Du lịch biển cần...

Bài chia sẻ Kinh nghiệm du lịch biển cần chuẩn bị gì sẽ...

GỢI Ý LỊCH TRÌNH...

Từ lâu, du lịch Tây Bắc đã trở thành một trong những điểm...

Các địa điểm mà...

Tây Bắc là một vùng đất đặc biệt khi có đường biên giới...

TOP 5+ ĐỊA ĐIỂM...

Trong cuộc sống, khi quá bận rộn với công việc và những lo...
Home Blog Page 19

Làng nghề Bát Tràng – làng gốm truyền thống lâu đời ở Việt Nam

0

Làng nghề Bát Tràng là một trong những làng nghề truyền thống chuyên về gốm sứ ở Việt Nam đã có tuổi đời hơn 500 năm. Hiện nay làng nghề này rất được du khách trong và ngoài nước yêu thích. Hãy cùng Wecheckin tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng qua bài viết dưới đây nhé!

Làng nghề Bát Tràng là một trong những làng nghề truyền thống chuyên về gốm sứ ở Việt Nam đã có tuổi đời hơn 500 năm.

1. Địa chỉ làng nghề Bát Tràng

 Làng nghề Bát Tràng hay còn gọi là làng gốm Bát Tràng thuộc hai thôn “Gốm Bát Tràng” và “Giang Cao” ở tả ngạn sông Hồng, nay thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Làng nghề truyền thống Bát Tràng cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km về phía Đông Nam. Có rất nhiều cách để các bạn có thể đến được đây: đi bằng xe máy, ô tô hoặc xe buýt đều rất thuận tiện.

Làng gốm hiện nay thu hút rất nhiều khách du lịch ở trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những sản phẩm gốm sứ làng gốm Bát Tràng, tìm hiểu thêm về công việc lao động mang tính chất thủ công này.

2. Làng nghề Bát Tràng – làng gốm cổ truyền ở Việt Nam

 Làng nghề Bát Tràng là làng gốm lâu đời và nổi tiếng nhất ở Việt Nam, có tuổi đời hơn 500 nay. 

Làng gốm cổ Bát Tràng xưa
Làng gốm cổ Bát Tràng xưa

Truyền thuyết kể rằng: “dân làng Bát Tràng vốn từ làng Bồ Bát (ở huyện Yên Mô, Ninh Bình) di chuyển ra Bắc và định cư ở tả ngạn sông Hồng, phía dưới Thăng Long, để tiện chuyên chở nguyên liệu và thành phẩm. Lúc đầu, chỉ có 4 gia đình di cư ra, thuộc các dòng họ Trần, Bùi, Phùng, Vũ cùng với họ Nguyễn sở tại lập thành phường sản xuất đồ gốm, gọi là Bạch Thổ phường. Rồi sau đó lại đổi tên là Bá Tràng phường và cuối cùng chuyển ra tên gọi Bát Tràng ở thế kỷ XIV. Trong đình làng Bát Tràng có đôi câu đối chữ Hán: “Bồ di thủ nghệ khai đình vũ; Lan nhiệt tâm hương bái thánh thần”. Nghĩa là: “Từ làng Bồ Bát rời nghề cũ ra đây dựng xây đình vũ; Lòng dân thơm ngát hương lan kính tạ thánh thần”.

Gốm Bát Tràng xưa vẫn được coi là 1 trong 4 nghề tinh hoa bậc cao của Thăng Long xưa. Vì thế mà các bậc cao niên ở Bát Tràng có câu: “Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xã”. 

Đồ gốm ở làng nghề Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, nổi tiếng khắp cả nước về chất lượng và mẫu mã. Hiện nay, các sản phẩm ở làng nghề Bát Tràng còn được xuất khẩu sang nhiều nước châu Á, châu Âu.

các sản phẩm ở làng nghề Bát Tràng còn được xuất khẩu sang nhiều nước châu Á, châu Âu.
Các sản phẩm gốm Bát Tràng còn được xuất khẩu sang nhiều nước châu Á, châu Âu.

3. Các địa điểm tham quan ở làng nghề Bát Tràng

3.1. Đình làng Bát Tràng

Đình Bát Tràng được xây dựng từ lâu đời, được làm lại vào năm 1720 đời vua Lê Dụ Tông. Nơi đây lưu giữ gần như nguyên vẹn nét kiến trúc độc đáo và cổ kính, được xây theo kiểu chữ “Nhị”, mặt quay ra sông Hồng.

đình làng Bát Tràng

Trong ngôi đình làng Bát Tràng có điện thờ Mẫu là vị Tổ nghề gốm sứ. Hiện nay trong đình còn lưu giữ hơn 50 đạo sắc phong cho thành hoàng với các niên hiệu Cảnh Hưng, Quang Trung và Cảnh Thịnh.

 Lễ hội truyền thống được tổ chức tại đình làng và diễn ra hàng năm trong 3 ngày liền từ 14 đến 16 tháng Hai âm lịch với đông đảo bà con dân làng và khách thập phương tham dự.

Lễ hội truyền thống ở Bát Tràng
Lễ hội truyền thống ở Bát Tràng

3.2. Nhà cổ Vạn Vân

Nhà cổ Vạn Vân nằm ở một ngõ nhỏ cạnh chợ gốm Bát Tràng. Đây là một ngôi nhà cổ chứa đầy gốm cổ với hơn 400 hiện vật gốm cổ Bát Tràng với các niên đại từ thế kỷ 15 – 19 bao gồm lọ rồng, bình vôi, điếu bát, các bản dập hoa văn nổi…

Nhà cổ Vạn Vân trăm tuổi ở làng gốm Bát Tràng
Nhà cổ Vạn Vân trăm tuổi ở làng gốm Bát Tràng

Nhà cổ Vạn Vân được dựng lên cách đây 15 năm, có nhiều gian: Gian đầu tiên là ngôi nhà gỗ 200 tuổi ở Thái Bình, gian thứ hai cũng là một ngôi nhà cổ ở Nam Định mua về rồi ghép lại, gian thứ ba là ngôi nhà đã có sẵn từ trước đó. Cả 3 gian nhà ghép vào với nhau tạo nên một không gian trưng bày rộng 400m2, vừa cổ kính vừa sang trọng.

Nhà cổ Vạn Vân đã thu hút đông đảo khách du lịch trong nước cũng như quốc tế, đa phần là những người đam mê đồ gốm cổ nhưng cũng có người tìm đến vì tò mò. 

Làng nghề Bát Tràng

3.3. Chợ gốm Bát Tràng

Chợ gốm Bát Tràng luôn đông đúc, nhộn nhịp bày bán đa dạng nhiều loại mặt hàng làm từ gốm sứ  như bát đĩa, cốc chén, đồ trang trí mỹ nghệ, đồ thờ cúng,…

Chợ gốm Bát Tràng Hà Nội

Giá cả các mặt hàng ở đây cũng rất đa dạng, từ những sản phẩm bình dân có giá chỉ vài chục nghìn đồng tới những sản phẩm cao cấp có giá lên tới hàng chục triệu đồng. 

Chợ gốm Bát Tràng

3.4. Trải nghiệm, tìm hiểu tự tay làm ra các sản phẩm gốm

Khi đến với làng nghề Bát Tràng, mọi người còn được tham gia vào quá trình làm ra sản phẩm. Đây là một dịch vụ rất thú vị, cho những ai muốn trải nghiệm cảm giác nhào nặn và tạo ra những thành phẩm từ đất sét.

Làm gốm tại Bát Tràng

Mỗi người tham gia sẽ được cung cấp một cục đất sét ẩm và một bàn xoay, đặt cục đất giữa bàn xoay và tạo hình theo ý thích như: cốc, bát, hình thù các con vật, những vật dụng đơn giản,…

Làm gốm tại Bát Tràng

Sau khi nặn xong thì chuyển sang công đoạn hong khô sản phẩm, mất khoảng 30 phút. Tiếp theo là công đoạn tô vẽ, trang trí cho sản phẩm, sau đó sẽ sơn phủ bóng bên ngoài để giữ cho sản phẩm được bền đẹp hơn.

Trang trí hoa văn cho gốm

Ngoài trực tiếp được tham gia vào làm các sản phẩm, mọi người còn được khám phá lịch sử hình thành của gốm Bát Tràng. Để làm ra sản phẩm gốm, người thợ gốm phải qua các khâu chọn, xử lý và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men, và cuối cùng là nung gốm. 

Nếu bạn đang tìm một làng nghề truyền thống vừa cổ kính, vừa mang hơi thở của hiện đại thì làng nghề Bát Tràng là một lựa chọn hợp lý để tìm hiểu và tham quan đó.

Xem thêm:

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5 nên đi đâu để tránh đông người?

30/4 – 1/5 lại sắp đến rồi, việc tìm kiếm địa điểm vui chơi cùng gia đình, bạn bè lại làm cho nhiều người phải đau đầu suy nghĩ. Nghỉ lễ 30/4 – 1/5 nên đi đâu chơi? 30/4 – 1/5 đi du lịch ở đâu để tránh  đông người? Nếu bạn còn phân vân chưa biết đi đâu thì hãy để Wecheckin giải đáp những thắc mắc cho các bạn nhé. Xem ngay những địa điểm gợi ý dưới đây để có chuyến đi thật thú vị nhé!

1. 30/4 – 1/5 nên đi đâu? Hồ Ba Bể – viên ngọc xanh giữa rừng Bắc Kạn

Địa chỉ: xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Cách Hà Nội khoảng 230km về hướng bắc.

Hồ Ba Bể - viên ngọc xanh giữa rừng Bắc Kạn

Hồ Ba Bể nằm ở độ cao 145m so với mực nước biển, có độ sâu khoảng 20m-30m, rộng 500ha. Hồ được hình thành trong một cuộc kiến tạo lục địa Đông Nam Á vào khoảng 200 triệu năm về trước.

Hồ Ba Bể được UNESCO xếp hạng là 1 trong 20 hồ nước ngọt đẹp nhất thế giới. Hồ nằm lọt thỏm giữa những vách núi đá vôi, xung quanh là những khu rừng nhiệt đới bao phủ hồ nước cùng với nhiều mạch suối ngầm và hang động kỳ bí.

Hồ Ba Bể được UNESCO xếp hạng là 1 trong 20 hồ nước ngọt đẹp nhất thế giới.

Đến với Hồ Ba Bể, các bạn sẽ được tham quan nhiều địa điểm nổi tiếng như: Ao Tiên, động Hua Mạ, đảo Bà Góa, đảo An Mã, động Puông,…hay khám phá Đồn Đèn – nơi được mệnh danh là “Săn mây trên đỉnh núi Hoa”.

2. 30/4 – 1/5 nên đi đâu? Hồ Na Hang – “Vịnh Hạ Long trên núi” tuyệt đẹp ở Tuyên Quang

Địa chỉ: nằm ở địa bàn 2 huyện Na Hang và Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Cách Hà Nội khoảng 300km. 

Hồ Na Hang - “Vịnh Hạ Long trên núi” tuyệt đẹp ở Tuyên Quang

Hồ Na Hang có diện tích hơn 8.000 ha. Đến hồ Na Hang, các bạn có thể trải nghiệm ngồi thuyền ngắm cảnh hồ và thưởng ngoạn phong cảnh xung quanh với những ngọn núi trùng điệp tạo ra khung cảnh thơ mộng.

Hồ Na Hang là nơi gặp nhau của sông Năng và sông Gâm và được bao bọc bởi 99 ngọn núi trùng điệp, lớn nhỏ khác nhau, trong đó cao nhất là ngọn Pác Tạ.

Hồ Na Hang-30-4/1-5 nên đi đâu

Mỗi một mùa, Na Hang lại mang vẻ đẹp khác nhau. Vào mùa mưa,  trong hồ dâng cao và chuyển sang xanh biếc, xung quanh cây cối tốt tươi, xanh rì, các thác nước xung quanh chảy mạnh hơn làm cho không khí trở nên mát mẻ, tràn đầy sức sống. Vào mùa khô, mực nước xuống thấp, lòng hồ sẽ để trơ ra những mỏm đá hình thù kỳ dị, tạo ra một vẻ đẹp hoang sơ.

3. 30/4 – 1/5 nên đi đâu? Đà Bắc – chốn bồng lai ở Hòa Bình

Địa chỉ: Đà Bắc – Hòa Bình. Cách Hà Nội khoảng 120km.

Đà Bắc - Hòa Bình

Đà Bắc là một địa danh còn khá là mới lạ và vẫn còn giữ được nét hoang sơ. 30/4 – 1/5 nên đi đâu, Đà Bắc sẽ là một địa điểm thích hợp dành cho những ai không thích chỗ đông người.

Đến Đà Bắc, ngoài được chiêm ngưỡng cảnh đẹp mộc mạc, nên thơ, các bạn còn được trải nghiệm những nét văn hóa của dân tộc Mường. Các hoạt động du lịch cực hấp dẫn mà bạn sẽ được trải nghiệm khi đến đây đó là: đạp xe quanh các bản làng yên ả, chèo kayak trên hồ hay trekking.

Trekking ở Đà Bắc
Trekking ở Đà Bắc

4. 30/4 – 1/5 nên đi đâu? Hồ Tà Đùng – Vịnh Hạ Long ở Tây Nguyên

Địa chỉ: nằm ở xã Đắk Som, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông. Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 280 km.

30-4/1-5 nên đi đâu? Hồ Tà Đùng

Hồ Tà Đùng được mệnh danh là “vịnh Hạ Long của Tây Nguyên”,  thu hút du khách với khung cảnh tuyệt đẹp, mặt nước trong xanh, điểm xuyết bởi vô số hòn đảo nhỏ nổi lên.  Hồ vốn là thung lũng bên núi Tà Đùng, trên hồ có 36 hòn đảo lớn nhỏ kỳ vỹ.

Các bạn có thể tham gia các hoạt động thú vị ở đây như là cắm trại qua đêm, team building,… với không khí trong lành và rất bình yên.

 Hồ Tà Đùng - Vịnh Hạ Long ở Tây Nguyên

Thú vị nhất là được ra các đảo nhỏ chơi, với mức giá thuê thuyền khoảng 100k/người là đã có thể dừng chân trên 1 đảo nhỏ để tham quan, ăn uống,…

5. 30/4 – 1/5 nên đi đâu? Măng Đen – “Đà Lạt thứ 2” giữa lòng Tây Nguyên

Địa chỉ: Thôn Măng Đen thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Cách trung tâm thành phố Kon Tum khoảng 60km.

 Măng Đen -

Măng Đen là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn tại Kon Tum dành cho những bạn trẻ thích khám phá, ưa trải nghiệm. 

Măng Đen nằm ở độ cao khoảng 1200m so với mực nước biển. Người ta lại ví Măng Đen giống như “Đà Lạt thứ hai” của Tây Nguyên với cảnh quan thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, bầu không khí trong lành, mát mẻ quanh năm.

>>Hãy tạm quên Đà Lạt đông đúc đi, Măng Đen mới là nơi bạn đêm lòng say mê

Đến Măng Đen, các bạn có thể khám phá những thác nước hùng vĩ, những hang động hoang sơ, tham quan tượng Đức Mẹ Fatima, tham quan khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ và thưởng thức nhiều món ăn hấp dẫn. 

thác Pa Sỹ
thác Pa Sỹ

6. 30/4 – 1/5 nên đi đâu? Đảo Cái Chiên – Hòn đảo hoang sơ ở Quảng Ninh

Địa chỉ: nằm ở phía Nam huyện Hải Hà của tỉnh Quảng Ninh. Cách Hà Nội khoảng 330km.

Đảo Cái Chiên - Hòn đảo hoang sơ ở Quảng Ninh

Cái Chiên có diện tích 2.500ha nhưng trên đảo chỉ có khoảng hơn 100 hộ dân sinh sống. Địa hình chủ yếu là đồi núi và bãi biển, cảnh quan thiên nhiên vẫn còn nguyên sơ. Bãi biển ở đây sạch, đẹp, nước trong vắt và đặc biệt là rất ít khách du lịch. 

Đảo Cái Chiên

Hiện nay trên đảo có 3 bãi tắm, đó là: bãi Vạn Cả, bãi Cái Chiên và bãi Đầu Rồng. Bãi Cái Chiên và bãi Đầu Rồng là nơi được mọi người lựa chọn nhiều nhất bởi quanh đây đã có dịch vụ homestay, thuê lều và ăn uống. Ở đây không có chợ nên các bạn sẽ phải chuẩn bị đồ ăn hoặc liên hệ trước với homestay nếu muốn ở lại qua đêm và ăn uống.

Hy vọng với bài viết trên, các bạn sẽ trả lời được câu hỏi ngày lễ 30/4 – 1/5 nên đi đâu chơi để có một kỳ nghỉ thật trọn vẹn. Chúc các bạn có những chuyến đi vui vẻ nhé!

Xem thêm:

Hoàng Thành Thăng Long – Nơi lưu trữ những giá trị văn hóa độc đáo ở Hà Nội

3

Hoàng Thành Thăng Long là khu di tích lịch sử của kinh thành Thăng Long xưa. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều đại xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử, trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích của Việt Nam. Hãy cùng Wecheckin tìm hiểu về khu di tích lịch sử này nhé!

Hoàng Thành Thăng Long

1. Hoàng Thành Thăng Long nằm ở đâu?

Hoàng thành là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước, kéo dài liên tục qua 13 thế kỷ các vương triều Lý – Trần – Lê – Nguyễn. Nơi đây là minh chứng cho sự giao thoa đa dạng về văn hóa, phong tục tập quán qua từng thời kỳ.  

Nằm trên địa bàn phường Điện Biên và Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội, các mặt giáp với những tuyến đường trung tâm thành phố và tòa nhà Quốc Hội. 

Hoàng Thành Thăng Long nằm ở quận Ba Đình

2. Hoàng Thành Thăng Long – Dấu xưa thành Hà Nội

Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long có tổng diện tích 18,395ha, bao gồm: Khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và các di tích còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội: Đoan Môn, Cột cờ Hà Nội, điện Kính Thiên, nhà D67, Hậu Lâu, Bắc Môn, tường bao và 8 cổng hành cung thời Nguyễn.

Trong từng ấy năm lịch sử, Hoàng thành trải qua khá nhiều thay đổi, nhưng riêng Tử Cấm Thành thì gần như giữ được vẻ nguyên vẹn, chỉ có kiến trúc bên trong là đã qua nhiều lần tu sửa, xây dựng. 

Các giá trị nổi bật của Hoàng thành không chỉ thể hiện ở những di tích, di vật mà còn lắng đọng ở chiều sâu văn hóa phi vật thể, những giá trị tinh thần vô giá, được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử.

Khu di tích lịch sử là minh chứng rõ nhất về một di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử của một quốc gia dân tộc vùng Đông Nam Á trong mối quan hệ khu vực và thế giới. Di sản là bằng chứng thuyết phục về sức sống và khả năng phục hưng của một quốc gia sau hơn mười thế kỷ bị nước ngoài đô hộ. Ghi đậm dấu ấn thắng lợi của một nước thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới bao gồm hai cuộc chiến tranh giành độc lập và thống nhất của Việt Nam.

3. Các địa điểm thăm quan Hoàng Thành Thăng Long

Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu

Di tích này bao gồm 2 tầng: tầng dưới cùng là một phần bên phía đông của thành Đại La dưới thời Cao Biền, nhà Đường; tầng trên là cung điện nhà Lý và nhà Trần. Khu khai quật cổ học được viện khảo cổ học phân tích chia thành 4 khu có tên: A, B, C, D.

Sinh viên đại học nghe nhà khảo cổ học Nguyễn Tiến Đông giới thiệu những di tích thời Lý - Trần (Khu A).
Sinh viên đại học nghe nhà khảo cổ học Nguyễn Tiến Đông giới thiệu những di tích thời Lý – Trần (Khu A). Ảnh: Viện Khảo cổ học (2004).

Tại các khu vực này đều đã phát hiện được rất nhiều các loại hình di tích kiến trúc và di vật có niên đại xen lẫn nhau, chồng xếp lên nhau qua suốt 1300 năm, bắt đầu từ thời Đại La (thế kỷ 7 – 9), qua các thời Đinh – Tiền Lê (thế kỉ 10), thời Lý (1009 – 1225), Trần (1226 – 1400), Hồ (1400 – 1407), Lê sơ (1428 – 1527), Mạc (1527 – 1592), Lê Trung Hưng (1592 – 1789) và Nguyễn (1802 – 1945). 

Trên thế giới rất hiếm khi ở trong thủ đô của một nước mà trong lòng đất còn bảo tồn được một quần thể di tích, di vật mang bề dày lịch sử, văn hóa dài lâu. Đây là điểm nổi bật, góp phần tạo nên giá trị to lớn của khu di tích.

Cột cờ Hà Nội

Cột cờ Hà Nội  được xây dựng vào năm 1812 dưới triều Gia Long, có chiều cao 60 mét. Cột cờ gồm có chân đế, thân cột và vọng canh. Chân đế có diện tích là 2007m²,  hình vuông bao gồm 3 cấp thóp dần lên.

Cột cờ Hà Nội
Cột cờ Hà Nội – Biểu tượng hùng thiêng của dân tộc

Mỗi cấp đều có tường hoa với hoa văn bao quanh. Từ mặt đất lên tới chân cấp thứ 2 phải leo 18 bậc tại mặt phía Đông và mặt phía Tây. Muốn từ cấp 2 lên cấp 3 cũng phải leo 18 bậc ở hai cửa hướng Đông và Tây. Cấp thứ 3 có 4 cửa là Đông, Tây, Nam, Bắc, từ cạnh dưới lên tới cạnh trên sẽ phải qua 14 bậc cầu thang.

Đoan Môn

 Đoan Môn là cửa chính phía Nam dẫn vào khu Cấm thành. Dựa vào vật liệu xây dựng và phong cách kiến trúc hiện tại của di tích, có thể khẳng định Đoan Môn được xây dựng vào thời Lê và được tu bổ sửa sang vào thời Nguyễn.

Đoan Môn
Đoan Môn

Đoan Môn nằm ở hướng Nam của điện Kính Thiên, thẳng trục với Cột cờ Hà Nội. Đoan Môn có 5 cổng thành kiểu vòm cuốn bằng đá cân xứng qua trục thần đạo của Hoàng thành Thăng Long.

Cửa giữa lớn nhất, cao 4 mét, rộng 2,7 mét, dành riêng cho nhà vua. Các cửa còn lại cao 3,8 mét rộng 2,5 mét dùng để các quan, hoàng thân quốc thích ra vào cung mỗi khi có lệnh hoặc tham dự các nghi lễ lớn tại điện Kinh Thiên.

Điện Kính Thiên

Điện Kính Thiên là di tích trung tâm, trong tổng thể các di tích của khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Là cung điện quan trọng bậc nhất, nơi cử hành các nghi lễ long trọng nhất của triều đình, nơi đón tiếp sứ giả nước ngoài và là nơi thiết triều bàn những việc quốc gia đại sự.

Điện Kính Thiên

Ngày nay, không gian nơi này đã trở thành một di tích “kép” cho cả hai thời đại: Điện Kính Thiên của Hoàng thành Thăng Long xưa và Bộ Tổng Chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam- di tích lịch sử quan trọng của lịch sử hiện đại Việt Nam.

Nhà D76

Nhà D67 được xây dựng năm 1967, là tòa nhà một tầng có diện tích 604,41m2. Tường và mái bằng bê tông cốt thép nguyên khối mác 400.

Di tích Nhà D67 gắn với hoạt động của Bộ Chính trị, quân ủy Trung ương, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam. Nơi đây từ tháng 9/1968 đến 30/4/1975,  bộ thống soái tối cao: Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam( từ 1976 là Đảng cộng sản Việt Nam), Quân ủy trung ương và Bộ tổng tư lệnh quân đội nhân dân đã tập trung trí tuệ, đề ra các chủ trương chính sách chiến lược đúng đắn, sáng tạo đưa nhân dân ta đi tới thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Hu Lâu

Là một tòa lầu xây phía sau cụm kiến trúc điện Kính Thiên là hành cung của thành cổ Hà Nội, đây là nơi nghỉ ngơi của các cung nữ trong đoàn hộ tống vua Nguyễn ra ngự giá Bắc thành.

Hoàng Thành Thăng Long là khu di tích lịch sử của kinh thành Thăng Long
Di tích Hậu Lâu

4. Một số lưu ý khi đến Hoàng Thành Thăng Long

  • Thực hiện theo sơ đồ chỉ dẫn tham quan trong khu di tích.
  • Không mang vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy, chất độc hại và những chất có mùi hôi tanh vào khu di tích.
  • Trang phục gọn gàng, lịch sự. Không có những hành vi thiếu văn hóa như : nói tục, chửi bậy, viết vẽ lên tường, lên gốc cây, gây mất trật tự trong khu di tích. Các phương tiện ô tô, xe máy phải để đúng nơi quy định (tại 19C Hoàng Diệu).
  • Có ý thức bảo vệ di tích, di vật; giữ gìn vệ sinh môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định. Không tự ý trèo cây, bẻ cành, hái quả, dẫm lên thảm cỏ.
  • Đơn vị, tập thể có nhu cầu hướng dẫn tham quan, liên hệ với Phòng Hướng dẫn Thuyết minh để được phục vụ. Các cơ quan, cá nhân có nhu cầu quay phim, dựng phim phải có giấy giới thiệu và được sự đồng ý của lãnh đạo Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội.
  • Không sử dụng thiết bị bay siêu nhẹ (flycam) tại khu di sản.

Xem thêm:

Ngược dòng thời gian khám phá 11 thương hiệu làng nghề truyền thống tại Hà Nội

“Tồn tại lâu đời, vang danh đất Bắc” – 11 thương hiệu làng nghề truyền thống tại Hà Nội dưới đây là những giá trị văn hóa – nghệ thuật rất đáng để bạn khám phá ở mảnh đất thủ đô ngàn năm văn hiến.

Những nét đẹp đa sắc màu và mang những đặc trưng riêng của từng làng nghề như gợi nhắc một thời xa xưa, cổ kính và phần nào khắc họa rõ nét vẻ đẹp tài hoa của người Hà Nội!

1. Thương hiệu làng nghề truyền thống Gốm Bát Tràng

Địa chỉ
Gốm sứ Bát TràngXã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội

Là một địa điểm quen thuộc chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 14km, Làng nghề Bát Tràng được biết đến là cái nôi của nghệ thuật làm gốm, tới giờ thương hiệu đã tồn khoảng 500 năm.

Thương hiệu làng nghề truyền thống Hà Nội - Gốm sứ Bát Tràng
@ẢNH: WECHECKIN

Bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc xe buýt để tới Bát Tràng (từ trung chuyển Long Biên có xe 47A, 47B đi thẳng đến làng Gốm). Thương hiệu làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng không quá rộng nhưng những con ngõ hun hút như dẫn lối trí tò mò của du khách phải khám phá cho bằng sạch, bằng hết những điều xinh đẹp và bí ẩn nơi này.

Các sản phẩm như lọ hoa, chậu, vật trang trí, bát, đĩa, sản phẩm chủ đề dân gian… được tự tay những người thợ thủ công lành nghề thiết kế và cho ra lò. Khi đến với làng nghề truyền thống Bát Tràng Hà Nội, bạn có thể thăm chợ gốm, được tham khảo quá trình làm gốm và tham gia nặn gốm, vẽ gốm theo sở thích (chi phí cho một lần nặn gốm là 40.000 VNĐ).

2. Thương hiệu làng nghề truyền thống làng lụa Vạn Phúc Hà Nội

Địa chỉ
Làng lụa Vạn PhúcPhường Vạn Phúc, Quận Hà Đông, Hà Nội

Thương hiệu làng nghề truyền thống Làng lụa Vạn Phúc cách trung tâm Hà Nội 10km với xuất phát điểm là một làng nghề dệt lụa tơ tằm nức tiếng từ ngàn năm trước.

Lụa Vạn Phúc xếp loại bậc nhất về các mẫu hoa văn lâu đời và từng được lựa chọn để may trang phục cho triều đình, vương quý. Những nét cổ kính tại nơi đây vẫn được gìn giữ như hình ảnh cây đa, chùa cổ, giếng nước, sân đình,… Sau khi ngang qua cánh cổng chào Vạn Phúc, bạn sẽ đến với con đường ô râm mát và tha hồ quan sát các cửa hàng bán lụa và sản phẩm từ lụa vô cùng bắt mắt phía 2 bên đường.

Thương hiệu làng nghề truyền thống Hà Nội - Làng lụa Vạn Phúc
@ẢNH: HOÀNG MINH HIẾU – WECHECKIN

Từ quần áo, túi xách, áo dài cho tới phụ kiện đều được dệt bằng tơ tằm như vân, sa, quế, lụa sa tanh hoa, đũi… Nếu có nhu cầu tìm hiểu về xưởng dệt hay tham quan quá trình dệt lụa, bạn có thể liên hệ với các chủ cửa hàng, điều này khá là thú vị đó!

Tham khảo thêm:

Chùa Trấn Quốc Hà Nội – một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới

3. Làng mây tre đan Phú Vinh Chương Mỹ

Địa chỉ
Làng mây tre đan Phú VinhGò Đậu, xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội

Mây tre đan Phú Vinh là một thương hiệu làng nghề truyền thống đã tồn tại trên 400 năm, cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km về phía Tây.

Các sản phẩm đan lát tại đây kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, tuy đơn giản mà tinh tế, đẹp mắt với đa dạng mẫu mã, màu sắc, loại hình. Từ mây tre, người ta khéo léo chế tác ra những đồ đạc quen thuộc, gần gũi như bàn, ghế, giường tủ, khung ảnh cho đến tranh, ảnh, túi xách, lọ hoa, rổ, rá.

Làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Vinh
@ẢNH: SƯU TẦM

Nếu là một người yêu môi trường, chán ngắt với tình trạng sử dụng đồ nhựa và túi ni lông của con người như hiện nay chắc hẳn bạn sẽ rất thích thú với những sản phẩm vừa vintage, vừa thân thiện với tự nhiên như thế này đấy!

4. Làng nghề thủ công làm chuồn chuồn tre Thạch Xá

Địa chỉ
Làng chuồn chuồn tre Thạch XáXã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội

Làng Thạch Xá không chỉ nổi tiếng với món chè lam mà còn nổi tiếng với một thương hiệu làng nghề truyền thống đã tồn tại từ lâu – làm chuồn chuồn tre.

Làng chuồn chuồn tre Thạch Xá
@ẢNH: VTV1

Thật khéo biết bao khi người dân địa phương tại đây nghĩ ra được món đồ chơi độc đáo đến vậy. Những chú chuồn chuồn với đủ sắc xanh, đỏ, tím, vàng,… dưới nhiều kiểu dáng khác nhau như một lần nữa đưa ta trở về với tuổi thơ đầy ắp những ký ức ngọt ngào.

Hồi bé chỉ mong đến Quốc tế Thiếu Nhi hay ngày Tết, Rằm Trung Thu để được bố, được mẹ mua cho những chú chuồn chuồn xinh xắn. Khi trưởng thành tìm về làng Thạch Xá chắc chắn những kỷ niệm tươi đẹp sẽ lại tràn về!

Tham khảo thêm:

Những ngôi chùa cổ Hà Nội nổi tiếng linh thiêng

5. Làng đúc đồng Ngũ Xã – làng nghề truyền thống ngay giữa lòng thủ đô

Địa chỉ
Thương hiệu làng nghề truyền thống đúc đồng Ngũ XãPhố Ngũ Xã, quận Ba Đình, Hà Nội

Nằm ngay giữa những con phố cổ kính của của thủ đô, làng đúc đồng Ngũ Xá đã tồn tại từ thế kỷ 17 đến nay.

Thời Thăng Long xưa, đúc đồng được xem là 1 trong Top 4 nghề tinh hoa bậc cao nhất, thể hiện sự khéo léo, tinh xảo và đầu óc thông tuệ, tài hoa của người đúc đồng. Dù nghề đúc đồng Ngũ Xã dần bị thu hẹp bởi sự phát triển, tới nay đã có nhiều đổi thay nhưng có những đoạn của con phố vẫn giữ được những nét đẹp vốn có ngày xưa.

Làng nghề truyền thống đúc đồng Ngũ Xã
@ẢNH: SƯU TẦM

Hãy thử một lần ngang qua “con phố phở cuốn” để tìm hiểu, chiêm ngưỡng các sản phẩm đúc từ đồng tinh xảo qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, bạn chắc chắn sẽ yêu Hà Nội hơn rất nhiều!

6. Thương hiệu làng nghề truyền thống kim hoàn Định Công

Địa chỉ
Làng kim hoàn Định CôngPhường Định Công, Quân Hoàng Mai, Hà Nội

Xuất hiện từ thời Tiền Lý, làng kim hoàn Định Công đã mai một dù những ngày xưa cũ được vang danh trong Top 4 làng nghề kim hoàn truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Thương hiệu làng nghề truyền thống Hà Nội - Nghề luyện kim Định Công
Chân dung nghê nhân Quách Văn Hiểu luyện kim @ẢNH: SƯU TẦM

Nếu thực sự đam mê và muốn tìm hiểu thì bạn có thể tìm đén 2 nghệ nhân Quách Văn Trường và Quách Văn Hiểu. Hai ông vì tình yêu nghề nên đã mở lớp dạy và đào tạo luyện kim để truyền nối cho nhiều tầng lớp trẻ. Nhà nghệ nhân Quách Văn Trường thuộc xóm 8 phường Định Công, qua đình làng khoảng 4km.

7. Thương hiệu làng nghề truyền thống làm nón Chuông

Địa chỉ
Làng nón ChuôngXã Phương Trung, huyện Thanh Oai

Chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng chừng 30km, làng nón Chuông là nơi sản xuất nón đã có từ lâu đời.

Nón là vật dụng quen thuộc của người dân Việt không chỉ trong thời trước mà hiện tại cũng vậy! Làng Chuông sản xuất rất nhiều loại nón khác nhau dành cho mọi tầng lớp, từ cao quý cho tới người thường. Xuôi về lịch sử, nón của làng Chuông còn được tiến Hoàng Hậu, Công Chúa, Vương giả, các tầng lớp thị tộc.

Thương hiệu làng nghề truyền thống Hà Nội - làng nón Chuông
@ẢNH: SƯU TẦM

Nếu có dịp ghé thăm làng Chuông, bạn nên đi vào các ngày 4, 10, 14, 20, 24 và 30 để tham gia buổi chợ người dân làng nghề chỉ dành riêng cho bán các sản phẩm nón và nguyện liệu phục vụ làm nón, cũng khá là thú vị!

8. Làng quạt Chàng Sơn

Địa chỉ
Làng quạt Chàng SơnXã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội

Nghề làm quạt Chàng Sơn đã xuất hiện từ hơn trăm năm trước, nổi tiếng xa gần vì đã được người Pháp đem đi triển lãm ở thủ đô Paris.

Ngày nay, những chiếc quạt điện, điều hòa đã thế lấp đi quạt giấy nhưng quạt giấy trong tim người dân Việt Nam vẫn luôn có một vị trí nhất định, khiến lòng không thể ngưng bồi hồi khi nhắc về.

Nghề làm quạt Chàng Sơn
@ẢNH: SƯU TẦM

Những chiếc quạt đầy màu sắc với đủ loại chất liệu được bàn tay tài hoa của người dân làng làm nên vô cùng bắt mắt và độc đáo. Đây là những món quà lưu niệm có giá trị và mang đậm bản sắc văn hóa của Việt Nam.

9. Làng nghề thêu ren Quất Động

Địa chỉ
Làng nghề thêu ren Quất ĐộngXã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội

Khi liệt kê các làng nghề thêu nổi tiếng miền Bắc không thể không kể tới làng thêu Quất Động.

Từ giữa thế kỷ XVII, Lê Công Hành đã truyền dạy nghề thêu cho người dân và từ ấy làng Quất Động trở thành nơi sản sinh ra những sản phẩm, vật liệu thêu hay những bức thêu kỹ xảo, tinh tế.

Thương hiệu làng nghề truyền thống Hà Nội - LÀNG THÊU QUẤT ĐỘNG
@ẢNH: BÁO THANH NIÊN

Dường như sự khéo léo đã ăn sâu vào đôi bàn tay của những người thợ nghề, từng đường kim mũi chỉ thoăn thoắt nhưng vẫn cho ra những bức tranh treo tường ý nghĩa, thuận mắt và đầy tính nghệ thuật.

10. Làng rối nước Đào Thục – môn nghệ thuật dân gian cổ truyền dân tộc

Địa chỉ
Làng rối nước Đào ThụcLàng Đào Thục, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội

Làng rối Đào Thục được biết đến là nơi gìn giữ vốn văn hóa cổ truyền, môn nghệ thuật dân gian rối nước của dân tộc.

Làng múa rối Đào Thục
@ẢNH: SƯU TẦM

Các tiết mục múa rối đặc sắc, hấp dẫn không ngừng được duy trì và phát triển như khẳng định sức sống bền bỉ của nền nghệ thuật cổ Việt Nam. Những con rối được các nghệ nhân tự tay nhào nặn, trình diễn trên nền nhạc trước sự ủng hộ đông đảo của mọi người quả thật thú vị và đáng chiêm ngưỡng.

11. Làng nhạc cụ dân tộc Đào Xá

Địa chỉ
Làng nhạc cụ dân tộc Đào XáXã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, Hà Nội

Trong số các thương hiệu làng nghề truyền thống của Hà Nội thì làng nhạc cụ dân tộc Đào Xá hấp dẫn và thu hút mọi người tìm về, để tìm hiểu quá khứ các sản phẩm nhạc cụ dân tộc Việt Nam, như đàn bầu, đàn tam, thập, lục,…

Làng dụng cụ dân tộc Đào Xá
@ẢNH: SƯU TẦM

Những gia đình tại đây cứ đời này truyền đời khác, ông truyền cha, cha truyền con lưu giữ nghề làm đàn trân quý của quê hương.

Như vậy, dù cho thời đại có mang nhiều đổi thay nhưng vẫn khó có thể nào làm phai nhạt hay mất đi dấu tích của những thương hiệu làng nghề truyền thống tại Hà Nội. Cảm ơn những người thợ đã dày công gìn giữ, bảo tồn để bản sắc dân tộc Việt còn mãi tỏa hương.

Tham khảo các bài viết trước của chúng mình:

Nhật ký cách ly 14 ngày của cô bạn 9x: “Tớ sẽ chẳng quên được đâu, Đà Nẵng trong tim tớ”!

Yêu một cô gái mê “xê dịch” – Đáng hay không?

Tổng hợp công thức các món ăn hot trend mùa dịch 2020

Nhật ký cách ly 14 ngày của cô bạn 9x: “Tớ sẽ chẳng quên được đâu, Đà Nẵng trong tim tớ”!

0

Cách ly có đáng sợ như nhiều người nghĩ? Hãy cùng Wecheckin theo dõi bài viết về nhật ký cách ly 14 ngày của một bạn du học sinh về từ Hàn Quốc với những hình ảnh dễ thương, chân thật trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp.

Hằng ngày, trên các trang mạng xã hội, các phương tiện truyền thông đề đưa tin về dịch bệnh Covid-19 và việc cách ly toàn xã hội. Có những người được cách ly tại nhà, có những người phải đi cách ly tập trung. Đối với những bạn du học sinh, những người sinh sống và làm việc ở nước ngoài đều bắt buộc phải thực hiện nghiêm túc việc cách ly tập trung ở một địa điểm cụ thể, sẽ có bác sĩ hàng ngày theo dõi, kiểm tra xem có dương tính với Covid 19 hay không.

Rất nhiều bạn trẻ đã biến thời gian cách ly 14 ngày trở thành quãng thời gian vui vẻ nhất, được trải nghiệm và làm những điều trước kia chưa có cơ hội để thực hiện. Các bài chia sẻ, những hình ảnh tích cực, các vlog đều được ghi lại một cách đầy đủ, chi tiết và hóm hỉnh thu hút rất nhiều sự quan tâm của mọi người.

Trong những bạn đó, Wecheckin đã rất ấn tượng với nhật ký cách ly 14 ngày bằng tranh của du học sinh Phạm Thị Hảo- cô bé gần tròn 19 tuổi, trở về từ Hàn Quốc. Sau khi đăng lên mạng xã hội Facebook, những hình ảnh này cùng câu chuyện cảm động của bạn Hảo đã được chia sẻ và lan tỏa rộng rãi.

Phạm Thị Hảo-tác giả của bài chia sẻ nhật ký cách ly 14 ngày
Chân dung của cô bạn Phạm Thị Hảo, là du học sinh trở về từ Hàn Quốc.

“Vỏn vẹn 14 ngày cách ly tại Đà Nẵng.

Tất cả mọi người ở đây, chẳng ai ngờ được chúng ta sẽ gặp nhau trong hoàn cảnh này.

Một chút lo sợ bị nhiễm bệnh, một chút bồi hồi vì trở về quê hương.

Đối với tớ, 14 ngày được sống với cái nắng gắt gỏng ở Đà Nẵng là 14 ngày yên bình nhất từ trước đến giờ.

5h sáng mỗi ngày lại nghe thấy tiếng kẻng báo thức, tiếng radio vang khắp khu cách ly.

Là mỗi sáng xịt khử trùng mà như chạy giặc, cùng nhau đoán xem bữa sáng, trưa tối có gì.

Là Đà Nẵng đã luyện một đứa sợ ăn cá như tớ được ăn đầy đủ cá ngày 2 bữa sáng tối không trừ một bữa nào.

Cơm ngon, đầy ăm ắp mà quá nhiều, nhường cơm người này người kia nhưng chẳng dám bỏ cơm vì tôn trọng người nấu.

Là những lúc mất nước phải vào nhà tắm nam xách nước lên phòng.

Là bắt wifi chùa vào 6h tối.

Là nói chuyện với nhau, chơi đùa với nhau mà chẳng biết mặt nhau.

Qua lớp khẩu trang là tiếng nói, chúng tớ giao tiếp với nhau khi đeo khẩu trang.

Là tự nhiên thấy yêu nước, yêu cái cách nói chuyện chân chất ở đây, yêu cách được giả giọng miền Trung miền Nam bị mọi người trêu đùa.

Là khi bên ngoài kia với biết bao nhiêu công việc khác nhau, những điều những người ở đây chọn là bảo vệ công dân, bảo vệ Tổ quốc.

Tớ sẽ chẳng quên được đâu, Đà Nẵng trong tim tớ.

Đẹp nhẹ nhàng mà chân thành biết bao.

Cảm ơn và xin lỗi nơi này vì tất cả.

Cầu mong mọi người ở đây luôn hạnh phúc, bình an.

Đà Nẵng 12/3/2020

Ngày cách ly cuối cùng”.

Bên cạnh những lời chia sẻ, Hảo còn thiết kế và vẽ những hình ảnh ngộ nghĩnh, dễ thương trong thời gian cách ly. Từ các y bác sĩ, chú bộ đội, chiếc bánh mỳ, gói mỳ tôm… đều được Hảo khắc họa trên cuốn nhật ký của mình một cách sinh động.

Bìa của cuốn nhật ký cách ly 14 ngày do Hảo thiết kế
Bìa của cuốn nhật ký do Hảo thiết kế
Buổi tối dưới tán cây bàng trong khu vực cách li - Nhật ký cách ly 14 ngày
Buổi tối dưới tán cây bàng trong khu vực cách li
những người xa lạ gặp gỡ và quen nhau, viết lên câu chuyện tình bạn thật đẹp trong nhật ký cách ly 14 ngày
Tại đây, những người xa lạ gặp gỡ và quen nhau, viết lên câu chuyện tình bạn thật đẹp
Người mẹ vất vả phải chăm sóc con nhỏ trong khu cách ly
Người mẹ vất vả phải chăm sóc con nhỏ trong khu cách ly
Chú bộ đội không quản vất vả ngày đêm kiêm cả shipper cho mọi người
Chú bộ đội không quản vất vả ngày đêm kiêm cả shipper cho mọi người
Hằng ngày, các chú bộ đội tuyên truyền về dịch bệnh Covid-19
Hằng ngày, các chú bộ đội tuyên truyền về dịch bệnh Covid-19
Các bác sĩ chuẩn bị đồ nghề để khám bệnh và cầu mong mấy đứa không bị làm sao
Các bác sĩ chuẩn bị đồ nghề để khám bệnh và cầu mong mấy đứa không bị làm sao
Chân dung "bác khủng long diệt khuẩn" được nhiều người ngưỡng mộ
Chân dung “bác khủng long diệt khuẩn” được nhiều người ngưỡng mộ
Nhật ký cách ly 14 ngày
Bữa sáng đầu tiên là chiếc bánh mì gây thương nhớ của du học sinh
Phòng ở trong những ngày cách ly
Còn được ở hẳn phòng của chính trị viên
Chỉ có về Việt Nam mới được ăn mì Hảo Hảo
Chỉ có về Việt Nam mới được ăn mì Hảo Hảo
Nhật ký cách ly 14 ngày
Bữa ăn trong khu cách ly rất đầy đủ dưỡng chất gồm thịt, rau, cá,…
Chụp lén các anh, cảm ơn các anh bộ đội đã nấu những bữa cơm thật ngon
Chụp lén các anh, cảm ơn các anh bộ đội đã nấu những bữa cơm thật ngon
Nơi phục vụ ngày 3 bữa ăn cho khu cách ly
Nơi phục vụ ngày 3 bữa ăn cho khu cách ly
Nhật ký cách ly 14 ngày
Thú vui mỗi ngày
Các chị dặn rửa tay thường xuyên đê diệt trừ con corona
Các chị dặn rửa tay thường xuyên đê diệt trừ con corona
Ngày đo nhiệt độ 2 lần và được phát khẩu trang, đến corona cũng phải sợ
Ngày đo nhiệt độ 2 lần và được phát khẩu trang, đến corona cũng phải sợ
Nhật ký cách ly 14 ngày
Lời cảm ơn của bạn Hảo

Hảo kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất trong 14 ngày cách ly rằng: “Vào ngày hôm đó, mình đang hát nghêu ngao thì các anh chị bác sĩ vào thăm khám. Các anh chị này bảo hát tiếp thì mình hát một bài nhạc buồn, và đã có một anh xúc động bật khóc. Đó cũng là lần đầu tiên mình làm một người khác khóc”.

 Cuối nhật ký, Hảo viết: “Con luôn tin những người hy sinh, cống hiến cho xã hội luôn có một cuộc đời đầy ý nghĩa và vô cùng đáng sống. Có thể các cô chú sẽ quên tên con, quên mặt con, nhưng nếu con có đến lại Đà Nẵng hay nơi này một lần nữa, các cô chú sẽ nhận ra con qua những hình vẽ này… Con rất mong có thể gặp được mọi người một lần nữa. Khi mà con đã trưởng thành hơn sau khi đi du học về. Khi mà mọi người vẫn ở đây, mạnh khoẻ, yêu tổ quốc như ngày hôm nay”.

Bạn có thể quan tâm:

Yêu một cô gái mê “xê dịch” – Đáng hay không?

1

Một cô gái mê “xê dịch” – cụm từ đi ngược lại với quan niệm “Thân là phụ nữ nên sớm ổn định, an phận với công việc, sau đó là sớm tính đến chuyện kết hôn, lập gia đình!”. Nhưng cuộc đời nếu cứ luân hồi theo những chuỗi ngày nhàm chán, AI SẼ THAY BẠN SỐNG HẾT MÌNH CHO PHẦN ĐỜI TUỔI TRẺ? – Wecheckin.vn

Có nên hay không Yêu một cô gái mê xê dịch

Cô gái yêu dịch chuyển – họ luôn luôn hạnh phúc và lạc quan, nhiều niềm tin và còn rất nhiều điểm hấp dẫn cần được khám phá. Vì thế, những chàng trai đang yêu một cô gái mê “xê dịch”, hãy trân trọng và cảm thấy may mắn khi có được một người như vậy bước đi bên cạnh cuộc đời mình.

Một cô gái mê “xê dịch” – cô ấy là một người vô cùng độc lập

Những cô gái có “máu du lịch” trong người hầu hết họ đều sống với một tính cách và tinh thần độc lập, không dựa dẫm quá nhiều vào người khác. Đôi khi họ cũng có những nỗi sợ vô hình nhưng vì sự mạnh mẽ vốn có, sự yêu thích tìm tòi, khám phá cái mới đã khỏa lấp đi mọi thứ.

Cô gái mê leo núi
Cô gái mê leo núi và những cung đường – Hằng Bắp

Bạn sẽ thấy cô ấy thật “ngầu” khi tự tay lên kế hoạch trong mỗi chuyến hành trình, đi đâu, chơi gì, ăn, nghỉ thế nào và làm thế nào để có thể có một chuyến đi an toàn, ý nghĩa nhất. Chính vì vậy nên không chỉ trong những chuyến đi, khi bước vào cuộc sống họ hoàn toàn có khả năng xoay sở, giải quyết, sắp xếp vấn đề bằng một cái đầu tỉnh táo và logic nhất.

Một cô gái mê “xê dịch” – mạnh mẽ và xinh đẹp theo một cách khác biệt

Đã qua rồi thời đại của những cô nàng nữ tính, e thẹn, người con gái trong xã hội hiện đại càng ngày càng trở nên phóng khoáng, can đảm và tự tin hơn. Nếu tuýp người con gái yếu đuối mang lại cho đàn ông cảm giác muốn che chở thì những cô gái độc lập, mạnh mẽ, biết làm giàu bản thân mới là điều thu hút và giữ chân phái mạnh. Những cô nàng yêu du lịch ít sợ hãi và không ngại khám phá những điều mới mẻ. Dẫu có khó khăn, nguy hiểm nhưng họ vẫn sẽ chuẩn bị sẵn tinh thần và tìm cách vượt qua.

Con gái mê du lịch
Nữ Travel Blogger Nhị Đặng

Họ cũng không cần cầu kỳ váy áo thướt tha, không cần quá nhiều mỹ phẩm, đồ đạc. Tiền bạc họ dành chủ yếu là để cho những chuyến đi nhưng bằng cách này hay cách khác, những cô gái ấy vẫn cuốn hút và tỏa sáng theo một cách rất riêng. Những trang phục basic luôn là sự lựa chọn của những cô nàng yêu “xê dịch”, là áo phông, quần jean, là làn da phủ đầy sương nắng nhưng vẫn toát lên sự gọn gàng và thật khỏe khoắn.

Có thể bạn quan tâm:

Bí quyết khi đi du lịch một mình

Thật may mắn vì bạn quen được một cô nàng thân thiện và có trái tim giàu tình yêu thương

Những người yêu thích trải nghiệm tại những vùng đất mới thường rất dễ quen và thân thiện. Họ đi bằng trái tim mong muốn được học hỏi, tìm hiểu và làm quen với những điều, những con người xa lạ. Có thể biết đâu bạn sẽ thấy cô gái mê “xê dịch” bên cạnh mình có những lúc dễ thương đến vậy, cô ấy nắm tay và nói chuyện cùng một cụ già trên bản, trò chuyện với trẻ con và xoa đầu, phát kẹo cho các em. Đôi khi là vui đùa với chú chó nhỏ nơi vùng đất mới.

Con gái mê phượt
Hải Yến Chu – cô gái mê phượt

Cô ấy yêu bằng cả trái tim, trao đi tình yêu không rào cản và toan tính. Vì thế bạn cũng có thể đánh giá được phần nào các mối quan hệ của cô ấy, với gia đình, với bạn bè hay với bất kỳ một ai, cô ấy thực sự hòa đồng và giàu nhân ái.

Một cô gái thích du lịch có thể giúp cuộc sống của bạn tràn ngập sự mới mẻ, lạc quan và tích cực

Khi yêu một cô gái mê “xê dịch”, bạn có thể thấy cô đơn vì những chuyến đi bất chợt của cô ấy, nhưng sự vui vẻ và lạc quan sẽ lại đến vì họ luôn tìm kiếm điều mới mẻ cho cuộc sống, nhìn cuộc đời bằng con mắt lạc quan.

Cặp đôi mê du lịch
Cặp đôi đam mê du lịch – Tử Thắng & Kim Ngân

Thường những người con gái đam mê du lịch luôn biết cách tự tìm niềm vui cho cuộc sống. Khi họ buồn, họ sẽ tìm đến một mảnh đất mới trút bỏ mọi lo âu muộn phiền và sốc lại tinh thần, tự nhủ: “Mọi thứ rồi sẽ ổn sau khi trở về!” Biết bao con sông, ngọn núi còn chinh phục được thì những khó khăn nho nhỏ không thể nào dễ dàng làm khó được những cô gái cá tính mạnh mẽ ấy đâu!

Mẫu người phụ nữ của gia đình – tại sao không?

Thực ra, không nhất thiết phải hiền lành, nhu mì, cần mẫn, chăm chỉ và ngày ngày làm việc, ở nhà mới là một người phụ nữ của gia đình. Ở những cô gái mê “xê dịch”, họ có nhiều đặc điểm để xứng đáng trở thành một người yêu, người vợ, người mẹ tuyệt vời. Bản thân được đi nhiều, tiếp xúc nhiều, họ giàu kinh nghiệm sống, trải nghiệm thực tế để ứng nhân xử thế, giải quyết vấn đề hay mọi điều mâu thuẫn. Họ cũng chăm chỉ kiếm tiền để tiết kiệm đi du lịch thỏa mãn sự đam mê của mình, vì thế đây là những người biết cách kiểm soát tiền bạc, biết phân bổ ngân sách cho phù hợp và vừa vặn nhất.

Cặp đôi cùng đam mê du lịch
Những chuyến đi đầy trải nghiệm của cặp đôi Tử Thắng – Kim Ngân

Bất kể chưa lập gia đình hay đã bước vào hôn nhân, tình yêu du lịch của họ vẫn còn đó vì thế gia đình khi có mặt của cô nàng mê “xê dịch” sẽ thật nhiều thú vị và kế hoạch.

Vậy bạn đã nhận ra được, yêu một cô gái mê “xê dịch”, đáng hay không chưa?

Chùa Trấn Quốc Hà Nội – một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới

1

Chùa Trấn Quốc Hà Nội là một ngôi chùa cổ lâu đời ở mảnh đất kinh thành Thăng Long, với hơn 1.500 năm tuổi. Nơi đây được xem là một trong những chốn linh thiêng gắn liền với lịch sử dân tộc với vẻ đẹp cổ kính. Hãy cùng Wecheckin tìm hiểu về ngôi chùa ngàn năm tuổi được lọt vào danh sách 10 ngôi chùa đẹp nhất thế giới nhé!

Chùa Trấn Quốc Hà Nội là một ngôi chùa cổ lâu đời ở mảnh đất kinh thành Thăng Long
Chùa Trấn Quốc Hà Nội là một ngôi chùa cổ lâu đời ở mảnh đất kinh thành Thăng Long

1. Chùa Trấn Quốc Hà Nội nằm ở đâu?

 Chùa Trấn Quốc Hà Nội nằm ở phía đông Hồ Tây, trên đường Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Nằm ơ gần một trong những con đường đẹp nhất Hà Nội, các bạn có thể kết hợp dạo chơi ở Hồ Tây, hồ Trúc Bạch, đền Quán Thánh. Ngôi chùa đã có hơn 1500 năm tuổi, sở hữu một bề dày lịch sử cùng với nền kiến trúc Phật giáo vô cùng độc đáo. Vì thế, chùa Trấn Quốc là một điểm đến không thể bỏ lỡ khi đến với Hà Nội.

Chùa Trấn Quốc Hà Nội nằm ở phía đông Hồ Tây, trên đường Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội.

2. Chùa Trấn Quốc Hà Nội được xây dựng như thế nào?

Chùa được xây dựng từ thời vua Lý Nam Đế (541 – 547), có tên là Khai Quốc tại thôn Y Hoa, gắn liền với sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam – nhà nước Vạn Xuân. Đến đời vua Lê Thái Tông (năm 1434 – 1442), chùa đổi tên là chùa An Quốc. 

Vào đời  Lê Kính Tông (1615), chùa được di  dời chùa vào gò đất Kim Ngưu. Tên gọi Trấn Quốc có từ thời vua Lê Hy Tông (1681 – 1705) và được sử dụng cho đến tận bây giờ. Ngôi chùa đã trải qua 6 lần trùng tu, từ năm 1624 đến năm 1842.

Chùa nằm trên một hòn đảo nhỏ giữa lòng Hồ Tây, khuôn viên chùa được nối tiếp với bờ đất liền bằng một chiếc cầu đá. Xưa kia, chùa Trấn Quốc Hà Nội được xem là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long. Các hoạt động ngự giá cúng lễ vào dịp lễ, Tết được các đời vua Lý, Trần tổ chức ở đây. Các cung điện như Điện Hàm Nguyên, Cung Thúy Hoa được xây dựng nên để phục vụ cho việc vui chơi, nghỉ ngơi của vua.

 3. Nét kiến trúc độc đáo của chùa Trấn Quốc Hà Nội

Là một trong những công trình tôn giáo có tuổi đời cao nhất trong khu vực thành phố. Ngôi chùa có tổng diện tích lên đến 3.000m2 được chia làm 3 phần là Vườn tháp, Nhà tổ và Thượng điện.

 chùa Trấn Quốc Hà Nội nhìn từ trên cao
Nhìn từ trên cao, chùa được xếp theo hình chữ Công (I) với 3 ngôi chính: Tiền đường, Nhà thiêu hương và Thượng điện. 

Dù đã trải qua nhiều đợt trùng tu,  chùa Trấn Quốc Hà Nội vẫn không làm mất đi nét đặc trưng của nguyên tắc kết cấu và kiến trúc Phật giáo. 

Cổng Tam Quan

Từ phía đất liền qua chiếc cầu đá ta sẽ bắt gặp Cổng Tam Quan ở cuối nhịp cầu. Cổng có 3 lối đi, lối đi lớn ở chính giữa và 2 lối đi nhỏ phụ đặt ở 2 bên. Phía trên cổng là 3 mái ngói đỏ uốn cong, chính giữa cổng là một tấm biển đề tên và 2 câu đối cổ ở 2 bên cột.

Cổng Tam Quan chùa Trấn Quốc Hà Nội

Khuôn viên chùa Trấn Quốc

 Sau cổng tam quan chùa là khuôn viên với những lối đi nhỏ. Trong sân có đình với thiết kế độc đáo tầng mái ngói. Bên trong đặt một bia đá lớn khắc tên tuổi những vị danh sĩ đỗ đạt và được chọn làm quan thời xưa. Có hòn non bộ, bên phải hòn non bộ là khu vực chứa các tháp chùa được xây dựng từ thế kỷ 18. 

tòa tháp ở chùa Trấn Quốc Hà Nội
vườn tháp ở chùa Trấn Quốc Hà Nội

Trong đó, nổi bật nhất có lẽ là Bảo tháp lục độ đài sen 11 tầng, cao 15m được xây dựng vào năm 1998. Mỗi tầng tháp đều có 6 ô cửa, trong mỗi ô đều đặt 1 tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Trên đỉnh tháp là Cửu Phẩm Liên Hoa (có nghĩa là đài sen 9 tầng) bằng đá quý.

Bảo tháp này được dựng đối xứng với cây bồ đề lớn do Tổng thống Ấn Độ tặng khi ông đến thăm Hà Nội năm 1959. Thượng toạ Thích Thanh Nhã, Uỷ viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì chùa Trấn Quốc, đã giải thích sự đối xứng đó là: “Hoa sen tượng trưng cho Phật tính chân, như tính sinh ở dưới bùn mà không bị ô uế. Bồ đề là trí giác, trí tuệ vô thượng. Tất cả đều hàm ý nghĩa bản thể và hiện tượng của các pháp”.

Khuôn viên chùa Trấn Quốc  Hà Nội

Tiền đường, thiêu hương, thượng điện.

Bên trong chùa có những khu vực thờ tự tách biệt khi đi qua 3 lối cửa gỗ chính. Ở giữa là cửa gỗ lớn 6 nhịp cánh và 2 cửa nhỏ 4 nhịp cánh ở 2 bên. Mỗi gian nhà tổ đều có các khu ban thờ nhiều tầng với các khu tách biệt, mỗi khu ban thờ dành cho những vị Phật, thần và cao tăng nổi tiếng.

Tiền đường, thiêu hương, thượng điện.
Báo nước ngoài chọn Trấn Quốc là ngôi chùa đẹp hàng đầu thế giới
Báo nước ngoài chọn Trấn Quốc là ngôi chùa đẹp hàng đầu thế giới

Chùa Trấn Quốc còn vinh dự được trang Thrillist bầu chọn vào danh sách những ngôi chùa, đền thờ, cung điện, tháp có cảnh quan và kiến trúc đẹp nhất thế giới.

Chùa Trấn Quốc Hà Nội là một trong những niềm tự hào của người dân Hà Nội. Nếu các bạn có dịp ghé đến Hà Nội, thì hãy nhớ đến Chùa Trấn Quốc đầy cổ kính nằm bên Hồ Tây thơ mộng nhé!

Xem thêm:

Những ngôi chùa cổ Hà Nội nổi tiếng linh thiêng

1

Hà Nội có rất nhiều những ngôi chùa lớn nhỏ, có ngôi chùa mới được xây dựng, cũng có ngôi chùa cổ đã trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn giữ được sự cổ kính, nguyên sơ. Hãy cùng wecheckin tìm hiểu về những ngôi chùa cổ Hà Nội nhé.

ngôi chùa cô Hà Nội

1. Chùa Trấn Quốc – ngôi chùa cổ Hà Nội

Chùa Trấn Quốc là ngôi chùa cổ ở Hà Nội nằm yên tĩnh trên đường Thanh Niên, Quận Tây Hồ, Hà Nội.

chùa trấn quốc

Trấn Quốc được xem là ngôi chùa lâu đời nhất ở Thăng Long có lịch sử lên đến 1500 tuổi. Ngôi chùa tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ nằm ở phía đông Hồ Tây với vườn cây xanh cùng hồ nước mênh mang đầy chất thơ tình.

chùa trấn quốc

Tổng thể ngôi chùa là một quần thể nhiều lớp nhà với 3 ngôi chính là tiền đường, nhà thiêu công và thượng điện nối thành chữ Công. Hiện nay, trên cửa chùa vẫn còn bút tích ba chữ Phương Tiện môn và cả hai câu đối được viết bằng chữ Nôm:

“Vang tai xe ngựa qua đường tục

Mở mặt non sống đứng cửa thiền”.

Theo bảng xếp hạng trên trang Wanderlust, một website nổi tiếng về du lịch của Anh đã xếp hạng chùa Trấn Quốc đứng vị trí thứ 3 trong 10 ngôi chùa có cảnh đẹp trên thế giới.

2. Chùa Quán Sứ – ngôi chùa cổ Hà Nội

Chùa Quán Sứ là một ngôi chùa ở số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. 

ngôi chùa cổ Hà Nội

Chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỉ 14 dưới thời vua Trần Dụ Tông. Trước kia, triều đình nước ta thường đón tiếp các sứ thần của các quốc gia Ai Lao, Chiêm Thành, Nam Chưởng và Vạn Tượng nên vua đã cho xây dựng một tòa công quán gọi là Quán Sứ để tiếp đón các vị thần khi đến kinh thành Thăng Long. Do sứ thần các nước đều thờ phật, để tiện cho việc cúng tế của họ trong những ngày ở bên đây, triều đình đã cho lập ngay một ngôi chùa tại công quán, lấy tên cũng là tên của công quán – chùa Quán Sứ. Ngày nay,công quán không còn nữa những chùa Quán Sứ vẫn còn tồn tại và phát triển. 

Tam quan của chùa có 3 tầng mái, mái nằm giữa là lầu chuông, qua tam quan là một sân rộng lát gạch. Bước qua 11 bậc là tới chánh điện cao, hình vuông, xung quanh có hành lang.

chùa quán sứ

Vào sâu bên trong sân chùa là các dãy nhà dùng làm giảng đường, thư viện, nhà khách và tăng phòng. Vào khoảng giữa thế kỷ 20, chùa đã trở thành trụ sở trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Phân viện Nghiên cứu Phật học và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình cũng được đặt ở đây.

3. Chùa Vạn Niên – ngôi chùa cổ Hà Nội

Chùa Vạn Niên tọa lạc ở đường Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội. Ngôi chùa được xây dựng từ thời Lý, đến nay đã trải qua hàng ngàn năm tuổi và được xem là ngôi chùa linh thiêng nhất của kinh thành.

Chùa Vạn Niên

Trước đây, ngôi chùa có tên là chùa Vạn Tuệ, sau này mới được đổi tên thành Vạn Niên theo phái Mật Tông. 

Do trải qua hàng ngàn năm lịch sử, ngôi chùa đã bị xuống cấp và trải qua nhiều lần trùng tu. Vào thời nhà Nguyễn, ngôi chùa đã trải qua một cuộc trùng tu lớn, gần như cải tạo lại toàn bộ kiến trúc. Chính vì vậy, mọi kiến trúc của chùa đều mang theo hơi hướng kiến trúc thời Nguyễn.

ngôi chùa cổ Hà Nội

Chùa Vạn Niên không chỉ biết đến là một ngôi chùa tâm linh, nơi đây còn được biết đến là một trong những nơi lưu trữ nhiều kỷ vật mang giá trị lịch sử. Trong chùa còn lưu trữ 46 pho tượng phật, tượng tổ, tượng mẫu từ thời nhà Lý, có 2 quả chuông được đúc hoàn toàn bằng đồng dưới triều Nguyễn.

Các bạn hãy thử một lần đặt chân đến chùa Vạn Niên, cảm nhận không khí tĩnh lặng, trầm mặc của ngôi chùa cổ Hà Nội này nhé.

4. Chùa Tứ Kỳ – ngôi chùa cổ Hà Nội

 Chùa Tứ Kỳ tọa lạc ngõ ở ngõ 8 Đường Ngọc Hồi, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội. Đây là một ngôi chùa cổ nằm ở phía Bắc kinh thành Thăng Long, thờ Phật theo phái Đại thừa, thờ Tổ, thờ Mẫu theo tín ngưỡng dân gian.

Chùa Tứ Kỳ

Chùa Tứ Kỳ nằm liền kề gần quốc lộ I, con đường huyết mạch nối liền hai miền Bắc Nam. Ngôi chùa có quy mô bề thế khang trang so với một số ngôi chùa khác trong vùng. Công trình kiến trúc của chùa được quy hoạch tập trung theo chiều sâu, trong không gian rộng, những nếp nhà cổ ẩn mình dưới những tán cây bốn mùa xanh tốt tạo cho cảnh quan của chùa thêm sự tôn nghiêm. 

ngôi chùa cổ Hà Nội

Trải qua hơn 300 năm chùa đã được sửa sang và tôn tạo lại nhiều lần. Kiến trúc của chùa được làm theo kiểu truyền thống, từ ngoài vào trong bao gồm: tam quan, nhà bia, tiền đường, thượng điện, nhà Tổ, nhà Mẫu, bảo tháp, vườn cây, nhà hậu. Sau nhiều lần trùng tu, nhìn chung hình dáng của chùa vẫn giữ được phong cách nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn.

5. Chùa Láng – ngôi chùa cổ Hà Nội

Chùa Láng tọa lạc tại làng Láng, nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.  Ngôi chùa được xây dựng từ thời vua Lý Thần Tông (1128 -1138) ngay trên nền nhà cũ của ông bà Từ Vinh (thân sinh ra vị thiền sư nổi tiếng Từ Đạo Hạnh).

ngôi chùa cổ Hà Nội
Chùa Láng

Chùa Láng ngoài thờ Phật còn thờ Từ Đạo Hạnh và Lý Thần Tông. Trước đây chùa có đủ 100 gian, được xây theo kiểu nội công ngoại quốc. Đây là kiểu chùa phổ biến xưa với đặc trưng là hai hành lang dài nối liền nhà Tiền đường và Hậu đường làm thành một khung hình chữ nhật khép kín vây lấy một công trình kiến trúc ở giữa có thể là nhà thiêu hương hay nhà thượng điện. Chùa Láng xưa kia còn được mệnh danh là đệ nhất tùng lâm có nghĩa là nơi có rừng thông đẹp nhất ở phía Tây kinh thành Thăng Long.

Đây là 5 ngôi chùa cổ Hà Nội, 5 ngôi chùa cổ kính linh thiêng thu hút khách thập phương đến tham quan lễ bái cầu tự may mắn. Nếu có dịp, bạn hãy ghé đến những ngôi chùa tham quan, tìm hiểu về phong tục, văn hóa Việt Nam nhé.

Xem thêm:

Tại sao lại gọi “Hà Nội 36 phố phường” – Ý nghĩa của con số 36

TOP 4 MÓN ĂN HOT NHẤT MÙA DỊCH ĐƯỢC LÀM TẠI NHÀ

Những điều kiêng kỵ khi vào bản ở Sapa mà dân du lịch nên biết

TỔNG HỢP KINH NGHIỆM DU LỊCH MÙA DỊCH COVID 2020

TOP 4 MÓN ĂN HOT NHẤT MÙA DỊCH ĐƯỢC LÀM TẠI NHÀ

0

Từ khi có dịch bệnh Covid-19 và đặc biệt là có lệnh cách ly toàn xã hội của Thủ tướng Chính phủ, tất cả mọi người không có việc cần thiết ra ngoài đều phải ở nhà. Trong thời gian đó, từ giáo viên, công nhân viên chức đã hóa thành Masterchef từ bao giờ không hay. Nấu ăn, khoe hình món ăn và chia sẻ công thức của mình đang trở thành trào lưu trên mạng xã hội hiện nay. Dưới đây là top 4 món ăn hot nhất mùa dịch Wecheckin đã tổng hợp lại. Các bạn hãy đọc và làm theo cùng chúng mình nhé.

Bánh mì bơ tỏi

1. Món ăn hot nhất mùa dịch – Cafe bọt biển Dalgona

Cafe Dalgona bắt nguồn từ Hàn Quốc và hiện nay, trào lưu làm cà phê Dalgona đang phủ sóng khắp mạng xã hội Việt Nam. Một hàng loạt bài chia sẻ công thức, hình ảnh món ăn cách làm món cafe này.

Món ăn hot nhất mùa dịch
Ảnh: @duongtro

Món ăn vừa mới lạ, vừa dễ làm, dễ uống nên từ các anh chàng, các bà mẹ, các cô gái hay những ai hiếm khi nấu ăn cũng làm được một cách dễ dàng.

Chỉ cần gói cafe (không được dùng cafe sữa), sữa tươi, đường và nước sôi là có thể làm được ngay món cafe đang cực hot gây bão mạng này rồi.

cà phê dalgona

Công thức làm cafe Dalgona – món ăn hot nhất mùa dịch cho bạn tham khảo:

Nguyên liệu:

  • 2 – 3 gói cà phê hòa tan
  • 3 muỗng đường
  • Sữa tươi không đường
  • Đá viên (nước lạnh), nước sôi

Cách làm cà phê Dalgona:

  • Bước 1: Đổ cafe hoà tan và đường vào cùng một chiếc cốc. Tuỳ sở thích uống ngọt, bạn có thể cho thêm đường nếu muốn.
  • Bước 2: Cho 2 – 3 thìa nước sôi vào rồi dùng máy đánh bông hỗn hợp lên cho đến khi hỗn hợp có độ bông.
  • Bước 3: Cho sữa và đá vào cốc rồi đổ hỗn hợp cafe đã đánh bông lên trên.

2. Món ăn hot nhất mùa dịch – Bánh mì phô mai bơ tỏi

Bánh mì bơ tỏi là món ăn đang gây sốt khắp trên các trang mạng xã hội. Từ các hội nhóm, các page dạy nấu ăn, hội review các món ăn đều được mọi người khoe hình ảnh ngày càng nhiều.

Bánh mì phô mai bơ tỏi

Đây là món ăn được xuất phát từ Hàn Quốc với công thức dễ làm, nguyên liệu phổ biến và dễ làm tại nhà nên thu hút rất nhiều người thực hành. Dưới đây là công thức để làm nên món ăn hot nất mùa dịch này.

Bánh mì phô mai bơ tỏi

Bánh mì

  • Bột mì 13%: 200gr
  • Bột mì đa dụng: 80gr
  • Đường: 40gr
  • Muối: 3gr
  • Men: 5gr
  • Trứng gà: 1quả
  • Sữa: 150 -160gr
  • Bơ nhạt: 30gr

Ngoại trừ bơ, các bạn trộn đều tất cả nguyên liệu, bật máy đánh trứng vào nhào ở tốc độ số 2, sau 10 phút bạn cho bơ đã để mềm ở nhiệt độ phòng vào nhào tiếp 10 phút nữa đến khi khối bột bóng mịn và róc thành âu. Ủ bột ở nhiệt độ phòng đến khi bột nở gấp đôi thường sẽ ủ mất khoảng 1 giờ đồng hồ.

Nhẹ nhàng lấy bột ra, chia bột làm 4 phần bằng nhau và tạo hình hình tròn, ủ bột khoảng 30 phút nữa cho bột nở rồi đem nướng ở nhiệt độ 170 độ C trong 15-20p, các bạn canh mặt bánh đến khi vàng. Chờ bánh nguội, cắt bổ cau thành 6 miếng đều nhau nhưng không tách rời.

Kem phô mai

  • Cream cheese: 200gr
  • Whipping: 70gr
  • Đường: 20gr

Đánh đều cream cheese và đường, sau đó thêm whipping cream trộn đến khi tất cả thành một khối đồng nhất, đều, mịn. Các chị có thể sử dụng máy đánh trứng để đánh nhé!

Sốt bơ tỏi

  • Bơ lạt: 150gr
  • Tỏi xay nhỏ: 50gr
  • Sữa đặc: 50gr
  • Mật ong: 10 – 15gr
  • Trứng: 1 quả
  • Rau mùi thơm: 10gr

Bơ đun cách thuỷ hoặc quay chảy, cho tất cả các nguyên liệu còn lại vào âu bơ, trộn đều. Lưu ý để bơ nguội rồi trộn để tránh trứng bị vón cục do nóng quá nhé, bao giờ chuẩn bị xong các bước trên rồi làm sốt bơ tỏi để bơ không bị đặc lại thì mình sẽ dễ nhúng hơn.

Bơm kem cream cheese ở phần 2 vào các kẽ bánh, nhúng ngập bánh vào phần sốt, nướng lần 2 ở 170 độ trong 8 phút.

3. Món ăn hot nhất mùa dịch – Trứng rán bọt biển Omelette bồng bềnh

Trứng rán hay trứng chiên là món ăn quen thuộc của nhiều người nhưng món trứng rán bồng bềnh nghe thật mới lạ phải không nào?

Trứng rán bọt biển

Vừa có hình thức đẹp mắt lại ăn lạ miệng nên trứng rán bồng bềnh được rất nhiều người làm và khoe thành quả nên mạng xã hội.

Trứng rán bọt biển

Nguyên liệu

  • 2 quả trứng
  • Ít muối
  • Ít bơ
  • Mật ong

Cách làm

  • Tách riêng lòng đỏ và lòng trắng trứng.
  • Lòng đỏ trứng cho ít muối rồi đánh tan ra.
  • Khuấy 1000 lần cho lòng trắng trứng bông cứng lên, thấy các bạn Hàn Quốc bảo phải quấy tận 1000 lần mới lên nổi ý, mọi người thử làm rồi đếm xem có đúng 1000 lần không nhé.
  • Rót lòng đỏ vào lòng trắng trứng trộn đều cho hỗn hợp mịn.
  • Bắc chảo lên bếp cho ít bơ chống dính, rồi đổ hỗn hợp trứng vào.
  • Chiên khoảng 2-3 phút rồi gập đôi miếng trứng lại, hãy giữ một lúc để hai lớp trứng dính chặt vào nhau.
  • Lật mặt trứng cho chín đều chiên thêm 30 giây – 1 phút nhé.
  • Vậy là xong, đổ ra đĩa rót mật ong vào và thưởng thức.

4. Món ăn hot nhất mùa dịch – Cốt bánh gato bằng nồi cơm điện 

Tuy không phải là cách làm mới mẻ nhưng trong thời gian nghỉ dịch bỗng nhiên nó đã trở thành một trong những món ăn hot nhất mùa dịch được làm tại nhà.

Món ăn hot nhất mùa dịch
Ảnh: @ngocbich

 Dưới đây là công thức làm cốt bánh gato bằng nồi cơm điện. Các bạn hãy thử áp dụng cách này vào trong thời gian rảnh rỗi của mình nhé.

Nguyên liệu:

  • 3 trứng gà
  • 90gr bột mỳ
  • 80gr đường

Với thành phần nguyên liệu như này thì cốt bánh sẽ không thể mềm ẩm như công thức bánh chiffon được nhưng vẫn có độ xốp nhất định. Nếu chấm điểm công thức cốt nhà tớ đang làm là 10 thì công thức này sẽ được 7 nhé!

Cách làm:

Cách làm chi tiết trên hình ảnh đều có. Quan trọng nhất là kỹ năng đánh bông lòng trắng và fold bột. Nên dùng máy đánh trứng thì công việc sẽ nhàn hơn rất nhiều, đánh trứng bằng tay sẽ vô cùng mệt đó.

Món ăn hot nhất mùa dịch
Món ăn hot nhất mùa dịch
Món ăn hot nhất mùa dịch
Món ăn hot nhất mùa dịch
Món ăn hot nhất mùa dịch
Bánh gato bằng nồi cơm điện
Bánh gato bằng nồi cơm điện
Bánh gato bằng nồi cơm điện
Bánh gato bằng nồi cơm điện

Lưu ý:

  • Đánh bông lòng trắng trứng đến khi nhấc que lên tạo thành chóp mềm nhé. Độ bông lòng trắng sẽ quyết định độ nở của bánh.
  • Kỹ thuật fold bột: dùng phới dẹt sẽ chuẩn hơn nhé nhưng bạn chồng mình lười không buồn thay phới. Trộn bột theo chiều từ trái qua phải, từ dưới lên để hạn chế vỡ bọt khí nhé!
  • Nên lót 2 lớp giấy nến vì đáy nồi cơm thường có nhiệt cao hơn. Nếu không có giấy nến thì lấy giấy thường rồi quét dầu ăn vào là được.
  • Thời gian nướng khoảng 45 phút, mỗi lần chuyển chế độ từ cook- warm là 15 phút nhé, làm 3 lần.

Bài viết trên là tổng hợp top 4 món ăn hot nhất mùa dịch gây bão trên mạng xã hội được làm tại nhà. Trong thời gian rảnh rỗi này, hãy tự tay làm những món ngon để chiêu đãi gia đình mình nhé. Đừng quên chia sẻ với chúng mình thành quả mà các bạn làm được nha.

Tổng hợp công thức các món ăn hot trend mùa dịch | 2022 Updated

Chắc hẳn trong thời gian cách ly toàn xã hội này chúng ta không khỏi cảm thấy nhàm chán và vô vị, không biết phải làm gì để tìm kiếm niềm vui.

Vậy thì biết đâu bạn sẽ thay đổi suy nghĩ ngay khi đọc bài viết này thì sao nhỉ? Hãy cùng Wecheckin vào bếp bắt tay thử ngay Công thức các món ăn hot trend mùa dịch 2022 để những ngày nghỉ trở nên thú vị hơn bao giờ hết nhé!

1. Cà phê Dalgona – món ăn đứng đầu bảng xếp hạng hot trend mùa dịch

Trong khoảng thời gian gần đây, cứ lướt Facebook là chắc chắn bạn sẽ thấy mọi người, đặc biệt là các chị em phụ nữ xắn tay vào bếp update một thức đồ uống trông thật đẹp mắt – tên gọi của nó không gì khác chính là Cà phê Dalgona.

Món ăn hot trend mùa dịch - Dalgona Coffee

Món ăn hot-trend mùa dịch 2022 này như là yếu tố khởi xướng lên phong trào bếp núc, chứng tỏ độ khéo tay của phái đẹp mà trong ngày bình thường họ ít khi có dịp thể hiện.

Công thức Dalgona
Bộ ba Dalgona đầy đủ hương vị @ẢNH: SƯU TẦM

Công thức làm nên cà phê Dalgona không hề khó, chỉ cần một chút lưu ý nhỏ là đã có thể cho ra loại đồ uống thơm ngon, hấp dẫn cho cả gia đình.

Nguyên liệuCông thức truyền thốngCông thức sáng tạo khác
Cà phê Dalgona– Cafe đen dạng gói, loại Nescafé Việt thì càng tốt (nhất định phải là cafe đen hòa tan mới có thể thành công các bạn nhé)
– Đường
– Nước sôi (nóng)
– Sữa tươi không đường
– Đá viên
– Máy đánh trứng hoặc nếu không có máy đánh trứng, bạn có thể đánh bằng tay
– Pha theo tỉ lệ 1:1:1, tức là cứ 3 muỗng cà phê + 3 muỗng đường + 3 muỗng nước sôi, đổ vào cốc hoặc bát. (Thông thường 1 gói cafe sẽ được 3 muỗng, nếu bạn pha chế cho đông người thì có thể tăng nguyên liệu lên nhưng vẫn giữ tỉ lệ 1:1:1 nhé)
– Đánh đều tay hỗn hợp liên tục khoảng 5 phút đến 10 phút bằng thìa gỗ to hoặc phới lò xo cho tới khi chuyển sang màu vàng nhạt, sệt và bông xốp như kem.
– Nếu cảm thấy chưa đủ bông thì có thể sử dụng máy đánh trứng giúp hỗn hợp mịn nhất có thể.
– Cho đá + sữa tươi không đường vào cốc, cho phần cà phê đã bông xốp lên trên và thưởng thức.
– Có thể ăn kèm bánh quy, socola…v.v tùy khẩu vị.
Dalgona Matcha
– Nguyên liệu: 1 thìa cà phê bột matcha, 1 lòng trắng trứng, 32g đường cát trắng, 62ml nước sôi, sữa tươi, đá viên.
– Cách làm: Đánh lòng trắng trứng cho đến khi nổi bọt mịn; Làm si-rô bằng cách đun sôi nước và đường cát trắng đến khi sệt lại; Từ từ rưới si-rô vào phần trứng bông xốp và khuấy đều đến khi hỗn hợp sánh mịn; Cho bột matcha vào và tiếp tục khuấy cho đều; Cho sữa tươi và đá viên vào cốc; Bước cuối cho hỗn hợp bông xốp lên trên.
Dalgona Milo
– Nguyên liệu: 2 thìa bột sữa Milo, 2 thìa đường trắng, 2 thìa nước nóng, sữa, nước đá.
– Cách làm: Cho bột sữa Milo, đường và nước nóng vào cốc và đánh đều tay cho đến khi hỗn hợp trở nên bông xốp, nhẹ và mịn; Cho sữa (lượng tuỳ thích) và ly nước đá rồi đổ hỗn hợp bông lên trên.

2. Lẩu kem Socola trái cây tươi – Siêu nhanh và không kém ngọt ngào

Món hot hit mùa dịch này thì khâu chuẩn bị siêu nhanh và sản phẩm thì siêu chất nhé. Đặc biệt món rất hợp cho những cặp đôi, tín đồ đồ ngọt, or những gia đình có trẻ nhỏ.

lẩu socola ngọt ngào
@Ảnh: sưu tầm

Tất cả bạn cần chỉ là một nồi đun chảy socola, socola, nến nhỏ, trái cây ăn kèm (rất nhiều vitamin để tăng cường đề kháng cho chúng ta nhé), kem vị yêu thích và một tâm hồn đẹp để thưởng thức trọn vẹn nồi lẩu ngot ngào này thôi.

Nguyên liệuCông thức
Lẩu kem socola trái cây tươiNồi đun chảy socola bằng sứ
20g socola đen
30g socola trắng
– 50g sữa đặc ông thọ có đường
-10-20ml rượu rum (có thể không cần)
– Hộp kem
– Trái cây (dâu tây, nho, táo, kiwi, chuối, dưa hấu…)
Bước 1: Trái cây rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh
*Lưu ý: với táo, cắt đến đâu bạn thả luôn vào tô nước muối pha loẵng để táo không bị thâm nhé.
Bước 2: Cho socola đen, trắng, sữa đặc ông thọ có đường vào nồi nấu cho tan chảy, cho rượu rum vào (tùy sở thích), rồi chuyển nguyên liệu sang nồi đun socola có nến đốt để giữ ấm
Bước 3: Bày đĩa trái cây lạnh cạnh nồi socola, đặt kem vào giữa đĩa trái cây
Bước 4: Dùng dĩa nhúng từng miếng trái cây lạnh vào nồi đun socola, đưa vào miệng, múc kem lạnh ăn cùng
lẩu kem socola
@Ảnh: Sưu tầm

3. Trứng bọt biển Souffle Omelette – Món ăn hot trend mùa covid cho cả nhà

Trứng bọt biển Souffle Omelette – một trong những công thức món ăn đánh bông “đổi gió” cho cả nhà. Trứng bọt biển bông xốp mềm rung rinh vừa là món ăn độc đáo mà lại vô cùng dễ làm. Bạn không cần quá khéo tay vì chỉ cần một chút tinh tế là đã có thể cho ra lò công thức mới phá đảo cộng đồng mạng này rồi.

Món ăn hot trend mùa dịch - Trứng bọt biển
@ẢNH: LILO KITCHEN
Nguyên liệuCông thức
Trứng bọt biển Souffle Omelette– 3 quả trứng
– Phô mai Cheddar
– Chút bơ, muối
Bước 1: Tách lòng đỏ và lòng trắng trứng vào 2 bát khác nhau. Các bạn tách cẩn thận đừng để lòng đỏ còn sót lại lòng trắng trứng nhé!
Bước 2: Đánh đều cho tan lòng đỏ.
Bước 3: Cho một chút muối vào lòng trắng và dùng máy đánh trứng đánh đều đến khi lòng trắng bông mịn là được. Bạn có thể dùng phới để đánh nếu không có máy đánh trứng nhưng lưu ý đánh thật đều tay và liên tục.
Bước 4: Đổ nhẹ nhàng ½ lòng trắng đã đánh bông vào phần lòng đỏ trứng, đồng thời dùng phới lồng trộn đều. Khi lòng đỏ và lòng trắng hòa quyện vào nhau là được.
Bước 5: Tiếp tục cho ½ phần lòng trắng trứng còn lại vào và trộn tiếp. Bạn không nên trộn quá kỹ để tránh làm hỗn hợp bị tách nước và làm mất đi độ xốp của lòng trắng.
Bước 6: Cho chảo lên bếp, tráng khắp mặt chảo bằng một lớp bơ mỏng. Sau đó đổ hỗn hợp trứng vào, dàn đều khắp chảo để trứng có độ dày vừa đủ.
Bước 7: Cho thêm một chút phô mai Cheddar lên trên để trứng thêm ngậy và thơm. Bạn có thể bỏ qua bước này nếu không thích phô mai.
Bước 8: Chờ 2 phút, khi trứng bắt đầu chín, dùng xẻng gập đôi miếng trứng. Chờ thêm khoảng 30 giây – 1 phút thì tắt bếp, cho trứng ra đĩa. Vậy là bạn đã hoàn thành món trứng bọt biển “bồng bềnh” có màu vàng ươm cực đẹp mắt, hương vị thì thơm ngậy, xốp mịn cực ngon.

4. Bánh mì phô mai bơ tỏi – Món ăn thơm ngon bảo vệ sức khỏe mùa dịch bệnh

Ngoài có công dụng như một món ăn xế chiều thơm ngon, bánh mì phô mai bơ tỏi còn giúp bạn và người thân tăng cường sức đề kháng trong những ngày dịch bệnh hoành hành. Tỏi mang nhiều lợi ích cho sức khỏe như trị cảm cúm, tránh đầy bụng, khó tiêu, tốt cho hệ tiêu hóa và miễn dịch, khi được kết hợp với bơ và bánh mì quả thực quá mới lạ và hấp dẫn.

Món ăn hot trend mùa dịch - Bánh mì bơ tỏi
@ẢNH: SƯU TẦM

Bánh mì phô mai bơ tỏi được xem như món ăn hot trend mùa dịch đáng để chị em bỏ chút công sức bắt tay vào bếp nhất luôn nhé!

Công thức làm bánh mì bơ tỏi
@ẢNH: DECEMBER KITCHEN
Nguyên liệuCông thức
Bánh mì phô mai bơ tỏiPhần bột bánh mì: – 270g bột mì số 11 – 60g bột mì số 8 – 35g đường – 1 quả trứng – 2g muối – 140g sữa tươi – 4g men – 40g bơ lạt 
Phần kem phô mai: – 200 cream cheese – 70g whipping cream – 20g đường – 1 muỗng nước chanh
Phần sốt tỏi: 150g bơ lạt – 60g tỏi băm – 50g sữa đặc – 1 quả trứng – 1 muỗng cafe muối – 2 muỗng canh mật ong – 2 muỗng canh rau parsley khô (rau mùi tây khô)
Làm bánh mì
– Cho các nguyên liệu làm bánh mì vào tô lớn, nhồi và ủ bột trong 1 tiếng để bột nở gấp đôi. Sau đó, chia thành 6 chiếc bánh trọng lượng khoảng 110g.
– Sau đó nướng bánh trong nồi chiên không dầu với với nhiệt độ 165 độ C trong 10 phút.
Làm kem phô mai
Cho các nguyên liệu làm kem phô mai vào tô, dùng máy đánh tan đến khi hỗn hợp mịn. Cho vào túi bắt kem bỏ tủ lạnh.
Làm sốt bơ tỏi
Chưng lỏng bơ rồi trộn hỗn hợp các nguyên liệu trong một tô to.
Hoàn thiện bánh
 Bánh mì sau khi đã nướng chín, dùng dao cắt thành 6 phần bằng nhau nhưng, giữ lại phần đáy bánh để nó không bị đứt rời hoàn toàn.
– Bơm phô mai vào từng vách của bánh mì.
– Nhúng bánh mì xuống âu bơ tỏi.
– Bật nồi chiên không dầu ở 180 độ C trong 7 phút. (Tuỳ thích theo độ giòn có thể gia giảm thời gian và nhiệt độ).
– Lấy bánh ra và trình bày.

5. Bánh tart trứng thơm ngon béo ngậy cho mùa dịch

Những chiếc bánh tart trứng thơm ngon béo ngậy, nhỏ xinh là món ăn hấp dẫn mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Bánh tart có thể được chế biến theo nhiều công thức hương vị khác nhau như vị: táo, phô mai, dâu,… nhưng bánh tart trứng là đơn giản và dễ làm tại gia nhất.

Bánh Tart Trứng
@ẢNH: SƯU TẦM
Nguyên liệuCách làm
Bánh tart trứngPhần vỏ bánh: – 340gram bột mì – 230gram bơ – 60gram đường xay – 1/2 quả trứng (bạn nên lấy cả lòng trắng và đỏ)
Nhân kem bánh: – 230ml nước – 3 quả trứng gà – 80gram đường – 70ml sữa tươi không đường
Làm vỏ bánh
– Bạn cho bơ và đường vào một cái âu và dùng máy đánh trứng đánh bông hai nguyên liệu này lên. Tiếp đó, bạn thêm vào âu 1/2 quả trứng, tiếp tục đánh rồi cho bột vào, trộn đều tay cho thành một khối bột đồng nhất. Cuối cùng, bạn bọc nilong kín âu và cất vào tủ lạnh trong thời gian khoảng 20 phút để giúp cho bột cứng lại.
– Sau khi bột đã cứng, bạn lấy bột ra khỏi tủ, chuẩn bị mặt phẳng và lấy cây cán bột cán thành miếng bột có độ dày khoảng 0,3mm. Sau khi cán, bạn cho bột vào khuôn, miết đều để bột dính quanh viền khuôn, sau đó bạn lấy đi phần bột thừa cho bánh đẹp mắt hơn.
– Dùng một cái nĩa xiên các lỗ xuống đáy khuôn, để khi nướng, bánh được thoát khí, tránh việc bị phồng rộp. Tiếp theo, bạn làm nóng lò 5 phút, sau đó mới cho vỏ bánh vào lò và nướng khoảng 15 phút với nhiệt độ 175 độ C để giúp kết cấu bột ổn định.
Làm nhân kem trứng
– Dùng một cái âu, cho trứng cà đường vào đánh cho tan, cho thêm sữa tươi vào, tiếp tục đánh đều, cuối cùng bạn cho thêm nước vào, đánh cho hòa quyện. Lọc hỗn hợp này qua một chiếc rây cho mịn.
– Sau cùng, bạn rót hỗn hợp sữa trứng vào từng khuôn đã có phần vỏ bánh, cần lưu ý là chỉ nên rót khoảng 1/2 khuôn bánh, không nên rót quá đầy sẽ làm bánh nở tràn và kém thẩm mĩ. Nướng bánh ở nhiệt độ 160 độ C trong 15 phút đến khi nào bạn thấy phần vỏ bánh tart trứng có màu hơi nâu vàng và thấy phần nhân kem bắt đầu đông đặc lại là bánh chín.

Những công thức Wecheckin tổng hợp các món ăn hot trend mùa dịch 2022 trong bài viết hy vọng sẽ cho các bạn những trải nghiệp tuyệt vời về việc bếp núc. Nếu thành công thì nhớ share ngay cho chúng mình kết quả nữa nha! Đội ngũ Wecheckin cũng đã chinh phục thành công những món ăn kể trên rồi đó!

Ngoài ra, nếu có những công thức hay nào khác, đừng ngại chia sẻ cùng đội ngũ chúng mình nhé. Hãy cùng nhau xây dựng những thông tin bổ ích cho nhau nào.

Chúc các bạn một mùa dịch an toàn và có thêm nhiều niềm vui mới!!!

Tổng hợp công thức từ: Hướng nghiệp Á Âu, Bếp EVA, Klook,…

Wecheckin