Top những địa điểm...

Noel lại sắp đến rồi Hà Nội lại đẹp lung linh lộng lẫy...

Đi chơi Noel ở...

Không khí Giáng sinh đang ngập tràn khắp con phố ở Hà Nội....

7+ ý tưởng tổ...

Vào những dịp lễ đặc biệt, đôi khi chỉ cần những hành động...

Những món quà tặng...

Ngày 20/10 là tôn vinh Phụ nữ Việt Nam, đây là một dịp...
Home Blog Page 44

Ăn gì ở Đà Nẵng? Những món ngon nhất định bạn phải “nếm” thử đi du lịch Đà Nẵng

1
Ăn gì ở Đà Nẵng

Đà Nẵng được mệnh danh là thành phố đáng sống nhất ở Việt Nam. Không chỉ nổi tiếng về cảnh quan, bãi tắm biển mà nơi đây còn có ẩm thực ăn uống vô cùng phong phú. Những món ăn ngon nổi tiếng ở Đà Nẵng có thể tìm thấy hầu hết ở các vỉa hè, ngõ ngách. Vậy ăn gì ở Đà Nẵng? hãy cùng Wecheckin tìm hiểu nhé.

1. Bánh tráng thịt heo Đà Nẵng 

Bánh tráng thịt heo là món ăn ngon nổi tiếng ở Đà Nẵng mà ai đến đâu cũng đều nếm thử, tấm tắc khen ngon. Từ những nguyên liệu bình dị, thường ngày nhưng qua bàn tay tài hoa của người Đà Nẵng đã biến món ăn quen thuộc trở thành một đặc sản Đà Nẵng. 

Bánh tráng thịt heo Đà Nẵng
Bánh tráng thịt heo Đà Nẵng

Ở mỗi vùng miền lại có cách chế biến riêng. Ở Đà Nẵng, người ta thường dùng bánh tráng cuốn thịt heo ngon và rau xanh ăn kèm với một loại nước chấm đặc biệt cho người Đà Nẵng có công thức pha chế riêng. Nếu có cơ hội đến với thành phố xinh đẹp này, hãy tìm ngay cho mình một quán để ăn thử nhé.

Địa chỉ tham khảo:

  • 162/27 Đống Đa, Hải Châu, Đà Nẵng
  • 35 Đỗ Thúc Tịnh, Cẩm Lệ, Đà Nẵng
  • 4 Lê Duẩn, Hải Châu, Đà Nẵng
  • 19-21 Trần Bình Trọng, Hải Châu, Đà Nẵng
  • Khu ẩm thực chợ Cồn, Hùng Vương, Hải Châu, Đà Nẵng
  • 176 Nguyễn Hoàng, Thanh Khê, Đà Nẵng

2. Ăn gì ở Đà NẵngMì Quảng

Sẽ thật thiếu sót khi bạn đến Đà Nẵng mà chưa một lần nếm thử món ăn này. Mì Quảng được làm từ những sợi mì bằng bột gạo, tránh thành từng lớp bánh mỏng và thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng. Từ những nguyên liệu phổ biến như tôm, lạc, thịt gà, thịt lợn,… kết hợp lại với nhau trở thành món ăn ngon hấp dẫn ở Đà Nẵng.

Ăn gì ở Đà Nẵng - Mì Quảng

Giờ còn xuất hiện món mì Quảng ếch, thay vì dùng tôm, thịt, gà thì nước dùng được nấu từ thịt ếch đồng, đem đến sự hấp dẫn, lạ miệng cho từng món ăn.

Địa chỉ tham khảo

  • Mì Quảng Bà Mua – 19 – 21 Trần Bình Trọng, quận Hải Châu
  • Mì Quảng Thi – 251 Hoàng Diệu, quận Hải Châu
  • Mì Quảng Bà  Vị – 166 Lê Đình Dương, Q. Hải Châu, Đà Nẵng
  • Mì Quảng Bà Lữ – 32 Nguyễn Văn Linh, quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • Mì Quảng 1A – 1A, Hải Phòng, quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • Mì Quảng Bích – 1-5 Đặng Dung, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng

3. Ăn gì ở Đà NẵngCơm gà

Cơm gà Đà Nẵng khác với các tỉnh khác ở chỗ vị không quá ngán, ăn vừa đủ chín, ngọt vừa đủ, cơm dùng vừa bùi và thơm dẻo. Với những người sành ăn thì không nên bỏ qua món cơm gà Đà Nẵng này.

Cơm gà Đà Nẵng khác với các tỉnh khác ở chỗ vị không quá ngán, ăn vừa đủ chín, ngọt vừa đủ, cơm dùng vừa bùi và thơm dẻo.

Nguyên liệu chính để làm nên món ăn này là gà, mỗi một món sẽ có hương vị ngon khác nhau tùy vào người chọn. Một số món cơm gà ngon như: Cơm gà quay, cơm gà xé, cơm gà xá xíu, cơm gà xối mỡ,…

Địa chỉ tham khảo:

  • Cơm gà Bà Ký Tam Kỳ –  Lô 1 Phố Chợ Đêm, Điện Biên Phủ, quận Thanh Khê, Đà Nẵng.
  • Cơm gà Ngọc Diệp – 56 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng
  • Quán A Hải – số 96 Phan Chu Trinh, quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • Cơm gà 9 Ly – số 31 – 33 – 35 Ngô Văn Sở, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng
  • Cơm gà Zone 7 – số 25 Phan Bội Châu, quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • Cơm gà Bà Buội Hội An –  253 Hồ Nghinh, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, Đà Nẵng.

4. Ăn gì ở Đà NẵngBánh Canh

Món bánh canh khá phổ biến và được nhiều người ưa thích. Ở Đà Nẵng, món bánh canh được biến tấu đi một chút so với ở những nơi khác. Tùy vào nguyên liệu sử dụng mà mỗi quan lại có hương vị khác nhau.

Món bánh canh khá phổ biến và được nhiều người ưa thích. Ở Đà Nẵng, món bánh canh được biến tấu đi một chút so với ở những nơi khác. Tùy vào nguyên liệu sử dụng mà mỗi quan lại có hương vị khác nhau.

Ở Đà Nẵng có rất nhiều loại bánh canh khác nhau để các bạn lựa chọn như: bánh canh cá lóc, bánh canh ruộng, bánh canh vịt, bánh canh chả cua,…Tất cả đã tạo nên một thực đơn đa dạng, hấp dẫn cho du khách tha hồ lựa chọn.

Địa chỉ tham khảo:

  • Bánh canh cầu Thuận Phước- Gần chân cầu Thuận phước, ngã ba Trần Hưng Đạo, Lê Văn Duyệt, Nại Hiên Đông, Sơn Trà, TP Đà Nẵng.
  • Bánh canh Bà Thu – 22 Nguyễn Chí Thanh, Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Quán Bánh canh Thanh Hương – 35 Lê Hồng Phong, Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Bánh canh ruộng Đà Nẵng – 20 Hà Thị Thân, Sơn Trà, Đà Nẵng.
  • Bánh canh Rạm Ghẹ hai càng – 97 Phạm Tu, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, Đà Nẵng.
  • Bánh canh Nam Phổ – 34 Võ Văn Tần, Chính Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.

5. Ăn gì ở Đà NẵngCháo chờ

Tên món ăn đã nói lên đặc trưng của món cháo này đó là “cháo chờ”. Sở dĩ có tên gọi đó là muốn được ăn, người ta phải chờ trung bình là 10 phút. Vì từ khi gọi một to cháo thì lúc đó người ta mới bắt đầu thực hiện các công đoạn.

Món cháo chờ có vị đậm đà, ngọt thanh vì được chế biến từ những nguyên liệu tươi ngon và các công đoạn được thực hiện ngay sau khi khách gọi nên nóng hổi, thơm ngon.

Địa chỉ tham khảo:

  • Cháo chờ Nam Ô – 02 Lê Hữu Trác, Quận Sơn Trà, Đà Nẵng
  • Cháo chờ O Liên –  73 Nguyễn Hoàng, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
  • Cháo chờ Bà Thắng – 28 Ngô Xuân Thu,  Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng
  • Cháo chờ O Tươi – 11 Lạc Long Quân,  Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng
  • Cháo chờ Nhàn – 22 Phan Văn Định,  Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng
  • Cháo chờ Cô Thanh – Ngã Tư Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Lương Bằng,  Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.

6. Ăn gì ở Đà NẵngBún mắm nêm

Bún mắm nên là món ăn quen thuộc đối với người dân thành phố Đà Nẵng. Với hương vị đậm đà của nước mắm nêm kết hợp với miếng thịt heo thơm ngon, vị thanh ngọt của dứa, vị cay nồng của ớt, vị chua chua của chanh,… đã tạo nên món bún mắm nêm đậm đà ngon quên lối về.

Bún mắm nên là món ăn quen thuộc đối với người dân thành phố Đà Nẵng. Với hương vị đậm đà của nước mắm nêm kết hợp với miếng thịt heo thơm ngon, vị thanh ngọt của dứa, vị cay nồng của ớt, vị chua chua của chanh,... đã tạo nên món bún mắm nêm đậm đà ngon quên lối về.

Có rất nhiều loại bín mắm để cho bạn lựa chọn như: bún mắm nem chả, bún mắm thịt heo, bún mắm thịt heo quay,…

Địa chỉ tham khảo cho món bún mắm nêm:

  • Bún mắm Ngọc Đà Nẵng – 20 Đoàn Thị Điểm, Hải Châu, Đà Nẵng
  • Bún mắm bà Vân – 23/14 Trần Kế Xương, Hải Châu, Đà Nẵng
  • Bún mắm bà Thuyên – K424/03 Lê Duẩn, Thanh Khê, Đà Nẵng
  • Bún mắm bà Liên – Trước cổng nhà 52 Trần Bình Trọng, Hải Châu, Đà Nẵng
  • Bún mắm bà Đông – 141 Huỳnh Thúc Kháng, Hải Châu, Đà Nẵng

7. Ăn gì ở Đà NẵngBánh tráng kẹp

Bánh tráng kẹp được xem như là món ăn đường phố hấp dẫn mà bạn nên thử khi đến với Đà Nẵng. Nguyên liệu làm món bánh khá đơn giản. Vỏ bánh được làm từ bánh tráng, nhân bánh được chọn theo từng nhu cầu của thực khách, có thể là pa tê thêm trứng cút, đôi khi là bò khô, trứng, mực.

Bánh tráng kẹp được xem như là món ăn đường phố hấp dẫn mà bạn nên thử khi đến với Đà Nẵng

Làm nên hương vị đặc trưng cho bánh tráng kẹp Đà Nẵng đó là nước sốt để chấm bánh tráng. Nước sốt được chế biến từ bò khô, sa tế cùng với bí quyết riêng của người Đà Nẵng làm cho sốt vừa sệt, vừa cay nồng, mùi thơm và màu vàng nâu bắt mắt.

Địa chỉ tham khảo:

  • Bánh tráng kẹp dì Hoa – 62A/2A, Núi Thành, Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Bánh tráng kẹp dì Hoàng – K142/46/09 Điện Biên Phủ, Thanh Khê, Đà Nẵng.
  • Bánh tráng kẹp Trần Kế Xương – 9/3 Đoàn Thị Điểm, Hải Châu, Đà Nẵng
  • Bánh tráng kẹp Kiệt – K168/7 Trưng Nữ Vương, Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Bánh tráng kẹp bà Năm – 96/93 Điện Biên Phủ, quận Thanh Khê, Đà Nẵng

8. Ăn gì ở Đà NẵngMít trộn

Nguyên liệu để làm nên món ăn dân dã này đó là: trái mít non, da heo cắt sợi, lạc rang giã nhỏ, hành phi, nước mắm pha chua ngọt, và rau húng ăn kèm với bánh phồng tôm hoặc bánh tráng mè nướng. Cái ròm rụm của bánh tráng, vị bùi và ngọt của mít non, một chút giòn sựt của da heo, thêm vị thơm của lạc, hành phi, rau thơm đã tạo nên một vị ngon khó cưỡng.

Nguyên liệu để làm nên món ăn dân dã này đó là: trái mít non, da heo cắt sợi, lạc rang giã nhỏ, hành phi, nước mắm pha chua ngọt, và rau húng ăn kèm với bánh phồng tôm hoặc bánh tráng mè nướng.

Địa chỉ tham khảo:

  • Mít trộn Bà Già – k47/25 Lý Thái Tổ, Q. Thanh Khê, Đà Nẵng.
  • Mít Trộn Dì Anh – 32 Phạm Văn Nghị, Q. Thanh Khê, Đà Nẵng.
  • Mít Trộn Ngã Tư Hoàng Hoa Thám – 30 Hoàng Hoa Thám, Q. Thanh Khê, Đà Nẵng.
  • Mít Trộn Hoàng Diệu –  362 Hoàng Diệu, Q. Hải Châu, Đà Nẵng.

9. Các món chè Đà Nẵng

Đà Nẵng là một thiên chè với nhiều loại chè khác nhau như chè sầu, kem bơ, chè chuối,… Không đến từ các nhà hàng sang trọng, bạn sẽ dễ dàng thưởng thức các món chè thơm ngon chỉ với mức giá bình dân từ những quán chè nhỏ hay những gánh hàng rong trên vỉa hè. Chỉ cần ngửi thấy thôi chắc chắn bạn sẽ khó cưỡng lại được những món chè hấp dẫn này.

món chè thơm ngon chỉ với mức giá bình dân từ những quán chè nhỏ hay những gánh hàng rong trên vỉa hè.

Dưới đây là tổng hợp những quán chè Đà Nẵng ngon nhất mà bạn nên thử:

  • Chè xoa xoa hạt lưu cô Châm: 187 Hải Phòng, quận Thanh Khê
  • Chè Phan Châu Trinh: 226 và 261 Phan Châu Trinh, quận Hải Châu
  • Chè xoa xoa Phan Thanh: 111 Phan Thanh, quận Hải Châu
  • Chè chuối nướng nhà thờ: Bên cạnh nhà thờ Tin lành 190 Ông Ích Khiêm, quận Thanh Khê

Chè Xuân Trang Đà Nẵng

  • Chè Xuân Trang Lê Duẩn: 31 Lê Duẩn, quận Hải Châu
  • Chè Xuân Trang Đống Đa: 241 Đống Đa, quận Hải Châu
  • Chè Xuân Trang Hùng Vương: 189 Hùng Vương, quận Hải Châu
  • Chè Xuân Trang Kinh Dương Vương: 358 Kinh Dương Vương, quận Liên Chiểu

Chè Liên Đà Nẵng

  • Chè Liên Hải Phòng: 175 Hải Phòng, quận Thanh Khê
  • Chè Liên Hoàng Diệu: 189 Hoàng Diệu, quận Hải Châu
  • Chè Liên Điện Biên Phủ: 320 Điện Biên Phủ, quận Thanh Khê
  • Chè Liên Lê Thanh Nghị: 80 Lê Thanh Nghị, quận Hải Châu

Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giải đáp thắc mắc “Ăn gì ở Đà Nẵng?” cho bạn. Hãy chuẩn thị hành lý lên đường và oanh tạc hết tất cả những món ngon ở Đà Nẵng thôi nào.

Xem thêm:

“Đi đu đưa” ngay tiệm cà phê Laika hot nhất nhì phố cổ ngày trung thu

0
Tiệm cà phê Laika địa chỉ ở đâu

Đêm nay trăng rằm phố lên đèn, người người, nhà nhà đi chơi Trung Thu rồi nên chúng mình cũng lên đồ và chuẩn bị ra đường thôi nào các cậu ơi!

Nhưng mà…

Đi chơi ở đâu bây giờ khi trong đầu chỉ nghĩ được những cái tên như phố Hàng Mã, phố Bích Họa Phùng Hưng, Royal City,…như bao người?

Tiệm cà phê Laika Hàng Cót
Trung Thu này đi đâu chơi ta??!

Những ngày này các địa điểm ấy không chỉ đông mà là siêu siêu đông, chắc hẳn không ai muốn ngày Tết đoàn viên của mình chỉ là một buổi tối với khung cảnh bon chen, xô đẩy giữa dòng người hay thậm chí muốn tìm một góc để check-in cũng khó đâu nhỉ!?

Vậy thì cũng Wecheckin ghé thăm một địa chỉ rất đáng để “đu đưa” đêm rằm này – ấy chính là Tiệm cà phê Laika, không la cà là phí trung thu nhé!

1. Tiệm cà phê Laika – muốn là đi, thích là định vị ngay

Đêm trung thu mà, con đường nào của Hà Nội mà chẳng đông một cách thần kỳ, thay vì ở nhà đọc sách, xem phim, người ta đổ ra đường đông vui như hội. Khắp các tuyến đường của Hà Nội, đặc biệt là khu phố Hàng Mã, Phùng Hưng bạn sẽ vừa đi vừa “toát mồ hôi” giữa ngày trời thu Hà Nội mất thôi!

Thế nên “lánh tạm” vào Laika ngay số 18 Hàng Cót, Hoàn Kiếm, biết đâu bạn sẽ tìm được điều gì đó hay ho đặc biệt trong ngày trung thu này.

Tiệm cà phê Laika đêm trung thu
Laika là một tiệm cà phê 5 tầng nằm trên phố Hàng Cót

Đông đúc là thế nhưng chắc chắn, ai ghé qua con đường này đều sẽ phải ngoảnh mặt lại quan sát vì sức hút của Tiệm cà phê Laika đấy, ở đâu tự dưng giữa lòng phố cổ lại xuất hiện hình ảnh một Hội An thu nhỏ, vàng rực, lung linh cả một góc phố đến vậy.

Tham khảo thêm bài viết:

2. Ở tiệm cà phê Laika – góc ảnh nào cũng là “chân ái”

Tiệm cà phê Laika không chỉ may mắn có được một vị trí và view nhìn ra phố đẹp mà khoảng không gian của quán cũng vô cùng đặc trưng và đầy ấn tượng.

Tiệm cà phê Laika - cafe view phố
Tiệm cà phê Laika – cafe view phố và view tàu

Ban ngày, hình ảnh quán có 5 tầng nổi bật với tone vàng đan xen cùng màu nắng nhưng vẫn mang chút hoài niệm, nhẹ nhàng ẩn mình trong lòng phố. Khi đêm về bất chợt vẻ đẹp ấy trở nên lung linh, huyền ảo hơn nhờ những ánh đèn và dòng xe tấp nập qua lại.

Quán có những góc ảnh xinh lung linh không kém gì Hội An
Quán có những góc ảnh xinh lung linh không kém gì Hội An

Mỗi vị khách đến đây đều thấy “ưng cái bụng” với những tấm hình chụp cùng góc ảnh trên sân thượng. Khung cảnh, ánh sáng mộng mơ của đèn lồng đa màu sắc hòa cùng vẻ đẹp trầm nhã của phố cổ sẽ khiến bức hình của bạn chất không kém gì Hội An.

View quán vô cùng ấn tượng và xinh xắn
View quán vô cùng ấn tượng và xinh xắn

Đôi khi người ta còn có thể quan sát được cả đoàn tàu chạy qua, ru vào tai những âm thanh thường nhật của cuộc sống, vừa gấp gáp lại vừa lặng lẽ, thật thú vị phải không nào?

Tham khảo thêm bài viết:

3. Đồ uống của Laika vừa ngon mà lại chẳng cần lo sợ “đau ví” ngày trung thu

Bạn không cần băn khoăn chọn lựa xem mình nên uống cà phê hay nước ép, một ly bạc sỉu hay sinh tố để có được trải nghiệm tuyệt vời về chất lượng đồ uống. Cũng bởi lẽ menu nhà Laika không có quá nhiều loại, như vậy bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn cho mình.

Nhưng thức uống được khách hàng recommend nhiều nhất đó là cafe trứng hay cafe cốt dừa. Những thức uống kết hợp giữa chút đắng của cà phê, ngậy của trứng hay dừa sẽ khiến bạn tan chảy trong từng phút giây giữa không gian du dương, trầm bổng của Laika.

4. Thông tin chung về Tiệm cà phê Laika

Địa điểmGiá thànhSĐT Liên hệ và FanpageĐiểm nổi bật
18 Hàng Cót, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội25.000 – 30.000 VNĐHotline: 096 696 68 866
Fanpage: https://www.facebook.com/laika18hangcot/
-Không gian quán rộng gồm 5 tầng
-View phố và nhìn ra đường tàu
-Đồ uống giá thành ổn, dễ uống

Trung thu tới rồi, mau mau gác lại công việc, bỏ đi lo âu để hòa cùng dòng người “trông trăng” đêm rằm thôi các cậu ơi! Trung thu càng đông thì càng vui, gọi ngay bạn bè thưởng thức Laika nha!

Bài viết cho bạn đọc tham khảo thêm:

Du lịch Hồ Ba Bể, hồ nước ngọt tự nhiên đẹp nhất thế giới

0
Hồ Ba Bể

Ba Bể là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam, nơi đây sở hữu cảnh sắc sơn thủy hữu tình, đẹp nức lòng người. Du lịch Hồ Ba Bể, các bạn sẽ được tận hưởng không gian yên bình, tạm xa những lo toan nơi chốn thành thị. Hãy cùng với Wecheckin về với mảnh đất Bắc Kạn khám phá hồ Ba Bể nhé!

Du lịch Hồ Ba Bể, các bạn sẽ được tận hưởng không gian yên bình, tạm xa những lo toan nơi chốn thành thị.

1. Hồ Ba Bể nằm ở đâu?

Hồ Ba Bể cách Hà Nội khoảng 230km nằm trong Vườn Quốc gia Ba Bể, thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

Hồ Ba Bể cách Hà Nội khoảng 230km nằm trong Vườn Quốc gia Ba Bể, thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

Hồ được hình thành cách đây hơn 200 triệu năm được kẹp giữa bởi hai cánh cung Ngân Sơn và Sông Gâm, được thắt khúc bởi 3 hồ là Pé Lầm, Pé Lù và Pé Làng.

Hồ Ba Bể được Hội nghị Hồ nước ngọt thế giới tổ chức tại Mỹ công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ.

Hồ nằm trên độ cao 145m so với mực nước biển, mặt hồ có diện tích là 650ha với chiều dài lên đến 8km. Xung quanh hồ được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi có nhiều hang động và suối ngầm.

Xung quanh hồ được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi có nhiều hang động và suối ngầm.

2. Nên đi du lịch Hồ Ba Bể vào thời gian nào?

Khu du lịch Hồ Ba Bể là sự hài hòa giữa núi rừng, sông nước, khí hậu quanh năm mát mẻ nên bạn có thể đến đây vào tất cả các mùa trong năm.

Khu du lịch Hồ Ba Bể là sự hài hòa giữa núi rừng, sông nước, khí hậu quanh năm mát mẻ nên bạn có thể đến đây vào tất cả các mùa trong năm.

Nhưng để chuyến du lịch Hồ Ba Bể thuận lợi, bạn nên đến đây vào mùa hè để tận hưởng cảm giác mát lạnh của hồ nước. Hoặc đến vào mùa xuân để cùng tham gia lễ hội Hồ Ba Bể được tổ chức vào mùng 9, 10 tháng Giêng (Âm lịch).

3. Du lịch Hồ Ba Bể, cảnh sắc sơn thủy hữu tình

Hồ Ba Bể là một thắng cảnh nổi tiếng về non sông hữu tình. Đến vơi Hồ Ba Bể, ta sẽ bắt gặp cảnh đồi núi trập trùng phía xa xa xen kẽ những tầng mây mờ ảo. Làn nước xanh biếc hòa cùng tiếng chim ríu rít tạo nên một bức tranh trữ tình thơ mộng nơi núi rừng Đông Bắc.

 Du lịch Hồ Ba Bể, cảnh sắc sơn thủy hữu tình

Tại đây bạn có thể tham gia nhiều hoạt động du lịch như thưởng ngoạn hồ bằng chiếc thuyền độc mộc, thăm quan các thắng cảnh ven hồ. Khi đi tham quan bằng thuyền, bạn sẽ phải trầm trồ khi bắt gặp những khóm lan rừng đủ màu sắc trên cành cây cổ thụ, được chiêm ngưỡng, sờ thử vào làn nước xanh trong.

Khi đi tham quan bằng thuyền, bạn sẽ phải trầm trồ khi bắt gặp những khóm lan rừng đủ màu sắc trên cành cây cổ thụ, được chiêm ngưỡng, sờ thử vào làn nước xanh trong.
Khi đi tham quan bằng thuyền, bạn sẽ phải trầm trồ khi bắt gặp những khóm lan rừng đủ màu sắc trên cành cây cổ thụ, được chiêm ngưỡng, sờ thử vào làn nước xanh trong.

Du ngoạn dưới thuyền xong, bạn có thể lên bờ trekking hoặc đạp xe trên những con đường quanh co, uốn lượn, hai bên là hai hàng cây xanh rợp bóng. Mùi hoa cỏ phảng phất quanh người, xoa dịu cho mọi tâm hồn của những ai đang cô đơn.

Ngoài thu ngoạn Hồ Ba Bể, các bạn đừng bỏ qua khám phá các địa điểm danh thắng nơi đây như: thác Đầu Bằng, động Hua Mạ, động Puông, Phya Khao, động Nàng Tiên,…

4. Thưởng thức những món ăn ẩm thực độc đáo khi du lịch Hồ Ba Bể

Đến du lịch Hồ Ba Bể, du khách sẽ được hòa mình vào với cuộc sống của người dân bản địa, cùng ăn, nghỉ với các gia đình trong bản. Đặc biệt, được thưởng thức những món ăn đặc sản đậm chất núi rừng Đông Bắc.

Món ăn ngon ở hồ Ba Bể

Những món ăn dân dã được người dân tộc Tày chế biến như lạp xưởng gác bếp, thịt lợn gác bếp. xôi Đăm Đeng, măng rừng, khau nhục chắc chắn sẽ làm bạn thích thú và muốn quay lại đây nhiều lần để thưởng thức nó.

Và cũng đừng quên thưởng thức những món ăn độc đáo chỉ có Hồ Ba Bể mới có nhé. Đớ là món cá suối nướng, chuối nướng, tôm suối nướng được bày bán ở địa điểm dừng chân Hồ Ba Bể.

du lịch Hồ Ba Bể

5. Một số lưu ý khi đi du lịch Hồ Ba Bể

  • Nên mang theo các loại thuốc cần thiết như thuốc xịt côn trùng, thuốc dị ứng, kem chống muỗi.
  • Vào ban đêm, nhiệt độ giảm nên bạn cần mang thêm cho mình một chiếc áo khoác để tránh bị cảm lạnh.
  • Bạn nên đặt trước nơi nghỉ ngơi để tránh tình trạng hết phòng vào những ngày cuối tuần. Nếu muốn ăn cơm tại homestay thì cũng nên báo trước để họ đi chợ và chuẩn bị cơm.
  • Thời tiết trên vùng cao luôn thất thường, nắng mưa bất chợt nên bạn hãy mang theo ô đi nhé.
  • Tuân thủ đúng theo quy định của Vườn Quốc gia Ba Bể để không xảy ra những trường hợp đáng tiếc.

Có một Mai Châu Ecolodge – Bali phiên bản Việt, bạn đã biết chưa?

0
mai châu ecolodge

Mai Châu Ecolodge là một thiên đường nghỉ dưỡng sinh thái nằm giữa thung lũng Mai Châu với khung cảnh thiên nhiên yên tĩnh, tuyệt đẹp. Với phong cách nhà sàn độc đáo, nét văn hóa đặc sắc của người Thái sẽ đem lại một kỳ nghỉ tuyệt vời dành cho bạn. Hãy cùng Wecheckin khám phá một “Bali phiên bản Việt” này nhé!

Mai Châu Ecolodge là một thiên đường nghỉ dưỡng sinh thái nằm giữa thung lũng Mai Châu với khung cảnh thiên nhiên yên tĩnh, tuyệt đẹp

1. Mai Châu Ecolodge nằm ở đâu?

Địa chỉ: Bản Nà Thia, Nà Phòn, Mai Châu, Hòa Bình

Mai Châu Ecolodge nằm cách Hà Nội khoảng 135km về phía Bắc. Mai Châu Ecolodge nằm ngay tại trung tâm thung lũng Mai Châu, cách bản Lác và bản Poom Coọng vài phút đi bộ.

Mai Châu Ecolodge nằm cách Hà Nội khoảng 135km về phía Bắc. Mai Châu Ecolodge nằm ngay tại trung tâm thung lũng Mai Châu, cách bản Lác và bản Poom Coọng vài phút đi bộ.

Nơi đây là một trong những khu resort đáng để nghỉ dưỡng nhất ở Mai Châu. Với phong cảnh trữ tình của núi rừng Hòa Bình, nơi đây hội tụ đủ 4 yếu tố: gần gũi với thiên nhiên, bảo vệ môi trường, văn hóa và du lịch bền vững.

2. Mai Châu Ecolodge – thiên đường nghỉ dưỡng tuyệt vời dành cho mọi người

Nơi đây được bao quanh bởi những ngọn núi và cánh đồng lúa, các bạn sẽ được trải nghiệm không gian hoàn toàn mới, gần gũi với thiên nhiên và những nét văn hóa đặc sắc.

Nhìn từ xa, Mai Châu Ecolodge lọt thỏm giữa rừng núi Tây Bắc với các ngôi nhà sàn độc đáo được làm từ những vật liệt tự nhiên, trần nhà được làm bằng cây Loi, mái cọ, đồ nội thất trong nhà được làm bằng tre và gỗ. Mỗi ngôi nhà sàn trong resort đều được thiết kế tỉ mỉ mang đậm văn hóa kiến trúc của người Thái ở địa phương.

Mỗi một bungalow đều có cửa sổ để ngắm phong cảnh tuyệt đẹp, cánh đồng lúa xanh mơn mởn và những triền núi hùng vĩ. Mỗi phòng đều được trang bị những vật dụng cần thiết nhưng không có tivi. Chính vì vậy, sẽ giúp các bạn được hòa mình với thiên nhiên, tách biệt với những ồn ào của bên ngoài. Tham gia vào những trải nghiệm thú vị như đạp xe quanh ruộng lúa, đi dạo trong vườn hoa, bơi lội hay đơn giản là tận hưởng những phút giây trong lành.

Điều đặc biệt trong các căn phòng là vật dụng ở đây rất mộc mạc, thân thiện với môi trường như ống hút giấy, nước trong phòng được đựng bằng bình thủy tinh. hoa quả đều được trồng tại vườn Ecolodge và có cả bảng chỉ dẫn thông điệp bảo vệ môi trường tới khách hàng.

Buổi tối ở đây sẽ tổ chức văn nghệ sẽ là những điệu múa của người Thái, du khách còn được tham gia vào những hoạt động nhảy sạp, múa tập thể, cùng nhau “phê pha” bên vò rượu cần.

Buổi tối ở đây sẽ tổ chức văn nghệ sẽ là những điệu múa của người Thái, du khách còn được tham gia vào những hoạt động nhảy sạp, múa tập thể, cùng nhau "phê pha" bên vò rượu cần.

3. Các dịch vụ tiện ích ở Mai Châu Ecolodge

Cả khu resort có một nhà hàng duy nhất, bạn sẽ sử dụng bữa sáng, bữa trưa và bữa tối tại đây. Tuy không gian không quá rộng nhưng lại mang đến cảm giác ấm cúng và sự gần gũi  đến từ nhân viên phục vụ. Đồ ăn do chính tay người Thái nấu, chi phí ở đây vào khoảng 150.000 – 250.000 đồng. người chưa bao gồm đồ uống.

Ở đây còn có bể bơi ngoài trời rất sạch sẽ. Nếu bạn muốn riêng tư hơn thì có thể đặt dạng phòng Suite thì có bể bơi ngay tại phòng. Nước ở bể bơi được sử dụng từ một ngọn núi cách đó 1km, không dùng bất cứ hóa chất nào nên các bạn cứ vô tư tận hưởng thôi.

 Nước ở bể bơi được sử dụng từ một ngọn núi cách đó 1km, không dùng bất cứ hóa chất nào nên các bạn cứ vô tư tận hưởng thôi.

Nếu bạn thích có một buổi tối siêu lãng mạn, có thể đặt với nhà hàng cho một bữa tối tại phòng lúc chập choạng tối để vừa thưởng thức, vừa ngắm hoàng hôn. Bữa tối sẽ có giá là 300.000 đồng/ người và phụ thu thêm một số dịch vụ nữa.

Dịch vụ đưa đón của resort Mai Châu Ecolodge

Du khách đặt phòng tại khu nghỉ dưỡng có thể lựa chọn dịch vụ đưa đón của resort với 2 hình thức là xe ô tô riêng hoặc Shuttle Bus với mức giá như sau:

Phương tiệnGiá tham khảoĐặc điểm
Xe ô tô riêng3.000.000 vnđ/xe 4 chỗ/khứ hồi3.200.000 vnđ/xe 7 chỗ/khứ hồiMức giá này dành cho chuyến đi 2 ngày 1 đêm, đón và trả khách tại trung tâm Hà Nội.
Nếu du khách muốn ở lại thêm 1 đêm hoặc đón tại sân bay thì sẽ phải trả thêm phụ phí.
Shuttle Bus600.000 vnđ/người/khứ hồiĐón khách lúc 8h30 tại các khách sạn trong khu vực phố cổ Hà Nội và 13h30 tại Mai Châu Ecolodge.

4. Thông tin về giá phòng

Loại phòngĐiểm nổi bật
Superior
Từ 1.800.000 vnđ/đêm
– Diện tích: 25m2, 1 giường đôi
– View vườn
– Có ban công riêng, là loại phòng tiêu chuẩn với mức giá rẻ nhất resort
Junior Deluxe
Từ 2.200.000 vnđ/đêm
– Diện tích: 45m2, 1 giường đôi hoặc 2 giường đơn
– View núi
– Có khu vực tắm lộ thiên, sân hiên riêng
Deluxe
Từ 2.300.000 vnđ/đêm
– Diện tích: 45m2, 1 giường đôi hoặc 2 giường đơn
– View đồng lúa
– Có khu vực tắm lộ thiên, sân hiên riêng
Suite
Từ 2.700.000 vnđ/đêm
– Diện tích: 45m2, 1 giường đôi hoặc 2 giường đơn
– Tầm nhìn toàn cảnh Mai Châu Ecolodge
– Có khu vực tắm lộ thiên, sân hiên riêng và bể bơi riêng
President
Từ 4.000.000 vnđ/đêm
– Diện tích: 90m2, 1 giường đôi
– Vị trí đắc địa ở trung tâm của resort, mang đến tầm nhìn toàn cảnh Mai Châu Ecolodge tuyệt đẹp
– Có khu vực tắm lộ thiên, sân hiên riêng, khu vực bàn khách và quầy bar trong phòng, bể bơi riêng
Deluxe Family
Từ 4.500.000 vnđ/đêm
– Diện tích: 80m2, 1 giường đôi và 2 giường đơn2 phòng ngủ được thông nhau
– View đồng lúa
– Có khu vực tắm lộ thiên, sân hiên riêng

Mai Châu Ecolodge đã trở thành điểm đến hấp dẫn của những người ưa thích vẻ đẹp mộc mạc, gần vũi với thiên nhiên, con người bản địa. Hãy đến để cảm nhận sự khác biệt ở nơi đây nhé!

Xem thêm:

Những món ăn đặc sản Hòa Bình – “Ăn một lần, nhớ một đời’

0
Đặc sản Hòa Bình

Hòa Bình nổi tiếng với phong cảnh núi rừng, thiên nhiên thơ mộng, nhiều địa danh đẹp. Trong đó, đặc sản Hòa Bình là một trong những dư vị đáng nhớ nhất khiến du khách mê mệt quên lối về. Hãy cùng wecheckin thưởng thức những món ăn đậm vị núi rừng nhé!

đặc sản Hòa Bình là một trong những dư vị đáng nhớ nhất khiến du khách mê mệt quên lối về

1. Đặc sản Hòa Bình – Cơm lam

Món cơm lam có ở rất nhiều nơi từ người Mường, người Tày, người Thái,… đều có loại cơm này. Nhưng, Hòa Bình vẫn nổi tiếng hơn cả vì nơi đây có loại gạo nương thơm ngon nổi tiếng.

Ống cơm lam của Hòa Bình nhỏ hơn ống cơm lam ở các tỉnh miền núi khác như Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng,…Cơm lam Hòa Bình không có hạt lạc, có mùi thơm đặc trưng của dừa và nước cốt dừa.

Cơm lam

Người Thái ở Mai Châu làm cơm lam bằng cách bỏ gạo nếp vào trong ống tre và nút lại bằng lá chuối khô. Đốt một đống lửa to, đợi có than rồi bắt đầu xếp ống cơm lên. Trong lúc nướng phải xoay ống thật đều để cơm được chín ngon. Cơm lam có thể ăn kèm với thịt gà, măng chua, thịt nướng,…nhưng ngon nhất vẫn là cơm lam chấm muối vừng.

2. Thịt lợn muối chua 

Món thịt lợn muối chua của người Mường ở Hòa Bình được dùng trong các dịp lễ Tết, cưới hỏi, đãi khách quý trong nhà. Điều ấn tượng đầu tiên khi du khách thưởng thức món thịt muối chua này là người ăn phải dùng tay cuốn thịt với lá đi kèm để hương vị được hòa quyện. Có nhiều loại lá có thể ăn kèm, mỗi loại đều có tác dụng tốt cho sức khỏe như: trầu không, lá mít, lá quế,…

Món thịt lợn muối chua của người Mường ở Hòa Bình được dùng trong các dịp lễ Tết, cưới hỏi, đãi khách quý trong nhà

Người ta chọn miếng thịt ba chỉ ngon từ những con lợn choai, được nuôi thả rông. Thái miếng, ướp với muối và riềng khô được giã nhỏ, trộn với rượu nếp cáo và men lá rừng sao cho thật ngấm. Sau bóp với thính được làm từ gạo rang rồi giã nhỏ.

Tẩm ướp thịt xong thì đem đi ủ thịt. Người ta ủ thịt trong chiếc bồ lót lá chuối, xong treo bồ thịt lên bếp củi đun ủ một đến 2 tuần.

Thịt lợn muối chua khi ăn có vị ngậy của thịt, vị thơm của thính, vị chua của men rừng và vị mặn của muối.

Thịt lợn muối chua khi ăn có vị ngậy của thịt, vị thơm của thính, vị chua của men rừng và vị mặn của muối. Nhiều người khi ăn miếng đầu tiên chưa quen vị lá rừng nhưng khi thưởng thức đến miếng thứ 2 lại muốn ăn thêm miếng nữa.

3. Đặc sản Hòa Bình – Thịt trâu lá lồm

Thịt trâu lá lồm là đặc sản của người Mường mà du khách nào đến đây cũng muốn thử một lần vị sự nổi tiếng của món ăn.

Thịt trâu lá lồm là đặc sản của người Mường mà du khách nào đến đây cũng muốn thử một lần vị sự nổi tiếng của món ăn.

Thịt trâu lá lồm là món ăn đơn giản nhưng mang nét đặc sắc bởi lá lồm. Thịt trâu được cạo sạch, bung cho mềm, thái miếng nhỏ, hầm trong nồi đất cho chín rồi giã lá lồm, thêm một ít gạo tấm bỏ vào nồi hầm thịt trâu. Khi gạo tấm chín, nở thì cũng là lúc thịt trâu ngấm gia vị và vị chua của lá lồm. Khi ăn, vị chua của lá lồm đã đánh tan vị ngậy của thịt, miếng thịt chín nhừ quấn lấy gia vị thơm lừng, ăn một lần sẽ nhớ mãi không quên được hương vị độc đáo của món đặc sản Hòa Bình này.

4. Xôi nếp nương Mai Châu

Xôi nếp là món ăn thay cơm khá phổ biến của vùng cao Tây Bắc, trong tiếng Thái gọi là “kháu càng nòi” – có nghĩa là gạo dẻo thơm. Đến Mai Châu, thưởng thức xôi nếp do chính bàn tay của người phụ nữ Thái làm mới cảm nhận được hết vị ngon.

Xôi nếp nương Mai Châu

Để nấu xôi được ngon, người Mai Châu phải chọn những loại giống nếp được trồng chính trên những thửa ruộng bậc thang của thung lũng và trải qua những công đoạn tỉ mỉ. Gạo sau khi được ngâm nhiều giờ, người ta sẽ cho lên đồ và đồ 2 lần. Lần thứ nhất đủ chín, đảo đều; lần thứ hai khiến xôi mềm và dẻo.

Thưởng thức món xôi nếp nương có thể ăn kèm cùng với gà nướng hay thịt lợn xiên que, cá nướng hay đơn giản hơn là với muối vừng là đã ngây ngất rồi.

Người dân thường nấu xôi vào mỗi dịp lễ Tết, hội Lồng Tồng hay các dịp đặc biệt khác.

5. Gà nấu măng chua

Món gà nấu măng chua là món ăn quen thuộc trong các gia đình ở Hòa Bình. Những củ măng sau khi được lấy từ rừng về sẽ thái nhỏ, ngâm với nước trong vòng một ngày để hết vị đắng, hăng. Sau đó, rửa sạch măng và ngâm với muối đến khi lên men, nước măng chuyển sang màu đục và có vị chua đặc trưng. Măng chua ở Hòa Bình được muối bằng nước suối nên có thể bảo quản được hàng năm mà không bị nổi váng.

Gà nấu măng chua

Gà nấu măng là loại gà đồi nên thịt săn, chắc và thơm. Người ta làm sạch gà rồi chặt thành miếng nhỏ, ướp một chút gia vị và măng chua cho ngấm. Sau đó, phi hành thơm rồi cho thịt gà và măng chua vào đảo cho săn lại. Thêm chút nước ngập thịt gà, đun nhỏ lửa đến khi gà chín mềm, tỏa hương thơm. Điều tạo nên đặc trưng cho món ăn đó chính là hạt dổi với vị hăng, thơm làm cho món ăn càng trở nên hấp dẫn.

6. Chả cuốn lá bưởi

Chả cuốn lá bưởi là món ăn cổ truyền của người Mường. Món ăn có vị thơm đắng hơp với sở thích của người miền núi. Món ăn được sử dụng hàng ngày trong bữa ăn của gia đình, mùa đông thì tăng ấm; mùa hè thì tăng mát. 

Chả cuốn lá bưởi là món ăn cổ truyền của người Mường. Món ăn có vị thơm đắng hơp với sở thích của người miền núi.

Để có được món ăn ngon, đẹp mắt, đòi hỏi người làm phải khéo léo, có kỹ thuật cao. Người nướng phải biết điều chỉnh nhiệt độ của than, củi sao cho hợp lí, làm sao để miếng chả có thể chín đều nhưng lá bưởi không bị cháy xém. 

Chả cuốn lá bưởi là món ăn cổ truyền của người Mường. Món ăn có vị thơm đắng hơp với sở thích của người miền núi.

Khi ăn sẽ cảm thấy vị ngon, vị đắng nhặng của lá bưởi, vị béo của thịt. Nên ăn chả cuốn lá bưởi khi còn nóng, để nguội sẽ không được ngon nữa.

7. Đặc sản Hòa Bình – Rượu cần

Rượu cần là loại rượu không thể thiếu trong gia đình người Mường ở Hòa Bình. Loại rượu này dùng để tiếp khách, uống trong đám cưới, mừng nhà mới, lễ Tết,…

Đặc sản Hòa Bình - Rượu cần

Rượu cần được lên men từ lá rừng nghiền nhỏ, rồi trộn với tinh bột để tạo men, sau đó cho vào vò, phủ một lớp trấu để ủ. Khi uống, đổ nước đun sôi để nguội vào bình. Khi uống, mọi người ngồi quây quần bên nhau để thưởng thức vị êm, nồng, dịu ngọt của rượu cần với những điệu hát thay lời chúc mừng khách quý đến bản Mường mạnh khỏe, hạnh phúc.

Hãy đến và tận hưởng những hương vị trong từng món ăn đặc sản Hòa Bình bạn nhé!

Có một mùa tam giác mạch Hà Giang say nghiêng màu mắt biếc

1
Ghé thăm Mùa tam giác mạch Hà Giang tháng 11

Hà Giang mùa về có nắng hanh hao, có những cơn mưa bất chợt đổ nhẹ bên triền núi, có sương giăng, mây lùa và có cả mùa tam giác mạch Hà Giang đẹp đến nao lòng.

Hàng năm cứ đến tháng 11, Hà Giang trở thành điểm hẹn cho những người lữ khách tìm về với Đông Bắc. Dẫu đôi chân đã ngang qua một, hai hay thậm chí cả chục lần thì mảnh đất địa đầu Tổ Quốc ấy vẫn khiến người ta yêu như tình đầu, khơi dậy trong lòng những xúc cảm như cuộc hẹn hò, gặp gỡ đầu tiên!

1. Đôi nét về Hà Giang và cách thức di chuyển đến Hà Giang mùa tam giác mạch

1.1. Hà Giang được biết đến như thế nào?

Được biết đến là mảnh đất địa đầu cực Bắc của Tổ Quốc, Hà Giang được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho những vẻ đẹp phong cảnh núi non, hùng vĩ.

Mùa tam giác mạch Hà Giang
Hà Giang là điểm đến luôn mang lại nhiều cảm xúc cho dù khách khi đến thăm

Đến với Hà Giang, người ta sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi cảnh sắc nguyên sơ, mộc mạc, là hình ảnh những con đường quanh co uốn lượn ôm sát 2 bên sườn núi đá, là phiên chợ đầy màu sắc mang cái hồn của người vùng cao.

Và… cũng có cả hình ảnh hoa tam giác mạch – loài hoa cứ nhắc tên là khiến người ta mơ ngay về cao nguyên đá!

Hoa tam giác mạch Hà Giang
Hoa tam giác mạch Hà Giang mang những vẻ đẹp nhẹ nhàng nhưng cũng vô cùng đằm thắm

1.2. Phương tiện đi lại

a. Phương tiện di chuyển đến Hà Giang:

Khoảng cách từ Hà Nội đến Hà Giang khoảng 300km – một quãng đường khá dài và hiểm trở vì thế các bạn có thể lựa chọn đi xe khách, ô tô hoặc xe máy cá nhân để di chuyển.

Nếu lựa chọn xe khách mà vẫn có được sự chủ động cá nhân thì các bạn hoàn toàn có thể gửi kèm xe máy của mình theo (bạn nên liên hệ sớm với nhà xe để được sắp xếp chỗ để).

Một số nhà xe chạy tuyến Hà Nội – Hà Giang chất lượng và uy tín cho bạn tham khảo:

Tên nhà xeGiờ xuất bếnSĐT Liên hệ
Nhà xe Ngọc CườngHà Nội 7h00-11h00-13h00-16h00-20h00-21h00
Hà Giang 7h00-8h00-11h30-16h00-20h30-21h00
0904 366279 – 0936 788279 – 0982 295279 – 0913 366279
Nhà xe Hưng ThànhBến xe Mỹ Đình 08h30-10h05-10h15-14h30-19h30
Bến xe Gia Lâm 09h00-19h00
Bến xe Lương Yên: 9h00-20h30
Hà Nội 0988 287741
Hà Giang : 0989 416416
Nhà xe Hải VânHà Nội 21h00
Hà Giang 20h35
Hà Nội : 0944 962323 – 024 37222588 Hà Giang : 0946 692323
Nhà xe Bằng PhấnHà Nội 21h00
Hà Giang 21h00
0219 3887867 – 0915 223171
Nhà xe Ngọc SHà Nội : 12h30 ngày lẻ Âm lịch
Hà Giang : 7h00 các ngày chẵn Âm lịch
0913 036 456

Giá vé từ Hà Nội đến Hà Giang thông thường là 200-300.000/1 chiều/1 người tùy thuộc vào loại dịch vụ cũng như tuyến đường. nếu đi xe khách bạn sẽ mất khoảng hơn 7 tiếng để từ trung tâm Hà Nội đến thành phố Hà Giang.

b. Phương tiện di chuyển tại Hà Giang:

Sẽ không còn gì tuyệt vời hơn nếu được chinh phục những cung đường Hà Giang bằng xe máy. Vì du khách ghé thăm nơi đây rất nhiều nên dịch vụ thuê xe ở đây luôn tích hợp và có sẵn, bạn có thể tham khảo một số đia chỉ cho thuê xe uy tín sau đây:

Tên địa điểm cho thuê xeĐịa chỉDịch vụSĐT liên hệ
Giang SơnKm 3 Cầu Mè, Tp Hà Giang, Hà Giang (Ngay sát bến xe khách Hà Giang)Có mũ bảo hiểm – Bản đồ du lịch – Cung cấp dây buộc đồ094 171 9955 – 0988 470863
Hằng Thường15B Phạm Hồng Thái, Tổ 17, Phường Minh Khai, Tp Hà Giang, Hà GiangGiao xe tận nơi – Bản đồ du lịch – Cho mượn đồ sửa xe – Tặng 2 chai nước mỗi xe – Mũ bảo hiểm 1/2 và 3/4083 6399 888 – 0942 50 8448 (Mr Thường)
Ha Giang 1 Hostel and Motorbike Rental54A Trần Phú, Tp Hà Giang (Cạnh ATM Ngân hàng Minh Khai)Có mũ bảo hiểm – Bản đồ du lịch – Cho mượn đồ sửa xe – Có sẵn áo mưa – Cung cấp dây buộc đồ – Có giáp bảo vệ chân tay036 6166 968 – 0986 846 110 (Mr Tac)
Hồng Hào10 Phạm Hồng Thái, Tp Hà Giang, Hà GiangCó mũ bảo hiểm – Bản đồ du lịch – Cho mượn áo phản quang, giáp tay chân, mũ bảo hiểm ½ hoặc ¾ – Tặng kèm 2 chai nước – Tặng kèm 2 khẩu trang – Dây buộc đồ0915 842019 – 035 3982928

Giá thuê xe máy tại Hà Giang dao động từ 130.000 – 200.000/ ngày.

2. Vẻ đẹp mùa tam giác mạch Hà Giang tháng 11 về

Tháng 11 về mang theo những cơn gió heo may khẽ len lỏi, trải mình vào từng con đường, ngọn cỏ và những trườn núi xanh mướt của Hà Giang. Hà Giang mùa này cây cối vẫn xanh, thiên nhiên vẫn trong lành, nắng buông nhè nhẹ và điểm xuyết vào đó là vẻ đẹp của những cánh đồng hoa tam giác mạch sắc hồng, sắc tím trải khắp cả một vùng.

Mùa tam giác mạch Hà Giang
Mùa tam giác mạch Hà Giang tháng 11

Hà Giang là mảnh đất mang trên mình những dung dị, bình yên và mộc mạc khó có nơi nào có thể có được. Dù cho du lịch tại đây đang dần phát triển nhưng bất kể ai đã từng đến Hà Giang đều mong muốn một lần có thể trở lại đây mỗi năm một lần.

Hà Giang là mảnh đất đi nhớ về thương
Hà Giang là mảnh đất đi nhớ về thương

Những cánh hoa tam giác mạch phớt hồng tím bung nở quanh khắp các bản làng, trườn núi, thung lũng hay cả trên những phiến đá tai mèo xám xịt.

Mùa tam giác mạch Hà Giang đẹp xiêu lòng
Vẻ đẹp loài hoa của đá giữa những khô cằn của một vùng “đá nhiều hơn đất”

Nắng cuối thu vàng như rót mật bẽn lẽn xen vào sắc tím của hoa, khiến bức tranh Hà Giang như được điểm tô thêm phần rực rỡ và mơ mộng hơn, đánh cắp trái tim của bất cứ ai ghé chân qua nơi này!

Người ta cũng bắt gặp hình ảnh tam giác phủ thành từng tầng trên những thửa ruộng bậc thang giống như chiếc váy xòe của người thiếu nữ. Loài hoa này được sinh ra có hay chăng để che đi, làm dịu lại sự khô cằn, gai góc, cứng cỏi của một miền cao “đá nhiều hơn đất”.

Mùa tam giác mạch Hà Giang hoàng hôn
Có lẽ chẳng một ai có thể làm ngơ trước cảnh đẹp thiên nhiên này

Đi trên những cung đường uốn lượn cùng bảng lảng mây trời, phóng tầm mắt ra phía xa người lữ khách sẽ thấy đâu đó bóng dáng người mẹ địu con trên lưng nhỏ bé giữa những rừng tam giác mạch mơ màng. Và đâu đó những nhóm bạn trẻ tìm về nơi đây như tìm về những rực rỡ của tuổi trẻ – đến Hà Giang mùa tam giác mạch sẽ chẳng lo phí hoài một chuyến đi!

3. Những địa điểm ngắm trọn vẻ đẹp mùa tam giác mạch Hà Giang

3.1. Thạch Sơn Thần – huyện Quản Bạ

Cách dốc Bắc Sum khoảng 3km, cánh đồng tam giác mạch được trồng tại khu vực Thạch Sơn Thần, xã Quyết Tiến sẽ là điểm dừng chân thú vị đầu tiên khi tham quan cao nguyên đá Đồng Văn mùa tam giác mạch về.

Thạch Sơn Thần Hà Giang

3.2. Làng văn hóa Lũng Cẩm – thung lũng Sủng Là

Tại Hà Giang thì địa điểm này chính là nơi trồng nhiều tam giác mạch nhất và hoa cũng nở mạnh mẽ và đẹp nhất khi mùa về. Bạn có thể ghé thăm 2 vườn hoa trước cổng nhà của Pao và checkin tại đó – chi phí vào khoảng 10-20.000/người.

Thung Lũng Sủng Là tháng 11

3.3. Tam giác mạch ở chân đèo Mã Pí Lèng

Cảnh quan dưới chân đèo Mã Pí Lèng tự bản thân nó đã mang những vẻ đẹp rất riêng và thú vị, vào dịp hoa nở lại càng trở nên đẹp hơn. Hòa quyện cùng sắc xanh của dòng sông Nho Quế, những bông hoa li ti tím phớt mạnh mẽ khoe mình trước thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ.

Ngoài những điểm tham quan kể trên bạn có thể ghé thăm Dinh họ Vương, phố cổ Đồng Văn, núi đôi Quản Bạ, rừng thông Yên Minh, cột cờ Lũng Cú, Hoàng Su Phì hay nhiều địa điểm khác nữa trong chuyến đi thưởng thức mùa hoa tam giác mạch Hà Giang.

Mùa tam giác mạch Hà Giang đẹp như tranh vẽ

4. Một số địa chỉ nghỉ ngơi tại Hà Giang:

4.1. Bụi Homestay

Bụi Homestay là địa chỉ mang phong cách bình dị, gần gũi với du khách, mang lại không gian thoải mái giúp chuyến đi của bạn thêm phần ý nghĩa.

Mùa tam giác mạch Hà Giang phượt
Địa chỉGiá phòngSĐT và Fanpage Liên hệ
Cổng chào TT Đồng Văn, ngã 3 đi Lũng Cú, Hà Giang195.000VND/người/đêm đã bao gồm 1 bữa ăn chínhSĐT: 024 6650 8421
Fanpage: https://www.facebook.com/buihomestaydongvan/

4.2. Chúng Pủa Homestay

Chúng Pủa hay còn gọi là Auberge de Meovac nằm trong một con ngõ khá nhỏ ngay trong thị trấn Mèo Vạc. Nơi đây là sự kết hợp giữa những thiết kế mang đậm truyền thống nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi sinh hoạt và các thiết bị hiện đại, cao cấp.

Chúng Pủa có 3 loại phòng nghỉ để du khách lựa chọn, là: 3 phòng đơn, 2 phòng đôi và dorm chứa được khoảng 12-14 người.

Địa chỉGiá phòngSĐT và Fanpage Liên hệ
Thị trấn Mèo Vạc, Hà Giang16-66USD/người/đêm0219 3871 686

Trở về từ Hà Giang là những trải nghiệm có lẽ sẽ trong ký ức của bạn đến suốt cuộc đời, vì thế đừng từ chối cơ hội để đặt chân đến mảnh đất đầy một lần nhé!

Bài viết tham khảo thêm:

Hòa Bình có gì chơi? 7+ địa điểm du lịch đã đến Hòa Bình là phải ghé qua

0
Hòa Bình có gì chơi

Hòa Bình là một tỉnh nằm ở Tây Bắc của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 60km. Nơi đây được xem như là cái nôi của nền văn hóa Mường với những điều thú vị và đặc sắc khi đến tham quan, du lịch Hòa Bình. Vậy Hòa Bình có gì chơi? Hãy cùng Wecheckin khám phá các địa điểm du lịch Hòa Bình không thể bỏ lỡ nhé.

7+ địa điểm du lịch đã đến Hòa Bình là phải ghé qua
Ảnh: @hoangminhthuong

1. Hòa Bình có gì chơi? Vẻ đẹp núi rừng Mai Châu

Mai Châu là một huyện nằm ở cuối cùng của Hòa Bình, giáp với Mộc Châu (Sơn La) và Pù Luông (Thanh Hóa).

Mai Châu cách thủ đô Hà Nội khoảng 150km, đây là địa điểm thích hợp có những chuyến đi chơi ngắn ngày. Không nổi tiếng như cao nguyên Mộc Châu gần kề, nhưng Mai Châu lại mang một vẻ đẹp thơ mộng khiến du khách đến đây xao xuyến.

Mai Châu
Ảnh: @hoangminhthuong

Mai Châu là một nơi có khí hậu ôn hòa, dễ chịu. Bạn có thể đến du lịch Mai Châu vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, vẫn có 2 khoảng thời gian lý tưởng nhất mà bạn có thể đến đây đó là từ tháng 10 – 12: mùa hoa đào, hoa mận; tháng 3 – 4: mùa hoa ban nở, mùa các lễ hội được diễn ra.

2. Hòa Bình có gì chơi? Điểm du lịch cuối tuần hấp dẫn Thung Nai

Thung Nai cách Hà Nội khoảng 100km thuộc xã lòng hồ sông Đà, thuộc huyện Cao Phong, Hòa Bình. Đây là một trong những địa điểm gần Hà Nội thích hợp đi cùng bạn bè và gia đình vào dịp cuối tuần.

Điểm du lịch cuối tuần hấp dẫn Thung Nai

Nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban cho một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với hồ nước, núi đồi hùng vĩ. Thung Nai có nhiều cảnh đẹp với những đảo nhỏ giống như Vịnh Hạ Long trên cao với nhiều đảo hoang. Ở Thung Nai không chỉ có cảnh đẹp mà còn có nhiều các di tích lịch sử văn hóa. Đến với Thung Nai, các bạn sẽ được tham gia những hoạt động hết sức lý thú như bơi lội, chèo thuyền trên hồ, đốt lửa trại,…và khám phá các địa điểm du lịch như Mường Giang Mỗ, động THác Bờ, đền bà chúa Thác Bờ,…

Điểm du lịch cuối tuần hấp dẫn Thung Nai
Ảnh: Dab Buck Hoang

3. Nhà máy thủy điện Hòa Bình

Nhà máy thủy điện Hòa Bình được xây dựng tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Đây là nhà máy thủy điện lớn thứ 2 của Việt Nam do nhà máy Liên Xô giúp đỡ và xây dựng. Công trình được xây dựng vào tháng 11 năm 1979, khánh thành vào tháng 12 năm 1994. 

Hòa Bình có gì chơi? Nhà máy thủy điện Hòa Bình

Tại sân Nhà truyền thống Thủy điện Hòa Bình có một khối bê tông hình thang, trên đó khắc chữ: “Nơi lưu giữ bức thư của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi cho thế hệ mai sai. Thư sẽ được mở vào ngày 1-1-2100”.

4. Khu du lịch suối khoáng Kim Bôi

Khu du lịch suối khoáng nằm ở xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Khu du lịch có diện tích 7ha, là một nơi du khách có thể nghỉ ngơi và thư giãn. 

Hòa Bình có gì chơi? Khu du lịch suối khoáng Kim Bôi

Suối khoáng có tỉ lệ khoáng cao, tốt cho sức khỏe, điều trị được các bệnh về xương khớp. Ở suối khoáng có 2 bể tắm lớn trong nhà cùng với hệ thống bồn xoay cá nhân. Tắm suối khoáng nóng giúp cho bạn thoải mái, thư giãn về tinh thần, giúp làn da căng mịn hơn.

Ở đây còn tổ chức giao lưu văn nghệ đốt lửa trại, thưởng thức tiếng cồng chiêng cùng bạn bè, người thân và thưởng thức những món ăn đặc sắc của dân tộc nơi đây.

5. Hòa Bình có gì chơi? Đèo Thung Khe quanh năm phủ “tuyết” trắng

Đèo Thung Khe (còn gọi là đèo Đá Trắng) nằm trên quốc lộ 6 đường đi từ Mai Châu đến Mộc Châu. Nằm trên độ cao 1000m so với mực nước biển, từ trên cao nhìn xuống bạn có thể ngắm trọn vẻ đẹp của thung lũng Mai Châu xinh đẹp ngay dưới chân núi. Bên rìa đường đèo, người dân dựng những quán được lợp bằng lá, họ bán nước, cơm lam,… để phục vụ du khách đi đường xa dừng chân nghỉ ngơi, ngắm cảnh. 

Đá ở đây có màu trắng nên mọi người còn ưu ái cho cái tên Ngọn đồi Bắc Âu. Đứng ở đây chụp ảnh bạn sẽ thấy không khác gì chụp bên trời Tây đâu.

6. Thác Mu

Thác Mu nằm ở xóm Mu, xã Tự Do, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Cách Hà Nội 130km, nơi đây sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ với không khí trong lành, dòng nước trắng xóa, mát lạnh. Trong những ngày nắng nóng, thác Mu đã trở thành nơi thu hút rất nhiều người dân đến đây để tránh nóng, tận hưởng không khí mát lành, tắm mát và vui chơi.

7. Bản Đá Bia

Bản Đá Bia nằm ở xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Đây là một vùng đất hoang sơ đang hình thành phát triển loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng. Nếu bạn chưa biết 2/9 đi đâu chơi thì bản Đá Bia là sự lựa chọn không tồi.

Đến với bản Đá Bia, các bạn có thể nghỉ dưỡng, khám phá, trải nghiệm cuộc sống của người Mường Ao Tá. Nơi đây vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên là một địa điểm thích hợp cho những du khách đam mê khám phá. Được hít hà bầu không khí trong lành, mát mẻ của núi rừng, những âm thanh vui nhộn của tiếng chim hót líu lo khiến cho tâm hồn trở nên thư thái, quên đi những mệt nhọc của cuộc sống bon chen. 

Đi và khám phá hết vẻ đẹp của từng vùng trong dải đất hình chữ S quả là một điều tuyệt vời. Tuổi trẻ, hãy đi để trải nghiệm, để mở mang tầm nhìn. Wecheckin hứa sẽ cùng đồng hành cùng bạn trên mỗi chặng đường.

Bạn có thể quan tâm:

Làng cổ Đường Lâm – cổ trấn bị lãng quên tại Hà Nội

1
Làng cổ Đường Lâm - cổ trấn bị lãng quên tại Hà Nội

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 50km về phía Tây, làng cổ Đường Lâm được ví như “cổ trấn bị lãng quên”. Đây là điểm dừng chân thanh bình, yên ả, là nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa cổ truyền của Việt Nam. Hãy cùng wecheckin khám phá địa điểm ngay sát Hà Nội này nhé! 

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 50km về phía Tây, làng cổ Đường Lâm được ví như "cổ trấn bị lãng quên"

1. Làng cổ Đường Lâm nằm ở đâu?

Làng cổ Đường Lâm là một ngôi làng cổ, cách Hà Nội khoảng 50km về phía Tây, thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Đây là ngôi làng cổ đầu tiên được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử Văn hóa Quốc gia ở Việt Nam năm 2006. Đây là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, nơi duy nhất “một ấp hai vua” đó là Phùng Hưng và Ngô Quyền. 

Làng cổ Đường Lâm nằm ở đâu?

Vé tham quan làng cổ Đường Lâm là 20.000 VND/người là bạn có thể tham quan, tìm hiểu những nét đẹp văn hóa của ngôi làng cổ.

2. Cách di chuyển đến Làng cổ Đường Lâm

Là một điểm ngay sát Hà Nội nên bạn có thể di chuyển đến làng cổ Đường Lâm bằng bất cứ loại hình phương tiện nào, có thể bằng xe máy, xe buýt hoặc ô tô cá nhân,…

– Di chuyển bằng xe buýt: Các bạn có thể lựa chọn một trong 3 tuyến buýt sau:

  • Từ bến xe Mỹ Đình đến Sơn Tây: tuyến buýt 71
  • Từ bến xe Kim Mã đến Sơn Tây: tuyến buýt số 70
  • Từ bến xe Hà Đông đến Sơn Tây: tuyến buýt số 77

– Di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân:

  • Từ Hà Nội đi theo hướng Đại lộ Thăng Long –> ngã ba Hòa Lạc rẽ phải theo đường 21 –> qua Sơn Lộc –> rẽ vào làng cổ Đường Lâm
  • Từ Hà Nội đi theo hướng Nhổn –> quốc lộ 32 –> ngã tư gio nhau đường 21 rẽ vào cổng làng Đường Lâm ở phía tay trái bên đường.

3. Các địa điểm tham quan làng cổ Đường Lâm

3.1. Cổng làng và Đình làng Mông Phụ

Nét cổ nhất của Đường Lâm nằm ở kiến trúc cổng và đình làng Mông Phụ.

Cổng làng với kiến trúc vòm, xây bằng đá tổ ong. Vốn dĩ làng có 5 cổng bao gồm 1 cổng lớn và 4 cổng trấn tứ phương nhưng hiện tại chỉ còn sót lại một cổng được xây từ năm 1833. Trên cổng còn có dòng chữ “thế hữu hưng ngơi đại”, được dịch là “thời nào cũng có người tài giỏi”.

Đình làng Mông Phụ là một ngôi đình cổ được xây dựng cách đây gần 400 năm mang đậm lối kiến trúc Việt Mường. Được thiết kế theo mô phỏng kiến trúc nhà sàn. Nội thất bên trong đình còn lưu giữ nhiều hiện vật quý báu có giá trị văn hóa cao. Đặc biệt là bức hoành phi với 4 chữ Hán: “Dũng cẩm cả tưởng” do vua Thành Thái ban tặng cho làng.

Đình làng Mông Phụ
Đình làng Mông Phụ

3.2. Các ngôi nhà cổ

Các ngôi nhà cổ được xây từ những vật liệu đặc trưng của xứ Đoài từ các loại gỗ quý: đinh, lim, sến, táu,… đến các loại gỗ thông dụng như: xoan, mít, tre, vầu, luồng,…kèm theo rơm, rạ, bùn non, trấu, đất sét mịn,…

Khi xưa, người dân ở đây dựng nhà bằng cách đào lên những lớp đá ong ở dưới đất để xây lên những ngôi nhà cổ như bây giờ. Đi đâu các bạn cũng có thể thấy những ngôi nhà cổ được xây dựng bằng loại đá này.

Làng cổ Đường Lâm

3.3. Đền thờ Phùng Hưng

Đền thờ Phùng Hưng được xây dựng ở nhiều nơi nhưng ở Đường Lâm có quy mô lớn nhất. Trong đền thờ có tấm bia Phùng tự bi ký ở đình Đoài Giáp được tạc vào năm Hồng Đức thứ 4 (năm 1473) đã ghi chép lại nhiều thông tin liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của vua Phùng Hưng.

Đền thờ Phùng Hưng

Đền thờ có phần tiền đường và hậu cung. Nét kiến trúc ở đền Phùng Hưng vẫn còn nguyên vẹn giá trị theo thời gian với những hoa văn tinh xảo được trang trí ở đầu xà, bờ nóc, các điểm nối ở bộ vì, kèo cột,…

3.4. Đền thờ và lăng Ngô Quyền

Đền và lăng Ngô Quyền cách đền Phùng Hưng khoảng 500m được xây dựng trên đồi Cấm mặt hướng về phía đông. Đền thờ được xây ở phía trên cách lăng 100m.

Đền thờ Ngô Quyền được xây dựng từ lâu đời và đã trải qua nhiều đợt trùng tu. Đền thờ bao gồm: Nghi Môn, Tả Mạc, Hữu Mạc, Tiền Đường, Hậu Cung. Đền thờ được xây bằng gạch lợp ngói, có bao quanh. Giữa gian Đại Bái có treo bức hoành phi đề 4 chữ Hán “Tiền vương bất vong” (Vua Ngô Quyền sống mãi).

 Đền thờ và lăng Ngô Quyền

Lăng mộ Vua Ngô Quyền được xây dựng vào năm Tự Đức thứ 27 (1874). Lăng cao 1,5m được xây theo kiểu có mái che. Giữa lăng là ngai, trong bia đá có ghi 4 chữ Hán “Tiền Ngô Vương Lăng” (Lăng mộ Vua Ngô Quyền). 

Trong quần thể đền thờ và lăng Ngô Quyền có 18 cây duối cổ (tương truyền là nơi Ngô Quyền buộc voi, ngựa) được công nhận là “cây di sản” cấp quốc gia.

3.5. Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh

Nhà thờ được xây dựng từ thời Tự Đức để thờ Thám hoa Giang Văn Minh (1573-1673). Ông chính là người được Vua Lê Thần Tông cử đi sứ sang Trung Quốc. Ông đã dũng cảm đối đáp để bảo vệ danh dự dân tộc trước sự xúc phạm của vua nhà Minh.

 Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh

Nhà thờ Thám Hoa Giang Văn Minh đã trở thành điểm tham quan hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước.

3.6. Cafe Làng

Quán nằm ở ven đường trong làng cổ Đường Lâm, nằm trên trục đường chính đi từ đình lớn sang chùa Mía nên khá dễ tìm. Không gian nhỏ, xinh đúng chất đồng quê với những chiếc ghế gỗ mộc mạc, menu đồ uống rất rẻ, giá dao động chỉ từ 20.000VNĐ – 25.000VND

Cafe Làng

Hy vọng, với những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các bạn đang lên kế hoạch cũng như đang đi du lịch ở làng cổ Đường Lâm được thành công. Chúc các bạn có một chuyến đi thật vui vẻ.

Xem thêm:

Em Ơi Nếu Mệt Mỏi Quá, Về “Mường Than” Mùa Gặt Bắt Cá Với Anh!

0

Tháng 9 – cái tháng mà những homestay ở Mù Cang Chải, Tả Van hay Hoàng Su Phì,… liên tục cháy phòng bởi ai ai cũng muốn “săn” mùa vàng trên những vùng núi cao. Thế mới thấy nền văn minh lúa nước đã ăn sâu vào trong máu người Việt như thế nào, vì cho đến nay cánh đồng lúa vẫn luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho những tác phẩm nghệ thuật làm say đắm lòng người. Lại nhắc đến lúa, người Tây Bắc trước nay vẫn truyền tai nhau một câu nói: “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc”. Hãy cùng wecheckin khám phá Mường Than – vựa lúa lớn thứ ba được nhắc tới ở đây.

Cánh đồng Mường Than
Mường Than – đứng trên biển vàng còn trước mắt là núi non hùng vĩ!

1. Mường Than ở đâu? Cách di chuyển đến Mường Than?

“Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc”

Bốn vựa lúa lớn nổi tiếng nhất Tây Bắc bao gồm: Mường Thanh (Điện Biên), Mường Lò (Yên Bái), Mường Than (Lai Châu) và Mường Tấc (Sơn La). Mường Than – nằm ở huyện Than Uyên, Lai Châu – nổi tiếng với biệt danh “Cánh đồng cổ tích” với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 2.000 ha. 

khám phá Mường Than
“Cánh đồng cổ tích” không chỉ mang lại giá trị lương thực mà còn giá trị du lịch

Cách di chuyển đến Mường Than

Xuất phát từ Hà Nội, bạn có thể bắt xe khách đến bến xe Than Uyên. Sau đó ở lại xã, thuê xe máy vi vu khám phá Mường Than. Một số nhà xe chạy tuyến Hà Nội – Than Uyên:

Nhà XeGiờ chạyĐón – TrảLoại XeGiá Thành
Khánh Thủy19:00 – 03:30 Bx. Mỹ Đình – Bx. Than UyênGiường nằm 40 chỗ250.000
Cường Lan22:30 – 07:30Hồ Tùng Mậu – Bx Than UyênGiường nằm 38 chỗ270.000

2. Khám phá Mường Than – cánh đồng lúa đẹp như trong cổ tích!

Cánh đồng Mường Than
Vựa lúa lớn thứ 3 trong khu vực Tây Bắc

Mình mới loáng thoáng nghe thấy câu chuyện “gió Than Uyên” thôi, tính khí của kẻ ưa “xê dịch” đã háo hức. Huyện lỵ Than Uyên nằm trong thung lũng, và thung lũng là một cánh đồng thoải mênh mông. Đeo tai nghe, mở nhạc thật lớn, rồi cứ để mình trôi đi như con thuyền mộc giữa mênh mang, kỳ vỹ. Cánh đồng Mường Than hiện ra như một tấm thảm xanh vàng chạy dài miên man bất tận tới mãi chân dãy Hoàng Liên Sơn.

khám phá Mường Than

Trong nắng mới, cả thung lũng sáng bừng lên những mảng màu rực rỡ. Không hẳn là những thửa ruộng bậc thang cao ngút, cánh đồng Mường Than có địa hình thoải hơn giúp cho mảnh đất này có thể trồng hai vụ lúa trong năm. Cơn gió hè cuốn theo hương lúa hoà lẫn hương sen. Mùi bùn dưới chân hắt lên dìu dịu sau ngày mưa và mùi của ký ức tuổi thơ mỗi mùa gặt. Đột nhiên những ký ức thuở bé chạy tung tăng khắp cánh đồng bắt cho được con muỗm muỗm hay chơi trốn tìm trong đống rơm rậm rạp mà cười thích thú,…lại ùa về.

Cánh đồng Mường Than
Trong nắng mới, cả thung lũng sáng bừng lên những mảng màu rực rỡ

Mùa này, thả hồn trên cánh đồng Mường Than, nhịp sống lao động đầy sắc màu quyến rũ. Ta đi chầm chậm trên cánh đồng xanh vô tận, như lạc vào thảo nguyên bao la trong cổ tích. Thỉnh thoảng cơn gió ùa về lòng chảo tạo nên vùng tiểu khí hậu khá đặc biệt trên cánh đồng đẹp thứ ba vùng Tây Bắc. Bởi thế “gió Than Uyên” cũng là “đặc sản” của thung lũng này. Gió rít mạnh, quẩn quanh lòng chảo, mùa này gió hanh khô.

khám phá Mường Than
Cánh đồng Mường Than

3. Ẩm thực Mường Than – Thưởng thức món cá pa boong của người Thái

Khám phá Mường Than, bạn sẽ thấy cảnh sắc và cả những món ngon nơi đây đều biết cách níu chân khách phương xa. Cá pa boong, đó là món ăn bạn có thể tìm thưởng thức ở bất kể nơi đâu, từ quán nhỏ nơi thị trấn hay trong bản nhà sàn xinh xắn của đồng bào Thái. Đó là món ăn có từ xa xưa của người Thái, mà nay vẫn nức tiếng.

Để “tạc khắc” nét ẩm thực riêng và đặc sắc này, bà con phải ra dòng Nậm Mu đánh bắt loài cá theo tiếng Thái gọi là pa vá. Cá được làm sạch, rồi trộn với gia vị gừng,  muối, ớt, tỏi, rượu, đặc biệt phải có thính nếp rang thơm… trộn ướp đều tay. Cá sau khi ướp được cho vào một đoạn ống măng mai bịt kín, đợi trong vòng nửa tháng là ngấu muối, có thể dùng được. Khi ăn cho cá vào than hồng nướng qua, gọi là lấy nhiệt lửa cho dậy mùi khói. Cá nướng ăn với xôi nếp thơm sẽ làm người thưởng thức nhớ mãi không quên. 

Đặc sản cá pa boong của người Thái ở Mường Than
Đến Mường Than nhất định phải thử món cá pa boong của người dân tộc Thái

Bên cạnh cá pa boong, nơi đây còn rất nhiều những món ăn dân dã khác mang đậm hương vị Tây Bắc như pa pỉnh tộp (Cá nướng), nhứa giảng (thịt trâu hun khói), cáy pỉng (gà nướng), pọ (gà hầm gi vị và tấm gạo, nhứa mù khủa (thịt lợn hấp),…

4. Những địa danh nhất định phải có tên trong lịch trình khám phá Mường Than của bạn!

4.1 Đèo Khau Cọ

Đèo Khau Cọ nằm trên quốc lộ quốc lộ 279, ranh giới tự nhiên giữa huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai và huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu. Xa xưa, nơi đây từng chứng kiến chiến thắng lẫy lừng của nghĩa quân Mường Lay khi ngăn chặn thực dân Pháp xâm lược.

Đèo khau Cọ - khám phá Mường Than
Một khúc cua đèo Khau Cọ

Đến đây, du khách có cơ hội tham quan một số di tích lịch sử còn sót lại để tưởng nhớ công ơn của ông cha. Ngoài ra, sự quanh co và khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ cũng 2 bên cũng khiến cho những dân phượt đứng ngồi không yên khi đến Lai Châu.

4.2 Khám phá Mường Than – Bản Nà Khoảng

Bản Nà Khoảng thuộc xã Mường Kim, huyện Lai Châu. Nơi đây là địa điểm sinh sống tập trung của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đến Bản Nà Khoảng bạn có cơ hội được tiếp cận rõ hơn về đời sống bà con dân tộc nơi đây.

Bản Nà Khoảng - Khám phá Mường Than
Một góc bản của Than Uyên nhìn từ trên cao

Ngoài ra, đến bản Nà Khoảng còn có một địa điểm tham quan, khám phá đặc sắc. Đó là Hang Che Bó – nằm sâu trong núi, với chiều dài hơn 7.5km, sở hữu hệ thống sông suối và thực vật đặc sắc.

4.3 Tân Uyên

Du khách đến thăm Mường Than thường ngược xã Mường Cang, qua xã Mường Mít để đến Tân Uyên ngắm những nếp nhà sàn đồng bào Thái thấp thoáng trong màu hoa đỗ quyên rực rỡ triền núi. Điều làm ta thích thú không chỉ riêng khung cảnh cổ tích, mà còn cả hình ảnh người phụ nữ Thái cần mẫn bên khung dệt. Phụ nữ Thái ở xã Mường Cang vào mùa này bận bịu việc dệt thêu khăn và đệm cho gia đình. đặc biệt với những cô gái chưa chồng thì phải cần mẫn ngày đêm thêu dệt chuẩn bị cho mùa hạnh phúc mỗi khi tết đến, xuân về.

Tân Uyên
Đồi chè Tân Uyên

Khác với những đồi chè ở Mộc Châu, đồi chè Tân Uyên khiến người ta dễ mường tượng ra những cây bao báp khổng lồ ở Châu Phi. Chỉ khác chúng mọc san sát bên nhau và màu xanh cũng lặng lẽ trầm ngâm hơn trong những ngày xương mù.

4.2 Đèo Ô Quý Hồ

Từ Tân Uyên, chạy một mạch hướng ngã ba Tam Đường là con đèo Ô Quy Hồ kéo dài chừng 40 km, nối liền hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Con đèo hùng vĩ và cùng là con đèo dài nhất trong tứ đại đỉnh đèo phía Bắc.

Đèo Ô Quý Hồ
Đèo Ô Quý Hồ

Đèo Ô Quý Hồ như một chiếc khăn lụa trắng vắt qua, mềm mại ôm trọn lấy dãy Hoàng Liên Sơn. Khí hậu lúc đi qua đèo so với dưới thị trấn cũng khác nhau hoàn toàn. Gió thổi nhiều hơn và lạnh hơn, nên các bạn đi đừng bao giờ quên mặc áo gió nhé!

Ngoài những cái tên ở trên, Than Uyên còn có nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn khác. Đó là quần thể du lịch Tà Gia với nhiều hang động đẹp, dòng sông Nậm Mu kỳ vĩ hay Bản làng Thái cổ với nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa đặc sắc,…

Khám phá Bình Liêu mùa cỏ lau đẹp trắng cả một vùng trời miền biên viễn

0
Bình Liêu mùa cỏ lau đẹp mê mệt

Bình Liêu – cái tên còn khá xa lạ đối với khách du lịch nhưng chỉ khi đặt chân đến một lần người ta mới cảm nhận hết được nỗi nhớ, niềm thương của mình dành cho mảnh đất ấy.

Tựa như người thiếu nữ miền sơn cước dần thức tỉnh sau giấc ngủ dài, Bình Liêu mùa nào cũng đẹp, cũng tình. Nhưng có lẽ vẻ đẹp lãng mạn, nên thơ thôi thúc người ta tìm đến vùng biên viễn này nhiều nhất vẫn là những ngày thu Bình Liêu mùa cỏ lau nở trắng vùng trời.

1. Cách thức di chuyển từ Hà Nội đến Bình Liêu

Khoảng cách từ Hà Nội đến Bình Liêu khoảng 280km nên tùy vào thời gian và thể lực bạn có thể chọn di chuyển bằng xe máy hoặc xe khách để đi đến Bình Liêu.

Bình Liêu mùa cỏ lau ảnh
Bình Liêu mùa cỏ lau đẹp như tranh vẽ rất đáng để khám phá

1.1. Di chuyển bằng xe máy:

Nếu có kinh nghiệm chạy xe đường dài và đam mê những cung đường, cùng với đó là có quãng thời gian thoải mái để du lịch thì bạn có thể lựa chọn di chuyển đến Bình Liêu bằng xe máy (mất khoảng 7-8 tiếng).

Phượt Bình Liêu mùa cỏ lau
Bạn có thể di chuyển từ Hà Nội đến Bình Liêu bằng xe máy nếu có kỹ năng lái xe đường dài

Cách 1: Từ trung tâm Hà Nội, bạn đi theo Quốc lộ 1 -> sau đó đi quốc Quốc Lộ 18 -> đường đi Quế Võ (Bắc Ninh) -> Phả Lại -> đi qua Sao Đỏ để tới Đông Triều (Quảng Ninh). Từ đây, bạn đi theo đường đi Uông Bí -> rồi đến Hạ Long -> đi qua cầu Bãi Cháy để tới Cẩm Phả -> Cửa Ông -> Mông Dương rồi đến Tiên Yên. Tại đây bạn sẽ thấy ngã ba Tiên Yên thì rẽ trái sang Quốc Lộ 18C rồi đi theo hướng Hoành Mô khoảng chừng 28km nữa là tới Bình Liêu.

Cách 2: Bạn đi theo đường cầu Vĩnh Tuy theo hướng QL5 -> rẽ vào đường Quốc Lộ 1 để chạy qua Bắc Ninh -> Bắc Giang -> tới Lạng Sơn thì rẽ vào Quốc Lộ 4B sẽ thấy biển chỉ dẫn rẽ vào Quốc Lộ 18C là tới Bình Liêu. Đường đi từ Lạng Sơn qua Đình Lập – Bình Liêu khá vòng vèo, có nhiều đoạn uốn lượn cheo leo, rất nguy hiểm nên bạn tránh di chuyển vào ban đêm.

1.2. Di chuyển bằng xe khách:

Để đảm bảo sức khỏe và giữ an toàn thì xe khách cũng là một phương tiện lý tưởng dành cho bạn. Có những tuyến xe khách chạy thẳng đến Bình Liêu sau đó bạn chỉ việc thuê xe máy là có thể lên đường khám phá.

Một số nhà xe cho bạn tham khảo:

Tên nhà xeSố điện thoại liên hệGiá vé
Nhà xe Hưng Long (xuất phát từ bến Gia Lâm lúc 7h và hơn 11h)091.556.5593Khoảng 170.000/người
Nhà xe Kiên Đức091.290.2912200.000/người (DV xe giường nằm, ghế mát-xa)

Ngoài ra, nếu điều kiện không cho phép bạn có thể đi các tuyến kết hợp, từ Hà Nội đến Hạ Long sau đó bắt xe bus từ Hạ Long đến Bình Liêu (Tham khảo: Nhà xe Kumho Việt Thanh, giá vé: 120.000 đồng)

2. Bình Liêu mùa cỏ lau đẹp mơ màng vào cuối thu

Cỏ lau là loài cây mang nét giản dị nhưng ẩn sau đó là vẻ đẹp vô cùng dịu dàng và quyến rũ, khi hoa lau đồng loạt nở bung trắng xóa cũng là lúc thời tiết đón những đợt gió heo may về chào ngày đông.

Bình Liêu mùa cỏ lau có gì
Vẻ đẹp khi mùa cỏ lau về

Cả một cánh đồng lau mọc thành từng cụm đung đưa theo làn gió khiến người ta không thể nào ngó lơ được vẻ đẹp đầy sức hút ấy.

Tháng 10 là thời điểm cung đường vành đai biên giới phía Tây chạy về hướng Lạng Sơn mang đậm sắc trắng của lau, đẹp như tranh như vẽ. Sẽ không còn gì tuyệt vời hơn nếu bạn được trực tiếp trải nghiệm trên những cung đường đầy nắng và gió bằng xe máy tại đây.

Bình Liêu mùa cỏ lau tháng 10
Dọc cung đường “sống lưng khủng long” lên tới cột mốc 1305 là đoạn cỏ lau mọc nhiều và đẹp nhất

Dọc theo các tuyến đường lên tới các cột mốc, đặc biệt là mốc 1305 bạn có thể thấy được cảnh tượng đẹp ngoài sức tưởng tượng – vẻ đẹp đến từ cánh đồng hoa lau trải dài ngút ngàn dọc 2 bên phía “sống lưng khủng long”.

Người ta vẫn ví Bình Liêu mùa lau về là thiên đường “sống ảo” ngay tại mặt đất. Thiên nhiên chốn phiêu lãng ấy không chỉ được ưu ái mang những nét đẹp thuần khiết mà mùa về như được điểm xuyết thêm sức sống, hồn sắc làm mê đắm lòng người.

Checkin Bình Liêu mùa cỏ lau
Vẻ đẹp Bình Liêu cuối thu tháng 11 về thu hút rất nhiều các bạn trẻ đến khám phá và checkin

Đứng trước cái bao la, hùng vĩ của núi đồi, bên cạnh là những mộng mơ của một vùng Bình Liêu mùa cỏ lau chắc hẳn sẽ khiến bạn quên đi mọi muộn phiền, lo âu trong cuộc sống.Địa điểm ngắm lau đẹp: Nằm dọc con đường vành đai biên giới check các mốc từ 1300, 1302, 1305…

3. Có gì ngoài Bình Liêu mùa cỏ lau?!!

Đến Bình Liêu mùa cỏ lau, bạn có thể có cơ hội tham quan hết các địa điểm thú vị tại nơi đây như: Thác Khe Vằn, bản Sông Moóc, đỉnh Cao Xiêm, các mốc Biên giới, cửa khẩu Hoành Mô, cầu Nà Làng,…

3.1. Thác Khe Vằn – vẻ đẹp thiên nhiên nơi vùng cao ngút ngàn

Thác Khe Vằn là một trong những điểm thu hút khách du lịch hot nhất nhì Bình Liêu từ mùa lúa cho đến mùa cỏ lau. Thác có 3 tầng nước chảy với độ cao khoảng 100m đổ xuống tung bọt trắng xóa.

Thác Khe Vằn Bình Liêu
Thác Khe Vằn Bình Liêu

Du khách có thể tha hồ tắm mình trong làn nước mát rượi và thư thái, tuy nhiên cần chú ý vì những vách đá bị bào mòn có độ trơn trượt cao, bạn nên chuẩn bị dép thay vì đi chân trần để đảm bảo an toàn.

3.2. Cầu Nà Làng – cây cầu vắt vẻo giữa núi non cảnh sắc

Nà Làng là cây cầu treo được thiết kế với một nhịp võng dài 120m nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, buôn bán và kết nối người dân địa phương với nhau.

Cầu treo Nà Làng
Cầu treo Nà Làng

Từ phía cây cầu bạn có thể quan sát được cảnh sắc từ phía 2 bên bảng lảng mây trời và rừng núi, đây cũng là địa điểm lý tưởng để cho ra những bức hình kỷ niệm cùng Bình Liêu vô cùng thú vị đó!

3.3. Đỉnh núi Cao Xiêm – ngắm trọn biển mây Bình Liêu

Cao Xiêm là ngọn núi cao 1.429 mét so với mực nước biển – thuộc top 2 ngọn núi cao nhất Quảng Ninh. Sau khi băng qua những cánh rừng thông cùng những con dốc cao ngút ngàn, bãi cỏ mênh mông lưng chừng núi bạn mới có thể lên tới đỉnh Cao Xiêm.

Đỉnh núi Cao Xiêm
Đỉnh núi Cao Xiêm – nóc nhà Quảng Ninh

Nơi đây dần được công nhận là “nóc nhà” của vùng đất Quảng Ninh.

3.4. Cửa khẩu Hoành Mô

Ghé thăm và chiêm ngưỡng cửa khẩu Hoành Mô sẽ là một trải nghiệm vô cùng thú vị nếu bạn có cơ hội đến Bình Liêu mùa cỏ lau.

Cửa khẩu Hoành Mô
Cửa khẩu Hoành Mô

3.5. Các cột mốc biên giới Việt Nam – Trung Quốc

Bất kỳ ai du lịch Bình Liêu chắc chắn không thể bỏ lỡ cơ hội check-in những cột mốc thiêng liêng đánh dấu danh giới cùa nước ta và Trung Quốc: Mốc 1300, 1302, 1305 và 1327.

Các cột mốc là một trong những điểm checkin thú vị tại Bình Liêu
Các cột mốc là một trong những điểm checkin thú vị tại Bình Liêu

4. Dịch vụ thuê xe máy và nghỉ ngơi tại Bình Liêu

4.1. Dịch vụ thuê xe máy:

  • Thuê xe máy A Píu: 0163 8989666 (Giá thuê 200.000/ngày)
  • Thuê xe máy Anh Chung  0966 545 166 / 0888 745 166
Dịch vụ thuê xe tại Bình Liêu
Tại Bình Liêu có nhiều dịch vụ thuê xe máy cho khách thuê và khám phá

4.2. Danh sách Homestay Bình Liêu:

  • Homestay A Píu: (ở thị trấn Bình Liêu) Phòng sạch sẽ gọn gàng, khép kín, điện nước wifi đầy đủ. Giá rẻ từ 30-60k/ người/ đêm. SĐT anh Thành: 0915 368 883. Ngoài ra anh chủ Homestay còn hỗ trợ Tư vấn phượt, chỉ đường, đồ nướng, cắm trại, thuê xe máy.
  • Homestay A Dào ở Bản Phạt Chỉ (Trên Đồng Văn, cạnh mốc 1327) SĐT anh Dào: 096 524 0857; Chị Hạnh: 097 389 048.
  • Homestay Trưởng Ngố (nhà phổ thông cho du khách) ở thị trấn Bình Liêu, đáp ứng các yêu cầu cơ bản của chỗ ở, sạch sẽ, thoáng mát, gần suối đẹp, có chỗ câu cá giải trí, giá cả phải chăng (50k/ người). SĐT 0977.660.717.

Chẳng phải tự nhiên mà người ta ví Bình Liêu là “Sapa thu nhỏ” của miền Đông Bắc, chính bởi những điều kỳ diệu đến từ thời tiết, thiên nhiên và cảnh sắc khiến ai đã từng ghé qua đều cảm thấy yêu mến và muốn quay trở về…

Bài viết tham khảo thêm:

Wecheckin