Làng nghề Bát Tràng – làng gốm truyền thống lâu đời ở Việt Nam

0
4093
Làng nghề Bát Tràng Hà Nội

Làng nghề Bát Tràng là một trong những làng nghề truyền thống chuyên về gốm sứ ở Việt Nam đã có tuổi đời hơn 500 năm. Hiện nay làng nghề này rất được du khách trong và ngoài nước yêu thích. Hãy cùng Wecheckin tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng qua bài viết dưới đây nhé!

Làng nghề Bát Tràng là một trong những làng nghề truyền thống chuyên về gốm sứ ở Việt Nam đã có tuổi đời hơn 500 năm.

1. Địa chỉ làng nghề Bát Tràng

 Làng nghề Bát Tràng hay còn gọi là làng gốm Bát Tràng thuộc hai thôn “Gốm Bát Tràng” và “Giang Cao” ở tả ngạn sông Hồng, nay thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Làng nghề truyền thống Bát Tràng cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km về phía Đông Nam. Có rất nhiều cách để các bạn có thể đến được đây: đi bằng xe máy, ô tô hoặc xe buýt đều rất thuận tiện.

Làng gốm hiện nay thu hút rất nhiều khách du lịch ở trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những sản phẩm gốm sứ làng gốm Bát Tràng, tìm hiểu thêm về công việc lao động mang tính chất thủ công này.

2. Làng nghề Bát Tràng – làng gốm cổ truyền ở Việt Nam

 Làng nghề Bát Tràng là làng gốm lâu đời và nổi tiếng nhất ở Việt Nam, có tuổi đời hơn 500 nay. 

Làng gốm cổ Bát Tràng xưa
Làng gốm cổ Bát Tràng xưa

Truyền thuyết kể rằng: “dân làng Bát Tràng vốn từ làng Bồ Bát (ở huyện Yên Mô, Ninh Bình) di chuyển ra Bắc và định cư ở tả ngạn sông Hồng, phía dưới Thăng Long, để tiện chuyên chở nguyên liệu và thành phẩm. Lúc đầu, chỉ có 4 gia đình di cư ra, thuộc các dòng họ Trần, Bùi, Phùng, Vũ cùng với họ Nguyễn sở tại lập thành phường sản xuất đồ gốm, gọi là Bạch Thổ phường. Rồi sau đó lại đổi tên là Bá Tràng phường và cuối cùng chuyển ra tên gọi Bát Tràng ở thế kỷ XIV. Trong đình làng Bát Tràng có đôi câu đối chữ Hán: “Bồ di thủ nghệ khai đình vũ; Lan nhiệt tâm hương bái thánh thần”. Nghĩa là: “Từ làng Bồ Bát rời nghề cũ ra đây dựng xây đình vũ; Lòng dân thơm ngát hương lan kính tạ thánh thần”.

Gốm Bát Tràng xưa vẫn được coi là 1 trong 4 nghề tinh hoa bậc cao của Thăng Long xưa. Vì thế mà các bậc cao niên ở Bát Tràng có câu: “Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xã”. 

Đồ gốm ở làng nghề Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, nổi tiếng khắp cả nước về chất lượng và mẫu mã. Hiện nay, các sản phẩm ở làng nghề Bát Tràng còn được xuất khẩu sang nhiều nước châu Á, châu Âu.

các sản phẩm ở làng nghề Bát Tràng còn được xuất khẩu sang nhiều nước châu Á, châu Âu.
Các sản phẩm gốm Bát Tràng còn được xuất khẩu sang nhiều nước châu Á, châu Âu.

3. Các địa điểm tham quan ở làng nghề Bát Tràng

3.1. Đình làng Bát Tràng

Đình Bát Tràng được xây dựng từ lâu đời, được làm lại vào năm 1720 đời vua Lê Dụ Tông. Nơi đây lưu giữ gần như nguyên vẹn nét kiến trúc độc đáo và cổ kính, được xây theo kiểu chữ “Nhị”, mặt quay ra sông Hồng.

đình làng Bát Tràng

Trong ngôi đình làng Bát Tràng có điện thờ Mẫu là vị Tổ nghề gốm sứ. Hiện nay trong đình còn lưu giữ hơn 50 đạo sắc phong cho thành hoàng với các niên hiệu Cảnh Hưng, Quang Trung và Cảnh Thịnh.

 Lễ hội truyền thống được tổ chức tại đình làng và diễn ra hàng năm trong 3 ngày liền từ 14 đến 16 tháng Hai âm lịch với đông đảo bà con dân làng và khách thập phương tham dự.

Lễ hội truyền thống ở Bát Tràng
Lễ hội truyền thống ở Bát Tràng

3.2. Nhà cổ Vạn Vân

Nhà cổ Vạn Vân nằm ở một ngõ nhỏ cạnh chợ gốm Bát Tràng. Đây là một ngôi nhà cổ chứa đầy gốm cổ với hơn 400 hiện vật gốm cổ Bát Tràng với các niên đại từ thế kỷ 15 – 19 bao gồm lọ rồng, bình vôi, điếu bát, các bản dập hoa văn nổi…

Nhà cổ Vạn Vân trăm tuổi ở làng gốm Bát Tràng
Nhà cổ Vạn Vân trăm tuổi ở làng gốm Bát Tràng

Nhà cổ Vạn Vân được dựng lên cách đây 15 năm, có nhiều gian: Gian đầu tiên là ngôi nhà gỗ 200 tuổi ở Thái Bình, gian thứ hai cũng là một ngôi nhà cổ ở Nam Định mua về rồi ghép lại, gian thứ ba là ngôi nhà đã có sẵn từ trước đó. Cả 3 gian nhà ghép vào với nhau tạo nên một không gian trưng bày rộng 400m2, vừa cổ kính vừa sang trọng.

Nhà cổ Vạn Vân đã thu hút đông đảo khách du lịch trong nước cũng như quốc tế, đa phần là những người đam mê đồ gốm cổ nhưng cũng có người tìm đến vì tò mò. 

Làng nghề Bát Tràng

3.3. Chợ gốm Bát Tràng

Chợ gốm Bát Tràng luôn đông đúc, nhộn nhịp bày bán đa dạng nhiều loại mặt hàng làm từ gốm sứ  như bát đĩa, cốc chén, đồ trang trí mỹ nghệ, đồ thờ cúng,…

Chợ gốm Bát Tràng Hà Nội

Giá cả các mặt hàng ở đây cũng rất đa dạng, từ những sản phẩm bình dân có giá chỉ vài chục nghìn đồng tới những sản phẩm cao cấp có giá lên tới hàng chục triệu đồng. 

Chợ gốm Bát Tràng

3.4. Trải nghiệm, tìm hiểu tự tay làm ra các sản phẩm gốm

Khi đến với làng nghề Bát Tràng, mọi người còn được tham gia vào quá trình làm ra sản phẩm. Đây là một dịch vụ rất thú vị, cho những ai muốn trải nghiệm cảm giác nhào nặn và tạo ra những thành phẩm từ đất sét.

Làm gốm tại Bát Tràng

Mỗi người tham gia sẽ được cung cấp một cục đất sét ẩm và một bàn xoay, đặt cục đất giữa bàn xoay và tạo hình theo ý thích như: cốc, bát, hình thù các con vật, những vật dụng đơn giản,…

Làm gốm tại Bát Tràng

Sau khi nặn xong thì chuyển sang công đoạn hong khô sản phẩm, mất khoảng 30 phút. Tiếp theo là công đoạn tô vẽ, trang trí cho sản phẩm, sau đó sẽ sơn phủ bóng bên ngoài để giữ cho sản phẩm được bền đẹp hơn.

Trang trí hoa văn cho gốm

Ngoài trực tiếp được tham gia vào làm các sản phẩm, mọi người còn được khám phá lịch sử hình thành của gốm Bát Tràng. Để làm ra sản phẩm gốm, người thợ gốm phải qua các khâu chọn, xử lý và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men, và cuối cùng là nung gốm. 

Nếu bạn đang tìm một làng nghề truyền thống vừa cổ kính, vừa mang hơi thở của hiện đại thì làng nghề Bát Tràng là một lựa chọn hợp lý để tìm hiểu và tham quan đó.

Xem thêm:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here