Du lịch biển cần...

Bài chia sẻ Kinh nghiệm du lịch biển cần chuẩn bị gì sẽ...

GỢI Ý LỊCH TRÌNH...

Từ lâu, du lịch Tây Bắc đã trở thành một trong những điểm...

Các địa điểm mà...

Tây Bắc là một vùng đất đặc biệt khi có đường biên giới...

TOP 5+ ĐỊA ĐIỂM...

Trong cuộc sống, khi quá bận rộn với công việc và những lo...
Home Blog Page 51

Lee House Homestay Sapa – Nơi lưu giữ những khoảnh khắc thanh xuân

Sapa không còn là địa điểm xa lạ đối với những người yêu thích du lịch. Không chỉ có núi non hữu tình, Sapa còn nổi bật bởi những homestay nhỏ nhắn mang đậm nét của miền núi Tây Bắc. 

Lee House - Nơi lưu giữ những khoảnh khắc thanh xuân

Trong vô vàn homestay ở Sapa, nổi bật nhất là Lee House Homestay Sapa với phong cách độc đáo và hoàn toàn khác biệt. Hãy cùng với wecheckin khám phá homestay độc đáo này nhé!

1. Lee House homestay Sapa nằm ở đâu?

Lee House homestay Sapa cách thị trấn Sapa khoảng 8km, vì nằm ở bản Tả Van nên không có số nhà. Các bạn đi theo đường thung lũng Mường Hoa để tới được bản Tả Van bằng cách trekking tour để đi bộ vào bản hoặc có thể đi xe máy hay taxi mất khoảng 25 phút để đến nơi. Sau đó liên hệ với anh Kiên theo số điện thoại: 0964490491 – là quản lý của Lee House để đón vào nhận phòng. 

Lee house homestay Sapa

Lee House nằm ở bản Tả Van, không nhộn nhịp tiếng nhạc, ồn ào như ở thị trấn, nơi đây chỉ thích hợp cho những bạn nào thích không gian yên tĩnh, bình yên để nghỉ dưỡng tái tạo lại năng lượng cho cơ thể, tận hưởng không gian trong lành đúng chất vùng cao.

 homestay mang vẻ đẹp yên bình của một Sapa đúng nghĩa
Lee House có đầy đủ các vẻ đẹp của một Sapa yên bình

2. Giá phòng ở Lee House homestay Sapa

Hạng phòngMô tảGiá phòng
StandardCăn phòng nhỏ, ấm cúng, view nhìn ra ruộng bậc thang.– Ngày thường (T2-T6): 800k
– Cuối tuần (T6-CN): 900k
Double RoomCăn phòng có cửa kính lớn nhìn ra khung cảnh tuyệt đẹp là thung lũng Mường Hoa.– Ngày thường (T2-T6): 1.300k
– Cuối tuần (T6-CN): 1.400k
Dulux Room cho 4 người lớnKhông gian rộng, view nhìn thẳng ra núi và ruộng bậc thang– Ngày thường (T2-T6): 1.200k
– Cuối tuần (T6-CN): 1.300k
Phòng VipCăn phòng rộng với nhiều không gian mở, view nhìn ra mây và núi thích hợp cho những bạn đam mê sống ảo. Căn phòng được thiết kế độc đáo với vừa mang đậm nét văn hóa bản địa lại pha một chút hiện đại.– Ngày thường (T2-T6): 1.400k
– Cuối tuần (T6-CN): 1.600k

3. Thiết kế độc đáo, hiện đại nhưng vẫn mang đậm nét kiến trúc của vùng cao

Ở thung lũng Tả Van, Lee House homestay nổi bật lên với thiết kế đậm nét truyền thống của người dân tộc nơi đây. Thiết kế mang hơi hướng của căn resort mini, không gian đậm chất nghệ mang đến cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời và những cảm giác bình yên khó có thể cưỡng lại được.

Lee House homestay Sapa nổi bật lên với thiết kế đậm nét truyền thống của người dân tộc nơi đây
Căn nhà được làm hoàn toàn bằng gỗ theo thiết kế nhà sàn của người bản địa

Thiết kế của Lee House là sự kết hợp hoàn hảo giữa không gian nghỉ dưỡng sang trọng, hiện đại mà vô cùng gần gũi quen thuộc. Mọi thiết kế trong các căn phòng đều được làm từ gỗ rất đỗi mộc mạc.

Mọi thiết kế trong các căn phòng ở đều được làm từ gỗ rất đỗi mộc mạc.
Căn phòng vip ở Lee House homestay Sapa
Phòng Vip ở Lee House homestay Sapa

Mỗi một phòng của homestay đều có cửa kính lớn để nhìn ra thung lũng Mường Hoa. Được thưởng thức bữa sáng ngay tại chính căn phòng của Lee, lại được ngắm nhìn thung lũng Mường Hoa vào buổi sáng sớm khi những lớp sương mờ ảo vẫn còn vất vưởng bay lượn thật là tuyệt.

Lee House homestay
Thưởng thức bữa sáng tuyệt vời trong chính căn phòng của lee house
Góc sống ảo thần thánh được rất nhiều người yêu thích
Góc sống ảo thần thánh tại Lee House

4. Các dịch vụ tiện ích khác của Lee House homestay Sapa

4.1. Bể bơi vô cực

Có thể bạn chưa biết, Lee House còn có bể bơi vô cực nằm giữa ruộng bậc thang đẹp mê hồn . Được thả mình trong bể bơi, nhâm nhi một ly rượu vang và ngắm nhìn khung cảnh hùng vĩ của thung lũng Mường Hoa cảm thấy cuộc đời thật đáng sống.

Các dịch vụ tiện ích khác của Lee House

4.2. Không gian bếp chất ngất

Không gian bếp được thiết kế vô cùng hiện đại, là không gian chung có thể kết nối mọi người xa lạ lại với nhau như một gia đình. Cùng ăn uống, nấu ăn, trò chuyện với lò sưởi vô cùng ấm cúng được thiết kế theo phong cách Châu.

Không gian bếp được thiết kế hiện đại theo phòng cách Châu Âu

Bạn còn được trải nghiệm cuộc sống như một người dân bản địa bằng việc tự đi chợ và nấu nướng để cảm nhận được nét văn hóa sống độc đáo của người dân vùng cao một cách chân thực và đầy thú vị.

Lee House homestay
Không gian bếp ấm cúng, mọi người có thể nấu ăn, trò chuyện cùng nhau

Còn chần chừ gì nữa, các bạn hãy lên Sapa ngay thôi để sống trọn vẹn với tuổi thanh xuân cùng Lee House homestay Sapa nhé!

Kinh nghiệm du lịch Hoàng Su Phì (Hà Giang) từ A-Z năm 2021

Hoàng Su Phì là một huyện biên giới miền núi của tỉnh Hà Giang. Nơi đây nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ, những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn, cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt cùng với nhiều di tích lịch sử được xếp hạng cấp Quốc gia.

Kinh nghiệm du lịch Hoàng Su Phì

Để có một chuyến du lịch Hoàng Su Phì hoàn hảo, các bạn hãy theo dõi bài viết chia sẻ KINH NGHIỆM DU LỊCH HOÀNG SU PHÌ của wecheckin nhé.

1. Nên đi du lịch Hoàng Su Phì vào thời gian nào?

Mỗi một mùa, Hoàng Su Phì lại có những vẻ đẹp, đặc trưng riêng của từng mùa. Các bạn có thể đi du lịch Hoàng Su Phì vào bất cứ thời điểm nào trong năm.

  • Các lễ hội độc đáo ở Hoàng Su Phì thường được tổ chức vào mùa xuân các bạn có thể đi du lịch Hoàng Su Phì vào thời điểm này để tìm hiểu những phong tục, nét đẹp văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc vùng cao.
  • Từ tháng 4 đến tháng 6, Hoàng Su Phì bước vào mùa nước đổ trên những ruộng bậc thang. Các bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh hùng vĩ tuyệt đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất này.
  • Từ tháng 9 – 10: bắt đầu vào mùa lúa chín. Hoàng Su Phì bước vào thời điểm đẹp nhất, rực rỡ nhất.
  • Vào mùa đông, các bạn có thể lên Hoàng Su Phì để chinh phục đỉnh Chiêu Lầu Thi và Tây Côn Lĩnh để săn mây cũng rất tuyệt.

2. Du lịch Hoàng Su Phì – phương tiện di chuyển

Hoàng Su Phì cách thủ đô Hà Nội khoảng 300km nên các bạn có thể đi du lịch Hoàng Su Phì bằng xe máy, ô tô hoặc xe khách.

  • Di chuyển bằng phương tiện cá nhân: 

Các bạn sẽ di chuyển theo tuyến đường: Hà Nội – Hà Giang – Bắc Quang – Tân Quang – Hoàng Su Phì – Xín Mần – Cốc Pài – Lào Cai – Hà Nội.

  • Di chuyển bằng xe khách: 

Từ Hà Nội, các bạn sẽ đi tuyến xe Hà Nội – Hà Giang. Ở bến xe Mỹ Đình có rất nhiều xe khách chạy đi Hà Giang với giá từ 260.000 – 300.000 đồng/người. Từ tp. Hà Giang cách Hoàng Su Phì khoảng 80km, các bạn sẽ thuê xe máy để chạy đến Hoàng Su Phì.

Theo kinh nghiệm du lịch Hoàng Su Phì, Wecheckin xin tổng hợp một số xe khách chạy từ Hà Nội lên Hà Giang các bạn có thể tham khảo:

Tên hãng xe kháchLiên hệ
Hưng ThànhLịch trình: Hà Nội – Tp. Hà Giang
– Giờ xuất bến: Mỹ Đình 08h30-10h05-10h15-14h30-19h30; Gia Lâm: 09h00-19h00 
– Điện thoại: Hà Nội: 0988 287741; Hà Giang: 0989 416416
Hải VânLịch trình: Hà Nội – Tp. Hà Giang
Giờ xuất bến: Hà Nội 21h00; Hà Giang 20h35
Điện thoại: Hà Nội: 0944 962323 – 04 37222588; Hà Giang: 0946 692323
Bằng PhấnLịch trình: Hà Nội – Tp. Hà Giang
Giờ xuất bến: Hà Nội 21h00; Hà Giang 21h00
Điện thoại: 0219 3887867 – 0915 223171
Khải Huyền– Lịch trình: Hà Nội – Tp. Hà Giang
Giờ xuất bến: Hà Nội 21h30; Hà Giang 21h30
Điện thoại: 0913 271384 – 0979 384384

3. Phương tiện đi lại khi du lịch Hoàng Su Phì

Các bạn nên thuê cho mình một chiếc xe máy để dễ dàng di chuyển đến các địa điểm tham quan vì đường đi Hoàng Su Phì chủ yếu là đường đèo, đi lại khó khăn đối với những tay lái yếu. Giá thuê xe máy ở Hà Giang rơi vào khoảng 150k – 200k/ngày tùy vào loại xe bạn thuê.

Tổng hợp một số địa chỉ cho thuê xe máy ở Hà Giang để các bạn tham khảo:

Tên cửa hàngLiên hệ
Giang SơnĐịa chỉ: Km 3 Cầu Mè, Tp Hà Giang, Hà Giang (Ngay sát bến xe khách Hà Giang)
Điện thoại: 094 171 9955 – 0988 470863
Hồng HàoĐịa chỉ: 10 Phạm Hồng Thái, Tp. Hà Giang, Hà Giang
Điện thoại: 0915 842019 – 035 3982928
Nguyễn LễĐịa chỉ: Tp. Hà Giang, Hà Giang
Điện thoại: 0974 087088 – 0948 134088
Hương SơnĐịa chỉ: Tp. Hà Giang, Hà Giang
Điện thoại: 0975 392233 – 0913 766525

4. Một số địa điểm nổi bật khi du lịch Hoàng Su Phì

4.1. Bản Phùng

Bản Phùng là một xã nằm ở gần biên giới của huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Bản Phùng nằm cheo leo trên những sườn núi dốc đứng và là một trong những nơi có thửa ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam. Người dân sinh sống ở bản Phùng chủ yếu là người La Chí, hiền lành, chất phác và đặc biệt rất là hiếu khách.

Bản phùng ở  Hoàng Su Phì
Sớm mai bản Phùng

Bản Phùng nổi tiếng là bản vùng cao có phong cảnh đẹp vào mỗi dịp đổ nước nước đầu hè cho đến mùa lúa chín. Từng thửa ruộng bậc thang mềm mại, uốn lượn quanh sườn núi đã khiếp cho nhiều người phải siêu phải siêu lòng khi đến với bản Phùng.

4.2. Đỉnh núi Chiêu Lầu Thi

Chiêu Lầu Thi (còn gọi là Kiêu Liều Ti) có nghĩa là “Chín tầng thang”, đây là ngọn núi cao thứ 2 của Hà Giang.
 Hoàng Su Phì

Đỉnh Chiêu Lầu Thi cao 2.402m so với mực nước biển, thuộc dãy Tây Côn Lĩnh nằm ở thôn Tân Minh và thôn Chiến Thắng, xã Hồ Thầu, thuộc huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.

Để chinh phục được đỉnh núi Chiêu Lầu Thi, bạn sẽ đi xe máy lên đến gần đỉnh, sau đó leo bộ khoảng 30p- 40p là lên được đỉnh Chiêu Lầu Thi. 

Vào những ngày rét đậm, ở đây xảy ra hiện tượng tuyết rơi phủ kín cả một vùng nên các bạn có thể đi săn tuyết vào những ngày đông lạnh giá nữa nhá.

4.3. Chợ phiên Hoàng Su Phì

Chợ phiên Hoàng Su Phì nằm dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh, chợ chỉ họp vào ngày chủ nhật hàng tuần. Chợ phiên là nơi để người dân tộc đồng bào trao đổi hàng hóa, những vật phẩm sinh hoạt hàng ngày như hoa quả, vải vóc,…

du lịch Hoàng Su Phì
Sắc màu chợ phiên Hoàng Su Phì

Chợ phiên còn là nơi giao lưu, hẹn hò của những chàng trai, cô gái, là nơi để họ khoe những bộ quần áo đẹp nhất. Đến chợ phiên Hoàng Su Phì, du khách sẽ bắt gặp những chàng trai, cô gái người dân tộc  Dao, Nùng, Cờ Lao sặc sỡ trong những bộ quần áo và trang sức.

4.4. Tây Côn Lĩnh

Tây Côn Lĩnh nằm trên dãy núi Tây Côn Lĩnh có độ cao 2428m so với mực nước biển, nơi đây còn được biết đến như là một dãy núi thiêng của người dân tộc La Chí.

du lịch Hoàng Su Phì

Để chinh phục được đỉnh Tây Côn Lĩnh không phải là điều dễ dàng, hai bên đường cây cỏ rậm rạp, đỉnh núi cheo leo, một bên là vực thẳm, một bên là vách núi. Nơi đây vẫn đang là một thách thức lớn cho những ai muốn chinh phục đỉnh núi này. 

5. Những món ăn đặc sản khi du lịch Hoàng Su Phì

5.1. Thịt chuột

Thịt chuột là món ăn đặc sản của người La Chí ở Hoàng Su Phì. Trong bất cứ lễ cúng gì từ lễ cúng tổ tiên, lễ cúng xuống đồng, cúng sông suối và cả trong lễ cưới thì món thịt chuột đều là thứ không thể không có. 

thịt chuột là món ăn đặc sản của người La Chí

5.2. Thắng cố

Thắng cố là món ăn truyền thống xuất hiện trong các ngày trọng đại, các ngày lễ lớn hoặc trong các phiên chợ ở Hoàng Su Phì cũng như các tỉnh miền núi Tây Bắc. 

Thắng cố là món ăn được chế biến từ các loại thịt như: bò, ngựa, trâu và thịt lợn cùng với tất cả các bộ phận nội tạng của con vật từ lòng, tim, gan, tiết, xương đều được cho vào chảo ninh nhừ cùng với các gia vị đặc trưng của miền núi. 

Thắng cố là món ăn truyền thống xuất hiện trong các ngày trọng đại, các ngày lễ lớn hoặc trong các phiên chợ ở các tỉnh miền núi Tây Bắc.

Vào những ngày giá lạnh, nhâm nhi một chén rượu ngô và một bát thắng cố nóng hổi thì còn gì tuyệt vời hơn.

5.3. Chè Shan tuyết Phìn Hồ

Chè Shan tuyết là loại chè nổi tiếng ở Hà Giang, đặc biệt là ở Hoàng Su Phì nổi tiếng về chè ngon và nước xanh. Chè Shan tuyết là cây cổ thụ lâu đời, có cây trên 200 tuổi nằm ở đỉnh Tây Côn Lĩnh.

Kinh nghiệm du lịch
Chè Shan tuyết – món quà của núi rừng

Hy vọng với bài Kinh nghiệm du lịch Hoàng Su Phì sẽ giúp ích cho chuyến đi của các bạn. Chúc các bạn có một chuyến đi du Lịch Hoàng Su Phì có nhiều trải nghiệm vui vẻ nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Nhắc tên 7 đặc sản Sơn La mang đậm hương vị núi rừng

0

Nhắc tới Sơn La người ta thường nhớ về một mảnh đất núi non hùng vĩ, những con người dân bản có cuộc sống giản đơn mà thấm đượm nghĩa tình. Ai đã một lần ghé thăm có lẽ sẽ thật khó để quên đi vẻ đẹp của cảnh sắc hay những món ăn đặc sản Sơn La thưởng một mà nhớ mười.

Vậy nếu chuyến đi đã được lên lịch, món ăn nào nơi đây đáng để bạn trải nghiệm? Hãy để Wecheckin giải đáp giúp bạn qua bài viết dưới đây nhé!

1. Bắp cải cuốn nhót xanh – Đặc sản Sơn La khiến người thương kẻ nhớ

Thật độc đáo khi người dân tộc Thái nghĩ ra được thứ món ăn mang đậm đà hương vị đến thế. Dẫu cho người ăn lần đầu tiên thưởng thức sẽ khó mà cảm nhận ngay được cái hay, cái lạ, cái ngon của món khai vị nghe lạ mà đầy tính tò mò này.

Bắp cải cuốn nhót xanh
Bắp cải cuốn nhót xanh là đặc sản của người dân tộc Thái

Nguyên liệu để làm bắp cải cuốn nhót xanh rất dễ kiếm và đơn giản, người ta chọn chùm nhót xanh đương còn lớp phấn phủ trắng bề mặt, quả không quá mềm để giữ lại độ giòn cho món cuốn.

Bắp cải để cuốn chung cũng được chọn lựa kỹ, không quá già cũng không quá non. Khi thưởng thức sẽ ăn cùng rau thơm như lá tỏi, rau mùi và gừng thái lát. Cái hồn quan trọng nhất để tạo nên ấn tượng trong cảm nhận của người ăn là nước chấm chẩm chéo – một sự hòa quyện hoàn hảo của tỏi khô Tây Bắc, gừng, ớt, rau mùi, mắc khén, sả,… giã nhuyễn trộn cùng muối hay nước mắm.

Bắp cải cuốn nhót xanh thường được ăn kèm với chẩm chéo
Điều tạo nên sự đặc biệt của món ăn này là nước chấm chẩm chéo

Khi ăn người ta bày tất cả các nguyên liệu ra, thái nhỏ rồi cuống cùng bắp cải, chấm vào chẩm chéo.

2. Táo mèo Sơn La – thức quả đặc sản Sơn La không thể không nhắc tên

Nhắc tới đặc sản Sơn La làm quà, người ta vẫn thường bảo nhau về loại quả mang nhiều công dụng trong việc ngăn ngừa và chữa bệnh – quả táo mèo.

Những cây táo mèo vươn lên từ núi đá, tán rộng, thường ra hoa vào mùa xuân và được người dân thu hoạch và tháng 8 đến tháng 10 hàng năm.

Táo mèo
Táo mèo là đặc sản Sơn La nổi tiếng xa gần

Táo mèo không chỉ được ưa chuộng như một vị thuốc quý mà còn là thức uống giải khát mùa hè rất tốt cho cơ thể. Ngoài ra người ta còn có thể chế biến thành các loại mứt để ăn chơi, mời khách.

Mứt Táo Mèo
Mứt táo mèo được chế biến ăn cũng rất ngon và đáng để thử

Đến Sơn La vào dịp mùa thu, bạn có thể thưởng thức táo mèo ngay khi vừa chín hay mua táo mèo về làm quà cho bạn bè, người thân sẽ rất tuyệt đó.

3. Ngây ngất trong men say rượu cần Sơn La

Rượu cần Sơn La là thứ men rượu chưa uống đã “say”, say từ cái tên, hương vị cho đến cái tình của người vùng cao. Rượu cần gợi người ta nhớ về ẩm thực đặc trưng vùng Tây Bắc.

Rượu cần
Rượu cần Sơn La chưa uống đã say

Một chum rượu cần đạt chuẩn khi được ủ trong chum gốm Mường Chanh – một sản phẩm thủ công của người dân tộc Thái. Rượu được kết hợp từ các nguyên liệu như gạo nếp, men lá, vỏ trấu,… ủ trong chum từ 7-10 ngày hay 15 ngày tùy mùa và thời tiết. Người ủ rượu cũng cần phải có tay nghề cao mới tạo ra vị ngon, ngọt nhẹ.

Rượu cần Sơn La
Sẽ rất thú vị nếu được một lần ghé thăm Sơn La và thưởng thức rượu cần

Khi đến với Sơn La, hãy một lần thưởng thức chum rượu cần giữa thung lũng, bản làng, cùng nhau cắm trại, hòa mình trong lời ca tiếng hát để phần nào cảm nhận được cái thú vui bình dị mà ấm cúng của người dân nơi đây.

4. Pa Pỉnh Tộp – Món cá nướng chuẩn vị Tây Bắc

Nếu ở đồng bằng có món cá nướng thì vùng cao Tây Bắc có pa pỉnh tộp cũng giống như một nét đẹp ẩm thực không thể thiếu của người miền núi. Điều làm nên hương vị rất riêng của pa pỉnh tộp chính là mùi thơm của mắc khén.

Pa Pỉnh Tộp
Pa pỉnh tộp là món cá nướng đặc trưng của người vùng cao

Người dân ở đây lựa chọn cá trắm, cá chép hay cá trôi đem sơ chế, chỉ bỏ mật cá và nhồi các loại gia vị như gừng, xả, ớt, rau mùi, rau thơm, hành tươi, húng, mắc khén và hạt tiêu,… vào bụng cá sau đó kẹp chặt vào thanh tre và đem nướng trên than hoa.

Pa Pỉnh Tộp là món cá nướng đặc trưng của vùng cao

Công đoạn nướng cá cũng rất quan trọng, người nướng phải căn để làm sao cá chín vừa, không bị cháy hay khô để giữ được hương vị tự nhiên của cá.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết này:

5. Nộm da trâu – món ngon lạ miệng của người dân Sơn La

Nộm da trâu là một món đặc sản không thể thiếu trong mâm cơm mỗi dịp đặc biệt của người Sơn La. Da trâu khi sơ chế sẽ được hơ qua lửa rồi ngâm với nước lã để đạt độ mềm trước khi đem thái mỏng.

Nộm da trâu
Nộm da trâu Sơn La đã ăn là nghiền

Để tăng thêm phần hấp dẫn cho món nộm, người Thái Sơn La trộn cùng rất nhiều gia vị như lạc, mùi ta, mùi tàu, mắc khén.

Nộm da trâu Sơn La
Các loại rau thơm ăn cùng nộm da trâu rất đa dạng

Nếu ở nhiều vùng miền khác, người ta thường dùng chanh hay giấm để tạo độ chua cho món nộm nhưng đối với nộm da trâu Sơn La, nguyên liệu thay thế được dùng là nước măng chua. Cũng chính vì thế mà món ăn này trở nên độc đáo và có hương vị hấp dẫn riêng biệt.

6. Thịt muối chua Sơn La – món khai vị độc lạ vùng cao

Thịt muối chua là nét ẩm thực truyền thống của người dân tộc Dao, chỉ có dịp lễ tết, cưới xin hay nhà có khách quý người ta mới đem ra thưởng thức. Nguyên liệu chính của món ăn độc đáo này là thịt lợn, cơm nguội, muối tinh.

Thịt muối chua
Thịt muối chua là món ăn lạ miệng của người Sơn La

Thịt lợn dùng để làm thịt muối chỉ ngon khi có cả phần lạc và phần mỡ, giữ được phần bì. Thịt được mang ướp muối sau đó người ta dùng cơm nguội bóp đều vào miếng thịt đến khi sủi bọt rồi mới xếp vào chum.

Người làm thịt muối sẽ xếp thịt kín chum, đến gần miệng chum thì phủ một lớp cơm nguội mỏng rồi bịt kín.

Thịt muối chua Sơn La

Món ăn này tuy dễ làm nhưng lại mất thời gian từ 6 tháng đến 1 năm để có thể thưởng thức. Thịt chua thường được ăn kèm với lá chát, lá lốt, có độ giòn của thịt mỡ, giòn dai của bì và ngọt của thịt nạc. Món ăn này thực sư rất đáng để trải nghiệm nếu bạn có dịp tới Sơn La và ghé thăm nơi sinh sống của người Dao đó!

7. Nậm Pịa – nét lạ lùng của người vùng cao

Nhắc đến món ngon người dân Sơn La chỉ dùng để đãi khách quý, không thể không nhắc đến cái tên nậm pịa. Món ăn này độc đáo từ cái tên cho tới nguyên liệu để chế biến ra nó – ấy chính là nội tạng bò.

Nậm pịa
Nậm pịa là món ăn người Sơn La chuyên dùng để đãi khách quý ghé thăm nhà

Nhiều người thoạt nghe sẽ cảm thấy vô cùng đáng sợ mà không dám thưởng thức, vì tiết, đuôi, dạ dày cuống tim và ngay cả phần thức ăn chưa được tiêu hóa của bò cũng được đem ra để chế biến. Món nập pịa chính là tấm lòng mến khách, thảo thương của người dân Sơn La mỗi khi có khách quý đến chơi nhà.

Đặc sản nậm pịa

Nồi nậm pịa thêm phần đậm đà hương vị khi đun cùng rau thơm, bột mắc khén, tỏi, ớt, mùi tàu,.. Nậm pịa có màu nâu, sền sệt, có mùi hơi nồng và được thưởng thức cùng rau chuối, bạc hà.

Nét ẩm thực đặc sắc của mảnh đất Sơn La luôn thôi thúc người ta tìm về và thưởng thức, bởi trót ăn một lần là ấn tượng, thương nhớ bội lần.

Hãy lên đường và khám phá để thêm yêu cảnh sắc và sự nồng hậu, mến khách của người dân Sơn La nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Top 9+ đặc sản Mù Cang Chải ngon nức tiếng nhất định bạn phải thưởng thức

Mù Cang Chải từ lâu vốn nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ như những “nấc thang lên thiên đường”. Đến với Mù Cang Chải, du khách không chỉ được tận hưởng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ruộng bậc thang, tìm hiểu về những nét đẹp văn hóa của người dân tộc Mông, Thái mà còn được thưởng thức đặc sản Mù Cang Chải mang đậm hương vị của mảnh đất Tây Bắc.

Hãy cùng wecheckin khám phá 9+ đặc sản Mù Cang Chải nhất định bạn phải thưởng thức khi đi du lịch nhé!

1.Xôi nếp Mù Cang Chải

Truyền thuyết kể rằng: “Xa xưa tổ tiên người Thái được các vị tiên giáng trần ban cho một loại thóc giống với lời dặn phải tìm nơi khí hậu, đất đai phù hợp gieo trồng để có loại lúa nếp thơm ngon đặc biệt. Vâng lời, người Thái đã du cư khắp các vùng Tây Bắc tìm đất gieo hạt mà không nơi nào như ý.

Chỉ đến khi gặp thung lũng phì nhiêu dưới chân đèo Khau Phạ, nhờ dòng nước mát trong từ con suối Mường Lống nuôi dưỡng, giống lúa nếp “trời ban” ấy mới khoe hết những phẩm chất của mình. Người ta còn kháo nhau gạo nếp Tú Lệ phải ngâm và đồ bằng nước suối trong vắt chảy ra từ những con suối đầu nguồn trên đỉnh Khau Phạ mới là thứ xôi nếp ngon nhất…

đặc sản Mù Cang Chải

Đến Mù Cang Chải mà chưa được thưởng thức món xôi nếp trứ danh này thì quả là đáng tiếc. Xôi nấu không cần cho thêm nước dừa mà vẫn thơm, dẻo, bùi ăn không bị ngán như mấy loại xôi thông thường khác.

2. Cốm Tú Lệ

Bất cứ du khách nào đến Mù Cang Chải, được một lần thưởng thức hương vị cốm Tú Lệ đều không thể quên được cái vị dẻo thơm của những hạt nếp đầu mùa.

Cốm Tú Lệ được mệnh danh là “tinh hoa ẩm thực” của mảnh đất này. Với khí hậu quanh năm mát mẻ, đất có nhiều khoáng chất và sở hữu dòng suối trong vắt chảy từ đỉnh đèo Khau Phạ đã tạo nên hương vị đặc biệt của cốm Tú Lệ mà không nơi nào có được.

đặc sản Mù Cang Chải

Khi lúa còn non, thơm mùi hương sữa, người dân Tú Lệ gặt đem về làm cốm. Công đoạn để làm ra một mẻ cốm thơm ngon không hề đơn giản. Người dân phải ra đồng từ lúc còn sáng sớm khi những bông lúa còn ướt đẫm sương gặt đem về tuốt. Tuốt lúa xong sẽ được người Thái đem vào rang ngay, bà con nơi đây rang bằng bếp củi. Khi rang thì cho nhỏ lửa, đảo liên tục để hạt cốm không bị cháy, khi chín đợi cho nguội rồi đem đi giã. Cốm giã xong được gói trong lá dong để giữ được màu xanh và mùi thơm của cốm.

đặc sản Mù Cang Chải

Cốm Tú Lệ thường được ăn cùng với chuối chín hoặc có thể dùng để nấu cháo, nấu xôi, nấu chè,…Với hương vị đặc biệt, thơm ngon, cốm Tú Lệ đã trở thành đặc sản nổi tiếng khắp vùng Tây Bắc. 

3. Châu chấu rang

Châu chấu rang Mường Lò là đặc sản của Mù Cang Chải được người dân ở đây rất là ưa thích. Châu chấu xuất hiện nhiều nhất và ngon nhất là vào mùa lúa chín, những con châu chấu to béo, vàng ươm, khi rang lên cực kỳ thơm ngon.

đặc sản Mù Cang Chải

Châu chấu trước khi rang được om với giấm gạo hoặc nước măng chua trên bếp để nhỏ lửa. Sau khi cạn mới đem đi rang lên cho tới khi chín, giòn. Họ thêm gia vị cho vừa ăn và thêm một ít tỏi, ớt, lá chanh cắt nhỏ để làm dậy mùi món ăn.

4. Lạp xưởng Mù Cang Chải

Lạp xưởng là một món ăn ngon được chế biến với công thức hoàn toàn khác biệt. Nguyên liệu để làm nên món đặc sản Mù Cang Chải này là thịt ba chỉ, hạt tiêu, mật ong, rượu trắng,…được tẩm ướp bởi các hương vị của núi rừng Tây Bắc tạo nên một món ăn đậm chất riêng. 

đặc sản Mù Cang Chải

Suốt một quãng đường dài trong thời tiết giá lạnh, du khách chẳng mong gì hơn khi được hơ mình bên bếp lửa ấm áp với chút lạp xưởng hun khói chấm với tương ớt Mường Khương cay xè mắt mũi cùng với mấy chén rượu ngô thì thật là “phê”.

5. Táo mèo Mù Cang Chải

Táo mèo còn có tên gọi khác là Sơn Tra, đây là một vị thuốc quý có tác dụng chữa đầy hơi, khó tiêu, hạ huyết áp. Chính vì vậy táo mèo thường được sử dụng trong các vị thuốc và ngâm rượu được rất nhiều người ưa thích.

đặc sản nổi tiếng ở Mù Cang Chải

Táo mèo có 2 loại, một loại các bạn thường thấy người ta bán ở chợ quả to và một loại táo rừng quả nhỏ. Loại táo rừng có rải rác từ đầu vụ đến cuối vụ, khi chín có màu hồng trắng hoặc vàng, có vị ngọt, thơm, giòn. Loại táo Mèo này hầu như chỉ có ở vùng núi đá Mù Cang Chải, thu hoạch hơi muộn hơn và số lượng cũng không nhiều. Loại táo mèo to như quả lê chỉ có vào đúng vụ tháng 9 Dương lịch ở Nghĩa Lộ – Yên Bái. Loại táo mèo này có vị chua, chát nên thường dùng để ngâm rượu.

Vào đúng vụ, bất kỳ quán nước ven đường ở Mù Cang Chải cũng có món táo Mèo muối sổi với đường, muối và ớt. Nếm thử một miếng sẽ thấy vị ngọt, cay, mặn, giòn, thơm còn vương vấn mãi. 

6. Nhộng ong rừng

Nhắc đến đặc sản Mù Cang Chải không thể thiếu món nhộng ong rừng. Nhộng ong rừng không phải mùa nào cũng có mà phải đợi từ tháng 4 đến tháng 8 khi những con ong  rừng làm tổ và sinh sản, đó là thời điểm người dân Mù Cang Chải lấy được những con nhộng ngon.

đặc sản Mù Cang Chải

Nhộng ong rừng Mù Cang Chải được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau: nhộng ong chiên giòn, nhộng ong tẩm bột rán nhưng ngon nhất vẫn là món nhộng ong xào mùng – là món ăn đặc biệt của người dân Mù Cang Chải.

Nhộng ong xào mùng không được quá nát, vẫn giữ được màu xanh của mùng, nhộng ong còn giữ được nguyên con và rắc một ít lá chanh thái nhỏ ở trên. Vị béo ngậy của nhộng ong hòa quyện cùng vị thơm của lá chanh sẽ đem đến đến cho du khách một cảm giác khác lạ. 

7. Mật ong rừng

Do Mù Cang Chải có điều kiện tự nhiên thuận lợi, hoa rừng nở suốt 4 mùa, nguồn nước tự nhiên dồi dào thích hợp để các đàn ong phát triển mạnh mẽ. Những bầy ong rừng đã tinh luyện ra thứ mật tươi ngon, sánh đặc, vàng óng, có vị ngọt và mùi thơm tự nhiên nhờ sự phối trộn của nhiều loại phấn hoa khác nhau. 

đặc sản Mù Cang Chải

Ong thường làm tổ trong các hốc đá, hốc cây. Khi vào mùa khai thác mật, người dân Mù Cang Chải thường dùng những cây đuốc đem nhúng nước tạo độ ẩm rồi mới đốt để tạo ra nhiều khói khiến đàn ong sợ bay đi. Sau đó người thu hoạch mật trèo lên cây hoặc leo hang đá để gỡ tổ ong, hoặc dùng vật nhọn đâm thông tổ cho mật chảy ra.

Do được thu hoạch bằng phương pháp thủ công nên mật ong ở Mù Cang Chải vẫn giữ được hương vị thơm ngon, sự tinh túy vốn có.

8. Thịt lợn kẹp cây rừng nướng

 Nguyên liệu để làm nên món đặc sản Mù Cang Chải này là những miếng thịt cả bì và mỡ, tẩm ướp với gia vị rừng đặc trưng của vùng thảo cỏ Tây Bắc như hạt mắc khén, hành tươi…được bọc trong lớp lá rong tươi, kẹp tre nướng trên bếp than hoa. 

Khi nướng trên bếp than hoa, người nướng phải khéo léo để cho thịt chín đều, vàng ươm mà lớp lá rong chỉ cháy khô ở bên ngoài. Món ăn ngon, đậm vị của rừng núi khiến thực khách ở phương xa khó có thể cưỡng lại được.

đặc sản  nổi tiếng Mù Cang Chải

9. Mận tam hoa

Du khách lên Mù Cang Chải vào tháng 5 không chỉ được ngắm ruộng bậc thang kì vĩ, bao la của bản làng người Mông bên vách núi mà còn được thưởng thức vị ngọt, giòn tan của của quả mận tam hoa để quên đi hết mệt mỏi sau một cuộc hành trình dài.

đặc sản ở Mù Cang Chải

Mận tam hoa Mù Cang Chải quả to, màu đỏ, thịt bên trong hồng tươi, ngoài phủ một lớp phấn trắng mịn, là món đặc sản mà nhiều người yêu thích và là món quà biếu nhau mỗi khi đi xa về.

10. Cua suối rang muối

Cua suối thường sống trong các hốc đá trên suối ở vùng cao, thịt cua suối Mù Cang Chải thơm, ngon, chắc thịt có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. 

Món cua suối rang muối được chế biến vô cùng đơn giản. Cua được người dân bắt về, bóc mai, rửa thật sạch, để ráo nước. Sau đó cho dầu ăn vào chảo đun nóng lên, cho tỏi và hành phi thơm rồi cho cua vào đảo đều, rắc muối rang lên cho đến khi cua vàng ươm rồi múc ra đĩa. Món cua suối rang muối ăn kèm thêm một ít rau sống, ngồi nhâm nhi chén rượu ngô sẽ tạo nên hương vị khó quên của mảnh đất vùng cao này.

top 9 đặc sản ở Mù Cang Chải

Trên đây là top những món đặc sản Mù Cang Chải wecheckin muốn giới thiệu cho các bạn. Hãy mau mau lên kế hoạch cho chuyến du lịch Mù Cang Chải để thưởng thức hết tất cả những món ăn này nhé!

Về XOAN CAFE – Đi tìm tĩnh lặng giữa chốn phồn hoa

Đó là một ngày Hà Nội đón cơn mưa đầu mùa, tôi chênh vênh, lạc nhịp giữa tuổi 20 không có điểm dừng…

Thỉnh thoảng có những ngày tâm trạng con người ta trở nên lạc lõng, chỉ muốn ngồi lặng một mình nơi góc quán quen nào đó, để sắp xếp lại suy nghĩ, hoài niệm về những điều xưa cũ, tươi đẹp có, buồn thương có, và làm bạn với nỗi cô đơn…

Tôi tìm đến XOAN cafe như vậy, như một nơi để trốn, để hong khô tâm hồn!

1. Một XOAN cafe mộc mạc, bình dị và mang màu sắc của thời gian

Khi còn là cô sinh viên năm hai, tôi đã nghe người ta kể về XOAN cafe, về những điều mộc mạc, cũ kỹ mang những mảng màu hoen ố của thời gian. XOAN không hiện đại mà cổ kính, không ồn ào, đông đúc mà nhẹ nhàng, bình lặng như tâm trạng người con gái đến ngày ẩm ương.

Vị trí của quán nằm ngay trong một con ngõ nhỏ: Số 5 ngõ 411 Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội.

Vì quán không có chỗ gửi xe nên khách khi ghé thăm đến có thể gửi ở rạp Fafilm sau đó đi bộ sang. Ấn tượng đầu tiên của tôi về XOAN là dù nằm giao ngay những tuyến đường đông đúc nhất Hà Nội nhưng nó lại ẩn mình trong một con ngõ với không gian tách biệt và yên ắng.

Tổng quan về XOAN CAFE
Một XOAN bình yên giữa lòng Hà Nội

Tên quán được decor đơn giản trên tấm gỗ với dòng chữ XOAN CAFE xanh rợp dưới tán cây.

Cổng vào Xoan Cafe
Chiếc bảng gỗ mộc mạc in tên quán

XOAN cafe là căn nhà cổ 3 tầng được chủ tiệm tận dụng mọi góc để bày trí, vừa mở ra một không gian hoài cổ lại vừa thoáng đãng.

Sân nhà Xoan Cafe
Hiên nhà XOAN ngày nắng

Tôi thầm nghĩ nếu bước vào XOAN một ngày nắng vàng như rót mật thì chẳng hay khung cảnh sẽ như thế nào, phải chăng là màu nắng vàng ngả bóng trên bức tường vàng đã mang màu xưa cũ, là ánh nắng xuyên qua bóng cây chiếu le lói xuống hiên nhà, bàn trà và cảnh vật?!

2. Một XOAN rợp bóng cây xanh giữa lòng Hà Nội

Thật ít có quán cà phê nào tận dụng được màu xanh của cây cối mát mắt như ở XOAN cafe, từ cổng vào, lối đi, hiên nhà cho đến chỗ ngồi tầng 2, tầng 3 đều có giàn cây phủ bóng.

Màu xanh phủ kín Xoan Cafe
Ở XOAN lúc nào cũng rợp bóng cây xanh

Trước khi tới đây, tôi đã xem cảm nhận của khách hàng khi ghé XOAN, đúng như bạn Nguyễn Trang Gấu review “Quán này rất mộc, rất dân dã, và tách biệt hẳn với cả bên ngoài. Giàn cây leo ở trước sân làm mình nhớ đến những khoảng sân rộng, lá phủ kín mít mát ơi là mát ở quê. Cảm giác đến với Xoan là một cái gì đó rất thân quen ấy”.

XOAN CAFE ngày nắng
Phía sân nhà XOAN CAFE

Tôi bước vào XOAN, và tâm hồn cũng đồng điệu như thế đó! Là kỷ niệm ùa về, là tuổi thơ, ký ức với giàn cây xanh bóng ở quê ngày còn trẻ thơ. Ở XOAN có xanh lá, có ngày thơ bé, có cả tuổi trẻ và những bình lặng khó thể nào kiếm được giữa thành phố đầy tấp nập và phồn hoa này.

3. Ở XOAN cafe – Cà phê đen đá không đường vẫn cảm nhận được vị ngọt

Thực đơn ở XOAN khá đa dạng, đủ để bạn cảm nhận được đủ các loại hương vị và mùi vị. Menu đa dạng từ đồ ăn: Mì tôm, bún riêu, bắp rang bơ, hướng dương, bò khô, nem chua,… cho đến các loại đồ uống: Cà phê, chanh muối, cacao, sinh tố hay nước ép,… Giá thành dao động từ 12.000 – 45.000, mức giá này ở mức tầm trung so với các quán cà phê tại Hà Nội vì thế đến XOAN chắc hẳn bạn sẽ không cần lo bị “bỏ đói”!

Đồ uống ở Xoan Cafe
Menu đồ uống và ẩm thực ở XOAN rất đa dạng

Còn tôi, tôi chọn tách cà phê đen đá và chọn một góc trên tầng 3 để ngồi. Ngày tôi đến XOAN quán khá vắng vì đó là một ngày trong tuần, tôi quan sát tỉ mỉ từng chi tiết của quán, ngoài sân nhà có một vài vị trí ngồi cho những ai yêu thích khoảng không gian thoáng đãng.

Tầng 1 được bày trí tranh vẽ, chum lọ và dưới ánh đèn vàng, nó như một căn nhà thời bao cấp mang đầy kỷ niệm.

XOAN CAFE Tầng 1
Tầng 1 nhà XOAN CAFE được bày trí khá ấn tượng và bắt mắt

Tầng 2 có 2 phòng chia ra làm 2 cầu thang đi lên riêng biệt nhưng đều được thiết kế cửa sổ tạo độ thoáng đãng và rất dễ quan sát.

XOAN CAFE Tầng 2

Ngoài ra còn có tầng 3 với những vị trí rất riêng biệt, đủ để những ngày buồn bạn có thể ghé chơi, ngồi bên hiên dưới những tán cây đọc sách, nhâm nhi cốc cà phê đắng xen chút ngọt dịu, cảm nhận cuộc sống này thêm phần sâu hơn…

XOAN CAFE những ngay yên ắng
Tầng 3 của quán là không gian rất thích hợp để đọc sách, học tập,…

XOAN luôn chào đón những ai đang tìm một nơi dừng chân giữa cái đông đúc của Hà Nội, từ 09:00 sáng đến 22:30 tối, XOAN vẫn luôn ở đó, chờ bạn trở về!

Không gian ấy thật sự thích hợp với những ai muốn có một nơi làm việc, đọc sách, học tập hay gặp gỡ bạn bè, tâm tình thủ thỉ,…

XOAN CAFE giữa lòng Hà Nội
Hãy ghé nơi đây để cảm nhận nhịp thở bình yên giữa những xô bồ của Hà Nội

Nếu có dịp, hãy ghé XOAN như tôi để lắng nghe được những thanh âm dịu ngọt của cuộc sống, để quên đi chuyện buồn, giữ lại chuyện vui và kể cho tôi nghe về câu chuyện của các bạn ở XOAN nhé!

4. Thông tin tổng quan của XOAN Cafe

  • Địa chỉ: Số 5 ngõ 411 Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội (Gần Fafilm).
  • Giờ mở cửa: 9h sáng – 22h30 tối.
  • Giá thành: 12.000 – 45.000 VNĐ


Một số quán cà phê tĩnh lặng khác tại Hà Nội bạn có thể ghé thăm:

Khám Phá Cung Đường Trekking Đẹp Tựa Thiên Đường Ở Việt Nam: Tà Năng – Phan Dũng

Tà Năng – Phan Dũng là những cái tên có thể còn khá mới lạ đối với các bạn trẻ đam mê du lịch và trải nghiệm ở miền Bắc. Nơi đây được mệnh danh là “Cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam”. Thế nhưng, những cung đường càng đẹp thì càng khó để chinh phục. Hãy cùng wecheckin.vn tìm hiểu tất tần tật về cung đường trekking “đẹp tựa thiên đường” đã làm mê đắm biết bao trái tim của dân du lịch bụi này nhé!

Tà Năng - Phan Dũng

1. Trekking là gì? Sơ qua về loại hình du lịch trekking

Thuật ngữ “trekking” có nguồn gốc từ ngôn ngữ Afrikaans về sau trở thành một từ trong ngôn ngữ tiếng Anh vào giữa thế kỷ 19. Nó có nghĩa là một hành trình đi bằng chân kéo dài và gian khổ. Đây là hình thức du lịch trải nghiệm phổ biến ở phương Tây và được du nhập vào Việt Nam đã lâu. Trong những năm gần đây, loại hình du lịch này mới thực sự trở thành trào lưu ở nước ta. Nếu là một người đam mê xê dịch thì chắc chắn du lịch trekking không còn lạ lẫm với bạn nhưng trên thực tế, vẫn còn khá nhiều người chưa hiểu rõ về loại hình du lịch này.

Xem thêm:

2. Tà Năng – Phan Dũng ở đâu?

Cung Đường TrekTà Năng – Phan Dũng
Địa PhậnLâm Đồng – Ninh Thuận – Bình Thuận
Độ dài55km
Độ cao1.701m

Tà Năng Phan Dũng là cung đường dài khoảng 55km chuyển tiếp từ cao nguyên xuống duyên hải miền Trung, thuộc địa phận ba tỉnh Lâm Đồng, Ninh ThuậnBình Thuận. Điểm xuất phát của nó ở xã Tà Năng (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) và kết thúc ở xã miền núi Phan Dũng (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận). Đây là cung đường chưa in nhiều dấu chân người, còn khá hoang sơ và việc tìm kiếm thông tin về nó cũng khó khăn. 

Cột mốc ba tỉnh Lâm Đồng - Ninh Thuận - Bình Thuận
Cột mốc 3 tỉnh Lâm Đồng – Ninh Thuận – Bình Thuận trên cung Tà Năng – Phan Dũng

Cung đường trekking này đặc biệt so với những nơi khác ở chỗ cảnh quan chủ yếu là đồi cỏ, so với ở Tây Nguyên thì đa số là rừng rậm nhiệt đới, ở Tây Bắc chủ yếu là rừng rậm và núi đá, vừa đủ hiền hòa mà cũng không sợ thiếu gai góc.

3. Tà Năng – Phan Dũng: Cung đường trekking tuyệt vời nhất Việt Nam?

Do có thảm thực vật đa dạng, khung cảnh hùng vĩ, độ khó vừa phải nên cung đường này phù hợp trekking với nhiều lứa tuổi. Phía Tà Năng là cung đường đẹp, cây cỏ mọc hai bên đường, dốc không quá cao. Còn phía Phan Dũng (hướng xuống thác Yavly) đường khá trơn, ngoằn ngoèo, nhiều dốc, cây chủ yếu là thông. Ở đỉnh Tà Năng, buổi tối sương xuống khá dày và nhanh, gió đặc biệt thổi mạnh vào giữa đêm.

Trekking Tà Năng Phan Dũng
“Nơi đây ít dấu chân người, nhất là Phan Dũng – hoàn toàn là rừng, đẹp hoang sơ. Đứng từ xa nhìn vào đã thấy đẹp như những thảo nguyên bạt ngàn bên Úc hay Florida.”

Đến đây, bạn sẽ được dẫn dắt qua những khung cảnh hùng vĩ của thiên nhiên. Như nhân vật Alex trong bộ phim Into the wild từ bỏ cuộc sống đầy đủ ở thành thị, một mình lang thang đi bụi, tìm cho mình lý tưởng cuộc sống: về với thiên nhiên.

Không một ai có thể cưỡng lại trước vẻ đẹp của cung đường Tà Năng – Phan Dũng. Tuy nhiên, ngoài cảnh đẹp đến mê hồn, cung đường này còn hội tụ nhiều điều kiện rất tuyệt vời để cùng bạn bè “lên đồ” cho một chuyến đi nhanh-gọn-lẹ. Quãng đường này không quá dài, bạn hoàn toàn có thể đi trong vòng 2N1Đ.

Trekking Tà Năng - Phan Dũng
Sáng sớm nơi đây thơ mộng với nắng và cỏ xanh trong sương. Trưa thì thấy một chút khắc nghiệt bởi hành trình dài và nắng nóng. Buổi tối lại trở nên sâu thẳm, cảm giác bé nhỏ, lạc lối giữa bốn bề núi rừng.

4. Thời điểm thích hợp đi Tà Năng – Phan Dũng

Tà Năng có 2 mùa: mùa cỏ xanh và mùa cỏ cháy. Mỗi mùa đều có những vẻ đẹp rất riêng và cảnh sắc mùa nào cũng đầy kỳ vĩ hút chân lữ khách khắp nơi đến thưởng ngoạn quanh năm. 

Mùa cỏ xanh thường kéo dài từ tháng 6 đến tháng 12. Thời điểm này, Tà Năng hiện lên trước mắt với thảm cỏ xanh mướt phủ trên những quả đồi, những cánh đồng lúa mơn mởn và cánh rừng xanh bạt ngàn. 

Tà Năng mùa cỏ xanh
Tà Năng mùa cỏ xanh

Đến mùa cỏ cháy, những quả đồi trọc trải dài tít tắp bên cánh đồng cỏ vàng úa, những con suối cạn đang đợi nước về cùng rừng cây khô trụi lá vẫn mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho những ai yêu thích khám phá vẻ đẹp của tự nhiên.

Tà Năng mùa cỏ cháy
Tà Năng mùa cỏ cháy

Bạn có thể lên lịch trình khám phá cung Tà Năng – Phan Dũng vào bất cứ thời điểm nào nhưng lưu ý vào tháng 8 – 10 thời tiết thay đổi thất thường. Hãy theo dõi thật kỹ tình hình thời tiết, cũng như chuẩn bị cho mình những kỹ năng xử lý trong trường hợp gặp mưa trong rừng nhé!

5. Cách di chuyển đến Tà Năng từ Hà Nội

Từ Hà Nội, cách đơn giản nhất là bắt xe đi Đức Trọng, Lâm Đồng. Nhớ bảo tài xế cho bạn xuống ở ngã 3 Tà Hine. Rồi từ Tà Hine bắt xe ôm vào Toa Cát. Đây là điểm bắt đầu cho cuộc hành trình đầy thử thách nhưng cực kỳ đáng giá.

Có 2 xe di chuyển tuyến Hà Nội – Đức Trọng:

  • Xe khách Đào Vân: Mỹ Đình – Đức Trọng xuất phát lúc 3h00 – đến Lâm Đồng lúc 07:00 ngày hôm sau (tổng thời gian di chuyển: 28h)

Giá vé: 550.000 đồng/vé. Sđt: 0977 133 840/0979 624 579.

  • Xe khách Ngọc Hùng Văn Nhân: Bx Nước Ngầm – Đức Trọng xuất phát lúc 06:30 – 11h45 ngày hôm sau đến nơi (Tổng thời gian di chuyển: 29 giờ 15 phút)

Giá vé: 600.000 đồng/vé. Sđt: 0126 974 7252/0633 918 184/0633 725 863.

Nếu như đi xe khách mất quá nhiều thời gian và khiến bạn mệt mỏi, bạn hoàn toàn có thể mua vé bay từ Hà Nội – Lâm Đồng. Rồi bắt xe (taxi/xe ôm) từ sân bay Liên Khương đến thẳng Ngã 3 Tà Hine mất khoảng 30 phút (18km).

6. Trekking Tà Năng – Phan Dũng cần chuẩn bị những gì?

Trekking chưa bao giờ là một loại hình du lịch dễ dàng, bởi cung đường đi núi đá hiểm trở. Dưới đây là những điều nhất định bạn phải nắm rõ và những thứ cần thiết trong chuyến đi mà bạn cần chuẩn bị:

1. Thể lực:

Điều đầu tiên và quan trọng nhất, đặc biệt là sức bền vì bạn sẽ phải đi bộ tầm 40km trong 2 ngày trời. Nếu không tập luyện thường xuyên, bạn sẽ rất nhanh bị đuối sức. Do đó mình cực kỳ khuyên các bạn nên tập thể lực vài tuần trước khi đi. Những ai thể lực tốt thì cung này thật sự không khó đi lắm. Với những ai thể lực yếu, các bạn vẫn có thể đi được tuy nhiên nên lượng sức mình và nghe theo hướng dẫn của porter hay dẫn đoàn.

2. Đồ đạc

Nên mang đồ gọn nhẹ nhất có thể. Thường chỉ cần 1 bộ đồ để thay, áo mưa phòng khi trời mưa, và 1 đôi dép lào để băng suối là đủ. Nhớ mang theo mũ và khăn rằn che nắng nhé. Bạn cũng nên mặc các loại trang phục thoáng mát, co dãn tốt khi đi trek.

Chuẩn bị đồ Trek
Gợi ý một số đồ đạc cần thiết chuẩn bị trước khi trekking (Ảnh minh họa)

3. Lương thực, nước, đồ ăn nhẹ:

Thường thì các tour sẽ chuẩn bị nước nhưng bạn cũng nên tự chủ động mang theo, trong 2 ngày thì mình dùng hết khoảng 2-3 lít nước, những đoạn đường cuối là lúc mà nước có khi còn quý hơn cả vàng. Ngoài ra thì bạn cũng nên mang theo ít đồ ngọt để kịp thời tiếp năng lượng khi mất sức trong quá trình đi.

4. Giày

Hãy chọn cho bản thân một đôi giày thể thao thật nhẹ và chắc để đồng hành trên cung đường khá trắc trở này nhé. Nếu có thể hãy mua một đôi giày có độ bám tốt vì bạn rất dễ bị trượt khi đi trên các dốc cát và đá.

5. Bó gối

Những đoạn xuống dốc sẽ khiến đầu gối bạn đau nhức vì phải gánh cả sức nặng của bản thân và chiếc balo trên vai, do vậy bạn nên chuẩn bị trước bó gối để đỡ bị đau gối khi đang đi nhé.

6. Gậy trek & đèn pin

Một cây gậy trek chuyên dụng sẽ là trợ thủ đắc lực cho bạn vì cung đường này chỉ có dốc và dốc thôi, gậy sẽ giúp bạn tránh bị trượt chân vì có những đoạn đường mòn rất hẹp và nguy hiểm.

7. Các loại thuốc và bộ y tế

Kem chống nắng, thuốc cảm, thuốc đau bụng, thuốc bôi khi bị côn trùng cắn, viên sủi tăng sức đề kháng, bộ dụng cụ sơ cứu…bạn cũng nên chuẩn bị để dự phòng cho những trường hợp xấu nhất xảy đến. Đặc biệt nếu đi vào mùa mưa thì lúc băng rừng lội suối sẽ có rất nhiều muỗi và vắt.

8. Lều và túi ngủ

Nếu các bạn đi theo tour thì thường tour sẽ chuẩn bị sẵn, còn nếu nhóm các bạn đi tự túc thì đây cũng là những vật dụng thiết yếu vì cắm trại ngủ qua đêm trên đồi trọc là lựa chọn duy nhất khi đi trek cung này.

Lều và túi ngủ là những vật dụng không thể thiếu. Thường thì bên tour sẽ chuẩn bị hết cho các bạn để hành trình trở nên nhẹ nhàng hơn.

9. GPS, bản đồ offline

Với những bạn đi theo tour, lưu ý luôn luôn bám theo đoàn và nhớ người trong đoàn để tránh bị lạc. Còn những bạn muốn tự đi thì GPS và tracklog là những thứ không thể thiếu khi đi trong rừng, có thể tải các ứng dụng bản đồ offline như MapMe và lưu lại các mốc tọa độ. Mặc dù có người dẫn đường nhưng đã có vài nhóm bị lạc trong cung này, do đó các bạn nên cân nhắc và chuẩn bị thật kỹ nhé.

10. Túi rác

Cung đường này ngày càng có nhiều nhóm đi khám phá nên rải rác vài nơi có nhiều rác như chai nước, vỏ bánh kẹo… của những bạn thiếu ý thức để lại. Do đó các bạn đi trekking nhớ lưu ý mang theo túi rác để mang về hoặc đốt tiêu hủy tại chỗ luôn nhé. Hãy nhớ “đừng lấy đi gì ngoài những tấm ảnh, đừng để lại gì ngoài những dấu chân” để giữ một Tà Năng – Phan Dũng sạch sẽ và trong lành nhé.

11. Pin, Sạc, Camera.

Nhớ sạc đầy pin điện thoại, cục sạc dự phòng và mang theo máy ảnh, camera hành trình để ghi lại những trải nghiệm chân thực nhất trên cung đường này nhé!

Những vật dụng cần thiết như: Lều, túi ngủ, cục sạc dự phòng, máy ảnh, camera hành trình, gậy Trek và đèn pin, bó gối, balo, bộ sơ cứu y tế… nếu bạn có điều kiện thì có thể mua luôn, còn không thì có thể thuê tại đây: https://www.facebook.com/travelkitvn/. Nếu đi tour thì bên tổ chức tour sẽ chuẩn bị mọi thứ cho bạn, từ balo đến đồ ăn và các vật dụng y tế. 

Chuẩn bị nhiều thứ nhưng trải nghiệm bạn sẽ có rất xứng đáng, ví dụ như cảnh ngắm mặt trời mọc trên đỉnh Tà Năng. Bạn cũng sẽ ấn tượng với sự chân chất và nhiệt tình giúp đỡ của các porter người dân tộc Chu-ru, mang đến hành trình suôn sẻ. Trekking cũng như những loại hình du lịch khác, luôn tồn tại một số nguy hiểm mà bạn có khi không ngờ đến. Vì vậy, dù bạn du lịch với bất kỳ hình thức nào, hãy luôn chuẩn bị kỹ càng, đặc biệt là một số kỹ năng sinh tồn cơ bản.

7. Lịch trình Trekking Tà Năng – Phan Dũng: Con đường trekking đẹp nhất Việt Nam!

Cung đường Tà Năng – Phan Dũng không phải quá khó đi nhưng có nhiều ngã rẽ. Có người đã mất tích và thiệt mạng tại cung đường này nên việc đi tự túc mà không có người dẫn đường sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Dịch vụ ở đây khá đầy đủ, do các công ty nhỏ liên kết với dân địa phương, 1 tour thường có porter dẫn đường, hỗ trợ đoàn, đốt lửa nấu ăn dưng trại, vận chuyển nhu yếu phẩm bằng xe máy hoặc lừa, ngựa… nên có thể yên tâm để có một chuyến đi an toàn cho người mới bắt đầu. Bạn nên liên hệ trước porter để chở đồ đạc và dẫn đường. Họ sẽ giúp nhóm của bạn di chuyển nhẹ nhàng hơn và tránh bị lạc đường. Đặc biệt không nên dừng lại một con suối quá lâu. ếu thấy lũ về lập tức di chuyển bởi ở đây lũ về rất nhanh, không để ý là nước đã dâng cao, cực kỳ nguy hiểm.

Trekking Tà Năng - Phan Dũng
Hành trình khám phá Cung đường Trek đẹp nhất Việt Nam!

Lịch trình 2 ngày 1 đêm 

Thực ra tổng thời gian cho cuộc hành trình khám phá Tà Năng – Phan Dũng phải mất 3 ngày nếu xuất phát từ Hà Nội do quãng đường di chuyển khá dài. Cách đi từ Hà Nội – Tà Năng mình đã nói ở trên nên mình không nhắc lại ở phần lịch trình nữa. Các bạn tham khảo và lựa chọn cách di chuyển phù hợp nhất cho chuyến hành trình của mình nhé!

Ngày đầu tiên: Hà Nội – Tà Năng

Đón xe khách từ Hà Nội đi Đức Trọng, dừng ở ngã 3 rẽ vào Tà Năng. Tranh thủ ăn uống lấy sức, nghỉ ngơi và ghé cửa hàng tạp hóa mua một số đồ cần thiết còn thiếu. Sau đó thuê xe ôm vào nhà hoa hồng ngay cửa rừng. Chi phí: 250.000 đồng/xe, chở 2 người. Bạn không nên đi xe hơi vì đường xấu, sẽ phải xuống ở điểm cách cửa rừng rất xa.

Bắt đầu trekking, các bạn sẽ đi qua rất nhiều rừng thông thấp. 4-5km đầu đoạn đường vẫn còn khá bằng phẳng, băng qua những đồi thông cao vút, những ruộng cà phê trổ bông trắng và lác đác một vài chiếc nhà sàn của người dân địa phương. Đây là địa điểm đẹp, tha hồ check-in sống ảo. 

Trekking Tà Năng - Phan Dũng
Đi qua những đồi thông thấp

Miêu tả về vẻ đẹp hoang sơ của rừng núi Tà Năng, khoảnh khắc dạo bước dưới những tia nắng đầu tiên của một ngày mới, khi hơi sương vẫn còn lãng đãng bên sườn đồi khiến người ta cảm thấy như đang lạc vào thiên đường nơi hạ giới. Giữa núi rừng sâu thẳm, mọi thứ như chậm lại. Xung quanh chỉ còn cỏ cây, hoa lá và tiếng chim hót véo von. Khung cảnh nơi đây cách biệt hoàn toàn với cuộc sống ồn ã và xô bồ bên ngoài.

Đoàn dừng nghỉ chân ở một khoảng đất khá rộng dưới chân đồi thông, gió mát rười rượi. Lúc này bạn có thể cảm nhận được bầu không khí của núi rừng vây quanh, khi chỉ có ánh nắng chiếu xuyên qua những kẽ lá kim trên đầu và mùi ẩm của đất dưới chân. Chẳng còn những dòng người ồn ã, khói bụi kẹt xe hay những bộn bề của cuộc sống đô thị.

Đi thêm một đoạn nữa là đến con dốc đầu tiên và cũng là con dốc “khó nhằn” nhất, dốc dựng rất cao và gập ghềnh với những vết lõm do đường xe máy chạy, lúc leo lên được đến đỉnh dốc ai nấy cũng đều mệt bở hơi tai. Từ đoạn này trở đi toàn dốc là dốc liên tiếp. Trông tưởng dễ đi nhưng tốn sức khủng khiếp. Có khi ý nghĩ bỏ cuộc thoáng chạy qua trong đầu, nhưng rồi lại bị gạt đi ngay lập tức bởi sau đó là khung cảnh tuyệt đẹp của những quả đồi trọc vàng úa hiện ra giữa khu rừng xanh bạt ngàn, những con đường mòn uốn lượn trải dài và những áng mây trôi lững lờ bên triền núi.

Tà Năng mùa khô, gió thổi rất mạnh nên những lúc leo lên dốc gió quật qua như muốn bay cả người, những con đường mòn xuống dốc khá trơn trượt, đôi lúc lại rập rình hiểm nguy khi đi trên những đoạn hẹp tầm vài gang tay, một bên là dốc, một bên là vực.

Hoàng hôn ở Tà Năng
Hoàng hôn ở Tà Năng là một trong những khoảnh khắc đẹp nhất

Hoàng hôn nơi đây là một trong những khung cảnh đẹp nhất mình từng được chứng kiến. Bầu trời dát một màu vàng óng trên những vòm cây, tán lá mình đi qua, những rặng núi trập trùng và màu xanh bạt ngàn của rừng tạo nên một cảnh sắc tuyệt đẹp đến lặng người. Bạn sẽ thấy mình nhỏ bé vô cùng giữa thiên nhiên đồi núi hùng vĩ ấy, và lắng nghe thanh âm của tự nhiên, mùi hương của cây cỏ để thấy lòng mình bình yên lạ kỳ.

Đến 6h chiều đoàn tới địa điểm cắm trại trên một đỉnh đồi, gió thổi phần phật từng cơn, mọi người quây quần ăn tối và trò chuyện dưới bầu trời đầy sao, bên ánh lửa bập bùng, chia nhau bát canh gà làm ấm bụng và giữ sức cho nửa hành trình gian nan còn lại vào ngày mai. Vì buổi tối gió khá lạnh nên các bạn có thể mang theo 1 chiếc áo khoác để mặc ngủ nhé, đừng nên mang áo dày quá vì sẽ làm hành lý nặng nề hơn.

trekking Tà Năng Phan Dũng
Thời gian nướng gà cho bữa tối!

Ngày thứ hai – Bình minh đẹp tựa thiên đường ở Tà Năng-Phan Dũng

Những ai đến đây hãy một lần thức dậy sớm ngắm bình minh lên trên núi rừng Tà Năng – Phan Dũng, để thấy mặt trời dần dần ló dạng, chiếu những tia nắng đầu tiên của ngày mới xuyên qua màn sương mỏng trong khung cảnh thiên nhiên đầy thơ mộng.

Bình minh rực rỡ ở Tà Năng

Tầm 7h30, sáng đoàn xuất phát và tiếp tục chinh phục những ngọn đồi, hành trình hôm nay không có nhiều dốc lên nhưng phải xuống dốc rất nhiều và nhẹ nhàng hơn so với ngày đầu tiên. Đường đi chủ yếu là rừng cây với những cây cao trụi lá, dẫm trên những thảm lá khô kêu lạo xạo, nghe tiếng gió xào xạc hòa cùng tiếng chim kêu râm ran. Thỉnh thoảng lại gặp một bụi cỏ khô do nắng nóng mà tự cháy lách tách.

Trekking Tà Năng Phan Dũng
Cuộc hành trình dài đầy vất vả nhưng những gì nhận lại hoàn toàn xứng đáng!

12h trưa, cả đoàn tranh thủ nghỉ ngơi bên một con suối, ngâm chân dưới nước và thư giãn, dòng nước mát lạnh làm sảng khoái cả người. Nghỉ tầm hơn 1 tiếng, đoàn lại tiếp tục băng rừng, đường đi khá bằng phẳng nhưng lúc này đôi chân đã thấm mệt, dù hành lý đã nhẹ đi trên lưng nhưng hai đầu gối đau nhức vì lần đầu tiên đi liên tục cả một chặng đường dài như thế.

Trekking Tà Năng Phan Dũng
Ngồi nghỉ ngơi và nạp năng lượng bên suối

Tầm 4h30 chiều đã ra đến bìa rừng Phan Dũng, kết thúc chuyến hành trình đầy gian nan thử thách nhưng cũng ngập tràn niềm vui. Lên xe về lại Hà Nội, dù đôi chân vừa tê cứng vừa nhức mỏi vì mệt, nhưng lòng mình vẫn đầy tiếc nuối khi nhớ về những kỉ niệm đã có trong suốt quãng đường đi. Tà Năng – Phan Dũng, chuyến đi đầy hào hứng lúc bắt đầu và cũng đầy nhớ nhung khi trở về.

Trên đây là tổng hợp kinh nghiệm và lịch trình khám phá cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam: Tà Năng – Phan Dũng của wecheckin.vn. Gạt bỏ đi những e ngại về khoảng cách, về thể lực và cả những lời đồn thổi, chỉ cần bạn chuẩn bị thật kỹ và có lòng quyết tâm thì thiên đường đẹp như mơ này chính là phần thưởng cực kỳ tuyệt vời mà mẹ thiên nhiên dành tặng cho bạn. Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không xách ba lô lên và đi thôi, nhỉ?

Top 7 địa điểm ngắm mùa lúa chín tuyệt đẹp tại miền Bắc khiến bạn mê mẩn

1

Thu sang, những cánh đồng bắt đầu chuyển sang một màu vàng – màu báo hiệu một mùa lúa chín ở miền Bắc. Đây cũng là lúc các bạn trẻ ham mê xê dịch lại rục rịch chuẩn bị cho mình những chuyến đi để “săn lúa”. 
Hãy cùng với wecheckin điểm danh những địa điểm ngắm mùa lúa chín tuyệt đẹp ở miền Bắc để các bạn có thể lựa chọn trong chuyến đi sắp tới của mình nhé!

1. Mù Cang Chải – mùa lúa chín vàng trên những thửa ruộng bậc thang

Mù Cang Chải là một huyện vùng cao nằm ở tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội khoảng 300km. Nhắc đến Mù Cang Chải, chúng ta nghĩ đến ngay con đèo huyền thoại Khau Phạ, cốm Tú Lệ, đồi mâm xôi hay những thửa ruộng bậc thang trải dài đến tận cuối chân trời,…

top-7-dia-diem-ngam-mua-lua-chin
Đồi mâm xôi ở La Pán Tẩn là một trong những địa điểm nổi tiếng thu hút du khách đến trong mùa lúa chín.

Cứ vào khoảng tháng 9 trở đi, các du khách trong và ngoài nước lại cùng nhau về đây chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang vàng rực và tham gia các sự kiện văn hóa mang đậm dấu ấn của người Thái, người Mông. Thưởng thức những hương vị đặc sản thơm ngon, độc đáo của miền Tây Bắc.

Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp làm nao lòng bất cứ ai đến đây vào thời điểm này
Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp làm nao lòng bất cứ ai đến đây vào thời điểm này
Hình ảnh lao động đẹp đẽ của con người vùng cao  mùa lúa chín
Hình ảnh lao động đẹp đẽ của con người vùng cao mùa lúa chín

Vào năm 2007, ruộng bậc thang thuộc 3 xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Dế Xu Phình ở huyện Mù Cang Chải đã được Nhà nước công nhận là một trong những danh thắng độc đáo vào bậc nhất của Việt Nam.

Lác đác những căn chòi nhỏ xem lẫn những thửa ruộng bậc thang vàng óng vàng tô điểm thêm bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Lác đác những căn chòi nhỏ xem lẫn những thửa ruộng bậc thang vàng óng vàng tô điểm thêm bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Mù Cang Chải đã được tạp chí danh tiếng National Geographic của Mỹ đăng tải những hình ảnh ruộng bậc thang của người Mông ở Mù Cang Chải vào top những bức ảnh đẹp nhất thế giới.

Bức ảnh với tên gọi
Bức ảnh với tên gọi “Bình minh Mù Cang Chải” được nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Thiện chụp lại trong chuyến đi Yên Bái được bình chọn là 1 trong 12 bức hình đẹp nhất ngày 15/3 trên trang National Geographic.

Mùa lúa chín chỉ kéo dài trong khoảng 3-4 tuần, nếu không muốn bỏ lỡ những khoảnh khắc tuyệt đẹp này các bạn hãy sắp xếp công việc của mình và lên kế hoạch cho chuyến đi ngay từ bây giờ nhé!

Mù Cang Chải ở đâu? Những địa điểm không nên bỏ lỡ khi “phượt” Mù Cang Chải năm 2019

2. Sapa – Lạc giữa biển vàng trong mùa lúa chín

Sapa là một địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Mỗi một mùa, Sapa lại mang một vẻ đẹp riêng để níu giữ chân lữ khách. Mùa đông, Sapa được bao phủ lên mình lớp sương mờ ảo, cây cối đóng băng lại như đang lạc trong cõi tiên cảnh. Mùa xuân lại bừng lên sức sống với hoa mơ, hoa mận nở trắng xóa trên những triền đồi hay mùa hè hoa đỗ quyên nở khắp rừng. Và đến mùa thu, Sapa lại khoác lên mình một tấm lụa vàng, những ruộng bậc thang với những dải lúa chín phủ kín khắp sườn đồi.

Toàn cảnh Sapa vào mùa lúa chín từ góc nhìn trên cao
Toàn cảnh Sapa vào mùa lúa chín từ góc nhìn trên cao

Mùa lúa chín ở Sapa bắt đầu vào tháng 9, tháng 10 và chỉ diễn ra trong 2 tuần. Vậy nên bạn nào muốn ngắm trọn vẹn cảnh đẹp thì phải lựa đúng thời điểm nhé!

Sapa đã từng được tạp chí du lịch danh tiếng Travel and Leisure của Mỹ bình chọn là 1 trong 7 ruộng bậc thang vào mùa đẹp nhất châu Á và thế giới.

Thung lũng Mường Hoa
Thung lũng Mường Hoa. Ảnh: @honghaipham

Quả là không sai, dọc thung lũng Mường Hoa, bản Cát Cát, Thanh Phú, bản Thanh Kim, bản Tả Van, bản Tả Phìn, bản Lao Chải,… những thửa ruộng bậc thang vàng óng cùng với những khung cảnh bình dị mộc mạc của người lao động vùng cao làm say lòng mọi du khách đến đây.

Sapa mùa lúa chín
Sapa mùa lúa chín. Ảnh: @hoangminhhieu

Đặc biệt là bản Tả Van – là nơi có nhiều thửa ruộng bậc thang đẹp nhất dành cho các tín đồ đam mê “sống ảo”.

Sapa mùa lúa chín
Ảnh: @hahien
Sapa mùa lúa chín
Ảnh: @hoangminhthuong

Lang thang trên những cánh đồng mênh mông, hít thở một bầu không khí thơm mùi lúa chín, khiến cho tâm hồn được thư thái quên đi hết mọi ưu phiền.

Vẻ đẹp ngây thơ của em nhỏ vùng cao.
Vẻ đẹp ngây thơ của em nhỏ vùng cao. Ảnh: @caoanhtuan

Ngoài ra, đến với Sapa các bạn cũng đừng quên thưởng thức những món ăn đặc sản nổi tiếng nhé: https://wecheckin.vn/phuot-am-thuc/tong-hop-10-mon-an-nhat-dinh-phai-thu-khi-den-sapa-kinh-nghiem-du-lich-tu-tuc-wecheckin.html

3. Hoàng Su Phì – Đắm chìm sắc vàng trong mảnh đất vùng cao

 Hoàng Su Phì nằm dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh thuộc tỉnh Hà Giang, cách Hà Nội khoảng 300km.

Một sớm Hoàng Su Phì
Một sớm Hoàng Su Phì. Ảnh: @nguyenvancuong

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì nằm trên địa bàn 6 xã là: Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty và Thông Nguyên với tổng diện tích là 765.000ha. Thời điểm mùa lúa chín ở Hoàng Su Phì là khoảng từ tháng 9 đến cuối tháng 10 dương lịch.

Sắc màu Bản Luốc.
Sắc màu Bản Luốc. Ảnh: @luquyen

Tùy theo địa bàn mà lúa sẽ chín rải rác trong vòng 1 tháng nhưng có lẽ đẹp nhất rơi vào khoảng tuần thứ 2 của tháng 10.

Ảnh: @nguyentruc

Trước khung cảnh bao la, các bạn sẽ không khỏi trầm trồ trước hàng nghìn thửa ruộng bậc thang trải dài tít tắp, vắt ngang qua những sườn đồi.

Ảnh: @phamvanviet
Khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ và vẻ đẹp lộng lẫy của ruộng bậc thang mùa lúa chín.
Khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ và vẻ đẹp lộng lẫy của ruộng bậc thang mùa lúa chín. Ảnh: @nguyentruc

Bản Phùng và Bản Luốc là 2 bản có những thửa ruộng bậc thang cao nhất ở Việt Nam. Những thửa ruộng nằm cheo leo trên những sườn núi xen kẽ là những con suối với cánh rừng xanh mát.

Mùa lúa chín vàng trên Bản Phùng.
Mùa vàng trên Bản Phùng. Ảnh: @luquyen

Nếu đã đặt chân đến Hoàng Su Phì, các bạn cũng đừng bỏ lỡ cơ hội săn mây ở đỉnh Chiêu Lầu Thi và thưởng thức món thịt chuột – là đặc sản của người La Chí ở Hoàng Su Phì đó.

Xem thêm:

4. Thung lũng Bắc Sơn mùa lúa chín

Thung lũng Bắc Sơn là một thị trấn nhỏ thuộc tỉnh Lạng Sơn, cách Hà Nội khoảng 160km. Mùa lúa chín ở Bắc Sơn rơi vào khoảng giữa tháng 7 đến tháng 8 dương lịch hàng năm. 

Mùa lúa chín vàng vào một buổi sáng sớm.

Mùa vàng vào một buổi sáng sớm. Ảnh: @thuanbui

Thung lũng Bắc Sơn với phong cảnh non nước hữu tình tạo nên một bức tranh thiên nhiên đồng quê tuyệt đẹp.

Ảnh: @tranvutuan

Điểm ngắm nhìn toàn cảnh thung lũng Bắc Sơn đẹp nhất đó chính là trạm sóng vi ba thuộc đỉnh núi Nà Lay. Với những ai đam mê chụp ảnh, họ có thể dậy từ rất sớm khoảng 4h sáng để leo lên trên đó bắt những khoảnh khắc tuyệt đẹp nhất của buổi sáng bình minh.

Bình minh Bắc Sơn
Bình minh Bắc Sơn. Ảnh: @Trandaiduong

Thung lũng Bắc Sơn được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi trải dài. Từ trên cao nhìn xuống thấp thoáng là những nếp nhà của người dân tộc Nùng, Tày, Dao thoắt ẩn, thoắt hiện giữa màu vàng óng ả của những thửa ruộng chín vàng. Cả thung lũng đắm chìm trong sắc vàng của một mùa bội thu, no ấm. 

Ảnh: @duongthanhlong

Mùa vàng về trên thung lũng Bắc Sơn

5. Y Tý – Sắc vàng vùng cao trong mùa lúa chín

Y Tý là một xã vùng cao thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, cách thị trấn Sapa 70km, cách thành phố Lào Cai 90km.

Sớm mai Choẻn Thèn - Y Tý
Sớm mai Choẻn Thèn – Y Tý. Ảnh: @truonggiang

Nằm trên độ cao trên 2000m nên nơi đây mây phủ gần như quanh năm. Mùa lúa chín ở Y Tý sẽ rơi vào khoảng cuối tháng 8 cho đến cuối tháng 9.

Đường đến Y Tý tuy có nhiều đèo dốc, hiểm trở nhưng lại có rất nhiều ruộng bậc thang tuyệt đẹp cho bạn thỏa sức ngắm nhìn. Ruộng bậc thang đẹp nhất ở Y Tý có thể kể đến: Ngải Thầu, A Lù, A Mú Sung, Khu Chu Lìn.

Ảnh: @vinhdav

Khác với ruộng bậc thang ở những nơi khác, đến Y Tý bạn còn có thể bắt gặp những biển mây tràn lên những thửa ruộng vàng óng. Những áng mây phiêu bồng cùng mùi thơm thoang thoảng của lúa chín khiến ta như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

Ảnh: @Thienpham


Các bạn có thể Y Tý vào mùa nước đổ từ tháng 5 đến tháng 6 cũng đẹp không kém
Các bạn có thể Y Tý vào mùa nước đổ từ tháng 5 đến tháng 6 cũng đẹp không kém. Ảnh: @nguyenbatrung

Y Tý clouds homestay, mảnh đất Y Tý huyền ảo và quyến rũ trong mây trắng

Kinh nghiệm trekking Lảo Thẩn – Nóc nhà đại ngàn Y Tý cao 2860m

6. Pù Luông – Thả hồn giữa mùa lúa chín

Pù Luông thuộc địa phận hai huyện Quan Hoá và Bá Thước, cách Hà Nội khoảng 170 km. Nơi đây có nhiều khu rừng bảo tồn thiên nhiên nên khí hậu quanh năm mát mẻ, cũng vì thế mà Pù Luông còn được mệnh danh là “Sapa giữa lòng xứ Thanh”.

Vẻ đẹp của Pu Luông vào mùa lúa chín
Ảnh: @haiyenchu

Trong 1 năm có 2 mùa lúa chín, nên bạn có thể  đi Pù Luông vào 1 trong 2 thời điểm, đó là cuối tháng 5 đầu tháng 6 hoặc vào tháng 9 tháng 10.

Những ngày tháng 6, Pù Luông ngập trong sắc vàng của lúa chín và nắng hè
Những ngày tháng 6, Pù Luông ngập trong sắc vàng của lúa chín và nắng hè
Vẻ đẹp của Pu Luông vào mùa lúa chín

Màu xanh thẳm của núi rừng thiên nhiên hòa cùng màu chín vàng của những cánh đồng trải dài dọc các huyện Bá Thước, Thanh Hóa khiến cho các du khách phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của nó.

Toàn cảnh Bản Đôn - Pù Luông.
Toàn cảnh Bản Đôn – Pù Luông. Ảnh: @haiyenchu

Những cánh đồng lúa bạt ngàn bao quanh bởi những dãy núi đồi trùng điệp tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn gọi mời du khách.

Vẻ đẹp của Pu Luông vào mùa lúa chín

Thấp thoáng bên những thửa ruộng bậc thang là những người phụ nữ Mường, Thái trong bộ trang phục truyền thống độc đáo. Trẻ em nô đùa giữa cánh đồng lúa vàng trải dài tạo nên một bức tranh đồng quê mộc mạc, giản dị. 

Vẻ đẹp của Pu Luông vào mùa lúa chín
Ảnh: @hoangminhthuong
Vẻ đẹp của Pu Luông vào mùa lúa chín

7. Tam Cốc – Bích Động mùa lúa chín vàng

Tam Cốc nằm trong quần thể danh thắng nổi tiếng Tràng An ở Ninh Bình, nơi đây được ví như là “Vịnh Hạ Long trên cạn”, là 1 trong những khu du lịch nổi tiếng ở nước ta. 

Mùa lúa chín ở Tam Cốc bắt đầu vào cuối tháng 5 đến tháng 7, vào thời điểm này nơi đây đón rất nhiều các khách du lịch.

Mùa lúa chín
Ảnh: @ninamay

Vào mùa lúa chín, Tam Cốc – Bích Động khoác lên mình một tấm thảm màu vàng rực rỡ nổi bật trước khung cảnh núi non trùng điệp tại nên một phong cảnh hữu tình cuốn hút người xem. 

Ngắm nhìn cánh đồng lúa chín từ trên đỉnh Hang Múa.
Ngắm nhìn cánh đồng lúa chín từ trên đỉnh Hang Múa. Ảnh: @huythoai

Đặc biệt trong khoảng thời gian này, Ninh Bình tổ chức Tuần Du lịch với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc – Tràng An”. Đây là thời điểm đẹp nhất để du khách đi tham quan kết hợp với săn ảnh “mùa vàng”.

Lễ hội “sắc vàng Tam Cốc” trên sông Ngô Đồng
Lễ hội “sắc vàng Tam Cốc” trên sông Ngô Đồng

Để tham quan những vựa lúa chín đẹp nhất, các bạn chỉ có con đường duy nhất đó là đi thuyền xuôi theo dòng Ngô Đồng để chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn.

Mùa lúa chín ở Tam Cốc vừa giản dị, bình yên nhưng cảnh sắc lại vô cùng tuyệt mỹ
Mùa lúa chín ở Tam Cốc vừa giản dị, bình yên nhưng cảnh sắc lại vô cùng tuyệt mỹ. Ảnh: @Nguyenxuanthu

Xem thêm: “Bỏ túi” Lịch Trình Du Lịch Ninh Bình Tự Túc 2 Ngày 1 Đêm

Hy vọng với những thông tin về “Top 7 địa điểm ngắm mùa lúa chín tuyệt đẹp tại miền Bắc” sẽ giúp cho các bạn có những chuyến đi hoàn hảo hơn. Chúc các bạn có những chuyến đi vui vẻ và mang về những bức ảnh sống ảo “thần sầu” nhé!

Mù Cang Chải ở đâu? Những địa điểm không nên bỏ lỡ khi “phượt” Mù Cang Chải năm 2020

0

Mù Cang Chải là một huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái vốn nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang đẹp cuốn hút, những con đường đèo quanh co cùng với những nét văn hóa độc đáo của người dân đồng bào nơi đây. 

Hãy cùng với wecheckin khám phá xem Mù Cang Chải có những địa điểm du lịch nổi tiếng nào qua bài viết dưới đây nhé!

1. Mù Cang Chải ở đâu?

Mù Cang Chải là một huyện nằm ở tỉnh Yên Bái, dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ cách Hà Nội khoảng 300km về hướng Tây Bắc. Đây là địa điểm đến của những ai yêu thích cái đẹp của thiên nhiên, thưởng ngoạn những nét đẹp của mảnh đất vùng cao.

2. Nên đi “phượt” Mù Cang Chải vào thời gian nào?

Mù Cang Chải có 2 mùa đẹp nhất trong năm đó là mùa nước đổ và mùa lúa chín.

  • Mùa nước đổ rơi vào khoảng tháng 5-6 khi đồng bào Mông bắt đầu vào một vụ canh tác mới. Vào mùa này, những thửa ruộng bậc thang hiện lên lung linh, huyền ảo như một bức tranh sống động làm mê đắm lòng người.
  • Khoảng giữa tháng 9 đến tháng 10 là mùa lúa chín, nhuộm vàng khắp vùng núi Tây Bắc. Đây là thời điểm mà các khách du lịch bắt đầu các kế hoạch về Mù Cang Chải để khám phá, chiêm ngưỡng cảnh tượng tuyệt sắc của mảnh đất, con người nơi đây.

3. Phương tiện di chuyển đến Mù Cang Chải

Bạn có thể đi Mù Cang Chải bằng nhiều phương tiện khác nhau: xe máy, ô tô cá nhân hoặc bằng xe khách.

  • Di chuyển bằng xe máy: Đây là loại phương tiện mà các bạn trẻ hay sử dụng để di chuyển vì chủ động được thời gian, thoải mái ngắm cảnh và khao khát muốn chinh phục những cung đường. Nếu chọn xe máy để di chuyển, các bạn nhớ tìm hiểu kỹ về lịch trình cũng như mang đầy đủ giấy tờ tùy thân để tránh trường hợp xấu xảy ra.
  • Di chuyển bằng ô tô cá nhân: Xuất phát từ Hà Nội, qua cầu Thăng Long, thằng theo cao tốc Nội Bài –  Lào Cai, đến Km121 + 300 rẽ xuống cầu Yên Bái thẳng tiến về thành phố Yên Bái. Lưu ý vận tốc từ 60 – 100 km/h, cung đường này chỉ  khoảng 150km để đến nơi, lái xe mất từ 3 – 3,5h.
  •  Di chuyển bằng xe khách: Các bạn  ra bến xe Mỹ Đình đón xe khách đi Mù Cang Chải có giá khoảng 100.000đ – 150.000đ và sau đó thuê xe máy để di chuyển, tham quan các địa điểm du lịch.

4. Mù Cang Chải có gì?

4.1. Đèo Khau Phạ

Đèo Khau Phạ là con đèo nằm ở xã Khau Phạ, huyện Mù Cang Chải, có độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển và được mệnh danh là 1 trong “tứ đại đỉnh đèo” của miền Bắc.

Thung Lũng nhìn từ đèo Khau Phạ

Đây là con đèo nguy hiểm với độ dài trên 30km đi qua nhiều nhiều địa điểm nổi tiếng như La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Mù Cang Chải, Tú Lệ, Nậm Có,…

Đèo Khau Phạ thường xuyên có mây mù bao phủ, những con đèo quanh co bởi những dãy núi rừng già hoang sơ và những triền ruộng bậc thang của người dân tộc vùng cao. Đèo Khau Phạ đẹp nhất là vào mùa lúa chín, khi lúa trên chân ruộng bậc thang Tú Lệ vàng ươm. 

Rất nhiều du khách ưa thích môn thể thao mạo hiểm đã trải nghiệm cảm giác nhảy dù trên đỉnh đèo Khau Phạ ngắm nhìn toàn bộ vẻ đẹp hùng vĩ của vùng núi Tây Bắc.

4.2. Tú Lệ

Tú Lệ là một xã thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Vào mùa lúa chín, nơi đây được ví như cô gái của miền sơn cước vô cùng xinh đẹp và là điểm đến yêu thích của nhiều du khách.

Đến với Tú Lệ, du khách còn được khám phá những nét văn hóa sinh hoạt độc đáo của người đồng bào dân tộc Thái, hòa mình vào dòng suối nước nóng của bản Chao.

Có thể bạn chưa biết, trước kia khi du lịch ở đây chưa được phát triển, các cô gái người Thái thường “tắm tiên” bên các bờ suối tại nên những nét văn hóa đặc sắc, dung dị.

Suối nước nóng Tú Lệ

4.3. Bản Lìm Mông

Bản Lìm Mông xã Cao Pạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Đồng bào sinh sống chủ yếu ở đây là dân tộc Mông, đây là một trong những nơi có ruộng lúa đẹp nhất tại Mù Cang Chải. Đường vào bản Lìm Mông vô cùng khó đi, là một thách thức lớn cho những ai cầm lái bởi độ khó và độ hiểm trở của nó.

Bản Lìm Mông

Người ta vẫn thường truyền tai nhau nói rằng, đến với Lìm Mông là đến với tận cùng, là nơi giao thoa của đất trời. Bởi từ bản Lìm Mông là ngõ cụt, không còn đường đi nữa, chỉ có đường đi nương, đi rừng mà thôi.

4.4. La Pán Tẩn

La Pán Tẩn là một trong những địa danh nổi tiếng bởi vẻ đẹp của ruộng bậc thang làm mê đắm lòng người. Đồi mâm xôi ở La Pán Tẩn thu hút các khách du lịch bởi hình dáng độc đáo và được các dân phượt đánh giá là một trong những thửa ruộng bậc thang đẹp nhất của vùng Tây Bắc.

Ruộng bậc thang La Pán Tẩn

Để lên được đồi mâm xôi, các bạn sẽ phải mua vé tham quan với giá khoảng 20.000đ/lượt và đi bộ gần 2km đường đồi núi để khám phá vẻ đẹp ruộng bậc thang nơi đây.

4.5. Thác Pú Nhu

Thác Pú Nhu nằm ở bản Pú Nhu, thuộc xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải. Thác bắt nguồn từ các con suối ở Than Uyên (Lào Cai) đổ về có độ cao 20m và được chia thành nhiều bậc.

Ở khu vực thác quanh năm khí hậu trong lành, mát mẻ thích hợp cho những chuyến dã ngoại, picnic.

Thác Pú Nhu

4.6. Thác mơ

Thác Mơ nằm ở giữa hai đỉnh núi Nả Háng A và Nả Háng B thuộc xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

Thác Mơ

Đúng như với tên gọi của nó, thác Mơ đẹp như một bức tranh với nhiều màu sắc của hoa mơ, mận cùng với màu xanh của núi rừng Tây Bắc, màu trắng dòng nước tạo nên một khung cảnh hùng vĩ, tạo cảm giác mát mẻ cho du khách. 

4.7. Bản Lìm Thái

 Bản Lìm Thái là nơi sinh sống của người đồng bào dân tộc Thái, bản nằm giữa thung lũng Cao Phạ. Nơi đây đã trở thành địa điểm dừng chân quen thuộc của các du khách khi đến với Mù Cang Chải.

Bản Lìm Thái

Những nét văn hóa đặc sắc của người Thái cùng với phong cảnh thiên nhiên của mảnh đất Tây Bắc đã làm đắm say biết bao du khách mỗi khi đặt chân đến đây.

Với tất cả những địa điểm mà wecheckin đã cung cấp, hy vọng sẽ giúp ích cho chuyến đi của các bạn. Giờ còn chần chừ gì nữa, hãy “xách balo lên và đi” Mù Cang Chải ngay thôi nào!

Xem thêm:

Đừng Nói Mình Đã Khám Phá Hết Vẻ Đẹp Của Tam Đảo, Nếu Chưa Biết Đến Cái Tên LeVent!

Tam Đảo là nơi được mệnh danh là “Đà Lạt thu nhỏ” của miền Bắc. Nằm cách Hà Nội chỉ 80km, đây chính là cái tên hoàn hảo được khá nhiều người lựa chọn cho một chuyến “xả hơi” cuối tuần. Không phải tự nhiên mà lượt du khách tìm đến Tam Đảo mỗi năm ngày một tăng. Nơi đây nằm ở vị trí thuận tiện (gần Hà Nội), chi phí không quá đắt đỏ và là nơi mà những vẻ đẹp xưa cũ và hiện đại giao thoa với nhau. Tin mình đi, bất cứ khi nào đến Tam Đảo bạn cũng sẽ luôn tìm được một thứ mới mẻ, kỳ lạ nhưng cũng rất tình tứ. Và một trong số đó là Levent Tam Đảo – Homestay mới toanh đang gây sốt bởi nét đẹp cổ điển pha lẫn hiện đại cực kỳ tinh tế. 

1. Tam Đảo – “Đà Lạt” Thu Nhỏ Bốn Mùa Một Ngày – Bạn Đã Thực Sự Khám Phá Hết?

Du lịch Tam Đảo
Tam Đảo nổi tiếng với tên gọi “Đà Lạt miền Bắc”

1.1 Tại sao Tam Đảo lại là điểm đến được yêu thích?

Nằm trên địa bàn 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang, thị trấn Tam Đảo cách Hà Nội 80km, thích hợp cho cả những chuyến đi ngắn cuối tuần hay những kỳ nghỉ dài ngày. Thậm chí, đối với những người mê loại hình trekking thì Tam Đảo với những khu rừng núi nguyên sinh cũng là một lựa chọn không tồi. Tóm lại, đây chính là địa điểm thỏa mãn cho cả những chuyến du lịch nghỉ dưỡng hay khám phá, trải nghiệm.

1.2 Khí Hậu Ở Tam Đảo

Nằm ngay sát Thủ Đô nhưng được bao bọc bởi những khu rừng nguyên sinh nên Tam Đảo có khí hậu trong lành và mát mẻ quanh năm. Nơi này được biết đến như “nàng thiếu nữ e lệ” với 4 mùa trong một ngày. Buổi sáng ở Tam Đảo người ta đón gió xuân mơn mởn. Trưa khi mặt trời lên cảnh vật lại chìm trong nắng ấm mùa hạ. Bầu trời cao trong xanh kèm theo những cơn gió heo may buổi chiều làm con người ta sung sướng ngỡ trời đang thu. Để rồi khi màn đêm buông xuống, cái rét ngọt nhẹ nhàng đến bên lại ngỡ mình đang đón đợt lạnh đầu đông.

Du lịch Tam Đảo
Khí hậu ở Tam Đảo

Với khí hậu và vị trí thuận lợi như vậy, Tam Đảo luôn đứng đầu trong danh sách nghỉ dưỡng của người dân thủ đô. Bởi rằng không những tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại, người ta còn được trải nghiệm những điều hoàn toàn mới mẻ ở nơi đây.

Xem thêm: Q&A Đi Tam Đảo hết tầm bao nhiêu tiền ?

1.3 Kinh nghiệm Du lịch Tam Đảo

Tất tần tật kinh nghiệm du lịch Tam Đảo: Nên đi vào thời điểm nào? Cách di chuyển đến Tam Đảo từ Hà Nội? Những chỗ chụp ảnh check-in cực ảo? Những địa chỉ Homestay chất? Món ngon mà bạn đừng nên bỏ lỡ?… Đã được wecheckin review cực chi tiết tại đây:

Ngoài những địa điểm đã quá quen thuộc như Nhà thờ đá, Vườn quốc gia Tam Đảo hay Thác Bạc,… Bạn cũng đừng quên cảm nhận bằng chính tâm hồn mình vẻ đẹp của Tam Đảo qua những nơi cực gần gũi nhưng cũng cực xinh này nhé:

Cầu mây Studio – Công Viên Cầu Mây

Cầu Mây Studio - Công viên Cầu Mây Tam Đảo
Công viên Cầu Mây – tọa độ check-in cực hot ở Tam Đảo hiện nay

Hồ Xạ Hương

Hồ Xạ Hương là một hồ nước nhỏ với phong cảnh tuyệt đẹp khi bao quanh là đồi thông và rừng nguyên sinh. Nơi đây cực kỳ yên bình và lãng mạn, cũng là một nơi phù hợp để sống ảo siêu “deep” đấy! Ảnh: @Ngan Vu Kim

Cầu thang Tam Đảo

không khó để bắt gặp những chiếc cầu thang xinh xinh ở Tam Đảo. Nhìn không khác gì Nhật Bản hay Hàn Quốc đúng không? Ảnh: @Ngan Vu Kim

2. Định vị LeVent- Homestay, Bar & Restaurant mới đang được “săn lùng” ráo riết ở Tam Đảo!

2.1 LeVent là gì? Có gì ở LeVent – Homestay, Bar & Restaurant?

Nằm ẩn mình giữa lưng chừng núi thuộc địa phận thôn 2, thị trấn Tam Đảo, Vĩnh Phúc, cách trung tâm thị trấn Tam Đảo chưa đầy 2km, LeVent là Homestay mới toanh được thiết kế theo phong cách kiến trúc Pháp thời Đông Dương với sự nhẹ nhàng, lãng mạn hòa quyện cùng sự phóng khoáng của núi rừng Tam Đảo.

Le Vent (Lơ Voong) trong tiếng Pháp có nghĩa là Ngọn Gió, ra đời ở vị trí đắc địa nhất của Tam Đảo. Nghe nói vào cuối thế kỷ XIX, người Pháp phát hiện ra Tam Đảo và lập tức cho xây dựng một “thành phố mơ” với hàng loạt các biệt thự lớn nhỏ. Nhưng cho đến nay chúng ta lại chẳng còn giữ được những công trình đó.  Sứ mệnh kết nối những hình ảnh quá khứ đầy lãng mạn và tinh thần tự do, khoáng đạt của gió chính là nguồn cảm hứng tạo ra LeVent!

Le Vent là Homestay rất đặc biệt , tọa lạc ở một trong những vị trí đẹp nhất của Tam Đảo với View một bên hướng ra núi, một bên là Cầu Mây nhìn xuống thung lũng với hình ảnh thành phố Vĩnh Yên mờ ảo trong sương…

LeVent Tam Đảo về đêm
LeVent Tam Đảo về đêm

2.2 Levent Homestay – Hòa quyện cùng Trăng, Núi, Gió, Mây,…

Để nói về Le Vent Tam Đảo Homestay, đây là địa chỉ homestay cực xịn mới toanh mà bạn CHẮC – CHẮN nên trải nghiệm nếu có dịp ghé thăm Tam Đảo. Le Vent bao gồm 11 phòng tất cả, mỗi phòng mang lại một cảm rất riêng nhưng ấn tượng đầu tiên về tổng thể thì phải dùng từ “hoàn mỹ”. Bạn sẽ được thấy những căn phòng với lối kiến trúc Đông Dương, pha trộn phong cách Tropical. Những khung cửa sổ tròn nhìn về phía mây trời, hay một chiếc tủ quần áo được chế tác tỉ mỉ từ lạt tre và cói truyền thống đều tạo nên vẻ đẹp tinh tế cực cuốn hút cho LeVent

Phòng Trăng

Các phòng có diện tích từ 25 – 40m2 với chi phí tương xứng. Và tất nhiên, tại đây có đầy đủ tiện nghi, những vật dụng cần thiết cộng với cách decor tối giản nhưng không hề tạo cảm giác nhàm chán. Đảm bảo tuyệt đối rằng bạn sẽ có được những phút giây hoàn toàn thoải mái tại LeVent Tam Đảo Homestay.

Phòng Trăng

Không chỉ gây ấn tượng bởi decor tối giản mà vô cùng tinh tế, những căn phòng ở LeVent còn mang những cái tên siêu tình như Trăng, Núi, Gió, Mây,… Bạn cứ tự do mà bay bổng, mà cảm nhận và tận hưởng vẻ đẹp riêng của từng phòng được gợi qua cái tên của nó. Nếu muốn tìm hiểu thêm về những căn phòng đặc biệt và đặt phòng ở LeVent, mời bạn truy cập trang web LeVent.vn hoặc facebook LeVent Tam Đảo – Homestay, Bar & Restaurant. LeVent rất chăm cập nhật thông tin cũng như những cảm nhận hay ho và đáng yêu của những vị khách đã ghé qua đây. Hơn nữa, những thông tin về giá phòng và dịch vụ cũng rất đầy đủ và chi tiết.

Phòng Trăng
Phòng Núi
Phòng Mây
Không gian phòng tập thể ở LeVent Tam Đảo
Không gian phòng tập thể ở LeVent Tam Đảo
Homestay tại Tam Đảo có bể bơi
Homestay tại Tam Đảo có bể bơi

2.3 LeVent Bar – Không gian lãng mạn xóa nhòa mọi khoảng cách

Toàn bộ Bar và Nhà hàng của LeVent đếu được đặt ở tầng trệt với khung cửa kính để du khách có thể tận hưởng trọn vẹn không khí và cảnh sắc của Tam Đảo. Cứ tới LeVent Tam Đảo Homestay, bạn sẽ hiểu thế nào là “chill” thực sự! Khi mà bạn ngồi ở quầy bar với nhạc du dương, cứ thế ngồi nhâm nhi một ly rượu vang và nghe những bản nhạc tình tứ đầy lãng mạn. Bạn sẽ không say vì ly vang đỏ trên tay, mà say vì cái vẻ tình tứ của một Le Vent đầy cuốn hút. Nên là, cẩn thận nhé!

Levent Bar
Nhâm nhi đồ uống ở Levent bar

2.4 LeVent Restaurant – Nhà hàng chuyên nghiệp chuẩn 5*

Đến với Levent, bạn có thể sẽ choáng ngợp một chút trong không gian ấm cúng và sang trọng của kiến trúc Đông Dương kết hợp với phong cách nhiệt đới. Ngồi thưởng thức các món ăn từ những đầu bếp chuyên nghiệp trong không gian “chanh sả”. 

Nguồn nguyên liệu của nhà hàng Levent được lựa chọn kỹ càng từ các nhà cung cấp địa phương, đảm bảo sạch, lành mạnh và tốt cho sức khỏe nữa!

Thử tưởng tượng một bữa tối với món ăn chuẩn 5* và bên ngoài là mây núi vờn quanh? Đó chính xác là những gì mà bạn sẽ được trải nghiệm khi dùng bữa ở nhà hàng Le Vent! Nhà hàng có sức chứa lên đến 120 người, khá thoáng mát và thoải mái. Thêm vào đó chi phí cho một bữa ăn “lãng mạn” như vậy lại chỉ từ 250.000 đồng/người. Quá hợp lý rồi nhỉ?

Xem thêm: Cầu mây studio – Tọa độ check-in sống ảo mới toanh được giới trẻ trùy lùng ở Tam Đảo

2.5 Các dịch vụ khác

Tiệm Đồ Uống Take Away

LeVent có một điểm hay ở chỗ vừa cho bạn cảm giác “nghỉ dưỡng” lại cũng vừa mang lại nhiều trải nghiệm khác nhau. Có kha khá dịch vụ hay ho như là Tiệm đồ uống take away (với giá từ chỉ từ 30k/1 người). 

BBQ Ngoài Trời

Ngoài ra ở Le Vent còn phục vụ BBQ ngoài trời. Với lợi thế của một khu vườn rộng rợp bóng cây cùng với ánh đèn lung linh, Levent là một địa điểm tuyệt vời để tổ chức BBQ cho gia đình và nhóm bạn. Bạn hoàn toàn có thể tự tay chuẩn bị đồ ăn và “mượn” đồ dùng của LeVent để tự tay tạo nên những bữa tối tuyệt vời cho mình. Ngoài ra, ở Levent cũng cung cấp toàn bộ dịch vụ ăn uống trong nhà lẫn BBQ ngoài trời với đồ ăn luôn tươi ngon, đảm bảo chất lượng và thực đơn phong phú.

Còn gì tuyệt vời hơn một bữa tiệc BBQ ngoài trời vào buổi tối ở Tam Đảo nhỉ? Nhất là khi bạn được ngồi cùng bạn bè, gia đình hay những người mà bạn yêu thương. Khứu giác bạn sẽ được đánh thức bởi hương thơm của những món ăn. Thính giác được vỗ về bởi bằng tiếng xèo xèo của đồ nướng và tiếng đàn hát vui nhộn. Thị giác được thỏa mãn bởi núi non ẩn hiện trong màn sương trắng. Vị giác bùng nổ với những hương vị tươi ngon của những món ngon đặc sản Tam Đảo. Còn xúc giác thì mê mẩn khi được không khí se lạnh buổi tối ôm ấp, mơn trớn. Tất cả đầy đủ ngũ giác đều được đánh thức trong bữa tiệc BBQ ngoài trời ở Levent.

Vừa quẩy nhạc vừa thưởng thức BBQ ngoài trời cực “chill” ở LeVent Tam Đảo

Đốt Lửa & Cắm Trại Ngoài Trời

Đừng nghĩ chuyến du lịch của bạn chỉ hoàn hảo khi được tận hưởng một không gian đầy đủ tiện nghi. Đối với LeVent Tam Đảo mà nói, việc tận dụng không gian tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng chính là điều làm nên sự hoàn hảo. Những đêm đốt lửa trại và… cắm trại ngoài trời ở LeVent Tam Đảo cũng rất được ưa chuộng. Trong mảnh sân mà bao quanh là vườn hoa, bên cạnh là tiếng nhạc và bên trên là trăng và sương gió – đây chính là khoảnh khắc thực sự hòa quyện với núi rừng Tam Đảo. Mọi vật đều lắng lại, hương hoa dịu dàng hơn và tiếng suối trầm ấm hơn. Đàn hát thâu đêm cùng bạn bè bên đống lửa và ngủ lều dưới bầu trời đầy sao là một trải nghiệm tuyệt vời! Tuyệt đến mức ta phải hít hà cho đầy tràn cơ thể hương vị của núi rừng để thấy được hết cái vẻ đẹp của đời sống dịu dàng này.

Đốt lửa trại ngoài trời ở Levent Tam Đảo
Cùng bạn bè quây quần, đàn hát quanh đống lửa trong tiết trời se lạnh của Tam Đảo buổi đêm

Trekking & Tắm Suối

Như đã nói ở trên, Tam Đảo là nơi phù hợp với cả du lịch nghỉ dưỡng và trải nghiệm. Ngoài trekking Đỉnh Rùng Rình và săn mây, bạn cũng có thể trekking và tắm suối sâu trong khu rừng ở Tam Đảo (theo gói dịch vụ của LeVent). Xuất phát từ Levent, có thể trekking dọc theo con suối để đi đến những phần rất thú vị của khu rừng phía sau nhà. Dọc đường đi các bạn có thể tận hưởng không khí trong lành, lắng nghe tiếng chim kêu của buổi bình minh hay tiếng nước suối róc rách chảy. Bạn sẽ có cảm giác khoan khoái khi được nhảy xuống hồ nước mát rượi, bên con suối chảy róc rách và tận hưởng những phút giây thú vị.

Có thể bạn chưa biết: Trekking khu rừng Tam Đảo cũng là một trải nghiệm mới mẻ và thú vị

Cùng Le Vent bảo vệ môi trường!

Đến LeVent Tam Đảo Homestay, bạn sẽ thấy bất cứ thứ gì cũng được chăm chút một cách tỉ mỉ. Đặc biệt, vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường luôn là tiêu chí được đặt lên hàng đầu. Thế nên bạn sẽ khó mà tìm được đồ vật nào bằng nhựa hay nylon. Mọi đồ vật được làm bằng vật liệu khó phân hủy đều được giảm thiểu ở mức tối đa nhất có thể. Ở đây bạn sẽ thấy những chiếc ly take away hay những túi giấy xinh xinh. Le Vent đang cố gắng lan tỏa những thông điệp vì môi trường đến tất cả du khách ghé chân tại đây. Ghi thêm một điểm cộng cho LeVent.

Đấy là tất cả những gì mà chính wecheckin chúng mình đã được trải nghiệm tại LeVent Tam Đảo Homestay. Còn nhiều, rất nhiều những thứ hay ho khác mà chúng mình lần đầu tiên được cảm nhận ở đây. Thế nên, đừng nói bạn đã khám phá hết Tam Đảo nếu như chưa biết đến Levent và những điều đáng yêu xung quanh nơi này nhé!

Wecheckin