Các tỉnh miền núi phía Bắc không chỉ sở hữu vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, những thửa ruộng bậc thang mê hoặc lòng người, những món đặc sản hấp dẫn du khách mà nơi đây còn được biết đến với những phiên chợ độc đáo. Hãy cùng Wecheckin khám phá những phiên chợ vùng cao ở miền núi phía Bắc hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước nhé.
Nội dung chính của bài
1. Phiên chợ vùng cao Tây Bắc- Chợ phiên Bắc Hà, Lào Cai
- Địa điểm: Thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Cách thành phố Lào Cai 65Km.
- Thời gian: chợ họp vào Chủ nhật hàng tuần.
Đây là chợ phiên lớn nhất các tỉnh Tây Bắc vẫn còn giữ nguyên nét đơn sơ, mang đậm bản sắc văn hoá các dân tộc vùng cao nơi đây.
Chợ Bắc Hà tập trung nhiều dân tộc khác nhau tới mua bán, trao đổi hàng hóa, tên những màu sắc tươi vui, nhộn nhịp, đa dạng bản sắc dân tộc.
Vì còn giữ được vẻ nguyên sơ và mang đậm nét đặc trưng của các dân tộc vùng cao Việt Nam nên chợ phiên Bắc Hà từng được bình chọn là một trong 10 chợ phiên độc đáo nhất Đông Nam Á.
Trong chợ bày bán đủ các loại mặt hàng từ đồ thổ cẩm, thực phẩm, gia súc, gia cầm đến dụng cụ lao động. Đến đây, bạn có thể khám phá thêm nhiều món hàng lạ, độc đáo mà có thể trước đây chưa bao giờ được thấy đâu nhé.
Nếu đã đi chợ phiên thì không nên bỏ qua những món đặc sản ở đây. Ở chợ Bắc Hà thì các bạn nên thưởng thức các món độc đáo, hấp dẫn như: phở chua, thắng cố, bánh đúc ngô và rượu ngô nhé.
>>> Xem thêm: 7+ điểm dừng chân đẹp hút hồn trên cung đường phượt Bát Xát Lào Cai
2. Phiên chợ vùng cao Tây Bắc – Chợ Cán Cấu, Lào Cai
- Địa điểm: xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
- Thời gian: thứ Bảy hàng tuần, ngày lễ, tết trong năm, kéo dài từ sáng sớm đến quá trưa.
Chợ phiên Cán Cấu là một chợ đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số của người Giáy, Mông – Hoa vùng Tây Bắc, Việt Nam. Không giống nhiều những chợ phiên khác, chợ Cán Cấu vẫn giữ được những nét đặc trưng vốn có của người dân tộc.
Không gian chợ được chia thành nhiều khu: khu bán thổ cẩm, nông sản, khu bán hoa quả, dụng cụ, vật nuôi phục vụ sản xuất, thuốc đông y, dược liệu,rượu, khu ăn uống và khu chuyên mua, bán trâu.
Ở mỗi khu đều có một nét độc đáo riêng, vô cùng náo nhiệt. Khu ăn uống là rộn rã hơn cả. Mỗi gian hàng bày bán một số món ăn đơn giản như: thắng cố, phở, cháo, có quán chỉ bán thịt lợn luộc với rượu ngô. Mọi người cùng quây quần bên những chảo thắng cố bốc khói nghi ngút cùng với chén rượu ngô cay xè, tiếng cười nói rôm rả.
Chợ Cán Câu nổi tiếng là khu chợ mua bán trâu nổi tiếng vùng Tây Bắc. Mỗi phiên chợ có tới hàng trăm con trâu từ khắp các thôn, bản vùng cao Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, thậm chí từ huyện Sín Mần (Hà Giang) và các thương lái từ Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Hải Phòng… đến để mua bán.
3. Phiên chợ vùng cao Tây Bắc- Chợ Dào San, Lai Châu
- Địa điểm: Xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
- Thời gian: Sáng thứ 5 và chủ nhật hàng tuần
Chợ Dàn San là nơi trao đổi, buôn bán, giao lưu giữa 8 xã của huyện Phong Thổ mà nhiều người vẫn gọi là 8 xã “cánh cung biên giới” ở phía Bắc. Bà con ở nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc vùng cao phía Bắc như dân tộc H’Mông, dân tộc Hà Nhì, dân tộc Dao,…
Chợ có tổng diện tích trên 1.300m2, nằm ở độ cao hơn 15000 mét so với mực nước biển. Cứ cách 6 ngày chợ sẽ họp 1 lần, đến ngày sửu và ngày mùi theo lịch âm thì bà con ở đây lại tất bật chuẩn bị đồ đi chợ phiên. Có lẽ vì thế mà được gọi là “chợ sừng” – cứ đến ngày con có sừng trên lịch là chợ lại họp.
Bên trong chợ không quá rộng nhưng lại được bày bán rất nhiều mặt hàng. Mỗi lần họp chợ không khí lại trở nên nhộn nhịp. Nào là các cặp nam thanh, nữ tú, nào là các cặp vợ chồng dắt nhau xúng xính xuống chợ mua sắm.
Chợ bày bán đủ mọi thứ đặc biệt là những món ăn đặc sản dân tộc. Những gùi măng nứa được bà con luộc, bó thành từng bó thơm nức, những gùi xôi ngũ sắc rực rỡ tỏa khói ngào ngạt, những chai mật ong rừng vàng ruộm, những bao gạo nếp hương mới gặt, rồi là thảo quả, mắc khén,…
Hãy ghé đến phiên chợ vùng cao Dào San ở Phong Thổ để khám phá những nét văn hóa độc đáo và thưởng thức các món đặc sản nhé.
>>> Xem thêm: Thiên đường mây Tà Tổng – vẻ đẹp dịu dàng giữa núi rừng Lai Châu
4. Phiên chợ vùng cao miền Bắc – chợ phiên Đồng Văn, Hà Giang
- Địa điểm: thị trấn Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
- Thời gian: được họp vào sáng Chủ Nhật mỗi tuần.
Vào ngày họp chợ, từ sáng sớm tinh mơ đã thấy các bà con dân tộc Mông, Tày, Bố Y mang theo các sản vật để mua bán, trao đổi.Có người phải đi từ 3 giờ sáng, vượt qua mấy ngọn núi để xuống cho kịp phiên chợ.
Con phố cổ Đồng Văn bỗng trở nên náo nhiệt, đông vui như ngày hội với đủ sắc màu sặc sỡ của trang phục người Mông, Dao,Tày, Nùng, Giáy, Lô Lô…. Phiên chợ vùng cao Đồng Văn bày bán chủ yếu những mặt hàng mà đồng bào mang đến chợ, là nông sản, sản vật trong vùng do họ làm ra. Những gùi rau, gùi củi, vài bó măng, có người tay dắt lợn, mang gà đi bán.
Đặc biệt vào các ngày 14, 15, 16 âm lịch hàng tháng, chợ phiên vùng cao Đồng Văn còn diễn ra các hoạt động văn hoá mang đặc trưng riêng của người vùng cao như thi chọi chim, trình diễn dệt thổ cẩm truyền thống của các dân tộc trong vùng…
>>> [Top 15+] điểm check in tuyệt đỉnh ở Hà Giang khiến team xê dịch mê như điếu đổ
5. Phiên chợ vùng cao vùng núi phía Bắc – Chợ “tình” Khâu Vai, Hà Giang
- Địa điểm: xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang
- Thời gian: ngày 27/3 âm lịch hàng năm
Chợ tình Khâu Vai đã tồn tại được 100 năm, là phiên chợ tình nổi tiếng ở tỉnh Hà Giang, mỗi năm chỉ họp duy nhất một ngày.
Vào ngày chợ phiên, các chị em dân tộc lấy ra bộ trang phục đẹp nhất, còn đàn ông sẽ diện cho mình một bộ đồ tươm tất nhất để cùng đến điểm hẹn chợ tình Khau Vai.
Chợ chính là nơi gặp gỡ của các chàng trai, cô gái đi tìm bạn tình, của những đôi lứa yêu nhau mà không đến được với nhau. Chợ tình họp từ chiều tối đến sáng ngày hôm sau là tan, từ sáng đến trưa lại họp bình thường như các chợ miền núi khác.
Sáng sớm ngày 27 là lúc chợ tình có nhiều cảm xúc nhất khi rượu đã hết, chợ đã tan, giờ chia tay đã đến. Các đôi trai gái bịn rịn chia tay nhau, trao nhau ánh mắt nhìn đắm đuối và hẹn hò sang năm lại gặp nhau, tại chính nơi này.
6. Phiên chợ vùng cao miền núi phía Bắc – chợ Tả Sìn Thàng, tỉnh Điện Biên
- Địa điểm: thung lũng Tả Sìn Thàng, xã Tả Sìn Thàng, huyện Tủa Chùa, Điện Biên
- Thời gian: họp vào ngày Tý và ngày Ngọ hàng tháng theo lịch âm, cứ 6 ngày họp một phiên.
Chợ phiên vùng cao Tả Sìn Thàng là nơi trao đổi, buôn bán hàng hóa, nông sản của đồng bào các dân tộc thuộc 5 xã phía Bắc huyện Tủa Chùa (Sín Chải, Tả Sìn Thàng, Lao Sa Phình, Trung Thu, Sính Phình).
Chợ đã có lịch sử lâu đời từ thời Pháp thuộc, các mặt hàng trong chợ chủ yếu là những nông sản, váy áo, công cụ sản xuất do chính người dân làm ra. Đây cũng là nơi lưu giữ bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc, đặc biệt là dân tộc Mông.
Đến chợ, bạn sẽ thấy được trang phục rực rỡ từ những những chiếc váy xòe màu đỏ của người dân tộc Mông đỏ, màu trắng của dân tộc Mông trắng, những bộ khăn áo với ngũ sắc của người dân tộc Dao và nét đặc biệt của người Xà Phang với thắt lưng cực điệu đà, áo có màu xanh lá cây, giày có màu đỏ.
7. Phiên chợ vùng cao vùng núi phía Bắc – Chợ phiên Cốc Pài, Hà Giang
- Địa điểm: thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
- Thời gian: họp mỗi tuần một phiên vào ngày Chủ nhật
Thị trấn Cốc Pài là trung tâm của huyện Xín Mần, có chợ phiên Cốc Pài được họp vào ngày Chủ Nhật mỗi tuần. Chợ Cốc Pài là nơi giao lưu, buôn bán của nhiều đồng bào dân tộc, họ bán nông sản, gia cầm như lợn đen, gà đen… và hàng thổ cẩm.
Đến chợ, bạn sẽ bắt gặp những vạt váy áo đầy màu sắc của người Mông Hoa, màu xanh trầm, màu chàm của người Dao, Nùng. Màu đen của người Cao Lan, Tày, người La Chí với những dải vải hoa sặc sỡ đã tô điểm nên một nét riêng của chợ phiên Cốc Pài.
8. Phiên chợ vùng cao vùng núi phía Bắc – Chợ phiên Mèo Vạc
- Địa điểm: Xã Mèo Vạc, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
- Thời gian: chợ họp vào sáng Chủ Nhật hàng tuần.
Xuống chợ đã trở thành một nét văn hóa độc đáo của người dân Mèo Vạc nói riêng và của đồng bào dân tộc miền núi nói chung. Phiên chợ vùng cao miền núi chính là nơi trao đổi, mua bán của bà con và là nơi hẹn hò, tâm tình của các cặp đôi.
Chợ Mèo Vạc chủ yếu là bày bán những mặt hàng do người dân tự sản xuất như: nông sản, nông cụ sản xuất, các sản phẩm vải lanh truyền thống, đồ ăn, thức uống, trang sức, thảo dược.
Đến với chợ phiên Mèo Vạc, chẳng cần biết có quen hay không, chỉ cần mua bán, đổi chác xong xuôi thì rủ nhau uống chén rượu ngô, thế là coi như đã thành bạn, thành bằng hữu. Đây là điều tuyệt vời nhất khi bạn đến với vùng đất cao nguyên đá Hà Giang.
>>> KINH NGHIỆM LEO PỜ MA LUNG (BẠCH MỘC LƯƠNG) – Bức tường miền viễn biên
Phiên chợ vùng cao luôn là nơi thu hút khách du lịch đến để trải nghiệm, tìm hiểu về những nét văn hóa độc đáo của người đồng bào dân tộc. Nếu có dịp ghé đến, các bạn nhớ tham gia những phiên chợ này nhé.
[…] Top 7+ phiên chợ vùng cao miền Bắc nổi tiếng ở Việt Nam […]