“Tồn tại lâu đời, vang danh đất Bắc” – 11 thương hiệu làng nghề truyền thống tại Hà Nội dưới đây là những giá trị văn hóa – nghệ thuật rất đáng để bạn khám phá ở mảnh đất thủ đô ngàn năm văn hiến.
Những nét đẹp đa sắc màu và mang những đặc trưng riêng của từng làng nghề như gợi nhắc một thời xa xưa, cổ kính và phần nào khắc họa rõ nét vẻ đẹp tài hoa của người Hà Nội!
Nội dung chính của bài
1. Thương hiệu làng nghề truyền thống Gốm Bát Tràng
Địa chỉ | |
Gốm sứ Bát Tràng | Xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội |
Là một địa điểm quen thuộc chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 14km, Làng nghề Bát Tràng được biết đến là cái nôi của nghệ thuật làm gốm, tới giờ thương hiệu đã tồn khoảng 500 năm.
Bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc xe buýt để tới Bát Tràng (từ trung chuyển Long Biên có xe 47A, 47B đi thẳng đến làng Gốm). Thương hiệu làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng không quá rộng nhưng những con ngõ hun hút như dẫn lối trí tò mò của du khách phải khám phá cho bằng sạch, bằng hết những điều xinh đẹp và bí ẩn nơi này.
Các sản phẩm như lọ hoa, chậu, vật trang trí, bát, đĩa, sản phẩm chủ đề dân gian… được tự tay những người thợ thủ công lành nghề thiết kế và cho ra lò. Khi đến với làng nghề truyền thống Bát Tràng Hà Nội, bạn có thể thăm chợ gốm, được tham khảo quá trình làm gốm và tham gia nặn gốm, vẽ gốm theo sở thích (chi phí cho một lần nặn gốm là 40.000 VNĐ).
2. Thương hiệu làng nghề truyền thống làng lụa Vạn Phúc Hà Nội
Địa chỉ | |
Làng lụa Vạn Phúc | Phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông, Hà Nội |
Thương hiệu làng nghề truyền thống Làng lụa Vạn Phúc cách trung tâm Hà Nội 10km với xuất phát điểm là một làng nghề dệt lụa tơ tằm nức tiếng từ ngàn năm trước.
Lụa Vạn Phúc xếp loại bậc nhất về các mẫu hoa văn lâu đời và từng được lựa chọn để may trang phục cho triều đình, vương quý. Những nét cổ kính tại nơi đây vẫn được gìn giữ như hình ảnh cây đa, chùa cổ, giếng nước, sân đình,… Sau khi ngang qua cánh cổng chào Vạn Phúc, bạn sẽ đến với con đường ô râm mát và tha hồ quan sát các cửa hàng bán lụa và sản phẩm từ lụa vô cùng bắt mắt phía 2 bên đường.
Từ quần áo, túi xách, áo dài cho tới phụ kiện đều được dệt bằng tơ tằm như vân, sa, quế, lụa sa tanh hoa, đũi… Nếu có nhu cầu tìm hiểu về xưởng dệt hay tham quan quá trình dệt lụa, bạn có thể liên hệ với các chủ cửa hàng, điều này khá là thú vị đó!
Tham khảo thêm:
Chùa Trấn Quốc Hà Nội – một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới
3. Làng mây tre đan Phú Vinh Chương Mỹ
Địa chỉ | |
Làng mây tre đan Phú Vinh | Gò Đậu, xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội |
Mây tre đan Phú Vinh là một thương hiệu làng nghề truyền thống đã tồn tại trên 400 năm, cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km về phía Tây.
Các sản phẩm đan lát tại đây kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, tuy đơn giản mà tinh tế, đẹp mắt với đa dạng mẫu mã, màu sắc, loại hình. Từ mây tre, người ta khéo léo chế tác ra những đồ đạc quen thuộc, gần gũi như bàn, ghế, giường tủ, khung ảnh cho đến tranh, ảnh, túi xách, lọ hoa, rổ, rá.
Nếu là một người yêu môi trường, chán ngắt với tình trạng sử dụng đồ nhựa và túi ni lông của con người như hiện nay chắc hẳn bạn sẽ rất thích thú với những sản phẩm vừa vintage, vừa thân thiện với tự nhiên như thế này đấy!
4. Làng nghề thủ công làm chuồn chuồn tre Thạch Xá
Địa chỉ | |
Làng chuồn chuồn tre Thạch Xá | Xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội |
Làng Thạch Xá không chỉ nổi tiếng với món chè lam mà còn nổi tiếng với một thương hiệu làng nghề truyền thống đã tồn tại từ lâu – làm chuồn chuồn tre.
Thật khéo biết bao khi người dân địa phương tại đây nghĩ ra được món đồ chơi độc đáo đến vậy. Những chú chuồn chuồn với đủ sắc xanh, đỏ, tím, vàng,… dưới nhiều kiểu dáng khác nhau như một lần nữa đưa ta trở về với tuổi thơ đầy ắp những ký ức ngọt ngào.
Hồi bé chỉ mong đến Quốc tế Thiếu Nhi hay ngày Tết, Rằm Trung Thu để được bố, được mẹ mua cho những chú chuồn chuồn xinh xắn. Khi trưởng thành tìm về làng Thạch Xá chắc chắn những kỷ niệm tươi đẹp sẽ lại tràn về!
Tham khảo thêm:
Những ngôi chùa cổ Hà Nội nổi tiếng linh thiêng
5. Làng đúc đồng Ngũ Xã – làng nghề truyền thống ngay giữa lòng thủ đô
Địa chỉ | |
Thương hiệu làng nghề truyền thống đúc đồng Ngũ Xã | Phố Ngũ Xã, quận Ba Đình, Hà Nội |
Nằm ngay giữa những con phố cổ kính của của thủ đô, làng đúc đồng Ngũ Xá đã tồn tại từ thế kỷ 17 đến nay.
Thời Thăng Long xưa, đúc đồng được xem là 1 trong Top 4 nghề tinh hoa bậc cao nhất, thể hiện sự khéo léo, tinh xảo và đầu óc thông tuệ, tài hoa của người đúc đồng. Dù nghề đúc đồng Ngũ Xã dần bị thu hẹp bởi sự phát triển, tới nay đã có nhiều đổi thay nhưng có những đoạn của con phố vẫn giữ được những nét đẹp vốn có ngày xưa.
Hãy thử một lần ngang qua “con phố phở cuốn” để tìm hiểu, chiêm ngưỡng các sản phẩm đúc từ đồng tinh xảo qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, bạn chắc chắn sẽ yêu Hà Nội hơn rất nhiều!
6. Thương hiệu làng nghề truyền thống kim hoàn Định Công
Địa chỉ | |
Làng kim hoàn Định Công | Phường Định Công, Quân Hoàng Mai, Hà Nội |
Xuất hiện từ thời Tiền Lý, làng kim hoàn Định Công đã mai một dù những ngày xưa cũ được vang danh trong Top 4 làng nghề kim hoàn truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Nếu thực sự đam mê và muốn tìm hiểu thì bạn có thể tìm đén 2 nghệ nhân Quách Văn Trường và Quách Văn Hiểu. Hai ông vì tình yêu nghề nên đã mở lớp dạy và đào tạo luyện kim để truyền nối cho nhiều tầng lớp trẻ. Nhà nghệ nhân Quách Văn Trường thuộc xóm 8 phường Định Công, qua đình làng khoảng 4km.
7. Thương hiệu làng nghề truyền thống làm nón Chuông
Địa chỉ | |
Làng nón Chuông | Xã Phương Trung, huyện Thanh Oai |
Chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng chừng 30km, làng nón Chuông là nơi sản xuất nón đã có từ lâu đời.
Nón là vật dụng quen thuộc của người dân Việt không chỉ trong thời trước mà hiện tại cũng vậy! Làng Chuông sản xuất rất nhiều loại nón khác nhau dành cho mọi tầng lớp, từ cao quý cho tới người thường. Xuôi về lịch sử, nón của làng Chuông còn được tiến Hoàng Hậu, Công Chúa, Vương giả, các tầng lớp thị tộc.
Nếu có dịp ghé thăm làng Chuông, bạn nên đi vào các ngày 4, 10, 14, 20, 24 và 30 để tham gia buổi chợ người dân làng nghề chỉ dành riêng cho bán các sản phẩm nón và nguyện liệu phục vụ làm nón, cũng khá là thú vị!
8. Làng quạt Chàng Sơn
Địa chỉ | |
Làng quạt Chàng Sơn | Xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội |
Nghề làm quạt Chàng Sơn đã xuất hiện từ hơn trăm năm trước, nổi tiếng xa gần vì đã được người Pháp đem đi triển lãm ở thủ đô Paris.
Ngày nay, những chiếc quạt điện, điều hòa đã thế lấp đi quạt giấy nhưng quạt giấy trong tim người dân Việt Nam vẫn luôn có một vị trí nhất định, khiến lòng không thể ngưng bồi hồi khi nhắc về.
Những chiếc quạt đầy màu sắc với đủ loại chất liệu được bàn tay tài hoa của người dân làng làm nên vô cùng bắt mắt và độc đáo. Đây là những món quà lưu niệm có giá trị và mang đậm bản sắc văn hóa của Việt Nam.
9. Làng nghề thêu ren Quất Động
Địa chỉ | |
Làng nghề thêu ren Quất Động | Xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội |
Khi liệt kê các làng nghề thêu nổi tiếng miền Bắc không thể không kể tới làng thêu Quất Động.
Từ giữa thế kỷ XVII, Lê Công Hành đã truyền dạy nghề thêu cho người dân và từ ấy làng Quất Động trở thành nơi sản sinh ra những sản phẩm, vật liệu thêu hay những bức thêu kỹ xảo, tinh tế.
Dường như sự khéo léo đã ăn sâu vào đôi bàn tay của những người thợ nghề, từng đường kim mũi chỉ thoăn thoắt nhưng vẫn cho ra những bức tranh treo tường ý nghĩa, thuận mắt và đầy tính nghệ thuật.
10. Làng rối nước Đào Thục – môn nghệ thuật dân gian cổ truyền dân tộc
Địa chỉ | |
Làng rối nước Đào Thục | Làng Đào Thục, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội |
Làng rối Đào Thục được biết đến là nơi gìn giữ vốn văn hóa cổ truyền, môn nghệ thuật dân gian rối nước của dân tộc.
Các tiết mục múa rối đặc sắc, hấp dẫn không ngừng được duy trì và phát triển như khẳng định sức sống bền bỉ của nền nghệ thuật cổ Việt Nam. Những con rối được các nghệ nhân tự tay nhào nặn, trình diễn trên nền nhạc trước sự ủng hộ đông đảo của mọi người quả thật thú vị và đáng chiêm ngưỡng.
11. Làng nhạc cụ dân tộc Đào Xá
Địa chỉ | |
Làng nhạc cụ dân tộc Đào Xá | Xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, Hà Nội |
Trong số các thương hiệu làng nghề truyền thống của Hà Nội thì làng nhạc cụ dân tộc Đào Xá hấp dẫn và thu hút mọi người tìm về, để tìm hiểu quá khứ các sản phẩm nhạc cụ dân tộc Việt Nam, như đàn bầu, đàn tam, thập, lục,…
Những gia đình tại đây cứ đời này truyền đời khác, ông truyền cha, cha truyền con lưu giữ nghề làm đàn trân quý của quê hương.
Như vậy, dù cho thời đại có mang nhiều đổi thay nhưng vẫn khó có thể nào làm phai nhạt hay mất đi dấu tích của những thương hiệu làng nghề truyền thống tại Hà Nội. Cảm ơn những người thợ đã dày công gìn giữ, bảo tồn để bản sắc dân tộc Việt còn mãi tỏa hương.
Tham khảo các bài viết trước của chúng mình:
Nhật ký cách ly 14 ngày của cô bạn 9x: “Tớ sẽ chẳng quên được đâu, Đà Nẵng trong tim tớ”!