ra ngoài đều được thiết kế chuyên nghiệp và dàn dựng những không gian cùng góc chụp đẹp nhất.
Buổi tối ở EM Rooftop Coffee
Bạn có thể làm một bộ ảnh Hongkong đầy ma mị hay chụp theo phong cách Bohemian giữa mây trời Hà Nội. Từ phía tầng chụp của EM Rooftop chúng mình tha phóng mắt ra chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thành phố. Tại đây cũng không thu phí chụp ảnh nên địa chỉ này rất rất đáng để bạn lưu gấp lại trong list quán cafe có góc Studio nhất định phải thử ở Hà Nội đó!
7. Tham khảo thêm địa chỉ các quán café có góc Studio khác tại Hà Nội
Với những gợi ý qua bài viết này, hy vọng bạn sẽ tìm được quán café có góc Studio đẹp tại Hà Nội để check-in và tụ tập cùng bạn bè. Đừng quên khoe những tấm ảnh xinh lung linh tới chúng mình nhé!
Bạn cũng có thể tham khảo thêm các quán cafe đẹp tại Hà Nội để có nhiều hơn sự lựa chọn:
THÔNG TIN NGUỒN HÌNH ẢNH: Mọi hình ảnh trong bài viết Wecheckin tổng hợp trong Fanpage của các quán café, trong đó có các bạn trẻ chụp hình và lưu lại nhũng khoảng khắc rất giá trị tại các quán. Cảm ơn hình ảnh của các bạn và hy vọng mọi người sẽ đóng góp cũng như ủng hộ Wecheckin.
Nhắc đến Hà Nội là ta thường nghĩ đến những câu nói “Hà Nội 36 phố phường” hay “Hà Nội nghìn năm văn hiến”. Hà Nội với 36 phốchỉ một khu phố sầm uất nhất đất kinh kỳ, chứa đựng bao giá trị văn hóa – lịch sử của người Thăng Long xưa. Nhưng tại sao lại gọi là “Hà Nội 36 phố phường”, hãy cùng wecheckin tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Hà Nội 36 phố phường xưa gắn với lịch sử nghìn năm văn hiến
36 phố phường Hà Nội là khu đô thị cổ nằm ở bên trong và bên ngoài khu vực phố cổ Hà Nội. Đây là nơi sinh sống và buôn bán sầm uất nhất từ thời Lý – Trần của người dân. Đặc trưng của khu phố này là những phố làng nghề và những ngôi nhà cổ mang đậm nét kiến trúc Việt Nam cổ truyền.
Hình ảnh phố cổ Hà Nội xưa
Vào thời Lý – Trần, dân cư ở khắp các làng đồng bằng quanh Bắc Bộ tụ tập về khu vực này sinh sống tạo thành một khu phố đông đúc nhất kinh thành. Đến đời Lê, có một số Hoa Kiều buôn bán ở đây, dần dần hình thành nên khu phố Tàu.
Vào thời Pháp thuộc, khu phố được chỉnh trang lại, người Pháp và người Ấn cũng đến đây buôn bán. Bên cạnh khu phố là nơi sinh sống của cư dân thuộc tầng lớp trung lưu, thượng lưu trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
Các nghề truyền thống được hình thành và phát triển mạnh, đã tập trung thành các phố nghề riêng như Hàng Mã, hàng Buồm, Hàng Thiếc,…
Là một nơi giao thương với nhiều vùng văn hóa khác nhau và các nước khác nhau nên diễn ra sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ. Nhưng không vì thế mà làm mất đi bản sắc văn hóa của người Việt ta, nơi đây vẫn còn lưu đậm những dấu ấn văn hóa Thăng Long – Kẻ Chợ xưa.
Phố Hàng Quạt xưa
2. Tên gọi “Hà Nội 36 phố phường”
Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai
Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai
Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay
Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy
Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn
Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang
Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng
Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông
Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè
Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre
Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà
Quanh đi đến phố hàng Da
Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh
Phồn hoa thứ nhất Long thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.
Theo quan niệm của dân gian, 36 được coi là một con số tài lộc. 36 cũng là con số rất quen thuộc đã từng xuất hiện trong Binh pháp Tôn Tử với 36 kế, trong các tác phẩm văn học Việt Nam như truyện Kiều có đoạn khi sở Khanh rủ Kiều bỏ trốn: “Thừa cơ lẻn bước ra đi. Ba mươi sáu chước chước gì là hơn”; trong Tây Du ký, Trư Bát Giới có 36 phép thuật; trong quan họ Bắc Ninh cũng có 36 thứ chim,…
Ô Quan Chưởng – một trong những cửa ô còn gần như nguyên vẹn cho tới thời điểm này
Tuy nhiên, theo như nghiên cứu thì “Hà Nội 36 phố phường” là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ, đây chỉ là cách gọi ước lệ khu vực đô thị phố cổ. Vào tháng 12 năm 1748, vua Lê Hiển Tông từng chia kinh thành Thăng Long thành 36 khu vực, gọi là 36 phố phường, thuộc 2 huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức. Vào cuối thế kỉ 19, Hà Nội có hơn 50 phố bắt đầu bằng chữ “Hàng”. Theo sau đó là những cái tên khá đặc trưng như mô tả, tên gọi của một số nghề truyền thống như Hàng Thiếc, Hàng Bạc, Hàng Mây…
Nhưng tại sao lại có tên gọi Hà Nội 36 phố phường?
Chắc hẳn các bạn đã được nghe đến tác phẩm nổi tiếng “Hà Nội băm sáu phố phường” của nhà văn Thạch Lam. Cuốn sách có 70 trang được giới chuyên môn đánh là là một cuốn bút hồi ký dành riêng cho vẻ đẹp của Hà Nội. Với lối văn nhẹ nhàng, tươi sáng, pha chút dí dỏm, nhà văn Thạch Lam đã đưa người đọc lang thang trong một Hà Nội vừa thanh lịch vừa hiện đại lại cổ kính.
Tác phẩm của Thạch Lam đã khắc sâu vào tiềm thức của người đọc về vẻ đẹp của một Hà Nội rất riêng biệt. Hẳn là vì thế mà 36 phố phường Hà Nội dù có thật hay không thì người ta cũng quen với cách gọi đó thông qua tựa đề của tác phẩm.
Cuốn “Hà Nội băm sáu phố phường” của nhà văn Thạch Lam
3. Hà Nội 36 phố phường ngày nay hiện đại nhưng vẫn cổ kính
Trải qua những thăng trầm của lịch sử, phố phường Hà Nội đã có những thay đổi nhiều về tên gọi, số lượng, diện tích nhưng một số vẫn còn giữ nguyên tên cũ để gợi nhắc cho những tâm hồn hoài niệm về một Hà Nội xưa.
Phố cổ Hà Nội ngày nay vẫn giữ được nét cổ kính
Các con phố bây giờ không còn sản xuất những mặt hàng như tên gọi của nó nữa như phố hàng Khoai không bán khoai mà thay vào đó là bán bát đĩa, phố hàng Đường thì nổi tiếng với ô mai, phố Hàng Gà thì in thiệp cưới,…Tuy nhiên vẫn còn một số các con phố vẫn bán mặt hàng như trước đây như phố Hàng Thiếc vẫn bán các mặt hàng liên quan đến thiếc, phố Hàng Chiếu vẫn bán chiếu.
Phố Hàng Đồng ngày nay vẫn còn nhiều cửa hàng kinh doanh việc kinh doanh các vật dụng làm bằng đồng hoặc giả đồng.Phố Hàng Đào là nơi buôn bán sầm uất bậc nhất phố cổ, giờ vẫn sầm uất bậc nhất như thếPhố Hàng Chiếu ngày nay vẫn bán đủ các loại chiếu khác nhau được nhập về từ các làng nghề.Tại phố Lò Rèn, du khách vẫn có thể bắt gặp những người thợ cặm cụi chế tác vật dụng cho cuộc sống thường ngày.
Xã hội phát triển, nhiều phong tục tập quán thay đổi, lối sống truyền thống của người phố cổ cũng dần bị mai một, thay vào đó là lối sống hiện đại. Giờ đây, vào những ngày cuối tuần, con phố trở nên đông vui, náo nhiệt với sự có mặt của rất nhiều khách du lịch.Về đêm, con phố diễn ra nhiều hoạt động vui chơi, nghệ thuật đường phố đầy hấp dẫn .
Phố cổ về đêm
Mặc dù không còn giữ được những nét nguyên vẹn như xưa nhưng những dấu tích như căn nhà cổ kính, những mái ngói phủ rêu phong vẫn được lưu giữ. Tất cả đã trở thành niềm tự hào của người dân Hà Nội nói riêng và của người Việt nói chung.
Hy vọng với bài về Hà Nội 36 phố phường sẽ giúp bạn hiểu thêm về lịch sử, nét đẹp của Hà Nội xưa. Hãy đi và khám phá những điều hay ho về Hà Nội nhé.
Xem thêm:
TOP 8 QUÁN BÚN BÒ HUẾ HÀ NỘI, NGON CHUẨN VỊ HUẾ
(Hà Nội) Tổng hợp những quán dồi sụn nướng ngon nhất
Đưa nhau đi trốn với 5+ homestay ngoại thành Hà Nội cực chất
Điểm danh top 10 quán cafe trứng ở Hà Nội ngon xuất sắc
Khác với Tà Xùa thiên đường mây ở Bắc Yên – Sơn La có thể dễ dàng chinh phục bằng xe máy, thì leo Tà Xùa Yên Bái sẽ khó khăn hơn nhiều. Hành trình 3 ngày 2 đêm băng rừng, vượt qua sống khủng long hùng vĩ và những khu rừng ma mị phủ đầy rong rêu với ngọn núi nằm trong top 15 Việt Nam.
Sống lưng khủng long huyền thoại trên đường leo lên đỉnh Tà Xùa
Nội dung chính của bài
1. Thông tin về leo núi Tà Xùa Yên Bái
Tà Xùa là một ngọn núi cao 2.865m so với mực nước biển, ngọn núi này xếp thứ 13 trong tổng 15 núi cao nhất ở Việt Nam (xét về độ cao).
Đỉnh 3 là đỉnh cao nhất được đặt chóp
Đỉnh Tà Xùa thuộc Bản Công, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, là một đỉnh săn mây cực kỳ nổi tiếng được các bạn trẻ biết đến. Tà Xùa có ba đỉnh: đỉnh 1, đỉnh 2 và đỉnh 3, trong đó đỉnh cao nhất là đỉnh 3 (độ cao 2.865m). Đỉnh 2 có độ cao cũng xấp xỉ đỉnh 3 nhưng hiện nay rất ít người leo vì trước đây đỉnh 2 bị cháy rừng nên thảm thực vật không còn phong phú và chóp trên đỉnh 2 cũng bị nhổ mất nên hiện nay đa số mọi người chỉ leo đỉnh 1 và đỉnh 3 với thời gian leo là 2 ngày 1 đêm. Nếu bạn quan tâm và muốn chinh phục cả 3 đỉnh Tà Xùa thì hãy theo dõi bài viết đây của mình nhé.
Porter dẫn đường lần này của mình: anh Phàng A Ga, nhà ở ngay bản Công (SĐT: 0822427710). Theo mình thấy thì anh là một người nhiệt tình, nhẹ nhàng và rất ít nói.
Porter Phàng A Ga
2. Hành trình leo núi Tà Xùa Yên Bái
Ngày 1: Trạm Tấu – Bản Công – Lán nghỉ
Nhóm chúng mình gồm 7 người: anh Sáng, anh Xuân Anh, anh Nghĩa, anh Giang, chị Ngọc, chị Trang và mình (Hằng Bắp) cùng hẹn nhau tập trung ở bến xe Mỹ Đình để di chuyển đến Nghĩa Lộ (Yên Bái). Đến đêm thì chúng mình đã có mặt ở bến xe Nghĩa Lộ, sau đó lên xe bán tải đã thuê từ trước đó về Trạm Tấu nghỉ ngơi qua đêm để sáng mai bắt đầu cuộc hành trình.
Mới tờ mờ sáng, tất cả mọi người đã lục đục dậy chuẩn bị đồ đạc, ăn sáng và đi chợ mua đồ ăn, thức uống cần thiết cho 3 ngày ở trên núi. Thông thường mọi người đi leo núi đều giao cho poster đi mua đồ ăn đúng không, nhưng mình có một lời khuyên là nếu các bạn có thời gian thì hãy tự tay chuẩn bị mua đồ ăn, hoa quả, mình thấy đồ do mình mua sẽ ngon hơn khi để cho poster mua rất nhiều.
Trước khi lên đường, chúng mình check in tại trước cổng nhà nghỉ Thảo Nguyên ở Trạm Tấu. Đây cũng là nơi bọn mình thuê xe bán tải đón đưa từ Nghĩa Lộ về Trạm Tấu và tới điểm leoChúng mình đi chợ mua những đồ cần thiết
Sau khi mua đủ đồ và những thứ cần thiết, chúng mình lên xe bán tải đi đến điểm leo gặp anh poster. Đường lên bản vừa nhỏ vừa dốc, chúng mình phải đi bộ một đoạn khá xa từ đường bê tông đẹp cho đến đoạn đường đất giữa trời nắng nóng, băng qua những thửa ruộng bậc thang của người Mông, cuối cùng cũng đến được bản Công. Chúng mình vào nhà anh A Ga ngồi nghỉ, đợi anh sắp xếp đồ đạc. Hành trình chinh phục đỉnh Tà Xùa chính thức bắt đầu.
Đoạn đi bộ khá dài và xa
Vẫn là những con dốc liên tiếp không có điểm bằng, nó không khác gì con dốc 3 giờ huyền thoại ở Pờ Ma Lung là mấy. 10h sáng, mặt trời lên quá đỉnh đầu, từng tia nắng mặt trời chiếu xuống khiến cho hơi nóng từ đất tỏa ra khắp nơi, dường như muốn thiêu đốt da thịt con nhà người ta. Chúng mình ai nấy mồ hôi nhễ nhại, thở không ra hơi và không buồn cả nói với nhau một câu nào. Cuối cùng cũng đến điểm cây táo mèo để nghỉ ăn trưa.
Có một lời khuyên cực kỳ đáng giá dành cho bạn nào sắp có ý định đi leo Tà Xùa đó là: hãy thuê xe ôm trở từ Trạm Tấu vào chỗ cây táo mèo luôn, như vậy sẽ đỡ mất sức rất nhiều. Do đoàn mình nghĩ không đi được xe máy vào nên tất cả mọi người đều đi bộ, chúng ơn, mình mất rất nhiều sức ở đoạn đi bộ đó.
Ngồi ăn trưa và ngủ khoảng 30p, chúng mình lại lên đường. Từ đoạn này trở đi là ít dốc hơn, anh porter bảo vậy nhưng mình thấy vẫn là con dốc liên tiếp nhưng nó thoải hơn dốc lúc sáng mình leo. Chẳng mấy chốc nhóm chúng mình đến mỏm đá đầu rùa sống ảo, nơi mà dân trekking nào cũng mong muốn có một bức ảnh ở đây.
Mỏm đá có hình thù giống đầu rùa
Từ mỏm đá đầu rùa đến lán nghỉ của chúng mình cách nhau chẳng bao lâu, đường đi cũng dễ dàng hơn rất nhiều, chủ yếu là khu rừng trúc lùn khá rộng và thoáng. Chỉ 3 giờ kém là chúng mình đã có mặt ở lán rồi. Kết thúc một ngày leo theo mình là vừa sức, không quá mệt. Chúng mình nghỉ ngơi một lúc rồi đi ra đầu sống lưng khủng long săn hoàng hôn.
Ngắm hoàng hôn trên sống lưng khủng long
Mình phải công nhận ngắm hoàng hôn trên đỉnh sống lưng khủng long cực kỳ đẹp. Ngày mình đi không mây, nhưng nó là một ngày đẹp trời, đứng từ đỉnh mình có thể nhìn toàn bộ khung cảnh núi rừng hùng vĩ. Từng vệt nắng nhuốm màu toàn bộ khung rừng của đỉnh núi ngay trước mặt, lúc đó cũng chỉ biết lặng người và ngắm nhìn, cố ghi nhớ từng khoảnh khắc đẹp đẽ này mà mình nghĩ khi sẽ rất hiếm khi thấy được. Đầu mỏn sống lưng cũng chính là đỉnh 1 Tà Xùa, trên này có cả chiếc xích đu sống ảo nữa nhé, ngồi đu đưa cực thích luôn.
Từng cơn gió thổi, khiến mình khẽ run người vì lạnh, trên đỉnh sống lưng gió cực to. Trời cũng gần tối rồi, chúng mình bèn quay lại lán để chuẩn bị ăn cơm tối và nghỉ ngơi.
Một bữa ăn tối trên lán ngon nhất mà mình từng ăn, có thịt nướng, gà nướng và canh rau, mọi thứ đều được ướp gia vị vừa phải.
Lán ở đây rộng rãi, có đủ chăn chiếu, miếng cách nhiệt nên tối không sợ lạnh. Mọi thứ đều thoải mái, suối cách lán khoảng 500m nên phải mấy anh porter phải chia nhau đi xách nước về nấu ăn và rửa đồ.
Lán nghỉ nằm ở giữa khu rừng trúc lùn, bên trong lán được bao bọc sơ sài bởi miếng bạt mỏng. Mỗi khi có gió thổi đều kêu sột soạt khiến ai cũng trằn trọc khó ngủ trong đêm.
Ngày 2: Lán nghỉ – đỉnh 1 – đỉnh 3 – đỉnh 2 – lán nghỉ
Sáng hôm sau dậy sớm, ăn sáng rồi lấy những đồ cần thiết để lên đường chinh phục đỉnh 3 và đỉnh 2 Tà Xùa. Hôm nay là một ngày vất vả đây, một ngày bọn mình phải đi tận 2 đỉnh.
Chúng mình sẽ đi lên đỉnh 3 trước để check chóp, sau đó quay lại và lên đỉnh 2. Từ lán lên đỉnh 3 phải vượt qua sống lưng khủng long hiểm trở, đường đi nhỏ và nhiều đá. Những năm gần đây, chỗ sống lưng đã được làm lan can để giảm đi sự nguy hiểm của nó. Vừa gió to, vừa dốc, đường đi toàn là đá, bên dưới là vực sâu khiến ai cũng cẩn trọng từng bước một. Mình và chị Trang đi với nhau, 2 chị em vừa đi vừa ngắm mặt trời mọc trên đoạn sống lưng. Cứ một lúc lại nhô lên rồi mất đi, mỗi lần mặt trời xuất hiện cả 2 chị em đều hét lên vì phấn khích, cảnh tượng đó đẹp lắm.
Bình minh bắt đầu xuất hiện tạo nên những vệt sáng
Đi hết đoạn sống lưng, chúng mình tiến vào khu rừng già, nơi cây có rất nhiều cây hoa đỗ quyên đang ra nụ, những cây cổ thụ già xung quanh toàn là rêu bám vào trông rất ma quái. Đặc biệt, khu rừng gần đỉnh được mọi người gọi là “khu rừng ma mị” trông rất tuyệt. Mình rất ấn tượng với những cây mọc lên ngoằn ngoèo rồi phủ đầy rêu trông thật kì bí.
Khu rừng ma mị trên gần đỉnh Tà Xùa
Chúng mình đã lên đến đỉnh, chạm tay vào chóp Tà Xùa. Quang cảnh trên đỉnh không có gì đặc biệt, nên mọi người chụp ảnh kỷ niệm cùng với chóp, ăn nhẹ rồi di chuyển sang đỉnh 2.
Đỉnh 3 – đỉnh cao nhất Tà Xùa
Chỉ có mình, anh Giang, anh Nghĩa và anh Xuân Anh đi đỉnh 2; chị Ngọc, chị Trang và anh Sáng cùng 1 porter khác sẽ xuống lán nghỉ vì lý do sức khỏe.
Để từ đỉnh 3 sang đỉnh 2, chúng mình phải quay ngược lại chỗ lán nghỉ gần đỉnh 3 đã bị bỏ hoang, ngồi nghỉ ăn trưa một lúc rồi lại lên đường lúc. Đường lên đỉnh 2 khó khăn hơn nhiều khi vì chúng mình vừa leo vừa phải mở đường mới có lối. Anh A Phang bảo từ khi đỉnh 2 bị cháy nên không còn nhóm nào leo nữa nên lối đi bị cỏ cây mọc um tùm. Nếu bạn nào có ý định đi đỉnh 2 thì nhớ hãy mặc áo che kín chân tay nhé, đường đi chủ yếu là băng qua rừng trúc rậm rạp che khuất tầm nhìn. Chúng mình cứ đi hết quả núi này đến quả núi nọ, cảnh vật ở bên đây cũng ma mị và đẹp không kém đường bên đỉnh 3, nhưng do mọi người đều mệt và sợ xuống núi muộn nên không có chụp ảnh.
Trên đường leo đỉnh 2 cảnh vật cũng ma mị
Chúng mình mất khoảng 3 tiếng để có mặt tại đỉnh 2, tính từ chỗ lán bỏ hoang. Đúng là trên đỉnh 2 làm chúng mình có chút thất vọng, mốc đỉnh 2 đã bị nhỏ chỉ còn sót lại mấy miếng sắt bị hoen rỉ. Trên đỉnh cây cối bị cháy đang đâm chồi, chỗ ngồi đủ khoảng 6 người ngồi và đỉnh này nó không hề quang. Lúc này thì tất cả mọi người đều đói, mệt, kể cả anh porter. Ngồi ăn những đồ còn sót lại trên người rồi di chuyển xuống núi, chúng mình sẽ đi đường khác chứ không quay lại đường ban đầu. Đi đường này các bạn không phải di chuyển nhiều trong rừng rậm, chủ yếu là đi trên đoạn sống lưng của núi.
Đây là đỉnh 2Trên đường leo từ đỉnh 2 về
Về đến đoạn sống lưng khủng long cũng là lúc trời bắt đầu tối, chúng mình phải soi đèn để băng được qua đoạn này. Đi trời tối cực kỳ nguy hiểm, nếu sơ xuất có thể sảy chân ngã bất cứ lúc nào. Vượt qua hết đoạn sống lưng về đỉnh 1 là hơn 6h tối, mình và một anh nữa nán lại trên đỉnh 1 để ngắm sao. Các bạn biết không, một bầu trời đầy sao lung linh thỏa thích ngắm nhìn mà không chị che khuất bởi bất cứ thứ gì. Những con người nhỏ bé giữa dải ngân hà rộng lớn, mình tiếc là không có một thứ gì để thu lại khoảnh khắc tuyệt vời đó.
Ngày 3: Lán nghỉ – Trạm Tấu – Nghĩa Lộ – Hà Nội
Sáng hôm nay thời tiết không được đẹp lắm, anh porter bảo vậy. Mình nhìn ra ngoài thấy trời có vẻ bị mù, ở dưới Trạm Tấu có lẽ đang mưa.
Team chúng mình chụp kỷ niệm một tấm hình trước khi xuống núi
Sương mỗi lúc một dày đặc, đoạn đường đất ngày hôm trước đi khô ráo bao nhiêu thì hôm nay trơn trượt bấy nhiêu. Cũng rất khó khăn để chúng mình có thể xuống được dưới chân núi vì đoạn đường bị lầy và trơn do mưa. Xe đón đã đợi sẵn để đưa chúng mình về nhà nghỉ tắm và thay quần áo. Liên hoa chúc mừng chuyến đi đầy ắp niềm vui bằng một quán lẩu ngay trung tâm Trạm Tấu. Chúng mình lên xe di chuyển về Nghĩa Lộ để bắt xe về Hà Nội.
Thật buồn khi phải xa nơi này, trong lòng có một chút luyến tiếc không nỡ rời xa. Vì mình biết rằng khi đặt chân xuống núi là sẽ lại quay trở về cuộc sống hiện tại, quay cuồng trong công việc, những mối quan hệ.
Tuy có trải qua những khó khăn, nguy hiểm là vậy nhưng leo Tà Xùa Yên Bái vẫn có một sức hút kinh người, bởi có lẽ với những bạn yêu thích trekking, chinh phục những cung đường như vậy mới “đã”, mới mãn nguyện.
3. Một số điều cần lưu ý khi leo núi Tà Xùa Yên Bái
Xe máy có thể chạy được đến đoạn cây táo mèo, gần mỏm đầu rùa. Các bạn có thể nhờ porter gọi xe ôm đèo từ Trạm Tấu vào để không phải đi bộ nhiều.
Nếu các bạn muốn leo Tà Xùa Yên Bái đủ cả 3 đỉnh thì hãy rèn thể thực thật tốt hoặc bố trí ngày đi từng đỉnh cho hợp lý. Vì ngày đầu lên lán khá sớm nên các bạn có thể đi đỉnh 2 hoặc đỉnh 3 trước, ngày thứ 2 sẽ đi đỉnh còn lại.
Đỉnh 2 cây cối rậm rạp, nhóm mình là nhóm mới đi lại trong 2 năm không có đoàn nào đi. Việc vừa đi vừa phát cây ven đường mất nhiều sức, luồn cúi nhiều. Nên mặc áo che chắn tay chân và mặt để đỡ bị lá cây tre, trúc cứa vào người.
Không xả rác bừa bãi, hãy leo núi với tôn chỉ: “Không lấy đi gì ngoài những bức ảnh, không để lại gì ngoài những dấu chân”.
Đoạn đường đất nếu đi vào trời khô ráo không sao nhưng đi vào hôm trời mưa thì sẽ rất khổ. Ai chạy xe máy không thông thạo cũng khó đi lại, đi bộ thì trơn trượt nhưng biết làm sao khi các bạn vẫn phải đi thôi.
Sixty Square – hay người ta vẫn biết đến với cái tên khu 60s – một khu tổ hợp ăn chơi khá mới mẻ, nằm nép mình trong một con ngõ yên tĩnh trên con phố Khâm Thiên đông đúc. Tại đây có đủ các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí, từ quán cà phê cho đến cửa hàng quần áo. Đặc biệt, điều thu hút giới trẻ nhất tại khu tổ hợp này có lẽ là nằm ở chính phong cách cổ kính pha thêm chút hoài cổ và yên bình của nó. Nào, hãy cùng Wecheckin khám phá xem trong khu tổ hợp Sixty Square Hà Nội này có gì mà lại được nhiều người yêu thích đến như vậy nhé!
1.Tổng quan về khu tổ hợp Sixty Square Hà Nội
Địa chỉ: Khu tổ hợp 60s, số 60 ngõ Thổ Quan, phố Khâm Thiên, Hà Nội.
Nếu như ở Sài Gòn có các khu tổ hợp ăn chơi như The Factory, The New Playground hay VietGangz Brotherhood thì Hà Nội cũng có The Yard và nổi nhất vẫn chính là khu Sixty Square Hà Nội này. Bên cạnh đó thì bây giờ ở Hà Nội cũng đã có chi nhánh The New Playground hay VietGangz cho hội anh em hiphop tụ tập rồi.
Một góc của khu tổ hợp trong ánh chiều tà
Khác với các khu tổ hợp trên vốn mang phong cách hiện đại, bụi bặm đường phố thì Sixty Square Hà Nội lại mang đến một bầu không khí cổ kính và có chút xưa cũ của thủ đô nhiều năm trước. Đúng chất Hà Nội cổ kính. Đây quả là một nơi phù hợp cho những bạn trẻ nào yêu thích sự tĩnh lặng và cổ điển, muốn thả hồn mình vào một không gian nhuốm màu xưa cũ như tại khu 60s.
2.Có gì hay ho tại Sixty Square Hà Nội?
Khi đến với Sixty Square Hà Nội chắc chắn cảm giác mà ai cũng có chính là sự thích thú và hứng khởi đến lạ kỳ bởi không gian cổ kính mà nơi đây mang lại. Thủ đô ngày càng hiện đại, việc nhìn thấy một tòa nhà với tường vàng, cầu thang gỗ, cửa sổ xanh như thế này đã không còn phổ biến nữa. Vì vậy Sixty Square Hà Nội tạo được sự hứng khởi và hoài niệm đối với mỗi người.
Một quán nước cực thư giãn trong khu tổ hợp
Là khu tổ hợp gồm nhiều quán cà phê, cửa hàng quần áo, phụ kiện, những người tìm đến đây sẽ có cơ hội khám phá rất nhiều điều mới mẻ tại đây. Tuy không quy mô và nhiều loại hình giải trí nhưng nét mộc mạc, cổ kính của Sixty Square Hà Nội cũng đủ chiếm trọn trái tim của rất nhiều bạn trẻ.
Một gian hàng phụ kiện cực đáng yêu
Đi theo phong cách cổ điển vậy nên không có gì bất ngờ khi ở Sixty Square Hà Nội các cửa hàng và dịch vụ bên trong đều mang hơi hướng cổ xưa một chút để đồng đều với toàn không gian. Khu tổ hợp này được sửa chữa, tu bổ và sơn sửa lại từ một khu biệt thự với kiến trúc Pháp cổ đặc trưng nên cảm giác hoài cổ nó mang đến là cực kỳ chân thực.
Góc ban công cổ kính
Như thường lệ, là một khu tổ hợp ăn chơi hướng đến khách hàng là giới trẻ, nhưng không có nghĩa là không có những bác trung niên đến đâu nhé cho nên ở đây có đầy đủ các dịch vụ vui chơi giải trí cần có. Cảm giác như bạn cần gì thì đều có thể tìm được ở ngay tại Sixty Square Hà Nội vậy.
Bức tranh dân gian trước cửa tiệm xăm
Tại Sixty Square Hà Nội, bạn có thể ghé vào một quán cà phê để nhâm nhi một ly đen đá không đường, ăn uống một chút gì đó hay đi dạo tới các cửa hàng quần áo để shopping. Ngoài những gian hàng trên, ở đây bạn có thể mò ra một studio chụp ảnh, một cửa hàng chuyên bán máy ảnh phim hoặc một shop xăm hình rất chất lượng đấy.
Chiếc motor cực chất trong cửa hàng đồ đi phượt
Tuy mỗi cửa hàng có một mặt hàng khác nhau để kinh doanh nhưng tất cả đều được trang trí bằng những vật dụng rất chi là vintage và dĩ nhiên là vẫn hòa hợp được với bối cảnh chung.
Ảnh: Mai Loan
Đặt chân tới khu 60s, bạn sẽ bắt gặp những thứ hay ho và cổ kính như một khung cửa sổ hình bát giác ở khu vực dành cho việc tráng ảnh phim hoặc bạn có thể sẽ thật bất ngờ với chiếc rèm mảnh hạt gỗ treo ở cửa một quán cà phê.
Không gian đậm chất vintage
Thêm vào đó, bức tranh “Đám cưới chuột” nổi tiếng của làng tranh Đông Hồ treo ngoài cửa tiệm xăm có lẽ cũng sẽ làm bạn thấy ngạc nhiên và thích thú. Và nếu có ghé ngang qua gian hàng phụ kiện phượt thì chắc chắn bạn cũng sẽ được nhìn thấy những chiếc xe phân khối lớn cực kỳ ngầu và hoành tráng. Chắc chắn bạn sẽ phải đứng lại chụp một vài bức hình chứ nhỉ?
Ảnh: Mai Loan
Không chỉ có vậy, tại Sixty Square Hà Nội còn có phòng trà nhỏ chuyên hát ả đào. Loại hình nghệ thuật này vốn tưởng đã mất đi nhưng không ngờ vẫn còn được duy trì ở ngay tại đây. Không phải ngày nào cũng sẽ có nhạc nên bạn nhớ để ý hoặc hỏi quán để biết ngày nào người ta biểu diễn để tới ủng hộ nhé!
3.Một ngày tại Sixty Square Hà Nội
Tất nhiên để có thể tham quan hết Sixty Square Hà Nội trong vòng một ngày là hoàn toàn có thể thế nhưng chắc chắn bạn sẽ không đủ kiên nhẫn và hứng thú để ngồi từng quán một trong khu rồi. Vì vậy mình xin chia sẻ hướng đi tham quan khu tổ hợp sao cho thư giãn mà vẫn cảm nhận hết được vẻ đẹp nơi đây.
Không gian Sixty Square Hà Nội nhìn từ trên cao
Đầu tiên khi tới quán bạn nhớ gửi xe ở bãi gửi xe nhé, các bác bảo vệ rất nhiệt tình nên đừng lo gì hết nha. Sau bước gửi xe là bạn có thể thoải mái đi vào trong tham quan rồi. Nếu tới vào lúc sáng sớm, thì bạn có thể tranh thủ đi dạo ở dưới sân để ngắm nhìn toàn bộ khung cảnh nơi đây. Tản bộ buổi sáng sẽ nhìn được rõ hơn và chụp ảnh lên màu cũng đẹp hơn nữa.
Quán cafe Cầm nằm ở trong khu tổ hợp ixty Square
Sau đó, tùy vào sở thích của bạn mà bạn có thể chọn ghé thăm cửa hàng quần áo, gian phụ kiện túi xách hay là vào gian bán máy ảnh phim để ngắm. Việc mua quần áo hay tham quan các gian khác cũng sẽ ngốn của bạn nhiều thời gian đấy vì nhiều khả năng bạn sẽ bị cuốn hút vào những không gian hết sức vintage mà vẫn có những chất riêng của nó.
Sau khi tham quan dạo chơi một lúc, chắc chắn bạn sẽ thấy mệt và cần phải ngồi nghỉ đúng không? Vậy thì còn chần chừ gì mà không ghé ngay quán Cầm. Một quán cà phê cực chill ngay tại Sixty Square Hà Nội.
Mặc dù lối đi vào khá bé nhưng bên trong không gian lại rất thoáng. Quán được trang trí theo đúng phong cách thời xưa, gợi nhớ cả một khung trời kỷ niệm qua những chiếc cửa sổ xanh, gạch lát sàn hoa, những chiếc giá sách bằng gỗ hay chiếc máy nghe đài cát sét cũ kĩ,…
Sau khi thư giãn trong một bầu không khí nhẹ nhàng, thưởng thức một ly nước mát và làm ấm bụng bằng những món ăn dân dã trong menu của Cầm. Bạn có thể tiếp tục hành trình khám phá Sixty Square Hà Nội của mình bằng cách đi dạo xung quanh chụp ảnh bởi vì bất cứ góc nào tại đây cũng đều có thể là một background sống ảo cực đỉnh.
Kết thúc một ngày tại Sixty Square Hà Nội, nhất định bạn sẽ có những giây phút cực kỳ thả lỏng và cảm thấy mình được tiếp thêm nhiều năng lượng tích cực hơn đấy.
Cuối ngày bạn có thể xuống tầng 1 ngồi trà chanh chém gió trong mấy quán nước dưới nhà hoặc ghé thử vào Sơn Trà để khám phá không gian hát ả đào nơi đây. Tất cả chắc chắn sẽ là những trải nghiệm vui vẻ và khó quên đó.
Nếu có một ngày bạn cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống này và muốn tìm một nơi nào đó để ngả đầu, một nơi chốn yên bình để giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi thì đừng quên Sixty Square Hà Nội nhé! Tới đây bạn có thể rủ bạn bè đi cùng để chúng nó giúp bạn có những bức ảnh cực kỳ là đậm chất vintage hoặc chỉ đơn giản là cùng nhau tâm sự nói chuyện. Bên cạnh đó bạn hoàn toàn có thể mua sắm để cải thiện tâm trạng, chắc chắn ở những gian phụ kiện sẽ không làm bạn thất vọng. Ngoài ra Sixty Square cũng vẫn luôn chào đón nếu bạn đến một mình, không sao cả, nếu bạn cần một khoảng không yên tĩnh, cứ đến với Sixty Square. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho các bạn nhé!
Cao Bằng là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Đông Bắc của Việt Nam. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng hùng vĩ. Một mảnh đất đậm dấu ấn lịch sử cùng với những nét văn hóa độc đáo. Để thuận lợi cho chuyến đi du lịch Cao Bằng, các bạn hãy theo dõi bài viết “Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng” của Wecheckin nhé!
Nội dung chính của bài
TỔNG QUAN VỀ CAO BẰNG
Cao Bằng là một tỉnh miền núi ở Việt Nam, cách trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 281km.
Phía Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), đường biên giới dài 333km
Phía tây giáp với 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang
Phía Nam giáp với 2 tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn
Cao Bằng sở hữu nhiều di tích lịch sử văn hóa như khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao,…Với vẻ đẹp hoang sơ chưa bị công nghiệp hóa, theo kinh nghiệm du lịch Cao Bằng, nơi đây chính là điểm đến mà bạn cần khám phá.
1. Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng – nên đi vào thời gian nào?
Cao Bằng mỗi mùa sẽ có những vẻ đẹp khác nhau, tùy theo sự lựa chọn của các bạn. Khí hậu Cao Bằng được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 9) và mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau).
Nếu đi vào tháng 8 – 9: bạn hãy ghé đến thác Bản Giốc, mùa này thác có rất nhiều nước nên sẽ rất đẹp.
Tháng 11-12: Mùa hoa tam giác mạch ở Cao Bằng thi nhau đua nở trên các cung đường
Nếu muốn ngắm tuyết các nên đi vào mùa đông (khoảng cuối năm). Ở phía rừng Pia Oắc nhiệt độ sẽ hạ rất thấp, thường xảy ra hiện tượng băng tuyết ở đây.
Vẻ đẹp hùng vĩ của non nước Cao Bằng
2. Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng – phương tiện di chuyển
Theo kinh nghiệm du lịch Cao Bằng, các bạn có thể di chuyển bằng 2 phương tiện phổ biến nhất là: xe khách, xe máy.
2.1. Di chuyển bằng xe máy
Nếu bạn là một người thích sự thử thách, khám phá thì việc đi xe máy lên Cao Bằng sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ. Đường lên Cao Bằng dốc quanh co và có rất nhiều cảnh đẹp, hãy chọn một người bạn đồng hành ưng ý để cung đường trở nên tuyệt vời hơn nhé.
Có 3 cung đường cho các bạn lựa chọn để di chuyển từ Hà Nội – Cao Bằng
Cung đường 1: Đi theo QL1A hướng Hà Nội – Lạng Sơn – Cao Bằng, sau đó theo QL 4 đến Cao Bằng. Theo kinh nghiệm du lịch Cao Bằng, các bạn có thể tiện đường ghé qua khu du lịch Mẫu Sơn (Lạng Sơn) để tham quan.
Cung đường 2: Từ Hà Nội đi theo hướng cầu Thanh Trì -> cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên -> Bắc Kạn -> đi thẳng theo QL3 là đến Cao Bằng.
Cung đường 3: Quốc lộ 3 cũ – Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng.
2.2. Di chuyển bằng xe khách
Với kinh nghiệm du lịch Cao Bằng của Wecheckin, các bạn chỉ cần ra bến xe Mỹ Đình để bắt xe đi Cao Bằng. Hiện nay có rất nhiều nhà xe giường nằm chuyên chạy tuyến Hà Nội – Cao Bằng và ngược lại.
Hưng Thành
Lịch trình: Hà Nội – Cao Bằng
Giờ xuất bến: 09h15 – 18h – 19h30
Điện thoại: 0972222694 (Mỹ Đình); 0989 481481 (Cao Bằng)
Hải Vân
Lịch trình: Hà Nội – Cao Bằng
Giờ xuất bến: Hà Nội 20h30; Cao Bằng 20h30
Điện thoại: Hà Nội 024 37223588 – 01677 242424; Cao Bằng 01686 242424
Ngọc Hà
Lịch trình: Hà Nội – Cao Bằng
Giờ xuất bến: Cao Bằng 9h30; Hà Nội 11h30
Địa chỉ: 45 Tổ 26 Vườn Cam, Hợp Giang, Tp. Cao Bằng
Điện thoại: 0912 577004 – 0912 455915
Khánh Hoàn
Lịch trình: Hà Nội – Cao Bằng
Giờ xuất bến: Hà Nội 19h15; Cao Bằng 20h30
Điện thoại: 0915 660062 – 0913 010062
Lương Sùng
Lịch trình: Hà Nội – Cao Bằng
Giờ xuất bến: Cao Bằng: 9h30 Hà Nội: 11h30
Địa chỉ: 08 tổ 29 Vườn Cam, Hợp Giang, Tp Cao Bằng
Sau khi đi xe khách đến Cao Bằng, các bạn nên thuê xe máy để di chuyển đến các địa điểm nhé. Theo kinh nghiệm du lịch Cao Bằng, dưới đây là một số địa điểm cho thuê xe máy, các bạn có thể lựa chọn:
Anh Kiên
Địa chỉ: 211 Kim Đồng, phường Hợp Giang, Tp Cao Bằng, Cao Bằng
Điện thoại: 0918 281 444
Anh Lộc
Địa chỉ: Tổ 23 phường Sông Bằng, Tp Cao Bằng, Cao Bằng
Điện thoại: 0985 161 999 – 0868 252 168
Anh Quý
Địa chỉ: Số nhà 28 Tổ 29, phố Vườn Cam, Hợp Giang, Tp Cao Bằng, Cao Bằng
Điện thoại: 0888 067 899
Phương Hải
Địa chỉ: 159 Kim Đồng, phường Hợp Giang, Tp Cao Bằng, Cao Bằng
Điện thoại: 0915 356 995 – 0984 284 901
3. Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng – Homestay, khách sạn, nhà nghỉ
Classique Homestay Cao Bằng
Địa chỉ: Ngõ 118 đường Hiến Giang, phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng
SĐT: 033 591 5999
Homestay Mẩy Linh
Địa chỉ: Khuổi Ky, Làng đá, Trùng Khánh, Cao Bằng.
SDT: 0961618111
Khách sạn: Thanh Loan 2
Địa chỉ: Tại Tổ 17 – Phường Tân Giang – Cao Bằng.
SDT: 0263 857 026 – DĐ : 0913 252 863
Cao Bang Eco Homestay
Địa chỉ: phường Sông Bằng – Nà Cạn – Cao Bằng
SDT: 0868 252 168
Homestay Lương Sơn Quán
Địa chỉ: Tổ 10 phường Ngọc Xuân – Cao Bằng
SDT: 088 806 78 99
Primrose Homestay Cao Bang
Địa chỉ: Số nhà 18, Hồng Việt, phường Hợp Giang, Tp Cao Bằng, Cao Bằng
Điện thoại: 098 399 48 69
4. Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng – các địa điểm du lịch
4.1. Thác Bản Giốc
Thác Bản Giốc nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; cách huyện Trùng Khánh khoảng 20km về phía Đông Bắc;cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 360km.
Vẻ đẹp hùng vĩ của Thác Bản Giốc
Thác Bản Giốc là một thác nước nằm giữa đường biên giới Việt-Trung thuộc địa phận tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Đây là thác nước lớn thứ 4 trên thế giới trong các nước nằm trên một đường biên giới giữa các quốc gia.
Nhìn từ phía chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của nước Việt Nam; còn nửa phái đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Nếu bạn muốn đến vào thời điểm đẹp nhất của Thác Bản Giốc thì nên đi vào thời gian từ tháng 8 – 9. Đây là khoảng thời điểm ngọn thác tuôn nước đổ bọt trắng xóa, lượng nước đổ về từ đầu nguồn nhiều khiến thác lung linh huyền ảo.
Khu di tích Pác Bó nằm ở xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Nơi đây cách thành phố Cao Bằng khoảng 52km.
Sau 10 năm ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã trở về quê hương và chọn Pác Pó làm nơi hoạt động cho sự nghiệp cách mạng của mình. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, khu di tích đến nay vẫn luôn được chính quyền và nhà nước quan tâm, bảo tồn. Các du khách đến tham quan ngày một đông với vẻ đẹp của thiên nhiên, những nhân chứng lịch sử cho sự hiện diện của Bác còn lưu giữ lại như: bàn đá nơi Bác ngồi dịch sử Đảng, chiếc máy tính đánh chữ và còn nhiều vật dụng khác được Bác sử dụng khi ở Pác Bó.
Ngoài ra, đến với khu di tích, các bạn đừng bỏ qua các điểm đáng chú ý như: Nhà ông Lý Quốc Súng, suối Lê-nin, Hang Cốc Bó, cột mốc 108.
Suối Lê-nin
4.3. Hồ Thang Hen
Hồ Thang Hen nằm ở xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng trên vùng núi cao hơn 1000m so với mực nước biển. Hồ Thang Hen là 1 trong 36 hồ nước ngọt tự nhiên, mỗi hồ cách nhau vài trăm mét. Hồ có hình thoi, rộng từ 100m đến 300m, dài từ 500m đến 1.000m.
Hồ Thang Hen
Hồ Thang Hen có hình dáng con thoi độc đáo, xung quanh được bao bọc bởi những tán rừng già xen lẫn những mỏm đá. Nước trong hồ quanh năm không bao giờ cạn, luôn mang màu xanh ngọc bích đẹp mê hồn.
Hồ Thang Hen – viên ngọc bích của non nước Cao Bằng
4.4. Thung lũng Núi Thủng
Núi Thủng Nậm Trá nằm ở xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng khoảng 50km. Nơi đây còn được người ta ưu ái gọi tên là “tuyệt tình cốc Cao Bằng”. Tuy là chốn thâm sơn cùng cốc nhưng cảnh sắc khiến cho con người ta mê mẩn.
Đúng như tên gọi của nó, núi Thủng có một lỗ thủng ở giữa quả núi với đường kính hơn 50m, nằm ở độ cao khoảng 50m so với mặt hồ Thang Hen. Tuyệt tình cốc Cao Bằng chính là nơi giao hòa giữa mây trời, non nước, tất cả hòa quyện lại với nhau tạo nên một vùng đất nguyên sơ hài hòa.
Tuyệt tình cốc ở Cao Bằng
4.5. Động Ngườm Ngao
Động Ngườm Ngao nằm ở bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Động Ngườm Ngao chỉ cách thác Bản Giốc khoảng 3km nên sẽ rất phù hợp để bạn có thể kết hợp lịch trình tham quan thác Bản Giốc.
Động Ngườm Ngao có chiều dài 2.144m gồm 3 cửa chính: cửa Ngườm Lồm, của Ngườm Ngao và cửa Bản Thuôn. Động Ngườm Ngao do người Pháp phát hiện vào năm 1921, trong hang có rất nhiều hình thù kỳ thú được tạo nên từ lớp thạch nhũ với các hình dạng khác nhau.
4.6. Hồ Bản Viết
Hồ Bản Viết nằm ở thôn Bản Viết và thôn Tân Phong, xã Phong Châu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Hồ có diện tích khoảng 5ha được chia thành 4 nhánh được bao bọc bởi những ngọn núi. Xung quanh là những xóm nhỏ của người Tày, Nùng vẫn giữ được nét độc đáo của bản sắc dân tộc.
Hồ Bản Viết có rất nhiều tiềm năng để khai thác du lịch, và phát triển các loại hình du lịch: du lịch sinh thái-nghỉ dưỡng, trekking và du lịch cộng đồng.
Đèo Mẻ Pia nằm ở quốc lộ 4A, đoạn nối từ xã Xuân Trường đến trung tâm huyện Bảo Lạc, Cao Bằng. Con đèo có chiều dài 2,5 km, có 14 tầng tương ứng với 14 khúc cua gấp, dựng đứng, hai bên là những núi cao trùng điệp.
5. Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng – những đặc sản ngon
5.1. Hạt dẻ Trùng Khánh
“ Non xanh Trùng Khánh trốn quê
Dẻ thơm nhớ mãi, người đi dùng dằng”
Hạt dẻ Trùng Khánh là một trong những món đặc trưng của mảnh đất Cao Bằng và chỉ có duy nhất ở Trùng Khánh.
Hạt dẻ được chế biến làm thành nhiều món khác nhau như: rang, làm cốm, sản xuất rượu,…Ngoài ra, hạt dẻ còn có tác dụng cho tim mạch, chống oxy hóa trong máu.
5.2. Bánh trứng kiến
Bánh trứng kiến là một trong những món ăn độc đáo của người Tày Cao Bằng. Nguyên liệu chính để làm ra loại bánh này chính là trứng kiến.
Bánh trứng kiến chỉ được làm vào khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5 hằng năm, bởi đây chính là thời gian sinh trưởng của loài kiến đen rừng.
5.3. Bánh Coóng phù
Bánh Coóng phù là món ăn không thể thiếu của người dân Cao Bằng trong những ngày đông giá lạnh.
Bánh được làm từ gạo nếp, pha một chút gạo tẻ. Nhân bánh là lạc rang được giã nhỏ trộn thêm ít đường và hạt vừng. Bánh có màu trắng giống như bánh trôi, người ta thường ngâm gạo với lá dứa hoặc với gấc để tạo màu sắc cho bánh.
5.4. Bánh cuốn
Khác với bánh cuốn Hà Nội là chấm bánh vào nước mắm, bánh cuốn Cao Bằng lại được chấm vào nước dùng được ninh từ xương. Đó chính là điều khác biệt tạo nên nét độc đáo cho bánh cuốn ở Cao Bằng.
Từng miếng bánh ngập tràn trong bát canh ninh xương ngọt thanh, thêm một chút hành tươi và rau mùi cho đẹp mắt. Bánh cuốn Cao Bằng khi mới làm xong phải ăn ngay để cảm nhận được vị nóng hổi của bánh, sự tươi ngon của nhân và độ ngọt thanh của nước dùng. Nếu có dịp đến Cao Bằng, các bạn đừng bỏ qua món ăn đặc sản này nhé.
Hy vọng, với bài chia sẻ Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng của wecheckin sẽ giúp ích cho hành trình khám phá Cao Bằng của các bạn. Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ và có nhiều thuận lợi nhé.