Các tỉnh miền núi phía Bắc với địa hình hiểm trở, núi non hùng vĩ, cùng với những con người độc đáo luôn là điểm thu hút đối với dân mê xê dịch. Nhắc đến vùng núi miền Bắc, các dân “phượt” chắc hẳn đều biết đến Tứ đại đỉnh đèo – nơi mà ai cũng ao ước được một lần được chinh phục.
Nội dung chính của bài
1. Đèo Mã Pí Lèng (Hà Giang)
Một trong những tứ đại đỉnh đèo mà Wecheckin muốn giới thiệu đến cho mọi người đầu tiên đó là đèo Mã Pí Lèng.
Đèo Mã Pí Lèng (còn được gọi là Mã Pỉ Lèng, Mã Pì Lèng), đèo nằm trên con đường Hạnh Phúc, quốc lộ 4C thuộc xã Pải Lủng và Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Đèo Mã Pí Lèng có độ dài khoảng 20km nằm trên một con đường hiểm trở nhưng hết sức hùng vĩ và thơ mộng. Đỉnh đèo nằm ở độ cao 2000m so với mực nước biển. Đứng trên đỉnh đèo, các bạn có thể nhìn thấy được dòng sông Nho Quế xanh ngắt một màu, đây là thung lũng kiến tạo độc nhất vô nhị.
Để đến được với đỉnh Mã Pí Lèng, các bạn sẽ phải chạy xe trên những con đường quanh co uốn lượn, một bên là vực sâu còn một bên là dãy núi đá tai mèo hùng vĩ.
Ít ai biết được rằng, trước kia con đèo chỉ đủ cho một người đi bộ và xe ngựa thồ. Mãi về sau, con đường được mở rộng hơn cho ô tô đi nhưng vẫn rất nguy hiểm vì những đoạn cua không nhìn thấy được cả đường phía trước, hai ô tô gặp nhau rất khó để tránh.
Ngày 16 tháng 11 năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định xếp khu vực đèo Mã Pì Lèng là danh lam thắng cảnh quốc gia.
2. Đèo Khau Phạ (Yên Bái)
Đèo Khau Phạ (còn được gọi là đèo Cao Phạ) nằm trên quốc lộ 32 ở xã Cao Phạ huyện Mù Cang Chải gần với huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
Khau Phạ trong tiếng dân tộc Thái có nghĩa là sừng trời (chiếc sừng núi nhô lên tận trời) hay mọi người vẫn gọi là Cổng Trời. Đèo Khau phạ có độ dài hơn 30km đi qua những địa điểm nổi tiếng như La Pán Tẩn, Tú Lệ, Chế Cu Nha, Nậm Có, Mù Căng Chải,..
Đèo Khau Phạ nổi tiếng với những con đường quanh co, dốc đứng thuộc hàng bậc nhất Việt Nam. Nhất là vào những ngày có sương mù, càng khiến cho con đèo trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Người H’Mông coi đèo Khau Phạ là nơi linh thiêng có thể than thấu lòng trời, nên mỗi khi gặp chuyện chẳng lành, mùa màng thất bát, họ lại kéo nhau tới Khau Phạ để khấn Giàng.
Hiện nay, vào mỗi mùa lúa chín, ở trên đỉnh đèo Khau Phạ lại tổ chức dịch vụ nhảy dù xuống dưới chân đèo để du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh Tây Bắc. Bay trên mùa vàng trên đỉnh đèo Khau Phạ được đánh giá là 1 trong những điểm nhảy dù đẹp nhất Việt Nam.
3. Đèo Pha Đin (Điện Biên)
Đèo Phan Đin (tiếng Thái là Phạ Đin), là nơi nối liền ranh giới giữa 2 tỉnh Điện Biên và Sơn La. Con đèo có độ dài hơn 32km nằm trên quốc lộ 6 nối liền một phần xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu (Sơn La) và một phần thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo (Điện Biên).
Đèo Pha Đin có địa hình hiểm trở, một bên là vách đá cheo leo còn một bên là vực sâu thăm thẳm thêm vào đó có 8 khúc cua cực kỳ nguy hiểm.
Người Lai Châu cũ (nay là Điện Biên) và Sơn La từ xa xưa còn lưu truyền câu chuyện kể về cuộc bàn thảo tìm cách vạch định ranh giới của hai địa phương bằng một cuộc đua ngựa vượt dốc Pha Đin.
Người và ngựa của cả hai phía đều đồng thời xuất phát từ hai dốc đèo. Hai dũng sĩ và hai con tuấn mã đều có sức mạnh và ý chí như nhau nên khoảng cách mà họ đi được cho tới địa điểm gặp nhau trên đèo không chênh lệch nhiều. Tuy nhiên, phần ngựa Lai Châu phi nhanh hơn nên phần đèo thuộc về Lai Châu dài hơn một chút so với phần phía Sơn La. Chính vì vậy, ngày nay đèo Pha Đin có phần đèo thuộc về Điện Biên nhiều hơn phần thuộc về phía tỉnh Sơn La.
Đứng từ xa, ta có thể nhìn thấy con đèo trông như sợ dây thừng ngoằn ngoèo vắt ngang qua những dãy núi lơ lửng giữa trời mây. Ở dưới chân đèo là những bản làng lác đác, còn trên lưng đèo thì sương mịt mờ bao phủ.
4. Đèo Ô Quy Hồ (Sapa)
Đèo Ô Quy Hồ còn có tên gọi khác là đèo Hoàng Liên Sơn hay Ô Quý Hồ nằm trên đường quốc lộ 4D, giáp với ranh giới 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu.
Đèo Ô Quý Hồ dài ngoằn ngoèo nằm trên quốc lộ 4D, trong đó 2/3 quãng đường thuộc địa phận huyện Tam Đường, Lai Châu; 1/3 còn lại nằm ở phía Sapa, Lào Cai. Đây chắc hẳn là con đèo dài nhất ở vùng Tây Bắc với chiều dài lên đến 50km. Để nói về độ cao và độ hiểm trở của Ô Qúy Hồ thì đây được xem như là “vua đèo vùng Tây Bắc”.
Đỉnh đèo có độ cao 2.000m so với mực nước biển, người ta gọi đỉnh đèo này là Cổng Trời. Đứng ở trên đỉnh đèo sẽ nhìn thấy được toàn bộ con đường ngoằn ngoèo, chiêm ngưỡng toàn cảnh hùng vĩ của đỉnh núi Phan Xi Păng.
Trước kia, con đèo này đi lại rất khó khăn, lại hiểm trở. Nhưng từ khi được nâng cấp lên, đường đi được mở rộng ra giúp hạn chế những tai nạn và trở thành cung đường “nhất định phải chinh phục một lần” của giới trẻ.
Với độ cao trên 2000m, đỉnh đèo Ô Quy Hồ là một trong những địa điểm săn mây thu hút nhiều các du khách đến check-in, ngắm cảnh. Còn chần chừ gì mà không
Còn chần chừ gì mà không cùng Wecheckin chinh phục Tứ đại đỉnh đèo ngay thôi.
Xem thêm: