Du lịch biển cần...

Bài chia sẻ Kinh nghiệm du lịch biển cần chuẩn bị gì sẽ...

GỢI Ý LỊCH TRÌNH...

Từ lâu, du lịch Tây Bắc đã trở thành một trong những điểm...

Các địa điểm mà...

Tây Bắc là một vùng đất đặc biệt khi có đường biên giới...

TOP 5+ ĐỊA ĐIỂM...

Trong cuộc sống, khi quá bận rộn với công việc và những lo...
Home Blog Page 69

Top những địa điểm du lịch mùa Xuân tại miền Bắc – Đến và yêu

Cùng Wecheckin điểm qua những địa chỉ phù hợp nhất để đi du xuân miền Bắc ngay với đám bạn nhé!

THAM QUAN KẾT HỢP NGHỈ DƯỠNG

1. Vườn quốc gia Cúc Phương

cây chò ngàn tuổi, vườn cúc phương
Cây chò ngàn tuổi (ảnh sưu tầm)

Là một người ưa thích khám phá thiên nhiên và động vật, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua Cúc Phương.

Nằm cách trung tâm Hà Nội 120 km, vường quốc gia Cúc Phương có diện tích lên tới 25.000 ha. Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc địa phần tỉnh Ninh Bình, tiếp giáp với Thanh Hóa và Hòa Bình. Do vậy việc di chuyển tới đây tương đối dễ dàng cho dù bạn đi theo tour hay đi tự túc.

mùa bướm cúc phương
Tháng 4 là mùa bướm trắng bay rợp trời Cúc Phương

Thời điểm du lịch thích hợp: Từ tháng 12 – tháng 4

Đây được coi là thời điểm thích hợp và an toàn nhất để đến thăm vườn quốc gia Cúc Phương. Bởi lẽ thời điểm này không khí mát mẻ và khô, rất hạn chế các loại côn trùng và ký sinh, thuận tiện cho việc di chuyển bên trong vườn.

Phương tiện di chuyển: Xe máy, xe khách

emeralda resort ninh bình
Emeralda Resort Ninh Binh (ảnh sưu tầm)

Chỗ nghỉ:

Ở vườn quốc gia Cúc Phương có 3 khu lưu trú và ăn uống, đó là : Khu cổng vườn, khu Hồ Mạc và khu trung tâm. Tất cả 3 khu này đều có những dịch vụ căn hộ riêng biệt hoặc nhà sàn cho nhóm đông người với giá cả phải chăng.

Các bạn có thể lựa chọn homestay, nhà nghỉ, khách sạn hoặc khu nghỉ dưỡng sang trọng ở gần vườn quốc gia Cúc Phương dưới đây:

  • NinhBinh Family Homestay (Xóm 4 Gia Sinh- Chùa Bái Đính – Ninh Binh, Viet Nam, Huyện Gia Viễn, Ninh Bình – từ 54,55 USD)
  • Emeralda Resort (Làng Tập Ninh, Xã Gia Vân, Huyện Gia viễn, Đầm Vân Long, Ninh Bình – từ 187,46 USD)
  • Lang Khanh Hotel (Tam Cốc, Động Tam Cốc – Bích Động, Ninh Bình – từ 14,24 USD)
  • Tam Coc Homestay (Thông Khả Lương, Ninh Thắng, Động Tam Cốc – Bích Động, Ninh Bình – từ 5,93 USD)
  • Tam Coc Backpacker Hostel (Tam Coc – Bich Dong, Động Tam Cốc – Bích Động, Ninh Bình – từ 7,08 USD)




Hoạt động:

  • Tham quan động người xưa, bảo tàng động vật quý hiếm, vườn thực vật Cúc Phương
  • Ghé thăm bản người Mường, hồ Yên Quang, động Phò Mã, …
  • Đến tâm du khách Cúc Phương, Trung tâm cứu hộ linh trưởng, cây đăng cổ thụ, …
  • Đốt lửa trại liên hoan

2. Suối nước nóng Kim Bôi

Kim Bôi
(ảnh sưu tầm)

Cần tìm một nơi nghỉ dưỡng giữa núi rừng yên tĩnh, hãy đến với Kim Bôi – Hòa Bình.

Nằm cách Hà Nội khoảng 70km và cách Hòa Bình 30km, Kim Bôi rất thích hợp cho dịp nghỉ cuối tuần 2 ngày 1 đêm.

Dòng suối khoáng lộ thiên với tỉ lệ khoáng cao, rất tốt cho sức khỏe của con người, điều trị được các bệnh xương khớp, loại bỏ mệt mỏi, đau nhức, các bệnh về dạ dày, đường ruột…

Thời điểm du lịch thích hợp: Tháng 11 – Tháng 3

Là dòng suối nước nóng lớn nhất Việt Nam, sẽ không còn lúc nào thích hợp hơn là vào những ngày thời tiết trở lạnh, được ngâm mình dưới dòng nước nóng đến tê mình.

Phương tiện di chuyển: Xe máy, xe khách

Chỗ nghỉ: 

du xuân miền bắc
(ảnh sưu tầm)

Các khu nghỉ dưỡng nơi đây được xây dựng ở bên cạnh mạch nước khoáng lớn nhất. Tại các khu nghỉ này bạn có thể nghỉ ngơi, tắm suối khoáng, tổ chức giao lưu văn nghệ đốt lửa trại, thưởng thức các chương trình văn nghệ cồng chiêng và rượu cần đặc sắc, tổ chức nghỉ dưỡng hay tổ chức hội nghị hội thảo.

Có khá nhiều resort từ cao cấp cho tới giá bình dân cho bạn lựa chọn:

  • Serena Resort Kim Bôi 4 sao (Doi Village, Sao Bay, Kim Boi Dist,Hoa Binh Province – Từ 2.000.000đ cho 1 phòng đôi)
  • V Resort 3 sao (Thôn Kim Đức, Xã Vĩnh Tiến, Huyện Kim Bôi, Hòa Bình – Từ 620.000đ cho 1 phòng đôi)
  • Uncle Ty’s Farmstay 2 sao (Dam Bai Lake, Dong Bai Village, Ky Son District, Hoa Binh – Từ 930.000đ cho 1 phòng 10 người)
du xuân miền bắc
Thư giãn giữa thiên nhiên (ảnh @quynhngoc2206)

Hoạt động:

  • Tắm khoáng nóng: Khoảng 65k/người
  • Tắm bùn: Khoảng 65k/ người
  • Thư giãn trong không gian xanh mát cây cỏ
du xuân miền bắc
Đi săn mây nào (ảnh _rose.dang_ )

CẮM TRẠI NGOÀI TRỜI

1. Sơn Tinh Camp

Sơn Tinh Camp
(ảnh sưu tầm)

Là khu cắm trại đầu tiên tại Hà Nội, Sơn Tinh Camp có diện tích khoảng 40 hecta nằm trên một bán đảo có ba mặt giáp hồ Đồng Mô với cây cối nguyên sơ, khung cảnh hữu tình, khí hậu vô cùng trong lành và dễ chịu, địa điểm cực thích hợp cho mọi thời điểm trong năm. Nơi đây cũng vô cùng phù hợp cho một chuyến Team Bonding nhẹ nhàng và tình cảm nhé!

Thời điểm du lịch thích hợp: Sơn Tinh Camp đẹp và thích hợp quanh năm. Mặc dù vậy, thời điểm hè và thu có khá nhiều mưa và bão, đầu xuân thường xuất hiện mưa phùn. Bạn nên xem trước dự báo thời tiết để có một chuyến đi hoàn hảo nhất nhé!

Sơn Tinh Camp
(ảnh sưu tầm)

Phương tiện di chuyển: Xe máy, oto, xe khách

Chỗ nghỉ: Vì là khu cắm trại, bạn có thể cắm trại ngay trên khu đất của Sơn Tinh Camp nhé. Sơn Tinh Camp cũng có dịch vụ cho thuê trại trong trường hợp bạn không mang. Hãy tham khảo bảo giá phía bên dưới nhé.

Sơn Tinh Camp
Sống ảo chất lừ (ảnh @awanderingcasiedilla)

Hoạt động tại Sơn Tinh Camp: 

Sơn Tinh Camp
(ảnh @khuccamlinh)
  • Các hoạt động Team Bonding nói chung
  • Tham quan hồ và núi rừng
  • Chụp ảnh checkin sống ảo cùng nhau
Sơn Tinh Camp
Đốt lửa trại ban đêm (ảnh @qka.hh_)

Dưới đây là bảng giá tại Sơn Tinh Camp cho bạn tham khảo nhé

(Ảnh Sơn Tinh Camp)

2. Tam Đảo

Quán gió (ảnh sưu tầm)

Thời điểm thích hợp du lịch Tam Đảo: Thời điểm nào trong năm cũng đều rất đẹp tại Tam Đảo. Nhưng nếu muốn được trải nghiệm sương mù Tam Đảo một cách rõ rệt, bạn có thể cân nhắc đi vào cuối Đông đầu Xuân. Và nên tránh mùa du lịch nếu như bạn muốn một cuối tuần thư giãn thật nhẹ nhàng nhé!

Nhà thờ đá Tam Đảo
Nhà thờ đá Tam Đảo – Địa điểm checkin quen thuộc (ảnh sưu tầm)

Phương tiện di chuyển: Xe máy, oto, xe khách. Di chuyển tới Tam Đảo tương đối dễ dàng. Song, cũng cần hết sức lưu ý nếu bạn quyết định đi phượt bằng xe máy nhé!

Chỗ nghỉ: Bên cạnh việc cắm trại ngay tại Tam Đảo, khách sạn và nhà nghỉ tại đây có giá thành cũng vô cùng thoải mái và hợp lý nhé. Bạn có thể cân nhắc những địa chỉ sau đây:

  • Tam Dao Star Hotel (Năm ở trung tâm thị trấn Tam Đảo Tam Dao Star Hotel có giá khá hợp lý, rơi vào từ 500.00đ một đêm)
  • Ciao Bella Hotel (Thị trấn Tam Đảo, Từ 650.000đ cho 1 phòng đôi)
  • Flamingo Đại Lải (Thôn Ngọc Quang, Xã Ngọc Thanh, Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc. Cách Tam Đảo khoảng 14 km, Flamingo Resort là một điểm đến lý tưởng sau một ngày mệt mỏi khám phá khắp Tam Đảo – Từ 1.500.000đ)
(ảnh @davasixteen)

Hoạt động tại Tam Đảo: Có khá nhiều hoạt động vui chơi giải trí tại Tam Đảo, sẽ thật tuyệt nếu bạn có thể thực hiện được hết chỉ trong 2 ngày nhé

  • Đến thăm Nhà thờ cổ, đền bà Chúa, thác bạc
  • Chinh phục Đỉnh Rùng Rình, Cổng Trời, Tháp Truyền Hình, …
  • Thưởng thức ẩm thực Tam Đảo tại Chợ đêm
  • Đốt lửa trại
du xuân miền bắc
Khu rừng kỳ bí (ảnh sưu tầm)

Tham khảo thêm <<>> của Wecheckin để có thông tin chi tiết hơn nhé!

 

DU LỊCH BIỂN

Đi biển vào mùa Xuân ư ? Tại sao không nhỉ! Giữa tiết trời se lạnh như này, việc tắm biển trở nên khó tin và mọi người thường gạt ngay những vùng biển ra khỏi đầu. Nhưng đâu phải cứ đi biển là phải tắm biển chứ! Vẫn còn muôn vàn cảnh đẹp và những trò giải trí để ta ghé thăm một vùng biển nào đó ngay mùa xuân này. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để chúng ta có thể cảm nhận được một vùng biển vào lúc vắng người nhất!

1. Cô Tô

Cô Tô
(ảnh sưu tầm)

Là một huyện đảo nhỏ thuộc tỉnh Quảng Ninh, Cô Tô cách đất liền khoảng 25km. Với những bãi cát trắng cùng làn nước xanh, Cô Tô đã thực sự chinh phục được trái tim của biết bao người. Hãy cho ngay Cô Tô vào danh sách những địa điểm cần đến ngay nhé!

Thời gian du lịch Cô Tô: Cô Tô vào khoảng tháng 4 – tháng 8 có thể gọi đúng nghĩa “Biển xanh cát trắng nắng vàng”. Nhưng Cô Tô vào những ngày xuân cũng có những nét riêng biệt. Sự thanh vắng nơi đây tạo cho bạn cảm giác yên bình và thực sự có thể hòa mình vào với thiên nhiên. Bên cạnh đó, thời điểm tháng 2 – tháng 4 là mùa của sứa. Bạn có thể kiếm được cho mình những đĩa nộm sứa vừa giòn vừa mát lại vừa rẻ nữa.

Cô Tô
Tận hưởng gió biển (ảnh sưu tầm)

Phương tiện di chuyển đến Cô Tô: 

Từ Hà Nội, có các chuyến xe đi Cẩm Phả, Cửa Ông tại bến xe Mỹ Đình và bến xe Lương Yên. Giá khoảng 200.000 đồng/lượt. Các hãng xe đi tốt nhất là Hoàng Long và Kumho Việt Thanh (Bến xe Mỹ Đình, xe 45 chỗ đời mới, xuất phát 15 phút/chuyến với xe Hoàng Long và 30 phút/chuyến với xe Kumho Việt Thanh). Có các chuyến khác liên tục của các hãng như Đức Phúc, Phúc Xuyên, Việt Thanh (loại xe 24 chỗ, đón khách thường xuyên). Thời gian từ Hà Nội tới Cửa Ông khoảng 4 tiếng.

  • Ngã Ba Vân Đồn (Bãi Cháy) là điểm xuống của hành trình Hà Nội-Cô Tô. Tới đây, bạn đón xe buýt địa phương đề biển “Cái Rồng” để đi Cảng Cái Rồng. Nếu đi xe buýt bạn hãy yêu cầu cho xuống tại Bưu Điện Vân Đồn. Từ địa điểm này, còn khoảng 1,5km nữa để tới cảng Cái Rồng. Bạn có thể đi xe ôm hoặc đi bộ tới ngay cảng để nghỉ ngơi cho sáng hôm sau đi Cái Rồng bằng tàu.
  • Tàu cao tốc: Khởi hành lúc 13h00- 13h30 các ngày trong tuần – thời gian 90 phút, giá vé khoảng từ 180 -200.000 đồng/lượt/người.
  • Tàu gỗ: Thứ 3, 5, 7 ngày 2 chuyến (sáng 6h30; chiều 13h00) – Thứ 2, 4, 6 ngày 1 chuyến, khởi hành vào buổi sáng lúc 6h30. Giá của tàu gỗ là khoảng 110.000 đồng/lượt/người.

Chỗ nghỉ: Cô Tô có muôn vàn địa điểm cho bạn nghỉ ngơi với giá cả cũng hợp lý.

  • Homestay nhà bạn Sáng, giá 80k/người/ngày đêm. Liên hệ: Sáng 0989165661
  • Homestay Chú Phòng: Chú Phòng cũng có tàu phục vụ ra Cô Tô Con, xuất phát từ cảng cá phía bến đò sang đảo Thanh Lân , giá tham khảo (1.200k/ 2 lượt đi về). Số điện thoại: 01236783527,
  • Homestay chị Hạnh 0973490908, giá tính theo người ở với giá hợp lý.
  • Homestay chị Khuyến, nhà ở ngay sát cảng cả ra đảo Thanh Lân, giá cũng hợp lý, phòng mới và đẹp.
  • Nhà nghỉ Thanh Măng 0123691414
  • Green Coto Hotel: Đây là khu mới xây trên bãi biển nên rất đẹp, tuy nhiên giá khá cao.
  • Nhà nghỉ Huyền Huy 01667.101.805 hoặc 0333.500.219
  • Tuy nhiên: Vì nằm ngoài đảo, Cô Tô đôi khi rơi vào trường hợp quá tải và mất điện. Để tránh trường hợp này xảy ra, bạn có thể cân nhắc thuê phòng gần biển để có thể tận hưởng không khí mát mẻ ngay cả khi không có điện nhé!

Hoạt động tại Cô Tô: 

(ảnh @Kzgw)
  • Tham quan và chụp ảnh tại: Bãi đá Cầu Mỵ, Bãi biển Nam Hải, Con đường Tình Yêu, …
  • Thuê thuyền đánh cá ra biển vào buổi đêm
  • Đốt lửa trại tại bãi Vàn Chảy (Bãi biển này khá hoang sơ và đẹp, rất thích hợp cho nhóm tụ tập nơi đây)
  • Thưởng thức những đặc sản ẩm thực Cô Tô
(ảnh @ngnnuminhngoc)

Để có một cái nhìn chi tiết và cụ thể hơn, hãy ghé qua một bài nhật ký cực hay và đáng yêu của Wecheckin nhé <<>>

2. Vịnh Hạ Long

(Một video tuyệt vời đi qua hàng loạt đỉa điểm nổi tiếng tại Hạ Long – FB: Phạm Ngọc Long)

Có lẽ không cần phải nói nhiều về Hạ Long nữa rồi. Nơi đây được UNESCO công nhận là Di Sản Thiên Nhiên Thế Giới vào năm 1994. Chỉ vậy thôi đã chứng minh Hạ Long là nơi nhất định phải đến một lần trong đời rồi.

Nhiều năm trở lại đây, Hạ Long trở thành địa điểm du lịch hàng đầu không chỉ tại Vietnam mà còn trên thế giới. Vậy nên để chốt lại danh sách “Top những địa điểm đi chơi mùa Xuân tại miền Bắc”, hãy cùng Wecheckin ghé qua Vịnh Hạ Long nhé!

Hạ Long Park
Hạ Long Park (Ảnh Phạm Ngọc Long)

Thời điểm du lịch vịnh Hạ Long: Vịnh Hạ Long luôn tấp nập quanh năm và cho dù là ở thời điểm nào, bạn cũng đều có thể chiêm ngưỡng toàn bộ vẻ đẹp nơi đây.

Di chuyển đến vịnh Hạ Long: Con đường ngắn nhất để đi từ Hà Nội đến Hạ Long là ghé qua Bắc Ninh (155km). Thời gian sẽ hết khoảng 3 tiếng:

  • Hà Nội theo tuyến đường 5 – ngã ba Sài Đồng: 10 km.
  • Sài Đồng theo đường 1 – Bắc Ninh: 23 km.
  • Từ Bắc Ninh theo đường 18 – Phả Lại- Chí Linh – Đông Triều – Uông Bí – Hạ Long: 122 km.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt xe khách tại bến xe Mỹ Đình. Chuyến đầu tiên khởi hành lúc 6:00 giờ sáng và chuyến cuối lúc 17:00 giờ chiều (chuyến hành trình mất từ 3-4 tiếng). Các chuyến xe cách nhau từ 5 đến 15 phút đến bến xe Bãi Cháy ở Hạ Long, tỉnh Quảng Ngãi. Giá vé xe dao động từ 100 ngàn đồng/khách ghế ngồi đến 200 ngàn đồng/khách giường nằm.

Chỗ nghỉ:

Có rất nhiều khách sạn 3 và 4 sao nằm trong khu du lịch Bãi Cháy để bạn lựa chọn. Giá phòng 1 khách sạn 3 sao từ 474.000 đồng/ngày. Để dễ dàng thuê phòng với giá không quá đắt, bạn nên đi vào đầu tuần hoặc giữa tuần. Hàng tuần, từ thứ Sáu đến Chủ nhật, Hạ Long thường rất đông du khách nên giá phòng thường bị nâng lên khá cao và hết chỗ. Ngoài ra, bạn có thể nhà trọ với giá trung bình từ 150.000 đồng/ngày.

Xin giới thiệu vài địa chỉ khách sạn: Hạ Long Plaza (08 đường Hạ Long); Hạ Long Dream (10 đường Hạ Long); Mithrin (đường Hùng Thắng); Hạ Long Pearl (bãi Cháy); Hạ Long Bay (đường Hạ Long); Bạch Đằng (02 Hạ Long); Công Đoàn Bãi Cháy (đường Hạ Long); Moon Light (đường Hùng Thắng)…

Hạ Long
(ảnh @vietnam.destinations)

Hoạt động tại Vịnh Hạ Long: Tại đây, có muôn vàn hoạt động giải trí cũng như thư giãn cho du khách thưởng thức. Wecheckin xin đưa ra một vài hoạt động nổi bật nhất tại đây:

  • Vui chơi tại Sun World Halong Park cũng như các khu giải trí khác
  • Tham quan Cầu Bãi Cháy
  • Đi chợ đêm, câu mực
  • Đi du thuyền đến các hang động và đền trong quần thể vịnh Hạ Long
  • Đến Bảo tàng Quảng Ninh
  • Ghé thăm khu di tích Yên Tử
  • Chèo thuyền Kayak
Hạ Long, chèo thuyền Kayak, Kayaking
Chèo thuyền Kayak (ảnh @jessie.loka)

Đọc xong bài viết này thì chuẩn bị hành lý và đi thôi chứ còn chần chừ gì nữa nhỉ!

 

Đọc thêm:

Tết 2018 – Tụ tập cùng bạn bè tại 5 quán cà phê siêu hot tại Hà Nội

Làm việc quần quật suốt một năm dài, Tết đến là dịp những người dân xa quê trở về nhà đón Xuân. Và đằng sau đó là một Hà Nội vắng lặng và yên tĩnh hơn bao giờ hết. Chắc hẳn vào những ngày này, những người ở lại sẽ lại tụ tập cùng bạn bè, nhâm nhi cà phê cùng vài ba đĩa hướng dương. Cùng nhau ngồi tận hướng tiết trời xuân như vậy thật lý tưởng. Nhưng liệu vào những Tết, khi mà phần đông người buôn kẻ bán từ khắp tứ phương đã trở về nhà, thì còn có nơi nào mở ra để tụ tập ? Câu trả lời là có nhé!



Nắm được nhu cầu của khách hàng, vẫn còn đâu đó vài ba cửa hàng cà phê mở ra ngay từ ngày mồng 1 Tết để thỏa mãn nhu cầu thực khách.

Ngày hôm nay, Wecheckin xin gợi ý với bạn những quán cà phê siêu hot tại Hà Nội nhé!

The Coffee House

(ảnh @thecoffeehousevn)

Một địa chỉ quen thuộc của giới trẻ những năm gần đây. The Coffee House gây ấn tượng mạnh nhờ không gian trang trí sáng tạo, menu phong phú cùng dàn nhân viên thân thiện và chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, TCH cũng thường xuyên có những chương trình khuyến mãi và tri ân khách hàng tuyệt vời.

Ngồi bên bạn bè ngắm nhìn đường phố trong tiết trời se lạnh như này thì còn gì bằng (Ảnh @thecoffeehousevn)

Sở hữu khá nhiều cơ sở tại Hà Nội, TCH đang hướng tới chiến dịch :”Ai rồi cũng sẽ có một TCH gần nhà”.

TCH Bùi Thị Xuân sở hữu không gian gợi nhớ về một Hà Nội thời Pháp thuộc (Ảnh @thecoffeehousevn)
Trà đậu biếc macchiato – một trong những thức uống nhất định phải thử khi đến TCH (ảnh @thecoffeehousevn)
Không gian có khá nhiều cửa sổ, để lọt rất nhiều ánh sáng tự nhiên vào (ảnh @thecoffeehousevn)

Mặc dù sở hữu khá nhiều điểm mạnh về phục vụ và đồ uống. Song TCH cũng có một vài điểm trừ nho nhỏ như tốc độ pha đồ, chất lượng wifi tại nhiều cơ sở luôn gặp trục trặc. Tuy nhiên đó chỉ là những điểm trừ nho nhỏ và hãng cũng thường xuyên tiếp thu ý kiến khách hàng để cải thiện tốt hơn. Chúng mình cho rằng đây chính là điểm cộng tốt nhất khiên TCH luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu!

Giá thành: Menu phong phú nên giá thành cho một thức uống giao động từ 29k – 60k. Bên cạnh đồ uống, tại TCH cũng có khá nhiều loại bánh nhỏ to cho bạn chọn nữa nhé.

Địa chỉ:

  • 56A Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • 23M, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • 259 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
  • 68A Bùi Thị Xuân, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • 3 Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Và tất cả các cơ sơ khác

Liên hệ: 18006936 – Facebook: The Coffee House

Lịch mở Tết: 14h00 ngày 15/02/2018 (Tức chiều mùng 1 Tết)

 

Xofa Cafe

Không gian ngoài trời của quán (ảnh @xofacafe)

Đây chính là một trong những quán cafe hiếm hoi tại Hà Nội mở cửa 24/7. Nếu bạn là một người cầu kỳ về thái độ phục vụ và không gian của quán, nhất định bạn phải ghé qua Xofa và cảm thấy được thuyết phục. Xuất hiện tại Hà Nội cách đây khoảng 3 năm, Xofa cafe đã xây đựng được một hình ảnh vững chắc trong không chỉ giới trẻ mà còn với những bậc lớn tuổi hơn.

Hình ảnh những freelancer ngồi làm việc cả buổi đã trở nên quá quen thuộc tại Xofa (ảnh @xofacafe)

Bước vào quán, cảm nhận đầu tiên sẽ là choáng ngợp bởi không gian thật nhiều cây, bao trùm lên một căn nhà cổ phong cách thời Pháp thuộc. Bạn sẽ tìm thấy một cảm giác vừa sang trọng nhưng lại đầy thân quen.

Quán có cả không gian ngồi ngoài trời và trong nhà. Đúng như cái tên “Xofa”, khu vực trong nhà của Xofa Cafe được đắt rất nhiều những chiếc xofa cùng những chiếc gối đủ màu sắc.

Một góc khu vực trong nhà (ảnh @xofacafe)
Những chiếc gối thơm tho luôn được chuẩn bị sẵn để bạn có thể vô tình “ngủ” luôn tại quán (ảnh @xofacafe)

Đối tượng khách hàng tại Xofa chủ yếu là khách nước ngoài và nhưng người đã đi làm. Đôi khi chúng ta cũng có thể bắt gặp vài nhóm học sinh ngồi say sưa họp với nhau về một bài học nào đó.

Từ trên cao nhìn xuống (ảnh @xofacafe)

Đầu bếp tại Xofa được tuyển chọn và đào tạo rất nghiêm ngặt. Do đó menu tại Xofa có thể nói là vô cùng phong phú và xuất sắc. Chính nhờ sự phục vụ tuyệt vời cùng chất lượng đồ ăn thức uống không thể chê vào đâu được, Xofa cafe là địa chỉ úy tín dành cho thực khách cả trong và ngoài nước. Nhưng tại Xofa, bạn luôn có thể tìm được một món ăn vừa với túi tiền những ngày khó khăn, hay một đĩa sang trọng nhân dịp kỷ niệm với người yêu đó.

Bữa sáng đơn giản (ảnh @xofacafe)
Từ Đuôi bò hầm Gnocchi được phụ vụ tại những nhà hàng tại Ý (ảnh @xofacafe)
Cho đến bát cháo đơn giản có thể bắt gặp bên những gánh hàng rong (ảnh @xofacafe)
Cùng ăn Cobb Salad như tại Hollywood nào! (ảnh @xofacafe)

Giá thành: 35k – 200k

Địa chỉ: 14 Tống Duy Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Liên hệ: 0243.717.1555 – Facebook: Xofa Cafe

Lịch mở Tết: Xofa Cafe mở 24/7 tất cả các ngày Tết nhé.

 

Cộng Cafe

Những ô cửa sắc màu (ảnh @congcaphe)

Trở về Việt Nam những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, đó sẽ là những hình ảnh bạn bắt gặp được khi bước chân vào bất kỳ một chi nhánh Cộng cafe nào.

Không cần phải nói quá nhiều về Cộng cafe nữa khi mà đó đã trở thành một cái tên quá quen thuộc nhiều năm trở lại đây.

(ảnh @congcaphe)

Khó có thể tìm đâu ra một quán cafe tại Hà Nội mang đậm chất Retro như Cộng Cafe.  Đây là một địa chỉ cực phù hợp dành cho những hội bạn về tụ tập hay những người chỉ muốn đến ngồi và thưởng thức ly cà phê của mình.

Những quán cafe như Cộng là nơi từng nuôi dưỡng những tâm hồn văn thơ dạt dào cảm xúc (ảnh @congcaphe)
Cốt dừa cà phê – Món cà phê đặc trưng của Cộng (ảnh @noleftovers)

Giá thành: 30k – 60k

Địa chỉ mở xuyên Tết:

  • 146 Cầu Gỗ, Hoàn Kiêm, Hà Nội
  • 152D Triệu Việt Vương, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • 27 Nhà Thờ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • B10 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội
  • Hồ Gươm Plaza
  • Và một số cơ sở khác

Lịch mở Tết: Cộng cà phê mở xuyên Tết tại những địa chỉ trên. Những địa chỉ còn lại mở từ ngày mùng 4 Tết.

Liên hệ: 091.181.11.66 – Website: Cộng Cà Phê

 

Aroi Dessert & Cafe

(ảnh @aroidessertcafe)

Một địa chỉ nữa trong danh sách những quán cafe nhất định phải tới một lần tại Hà Nội. Aroi sở hữu không chỉ không gian đẹp mà còn cả đồ uống chất lượng và dàn nhân viên thân thiện.

(ảnh @aroidessertcafe)

Bước vào một cơ sở của Aroi, bạn sẽ dễ dàng nhận ra ngay màu sắc chủ đạo nơi đây là trắng và nâu. Sự kết hợp này tạo nên một phong cách của Aroi vừa nhẹ nhàng tinh tế, vừa mềm mại và ấm cúng.

Nơi lý tưởng để làm việc (ảnh @aroidessetcafe)
Cùng lũ bạn tụ họp ngày Tết nhỉ (ảnh @aroidessetcafe)
Bánh ở đây đặc biệt ngon luôn nhé (ảnh @hypebelly)

Điều làm nên sự đặc biệt của Aroi đó chính là những chiếc bánh xinh xinh bắt mắt. Mặc dù là quán cafe, song Aroi đặc biệt mạnh về trà và bánh hơn là cà phê.

Cái gì ở Aroi nhìn trông cũng nhỏ bé đáng yêu (ảnh @khanhhuyen2912)
Ngày Tết đâu thể thiếu hoa quả nhỉ (ảnh @aroidessertcafe)
Trà đào cam sả (ảnh Thạch Desu)

Giá thành: 30 – 50k

Địa chỉ:

  • Số 9 Tống Duy Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • 47 Nguyễn Hữu Huân, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Và một số cơ sở khác

Lịch mở Tết: Các cơ sở trên đều mở xuyên Tết

Liên hệ: 096 604 59 20 – Facebook: Aroi Dessert & Cafe

AHA cafe

(ảnh sưu tầm)

Nếu như cảm thấy giá cả tại những địa chỉ trên có phần hơi cao một chút, thì đây chắc chắn là một địa chỉ bạn có thể yên tâm về giá.

AHA cafe là một thương hiệu cà phê sạch và thơm. Ưu tiên hàng đầu tại đây là cà phê thơm ngon và nguyên chất. Không cần quá sang trọng trong nguồn gốc của những hạt cà phê, nhưng AHA luôn rất nghiêm khắc trong khâu chọn lọc cà phê sạch.

Chỗ ngồi vỉa hè đặc trưng của AHA (ảnh sưu tầm)

Sở hữu một chuỗi cửa hàng tại Hà Nội, AHA cafe không phát triển quá nhanh và mạnh nhưng vẫn luôn đứng vững qua bao nhiêu năm.

View ban công (ảnh sưu tầm)

Khách hàng của AHA cũng rất phong phú, từ những người trẻ cho tới người lớn tuổi.

Giá thành: 20k – 50k

Địa chỉ:

  • 26 Tuệ Tĩnh, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • 90 Võ Thị Sáu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • 40 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • 54 Hàng Chuối, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Và các cơ sở khác

Lịch mở Tết: AHA mở cửa tất cả các ngày Tết

Liên hệ: 096.556.1717 – Website: AHA Cafe

 

Trên đây là những địa chỉ tốt nhất để tụ tập cùng bạn bè dịp Tết này mà Wecheckin giới thiệu với các bạn. Nếu bạn biết một địa chỉ khác xứng đáng nằm trong danh sách này, hãy comment bên dưới nhé.

Có thể bạn quan tâm:

 

Sắm hoa Tết tại những chợ hoa nổi tiếng nhất Hà Nội

Với việc Tết ngày càng đến thật gần thì sắm hoa để trang trí trong nhà cũng là một trong những điều được quan tâm nhất. Chuyện đi sắm hoa đã tự bao giờ trở thành một loại gia vị không thể thiếu để mang lại một cái Tết đầy màu sắc của người dân Việt Nam.  Nhân dịp này, Wecheckin xin giới thiệu với bạn những chợ hoa Tết nổi tiếng là đẹp và giá ổn định nhất Hà Nội nhé.



Những địa chỉ này đã có từ rất lâu rồi và cũng nhờ sự uy tín mà tồn tại đến tận ngày hôm nay.

1. Chợ Hoa Quảng Bá

(Ảnh sưu tầm)

Chợ nằm trên đường Âu Cơ, mở quanh năm. Ngày thường thì chợ mở từ tối hôm trước đến 7-8 giờ sáng hôm sau. Nhưng vào những ngày lễ Tết này, chợ đặc biệt mở muộn hơn chút để thuận tiện cho người mua nhé.

Hoa ở đây được nhập về từ khắp các vùng lân cận cũng như các tỉnh thành xa xôi. Bước vào chợ là bạn sẽ có cảm giác như bước vào một thế giới khác. Trái với những phiên chợ thông thường, chợ hoa đem lại cho con người ta một cảm giác dễ chịu. Bởi hoa luôn cần được sự nâng niu và tinh tế, vậy nên “hoa nào người nấy”.

Dưới ánh sáng lung linh và huyền ảo, chợ hoa Quảng Bá hiện lên đầy màu sắc, mang một hình ảnh Hà Nội thật khác. Bạn sẽ khá bất ngờ khi lần đầu tiên ghé thăm chợ hoa  Quảng Bá vào lúc rạng sáng đấy!

(ảnh sưu tầm)
Hoa ở đây được bó rất nhanh gọn và đơn giản nhưng vô cùng tinh tế và cuốn hút (Ảnh sưu tầm)

Kinh nghiệm đi chợ hoa Quảng Bá:

  • Mặc dù chợ tàn muộn hơn chút so với ngày thường, song bạn vẫn nên ghé qua chợ vào lúc rạng sáng (4-5 giờ). Điều này không những đem lại cho bạn một trải nghiệm mới đầy thú vị mà còn giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn hơn trong các loại hoa.
  • Càng đi sâu vào trong chợ, càng có thêm nhiều loại hoa đẹp và chất lượng hơn
  • Vì chợ hoa Quảng Bá nhập rất nhiều loại hoa chất lượng và đẹp, bạn cũng nên chọn mua những loại hoa đắt tiền hơn chút. Chẳng mấy khi mua được hoa đẹp mà rẻ vậy mà!
  • Hoa ở Chợ hoa Quảng Bá thường bán theo bó và rẻ hơn ngoài chợ. Bạn nên cân nhắc trước khi mua nếu không có nhu cầu mua nhiều nhé.
  • Xung quanh chợ có khá nhiều hàng bán những chậu cây nhỏ với giá rất rẻ, đặc biệt là vào những ngày sát Tết.
  • Mang theo một chiếc đèn pin để kiểm tra kỹ hoa trước khi mua nhé.

Giá thành:

Giá thành tại chợ Hoa Quảng Bá luôn rất ổn định và rẻ hơn so với chợ hoa thường. Bạn có thể kiếm được một bó hoa Lys hồng Đà Lạt với giá khoảng 60k/ bó 10 cành. 100-120k cho một bó hoa hồng to 30 bông. Hay thậm chí 4-7k cho một cành hoa lan.

Vào ngày Tết, chợ hoa có bán thêm một số loại hoa Tết như đào, mai, … Một cây nhỏ có giá khoảng 90 – 120k, hoặc vài triệu cho những cây to và đẹp hơn.

 

2. Chợ hoa Hàng Lược

Đã hơn 100 năm kể từ những phiên chợ đầu tiên (ảnh sưu tầm)

Cứ mỗi dịp Tết đến, con phố Hàng Lược lại trở nên nhộn nhịp và tất nập hơn bao giờ hết.  Chợ được mở chỉ riêng vào dịp Tết Nguyên Đán và bắt đầu từ ngày 19/12 âm lịch cho đến tận 30.

Đối với ngươi dân Hà Nội, việc ngắm hoa đào, quất trên phố đã trở thành một nét văn hóa (Ảnh sưu tầm)

Đây là một dịp để người dân khắp Hà Nội đổ về, không chỉ để mua hoa, mà còn để thưởng thức cái tiết trời se lạnh. Văng vẳng đâu đó trong không khí là tiếng cười đùa của trẻ con, tiếng chào hàng của người bán. Một cảm giác du xuân đúng nghĩa du xuân đến sớm trên con phố Hàng Lược.

(ảnh sưu tầm)
Hoa đào đỏ rực cả một góc phố Hàng Lược những năm 90 (ảnh sưu tầm)
Bên cạnh hoa, Chợ hoa Hàng Lược còn bàn cả đồ cổ nữa nhé. Cực thuận tiện luôn! (Ảnh sưu tầm)

Kinh nghiệm đi chợ hoa Hàng Lược:

  • Chợ được mở vào ban ngày nên bạn có thể sắp xếp thời gian hợp lý để ghé thăm cả hai khu chợ hoa.
  • Chợ được mở dọc tuyến phố Hàng Lược (Từ Hàng Cót cho đến Hàng Mã). Vậy nên xe máy di chuyển vào đây sẽ bị cấm. Có rất nhiều bãi gửi xe gần mà rẻ như Hàng Gai hoặc Trường THCS Thanh Quan, …
  • Chợ nổi tiếng với nhiều hàng quất và đào. Đa số các hàng chỉ bán cây từ vừa đến nhỏ. Hãy cân nhắc nếu bạn cần tìm một cây to để trong nhà nhé.
  • Tết đến Xuân về, tậm trạng người mua lẫn kẻ bán đều rất thoải mái và vui vẻ. Bạn có thể có được những bức ảnh đẹp bên những kệ hoa một cách thoải mái. Nhưng đừng nán lại lâu quá nhé 😉
  • Đừng đi một mình, buồn lắm !

Giá thành:

Cùng giống như đa số các chợ hoa nổi tiếng khác, giá thành cho một cây nhỏ từ 80-120k. Điều này tùy thuộc vào độ đẹp của cây và khả năng mặc cả của bạn nhé.

 

3. Chợ hoa đường Bưởi – Hoàng Hoa Thám

(ảnh sưu tầm)

Nơi đây là một trong những đường hoa hiếm hoi bán hoa quanh năm. Chợ hoa kéo dài dọc dốc Bưởi từ Chợ bưởi xuống đến Hoàng Hoa Thám.

Điểm đặc biệt làm nên chợ hoa này đó chính là ở đây họ bán đủ thứ. Không chỉ hoa, bạn còn có thể tìm được từ cây kiểng, hạt giống cây, chum vại cho thú cảnh.

(ảnh sưu tầm)
Vào các dịp lễ Tết, chợ hoa Bưởi còn bán rất nhiều đào rừng, mai loại nhỏ cho đến to (ảnh sưu tầm)

Kinh nghiệm đi chợ hoa Bưởi:

  • Chợ hoa bày bán dọc hè đường, nhưng bạn cũng nên gửi xe để có thể dạo một vòng hết càng hàng và chọn cho mình được một cây ưng ý nhất nhé.
  • Chợ bắt đầu từ chợ Bưởi. Bạn có thể gửi xe bên trong chợ Bưởi và bắt đầu tản bộ từ đây.
  • Chợ bán rất nhiều loại chum vại từ nhỏ tới to. Đây chắc chắn là địa chỉ thích hợp nếu bạn cần mua 1 chiếc thật đẹp đấy!

Giá thành:

Dưới đây là bảng giá Wecheckin đã tham khảo được nhé

  • Cây tài lộc: 100k/10 cành
  • Hoa cúc tần: 20k/ chậu
  • Mai đỏ: 300k/ cây
  • Hoa lan: 170k – 250k/ cành
  • Quất: 600k – 800k/ cây
  • Táo bonsai: 2500k/ cây
  • Cúc mâm xôi: 150k/ cây

 

4. Chợ hoa Lạc Long Quân

Đỏ rực cả một góc phố với hoa đào (ảnh sưu tầm)

Chợ được mệnh danh là khu chợ quy mô lớn nhất Hà Nội. Chợ hoa Lạc Long Quân kéo dài từ đầu đường Nghi Tàm cho tới gần hết đường Âu Cơ (gần chân cầu Thăng Long), và chạy dọc xuống đường Lạc Long Quân.

(ảnh sưu tầm)

Nằm ngay gần những khu chợ lớn và lâu đời như Quảng Bá, Quảng An, Tây Tự, Nghi Tàm, … Chợ hoa Lạc Long Quân có rất nhiều lợi thế. Không những nhập hoa từ ngoại thành, chợ còn nhập hoa từ khắp nơi như Đà Lạt, miền Nam, Sapa, hay thậm chí từ nước ngoài.

Mặc dù nổi tiếng với hoa đào, chợ còn bán những loại hoa khác như mai, cúc, quất, … (ảnh sưu tầm)

Kinh nghiệm đi chợ hoa Lạc Long Quân

  • Vì quy mô khá lớn hơn so với các khu chợ trên, bạn có thể cân nhắc di chuyển bằng xe máy để tiện đi lại.
  • Chợ bán cả đào cảnh lẫn đào rừng. Bạn có thể tìm mua từ cây lớn để trong nhà cho đến cành nhỏ trang trí trên bàn thờ.

Giá thành:

Giá đào ở đây khá là ngang bằng so với những khu chợ trên.

Bên trên là 4 địa chỉ tốt nhất và dễ tìm nhất mà Wecheckin giới thiệu với bạn. Ngoài ra cũng còn rất nhiều địa chỉ khác như làng hoa Tây Tựu, Quảng An, … Chúc bạn sớm sắm được cho gia đình một chiếc cây thật đẹp đẽ nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Trải nghiệm Tết xưa qua những địa chỉ ăn uống tại Hà Nội

Chỉ còn hơn 1 tuần nữa là Tết Nguyên Đán lại tới. Người người nhà nhà đều đổ xô đi sắm đồ để đón Tết. Ai nấy cũng đều xúng xính trong những bộ đồ mới, mái tóc mới. Cảnh sắc đều thật lung linh sắc màu. Nhưng vào những ngày này, ai cũng nói tới chuyện “Tết này chẳng giống Tết xưa”.



Hà Nội đã khác xưa nhiều quá. Thế hệ cuối 9x trở lại đây hiếm ai có thể cảm nhận được không khí Tết những năm 80 – 90. Còn nhớ những món đồ chơi rẻ tiền mà hễ thằng nào có là gọi cả đám trẻ trong khu phố ra chơi cùng. Những viên kẹo đủ sắc màu, những cốc nước xanh đỏ, những chiếc pháo nhỏ nổ đanh cả một góc trời. Tất cả làm nên mọt cái Tết thật vui vẻ và ấm cúng, không chỉ với trẻ em, mà còn với những bậc lớn tuổi hơn.

Đừng lo, Wecheckin sẽ giới thiệu với bạn một vài địa điểm tại Hà Nội đảm bảo sẽ mang về cho bạn một không khí Tết thật “giống Tết xưa”.

Cư Xá Cà Phê

(ảnh @cuxa.caphe)

Không biết ai đã mách cho người chủ ở đây, nhưng việc họ chọn địa điểm là một khu tập thể để mở quán cà phê theo phong cách Hà Nội xưa thì đã ăn đứt mọi quán khác rồi.

Nằm trên tầng 2 của một khu tập thể, Cư Xá Cà Phê nhìn trông thật đơn giản nhưng hóa ra chẳng “đơn giản” chút nào. Quán xở hữu một không gian không quá rộng, nhưng vẫn đủ chỗ ngồi trong nhà và ngoài trời. Mặc dù view nhìn xuống đường, nhưng cảm giác ngồi ở đâu thật sự rất thư giãn và sảng khoái, không bị ảnh hưởng bởi khói bụi và tiếng ồn của dòng xe phía bên dưới.

 

Những ngày nắng lên, Cư xá cà phê hứng hết những đợt nắng đẹp nhất (ảnh @cuxa.caphe)

Bạn sẽ càng bất ngờ hơn khi chỉ với 30k, bạn có thể dễ dàng mua cho mình một chiếc vé trở về tuổi thơ và điểm đến là Cư Xá Cà Phê.

Combo tuổi thơ được gói gọn trong chiếc vé chỉ từ 30k (ảnh @dingolong)
Những dây pháo từng rất phổ biến mà giờ chúng ta khó mà bắt gặp được nữa (ảnh @cuxa.caphe)
(ảnh @cuxa.caphe)
“Mỳ trẻ em” – món ăn thần thánh mà mọi 8x 9x đều quen thuộc (ảnh @cuxa.caphe)

Địa chỉ: Tầng 2 A11 Tập thể Khương Thượng, phố Tôn Thất Tùng Đống Đa, Hà Nội (Đối diện trường tiểu học Khương Thượng)

Giá thành: 30k – 40k

Lutu Lata

(ảnh @lutulatavn)

Nằm tại điểm giao nhau của 2 con phố cổ nổi tiếng Hàng Gai và Hàng Cót, Lutu Lata cũng chính là sự giao thoa của xưa và nay.

Nếu gọi Lutu Lata là một quán chè thì thật là đúng, nhưng gọi là một “nhà hàng” thì cũng chẳng có gì là sai. Bởi lẽ ở Lutu Lata, bạn có thể tìm được tất cả những món chè mà bạn có thể tìm được tại một quán rong bên hè đường.

Đặc biệt, Lutu Lata sở hữu một không gian lấy cảm hứng từ một Hà Nội xưa cũ. Với những khung cửa, bộ bàn ghế bằng gỗ. Những cốc nước hay thậm chí là bát cũng được trang trí họa tiết mang đậm nét Hà Nội xưa.

Quán sử dụng bát và cốc bằng sứ với hoa văn xưa (ảnh nplihn)
Món gì cũng có (ảnh @lutulatavn)
(ảnh @lutulatavn)

Vừa cũ kỹ, Lutu Lata cũng vừa đem đến những nét hiện đại trong không gian quán. Điển hình như cách sơn tường và bài trí cửa sổ, khiến cho nơi đây trông thật sáng sủa và mát mẻ.

Địa chỉ: 39 Hàng Cót, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Giá thành: 20 – 40k

Cà phê kiot 174

(ảnh @caphekiot174)

Quán nằm trên con phố Quán Thánh đầy mơ mộng và xanh mát. Ấn tượng ban đầu về quán sẽ là rất nhỏ và ồn ã. Không giống như Cư xá, Kiot 174 tràn ngập tiếng người, tiếng đàn, tiếng hát vọng lại từ một góc nào đó trong quán cà phê. Nhưng nếu là một người đến để thưởng thức ly cà phê, để đắm mình vào không gian, để tìm lại một Hà Nội cũ, thì nơi đây dành cho bạn.

Quán được mệnh danh là “Ngôi nhà Hà Nội lẻ loi giữa những ngôi nhà biệt thự Pháp cũ“. Bạn sẽ được sống lại thời kì nước mình vẫn còn lưu hành những tờ tiền 200 đồng, 500 đồng.

(ảnh Mai Lân)
Ảnh Trang Bùi

Cầm theo một chiếc máy ảnh và ẩn mình không gian của quán, chắc chắn bạn sẽ có cho mình những tấm ảnh thật tuyệt vời cho xem !

(ảnh @caphekiot174)

Địa chỉ: 174 Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội

Giá thành: 20k – 40k

Thời Cà phê

(ảnh @thanhpham275)

Nghe đến cái tên là đã bồi hồi muốn đi lắm rồi!

Tiếp tục là một quán cà phê nữa tọa lạc trên một khu tập thể cũ kỹ.

Cũng giống như Cư Xá, Thời Cà phê mang đến những sắc màu của một Hà Nội xưa thật là xưa, của những năm 80, của những ngày còn dùng tem phiếu.

(ảnh @7.8.1996)

Không quá cầu kỳ, Thời cà phê như một căn nhà tồn tại từ những năm 1980 đến tận bây giừo mà không qua chỉnh sửa gì vậy. Bước vào quán sẽ là những cảm giác thật thân thuộc và ấm cúng, như được sống lại đúng thời cũng những người cha, người mẹ ta vậy!

(Ảnh @nguyennhoangloc)

Địa chỉ: 13 Khu tập thể ĐH Thủy Lợi, ngõ 95 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội

Giá Thành: 20k – 40k

Cộng Cà Phê

Cộng Trung Hòa (ảnh Thạch Desu)

Khỏi phải nói về vẻ độc đáo của Cộng Cà Phê. Nơi đây lấy nguồn cảm hứng từ Hà Nội những năm kháng chiến và đặc biệt là những người lính Việt Cộng.

Từ không gian, bàn ghế, đồ uống, thậm chí đến bộ trang phục của nhân viên cũng đưa bạn trở lại Hà Nội những năm tháng hào hùng của dân tộc.

Cộng Hoàng Cầu (ảnh Thạch Desu)
(ảnh Cộng Cà Phê)
(ảnh Cộng Cà Phê)

Thậm chí thỉnh thoảng, bạn vẫn có thể nghe thấy nhân viên í ới gọi nhau như những người hoạt động Cách Mạng thực sự.

(ảnh Cộng Cà Phê)

Địa chỉ: Có rất nhiều địa chỉ của Cộng Cà Phê tại Hà Nội, nhưng dưới đây là một số địa chỉ Wecheckin đặc biệt recommend với bạn nhé

– 27 Nhà Thờ, Hoàn Kiêm, Hà Nội
– 8+9 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
– 8 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
– 46 Tràng Tiền, Đống Đa, Hà Nội

Giá thành: 30k – 60k

Cà Phê Giảng

(ảnh sưu tầm)

Ra đời từ những năm 50 của thế kỷ 20, Cà phê Giảng được ngừoi đời so sánh ngang ngửa với “Tứ trụ cà phê” tại Hà Nội thời bấy giờ. Song, cà phê Giảng vẫn tạo được nét riêng cho mình nhờ sự hiện đại cùng món “cà phê trứng” độc đáo và mới lạ.

Tọa lạc trên con phố Nguyễn Hữu Huân vốn đã nổi tiếng với nhiều quán cà phê, cà phê Giảng có một lối vào rất nhỏ. Điểm khiến người ta nhớ về một Hà Nội xưa tại nơi đây không chỉ đến từ không gian quán, mà còn đến từ chiếc ghế, tách cà phê.

(ảnh sưu tầm)

Cà phê sau khi được lọc bởi phin sẽ được ủ trong 1 chén nhỏ, trước khi được trộn với lòng đỏ trứng đánh bông (đánh kĩ) cùng các thành phần khác. Chiếc cốc được đặt trong một bát nước nóng để giữ nhiệt.

Mùi của cà phê, mùi của trứng, mùi của thời gian lưu trên những bức tường cùng bộ bàn ghế, tất cả hòa quyện lại trở thành mùi hương của Hà Nội xưa.

(ảnh giangcaphe)

Địa chỉ: 39 Nguyễn Hữu Huân, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Giá thành: 17k

Mỗi địa chỉ lại mang một màu sắc cũ của Hà Nội cu. Còn bạn, bạn đã tìm ra được một địa chỉ thích hợp dành cho mình để ghé qua dịp Tết này chưa ?

 

Có thể bạn quan tâm:

 

Tìm đến vẻ hoài cổ vùng Chugoku – Nhật Bản

Vùng Chugoku 中国 của Nhật Bản nằm ở tận cùng phía tây của đảo Honshu , bao gồm các tỉnh Hiroshima · Okayama · Shimane · Tottori · Yamaguchi.

Ẩn mình sau những ngọn núi, vùng Chugoku mang trong mình một nét thanh bình đến kỳ lạ với nhưng ngôi làng chài và thôn làng ven biển.



Với khí hậu khá ôn hòa và ấm áp, Chugoku là một trong những tỉnh thu hút được khách du lịch nhất tại Nhật Bản.

Cùng Wecheckin điểm qua những địa điểm làm nên một Chugoku vừa hiện đại vừa cổ kính nhé!

1. Ngồi đền Itsukushima-jinja

(ảnh sưu tầm)

Nằm trên đảo Miyajima thuộc tỉnh Hiroshima, đền Itsukushima hay còn gọi là thần xã Itsukushima là công trình thần đạo quan trọng của du lịch Nhật Bản. Khung cảnh ngôi đền ẩn hiện trong làn nước biển phía trước núi Misen của đảo Miyajima là một trong 3 cảnh đẹp nhất của Nhật Bản.

Đền nổi là một trong những công trình đặc biệt nhất trong kiến trúc tôn giáo trên thế giới. Toàn bộ quần thể ngôi đền bao gồm một đền chính, nhiều đền thờ nhỏ bố trí bao quanh, một sân khấu kịch Noh, một phòng tấu nhạc và nhiều cây cầu cùng hành lang nối liền các khu vực khác nhau trong đền. Tổng chiều dài các hành lang lên đến 300m.

Một trong những điểm hấp dẫn nhất của ngôi đền là chiếc cổng O-Torii đứng sừng sững trên mặt biển hướng thẳng tới đền. Với những cột chính làm từ những cây gỗ độc mộc, chiếc cổng này đã một cách thần kỳ sống sót sau thảm họa Hiroshima. Điều này càng khiến cánh cổng trở thành một biểu tượng không thể thay đổi của đảo Miyajima.

 

Khi thủy triều xuống, du khách có thể tiếp cận được O-Torii bằng đường bộ (Ảnh sưu tầm)

2. Đồi cát Tottori

(ảnh sưu tầm)

Nhắc đến Tottori là nhắc đến đài tưởng niệm tư nhiên lớn nhất Nhật Bản: đồi cát Tottori.

Đồi cát Tottori là một cồn cát khổng lồ, được công nhận là di sản thiên nhiên quốc gia. Nó là một trong những đồi cát có tiềm năng du lịch lớn nhất của Nhật Bản với diện tích 16km từ Đông sang Tây và khoảng 2,4km từ Bắc xuống Nam. Thậm chí tại một số nơi, khoảng cách từ nơi cao nhất đến nơi thấp nhất là 90m.

Tại Tottori, bạn sẽ được trải nghiệm những hoạt động thú vị như cưỡi lạc đà, chơi dù lượn, … Đảm bảo rằng việc thư giãn trên lưng những chủ lạc đà đi thong dong một cách chậm rãi sẽ mang lại một cảm giác thật tuyệt vời cho bạn đấy.

Cưỡi lạc đà tại Tottori (ảnh sưu tầm)

3. Khu vườn Koishikawa Koraku-en

Là một khu vườn mang phong cách Nhật Bản, khu vườn được bố trí nhiều cảnh quan, du khách có thể vừa dạo chơi quanh vườn vừa ngắm cảnh. Nơi đây được công nhận là 1 trong 3 khu vườn nổi tiếng của Nhật, cùng với vườn Kairaku-en (tỉnh Ibaraki) và vườn Kenroku-en (tỉnh Ishikawa)

Trong khuôn viên vườn có nhiều hoa và cây cối, màu sắc sẽ thay đổi tùy theo mùa. Mùa Xuân ngoài hoa anh đào thì còn có đỗ quyên, mẫu đơn bụi, thược dược Trung Quốc. Hè đến có hoa sen, thủy xương bồ, tử vi. Thu về có cây lá đỏ, hoa đậu. Còn mùa Đông có hoa sơn trà, thủy tiên, trà mai, hoa mơ. Bên trong khu vườn còn có đồng trà và ruộng nước. Mỗi năm vào ngày chủ nhật thứ 3 của tháng 5 sẽ tổ chức thu hoạch trà, ngày chủ nhật thứ 2 của tháng 6 tổ chức ngày hội gieo lúa.

(ảnh sưu tầm)

Ngoài ra, khi đến với Koraku-en, bạn còn có thể ngắm 8 con sếu đỉnh đầu đỏ tuyệt đẹp trong Tsuru-sha (Hạc xá).

4. Khu phố cổ Kurashiki

(ảnh miêu tả)

Kurashiki là khu vực có trung tâm là thành phố Kurashiki thuộc tỉnh Okayama. Khu vực này trước đây từng phát triển thịnh vượng với tư cách là nơi tích trữ hàng hóa của các cơ quan trực thuộc triều đình Mạc phủ Edo.

Với những bức tường trắng, các nhà kho bằng gỗ, các hiệu buôn, … Kurashiki mang đậm nét hoài cổ và truyền thống.

ảnh sưu tầm
Du khách có thể trả tiền để được đi thuyền trên con sông lãng mạn quanh thành phố (Ảnh sưu tầm)

5. Thị trấn dưới chân thành Hagi

Hagi là nơi sinh của nhiều samurai lỗi lạc. Samurai là ngườí đúng đầu các sự kiện dẫn đến thời kỳ Minh Trị Duy Tân. Một số nhà ở, chùa chiền và đền thờ samurai thời xa xưa có thể được tìm thấy ở đây và xung quanh thành phố.

Tại đây vẫn còn các dinh thự Samurai, cửa hàng buôn bán của thời bấy giờ, khi đi dạo qua những con phố có dãy tường đất sơn trắng chạy dài, hoặc những khu vực được bao quanh bởi hàng rào đen đặc trưng…sẽ tạo cho du khách một cảm giác như đang vượt dòng thời gian.

Dinh thự Samurai (ảnh sưu tầm)
Trạm Higashi-Hagi (ảnh sưu tầm)

Nhìn chung, vùng Chugoku mang đậm nét hoài cổ và thanh bình của một Nhật Bản thời Edo. Nơi đây sẽ rất thích hợp với những người ưa thích sự thanh tịnh và nhịp sống chậm rãi.

Có thể bạn quan tâm:

 

So sánh sự khác nhau trong “vị” Tết xưa và Tết nay

Tết xưa và Tết Nay

Trải qua thời gian, những phong tục ngày Tết ngày xưa ít nhiều đã có sự thay đổi để phù hợp với sự phát triển của xã hội. Hãy cùng xem video thú vị về sự khác biệt giữa Tết xưa và Tết nay, xem sự khác biệt trong cách đón Tết của người Việt qua thời gian.



1. Thời gian “ăn Tết” và “đón Tết”

Tết xưa, người ta gọi là “ăn Tết”, thời gian kéo dài từ rằm tháng chạp cho đến khi “ra mùng”,tức là sau ngày mùng 10 tháng giêng. Cá biệt có nhà còn kéo dài “ăn Tết” cho đến ngày rằm tháng giêng. Ăn và vui chơi đúng nghĩa, tạm gác mọi công việc sang một bên trong khoảng thời gian này.

Ngày nay, người ta đơn giản việc “ăn Tết” , gần như chỉ còn khái niệm “đón Tết”, nhiều người than phiền ngày tết không có không khí, nhạt nhẽo, chẳng khác ngày thường là bao. Sự háo hức giảm , không còn náo nức như xưa nữa, nó chỉ “chớm” hiện diện trong mỗi người từ sáng 30 Tết. Đến chiều tối mồng Một, mọi thứ đã bắt đầu chùng xuống… Sang mồng Hai, mồng Ba, người ta chỉ mong sao mau hết tết, vì chẳng có gì vui. Thời gian vui tết ngắn hơn xưa nhiều.

2. Tục gói bánh chưng

Tết xưa cả nhà thường quây quần cùng gói và luộc bánh chưng. Tết nay nhịp sống hiện đại khiến chẳng mấy ai tự gói bánh chưng hay giò chả nữa  thay vì gói bánh chưng mọi người đều đi mua cho nhanh, gọn. Nhiều chị em còn ở nhà, lên mạng xem các địa chỉ bán hàng online và gọi mang đến tận nhà. Không những bánh chưng, giò chả, nhiều nơi còn cung cấp dịch vụ bán cỗ nguyên cả mâm, mang đến tận nhà và bày giúp gia chủ.

Ngày xưa, đốt pháo là một trong những thú vui không thể thiếu của ngày Tết. Theo phong tục, việc đốt pháo đêm giao thừa có ý nghĩa xua đuổi tà ma, xua đuổi những điều xui xẻo, đưa tiễn những cái cũ để đón những điều mới, may mắn, tốt tươi, tiễn đưa một năm cũ với những nỗi vui buồn để đón năm mới với nhiều hy vọng.

Tết xưa thì mọi người trong gia đình quây quần bên nhau để cùng gói bánh chưng, duy trì nét đẹp truyền thống của dân tộc- ảnh sưu tầm
Tết nay thì mọi thứ đã quá tiện lợi, không còn mấy gia đình còn tự làm bánh chưng nữa, thay vào đó mọi người có thể dễ dàng lựa chọn bánh chưng bày bán ở khắp các siêu thị và các chợ thực phẩm- ảnh sưu tầm

3. Đốt pháo

Ngày nay, việc đốt pháo đã bị cấm. Bởi vậy nên mới có câu nói vui được cư dân mạng truyền nhau: “Tết xưa pháo nổ trước hè – Tết nay pháo nổ lên xe vô tù”. Thay vào đó, hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước đều có bắn pháo hoa đêm giao thừa, pháo hoa được bắn ở các địa điểm lớn, người dân háo hức đi chơi sớm, tìm những địa điểm đẹp nhất để ngắm pháo hoa.

4. Tết sum họp

Ngày xưa, Tết là dịp để gia đình sum họp, đoàn tụ bên mâm cơm, mọi người thường đi chúc Tết ông bà, họ hàng, đến nhà người thân tụ họp, ăn uống.

Ngày nay xu hướng du xuân ngày càng phát triển người người, nhà nhà tranh thủ ngày nghỉ Tết để đi du lịch.

Ngày xưa, mỗi khi đến Tết mọi người rất háo hức vì được ăn ngon mặc đẹp. Cuộc sống khó khăn nên Tết là dịp duy nhất trong năm để sắm sửa. Thời đó, mọi người rất coi trọng việc ăn Tết.

Ngày nay, nhắc đến chuyện ăn uống ngày Tết là ai cũng sợ, cũng ngán. Người ta không còn háo hức với các món ăn ngày Tết nhiều như xưa bởi cuộc sống giờ đã dư dả, thịt cá không phải là của hiếm như ngày trước. Bây giờ, mọi người coi trọng việc nghỉ Tết, chơi Tết hơn là ăn Tết.

Tết xưa là Tết sum họp, Tết nay tản mát mỗi người một nơi- ảnh sưu tầm

5. Chúc Tết

Ngày nay, muốn chúc tết ai, người ta chỉ cần cầm chiếc điện thoại di động lên, nói qua loa vài câu, hay nhắn vài dòng tin là đã làm xong “nhiệm vụ” lễ nghĩa. Không còn phải đến tận nhà, trực tiếp nói câu chúc như ngày xưa… Nhiều thủ tục “ăn Tết” xưa đã bị mai một, lược bỏ.

6. Xin chữ

Ông đồ ngày xưa ngồi cho chữ.

Tết nay thì nét đẹp xin chữ đầu năm vẫn được lưu truyền nhưng đã có phần thương mại hóa.

7. Tục khai bút đầu năm

Ngày đầu năm, trẻ em thời xưa thường được bố mẹ hướng dẫn khai bút để lấy may cho một năm học hành thuận lợi, thi cử đỗ đạt và cầu mong những ước nguyện gửi gắm trong từng nét chữ sẽ thành hiện thực. Ngày nay, ít đứa trẻ biết đến phong tục đó bởi chính bố mẹ chúng cũng đã thay thói quen khai bút trên giấy bằng cách “khai phím” trên facebook.

Tết Việt ngày càng thay đổi. Cuộc sống càng trở nên vội vã hơn, Tết cũng không còn nhiều không khí như trước kia nữa. Vậy còn bạn, bạn có cảm thấy như vậy không?  

 Có thể bạn quan tâm:

Năm hết Tết đến, dắt nhau đi cầu duyên, “chẳng may thoát ế” ở những ngôi chùa ngay Hà Nội

Tất tần tật những điểm hấp dẫn cho tiệc Tất Niên cuối năm

Đi xa dịp Tết – Top 5 địa điểm “trốn nhà” dịp Tết này

Cập nhật các địa điểm bắn pháo hoa đón Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 ở các tỉnh thành phố Việt Nam

Tổng hợp kinh nghiệm du lịch Bái Đính- Tràng An tự túc- Cẩm nang du lịch từ A-Z

Tổng hợp kinh nghiệm du lịch Bái Đính- Tràng An tự túc

Chùa Bái Đính Và Khu du lịch Tràng An, là một quần thể danh thắng thuộc tỉnh Ninh Bình, gồm hệ thống dãy núi đá vôi với hàng triệu năm tuổi, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi của trái đất, khí hậu, đã hình thành các thung lũng, hang động, hồ đầm, hệ sinh thái rừng ngập nước hòa quyện vào nhau cùng nhiều di tích lịch sử tạo nên không gian huyền ảo. Và các di tích khác đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Nơi đây cũng là quần thể chùa được biết đến với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam, như chùa có diện tích  lớn nhất, có tượng phật bằng đồng dát vàng to nhất và có hành lang tượng La Hán dài nhất châu Á. Được kỳ vọng trở thành một di sản thế giới hỗn hợp với cả hai tiêu chí văn hóa và thiên nhiên đầu tiên tại Việt Nam!


1. Nên đi Tràng An – Bái Đính khi nào?  

Khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 Âm lịch được xem là thời điểm đẹp nhất để du lịch Tràng An. Lúc này thời tiết vào xuân không quá lạnh hay quá nóng, bạn có thể kết hợp du lịch và du xuân vãn cảnh, lễ chùa cầu may.

Du khách có thể tham gia lễ hội chùa Bái Đính- một trong những lễ hội đầu năm lớn nhất miền Bắc- ảnh sưu tầm

2. Di chuyển tới Tràng An- Bái Đính bằng phương tiện gì?

  • Di lịch Tràng An- Bái Đính bằng xe khách

Các bạn có thể dễ dàng bắt xe khách đi Ninh Bình trong các bến xe Giáp Bát và Mỹ Đình.Theo kinh nghiệm du lịch Tràng An – Bái Đính tự túc thì bạn nên xuất phát từ sớm khoảng 4 -5h sáng, để khi đến Ninh Bình khoảng 7h sáng. Từ Tp Ninh Bình bạn có thể thuê xe ôm, taxi hoặc thuê xe máy để di chuyển vào khu du lịch Tràng An – Bái Đính. Khoảng cách từ thành phố Ninh Bình đến Tràng An là 7km và từ Tràng An đến Bái Đính 7km.

  •  Du lịch Tràng An – Bái Đính từ Hà Nội bằng phương tiện riêng

+ Với xe máy: Nếu di chuyển từ trung tâm thành phố Hà Nội, bạn di chuyển theo hướng đi Văn Điển – Thường Tín, sau đó theo Quốc lộ 1A về thành phố Ninh Bình. Đường khá dễ đi nên bạn có thể chỉ mất 2 – 3 tiếng là có thể về tới Ninh Bình. Du lịch Tràng An – Bái Đính bằng xe máy thì bạn chú ý với những đoạn đường rẽ quẹo rất trơn trượt và dễ bị ngã khi trời mưa.

+ Nếu bạn đi bằng ô tô thì từ trung tâm Hà Nội bạn đi theo hướng Pháp Vân – Cầu Giẽ cũng đến quốc lộ 1 A và di chuyển đến thành phố Ninh Bình.

3. Phương tiện tham quan du lịch Bái Đính – Tràng An

Bái Đính là một quần thể chùa rất rộng lớn, có các hành lang nối nhau dài vài Km nên để tiết kiệm thời gian bạn lên mua vé xe điện để tiện tham quan nhé. Vé xe điện ở khu chùa Bái Đính 30.000/ chiều.

Xe điện phục vụ du khách tham quan tại chùa Bái Đính được thuận tiện hơn vì quần thể của chùa rất rộng lớn- ảnh sưu tầm

Tràng An là một quần thể du lịch bao gồm các dãy núi đá vôi và quần thể các sông suối, hang động chạy trong lòng  nên để khám phá danh thắng Tràng An, bạn sẽ mất hơn 3 giờ đồng hồ đi đò, thông thường từ 4 – 5 người/đò. Giá vé là 150.000 đồng/người. Vào mùa cao điểm thường rất đông du khách đổ về đây tham quan nên thường xảy ra tình trạng quá tải, chen lấn tại các điểm mua, soát vé và các bến thuyền, bạn cần cảnh giác đề phòng trộm cắp, móc túi. Theo kinh nghiệm du lịch Bái Đính – Tràng An tự túc thì bạn lên đi vào tháng hè sẽ đỡ đông và tiết kiệm được tiền.

Tràng An là một quần thể du lịch bao gồm các dãy núi đá vôi và quần thể các sông suối, hang động chạy trong lòng  nên để khám phá danh thắng Tràng An, bạn sẽ mất hơn 3 giờ đồng hồ đi đò- ảnh sưu tầm

4. Những địa điểm du lịch Tràng An – Bái Đính mà bạn không nên bỏ qua

  • Danh lam thắng cảnh ở Tràng An

Vào quần thể danh thắng Tràng An bạn sẽ được xuôi dòng Mạo Khê trên chiếc thuyền nhỏ chèo tay mất khoảng 3 đến 4 tiếng.

Quần thể danh thắng Tràng An xứng đáng là Vịnh Hạ Long trên cạn của đất Việt- ảnh sưu tầm

Bạn được khám phá thành trì kiên cố bằng đá nơi đây mà dưới chân núi là những hang động xuyên thủy tuyệt đẹp cùng cảnh vật và các điểm tham quan như một bức tranh thủy mặc mở ra trước mắt:

Đền Trình – Ngôi đền nghìn năm tuổi linh thiêng và cũng là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến hành trình.

Đền Trần là điểm đến tiếp theo. Đây là ngôi đền cổ thời Thánh Quý Minh đại vương, 1 vị tướng từ thời vua Hùng. Ngôi đền được xây bằng đá từ những năm 968 với những họa văn trạm trổ hết sức tinh tế, thể hiện đẳng cấp của các nghệ nhân đương thời.

Phủ Khống là nơi thờ Đinh Công tiết chế, 1 vị quan từ thời nhà Đinh. Trước đền là cây thị cổ thụ nghìn tuổi linh thiêng.

Cùng một hệ thống các hang động xuyên thủy dài hun hút tưởng chừng vô tận như: : Hang Sáng, hang Tối, hang Địa linh, hang Nấu Rượu, hang Sính, hang Si, hang Ba Giot, hang Khống… Mỗi hang động lại có một vẻ đẹp riêng, gắn với những tích truyện khác nhau.

  • Các điểm tham quan ở chùa Bái Đính

Bái Đính là một quẩn thể chùa rộng lớn trong đó với Khu Bái Đính cổ và khu chùa Bái Đính mới.

Chùa Bái Đính- ảnh sưu tầm

Tại khu Bái Đính cổ bạn sẽ được ghé thăm hang sáng , tối, đền thờ tháng Nguyễn, đền thờ thần Cao Sơn.

Tại khu Bái Đính mới có rất nhiều kỷ lục trong nước và khu vực để bạn ghé chân: Tượng phật bằng đồng dát vàng lớn nhất Châu Á; Hành lang La hán dài nhất Châu Á; Chuông đồng to nhất Việt Nam; Diện tích rộng nhất Việt Nam; Nhiều tượng La hán nhất Việt Nam; Chùa lớn nhất Việt Nam; Nhiều cây bồ đề nhất Việt Nam; Giếng ngọc lớn nhất Việt Nam.

Hành lang La hán dài nhất Châu Á tại chùa Bái Đính-ảnh sưu tầm

Đặc biệt, nếu bạn đi dài ngày thì nên đi thêm các điểm đến hấp dẫn khác như: Tam Cốc – Bích Động, Cố đô Hoa Lư, núi Non Nước, vườn quốc gia Cúc Phương, nhà thờ đá Phát Diệm, suối nước nóng Kênh Gà, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long những điểm du lịch hấp dẫn rất nhiều du khách trong nước và quốc tế.

5. Ăn gì khi du lịch Bái Đính- Tràng An

Ninh Bình là thanh phố nổi tiếng với rất nhiều đặc sản địa phương độc đáo và lạ mắt. Ở khu Bái Đính- Tràng An cũng có rất nhiều nhà hàng để bạn lựa chọn. Bởi vậy khi đến đây, đừng bỏ lỡ những đặc sản Ninh Bình nổi tiếng đặc biệt là món cơm cháy và dê núi nổi danh nhé. Các bạn có thể nếm thử và mua về làm quà cũng rất phù hợp.

Tuy nhiên khi mua đồ ăn uống hay đồ lưu niệm bạn nên hỏi kỹ giá để tránh tình trạng bị chặt chém ở các khu du lịch.

Đến Tràng An du khách đừng quên thưởng thức những miếng thịt dê núi thơm ngon nức tiếng của Ninh Bình nhé!- ảnh sưu tầm
Thêm cả cơm cháy chà bông thì đúng là du khách sẽ nhớ mãi không quên Bái Đính- Tràng An được đâu- ảnh sưu tầm

Các bài viết khác bạn có thể quan tâm:

Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Hội An tự túc- Wecheckin

Cẩm nang du lịch Ba Vì tự túc từ A- Z

Phượt Đồng Cao – Địa điểm cuối tuần đang được người trẻ mê tít

Ghé thăm Cù lao Chàm, lạc vào thế giới san hô đầy màu sắc

 

“Du lịch” trà sữa vòng quanh Hà Nội

Trà sữa – một món đồ uống có lẽ không còn quá xa lạ với giới trẻ hiện nay, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ nói về trà sữa tại Hà Nội. Wecheckin xin mang đến cho bạn một chiếc bản đồ trà sữa để giúp người đọc có thể chọn cho mình một “tour” trà sữa vòng quanh Hà Nội hợp lý nhất nhé. 


Feeling Tea

Trở về với Hà Nội những năm 2000. Lúc này trà sữa mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và điển hình là những hàng trà sữa gia đình có giá từ 3 – 5.000đ cho một cốc trà sữa trân châu. Một ngày, Feeling Tea xuất hiện và thay đổi tất cả. Từ những cốc trà sữa bé xinh vừa gọn bàn tay sau mỗi giờ học mệt mỏi, học sinh giờ đây đã được thưởng thức những cốc trà sữa to hơn, thơm hơn với giá tiền cũng không quá chênh lệch (10.000đ – 25.000đ). Đặc biệt hơn Feeling Tea lại mang đến cho người dùng cảm giác an toàn hơn khi mang một thương hiệu cụ thể đến từ Đài Loan. Cũng từ đó, các bậc phụ huynh đã có cái nhìn thoáng hơn về món đồ uống mới lạ này.

Và đó là sự bắt đầu của kỷ nguyên trà sữa.

Feeling Tea
Feeling Tea Giảng Võ (Ảnh @normaltus)
Feeling Tea
Vào những ngày “viêm màng túi”, bạn có thể mua một cốc hồng trà không sữa trân châu chỉ với giá 12k nhé (Ảnh sưu tầm)

Trải qua nhiều thăng trầm, những biến cố, cùng với sự xuất hiện của hàng loạt hãng trà sữa mới, Feeling Tea đã phần nhiều giảm bớt độ hot của mình trong lòng giới trẻ. Với những điều chỉnh cũng như tinh thần tuyệt vời của mình, Feeling Tea vẫn tiếp tục tồn tại và trở thành hãng trà sữa lâu đời nhất tại Việt Nam.


Hiện nay Feeling Tea vẫn còn dưới 10 cơ sở trên khắp địa bàn Hà Nội. Dựa theo những tiêu chí về chất lượng đồ uống và không gian, mình recommend với bạn những địa chỉ sau đây:
– 155 Giảng Võ
– 13 Lê Đại Hành
– 219c Khâm Thiên

Dingtea

Chắc hẳn chẳng có ai còn xa lạ với cái tên này rồi nhỉ. Thậm chí đối với một số người, “Dingtea” còn có nghĩa là “trà sữa”.
Dingtea đã xuất hiện từ rất sớm trong kỷ nguyên của trà sữa và đánh dấu một mốc quan trọng trong sự chuyển biến về trà sữa tại Việt Nam. Kể từ khi Dingtea soán lấy vị trí số một về trà sữa của Feeling Tea, ta bắt đầu thấy nhiều hơn những người trạc tuổi, dân văn phòng đến uống trà sữa. Với một menu phong phú cùng chất lượng đồ uống vượt trội hoàn toàn, Dingtea đã trở thành một “nhà hàng” hơn là một quán trà sữa rồi.

Đặc điểm chung của hầu hết các cơ sở Dingtea tại Hà Nội đó chính là họ đều đầu tư rất kỹ vào việc trang trí không gian quán. Điều này tạo một cảm giác thoải mái và thích thú đối với khách hàng.

Dingtea
Dingtea 1c Hồ Đắc Di (ảnh @yelliesyo)
Dingtea
Best choice: Kiwi thêm lô hội và trân châu đen (ảnh @2uang_)

Có muôn vàn vị trà tại Dingtea, nhưng nếu đã uống thì nhất định bạn thử một lần những vị sau: Trà sữa hoa nhài, nước kiwi, trà chanh quất và trà đen mật ong.

 

Mức giá: 35k – 60k

Dưới đây theo chúng mình là những địa chỉ tuyệt vời nhất để thưởng thức một cốc Dingtea nhé:
– 1b Nguyễn Hữu Huân, Hoàn Kiếm
– 14 Hàng Cót, Hoàn Kiếm
– 82 – 84 Ô Chợ Dừa, Đống Đa
– 80 Láng Hạ, Đống Đa

Bobapop

Tiếp tục là một cái tên quen thuốc với giới trẻ hiện nay. Mặc dù mới xuất hiện tại Hà Nội được gần 2 năm,  nhưng với giá thành tương đối rẻ cùng chất lượng đồ uống tốt, thương hiệu trà sữa “chú chó” này đã vươn lên nằm nằm trong TOP thương hiệu trà sữa tại Hà Nội. Bên cạnh đó, Bobapop cũng thường xuyên có những chương trình khuyến mãi và tri ân khách hàng. Điều này càng góp phần giúp Bobapop lưu lại được nhiều ấn tượng trong lòng những tín đồ trà sữa tại Hà Nội.

Bobapop
Bobapop Zip Bag (ảnh @aiiimyyy)

Ghé qua Bobapop, bạn sẽ không nên bỏ qua dòng trà sủi bọt, vừa béo ngậy lại mặn mà. Bên cạnh đó, các dòng trà hoa quả cũng là điểm cực mạnh của Bobapop đó!

Bobapop
Trà sủi bọt (ảnh @ndh.an)

Với giá thành tương đối rẻ, bạn có thể sở hữu một cốc Bobapop chỉ với: 30k – 50k

Các chi nhánh Bobapo tại Hà Nội:

– 7 Trần Nguyên Hãn, Hoàn Kiếm

– 166 Ô Chợ Dừa, Đống Đa

– 50 Trần Phú, Thanh Xuân

– 18 Nguyễn Khang, Cầu Giấy

– 6 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy

Heekcaa Việt Nam

Vươn lên như diều gặp gió, Heekcaa mới xuất hiện được một năm nhưng đã trở thành một trong những thương hiệu trà sữa hàng đầu. Sở hữu cho mình thiết kế bao bì tinh tế cùng chất lượng đồ uống tuyệt hảo, Heekcaa đã đập tan những lời đổn thổi về thương hiệu thuở mới bắt đầu. Cho đến nay, Heekcaa vẫn đem lại cho người dùng những cốc trà sữa chất lượng nhất cùng sự phục vụ chu đáo.

Heekcaa
(ảnh @foodaholicvietnam)
Heekcaa
Đồ uống nóng tại Heekcaa (ảnh @trangnhimtron)

Hãy ghé qua Heekcaa một lần để thưởng thức sự béo ngậy cùng hương vị ngọt ngào đến từ Trà xoài Macchiato nhé

Giá thành: 40k – 70k
Hiện nay Heekcaa Việt Nam chỉ có duy nhất 3 cơ sở tại Hà Nội là:
– 7 Lê Đại Hành, Hoàn Kiếm

– 42c Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm

– 76 Thái Hà, Đống Đa

Gongcha

Thương hiệu trà sữa đến từ Hàn Quốc này từ lâu đã gây tiếng vang rất lớn trong cộng đồng trà sữa Hà Nội. Mặc dù chỉ sở hữu có 2 cơ sở tại Hà Nội, Gongcha vẫn luôn được ưa thích và nhận được rất nhiều lời khen.

Gong Cha
Trà của Gongcha cực thơm và đậm (ảnh @gongchavietnam)

Gongcha nổi tiếng với trân châu trắng thần thánh. Còn nhớ, những ngày trà sữa Hà Nội mới chỉ có Feelingtea, Dingtea, Chatime, … thì Gongcha đã làm mưa làm bão với thứ trân châu trắng thần thánh cho đến tận bây giờ.
Giá thành: 40k – 70k
Địa chỉ:
– D2 Giảng Võ, Ba Đình
– 56 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm

Royal Tea

Mặc dù đã xuất hiện từ hơn một năm trước, nhưng phải cho đến thời gian gần đây Royal Tea mới nhanh chóng mở rộng và bao trùm lấy khắp Hà Nội. Đúng với tên gọi “Hoàng trà”, tại Royal Tea, bạn sẽ nhận được những sự phục vụ tốt nhất. Hầu hết nhân viên đều được đào tạo một cách đầy kỹ lưỡng và khắt khe. Đảm bảo bạn sẽ không tiếc đồng tiền mình bỏ ra.

Royaltea
Royal Tea cũng là một trong những cái tên sở nổi tiếng với kem cheese (ảnh Thạch Desu)
Royaltea
Trà sữa kem cheese (ảnh @aiiimyyy)

Tạm bỏ qua về vấn đề bản quyền và thương hiệu, Royal sở hữu cho mình những cốc trà sữa cake cream béo ngậy thơm lừng. “Hoàng trà” cũng ghi được điểm với không gian quán đẹp mắt và thú vị nữa.

Giá thành: Giống như Heekcaa, số tiền bạn phải bỏ ra cho một cốc Royal rơi vào khoảng 40 – 70k.
Địa chỉ:

– Hồ Gươm Plaza, Hà Đông
– 1 Phan Đình Phùng, Ba Đình
– 107 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm

Heytea

Nhắc đến Heekcaa là người ta lại nhắc đến Heytea. Đơn giản vì cả hai đều là một nhánh với Heekcaa bên trung quốc. Cùng chung một đại gia đình, người anh em Heytea này mang những nét tương đồng với Heekcaa về cả menu lẫn hình ảnh. Nhưng bên cạnh đó, Heytea cũng mang những nét rất riêng của mình. Điều đó giúp cho Heytea xây dựng được hình ảnh riêng và không lẫn được với người anh em sinh đôi kia.

Heytea
Kem cheese của Heytea mềm và chảy vào miệng, y như hình vẽ trên cốc vậy (ảnh @dingolong)
Heytea
Heytea ghi điểm với không gian sang trọng và đẹp đẽ (ảnh sưu tầm)

Giá thành: 40k – 70k

Hiện nay, có rất nhiều địa chỉ Heytea nhưng không cùng chung một nhánh. Nhưng nếu là một người đam mê trà sữa và không quá nặng về vấn đề bản quyền, wecheckin giới thiệu những địa chỉ luôn mang lại cho bạn những cốc trà ngon nhất cùng sự phục vụ tuyệt vời:
– 74 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa

– 209 Xã Đàn, Đống Đa

– 86 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa

Hefkcha

Lại một người anh em sinh đôi nữa của Heekcaa ? Câu trả lời là không ! Hefkcha là một thương hiệu trà sữa đến Hongkong và tách biệt với hai người anh em trên. Mặc dù mang cho mình những điểm khá tương đồng với Heekaa và Heytea, Hefkcha thực sự tạo điểm nhấn khác biệt cho mình.

Sở hữu cho mình một không gian thoáng đãng, đồ uống tuyệt vời cùng dàn nhân viên thân thiện, Hefkcha nhận được rất nhiều sự công nhận từ cộng đồng trà sữa Hà Nội. Mặc cho những lùm xùm ngay từ khi mới xuất hiện, Hefkcha vẫn hiên ngang đứng vững.

Hefkcha
Không gian thoáng đãng cùng 2 mặt tiền (ảnh sưu tầm)
Hefkcha
Trà sữa kem bánh và trà xoài đá bông macchiato của Hefkcha cũng thực sự ấn tượng đó (Ảnh @phunganhhhhh)

Giá thành: 40 – 70k

Địa chỉ:
– 60 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm

– 109 Phùng Hưng, Hoàn Kiếm

– 71 Chùa Láng, Đống Đa

Share Tea

Mới xuất hiện tại Hà Nội một thời gian ngắn nhưng Share Tea đang làm điên đảo cộng đồng trà sữa Hà Nội.

Sharetea
Cốc của Share tea vừa to lại vừa đầy (ảnh @ngocsfood)

Trà của Share Tea có độ ngọt luôn rất vừa miệng mà lại còn thơm. Mặc dù giá thành tương đối cao nhưng những cốc Share tea luôn rất to và đầy ự. Thậm chí người dùng còn phải chú ý lúc cắm ống hút để tránh bị tràn ra nữa chứ.
Có muôn vàn vị trà sữa tuyệt ngon tại Share Tea, nhưng những vị mà wecheckin tin tưởng nhất vẫn là trà sữa truyền thống, matcha và trà xoài.

Giá thành: 40k – 60k

Địa chỉ: 25 Nhà Thờ, Hoàn Kiếm

Regiustea

Regiustea có một cái tên khác, đó là “Thiên Ngự Hoàng Trà”. Là một thương hiệu mới nổi, Regiustea nhận được khá nhiều lời khen bởi chất lượng đồ uống cùng cách trang trí khá đơn giản nhưng hiệu quả.

Regiustea
(ảnh @jessicatrxxg)

Regiustea cũng rất nổi tiếng với món kem cheese béo ngậy của mình. Đặc biệt hơn, bạn có thể gọi thêm topping dừa khô nước cực hợp với kem cheese nhé!

Regiustea
(ảnh @regiusteavietnam)

Giá thành: 40 – 60k

Địa chỉ: 123 Ô Chợ Dừa, Đống Đa

Kai Tea

Nếu là một tín đồ của những loại trà thanh mát thì Kai Tea nhất định là một điểm đến phải ghé qua.
Không quá nổi bật với không gian một tầng nhỏ hẹp, Kai Tea ghi điểm với dàn nhân viên nhanh nhẹn, thân thiện và nhiệt tình. Kem cheese của Kai Tea cũng khá ngon và không bị quá béo.
Nếu có ghé qua Kai Tea, bạn hãy thử ngay trà xoài kem cheese nhé!

Kai Tea
Bên cạnh Trà xoài kem cheese, Chocolate cheese cake cũng là một lựa chọn thú vị (ảnh @dingolong)

Giá thành: 30k – 60k
Địa chỉ:
– 99 Bạch Mai, Hai Bà Trưng
– 79 Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng

Goky

Một vòng quanh Hà Nội với những thương hiệu trà sữa đến từ Đài Loan, Hong Kong, Trung Quốc, Hàn Quốc. Để hoàn thiện “tour du lịch” trà sữa này, wecheckin sẽ đưa bạn đến với thương hiệu trà sữa đến từ “Xứ sở mặt trời mọc”: Goky

Xuất hiện tại Hà Nội đã được một năm, Goky nhanh chóng mở rộng và giờ đã có mặt khắp nơi trên thành phố Hà Nội.
Trà của Goky không được đánh giá quá cao, thậm chí còn được so sánh là giống với Dingtea. Bù lại, Goky vẫn mang đến một chút hương vị khác biệt cùng cách bài trí không gian quán độc đáo, vô cùng Nhật Bản.

Goky
(ảnh @goky.teahn)
Goky
Matcha Mito – Trà sữa matcha chuối (ảnh @lannphuonng)

Ở Goky, bạn sẽ tìm thấy những vị trà sữa vô cùng độc đáo. Nhưng có phần kén người dùng do sự khác nhau về khẩu vị giữa hai quốc gia.

Giá thành: 40 – 60k
Địa chỉ:
– 25 Thái Hà, Đống Đa
– 19b4 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa
– 88 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy

Bên cạnh những thương hiệu kể trên, vẫn còn vô vàn những thương hiệu trà sữa khác mà chúng mình vẫn chưa thể dẫn các bạn đi được. Nhưng sau khi đi một “tour” quanh Hà Nội với đủ các thương hiệu trà sữa như vậy, bạn đã tìm ra được điểm đến lý tưởng dành cho mình chưa ? Cùng chia súng mình những địa chỉ thích hợp khác mà bạn biết nhé!

 

Có thể bạn quan tâm:

Bí kíp cứu rỗi dân FA thoát cảnh GATO đây rồi

0

Bí kíp cho dân FA thoát khỏi GATO trong những ngày lễ sắp tới đây rồi.

Sắp tới nào là Noel này, Tết Dương này, Valentine này,… bạn rất muốn được đi chơi, đi nhậu. Nhưng bạn không có “gấu”, hay đơn giản bạn cũng chẳng rủ được ai đi cùng. Muốn đi lắm nhưng bạn thấy ngại ngùng. Bạn cảm thấy cô đơn nếu một mình bạn đi tới những nơi ồn ào như thế. Nhưng giờ đây bạn không phải lo lắng nữa đâu. Ngay tại Hà Nội này, dân FA chúng ta có thể tìm ra những tụ điểm mà dành riêng cho mình đấy. Chỉ vì FA mà chúng ta lại không đi thư giãn sao? No no, càng FA thì chúng mình lại càng phải biết tận hưởng cuộc sống đúng không các bạn.



Dưới đây là một số không gian rất tuyệt vời mà wecheckin đã tổng hợp cho chúng mình rồi đấy.

1. Nhà hàng cho người FA

Thời tiết se lạnh, người Hà Nội lại có cái thú dạo quanh phố phường, tận hưởng không khí và nhâm nhi những món ăn ấm lòng, đặc trưng của mùa. Trước đây, món ngon của dân Thủ đô thường “gói gọn” trong phở, mì, bún, miến… nhưng tới nay, những người đam mê ẩm thực đã có sự lựa chọn đa dạng hơn, trong số đó, không thể không kể đến lẩu.

“Điểm trừ” duy nhất của món lẩu là thường phải đi đông người, nên lắm khi thèm mà không rủ được người đi cùng thì cũng đành… nhịn!

Tuy nhiên, các bạn đừng lo, đã có giải pháp cho bạn đây. Dưới là list một số nhà hàng phục vụ “lẩu cô đơn” cho bạn đó. Chúng mình cùng nhau điểm qua luôn nhé!

  • SALUT deli& juice bar

Địa chỉ:

Cơ sở 1:số 5 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Cơ sơ 2: 269 Phố Kim Mã,Ba Đình,Hà Nội.

Giá: 89.000 VND.

SALUT deli& juice bar- ảnh sưu tầm

Quán tọa lạc trên phố Quang Trung, con phố rộng rãi, thoáng đãng nằm ngay ở quận trung tâm của thành phố Hà Nội, ngay gần những điểm vui chơi quen thuộc như Nhà thờ Lớn, khu phố đi bộ… quá thuận tiện cho một cuộc vui kết hợp trong những ngày đón xuân cận kề. Quán tiên phong tung ra món lẩu chỉ dành cho một người! Đó là nồi lẩu mà được chủ quán đặt cho cái tên cực “độc”: Lẩu FA ( FA: Forever alone, từ để chỉ những người độc thân, chưa có người yêu).

Lẩu FA là lẩu Thái Tom Yum, với vị chua cay đặc trưng vô cùng quyến rũ. Điều đặc biệt là, dù chỉ dành cho một người nhưng lẩu FA của SALUT deli & juice bar vẫn được đánh giá là khá đầy đặn. Với những viên thả lẩu độc lạ ,nhân phomai,trứng cua,trứng cá hồi,tôm hùm cực chất và còn thêm món tráng miệng bánh bao kim sa và các loại trà hấp dẫn .

“Tôi chỉ tình cờ vào quán trong một lần dạo phố Hà Nội nhưng từ đó đã nghiện luôn món lẩu FA, và không còn ngại ‘lượn’ phố một mình nữa!”- Lời cảm nhận từ một bạn FA kinh niên.

  •  Lẩu thái Hami

Địa chỉ: 16C3 Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy.

Giá: 99.000 VNĐ.

Mẹt đồ nhúng ở Lẩu thái Hami được xếp đầy ú ụ, có cảm giác như chỉ cần một tác động nhẹ thôi đồ ăn cũng có thể bị rơi ra ngoài. Một mẹt bao gồm: thịt bò, tôm, ghẹ, ngô ngọt, nấm và rau ăn kèm. Chú ghẹ trong suất lẩu luôn được yêu thích nhất bởi rất tươi, khi nhúng chín ăn rất ngọt và thơm, đúng chuẩn hải sản tươi sống.

  • Lẩu 1 người – Hoàng Hoa Thám

Địa chỉ: 245 Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội.

Giá: 59.000 đồng.

Sét lẩu cô đơn tại “Lẩu 1 mình- Hoàng Hoa Thám” -ảnh sưu tầm

Ở đây có 3 loại lẩu cho bạn lựa chọn : lẩu ếch, lẩu sườn sụn, lẩu hải sản đồng giá 59.000 đồng. Tuy menu không quá đa dạng các vị lẩu như những quán lẩu 1 người khác, thế nhưng vị nào ra vị đấy, không lẫn lộn vào đâu được, ăn một lần sẽ muốn đến lần nữa. Nồi lẩu hải sản với đầy đủ đồ nào là tôm, mực, chả cá, ngao có cả váng đậu, đậu phụ với 2 cây nấm quấn thịt bò. Nước dùng thanh thanh, đậm đà ai thích ăn cay thì có thể cho thêm sa tế. Lẩu sườn sụn của quán khi nhân viên bê ra bạn sẽ cảm thấy choáng váng vì cực kì nhiều luôn với rau muống, nấm kim châm cuộn thịt, sườn sụn, váng đậu, đậu trắng. Không gian quán rộng rãi, thoải mái. Phục vụ chu đáo, với mức giá 59.000 đồng thì quá là chất lượng rồi phải không nào.

  •  Quán Hồng Kỳ

Địa chỉ: 53 Nguyễn Khắc HIếu, quận Ba Đình, Hà Nội.

Giá: 55.000 VND.

Quán Hồng Kỳ nằm trên đường Nguyễn Khắc Hiếu gần hồ Trúc Bạch khá dễ tìm, không gian rộng rãi, thoáng mát, bày trí đẹp mắt, biển hiệu to đùng. Lẩu ở đây đầy đặn, nước dùng nhiều ngập nồi vừa miệng, có vị cay cay rất ngon, thịt nhúng đầy mẹt luôn. Thích nhất là ở đây còn có cả trứng gà non để nhúng nữa. Ông chủ và nhân viên đều thân thiện, nhiệt tình và vui vẻ khiến cho bữa ăn của bạn vô cùng ngon miệng

  •  Shabu X 

Địa chỉ:

Cơ sở 1: 153 Trần Đại Nghĩa, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội – Hotline: 024 7308 2555

Cơ sở 2 : Tầng hầm B1, Tòa nhà Golden Palace, đường Mễ Trì, q. Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hotline: 024 7308 2555

Giá: 69.000 – 99.000 VND.

Với không gian rộng rãi, thoáng mát, ong trắng và da cam làm chủ đạo. Với tiêu chí lẩu nhanh giá mềm Shabu X phục vụ cho khách hàng 2 loại lẩu 1 người là lẩu 69.000 đồng và lẩu 99.000 đồng. Lẩu 69.000 đồng gồm thịt viên, thịt gà phile và lườn cá hồi còn lẩu 99.000 đồng bao gồm thịt bò mĩ cuốn nấm, thịt gà phile, lườn cá hồi kèm thêm rau nhúng như rau muống, rau cải, nấm kim châm, mì tôm. Đồ ăn của Shabu X đều rất tươi ngon, thịt gà ngọt không bị khô, thịt bò viên rất mềm, lườn cá béo ngậy sẽ khiến bạn thích mê.

Nhà hàng Shabu X-ảnh sưu tầm

2. Các quán coffee cho người FA

Nếu bạn không có nhu cầu ăn uống cầu kì, bạn chỉ cần một không gian tĩnh lặng thư giãn thì quán cà phê cũng là ý tưởng không tồi.

Bạn hãy cùng wecheckin tìm hiểu những quán coffee ấy nhé!

  • Alone Coffee

Địa chỉ : Tầng 4,5,6 tòa nhà 02 Trần Điền, Thanh xuân, Hà Nội ( Số 228 Lê trọng tấn).

Mùa đông thường khiến người ta có cảm giác cô đơn nhiều hơn, đôi khi thèm tìm một góc nào đó ấm áp, thoải mái của riêng mình. Trong không gian một quán cà phê đẹp mắt với những chỗ ngồi riêng tư, lại có thêm vô số gấu bông dễ thương, Alone Coffee có lẽ sẽ là một điểm đến thú vị.

Quán nằm tại phố Trần Điền, tuyến phố nhỏ giao với Lê Trọng Tấn nên nhiều người cũng chưa biết. Tuy vậy, đường tới quán cũng khá dễ tìm. Quán nằm ở tâng 4,5,6 của tòa nhà số 2 Trần Điền, có chỗ để xe rộng và thang máy để đi lên.

Alone Coffee là  quán cà phê cho những kẻ cô đơn, thèm ôm gấu theo đúng nghĩa.

Khi đến với quán, những người cô đơn lẻ bóng, không có người yêu hay bạn đồng hành cũng sẽ không còn cảm thấy ngần ngại hay tự ti, bởi ở đây có rất nhiều người như bạn. Tâm hồn “tổn thương” của bạn sẽ được xoa dịu bởi những chú gấu bông cỡ bự siêu đáng yêu.

Alone Coffee được chia làm ba khu tương ứng với 3 tầng với cách bài trí hoàn toàn khác nhau.

Khu độc thân ( Lonely zone) nằm ở tầng 4 với những bàn được thiết kế cho người muốn ngồi một mình.  Khu vực này là khách đến tuyệt đối phải ngồi một mình, chỉ được phép “ôm ấp” những chú gấu bông siêu đáng yêu được bày sẵn của quán.

Khu độc thân, Alone coffee -ảnh sưu tầm

Khu kết bạn ( Friendly zone) nằm ở tầng 5 dành cho nhữn người muốn làm việc cùng laptop hay ngồi trò chuyện, giữa mỗi chỗ ngồi cũng có rèm che, khi đã chán sự cô đơn của bản thân, bạn có thể tìm đến khu vực này. Mỗi người sẽ ngồi vào một ô cửa và nói chuyện với người ở phía đối diện theo sự sắp xếp của nhân viên quán. Bạn sẽ không lo ngại ngần vì hai người được ngăn cách bởi một bức màn và hoàn toàn không nhìn thấy nhau. Khi nào cảm thấy muốn, bạn có thể kéo tấm màn lên để biết được người đối diện là ai. Còn không, danh tính của bạn sẽ được giữ kín.

Khu kết bạn, Alone coffee- ảnh sưu tầm

Nếu muốn tìm một chỗ yên tĩnh để làm việc, đọc sách thì tầng 5 của Alone Coffee là lựa chọn hợp lý.

Khu hẹn hò ( Lovely zone) ở tầng 6 vốn là không gian ngoài trời, buổi tối được trang hoàng khá đẹp mắt.

Hiện tại, Alone Coffee đang là địa chỉ được nhiều bạn trẻ check in rầm rầm bởi tại đây có quá nhiều những chú gấu bông dễ thương, rất hợp để chụp ảnh “tự sướng” up lên mạng xã hội.

Ngoài ra, những quán coffee khác cũng có những không gian riêng giành cho những người cô đơn.

  • Tranquil Book & Coffee – Cafe sách 

Đại chỉ: 5 Nguyễn Quang Bích, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Quán là nới dành riêng cho những người độc thân yêu thích yên tĩnh. Tranquil Books & Coffee nằm trong một con ngõ nhỏ trên phố Nguyễn Quang Bích, Hà Nội. Đến đây, bạn sẽ thoải mái chọn sách để đọc và nhâm nhi cà phê. Tủ sách cao đến tận tường, đơn giản mà vô cùng thanh lịch và những chỗ ngồi thoải mái trên gác xép.

Một góc trong Tranquil Book & Coffee- ảnh sưu tầm

Bước vào quán ta cảm nhận rõ rệt không khí cổ điển, yên tĩnh từ thiết kế tới những chi tiết như những chiếc đĩa nhựa cũ. Mở cửa vào Tranquil là được cách xa không gian nhộn nhịp của Hà Nội, nhất là mỗi khi quán nhiều người đọc sách hay trò chuyện nhỏ nhẹ.

Kể cả khi bạn ngồi đọc quyển sách yêu thích mà bạn vừa tìm thấy trên giá sách, đánh vài nốt nhạc vừa hiện lên trong đầu bạn với ukelele của quán, hay bất cứ thứ gì, thì bạn cũng sẽ bị mê hoặc bởi không gian của Tranquil.

  • Nhà sàn Art – Cafe kiểu vintage 

Địa chỉ: Ngõ 462 Đường Bưởi, Quận Ba Đình, Hà Nội.

Nhà sàn Art – Cafe nhìn từ gác hai- ảnh sưu tầm

Một quán cà phê đầy tính nghệ thuật, mang hơi hướng retro, vintage được khơi nguồn từ cảm hứng của thời kỳ bao cấp, kết hợp với nét đẹp của ngôi nhà sàn Tây Bắc, cộng với chất liệu gỗ nâu trầm…Tất cả tạo nên một vẻ đẹp cổ điển mà rất riêng. Nhà sàn Art cafe chính là nơi bạn nhìn đâu cũng thấy đồ cổ, thấy vẻ đẹp của thời gian như đang trôi chầm chậm. Nơi đây mang đến vẻ đẹp của sự chỉn chu, trau chuốt, đẹp có tổ chức, trầm ấm điềm tĩnh một cách lạ lùng từ sự bài trí, phối màu cho đến cảnh vật.

  • Le petit – Cafe sách

Địa chỉ: 24A Cao Bá Quát, Quận Ba Đình, Hà Nội.

Lấy cảm hứng từ café sách nên tất nhiên quán khá nhiều sách, đặc biệt là truyện tranh.. Cách bài trí từ quầy bar đến các vật dụng mang phong cách kiến trúc Pháp rõ rệt, rất tinh tế và lãng mạn.

Le petit , Cafe sách- ảnh sưu tầm

Cafe Le Petit nằm ở con phố khá yên tĩnh, nếu muốn có một không gian riêng để thư giãn hoặc thoải mái đọc truyện mà không bị tiếng còi xe dội vào, bạn có thể chọn Le Petit để đến thử thưởng thức cảm giác của một người độc thân cảm nhận cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm:

4 điểm đến tuyệt vời cho hành trình cuối năm 2017

Vào cuối năm mọi người trở nên bận rộn với các kế hoạch, dự định, deadline công việc, mọi thứ trở nên áp lực và một chuyến du lịch cuối năm sẽ giúp bạn thêm năng lượng để hoàn thành những gì còn dang dở kết thúc một năm thật trọn vẹn. Hãy đánh dấu sự kết thúc một năm cũ bằng việc đặt chân đến một nơi đẹp và ấn tượng dưới dây.

1. Đà lạt

Phải nói rằng Đà Lạt mùa nào cũng đẹp, thành phố hoa không chỉ đẹp vì hoa mà còn đẹp vì cái thần thái, không khí của nơi đây bình yên dù lạnh hay nóng cũng toát ra vẻ quyến rũ riêng.

Du lịch cuối năm - Đà Lạt

Lên Đà Lạt tháng 12 để trải nghiệm mùa đông Đà Lạt, mùa đông lạnh cóng đến mức thở ra khói, lên Đà Lạt để ngắm cỏ hồng, hoa ban trắng tinh khôi, hoa Mai Anh đào lãng mạn.

Hoa Mai Anh Đào
Nở rộ vào cuối tháng 12 hàng năm, mỗi lần khoe sắc Mai Anh Đào nhuộm hồng cả một con đường ở Đà Lạt. Mai Anh Đào nở báo hiệu mùa xuân về, sắc hồng quyến rũ có sức hút kỳ lạ làm lòng người rạo rực chờ đón một mùa xuân sắp đến.

Ảnh: @katin1102

Các bạn có thể ghé nhưng trục đường Trần Hưng Đạo hoa Mai Anh Đào nở dọc hai bên đường dọc theo dãy biệt thự cổ Cadasa, khu vực Hồ Xuân Hương, Dốc Đa Quý – Trại Mát

Ảnh: Sưu tầm
Ảnh: @miezanguyen
Ảnh: Sưu tầm

– Lãng mạn với những đồng cỏ tuyết hồng
Là loài cỏ dại mọc trên đồi thành từng cụm, thân thẳng đứng, cỏ hồng thường mọc ở các thung lũng ven hồ, sườn đồi Trại Mát, suối vàng.

Ảnh: Sưu tầm

Có lẽ bạn chưa biết cỏ hồng còn gọi là cỏ tuyết, có tên gọi này là bởi vì khi sương đọng trên các cây cỏ vào buổi sáng trông tuyệt đẹp như những bông tuyết. Nếu đến đây một lần bạn sẽ nhận khung cảnh bình yên này giống như những cánh đồng cỏ hồng ở các nước Bắc Mỹ có thêm những loài động vật ăn cỏ quen thuộc như trâu hay ngựa bạn sẽ thấy nơi đây thực sự là chốn bình yên thơ mộng, là thiên đường nơi hạ giới.


– Hoa Ban Trắng
Có lẽ nhắc đến hoa ban trắng là bạn nghĩ ngay đến Tây Bắc nơi có những cô gái xinh đẹp nết na có giọng hát làm say đắm lòng người, nhưng bạn có biết ở ngay Đà Lạt cũng có loài hoa xinh đẹp này, ban trắng nở ngay sau khi hoa dã quỳ tàn nên hãy cố gắng thưởng thức hoa ban trong chuyến du lịch cuối năm này nhé.

Ảnh: Sưu tầm

Hoa Đà Lạt có đặc điểm thường được trồng ở các trục đường, và hoa ban trắng không ngoại lệ góp phần tô điểm cho các con đường ở đây thêm sinh động. Để săn hoa ban trắng bạn nên đến các trục đường như Quang Trung, Trần Phú, Phù Đổng Thiên Vương..

Ảnh: Sưu tầm

– Ngôi Làng Đất Sét
Ngôi làng đất sét nằm trong khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, rộng khoảng 90m vuông, với kiến trúc lạ mắt ngôi làng đất sét hiện tại là một sản phẩm du lịch của Đà Lạt thu hút hàng chục nghìn lượt khách.

Ảnh: Sưu tầm

Ngôi nhà đất sét này đã nhận 2 kỷ lục Việt Nam, dựa lưng vào núi hướng mặt ra hồ công trình thú vị này dựa vào hai ý tưởng là tái hiện lại một Đà Lạt từ thuở ban sơ và Đà Lạt thành phố nghỉ dưỡng nổi tiếng tại Việt Nam.

Tạo dáng với những nốt nhạc ở ngôi làng đất sét
Ảnh: @n.tieuhanh1510

2. Cánh đồng cừu
Một điểm khá thú vị nữa cho chuyến du lịch cuối năm là các cánh đồng cừu, đến đây bạn tha hồ ngắm những chú cừu dễ thương hiền lành bạn có thể bế chúng chụp ảnh với chúng đảm bào có những bức ảnh xinh ơi là xinh.

Ảnh: Sưu tầm

Có 3 cánh đồng cừu nổi tiếng bạn có thể ghé thăm:

– Đồng cừu Ninh Thuận
Nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang tầm 16km về phía tây bắc, những trang trại ở đây lên đến hàng nghìn con, du khách thường đến đây để trải nghiệm cuộc sống của dân du mục và chụp ảnh cùng những chú cừu đáng yêu.

Ảnh: Sưu tầm

– Đồng cừu suối nghệ

Nằm ở đường Phước Tân – Hội Bài huyện Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu chỉ cách T.P HCM 70km người dân nuôi cừu chủ yếu để bán lấy thịt và lông, thấy nhiều du khách đến thăm quan chụp ảnh người chăn cừu đã mở dịch vụ để phục vụ cho du khách phí vào chụp là 50.000 đến 100.000 đồng/1 nhóm.

Đồng cừu suối nghệ (Ảnh: @lntt9999)

Nếu bạn lên lịch cho chuyến du lịch cuối năm này thì đừng quên ghé qua Đồng cừu suối nghệ nhé, đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp cùng cảm giác tự do giữa thảo nguyên ngắm những chú cừu tung tăng ăn cỏ, tâm hồn bạn sẽ thấy thành thơi thoải mái.

Đồng cừu suối nghệ (Ảnh: @ng_hann)

3. Các cánh đồng quạt gió

Nếu ở các nước phương Tây thì cánh đồng quạt gió quen thuộc thì ở Việt Nam những cánh đồng quạt gió không phổ biến lắm, vậy nên việc thăm thú nơi có cánh đồng gió ở trong nước rất gây háo hức cho các mem thích xê dịch trong chuyến du lịch cuối năm này.

– Cánh đồng quạt gió Bạc Liêu
Đến với Bạc Liêu người ta hay nhắc đến “Công tử Bạc Liêu” nhưng ít ai biết nơi đây còn sở hữu một cánh đồng quạt gió quy mô nhất Việt Nam. Ở đây không chỉ có những chiếc quạt gió khổng lồ mà khung cảnh xung quanh cũng rất “Tây” rất thơ mộng.

Du lịch cuối năm - Cánh đồng quạt gió Bạc Liêu
Cánh đồng quạt gió Bạc Liêu (Ảnh: @silentb__)
Những chiếc quạt gió khổng lồ (Ảnh: @huynhngocchi)

– Cánh đồng quạt gió trên đảo Phú Quý, Bình Thuận
Là một trong những cánh đồng quạt gió đẹp ở đảo Phú Quý hiện tại cánh đồng quạt gió này được xây dựng để tạo ra nguồn điện phục cho người dân trên đảo. Quy mô không được như ở Bạc Liêu nhưng khi đã đến đây du lịch cuối năm ai cũng phải lòng vẻ đẹp thơ mộng ở đây.

Cánh đồng quạt gió trên đảo phú quý, bình thuận (Ảnh: @vy.manutd)

– Cánh đồng quạt gió tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận

Đây là nhà máy điện gió có quy mô lớn nhất Việt Nam, ở đây nhiều cối xay gió khổng lồ tạo nên một bức tranh hùng vĩ thơ mộng khiến người chưa đến thì thấy hứng thú còn người ghé thăm rôi thì không muốn về.

Ảnh: @bell.tran
Nhà Máy Phong Điện Tuy Phong, Bình Thuận (Ảnh: @anluong39)

4. Phú Yên
Chuyến du lịch cuối năm sẽ thật hoàn hảo nếu bạn ghé qua Phú Yên, nơi đã được chọn quay bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên biển xanh” chắc hẳn phải mê mệt với khung cảnh của Phú Yên xuất hiện trong phim, nhưng bạn sẽ phải ngạc nhiên khi cảnh thật còn đẹp hơn trên phim.

du lịch cuối năm - Phú Yên
Ảnh: @_phuongthao118_

– Mũi Đại Lãnh
Biển Phú Yên đẹp ngọt ngào bình yên và đứng trên Mũi Đại Lãnh nhìn xuống thì không gì bằng. Thuộc địa phận thôn Đồng Bé, xã Hòa Tâm huyện Đông Hòa, mũi Đại Lãnh làm say lòng người với bãi Môn trong veo.

Cột mốc điểm cực đông – Mũi Đại Lãnh

Là một nhánh của dãy Trường Sơn đâm ra biển, từ đây phóng tầm mắt ra xa có thể cảm nhận được rõ sự hùng vĩ của đất trời, ở mũi Đại Lãnh còn đặt một tấm bia ghi “Mũi Điện – Điểm cực đông” nơi đón bình mình đầu tiên ở đất liền Việt Nam, điều này là điểm cực kỳ thú vị bạn phải trải nghiệm một lần khi đến với Phú Yên “Đón bình minh và nghe sóng hát”.

Ảnh: @quynhanhchocopie

– Vũng Rô
Ở Phú Yên có một vịnh xinh đẹp hoang sơ nằm ở xã xuân Hòa Nam, tỉnh Phú Yên là ranh giới giữa Phú Yên và Khánh hòa. Đến với Vũng Rô bạn sẽ được thưởng thức những bãi biển với bờ cát trắng mịn làn nước xanh biếc và đặc biệt khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời.

Ảnh: Sưu tầm

Ở Vũng Rô còn di tích của đoàn tàu không số hào hùng, nếu đến đây bạn nhớ ghé qua nơi có chứng tích của con tàu đám cùng những tấm bia ghi lại chiến công hào hùng của chiến sĩ năm nào.

 

 

 

Di tích tàu không số ở Vũng Rô

Tất nhiên không thể không kể đến các bãi tắm như bãi Lách, bãi Mù U, bãi Chùa, bãi Chân Trâu, bãi Lau, bãi Nhãn…

 

Biển ở Vũng Rô (Ảnh: @nguyen_nhat_khanh)

– Gành đá đĩa
Là một công trình từ bàn tay mẹ thiên nhiên, Gành đá đĩa được xem là hiện tượng tự nhiên kỳ thú nhất từ trước đến nay, việc các phiến đá hình lục giác chồng lên nhau thành một khối đĩa lớn bồng bềnh giữa các lớp sóng và sương mờ tạo cho nơi này một sự bí ẩn hấp dẫn hiếm có.

Gềnh đá đĩa đẹp lung linh (Ảnh: @trandangcan)

Những khối đá đen hình lăng trụ được sắp xếp đều và độc đáo như được can thiệp từ bàn tay con người ánh lên rực rỡ như sáp ong khi có nắng chiếu vào.

Ảnh: @_htptram
Tạo dáng nghịch ngợm ở ghềnh đá (Ảnh: @vin_quch)

Cuộc sống bộn bề lo toan nhất là vào dịp cuối năm nếu mọi thứ làm bạn căng thẳng, hay đơn giản chỉ là muốn đánh dấu cột mốc nào đó để kết thúc một năm đầy ý nghĩa thì việc du lịch cuối năm là rất hợp ý. Vậy còn chờ gì nữa lên lệch và đi ngay thôi.

Có thể bạn quan tâm:

Wecheckin