Top những địa điểm...

Noel lại sắp đến rồi Hà Nội lại đẹp lung linh lộng lẫy...

Đi chơi Noel ở...

Không khí Giáng sinh đang ngập tràn khắp con phố ở Hà Nội....

7+ ý tưởng tổ...

Vào những dịp lễ đặc biệt, đôi khi chỉ cần những hành động...

Những món quà tặng...

Ngày 20/10 là tôn vinh Phụ nữ Việt Nam, đây là một dịp...
Home Blog Page 20

Kinh nghiệm đi đảo Cái Chiên (Quảng Ninh) từ A – Z năm 2020

3
Kinh nghiệm đi đảo Cái Chiên

Quảng Ninh là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhiều du khách với những bãi biển, vùng vịnh và những hòn đảo hòn đẹp. Một trong những nơi vẫn còn giữ được nét hoang sơ, chưa bị tác động nhiều bởi các dịch vụ du lịch đó là đảo Cái Chiên. Dưới đây là một số kinh nghiệm đi đảo Cái Chiênwecheckin muốn chia sẻ cho các bạn, hãy cùng theo dõi nhé. 

Kinh nghiệm đi đảo Cái Chiên

1. Thông tin về đảo Cái Chiên

Cái Chiên là một xã đảo duy nhất thuộc huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, cách đất liền khoảng 7km. Nơi đây có rừng xanh, bãi biển dài, nước biển xanh trong, cảnh quan thiên nhiên yên bình, hoang sơ. 

Địa chỉ đảo Cái Chiên

Đảo có diện tích khoảng 2500ha, đa phần là đồi núi và bãi biển. Trên đảo có 120 hộ dân khoảng 600 người, tách biệt hoàn toàn với thế giới ở bên ngoài. Cơ sở vật chất ở đây chưa tiện nghi và phát triển như các địa điểm du lịch nổi tiếng khác. May mắn là đảo đã được lắp đặt hệ thống mạng lưới điện vào năm 2016. 

Đảo Cái Chiên là một hòn đảo hoang sơ

Là một đảo vẫn còn hoang sơ, nhưng chính sự hoang sơ này đã là nét đặc biệt hấp dẫn các du khách. Đến với đảo Cái Chiên, du khách có thể hòa mình một một thế giới hoàn toàn khác biệt, tách xa khỏi thành phố xô bồ, ồn ào.

2. Kinh nghiệm đi đảo Cái Chiên – phương tiện di chuyển

2.1. Di chuyển từ Hà Nội đến Hải Hà

Cái Chiên cách Hà Nội khoảng 330km nên các bạn có thể đi phượt bằng xe máy hoặc chọn cách nhẹ nhàng hơn đó là đi xe khách.

– Di chuyển bằng xe máy: các bạn đi theo google maps, chủ yếu là đường quốc lộ nên rất dễ đi

– Di chuyển bằng xe khách giường nằm: Các bạn bắt xe giường đi Móng Cái (giá vé dao động khoảng 150k – 200k) rồi bảo bác tài cho xuống tại ngã tư Ngân hàng Hà Cối. Từ đây, bạn bắt xe ôm hoặc taxi (nhớ mặc cả) ra cảng Ghềnh Võ (khoảng 4km với giá 80k – 100k). Cảng Ghềnh Võ là bến phà để các bạn ra đảo Cái Chiên.

2.2. Từ Hải Hà ra đảo Cái Chiên

Để di chuyển ra đảo Cái Chiên các bạn có thể đi phà hoặc cano.

Di chuyển bằng phà:

Mỗi ngày có 3 lượt phà chạy theo giờ cố định từ đất liền ra đảo và ngược lại vào:6h30, 11h và 16h30. Thời gian di chuyển là 45p/lượt.

– Giá vé:  

+ Người đi bộ: 20.000 VNĐ/1 vé/lượt.

+ Xe đạp: 30.000 VNĐ/xe/lượt (chưa bao gồm vé người).

+ Xe máy là 50.000 VNĐ/xe/lượt (chưa bao gồm vé người).

+ Xe ô tô 4 – 16 chỗ: 320.000 VNĐ/xe/lượt (chưa bao gồm vé người).

+ Xe tải từ 1 – 3 tần: từ 260.000 VNĐ/xe/lượt (không hàng) – 320.000 VNĐ/xe/lượt (có hàng).

+ Xe tải 5 tấn giá vé là: từ 360.000 VNĐ/xe/lượt (không hàng) – 520.000 VNĐ/xe/lượt (có hàng).

Bảng lịch chạy phà, xuống phà Cái Chiên
Bảng lịch chạy phà, xuống phà Cái Chiên

Di chuyển bằng tàu cao tốc

Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian không phải chờ đợi phà thì có thể di chuyển bằng tàu cao tốc đến đảo Cái Chiên. Nếu đi ít người các bạn có thể ghép đoàn để đi, nếu team đông có thể thỏa thuận giá. Đi cao tốc chỉ mất 10p là tới đảo nhưng có nhược điểm là không mang xe máy theo được.

2.3. Đi lại trên đảo Cái Chiên

Đối với những đoàn khách du lịch đông người thì các bạn có thể dịch vụ xe điện của đảo để di chuyển được thuận tiện hơn. 

Phương tiện đi lại ở đảo Cái Chiên

Nếu bạn muốn đi xe máy để khám phá đảo thì nên thuê xe máy tại nhà nghỉ, homestay mà mình đang lưu trú để được thuận tiện nhất.

3. Kinh nghiệm đi đảo Cái Chiên – lưu trú

Theo kinh nghiệm đi đảo Cái Chiên, đa số trên đảo đều là nhà của dân làm phòng nghỉ cho khách thuê dạng homestay. Dưới đây là một số homestay bạn có thể tham khảo:

Homestay Bùi Văn Hoan

  • Địa chỉ: bãi 2, xã Cái Chiên, huyện Hải Hà, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 0334 051 883

Homestay Trần Văn Đại

  • Địa chỉ: Thôn Cái Chiên, Hải Hà, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 0386525833

Nhà nghỉ Bảo Phong

  • Địa chỉ: bãi tắm Cái Chiên 1, thôn Cái Chiên, Hải Hà, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 0389608447

Homestay Đỗ Thị Mai

  • Địa chỉ: Thôn Cái Chiên, Cái Chiên, Hải Hà, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 0969524628

Homestay Đoàn Quỳnh

  • Địa chỉ: thôn Vạn Cả, Cái Chiên, Hải Hà, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 0378295976

Nếu các bạn không muốn ngủ nhà nghỉ, có thể thuê lều trại cắm bên bãi biển. Giá 150k/lều 2; 200k/lều 3; 300k/lều 6.

ngủ lều ở đảo Cái Chiên
Ảnh: @duongviethung

4. Kinh nghiệm đi đảo cái chiên – chơi gì ở đây?

4.1. Tắm biển

Ở Cái Chiên có 4 bãi biển đẹp, nước xanh và trong: bãi Đầu Rồng, Bạn Cả, Cái Chiên và Vụng Bầu; trong đó bãi Vụng Bầu có nhiều sỏi rất đẹp. Theo kinh nghiệm đi đảo cái Chiên, bãi biển to và đẹp nhất là bãi Đầu Rồng, nước biển xanh biếc, dọc bờ biển là rừng phi lao thẳng tắp, cao vút tựa như rừng già của Đông Âu.

Tắm biển ở Cái Chiên
du lịch đảo Cái Chiên

4.2. Đảo Thoi Xanh

Để ra được đảo Thoi Xanh, các bạn sẽ thuê thuyền từ đảo Cái Chiên ra khoảng 500k/chuyến. Đây là hòn đảo bé, không có người sinh sống, bãi cát trắng và mịn, hơi nhiều rác do sóng đánh dạt vào bờ. Từ đảo Thoi Xanh nhìn ra xa còn thấy cả hòn Vĩnh Thực. Hòn Trụi, Núi Sậu và đảo Cô Tô. 

Đảo Thoi Xanh
Đảo Thoi Xanh

>> Xem thêm: Cùng Wecheckin du lịch Cô Tô ngày mưa bão

4.3. Trải nghiệm câu mực đêm

Theo kinh nghiệm đi đảo Cái Chiên, câu mực đêm là hoạt động, trải nghiệm vô cùng thú vị khi đến đây. Cac bạn có thể thuê một chiếc tàu đi câu mực về để ăn. ĐỒ nghề câu mực rất đơn giản, chỉ cần sợi dây cước dài 3-4m, cần câu, lưỡi câu chùm, phía trên là vật nhỏ có hình con tôm làm bằng nhựa phát quang. Tùy vào độ may mắn của các bạn mà có thể câu được nhiều hay không. 

Trải nghiệm câu mực đêm ở Cái Chiên
Trải nghiệm câu mực đêm ở Cái Chiên

4.4. Những hoạt động thú vị khác trên đảo

Các bạn có thể thuê một chiếc xe đạp, hoặc xe máy dạo quanh đảo. Ngắm hoàng hôn và bình minh trên biển, đắm mình trong làn nước xanh mát. 

Ngoài ra còn có chèo thuyền Kayak với giá thuê là 140k/h (từ giờ thứ 2 trở đi là 70k), tổ chức BBQ trên bãi biển, cùng nhau hát hò, nhảy múa,…đó sẽ là những trải nghiệm đáng nhớ của các bạn khi đến với đảo Cái Chiên.

Chèo Kayak trên đảo Cái Chiên
Chèo Kayak trên đảo Cái Chiên. Ảnh: @trandinhkim

5. Kinh nghiệm đi đảo Cái Chiên – một số lưu ý

Cái Chiên là một đảo vẫn còn hoang sơ, hàng quán không có nhiều nên các bạn cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng, đồ đạc cần thiết để cho chuyến đi được thoải mái nhất.

– Chuẩn bị đồ ăn như hoa quả, bánh kẹo, xúc xích,…

– Nên mua hải sản, đồ nướng ở trên đất liền sẽ rẻ hơn

– Trên đảo rất hiếm nước ngọt nên các bạn cần phải sử dụng tiết kiệm nước

– Mang theo quần áo và những vật dụng cá nhân cần thiết.

Đây là những kinh nghiệm đi đảo Cái Chiên mà Wecheckin muốn chia sẻ tới cho các bạn. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp cho các bạn có một chuyến du lịch đảo Cái Chiên được thuận lợi hơn. Chúc các bạn có một chuyến đi thật vui vẻ. 

Có thể bạn quan tâm:

Kinh nghiệm đi Mộc Châu mùa mận chín đầy đủ và chi tiết nhất năm 2020

1

Chắc hẳn mọi người đang rất háo hức chờ đợi Mộc Châu mùa mận chín phải không nào. Vào tháng 5, tháng 6 này chính là thời điểm lý tưởng để các bạn làm một chuyến du lịch Mộc Châu thưởng thức những quả mận đang chín rộ. Theo dõi bài viết dưới đây của Wecheckin để bỏ túi một số kinh nghiệm du lịch Mộc Châu mùa mận chín nhé.

Kinh nghiệm đi Mộc Châu mùa mận chín

1. Nên đi Mộc Châu mùa mận chín vào tháng mấy?

Mộc Châu nằm ở vùng núi Tây Bắc của Việt Nam nên có khí hậu mát mẻ. Mỗi mùa, Mộc Châu đều mang một vẻ đẹp khác nhau, tùy theo sở thích của mỗi người mà chọn thời gian đi cho phù hợp.

Mỗi mùa, Mộc Châu đều mang những vẻ đẹp khác nhau
Mỗi mùa, Mộc Châu đều mang những vẻ đẹp khác nhau

Tháng 1, tháng 2 (âm lịch) mùa hoa đào hoa mận ngập của một vùng núi đồi. Tháng 3, tháng 4 mùa hoa bạn; tháng 9 là ngày Tết độc lập của người Mông (2/9); tháng 10, 11,12 là mùa hoa cải, hoa dã quỳ. Nhưng có lễ thu hút khách du lịch nhiều nhất đó là vào tháng 5, tháng 6, khi Mộc Châu mùa mận chín.

Mộc Châu mùa mận chín vào khoảng tháng 5, tháng 6
Mộc Châu mùa mận chín vào khoảng tháng 5, tháng 6

2. Phương tiện di chuyển khi đi Mộc Châu mùa mận chín

Hà Nội cách Mộc Châu khoảng 200km, có một số đoạn là đường đèo dốc nên có 3 phương tiện di chuyển phổ biến để bạn có thể lựa chọn.

2.1. Di chuyển bằng xe máy

Đi thẳng Nguyễn Trãi, Thanh Xuân (hướng đi Hà Đông) hoặc chạy dọc đường Láng Hòa Lạc rồi cứ thế dọc theo quốc lộ 6 -> Tới Xuân Mai – Hòa Bình bạn chạy dọc theo quốc lộ 6, lần lượt qua Cao Phong và Mai Châu -> Đường đi phượt Mộc Châu: Ở cuối đoạn đèo dốc bạn sẽ qua đoạn “cột cờ”, trung tâm huyện Mai Châu. Đứng trên khu cột cờ này bạn có thể nhìn xuống thung lũng Mai Châu – Hòa Bình.

Đi xe máy lên Mộc Châu mùa mận chín
Đi xe máy dành cho những bạn yêu thích sự trải nghiệm, đi “phượt” trên những con đèo

2.2. Di chuyển bằng xe khách giường nằm 

Có một số hãng xe giường nằm chạy bến xe Mỹ Đình, bến xe Giáp Bát và bến xe Yên Nghĩa có giá dao động khoảng 130k – 180k/ người. Tùy theo sự lựa chọn của bạn mà giá vé có thể khác nhau. Mất khoảng 4 – 5 tiếng là tới thị trấn Mộc Châu. Các bạn có thể lên trên các trang mạng để tìm được nhà xe thích hợp.

2.3. Xe limousine

Đây là phương tiện phổ biến và được nhiều bạn review nhất hiện nay về sự tiện lợi của xe. 

Hãng xe limousine Xuân Tráng

  • Giá vé: 220k/người/chiều
  • SĐT đặt xe: 0981559551
  • Giờ giấc linh hoạt

2.4. Phương tiện di chuyển tại Mộc Châu

Các bạn có thể thuê xe ôm, taxi để đi đến các địa điểm du lịch Mộc Châu mùa mận chín. Nhưng phổ biến và tiện lợi nhất hiện nay đó là thuê xe máy. Hầu hết các homestay ở Mộc Châu đều có dịch vụ này nên các bạn có thể liên hệ với homestay mà mình đặt để thuê xe máy nhé.

3. Lưu trú khi đi Mộc Châu mùa mận chín

Mộc Châu có đến 2 thị trấn là: Thị trấn Mộc Châu và thị trấn Nông trường Mộc Châu. Tại 2 thị trấn này có rất nhiều nhà nghỉ, khách sạn, homestay cho các bạn lựa chọn. Nếu các bạn đi vào những ngày lễ thì nên liên hệ trước để đặt phòng nhé. Tránh tình trạng lên đến nơi mà lại không tìm được chỗ ở.

Các bạn tham khảo các homestay đẹp ở Mộc Châu qua bài viết này nhé:

4. Địa điểm hái mận tại Mộc Châu: 

4.1. Thung lũng mận Nà Ka

Thung lũng mận Nà Ka cách thị trấn nông trường Mộc Châu khoảng 20km. Từ thị trấn rẽ vào hướng đi xã Tân Lập, thấy biển chỉ cách Tân Lập 9km thì rẽ trái, đi khoảng 1km là đến thung lũng mận Nà Ka. Đây là thung lũng mận đẹp và rộng ở Mộc Châu với hơn 100ha mận bạt ngàn.

Giá vé vào vườn hái mận là 20k – 30k/ người được ăn thỏa thích. Còn giá mua về sẽ tùy thuộc vào từng thời điểm.

 Mận hậu Mộc Châu
Mận hậu Mộc Châu

Vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 là vào mùa mận chín. Đây chính là khoảng thời gian mà UBND huyện Mộc Châu tổ chức “Ngày hội hái quả Mộc Châu” được khách du lịch vô cùng thích thú.

Mộc Châu mùa mận chín vào tháng 5, tháng 6
Mộc Châu mùa mận chín

4.2. Thung lũng mận Mu Náu

Thung lũng mận Mu Náu là một địa điểm ít người biết đến vì nơi này khá khó tìm, bởi nếu bạn search google maps thì nó sẽ chỉ đến Karaoke Phố Núi. Các bạn cứ di chuyển đến đó rồi hỏi thăm người dân đường đi lên, hoặc có thể nhờ người quen ở Mộc Châu dẫn đi vì họ thông thạo địa hình hơn. 

Thung lũng mận Mu Náu

Rừng mận Mu Náu được ví như là nóc nhà của Mộc Châu với độ cao 1.500m so với mực nước biển. Nơi đây cảnh vật vẫn còn hoang sơ, chưa có nhiều nhà nghỉ, homestay nên rất thích hợp cho bạn nào tìm về với thiên nhiên. 

Ngoài ra, Mộc Châu còn rất nhiều những địa điểm vui chơi, tham quan đẹp khác như: đồi chè trái tim, thác Dải Yếm, thác Chiềng Khoa, vườn dâu Chimi Farm, rừng thông Bản Áng,…

Mộc Châu mùa mận chín tới rồi, rủ bạn bè set kèo đi chơi thôi nào!

Có thể bạn quan tâm:

ĂN NGON, Ở MÁT, CHỤP HÌNH ĐẸP TẠI 5 HÒN ĐẢO ĐÁNG ĐI NHẤT MIỀN BẮC

1
Đảo đáng đi nhất miền Bắc

Mùa hè đã sang tới một nửa, nắng đã chiếu xuyên qua những cung đường và những chiều hoàng hôn rực lửa không ngừng thôi thúc những bước chân đi. Thật thèm quá cái cảm giác chân đi trên bãi cát dài, tiếng sóng vỗ rì rào ngoài khơi và hương vị mặn mà của gió biển.

Hè này, hãy cùng Wecheckin ghé thăm 5 HÒN ĐẢO ĐÁNG ĐI NHẤT MIỀN BẮC để sống lại giữa cảm giác sảng khoái nơi thiên nhiên đất trời bình yên nhé!

1. Đảo Cát Bà – Một trong những hòn đảo đáng đi nhất miền Bắc

Đảo Cát Bà (tên gọi khác là đảo Ngọc) được mệnh danh là một trong những hòn đảo đẹp nhất vịnh Bắc Bộ. Nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng chừng 60km, Cát Bà với vẻ đẹp nguyên sơ được nhiều người lựa chọn làm điểm đến cho chuyến đi mùa hè của mình.

Trên đường ra đảo, khách du lịch sẽ có cơ hội trải nghiệm cảm giác thích thú khi đi ngang qua cung đường ven biển đẹp nhất miền Bắc. Một số điểm tham quan không thể bỏ lỡ nếu du lịch Cát Bà có thể kể đến như: Bãi biển Cát Cò, vịnh Lan Hạ, đảo Khỉ, làng chài nổi, pháo đài thần công, vườn quốc gia Cát Bà.

Đảo đáng đi nhất miền Bắc - Cát Bà
Cung đường ven biển đẹp nhất miền Bắc
Pháo đài thần công đảo Cát Bà
Pháo đài thần công

Có thể bạn quan tâm:

24h trải nghiệm du lịch thành phố cảng Hải Phòng sôi động

Thiên đường ẩm thực Hải Phòng (Phần I)

Thiên đường ẩm thực Hải Phòng (Phần II)

2. Đảo Quan Lạn – hòn đảo đáng đi nhất miền Bắc

Đảo Quan Lạn thuộc địa phận huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh ẩn chứa vẻ đẹp hoang sơ và cuốn hút. Những bãi biển của Quan Lạn là sự kết hợp từ màu xanh trong vắt của nước, màu trắng min của cát và không khí trong lành, nhiều cây xanh.

Đảo Quan Lạn - Đảo đáng đi nhất miền Bắc
Không cần phải đi đâu xa vì ở miền Bắc đã có một Quan Lạn làm xuyến xao tâm hồn @Ảnh: Sưu tầm

Chắc chắn bạn không thể bắt gặp hòn đảo nào miền Bắc mang những nét nguyên sơ, yên bình, thư giãn như nơi đây. Quan Lạn quả thực xứng danh có mặt trong danh sách những hòn đảo đáng đi nhất khu vực miền Bắc!

Du lịch nhóm đảo Quan Lạn
Đảo Quan Lạn rất thích hợp cho những chuyến du lịch nhóm @Ảnh: Sưu tầm
Bình minh đảo Quan Lạn
Bình minh trên đảo Quan Lạn @Ảnh: Sưu tầm

Có thể bạn quan tâm:

Eo Gió Quan Lạn Đẹp Không Kém Gì Eo Gió Kỳ Co!

Chỉ Mặt Gọi Tên Những Homestay “Đáng Đồng Tiền Bát Gạo Nhất” Đảo Quan Lạn

3. Đảo Cái Chiên – Nàng tiên thuần khiết mảnh đất Quảng Ninh

Dù là một địa danh còn khá mới trong làng du lịch nhưng đảo Cái Chiên nhanh chóng khiến du khách để mắt tới vì những gì hoang sơ, thuần khiết nhất mà nó mang lại. Cùng nằm trên mảnh đất Quảng Ninh, Cái Chiên thuộc huyện Hải Hà với diện tích chừng 2.500ha, đa phần là đồi núi và bãi biển.

Đảo đáng đi nhất miền Bắc - đảo Cái Chiên
Vẻ đẹp hoang sơ, trong lành của đảo Cái Chiên @Ảnh: Sưu tầm

Vì du lịch tại Cái Chiên chưa thực sự phát triển nên với những ai yêu thích thiên nhiên, khám phá khi đặt chân tới đây hẳn sẽ vô cùng thích thú và có những trải nghiệm không thể nào quên. Bạn có thể bước dài trên bãi cát trắng mịn, thoải mái check-in sống ảo mà không cần xếp hàng chờ đợi và khoan thai tận hưởng sự trong lành, tươi mát của cảnh vật.

Đảo Cái Chiên Quảng Ninh
Cái Chiên là hòn đảo chắc chắn sẽ mang tới cho bạn rất nhiều trải nghiệm thú vị @Ảnh: Sưu tầm

4. Đảo Cô Tô con – điểm đến mới lạ đáng đi nhất Quảng Ninh

Quảng Ninh quả thực là một tỉnh trứ danh khi sở hữu rất nhiều vịnh biển, hòn đảo trong top 5 hòn đảo đáng đi nhất miền Bắc. Bên cạnh đảo Cô Tô là hòn đảo khá nổi tiếng trong các điểm du lịch mùa hè miền Bắc, thì Cô Tô con liệu sẽ mang lại cho bạn những gì?

Đảo đáng đi nhất miền Bắc - Cô Tô con
Đứng trước vẻ đẹp này, liệu bạn có thể từ chối? @Ảnh: Sưu tầm

Hòn đảo Cô Tô con dù nhỏ và không có dân cư sinh sống, nhưng khi đứng trước vẻ đẹp hoàn hảo của nó hẳn ít ai có thể chối từ. Bãi cát trắng trải quanh đảo tựa như một chuỗi ngọc trai phát sáng ôm lấy thiên nhiên trùng điệp, ngát xanh của cây cỏ. Hơn thế nữa, Cô Tô con cũng là nơi sở hữu bãi biển đẹp nhất Cô Tô, sựu phát triển của cánh rừng nguyên sinh cùng nhiều loài động vật đa dạng, quý hiếm. Nếu có cơ hội, nhất định bạn nên ghé thăm nơi đây một lần trong đời.

Du lịch đảo Cô Tô con Quảng Ninh
Bạn có muốn một lần trải nghiệm điều này ở Cô Tô con? @Ảnh: Sưu tầm

5. Đảo Ngọc Vừng – khoảng không gian mộc mạc yên bình cho kỳ nghỉ những ngày tháng hạ

Thêm một minh chứng nữa cho độ “đô” của Quảng Ninh, tỉnh thành này có lẽ xứng đáng được xếp bậc nhất ở miền Bắc về du lịch biển đảo. Khác với Quan Lạn, Cô Tô hay Cô Tô con,… bạn đã từng nghe qua cái tên đảo Ngọc Vừng? Chắc chắn nhiều du khách sẽ rất tò mò vì cái tên khá lạ lùng ấy, cũng bởi lạ lẫm và mới mẻ nên ở Ngọc Vừng sở hữu nhiều điểm hoang sơ khiến người ta muốn chinh phục, khám phá.

Đảo Ngọc Vừng
Du thuyền ra đảo Ngọc Vừng @Ảnh: Sưu tầm

Hơn tất cả mọi nơi, Ngọc Vừng mang đến cho du khách những điều gọi là đầu tiên – bạn có thể thử câu cá, đánh lưới lần đầu tiên, lần đầu tiên ghé thăm một hòn đảo hoang sơ và mộc mạc, lần đầu tiên thưởng thức những món ăn độc, lạ của những người dân chài. Một chuyến đi trong không gian yên bình tựa làng quê sẽ khiến kỳ nghỉ của bạn thêm phần giá trị.

Đảo Ngọc Vừng ảnh đẹp
Khung cảnh nên thơ lãng mạn tại đảo Ngọc Vừng @ẢNh: Sưu tầm

Mùa hè tới, hãy tạm gác những công việc, bộn bề để đi tránh nắng tại 5 hòn đảo đáng đi nhất miền Bắc mà chúng mình đã gợi ý ở trên. Hi vọng bạn sẽ cảm thấy hài lòng và thoải mái với những trải nghiệm thú vị qua từng địa danh.

Top 7+ phiên chợ vùng cao miền Bắc nổi tiếng ở Việt Nam

1
Chợ phiên vùng cao miền núi

Các tỉnh miền núi phía Bắc không chỉ sở hữu vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, những thửa ruộng bậc thang mê hoặc lòng người, những món đặc sản hấp dẫn du khách mà nơi đây còn được biết đến với những phiên chợ độc đáo. Hãy cùng Wecheckin khám phá những phiên chợ vùng cao ở miền núi phía Bắc hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước nhé.

Chợ phiên vùng cao

1. Phiên chợ vùng cao Tây Bắc- Chợ phiên Bắc Hà, Lào Cai

  • Địa điểm: Thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Cách thành phố Lào Cai 65Km.
  • Thời gian: chợ họp vào Chủ nhật hàng tuần.
Chợ phiên vùng cao Bắc Hà tập trung nhiều dân tộc khác nhau tới mua bán, trao đổi hàng hóa, tên những màu sắc tươi vui, nhộn nhịp, đa dạng bản sắc dân tộc.

Đây là chợ phiên lớn nhất các tỉnh Tây Bắc vẫn còn giữ nguyên nét đơn sơ, mang đậm bản sắc văn hoá các dân tộc vùng cao nơi đây.

Chợ Bắc Hà tập trung nhiều dân tộc khác nhau tới mua bán, trao đổi hàng hóa, tên những màu sắc tươi vui, nhộn nhịp, đa dạng bản sắc dân tộc. 

Vì còn giữ được vẻ nguyên sơ và mang đậm nét đặc trưng của các dân tộc vùng cao Việt Nam nên chợ phiên Bắc Hà từng được bình chọn là một trong 10 chợ phiên độc đáo nhất Đông Nam Á.

Trong chợ bày bán đủ các loại mặt hàng từ đồ thổ cẩm, thực phẩm, gia súc, gia cầm đến dụng cụ lao động. Đến đây, bạn có thể khám phá thêm nhiều món hàng lạ, độc đáo mà có thể trước đây chưa bao giờ được thấy đâu nhé.

Chợ phiên vùng cao Bắc Hà
Phở chua ở chợ phiên Bắc Hà
Phở chua ở chợ phiên Bắc Hà

Nếu đã đi chợ phiên thì không nên bỏ qua những món đặc sản ở đây. Ở chợ Bắc Hà thì các bạn nên thưởng thức các món độc đáo, hấp dẫn như: phở chua, thắng cố, bánh đúc ngô và rượu ngô nhé.

>>> Xem thêm: 7+ điểm dừng chân đẹp hút hồn trên cung đường phượt Bát Xát Lào Cai

2. Phiên chợ vùng cao Tây Bắc – Chợ Cán Cấu, Lào Cai

  • Địa điểm: xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
  • Thời gian: thứ Bảy hàng tuần, ngày lễ, tết trong năm, kéo dài từ sáng sớm đến quá trưa. 
Hình ảnh rực rỡ sắc màu, đông đúc của chợ Cán Cấu
Hình ảnh rực rỡ sắc màu, đông đúc của chợ Cán Cấu

Chợ phiên Cán Cấu là một chợ đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số của người Giáy, Mông – Hoa vùng Tây Bắc, Việt Nam. Không giống nhiều những chợ phiên khác, chợ Cán Cấu vẫn giữ được những nét đặc trưng vốn có của người dân tộc. 

Mật ong, nông sản được bà con bày bán
Mật ong, nông sản được bà con bày bán

Không gian chợ được chia thành nhiều khu: khu bán thổ cẩm, nông sản, khu bán hoa quả, dụng cụ, vật nuôi phục vụ sản xuất, thuốc đông y, dược liệu,rượu, khu ăn uống và khu chuyên mua, bán trâu.

Ở mỗi khu đều có một nét độc đáo riêng, vô cùng náo nhiệt. Khu ăn uống là rộn rã hơn cả. Mỗi gian hàng bày bán một số món ăn đơn giản như: thắng cố, phở, cháo, có quán chỉ bán thịt lợn luộc với rượu ngô. Mọi người cùng quây quần bên những chảo thắng cố bốc khói nghi ngút cùng với chén rượu ngô cay xè, tiếng cười nói rôm rả.

Phở ở chợ phiên
Nếu có dịp, bạn nên ăn thử món phở ở chợ, có vị khác hoàn toàn với dưới xuôi: không có các chất phụ gia đi kèm, bánh phở rất mềm, và không dai.

Chợ Cán Câu nổi tiếng là khu chợ mua bán trâu nổi tiếng vùng Tây Bắc. Mỗi phiên chợ có tới hàng trăm con trâu từ khắp các thôn, bản vùng cao Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, thậm chí từ huyện Sín Mần (Hà Giang) và các thương lái từ Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Hải Phòng… đến để mua bán. 

Khu mua bán, trao đổi trâu ở chợ Cán Cấu
Khu mua bán, trao đổi trâu ở chợ Cán Cấu

3. Phiên chợ vùng cao Tây Bắc- Chợ Dào San, Lai Châu

  • Địa điểm: Xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
  • Thời gian: Sáng thứ 5 và chủ nhật hàng tuần
Chợ Dào San, Lai Châu

Chợ Dàn San là nơi trao đổi, buôn bán, giao lưu giữa 8 xã của huyện Phong Thổ mà nhiều người vẫn gọi là 8 xã “cánh cung biên giới” ở phía Bắc. Bà con ở nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc vùng cao phía Bắc như dân tộc H’Mông, dân tộc Hà Nhì, dân tộc Dao,… 

Chợ Dào San

Chợ có tổng diện tích trên 1.300m2, nằm ở độ cao hơn 15000 mét so với mực nước biển. Cứ cách 6 ngày chợ sẽ họp 1 lần, đến ngày sửu và ngày mùi theo lịch âm thì bà con ở đây lại tất bật chuẩn bị đồ đi chợ phiên. Có lẽ vì thế mà được gọi là “chợ sừng” – cứ đến ngày con có sừng trên lịch là chợ lại họp. 

Bên trong chợ không quá rộng nhưng lại được bày bán rất nhiều mặt hàng. Mỗi lần họp chợ không khí lại trở nên nhộn nhịp. Nào là các cặp nam thanh, nữ tú, nào là các cặp vợ chồng dắt nhau xúng xính xuống chợ mua sắm. 

Chợ bày bán đủ mọi thứ đặc biệt là những món ăn đặc sản dân tộc. Những gùi măng nứa được bà con luộc, bó thành từng bó thơm nức, những gùi xôi ngũ sắc rực rỡ tỏa khói ngào ngạt, những chai mật ong rừng vàng ruộm, những bao gạo nếp hương mới gặt, rồi là thảo quả, mắc khén,…

Chợ Dào San

Hãy ghé đến phiên chợ vùng cao Dào San ở Phong Thổ để khám phá những nét văn hóa độc đáo và thưởng thức các món đặc sản nhé.

>>> Xem thêm: Thiên đường mây Tà Tổng – vẻ đẹp dịu dàng giữa núi rừng Lai Châu

4. Phiên chợ vùng cao miền Bắc – chợ phiên Đồng Văn, Hà Giang

  • Địa điểm: thị trấn Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
  • Thời gian: được họp vào sáng Chủ Nhật mỗi tuần.
chợ phiên Đồng Văn, Hà Giang

Vào ngày họp chợ, từ sáng sớm tinh mơ đã thấy các bà con dân tộc Mông, Tày, Bố Y mang theo các sản vật để mua bán, trao đổi.Có người phải đi từ 3 giờ sáng, vượt qua mấy ngọn núi để xuống cho kịp phiên chợ.

chợ Đồng Văn

Con phố cổ Đồng Văn bỗng trở nên náo nhiệt, đông vui như ngày hội với đủ sắc màu sặc sỡ của trang phục người Mông, Dao,Tày, Nùng, Giáy, Lô Lô…. Phiên chợ vùng cao Đồng Văn bày bán chủ yếu những mặt hàng mà đồng bào mang đến chợ, là nông sản, sản vật trong vùng do họ làm ra. Những gùi rau, gùi củi, vài bó măng, có người tay dắt lợn, mang gà đi bán. 

Chợ phiên vùng cao miền núi
Thưởng thức phở ở chợ phiên Đồng Văn

Đặc biệt vào các ngày 14, 15, 16 âm lịch hàng tháng, chợ phiên vùng cao Đồng Văn còn diễn ra các hoạt động văn hoá mang đặc trưng riêng của người vùng cao như thi chọi chim, trình diễn dệt thổ cẩm truyền thống của các dân tộc trong vùng…

>>> [Top 15+] điểm check in tuyệt đỉnh ở Hà Giang khiến team xê dịch mê như điếu đổ

5. Phiên chợ vùng cao ng núi phía Bắc – Chợ “tình” Khâu Vai, Hà Giang

  • Địa điểm: xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang
  • Thời gian: ngày 27/3 âm lịch hàng năm
Chợ “tình” Khâu Vai, Hà Giang

Chợ tình Khâu Vai đã tồn tại được 100 năm, là phiên chợ tình nổi tiếng ở tỉnh Hà Giang, mỗi năm chỉ họp duy nhất một ngày.

Vào ngày chợ phiên, các chị em dân tộc lấy ra bộ trang phục đẹp nhất, còn đàn ông sẽ diện cho mình một bộ đồ tươm tất nhất để cùng đến điểm hẹn chợ tình Khau Vai. 

Chợ chính là nơi gặp gỡ của các chàng trai, cô gái đi tìm bạn tình, của những đôi lứa yêu nhau mà không đến được với nhau. Chợ tình họp từ chiều tối đến sáng ngày hôm sau là tan, từ sáng đến trưa lại họp bình thường như các chợ miền núi khác.

Các gian hàng tại Chợ tình Khau Vai.
Các gian hàng tại Chợ tình Khau Vai.
Múa khèn tại Chợ tình Khau Vai.
Múa khèn tại Chợ tình Khau Vai.

Sáng sớm ngày 27 là lúc chợ tình có nhiều cảm xúc nhất khi rượu đã hết, chợ đã tan, giờ chia tay đã đến. Các đôi trai gái bịn rịn chia tay nhau, trao nhau ánh mắt nhìn đắm đuối và hẹn hò sang năm lại gặp nhau, tại chính nơi này.

6. Phiên chợ vùng cao miền núi phía Bắc – chợ Tả Sìn Thàng, tỉnh Điện Biên

  • Địa điểm: thung lũng Tả Sìn Thàng, xã Tả Sìn Thàng, huyện Tủa Chùa, Điện Biên
  • Thời gian: họp vào ngày Tý và ngày Ngọ hàng tháng theo lịch âm, cứ 6 ngày họp một phiên.
chợ Tả Sìn Thàng, tỉnh Điện Biên

Chợ phiên vùng cao Tả Sìn Thàng là nơi trao đổi, buôn bán hàng hóa, nông sản của đồng bào các dân tộc thuộc 5 xã phía Bắc huyện Tủa Chùa (Sín Chải, Tả Sìn Thàng, Lao Sa Phình, Trung Thu, Sính Phình). 

chợ Tả Sìn Thàng

Chợ đã có lịch sử lâu đời từ thời Pháp thuộc, các mặt hàng trong chợ chủ yếu là những nông sản, váy áo, công cụ sản xuất do chính người dân làm ra. Đây cũng là nơi lưu giữ bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc, đặc biệt là dân tộc Mông. 

Đến chợ, bạn sẽ thấy được trang phục rực rỡ từ những những chiếc váy xòe màu đỏ của người dân tộc Mông đỏ, màu trắng của dân tộc Mông trắng, những bộ khăn áo với ngũ sắc của người dân tộc Dao và nét đặc biệt của người Xà Phang với thắt lưng cực điệu đà, áo có màu xanh lá cây, giày có màu đỏ.

Chợ Tả Sìn Thàng đã có lịch sử lâu đời từ thời Pháp thuộc

7. Phiên chợ vùng cao ng núi phía Bắc – Chợ phiên Cốc Pài, Hà Giang

  • Địa điểm: thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần,  tỉnh Hà Giang.
  • Thời gian: họp mỗi tuần một phiên vào ngày Chủ nhật
chợ phiên Cốc Pài

Thị trấn Cốc Pài là trung tâm của huyện Xín Mần, có chợ phiên Cốc Pài được họp vào ngày Chủ Nhật mỗi tuần.  Chợ Cốc Pài là nơi giao lưu, buôn bán của nhiều đồng bào dân tộc, họ bán nông sản, gia cầm như lợn đen, gà đen… và hàng thổ cẩm.

chợ phiên Cốc Pài

Đến chợ, bạn sẽ bắt gặp những vạt váy áo đầy màu sắc của người Mông Hoa, màu xanh trầm, màu chàm của người Dao, Nùng. Màu đen của người Cao Lan, Tày, người La Chí với những dải vải hoa sặc sỡ đã tô điểm nên một nét riêng của chợ phiên Cốc Pài.

 8. Phiên chợ vùng cao vùng núi phía Bắc – Chợ phiên Mèo Vạc

  • Địa điểm: Xã Mèo Vạc, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
  • Thời gian: chợ họp vào sáng Chủ Nhật hàng tuần.
Chợ phiên Mèo Vạc

Xuống chợ đã trở thành một nét văn hóa độc đáo của người dân Mèo Vạc nói riêng và của đồng bào dân tộc miền núi nói chung. Phiên chợ vùng cao miền núi chính là nơi trao đổi, mua bán của bà con và là nơi hẹn hò, tâm tình của các cặp đôi. 

Chợ Mèo Vạc chủ yếu là bày bán những mặt hàng do người dân tự sản xuất như: nông sản, nông cụ sản xuất, các sản phẩm vải lanh truyền thống, đồ ăn, thức uống, trang sức, thảo dược.

Chợ phiên Mèo Vạc

 Đến với chợ phiên Mèo Vạc, chẳng cần biết có quen hay không, chỉ cần mua bán, đổi chác xong xuôi thì rủ nhau uống chén rượu ngô, thế là coi như đã thành bạn, thành bằng hữu. Đây là điều tuyệt vời nhất khi bạn đến với vùng đất cao nguyên đá Hà Giang.

>>> KINH NGHIỆM LEO PỜ MA LUNG (BẠCH MỘC LƯƠNG) – Bức tường miền viễn biên

Phiên chợ vùng cao luôn là nơi thu hút khách du lịch đến để trải nghiệm, tìm hiểu về những nét văn hóa độc đáo của người đồng bào dân tộc. Nếu có dịp ghé đến, các bạn nhớ tham gia những phiên chợ này nhé.

Làng nghề Bát Tràng – làng gốm truyền thống lâu đời ở Việt Nam

0
Làng nghề Bát Tràng Hà Nội

Làng nghề Bát Tràng là một trong những làng nghề truyền thống chuyên về gốm sứ ở Việt Nam đã có tuổi đời hơn 500 năm. Hiện nay làng nghề này rất được du khách trong và ngoài nước yêu thích. Hãy cùng Wecheckin tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng qua bài viết dưới đây nhé!

Làng nghề Bát Tràng là một trong những làng nghề truyền thống chuyên về gốm sứ ở Việt Nam đã có tuổi đời hơn 500 năm.

1. Địa chỉ làng nghề Bát Tràng

 Làng nghề Bát Tràng hay còn gọi là làng gốm Bát Tràng thuộc hai thôn “Gốm Bát Tràng” và “Giang Cao” ở tả ngạn sông Hồng, nay thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Làng nghề truyền thống Bát Tràng cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km về phía Đông Nam. Có rất nhiều cách để các bạn có thể đến được đây: đi bằng xe máy, ô tô hoặc xe buýt đều rất thuận tiện.

Làng gốm hiện nay thu hút rất nhiều khách du lịch ở trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những sản phẩm gốm sứ làng gốm Bát Tràng, tìm hiểu thêm về công việc lao động mang tính chất thủ công này.

2. Làng nghề Bát Tràng – làng gốm cổ truyền ở Việt Nam

 Làng nghề Bát Tràng là làng gốm lâu đời và nổi tiếng nhất ở Việt Nam, có tuổi đời hơn 500 nay. 

Làng gốm cổ Bát Tràng xưa
Làng gốm cổ Bát Tràng xưa

Truyền thuyết kể rằng: “dân làng Bát Tràng vốn từ làng Bồ Bát (ở huyện Yên Mô, Ninh Bình) di chuyển ra Bắc và định cư ở tả ngạn sông Hồng, phía dưới Thăng Long, để tiện chuyên chở nguyên liệu và thành phẩm. Lúc đầu, chỉ có 4 gia đình di cư ra, thuộc các dòng họ Trần, Bùi, Phùng, Vũ cùng với họ Nguyễn sở tại lập thành phường sản xuất đồ gốm, gọi là Bạch Thổ phường. Rồi sau đó lại đổi tên là Bá Tràng phường và cuối cùng chuyển ra tên gọi Bát Tràng ở thế kỷ XIV. Trong đình làng Bát Tràng có đôi câu đối chữ Hán: “Bồ di thủ nghệ khai đình vũ; Lan nhiệt tâm hương bái thánh thần”. Nghĩa là: “Từ làng Bồ Bát rời nghề cũ ra đây dựng xây đình vũ; Lòng dân thơm ngát hương lan kính tạ thánh thần”.

Gốm Bát Tràng xưa vẫn được coi là 1 trong 4 nghề tinh hoa bậc cao của Thăng Long xưa. Vì thế mà các bậc cao niên ở Bát Tràng có câu: “Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xã”. 

Đồ gốm ở làng nghề Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, nổi tiếng khắp cả nước về chất lượng và mẫu mã. Hiện nay, các sản phẩm ở làng nghề Bát Tràng còn được xuất khẩu sang nhiều nước châu Á, châu Âu.

các sản phẩm ở làng nghề Bát Tràng còn được xuất khẩu sang nhiều nước châu Á, châu Âu.
Các sản phẩm gốm Bát Tràng còn được xuất khẩu sang nhiều nước châu Á, châu Âu.

3. Các địa điểm tham quan ở làng nghề Bát Tràng

3.1. Đình làng Bát Tràng

Đình Bát Tràng được xây dựng từ lâu đời, được làm lại vào năm 1720 đời vua Lê Dụ Tông. Nơi đây lưu giữ gần như nguyên vẹn nét kiến trúc độc đáo và cổ kính, được xây theo kiểu chữ “Nhị”, mặt quay ra sông Hồng.

đình làng Bát Tràng

Trong ngôi đình làng Bát Tràng có điện thờ Mẫu là vị Tổ nghề gốm sứ. Hiện nay trong đình còn lưu giữ hơn 50 đạo sắc phong cho thành hoàng với các niên hiệu Cảnh Hưng, Quang Trung và Cảnh Thịnh.

 Lễ hội truyền thống được tổ chức tại đình làng và diễn ra hàng năm trong 3 ngày liền từ 14 đến 16 tháng Hai âm lịch với đông đảo bà con dân làng và khách thập phương tham dự.

Lễ hội truyền thống ở Bát Tràng
Lễ hội truyền thống ở Bát Tràng

3.2. Nhà cổ Vạn Vân

Nhà cổ Vạn Vân nằm ở một ngõ nhỏ cạnh chợ gốm Bát Tràng. Đây là một ngôi nhà cổ chứa đầy gốm cổ với hơn 400 hiện vật gốm cổ Bát Tràng với các niên đại từ thế kỷ 15 – 19 bao gồm lọ rồng, bình vôi, điếu bát, các bản dập hoa văn nổi…

Nhà cổ Vạn Vân trăm tuổi ở làng gốm Bát Tràng
Nhà cổ Vạn Vân trăm tuổi ở làng gốm Bát Tràng

Nhà cổ Vạn Vân được dựng lên cách đây 15 năm, có nhiều gian: Gian đầu tiên là ngôi nhà gỗ 200 tuổi ở Thái Bình, gian thứ hai cũng là một ngôi nhà cổ ở Nam Định mua về rồi ghép lại, gian thứ ba là ngôi nhà đã có sẵn từ trước đó. Cả 3 gian nhà ghép vào với nhau tạo nên một không gian trưng bày rộng 400m2, vừa cổ kính vừa sang trọng.

Nhà cổ Vạn Vân đã thu hút đông đảo khách du lịch trong nước cũng như quốc tế, đa phần là những người đam mê đồ gốm cổ nhưng cũng có người tìm đến vì tò mò. 

Làng nghề Bát Tràng

3.3. Chợ gốm Bát Tràng

Chợ gốm Bát Tràng luôn đông đúc, nhộn nhịp bày bán đa dạng nhiều loại mặt hàng làm từ gốm sứ  như bát đĩa, cốc chén, đồ trang trí mỹ nghệ, đồ thờ cúng,…

Chợ gốm Bát Tràng Hà Nội

Giá cả các mặt hàng ở đây cũng rất đa dạng, từ những sản phẩm bình dân có giá chỉ vài chục nghìn đồng tới những sản phẩm cao cấp có giá lên tới hàng chục triệu đồng. 

Chợ gốm Bát Tràng

3.4. Trải nghiệm, tìm hiểu tự tay làm ra các sản phẩm gốm

Khi đến với làng nghề Bát Tràng, mọi người còn được tham gia vào quá trình làm ra sản phẩm. Đây là một dịch vụ rất thú vị, cho những ai muốn trải nghiệm cảm giác nhào nặn và tạo ra những thành phẩm từ đất sét.

Làm gốm tại Bát Tràng

Mỗi người tham gia sẽ được cung cấp một cục đất sét ẩm và một bàn xoay, đặt cục đất giữa bàn xoay và tạo hình theo ý thích như: cốc, bát, hình thù các con vật, những vật dụng đơn giản,…

Làm gốm tại Bát Tràng

Sau khi nặn xong thì chuyển sang công đoạn hong khô sản phẩm, mất khoảng 30 phút. Tiếp theo là công đoạn tô vẽ, trang trí cho sản phẩm, sau đó sẽ sơn phủ bóng bên ngoài để giữ cho sản phẩm được bền đẹp hơn.

Trang trí hoa văn cho gốm

Ngoài trực tiếp được tham gia vào làm các sản phẩm, mọi người còn được khám phá lịch sử hình thành của gốm Bát Tràng. Để làm ra sản phẩm gốm, người thợ gốm phải qua các khâu chọn, xử lý và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men, và cuối cùng là nung gốm. 

Nếu bạn đang tìm một làng nghề truyền thống vừa cổ kính, vừa mang hơi thở của hiện đại thì làng nghề Bát Tràng là một lựa chọn hợp lý để tìm hiểu và tham quan đó.

Xem thêm:

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5 nên đi đâu để tránh đông người?

0
30-4/1-5 nên đi đâu du lịch

30/4 – 1/5 lại sắp đến rồi, việc tìm kiếm địa điểm vui chơi cùng gia đình, bạn bè lại làm cho nhiều người phải đau đầu suy nghĩ. Nghỉ lễ 30/4 – 1/5 nên đi đâu chơi? 30/4 – 1/5 đi du lịch ở đâu để tránh  đông người? Nếu bạn còn phân vân chưa biết đi đâu thì hãy để Wecheckin giải đáp những thắc mắc cho các bạn nhé. Xem ngay những địa điểm gợi ý dưới đây để có chuyến đi thật thú vị nhé!

1. 30/4 – 1/5 nên đi đâu? Hồ Ba Bể – viên ngọc xanh giữa rừng Bắc Kạn

Địa chỉ: xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Cách Hà Nội khoảng 230km về hướng bắc.

Hồ Ba Bể - viên ngọc xanh giữa rừng Bắc Kạn

Hồ Ba Bể nằm ở độ cao 145m so với mực nước biển, có độ sâu khoảng 20m-30m, rộng 500ha. Hồ được hình thành trong một cuộc kiến tạo lục địa Đông Nam Á vào khoảng 200 triệu năm về trước.

Hồ Ba Bể được UNESCO xếp hạng là 1 trong 20 hồ nước ngọt đẹp nhất thế giới. Hồ nằm lọt thỏm giữa những vách núi đá vôi, xung quanh là những khu rừng nhiệt đới bao phủ hồ nước cùng với nhiều mạch suối ngầm và hang động kỳ bí.

Hồ Ba Bể được UNESCO xếp hạng là 1 trong 20 hồ nước ngọt đẹp nhất thế giới.

Đến với Hồ Ba Bể, các bạn sẽ được tham quan nhiều địa điểm nổi tiếng như: Ao Tiên, động Hua Mạ, đảo Bà Góa, đảo An Mã, động Puông,…hay khám phá Đồn Đèn – nơi được mệnh danh là “Săn mây trên đỉnh núi Hoa”.

2. 30/4 – 1/5 nên đi đâu? Hồ Na Hang – “Vịnh Hạ Long trên núi” tuyệt đẹp ở Tuyên Quang

Địa chỉ: nằm ở địa bàn 2 huyện Na Hang và Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Cách Hà Nội khoảng 300km. 

Hồ Na Hang - “Vịnh Hạ Long trên núi” tuyệt đẹp ở Tuyên Quang

Hồ Na Hang có diện tích hơn 8.000 ha. Đến hồ Na Hang, các bạn có thể trải nghiệm ngồi thuyền ngắm cảnh hồ và thưởng ngoạn phong cảnh xung quanh với những ngọn núi trùng điệp tạo ra khung cảnh thơ mộng.

Hồ Na Hang là nơi gặp nhau của sông Năng và sông Gâm và được bao bọc bởi 99 ngọn núi trùng điệp, lớn nhỏ khác nhau, trong đó cao nhất là ngọn Pác Tạ.

Hồ Na Hang-30-4/1-5 nên đi đâu

Mỗi một mùa, Na Hang lại mang vẻ đẹp khác nhau. Vào mùa mưa,  trong hồ dâng cao và chuyển sang xanh biếc, xung quanh cây cối tốt tươi, xanh rì, các thác nước xung quanh chảy mạnh hơn làm cho không khí trở nên mát mẻ, tràn đầy sức sống. Vào mùa khô, mực nước xuống thấp, lòng hồ sẽ để trơ ra những mỏm đá hình thù kỳ dị, tạo ra một vẻ đẹp hoang sơ.

3. 30/4 – 1/5 nên đi đâu? Đà Bắc – chốn bồng lai ở Hòa Bình

Địa chỉ: Đà Bắc – Hòa Bình. Cách Hà Nội khoảng 120km.

Đà Bắc - Hòa Bình

Đà Bắc là một địa danh còn khá là mới lạ và vẫn còn giữ được nét hoang sơ. 30/4 – 1/5 nên đi đâu, Đà Bắc sẽ là một địa điểm thích hợp dành cho những ai không thích chỗ đông người.

Đến Đà Bắc, ngoài được chiêm ngưỡng cảnh đẹp mộc mạc, nên thơ, các bạn còn được trải nghiệm những nét văn hóa của dân tộc Mường. Các hoạt động du lịch cực hấp dẫn mà bạn sẽ được trải nghiệm khi đến đây đó là: đạp xe quanh các bản làng yên ả, chèo kayak trên hồ hay trekking.

Trekking ở Đà Bắc
Trekking ở Đà Bắc

4. 30/4 – 1/5 nên đi đâu? Hồ Tà Đùng – Vịnh Hạ Long ở Tây Nguyên

Địa chỉ: nằm ở xã Đắk Som, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông. Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 280 km.

30-4/1-5 nên đi đâu? Hồ Tà Đùng

Hồ Tà Đùng được mệnh danh là “vịnh Hạ Long của Tây Nguyên”,  thu hút du khách với khung cảnh tuyệt đẹp, mặt nước trong xanh, điểm xuyết bởi vô số hòn đảo nhỏ nổi lên.  Hồ vốn là thung lũng bên núi Tà Đùng, trên hồ có 36 hòn đảo lớn nhỏ kỳ vỹ.

Các bạn có thể tham gia các hoạt động thú vị ở đây như là cắm trại qua đêm, team building,… với không khí trong lành và rất bình yên.

 Hồ Tà Đùng - Vịnh Hạ Long ở Tây Nguyên

Thú vị nhất là được ra các đảo nhỏ chơi, với mức giá thuê thuyền khoảng 100k/người là đã có thể dừng chân trên 1 đảo nhỏ để tham quan, ăn uống,…

5. 30/4 – 1/5 nên đi đâu? Măng Đen – “Đà Lạt thứ 2” giữa lòng Tây Nguyên

Địa chỉ: Thôn Măng Đen thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Cách trung tâm thành phố Kon Tum khoảng 60km.

 Măng Đen -

Măng Đen là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn tại Kon Tum dành cho những bạn trẻ thích khám phá, ưa trải nghiệm. 

Măng Đen nằm ở độ cao khoảng 1200m so với mực nước biển. Người ta lại ví Măng Đen giống như “Đà Lạt thứ hai” của Tây Nguyên với cảnh quan thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, bầu không khí trong lành, mát mẻ quanh năm.

>>Hãy tạm quên Đà Lạt đông đúc đi, Măng Đen mới là nơi bạn đêm lòng say mê

Đến Măng Đen, các bạn có thể khám phá những thác nước hùng vĩ, những hang động hoang sơ, tham quan tượng Đức Mẹ Fatima, tham quan khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ và thưởng thức nhiều món ăn hấp dẫn. 

thác Pa Sỹ
thác Pa Sỹ

6. 30/4 – 1/5 nên đi đâu? Đảo Cái Chiên – Hòn đảo hoang sơ ở Quảng Ninh

Địa chỉ: nằm ở phía Nam huyện Hải Hà của tỉnh Quảng Ninh. Cách Hà Nội khoảng 330km.

Đảo Cái Chiên - Hòn đảo hoang sơ ở Quảng Ninh

Cái Chiên có diện tích 2.500ha nhưng trên đảo chỉ có khoảng hơn 100 hộ dân sinh sống. Địa hình chủ yếu là đồi núi và bãi biển, cảnh quan thiên nhiên vẫn còn nguyên sơ. Bãi biển ở đây sạch, đẹp, nước trong vắt và đặc biệt là rất ít khách du lịch. 

Đảo Cái Chiên

Hiện nay trên đảo có 3 bãi tắm, đó là: bãi Vạn Cả, bãi Cái Chiên và bãi Đầu Rồng. Bãi Cái Chiên và bãi Đầu Rồng là nơi được mọi người lựa chọn nhiều nhất bởi quanh đây đã có dịch vụ homestay, thuê lều và ăn uống. Ở đây không có chợ nên các bạn sẽ phải chuẩn bị đồ ăn hoặc liên hệ trước với homestay nếu muốn ở lại qua đêm và ăn uống.

Hy vọng với bài viết trên, các bạn sẽ trả lời được câu hỏi ngày lễ 30/4 – 1/5 nên đi đâu chơi để có một kỳ nghỉ thật trọn vẹn. Chúc các bạn có những chuyến đi vui vẻ nhé!

Xem thêm:

Hoàng Thành Thăng Long – Nơi lưu trữ những giá trị văn hóa độc đáo ở Hà Nội

3
Hoàng Thành Thăng Long

Hoàng Thành Thăng Long là khu di tích lịch sử của kinh thành Thăng Long xưa. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều đại xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử, trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích của Việt Nam. Hãy cùng Wecheckin tìm hiểu về khu di tích lịch sử này nhé!

Hoàng Thành Thăng Long

1. Hoàng Thành Thăng Long nằm ở đâu?

Hoàng thành là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước, kéo dài liên tục qua 13 thế kỷ các vương triều Lý – Trần – Lê – Nguyễn. Nơi đây là minh chứng cho sự giao thoa đa dạng về văn hóa, phong tục tập quán qua từng thời kỳ.  

Nằm trên địa bàn phường Điện Biên và Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội, các mặt giáp với những tuyến đường trung tâm thành phố và tòa nhà Quốc Hội. 

Hoàng Thành Thăng Long nằm ở quận Ba Đình

2. Hoàng Thành Thăng Long – Dấu xưa thành Hà Nội

Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long có tổng diện tích 18,395ha, bao gồm: Khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và các di tích còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội: Đoan Môn, Cột cờ Hà Nội, điện Kính Thiên, nhà D67, Hậu Lâu, Bắc Môn, tường bao và 8 cổng hành cung thời Nguyễn.

Trong từng ấy năm lịch sử, Hoàng thành trải qua khá nhiều thay đổi, nhưng riêng Tử Cấm Thành thì gần như giữ được vẻ nguyên vẹn, chỉ có kiến trúc bên trong là đã qua nhiều lần tu sửa, xây dựng. 

Các giá trị nổi bật của Hoàng thành không chỉ thể hiện ở những di tích, di vật mà còn lắng đọng ở chiều sâu văn hóa phi vật thể, những giá trị tinh thần vô giá, được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử.

Khu di tích lịch sử là minh chứng rõ nhất về một di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử của một quốc gia dân tộc vùng Đông Nam Á trong mối quan hệ khu vực và thế giới. Di sản là bằng chứng thuyết phục về sức sống và khả năng phục hưng của một quốc gia sau hơn mười thế kỷ bị nước ngoài đô hộ. Ghi đậm dấu ấn thắng lợi của một nước thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới bao gồm hai cuộc chiến tranh giành độc lập và thống nhất của Việt Nam.

3. Các địa điểm thăm quan Hoàng Thành Thăng Long

Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu

Di tích này bao gồm 2 tầng: tầng dưới cùng là một phần bên phía đông của thành Đại La dưới thời Cao Biền, nhà Đường; tầng trên là cung điện nhà Lý và nhà Trần. Khu khai quật cổ học được viện khảo cổ học phân tích chia thành 4 khu có tên: A, B, C, D.

Sinh viên đại học nghe nhà khảo cổ học Nguyễn Tiến Đông giới thiệu những di tích thời Lý - Trần (Khu A).
Sinh viên đại học nghe nhà khảo cổ học Nguyễn Tiến Đông giới thiệu những di tích thời Lý – Trần (Khu A). Ảnh: Viện Khảo cổ học (2004).

Tại các khu vực này đều đã phát hiện được rất nhiều các loại hình di tích kiến trúc và di vật có niên đại xen lẫn nhau, chồng xếp lên nhau qua suốt 1300 năm, bắt đầu từ thời Đại La (thế kỷ 7 – 9), qua các thời Đinh – Tiền Lê (thế kỉ 10), thời Lý (1009 – 1225), Trần (1226 – 1400), Hồ (1400 – 1407), Lê sơ (1428 – 1527), Mạc (1527 – 1592), Lê Trung Hưng (1592 – 1789) và Nguyễn (1802 – 1945). 

Trên thế giới rất hiếm khi ở trong thủ đô của một nước mà trong lòng đất còn bảo tồn được một quần thể di tích, di vật mang bề dày lịch sử, văn hóa dài lâu. Đây là điểm nổi bật, góp phần tạo nên giá trị to lớn của khu di tích.

Cột cờ Hà Nội

Cột cờ Hà Nội  được xây dựng vào năm 1812 dưới triều Gia Long, có chiều cao 60 mét. Cột cờ gồm có chân đế, thân cột và vọng canh. Chân đế có diện tích là 2007m²,  hình vuông bao gồm 3 cấp thóp dần lên.

Cột cờ Hà Nội
Cột cờ Hà Nội – Biểu tượng hùng thiêng của dân tộc

Mỗi cấp đều có tường hoa với hoa văn bao quanh. Từ mặt đất lên tới chân cấp thứ 2 phải leo 18 bậc tại mặt phía Đông và mặt phía Tây. Muốn từ cấp 2 lên cấp 3 cũng phải leo 18 bậc ở hai cửa hướng Đông và Tây. Cấp thứ 3 có 4 cửa là Đông, Tây, Nam, Bắc, từ cạnh dưới lên tới cạnh trên sẽ phải qua 14 bậc cầu thang.

Đoan Môn

 Đoan Môn là cửa chính phía Nam dẫn vào khu Cấm thành. Dựa vào vật liệu xây dựng và phong cách kiến trúc hiện tại của di tích, có thể khẳng định Đoan Môn được xây dựng vào thời Lê và được tu bổ sửa sang vào thời Nguyễn.

Đoan Môn
Đoan Môn

Đoan Môn nằm ở hướng Nam của điện Kính Thiên, thẳng trục với Cột cờ Hà Nội. Đoan Môn có 5 cổng thành kiểu vòm cuốn bằng đá cân xứng qua trục thần đạo của Hoàng thành Thăng Long.

Cửa giữa lớn nhất, cao 4 mét, rộng 2,7 mét, dành riêng cho nhà vua. Các cửa còn lại cao 3,8 mét rộng 2,5 mét dùng để các quan, hoàng thân quốc thích ra vào cung mỗi khi có lệnh hoặc tham dự các nghi lễ lớn tại điện Kinh Thiên.

Điện Kính Thiên

Điện Kính Thiên là di tích trung tâm, trong tổng thể các di tích của khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Là cung điện quan trọng bậc nhất, nơi cử hành các nghi lễ long trọng nhất của triều đình, nơi đón tiếp sứ giả nước ngoài và là nơi thiết triều bàn những việc quốc gia đại sự.

Điện Kính Thiên

Ngày nay, không gian nơi này đã trở thành một di tích “kép” cho cả hai thời đại: Điện Kính Thiên của Hoàng thành Thăng Long xưa và Bộ Tổng Chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam- di tích lịch sử quan trọng của lịch sử hiện đại Việt Nam.

Nhà D76

Nhà D67 được xây dựng năm 1967, là tòa nhà một tầng có diện tích 604,41m2. Tường và mái bằng bê tông cốt thép nguyên khối mác 400.

Di tích Nhà D67 gắn với hoạt động của Bộ Chính trị, quân ủy Trung ương, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam. Nơi đây từ tháng 9/1968 đến 30/4/1975,  bộ thống soái tối cao: Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam( từ 1976 là Đảng cộng sản Việt Nam), Quân ủy trung ương và Bộ tổng tư lệnh quân đội nhân dân đã tập trung trí tuệ, đề ra các chủ trương chính sách chiến lược đúng đắn, sáng tạo đưa nhân dân ta đi tới thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Hu Lâu

Là một tòa lầu xây phía sau cụm kiến trúc điện Kính Thiên là hành cung của thành cổ Hà Nội, đây là nơi nghỉ ngơi của các cung nữ trong đoàn hộ tống vua Nguyễn ra ngự giá Bắc thành.

Hoàng Thành Thăng Long là khu di tích lịch sử của kinh thành Thăng Long
Di tích Hậu Lâu

4. Một số lưu ý khi đến Hoàng Thành Thăng Long

  • Thực hiện theo sơ đồ chỉ dẫn tham quan trong khu di tích.
  • Không mang vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy, chất độc hại và những chất có mùi hôi tanh vào khu di tích.
  • Trang phục gọn gàng, lịch sự. Không có những hành vi thiếu văn hóa như : nói tục, chửi bậy, viết vẽ lên tường, lên gốc cây, gây mất trật tự trong khu di tích. Các phương tiện ô tô, xe máy phải để đúng nơi quy định (tại 19C Hoàng Diệu).
  • Có ý thức bảo vệ di tích, di vật; giữ gìn vệ sinh môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định. Không tự ý trèo cây, bẻ cành, hái quả, dẫm lên thảm cỏ.
  • Đơn vị, tập thể có nhu cầu hướng dẫn tham quan, liên hệ với Phòng Hướng dẫn Thuyết minh để được phục vụ. Các cơ quan, cá nhân có nhu cầu quay phim, dựng phim phải có giấy giới thiệu và được sự đồng ý của lãnh đạo Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội.
  • Không sử dụng thiết bị bay siêu nhẹ (flycam) tại khu di sản.

Xem thêm:

Ngược dòng thời gian khám phá 11 thương hiệu làng nghề truyền thống tại Hà Nội

2
Thương hiệu làng nghề truyền thống Hà Nội

“Tồn tại lâu đời, vang danh đất Bắc” – 11 thương hiệu làng nghề truyền thống tại Hà Nội dưới đây là những giá trị văn hóa – nghệ thuật rất đáng để bạn khám phá ở mảnh đất thủ đô ngàn năm văn hiến.

Những nét đẹp đa sắc màu và mang những đặc trưng riêng của từng làng nghề như gợi nhắc một thời xa xưa, cổ kính và phần nào khắc họa rõ nét vẻ đẹp tài hoa của người Hà Nội!

1. Thương hiệu làng nghề truyền thống Gốm Bát Tràng

Địa chỉ
Gốm sứ Bát TràngXã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội

Là một địa điểm quen thuộc chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 14km, Làng nghề Bát Tràng được biết đến là cái nôi của nghệ thuật làm gốm, tới giờ thương hiệu đã tồn khoảng 500 năm.

Thương hiệu làng nghề truyền thống Hà Nội - Gốm sứ Bát Tràng
@ẢNH: WECHECKIN

Bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc xe buýt để tới Bát Tràng (từ trung chuyển Long Biên có xe 47A, 47B đi thẳng đến làng Gốm). Thương hiệu làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng không quá rộng nhưng những con ngõ hun hút như dẫn lối trí tò mò của du khách phải khám phá cho bằng sạch, bằng hết những điều xinh đẹp và bí ẩn nơi này.

Các sản phẩm như lọ hoa, chậu, vật trang trí, bát, đĩa, sản phẩm chủ đề dân gian… được tự tay những người thợ thủ công lành nghề thiết kế và cho ra lò. Khi đến với làng nghề truyền thống Bát Tràng Hà Nội, bạn có thể thăm chợ gốm, được tham khảo quá trình làm gốm và tham gia nặn gốm, vẽ gốm theo sở thích (chi phí cho một lần nặn gốm là 40.000 VNĐ).

2. Thương hiệu làng nghề truyền thống làng lụa Vạn Phúc Hà Nội

Địa chỉ
Làng lụa Vạn PhúcPhường Vạn Phúc, Quận Hà Đông, Hà Nội

Thương hiệu làng nghề truyền thống Làng lụa Vạn Phúc cách trung tâm Hà Nội 10km với xuất phát điểm là một làng nghề dệt lụa tơ tằm nức tiếng từ ngàn năm trước.

Lụa Vạn Phúc xếp loại bậc nhất về các mẫu hoa văn lâu đời và từng được lựa chọn để may trang phục cho triều đình, vương quý. Những nét cổ kính tại nơi đây vẫn được gìn giữ như hình ảnh cây đa, chùa cổ, giếng nước, sân đình,… Sau khi ngang qua cánh cổng chào Vạn Phúc, bạn sẽ đến với con đường ô râm mát và tha hồ quan sát các cửa hàng bán lụa và sản phẩm từ lụa vô cùng bắt mắt phía 2 bên đường.

Thương hiệu làng nghề truyền thống Hà Nội - Làng lụa Vạn Phúc
@ẢNH: HOÀNG MINH HIẾU – WECHECKIN

Từ quần áo, túi xách, áo dài cho tới phụ kiện đều được dệt bằng tơ tằm như vân, sa, quế, lụa sa tanh hoa, đũi… Nếu có nhu cầu tìm hiểu về xưởng dệt hay tham quan quá trình dệt lụa, bạn có thể liên hệ với các chủ cửa hàng, điều này khá là thú vị đó!

Tham khảo thêm:

Chùa Trấn Quốc Hà Nội – một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới

3. Làng mây tre đan Phú Vinh Chương Mỹ

Địa chỉ
Làng mây tre đan Phú VinhGò Đậu, xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội

Mây tre đan Phú Vinh là một thương hiệu làng nghề truyền thống đã tồn tại trên 400 năm, cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km về phía Tây.

Các sản phẩm đan lát tại đây kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, tuy đơn giản mà tinh tế, đẹp mắt với đa dạng mẫu mã, màu sắc, loại hình. Từ mây tre, người ta khéo léo chế tác ra những đồ đạc quen thuộc, gần gũi như bàn, ghế, giường tủ, khung ảnh cho đến tranh, ảnh, túi xách, lọ hoa, rổ, rá.

Làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Vinh
@ẢNH: SƯU TẦM

Nếu là một người yêu môi trường, chán ngắt với tình trạng sử dụng đồ nhựa và túi ni lông của con người như hiện nay chắc hẳn bạn sẽ rất thích thú với những sản phẩm vừa vintage, vừa thân thiện với tự nhiên như thế này đấy!

4. Làng nghề thủ công làm chuồn chuồn tre Thạch Xá

Địa chỉ
Làng chuồn chuồn tre Thạch XáXã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội

Làng Thạch Xá không chỉ nổi tiếng với món chè lam mà còn nổi tiếng với một thương hiệu làng nghề truyền thống đã tồn tại từ lâu – làm chuồn chuồn tre.

Làng chuồn chuồn tre Thạch Xá
@ẢNH: VTV1

Thật khéo biết bao khi người dân địa phương tại đây nghĩ ra được món đồ chơi độc đáo đến vậy. Những chú chuồn chuồn với đủ sắc xanh, đỏ, tím, vàng,… dưới nhiều kiểu dáng khác nhau như một lần nữa đưa ta trở về với tuổi thơ đầy ắp những ký ức ngọt ngào.

Hồi bé chỉ mong đến Quốc tế Thiếu Nhi hay ngày Tết, Rằm Trung Thu để được bố, được mẹ mua cho những chú chuồn chuồn xinh xắn. Khi trưởng thành tìm về làng Thạch Xá chắc chắn những kỷ niệm tươi đẹp sẽ lại tràn về!

Tham khảo thêm:

Những ngôi chùa cổ Hà Nội nổi tiếng linh thiêng

5. Làng đúc đồng Ngũ Xã – làng nghề truyền thống ngay giữa lòng thủ đô

Địa chỉ
Thương hiệu làng nghề truyền thống đúc đồng Ngũ XãPhố Ngũ Xã, quận Ba Đình, Hà Nội

Nằm ngay giữa những con phố cổ kính của của thủ đô, làng đúc đồng Ngũ Xá đã tồn tại từ thế kỷ 17 đến nay.

Thời Thăng Long xưa, đúc đồng được xem là 1 trong Top 4 nghề tinh hoa bậc cao nhất, thể hiện sự khéo léo, tinh xảo và đầu óc thông tuệ, tài hoa của người đúc đồng. Dù nghề đúc đồng Ngũ Xã dần bị thu hẹp bởi sự phát triển, tới nay đã có nhiều đổi thay nhưng có những đoạn của con phố vẫn giữ được những nét đẹp vốn có ngày xưa.

Làng nghề truyền thống đúc đồng Ngũ Xã
@ẢNH: SƯU TẦM

Hãy thử một lần ngang qua “con phố phở cuốn” để tìm hiểu, chiêm ngưỡng các sản phẩm đúc từ đồng tinh xảo qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, bạn chắc chắn sẽ yêu Hà Nội hơn rất nhiều!

6. Thương hiệu làng nghề truyền thống kim hoàn Định Công

Địa chỉ
Làng kim hoàn Định CôngPhường Định Công, Quân Hoàng Mai, Hà Nội

Xuất hiện từ thời Tiền Lý, làng kim hoàn Định Công đã mai một dù những ngày xưa cũ được vang danh trong Top 4 làng nghề kim hoàn truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Thương hiệu làng nghề truyền thống Hà Nội - Nghề luyện kim Định Công
Chân dung nghê nhân Quách Văn Hiểu luyện kim @ẢNH: SƯU TẦM

Nếu thực sự đam mê và muốn tìm hiểu thì bạn có thể tìm đén 2 nghệ nhân Quách Văn Trường và Quách Văn Hiểu. Hai ông vì tình yêu nghề nên đã mở lớp dạy và đào tạo luyện kim để truyền nối cho nhiều tầng lớp trẻ. Nhà nghệ nhân Quách Văn Trường thuộc xóm 8 phường Định Công, qua đình làng khoảng 4km.

7. Thương hiệu làng nghề truyền thống làm nón Chuông

Địa chỉ
Làng nón ChuôngXã Phương Trung, huyện Thanh Oai

Chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng chừng 30km, làng nón Chuông là nơi sản xuất nón đã có từ lâu đời.

Nón là vật dụng quen thuộc của người dân Việt không chỉ trong thời trước mà hiện tại cũng vậy! Làng Chuông sản xuất rất nhiều loại nón khác nhau dành cho mọi tầng lớp, từ cao quý cho tới người thường. Xuôi về lịch sử, nón của làng Chuông còn được tiến Hoàng Hậu, Công Chúa, Vương giả, các tầng lớp thị tộc.

Thương hiệu làng nghề truyền thống Hà Nội - làng nón Chuông
@ẢNH: SƯU TẦM

Nếu có dịp ghé thăm làng Chuông, bạn nên đi vào các ngày 4, 10, 14, 20, 24 và 30 để tham gia buổi chợ người dân làng nghề chỉ dành riêng cho bán các sản phẩm nón và nguyện liệu phục vụ làm nón, cũng khá là thú vị!

8. Làng quạt Chàng Sơn

Địa chỉ
Làng quạt Chàng SơnXã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội

Nghề làm quạt Chàng Sơn đã xuất hiện từ hơn trăm năm trước, nổi tiếng xa gần vì đã được người Pháp đem đi triển lãm ở thủ đô Paris.

Ngày nay, những chiếc quạt điện, điều hòa đã thế lấp đi quạt giấy nhưng quạt giấy trong tim người dân Việt Nam vẫn luôn có một vị trí nhất định, khiến lòng không thể ngưng bồi hồi khi nhắc về.

Nghề làm quạt Chàng Sơn
@ẢNH: SƯU TẦM

Những chiếc quạt đầy màu sắc với đủ loại chất liệu được bàn tay tài hoa của người dân làng làm nên vô cùng bắt mắt và độc đáo. Đây là những món quà lưu niệm có giá trị và mang đậm bản sắc văn hóa của Việt Nam.

9. Làng nghề thêu ren Quất Động

Địa chỉ
Làng nghề thêu ren Quất ĐộngXã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội

Khi liệt kê các làng nghề thêu nổi tiếng miền Bắc không thể không kể tới làng thêu Quất Động.

Từ giữa thế kỷ XVII, Lê Công Hành đã truyền dạy nghề thêu cho người dân và từ ấy làng Quất Động trở thành nơi sản sinh ra những sản phẩm, vật liệu thêu hay những bức thêu kỹ xảo, tinh tế.

Thương hiệu làng nghề truyền thống Hà Nội - LÀNG THÊU QUẤT ĐỘNG
@ẢNH: BÁO THANH NIÊN

Dường như sự khéo léo đã ăn sâu vào đôi bàn tay của những người thợ nghề, từng đường kim mũi chỉ thoăn thoắt nhưng vẫn cho ra những bức tranh treo tường ý nghĩa, thuận mắt và đầy tính nghệ thuật.

10. Làng rối nước Đào Thục – môn nghệ thuật dân gian cổ truyền dân tộc

Địa chỉ
Làng rối nước Đào ThụcLàng Đào Thục, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội

Làng rối Đào Thục được biết đến là nơi gìn giữ vốn văn hóa cổ truyền, môn nghệ thuật dân gian rối nước của dân tộc.

Làng múa rối Đào Thục
@ẢNH: SƯU TẦM

Các tiết mục múa rối đặc sắc, hấp dẫn không ngừng được duy trì và phát triển như khẳng định sức sống bền bỉ của nền nghệ thuật cổ Việt Nam. Những con rối được các nghệ nhân tự tay nhào nặn, trình diễn trên nền nhạc trước sự ủng hộ đông đảo của mọi người quả thật thú vị và đáng chiêm ngưỡng.

11. Làng nhạc cụ dân tộc Đào Xá

Địa chỉ
Làng nhạc cụ dân tộc Đào XáXã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, Hà Nội

Trong số các thương hiệu làng nghề truyền thống của Hà Nội thì làng nhạc cụ dân tộc Đào Xá hấp dẫn và thu hút mọi người tìm về, để tìm hiểu quá khứ các sản phẩm nhạc cụ dân tộc Việt Nam, như đàn bầu, đàn tam, thập, lục,…

Làng dụng cụ dân tộc Đào Xá
@ẢNH: SƯU TẦM

Những gia đình tại đây cứ đời này truyền đời khác, ông truyền cha, cha truyền con lưu giữ nghề làm đàn trân quý của quê hương.

Như vậy, dù cho thời đại có mang nhiều đổi thay nhưng vẫn khó có thể nào làm phai nhạt hay mất đi dấu tích của những thương hiệu làng nghề truyền thống tại Hà Nội. Cảm ơn những người thợ đã dày công gìn giữ, bảo tồn để bản sắc dân tộc Việt còn mãi tỏa hương.

Tham khảo các bài viết trước của chúng mình:

Nhật ký cách ly 14 ngày của cô bạn 9x: “Tớ sẽ chẳng quên được đâu, Đà Nẵng trong tim tớ”!

Yêu một cô gái mê “xê dịch” – Đáng hay không?

Tổng hợp công thức các món ăn hot trend mùa dịch 2020

Nhật ký cách ly 14 ngày của cô bạn 9x: “Tớ sẽ chẳng quên được đâu, Đà Nẵng trong tim tớ”!

0
Nhật ký cách ly 14 ngày

Cách ly có đáng sợ như nhiều người nghĩ? Hãy cùng Wecheckin theo dõi bài viết về nhật ký cách ly 14 ngày của một bạn du học sinh về từ Hàn Quốc với những hình ảnh dễ thương, chân thật trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp.

Hằng ngày, trên các trang mạng xã hội, các phương tiện truyền thông đề đưa tin về dịch bệnh Covid-19 và việc cách ly toàn xã hội. Có những người được cách ly tại nhà, có những người phải đi cách ly tập trung. Đối với những bạn du học sinh, những người sinh sống và làm việc ở nước ngoài đều bắt buộc phải thực hiện nghiêm túc việc cách ly tập trung ở một địa điểm cụ thể, sẽ có bác sĩ hàng ngày theo dõi, kiểm tra xem có dương tính với Covid 19 hay không.

Rất nhiều bạn trẻ đã biến thời gian cách ly 14 ngày trở thành quãng thời gian vui vẻ nhất, được trải nghiệm và làm những điều trước kia chưa có cơ hội để thực hiện. Các bài chia sẻ, những hình ảnh tích cực, các vlog đều được ghi lại một cách đầy đủ, chi tiết và hóm hỉnh thu hút rất nhiều sự quan tâm của mọi người.

Trong những bạn đó, Wecheckin đã rất ấn tượng với nhật ký cách ly 14 ngày bằng tranh của du học sinh Phạm Thị Hảo- cô bé gần tròn 19 tuổi, trở về từ Hàn Quốc. Sau khi đăng lên mạng xã hội Facebook, những hình ảnh này cùng câu chuyện cảm động của bạn Hảo đã được chia sẻ và lan tỏa rộng rãi.

Phạm Thị Hảo-tác giả của bài chia sẻ nhật ký cách ly 14 ngày
Chân dung của cô bạn Phạm Thị Hảo, là du học sinh trở về từ Hàn Quốc.

“Vỏn vẹn 14 ngày cách ly tại Đà Nẵng.

Tất cả mọi người ở đây, chẳng ai ngờ được chúng ta sẽ gặp nhau trong hoàn cảnh này.

Một chút lo sợ bị nhiễm bệnh, một chút bồi hồi vì trở về quê hương.

Đối với tớ, 14 ngày được sống với cái nắng gắt gỏng ở Đà Nẵng là 14 ngày yên bình nhất từ trước đến giờ.

5h sáng mỗi ngày lại nghe thấy tiếng kẻng báo thức, tiếng radio vang khắp khu cách ly.

Là mỗi sáng xịt khử trùng mà như chạy giặc, cùng nhau đoán xem bữa sáng, trưa tối có gì.

Là Đà Nẵng đã luyện một đứa sợ ăn cá như tớ được ăn đầy đủ cá ngày 2 bữa sáng tối không trừ một bữa nào.

Cơm ngon, đầy ăm ắp mà quá nhiều, nhường cơm người này người kia nhưng chẳng dám bỏ cơm vì tôn trọng người nấu.

Là những lúc mất nước phải vào nhà tắm nam xách nước lên phòng.

Là bắt wifi chùa vào 6h tối.

Là nói chuyện với nhau, chơi đùa với nhau mà chẳng biết mặt nhau.

Qua lớp khẩu trang là tiếng nói, chúng tớ giao tiếp với nhau khi đeo khẩu trang.

Là tự nhiên thấy yêu nước, yêu cái cách nói chuyện chân chất ở đây, yêu cách được giả giọng miền Trung miền Nam bị mọi người trêu đùa.

Là khi bên ngoài kia với biết bao nhiêu công việc khác nhau, những điều những người ở đây chọn là bảo vệ công dân, bảo vệ Tổ quốc.

Tớ sẽ chẳng quên được đâu, Đà Nẵng trong tim tớ.

Đẹp nhẹ nhàng mà chân thành biết bao.

Cảm ơn và xin lỗi nơi này vì tất cả.

Cầu mong mọi người ở đây luôn hạnh phúc, bình an.

Đà Nẵng 12/3/2020

Ngày cách ly cuối cùng”.

Bên cạnh những lời chia sẻ, Hảo còn thiết kế và vẽ những hình ảnh ngộ nghĩnh, dễ thương trong thời gian cách ly. Từ các y bác sĩ, chú bộ đội, chiếc bánh mỳ, gói mỳ tôm… đều được Hảo khắc họa trên cuốn nhật ký của mình một cách sinh động.

Bìa của cuốn nhật ký cách ly 14 ngày do Hảo thiết kế
Bìa của cuốn nhật ký do Hảo thiết kế
Buổi tối dưới tán cây bàng trong khu vực cách li - Nhật ký cách ly 14 ngày
Buổi tối dưới tán cây bàng trong khu vực cách li
những người xa lạ gặp gỡ và quen nhau, viết lên câu chuyện tình bạn thật đẹp trong nhật ký cách ly 14 ngày
Tại đây, những người xa lạ gặp gỡ và quen nhau, viết lên câu chuyện tình bạn thật đẹp
Người mẹ vất vả phải chăm sóc con nhỏ trong khu cách ly
Người mẹ vất vả phải chăm sóc con nhỏ trong khu cách ly
Chú bộ đội không quản vất vả ngày đêm kiêm cả shipper cho mọi người
Chú bộ đội không quản vất vả ngày đêm kiêm cả shipper cho mọi người
Hằng ngày, các chú bộ đội tuyên truyền về dịch bệnh Covid-19
Hằng ngày, các chú bộ đội tuyên truyền về dịch bệnh Covid-19
Các bác sĩ chuẩn bị đồ nghề để khám bệnh và cầu mong mấy đứa không bị làm sao
Các bác sĩ chuẩn bị đồ nghề để khám bệnh và cầu mong mấy đứa không bị làm sao
Chân dung "bác khủng long diệt khuẩn" được nhiều người ngưỡng mộ
Chân dung “bác khủng long diệt khuẩn” được nhiều người ngưỡng mộ
Nhật ký cách ly 14 ngày
Bữa sáng đầu tiên là chiếc bánh mì gây thương nhớ của du học sinh
Phòng ở trong những ngày cách ly
Còn được ở hẳn phòng của chính trị viên
Chỉ có về Việt Nam mới được ăn mì Hảo Hảo
Chỉ có về Việt Nam mới được ăn mì Hảo Hảo
Nhật ký cách ly 14 ngày
Bữa ăn trong khu cách ly rất đầy đủ dưỡng chất gồm thịt, rau, cá,…
Chụp lén các anh, cảm ơn các anh bộ đội đã nấu những bữa cơm thật ngon
Chụp lén các anh, cảm ơn các anh bộ đội đã nấu những bữa cơm thật ngon
Nơi phục vụ ngày 3 bữa ăn cho khu cách ly
Nơi phục vụ ngày 3 bữa ăn cho khu cách ly
Nhật ký cách ly 14 ngày
Thú vui mỗi ngày
Các chị dặn rửa tay thường xuyên đê diệt trừ con corona
Các chị dặn rửa tay thường xuyên đê diệt trừ con corona
Ngày đo nhiệt độ 2 lần và được phát khẩu trang, đến corona cũng phải sợ
Ngày đo nhiệt độ 2 lần và được phát khẩu trang, đến corona cũng phải sợ
Nhật ký cách ly 14 ngày
Lời cảm ơn của bạn Hảo

Hảo kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất trong 14 ngày cách ly rằng: “Vào ngày hôm đó, mình đang hát nghêu ngao thì các anh chị bác sĩ vào thăm khám. Các anh chị này bảo hát tiếp thì mình hát một bài nhạc buồn, và đã có một anh xúc động bật khóc. Đó cũng là lần đầu tiên mình làm một người khác khóc”.

 Cuối nhật ký, Hảo viết: “Con luôn tin những người hy sinh, cống hiến cho xã hội luôn có một cuộc đời đầy ý nghĩa và vô cùng đáng sống. Có thể các cô chú sẽ quên tên con, quên mặt con, nhưng nếu con có đến lại Đà Nẵng hay nơi này một lần nữa, các cô chú sẽ nhận ra con qua những hình vẽ này… Con rất mong có thể gặp được mọi người một lần nữa. Khi mà con đã trưởng thành hơn sau khi đi du học về. Khi mà mọi người vẫn ở đây, mạnh khoẻ, yêu tổ quốc như ngày hôm nay”.

Bạn có thể quan tâm:

Yêu một cô gái mê “xê dịch” – Đáng hay không?

1
Yêu một cô gái mê xê dịch - nên hay không?

Một cô gái mê “xê dịch” – cụm từ đi ngược lại với quan niệm “Thân là phụ nữ nên sớm ổn định, an phận với công việc, sau đó là sớm tính đến chuyện kết hôn, lập gia đình!”. Nhưng cuộc đời nếu cứ luân hồi theo những chuỗi ngày nhàm chán, AI SẼ THAY BẠN SỐNG HẾT MÌNH CHO PHẦN ĐỜI TUỔI TRẺ? – Wecheckin.vn

Có nên hay không Yêu một cô gái mê xê dịch

Cô gái yêu dịch chuyển – họ luôn luôn hạnh phúc và lạc quan, nhiều niềm tin và còn rất nhiều điểm hấp dẫn cần được khám phá. Vì thế, những chàng trai đang yêu một cô gái mê “xê dịch”, hãy trân trọng và cảm thấy may mắn khi có được một người như vậy bước đi bên cạnh cuộc đời mình.

Một cô gái mê “xê dịch” – cô ấy là một người vô cùng độc lập

Những cô gái có “máu du lịch” trong người hầu hết họ đều sống với một tính cách và tinh thần độc lập, không dựa dẫm quá nhiều vào người khác. Đôi khi họ cũng có những nỗi sợ vô hình nhưng vì sự mạnh mẽ vốn có, sự yêu thích tìm tòi, khám phá cái mới đã khỏa lấp đi mọi thứ.

Cô gái mê leo núi
Cô gái mê leo núi và những cung đường – Hằng Bắp

Bạn sẽ thấy cô ấy thật “ngầu” khi tự tay lên kế hoạch trong mỗi chuyến hành trình, đi đâu, chơi gì, ăn, nghỉ thế nào và làm thế nào để có thể có một chuyến đi an toàn, ý nghĩa nhất. Chính vì vậy nên không chỉ trong những chuyến đi, khi bước vào cuộc sống họ hoàn toàn có khả năng xoay sở, giải quyết, sắp xếp vấn đề bằng một cái đầu tỉnh táo và logic nhất.

Một cô gái mê “xê dịch” – mạnh mẽ và xinh đẹp theo một cách khác biệt

Đã qua rồi thời đại của những cô nàng nữ tính, e thẹn, người con gái trong xã hội hiện đại càng ngày càng trở nên phóng khoáng, can đảm và tự tin hơn. Nếu tuýp người con gái yếu đuối mang lại cho đàn ông cảm giác muốn che chở thì những cô gái độc lập, mạnh mẽ, biết làm giàu bản thân mới là điều thu hút và giữ chân phái mạnh. Những cô nàng yêu du lịch ít sợ hãi và không ngại khám phá những điều mới mẻ. Dẫu có khó khăn, nguy hiểm nhưng họ vẫn sẽ chuẩn bị sẵn tinh thần và tìm cách vượt qua.

Con gái mê du lịch
Nữ Travel Blogger Nhị Đặng

Họ cũng không cần cầu kỳ váy áo thướt tha, không cần quá nhiều mỹ phẩm, đồ đạc. Tiền bạc họ dành chủ yếu là để cho những chuyến đi nhưng bằng cách này hay cách khác, những cô gái ấy vẫn cuốn hút và tỏa sáng theo một cách rất riêng. Những trang phục basic luôn là sự lựa chọn của những cô nàng yêu “xê dịch”, là áo phông, quần jean, là làn da phủ đầy sương nắng nhưng vẫn toát lên sự gọn gàng và thật khỏe khoắn.

Có thể bạn quan tâm:

Bí quyết khi đi du lịch một mình

Thật may mắn vì bạn quen được một cô nàng thân thiện và có trái tim giàu tình yêu thương

Những người yêu thích trải nghiệm tại những vùng đất mới thường rất dễ quen và thân thiện. Họ đi bằng trái tim mong muốn được học hỏi, tìm hiểu và làm quen với những điều, những con người xa lạ. Có thể biết đâu bạn sẽ thấy cô gái mê “xê dịch” bên cạnh mình có những lúc dễ thương đến vậy, cô ấy nắm tay và nói chuyện cùng một cụ già trên bản, trò chuyện với trẻ con và xoa đầu, phát kẹo cho các em. Đôi khi là vui đùa với chú chó nhỏ nơi vùng đất mới.

Con gái mê phượt
Hải Yến Chu – cô gái mê phượt

Cô ấy yêu bằng cả trái tim, trao đi tình yêu không rào cản và toan tính. Vì thế bạn cũng có thể đánh giá được phần nào các mối quan hệ của cô ấy, với gia đình, với bạn bè hay với bất kỳ một ai, cô ấy thực sự hòa đồng và giàu nhân ái.

Một cô gái thích du lịch có thể giúp cuộc sống của bạn tràn ngập sự mới mẻ, lạc quan và tích cực

Khi yêu một cô gái mê “xê dịch”, bạn có thể thấy cô đơn vì những chuyến đi bất chợt của cô ấy, nhưng sự vui vẻ và lạc quan sẽ lại đến vì họ luôn tìm kiếm điều mới mẻ cho cuộc sống, nhìn cuộc đời bằng con mắt lạc quan.

Cặp đôi mê du lịch
Cặp đôi đam mê du lịch – Tử Thắng & Kim Ngân

Thường những người con gái đam mê du lịch luôn biết cách tự tìm niềm vui cho cuộc sống. Khi họ buồn, họ sẽ tìm đến một mảnh đất mới trút bỏ mọi lo âu muộn phiền và sốc lại tinh thần, tự nhủ: “Mọi thứ rồi sẽ ổn sau khi trở về!” Biết bao con sông, ngọn núi còn chinh phục được thì những khó khăn nho nhỏ không thể nào dễ dàng làm khó được những cô gái cá tính mạnh mẽ ấy đâu!

Mẫu người phụ nữ của gia đình – tại sao không?

Thực ra, không nhất thiết phải hiền lành, nhu mì, cần mẫn, chăm chỉ và ngày ngày làm việc, ở nhà mới là một người phụ nữ của gia đình. Ở những cô gái mê “xê dịch”, họ có nhiều đặc điểm để xứng đáng trở thành một người yêu, người vợ, người mẹ tuyệt vời. Bản thân được đi nhiều, tiếp xúc nhiều, họ giàu kinh nghiệm sống, trải nghiệm thực tế để ứng nhân xử thế, giải quyết vấn đề hay mọi điều mâu thuẫn. Họ cũng chăm chỉ kiếm tiền để tiết kiệm đi du lịch thỏa mãn sự đam mê của mình, vì thế đây là những người biết cách kiểm soát tiền bạc, biết phân bổ ngân sách cho phù hợp và vừa vặn nhất.

Cặp đôi cùng đam mê du lịch
Những chuyến đi đầy trải nghiệm của cặp đôi Tử Thắng – Kim Ngân

Bất kể chưa lập gia đình hay đã bước vào hôn nhân, tình yêu du lịch của họ vẫn còn đó vì thế gia đình khi có mặt của cô nàng mê “xê dịch” sẽ thật nhiều thú vị và kế hoạch.

Vậy bạn đã nhận ra được, yêu một cô gái mê “xê dịch”, đáng hay không chưa?

Wecheckin