Cây nhắn gửi: “Ăn bánh ở Cây một lần mà chưa nghiện là lỗi của Mr Cây Bread, nhưng ăn lần 2, lần 3 mà vẫn chưa cuồng Cây thì chắc chắn là lỗi của các cậu rồi!!!”
Cây vẫn thế, vẫn luôn gần gũi, đáng yêu từ cái cách chế biến, phục vụ đồ ăn, đồ uống cho tới nụ cười, lời hỏi han và sự tận tâm của các bạn nhân viên dành tới khách hàng.
Và bây giờ thì, cùng mình vòng quanh Cửa Tiệm bánh mì Mr Cây Bread để nạp thêm một vị trí ăn uống cực kỳ hấp dẫn cho những ngày băn khoăn không biết “Hôm nay ăn gì?” nhé!
1. Định vị tọa độ nhà Mr Cây Bread
Đến với Mr Cây Bread, điều đầu tiên bạn không cần phải lo đến việc “ăn một chiếc bánh, chạy ba quãng đồng” vì ở Cây phục vụ cả đồ ăn kết hợp với đồ uống để bạn có thể ngồi ung dung thưởng thức bữa ăn một các trọn vẹn nhất.
Nhà của Cây hiện nằm tại 3 Cơ Sở:
Mr Cây 1 : Khuôn viên ĐH Ngoại Ngữ, ĐH Quốc Gia Hà Nội 144 Xuân Thủy Cầu Giấy
Mr Cây 2 : Nhà 10C1 Ngõ 243 Trần Quốc Hoàn , Cầu Giấy, HN
Mr Cây 3 : KTX Đại học Sư Phạm HN
Quán sẽ luôn mở cửa và phục vụ khách hàng từ 6h sáng đến 22h tối hàng ngày.
Khi đặt chân tới quán điều chắc chắn mà bạn có thể cảm nhận đầu tiên là sự gần gũi, thân thiện vì cách nhà Cây bày trí tựa như một quán cà phê với gam màu vàng vô cùng bắt mắt.
Dòng chữ Bánh Mì – Trà Chanh cùng với khẩu hiệu Mít Tơ Cây – Chúng tôi nguyện vì anh em phục vụ tạo nên một phong cách rất riêng biệt, khiến người ta cảm nhận đây không đơn thuần chỉ là một quán bánh mì mà còn là nơi để gửi gắm cả thanh xuân của mình.
Bài viết tham khảo thêm:
2. Đến với Mr Cây Bread – Bạn không chỉ được ăn mà còn được yêu!!!
Hãy tạm quên đi những tiết học hay giờ làm việc căng thẳng để đến Cây, hòa mình vào không gian ẩm thực phong phú và cách phục vụ tận tình của nhân viên – chắc chắn bạn sẽ cảm thấy được yêu thương hơn bao giờ hết.
Hãy nhìn vào Menu này để thấy được cả một bầu trời đa dạng các loại đồ ăn, đồ uống nhà Mr Cây và chọn ra món yêu thích cho mình trước khi ghé quán thưởng thức nhé:
Điểm cộng của quán không chỉ nằm ở độ ngon của đồ ăn thức uống mà còn bởi sự ngăn nắp, sạch sẽ và chất lượng phục vụ trên cả tuyệt vời.
Những ngày lười biếng chỉ muốn nằm lì ở nhà, nơi đây cũng sẵn sàng phục vụ các bạn với đơn hàng từ 50.000, việc của bạn là chỉ cần nhấc máy lên và liên hệ tới 0936.151.470, thế là đội ngũ giao hàng thần tốc nhà Cây sẽ lên đơn và lấp đầy chiếc bụng đói của bạn ngay tức khắc.
Nhưng nếu có thể, hãy trực tiếp ghé thăm vì chắc chắn bạn sẽ muốn quay trở lại lần 2, lần 3 và n lần nữa đấy, vì đến với Cây là được sống giữa tình thương mến thương. Tại Cây thường xuyên diễn ra các chương trình ca nhạc để nhân viên và thực khách cùng nhau giao lưu và cháy hết mình.
Vì thế hãy tham khảo ngay Fanpage nhà Cây, cài đặt chế độ xem trước để thường xuyên cập nhật được những ưu đãi và tham gia những trải nghiệm thú vị cùng Mr Cây Bread nhé!
Mr Cây quả thực là “Quán bán bánh, bán trà, bán cả tình yêu”. Chẳng phải tự nhiên mà thực khách thưởng thức bánh mì lại nghiền sốt của Cây, yêu luôn cả cái nhẹ nhàng của nhân viên hay lối phục vụ thần tốc của nơi này.
“Thanh xuân như một chén trà
Nhanh ra thưởng thức không là hết xuân” đó các bạn ơiiiii!!!!
Nằm trên con đường ven Hồ Tây, cafe tháng 10 hiện lên như một nốt trầm của một Hà Nội ồn ào. Vào một chiều cuối thu, ghé vào quán cafe nhỏ xinh thưởng thức một tách trà cùng bánh ngọt, lặng nhìn ngắm hoàng hôn Hồ Tây quả là thú vị.
Nội dung chính của bài
1. Trở về những năm thập niên 80, 90 cùng với CAFE THÁNG 10
Không ồn ào như phố phường Hà Nội, bước chân vào Cafe tháng 10 như lạc vào trong không gian của những thập niên 80, 90 lặng lẽ, cổ điển. Không giống như những quán cafe sang trọng khác, cafe tháng 10 mang trong mình một chút hoài niệm cổ xưa mà không kém phần hiện đại.
Không gian cổ kính, được trang trí bằng những đồ handmade cực kì xinh xắn do đích thân chủ quán tự làm khiến cho ta như đang ở một dinh thự thời Pháp hồi xưa ngay trong lòng Hà Nội ngày nay.
2. CAFE THÁNG 10 – Không gian làm tâm hồn ta “chill”
Quán cafe có 4 tầng đều được thiết kế theo phong cách cổ điển và hoàng gia, mỗi tầng đều được trang trí theo kiểu cách khác nhau để phục vụ cho các thực khách có thể “sống ảo”. Ở tầng 1 và tầng 3 của quán còn có cả piano và các tầng đều có guitar cho các bạn biết chơi nhạc để có thể sử dụng.
Bước vào tầng 1, ta như lạc vào một quán bar Châu Âu nào đó với màu gỗ nâu ấm áp, dịu nhẹ. Tầng 2 được trang trí bởi những món đồ La Mã cổ đại, giữa phòng còn có cây cổ thụ lớn tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Tầng 3 thích hợp cho những ai đi tìm khoảng trời riêng tư, ngồi nhâm nhi tách cafe và lựa chọn cho mình những cuốn sách hay và nghe những bản nhạc thật sâu lắng.
Tầng 4 thích hợp cho những nhóm bạn đông người với không gian hoàn toàn khác biệt. Với không gian ngoài trời nhìn thẳng ra Hồ Tây lộng gió.
Ở cafe tháng 10 còn có hẳn 1 phòng hát karaoke nhỏ có sức chứa khoảng 10 người phù hợp cho những bữa tiệc sinh nhật hay những buổi party nho nhỏ.
Có ban công view ra Hồ Tây lộng gió, cầm một tách cafe ngồi ngắm nhìn hoàng hôn buông xuống, nghe một bản nhạc làm ta chill thì thật là tuyệt vời. Đây là một nơi rất tuyệt vời dành cho các buổi hẹn hò cùng bạn bè hay tìm đi tìm một góc chốn cho riêng mình.
3. Một vài góc của CAFE THÁNG 10
Tháng 10 do chính tay chủ quán thiết kế nên rất khác biệt so với không gian ở các quán khác. Đây đích thực là nơi các bạn tha hồ thưởng thức, sống ảo sau những ngày làm việc hay học tập mệt mỏi.
Cùng với Mã Pí Lèng (Hà Giang), Ô Quý Hồ (Lào Cai) và Pha Đin (Sơn La), Khau Phạ (Yên Bái) là một trong “Tứ đại đỉnh đèo” nổi tiếng của Tây Bắc mà bất cứ dân du lịch bụi nào cũng mơ ước được chinh phục và chiêm ngưỡng. Hãy cùng xem Hành trình khám phá Khau Phạ – con đèo cao và dốc bậc nhất Việt Nam của wecheckin nhé!
Đèo
Khau Phạ
Địa Phận
Huyện Mù Cang Chải, Yên Bái
Tổng chiều dài
>30km
Độ cao
1.200m – 1.500m
Nội dung chính của bài
1. Đèo Khau Phạ Ở Đâu? – Vị Trí Địa Lý
Khau Phạ là con đèo dài và hiểm trở nhất trên tuyến quốc lộ 32, được mệnh danh là một trong “tứ đại đỉnh đèo” với độ dài trên 30 km. Đây là một trong những cung đường đèo quanh co và dốc đứng thuộc hàng bậc nhất Việt Nam. Đèo nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, đèo Khau Phạ đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Tú Lệ, Chế Cu Nha, Nậm…
Nằm ở độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển. Đèo vượt qua đỉnh núi Khau Phạ, ngọn núi cao nhất vùng Mù Cang Chải. Tên gọi của đỉnh núi này trong ngôn ngữ của dân tộc Thái nghĩa là “Sừng Trời” (chiếc sừng núi nhô lên tận trời), do các chóp núi thường nhô lên giữa biển mây bao quanh như một chiếc sừng.
2. Khám Phá Vẻ Đẹp Của Khau Phạ Theo Mùa
Khung cảnh nhìn từ đèo Khau Phạ đẹp nhất vào mùa lúa chín, tầm tháng 9 tháng 10, khi lúa trên chân ruộng bậc thang Tú Lệ chín vàng mờ ảo trong sương sớm. Đây là thời điểm mà nhiều khách du lịch mạo hiểm chinh phục đèo nhìn Khau Phạ hiện ra rực rỡ giữa đất trời xanh thẳm, mang vẻ đẹp hùng vĩ tới nao lòng. Đây cũng là thời điểm mà nhiều khách du lịch mạo hiểm chinh phục đèo để ngoạn cảnh.
Ngoài ra vào mùa nước đổ khoảng tháng 5 tháng 6, đèo Khau Phạ cũng làm say lòng người không kém. Khung cảnh hiện ra là màu nâu của đất, màu loang loáng của nước cùng ánh mặt trời, màu xanh của mạ non… đan xen tạo nên một bức tranh đẹp mê mẩn trên những thửa ruộng bậc thang ở thung lũng Khau Phạ.
3. Hành Trình Khám Phá Khau Phạ
3.1 Di Chuyển Hà Nội – Khau Phạ
Từ Hà Nội có thể bắt xe khách lên Nghĩa Lộ, rồi từ Nghĩa Lộ thuê xe máy chạy dọc theo QL32 khoảng hơn 50km để chinh phục Khau Phạ.
Xe khách tuyến Hà Nội – Nghĩa Lộ
Xe Khách
Tuyến
Giờ
Loại Xe
Giá Thành
Hưng Thành
Mỹ Đình – Khách sạn 7 tầng (Nghĩa Lộ)
17:45 – 21:45
Giường nằm 41 chỗ
300.000
Khánh Thủy
Mỹ Đình – Khách sạn 7 tầng (Nghĩa Lộ)
19:00 – 00:00
Giường nằm 40 chỗ
200.000
Cường Lan
Hồ Tùng Mậu – Nghĩa Lộ
22:30 – 03:30
Giường nằm 38 chỗ
230.000
Tuyến Lực
Mỹ Đình – Nghĩa Lộ
01:00 – 06:00
Ngồi 35 chỗ
120.000
Địa chỉ thuê xe máy ở Nghĩa Lộ:
Cho Thuê Xe Máy
SĐT
Thủy Huấn
0914 904 686
Cửa hàng xe máy Đức Thanh
0989 820 876
3.2 Hành Trình Khám Phá Khau Phạ Và Những Địa Điểm Du Lịch “Vàng” Yên Bái
Đèo Khau Phạ có điểm khởi đầu là đoạn cắt quốc lộ 32 với quốc lộ 279 liền mạch liên tiếp với đèo Chấu phía trước nó và đèo Vách Kim phía sau trên đường 32. Từ Nghĩa Lộ, ngược theo QL32 chừng 1 giờ đồng hồ sẽ thấy Tú Lệ hiện ra giữa một vùng cao nguyên được bao quanh bởi những dãy núi trùng điệp. Những cung đường đèo quanh co giữa những cánh rừng già còn mang đậm nét nguyên sơ và những triền ruộng bậc thang của các dân tộc H’Mông hay dân tộc Thái.
Hành trình khám phá Khau Phạ không hề dễ dàng khi có đến hai phần ba đèo là đường cấp phối, gập ghềnh đá sỏi. Chỉ khi đoạn đi qua Tú Lệ, đường mới được làm đẹp hơn đôi chút. Trong suốt chiều dài của đèo có đến vài chục đoạn cua gấp khúc tay áo. Vào những ngày mây mù, đèo đặc biệt nguy hiểm cho cánh lái xe vì con đèo không có rào chắn hay bất cứ biển cảnh báo nào.
Nằm ở độ cao trên 1.200 mét so với mực nước biển nên thời tiết ở Khau Phạ mát mẻ quanh năm như cao nguyên Đà Lạt. Một ngày ở Khau Phạ có tới 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Khau Phạ thường xuyên mịt mù mây phủ và có năm trời quá lạnh, băng tuyết phủ kín trên đỉnh đèo.
Ở Tú Lệ, ngoài việc được nhìn ngắm những thửa ruộng bậc thang vàng óng tuyệt đẹp vào tháng 9, tháng 10 thì bạn cũng có thể đi tắm suối nước nóng ở bản Chao. Có hai bể tắm nước khoáng nóng tại ngay cạnh dòng suối mát và bên bờ là nương lúa. Bạn có thể trút bỏ trang phục tắm tiên theo phong tục người Thái.
Vượt qua vùng đèo heo hút gió và mịt mùng sương phủ, lên cao gần 50km nữa mới thấy thị trấn Mù Cang Chải. Từ thị trấn Mù Cang Chải đi tiếp chừng 40 km đường núi nữa là sang đất Than Uyên (Lai Châu), hoặc theo chân những cô gái H’Mông đi ít nhất thêm chục km nữa mới tìm đến được những bản làng người H’Mông sinh sống.
Mù Cang Chải đẹp nhất vào tháng 9 và tháng 10 khi lúa chín vàng trên những cánh đồng. Các bạn có thể tham khảo kinh nghiệm du lịch Mù Cang Chải của wecheckin tại đây:
VietTrekking Homestay còn được mọi người gọi bằng cái tên “ngôi nhà cuối đường” với hàng rào trắng. Nơi đây hoàn toàn tách biệt với trung tâm thị trấn Sapa ồn ào, thích hợp cho những ai muốn tìm một chốn nghỉ chân thật yên bình.
Nội dung chính của bài
1. VietTrekking Homestay nằm ở đâu?
Địa chỉ: 33 Hoàng Liên Sơn, TT. Sapa, Sapa, Lào Cai
Nằm ở cuối đường Hoàng Liên Sơn, VietTrekking homestay là một địa chỉ yêu thích của các du khách thích cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Nằm ở trên đỉnh núi, VietTrekking tách biệt hoàn toàn với thế giới ồn ào của thị trấn Sapa.
Với view không thể chill hơn, một bên là Sapa huyền ảo trong sương, 1 bên là đỉnh Fansipan hùng vĩ nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn.
Nếu các bạn đang muốn tìm một nơi vừ yên tĩnh lại gần trung tâm thị trấn thì VietTrekking là một sự lựa chọn hoàn hảo vì từ homestay ra trung tâm chỉ mất 5p đi bộ.
Vì nằm trên đỉnh đồi nên các bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những khoảnh khắc biển mây ngập tràn. Vào buổi sáng khi thức giấc, bạn sẽ như lạc vào cõi tiên chứ không phải ở trên Sapa nữa, mặt trời vàng rực trên nền mây trắng bồng bềnh.
Một bên là đỉnh Fansipan hùng vĩ, hiên ngang sừng sững trên dãy Hoàng Liên Sơn, một bên là Sapa yên bình, tràn ngập sương sớm.
Đứng trong căn phòng nhỏ, tay cầm tách cafe nóng hổi dưới cái thời tiết se lạnh, ngắm nhìn làn sương mỏng đang giăng khắp chốn. Khi ánh mặt trời bắt đầu xuất hiện, sương dần tan đi tạo nên một khung cảnh lãng mạn, ánh mặt trời le lói chiếu xuống những thửa ruộng bậc thang vàng óng ả . Hãy nhắm mắt tận hưởng chút hương vị của cỏ cây hoa lá cùng với hương vị cafe để khiến tâm hồn mình được thảnh thơi.
4. Quán cafe cực đẹp nằm bên cạnh VietTrekking homestay
Với view cực đẹp và giá đồ uống khá là ổn nằm ngay bên dưới của homestay VietTrekking là nơi bạn không nên bỏ qua.
VietTrekking Coffee nằm ở trên cao với không gian trong nhà và ngoài trời thoáng đãng, chỉ cần ngồi một chỗ là bạn mây có thể sà vào trong lòng bất cứ lúc nào không hay. Lúc đó hãy bắt ngay khoảnh khắc tuyệt đẹp này bằng cách chụp những bức hình để đời nhé.
Đã book phòng ở VietTrekking thì các bạn đừng quên ghé vào quán cafe này nhé, cảm giác chill thật chill. Hãy chọn món ăn mà bạn thích, uống một ly trà thơm lừng và ngồi một nơi có view ở lưng chừng đất trời với khoảnh không gian lộng gió và rộng lớn.
Sẽ thật tuyệt vời nếu được thức dậy trong không gian trong trẻo, trong cái se lạnh của thành phố sương mờ và thưởng thức một bữa sáng thật ngon lành, hãy đến với VietTrekking Homestay để trải nghiệm những cảm giác đó nhé!
Tháng 9, Hà Giang bắt đầu bước vào mùa lúa chín. Đây cũng chính là thời điểm nơi này thu hút nhiều những bạn trẻ đam mê du lịch bụi đến để chiêm ngưỡng những cánh đồng, những thửa ruộng bậc thang “diễm lệ” trong chiếc áo màu vàng óng. Và nếu như đã đến, đừng quên thưởng thức những món ăn ngon Hà Giang hết sức dân dã mang hương vị riêng của vùng núi đá. Wecheckin.vn sẽ tổng hợp lại những món ăn ngon Hà Giang cũng như địa chỉ để các bạn có thể dễ dàng thưởng thức khi ghé qua nơi đây nhé!
Nội dung chính của bài
1. Cháo Ấu Tẩu
Cháo ấu
tẩu có thể coi là món ăn đặc trưng của Hà Giang mà hầu như không có nơi nào có.
Cháo được nấu từ củ ấu tẩu – một loại củ thường thấy ở các vùng núi phía Bắc,
bên ngoài nhìn khá giống củ ấu miền xuôi, mọc trên đá, cứng và rất độc. Chất
độc trong loại củ này được xếp vào bảng A, thế nhưng người Hà Giang vẫn khéo
léo chế biến nó trở thành một món ăn có lợi cho sức khỏe.
Nấu
được bát cháo ấu tẩu thực không đơn giản. Củ ấu sau khi ngâm kỹ trong nước vo
gạo đặc một đêm rồi đem hầm trong vòng 4 tiếng. Gạo nếp cái hoa vàng được trộn
với gạo tẻ thơm nấu nhuyễn trong nước hầm xương chân giò và bột củ ấu. Thêm
chút thịt nạc băm nhỏ, chút gia vị phụ thêm nữa. Cháo khi ăn có vị đắng nên nhiều
người gọi là cháo đắng.
Đêm mùa
đông lạnh lạnh, lang thang ở thị xã Hà Giang, kiếm một góc quán và gọi món cháo
ấu tẩu. Đủ các cung bậc mùi vị trong một bát cháo nhỏ: hương thơm lôi cuốn của
gạo nếp cái hoa vàng trộn với gạo tẻ nấu nhuyễn, vị bùi của củ ấu được ninh kỹ
và nước hầm chân giò béo ngậy, mùi lá thơm hòa quyện cùng gia vị. Bát cháo ấu
tẩu nhìn rất hấp dẫn không thua kém bất kỳ một bát cháo nào khác với sự kết hợp
hài hòa giữa gạo, thịt băm, nước xương, rau thơm…
Rất
nhiều người khi đến với Hà Giang, nếu đã được thưởng thức một lần rồi sẽ tìm
đến để ăn lại. Cháo ấu tẩu không chỉ là món ăn đơn thuần, mà còn là vị thuốc bổ
giải cảm. Cháo đắng ở Hà Giang mùa nào cũng có, nhưng chỉ bán vào ban đêm. Mùa
đông lạnh giá ở miền núi được ngồi trong không gian hàng quán ấm áp bếp hồng và
thưởng thức món cháo ấu tẩu, cháo đắng Hà Giang cũng là một sự thích thú trong
lối ăn chơi cho những người yêu thích khám phá điều mới lạ.
Bạn có
thể tìm đến địa chỉ sau để thưởng thức món cháo ấu tẩu:
Cháo ấu tẩu Ngân Hà – 161 Trần Hưng Đạo, Trần Phú, TP. Hà Giang.
Quán cháo Mộc Miên – 140 Tổ 2, Tt Đồng Văn, Hà Giang.
2. Thắng dền – Món ăn ngon Hà Giang
Thắng
dền giống với món bánh trôi tàu (theo cách gọi của người Hà Nội) hay sủi dìn
(theo cách gọi của người Hải Phòng)… Thật ra đây là món ăn có nguồn gốc từ
Trung Quốc, về mỗi vùng lại được biến tấu đi tùy theo đặc trưng văn hóa ở đó.
Thắng
dền Hà Giang được làm từ gạo nếp, bọc nhân đỗ cho vào luộc chín và ăn cùng nước
pha với đường, gừng và lạc rang rắc lên trên. Do vậy, món ăn có hương vị vô
cùng thơm, ngọt bùi và ấm nóng để chống lại cái lạnh vùng cao.
Người ta thưởng thức thắng dền như
một món ăn chơi thơm miệng. Giả như sau một ngày đi đường dài mệt mỏi, đến
chiều tối khi cái lạnh nơi rừng núi bắt đầu sà xuống và cái bụng cũng bắt đầu
réo rắt, có một bát thắng dền nóng hổi mà bưng rồi xuýt xoa chính là tuyệt
phẩm.
Thắng dền là một món ăn phổ biến và dễ làm, bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở bất cứ quán ăn nhỏ hay khu chợ nào ở Hà Giang.
3. Phở chua
Người ta thường biết đến món phở chua trứ danh ở xứ Lạng hay Cao
Bằng. Ít ai biết người Hà Giang cũng làm được món phở chua trứ danh chẳng hề
thua kém.
Nhìn qua phở chua giống một dạng phở trộn với thứ nước sốt chua
ngọt sền sệt. Cũng chính nhờ vị chua trong thứ nước sốt ấy nên món ăn này mới
có cái tên “Phở chua”. Bánh phở được chế biến giống với sợi phở thường ăn nhưng
to hơn và ngắn hơn, thấm đẫm gia vị từ nước sốt. Khi chế biến người làm mới bắt
đầu thoăn thoát tách từng sợi phở, thái đồ ăn kèm đặt lên rồi cuối cùng chan
nước sốt chua ngọt xâm xấp bát phở. Đồ ăn kèm trong bát phở chua có thể là
những lát thịt lợn quay, lạp xưởng, nộm đu đủ hoặc dưa chuột nạo rắc thêm ít
rau thơm. Vậy là đã có một bát phở chua hoàn hảo đúng điệu.
Đây là một món ăn cực kỳ bắt miệng và dễ ăn. Bạn có thể dễ dàng
tìm thấy ở bất kỳ quán ăn hay các khu chợ của người Hà Giang. Tuy nhiên cũng có
những địa chỉ bán phở chua nổi tiếng, các bạn có thể ghé qua ăn thử:
Địa chỉ: 12 Bạch Đằng, Tx Hà Giang, Hà Giang.
Giá: 25.000đ/bát
4. Bánh cuốn Đồng Văn
Tương
tự như phở chua, bánh cuốn trứng không phải là đặc sản của riêng Hà Giang,
nhưng bánh cuốn Đồng Văn lại mang hương sắc rất riêng của miền núi đá. Nơi miền
đá lạnh Hà Giang, người ta phải ăn món gì thật nóng, thật cay để chống chọi
không khí u ám tỏa ra từ đá núi. Bánh cuốn trứng tuy là một “món lạnh”, nhưng
lại được dùng cùng chén nước lèo ninh xương nóng hổi, ngọt lừ.
Bánh
cuốn trứng Hà Giang ngon là do sự kết hợp của bột bánh dẻo vừa đủ, nhân thịt
đậm đà, đặc biệt là bát nước chấm có vị riêng biệt.
Đây là
món “vừa ăn vừa đợi”, người bán khi có khách gọi mới tráng bánh, đập thêm trứng
lên mặt lớp bột rồi dùng vỏ bánh gói lại. Trứng không chín hẳn mà chín lòng
đào, có vị béo ngậy, nhanh tay chấm vào bát nước chấm được ninh từ xương, khác
với nước mắm thường thấy. Thực khách cũng có thể lựa chọn thêm miếng giò trắng
ăn kèm. Món bánh cuốn trứng chủ yếu được bán buổi sáng ở Tp Hà Giang, phố cổ
Đồng Văn và trong một số chợ.
Địa chỉ
bánh cuốn ngon ở Hà Giang:
Quán cô Cúc: Đối diện Bảo Hiểm Xã Hội, Tx Hà Giang, Tp Hà Giang.
5. Thịt chuột La Chí
La Chí là một dân tộc sinh sống ở Hoàng Su Phì, Hà Giang. Người dân La Chí coi thịt chuột là loại thực phẩm thường xuyên, hằng ngày. Theo lời kể, mỗi mùa lúa chín đàn ông trong bản kéo nhau đi săn chuột khắp huyện, hết mùa gặt họ lại vào rừng đặt bẫy, rồi đào hang bắt chuột ở rừng vầu, rừng tre, rừng chít. Họ có thể chế biến thịt chuột thành vô vàn món ăn như nướng, xào, treo gác bếp…
Chuột được nhúng nước sôi, vặt lông, dùng que
xiên đem thui rơm sau đó mới mổ bụng, làm sạch nội tạng. Tiếp đến, xát mắm,
muối, mì chính, thảo quả, tiêu rừng cùng một số gia vị khác vào. Như vậy dù có
nướng hay treo bếp, thịt chuột vẫn giữ được vị ngọt nguyên sơ và cũng đậm đà
hơn.
Thịt chuột nướng ăn ngay thơm lừng, dai dai, ngọt
mà không bị khô. Còn thịt treo gác bếp sau một thời gian sẽ quắt lại, cứng như
củi. Nhưng có thể vùi tro nóng, dùng chày đập và chấm muối tiêu làm mồi nhắm,
hay ngâm nước sôi cho nở ra, rồi ướp gừng, hành tỏi và xào nóng ăn rất thơm
ngon. Cùng hấp dẫn nhưng vị thịt chuột ở đây khác hẳn thịt chuột miền Tây.
Bạn có thể tìm địa chỉ thưởng thức món thịt chuột
này ở những nhà hang đặc sản ở Hoàng Su Phì.
6. Mèn mén – Món ăn ngon Hà Giang
Mèn mén
là một món ăn dân dã đậm chất Hà Giang, thường xuất hiện trong mâm cơm của
người dân vùng cao những ngày thiếu gạo. Đơn giản mà nói thì mèn mén là một
loại xôi nấu từ bột ngô.
Sau vụ
thu hoạch ngô được phân loại, phơi khô cả vỏ đưa lên gác xép, xếp thành hàng,
để dùng dần. Ngô được tẽ ra, quạt sạch rồi say nhỏ bằng cối đá. Xay ngô đòi hỏi
sự công phu và tốn thời gian. Khi xay phải có hai người, một người kéo tràng,
một người đứng bỏ hạt. Ngô xay ra đảm bảo nhỏ hơn hạt tấm, đều để dễ đồ. Khi đồ
cho bột ngô vào chõ, rắc đều một chút nước đậy kín, đặt lên chảo nước rồi đun
chờ có mùi thơm toả ra là cơm chín. Cẩn thận hơn, người ta làm đồ hai lượt.
Lượt thứ nhất chưa chín hẳn. Đổ ra xảo, đánh tơi, chờ nguội bớt, rồi rẩy chút
nước, cho lại vào chõ đồ lượt thứ hai. Cứ thế thành món mèn mén.
7. Bánh tam giác mạch – Món ăn ngon Hà Giang
Những ai yêu thích loài hoa tam giác mạch chắc hẳn sẽ rất hứng thú với loại bánh đặc biệt này – món ăn ngon Hà Giang. Mùa hoa tam giác mạch vào tháng 11 hàng năm, sau đó chính thức bước vào vụ thu hoạch.
Hoa tam
giác mạch có thể dùng để chế biến thành rất nhiều dạng, nhưng thú vị nhất chắc
có lẽ là bánh tam giác mạch mà chúng mình đang nhắc đến. Bánh được làm từ bột
do hạt cây tam giác mạch xay nhuyễn, nhào cùng với nước thành, nặn thành bánh
rồi được đem đi nướng trên bếp than. Bánh ăn có vị bùi bùi, nhai kỹ có thể cảm
nhận được vị ngọt thanh rất tự nhiên. Bình thường có thể chén liền tù tì mấy
cái bánh to bự mà không bị ngán. Ăn không hết cũng có thể gói lại làm món cứu
đói cho chặng đường dài khám phá mảnh đất Hà Giang.
8.
Những món ăn đặc trưng của người dân tộc vùng cao (thắng cố, xôi ngũ sắc,…)
Ở những vùng núi phía Bắc, người ta chẳng còn xa lạ gì với
những món thắng cố, pín, cơm lam, thịt trâu gác bếp hay xôi ngũ sắc,… Đó đều là
những món ăn quen thuộc trở thành nét đặc trưng riêng của những dân tộc vùng
cao ở khu vực này.
Ở Hà Giang, bạn cũng có thể thưởng thức những món ăn ngon dân dã này ở những địa chỉ:
Quán Cơm Dân Tộc – Khu phố Ẩm thực Hà Giang, 18 Nguyễn Văn Linh
Nhà hang Đức Giang – Tổ 1, Phường Quang Trung, Tp Hà Giang
Giữa núi rừng đại ngàn hoang sơ, hùng vĩ, mảnh đất Simacai hiện lên như hình ảnh “cô thôn nữ” mộc mạc, giản dị nhưng lại mang một sức hút hoàn toàn riêng biệt.
Dải đất ấy chẳng cần phải phô mình quá nhiều, ấy vậy mà cũng đủ khiến bao con tim mê xê dịch không ngừng khắc khoải và nhớ thương!
Vậy Simacai có gì hấp dẫn, cùng Wecheckin đi tìm lời giải đáp qua những vẻ đẹp đặc trưng của riêng mình Si nhé!
Nội dung chính của bài
1. Simacai có gì? – Có mùa tam giác mạch đẹp ngẩn ngơ mỗi độ thu về
Nếu chưa biết đến mảnh đất Simacai, hãy để Wecheckin định vị giúp các bạn ngay bây giờ nhé! Simacai là một huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thành phố Lào Cai 95km, đây cũng là nơi sinh sống của các dân tộc H’mong, Thu Lao, Nùng,… mang nhiều nét phong tục tập quán thú vị.
Điều ấn tượng nhất trong lòng mỗi vị khách ghé thăm là vào độ cuối thu sắc hồng tím của những triền đồi tam giác mạch phủ kín cả khung trời mảnh đất Sima.
Người ta vẫn hay rủ nhau – cuối thu đầu đông về lại Hà Giang để chiêm ngưỡng những thuở ruộng tam giác mạch mê đắm mà có hay biết rằng nơi Simacai ấy cũng có một thiên đường hoa tuyệt sắc đang chờ bạn trở về.
Thật may mắn khi Simacai được thiên nhiên ban tặng cho cái vẻ đẹp hoang sơ, chính cái thuần khiết và hoang vu ấy tạo nên vẻ đẹp riêng biệt cho nó, khiến người ta không thể nhầm lẫn được với bất cứ địa điểm du lịch khác nào tại Tây Bắc.
Nơi được mệnh danh là cửa ngõ của Simacai và là điểm du khách biết đến nhiều nhất là xã Lử Thần với cánh đồng tam giác mạch hơn 20ha.
Những đồi tam giác mạch nối nhau khi thì mang sắc trắng phớt khi lại hồng tím như tô vẽ cho bức tranh Sima đã tình lại càng tình thêm nữa. Trời xanh, mây trắng, nắng vàng, màu xanh của núi rừng quyện cùng vẻ đẹp của hoa khiến người chiêm ngưỡng như lạc vào cõi mơ, chìm đắm trong sự bình yên, thư thái bấy lâu nay đã bị vùi lấp bởi học tập, công việc và cuộc sống.
2. Simacai có gì? Có phiên chợ phiên chợ biên giới Cán Cấu nức tiếng gần xa
Dù đặt chân đến bất cứ rẻo đất vùng cao nào thì việc ghé thăm chợ phiên là một trải nghiệm hấp dẫn, mới lạ và rất đáng để thử một lần trong đời. Cùng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, ở Simacai còn giữ được bản sắc rất riêng qua bức tranh phiên chợ Cán Cấu.
Vậy chợ biên giới Simacai có gì đặc biệt so với những phiên chợ khác? Có lẽ câu trả lời nằm ở chính màu sắc ban sơ và chân thật của nó. Người dân ở đây thường họp chợ vào thứ 7 hàng tuần, phần đông người mua kẻ bán là bà con người Hoa, Mông, Dao, Tày,… Tại đây người ta bày bán đủ thứ từ đồ ăn, thức uống,trang sức, quần áo cho đến trâu, bò,…
Một khi đã hòa vào dòng người tấp nập, rộn rã trong chợ Cán Cấu thì du khách như dễ dàng hiểu sâu hơn phong tục, tập quán của người dân Sima, những nét đẹp lao động và sinh hoạt đáng quý của họ.3. Những cung đường tại Simacai có gì thôi thúc con tim kẻ lữ hành?
Bài viết liên quan:
3. Những cung đường tại Simacai có gì thôi thúc con tim kẻ lữ hành?
Chẳng phải tự nhiên mà vùng đất này ít khi được dân du lịch lựa chọn để tìm đến; cũng bởi lẽ song hành với hoang sơ, hùng vĩ là sự khó khăn, thách thức đối với người cầm lái. Những cung đường tại Simacai có gì? Có những khúc cua và con dốc cao tưởng chừng như kéo ga, về số đến thế nào cũng thật khó khăn mà chinh phục nổi.
Khi vượt đèo, băng qua từng cung đường bạn sẽ cảm nhận được cái giá lạnh của một vùng xa xôi, biên giới. Nhưng sau tất cả có lẽ bạn cũng không nhận ra bạn “say” mảnh đất ấy đến thế nào vì những ngút ngàn hùng vĩ, rợn ngợp nhưng đầy tình tứ của nó. Lạc vào Simacai cũng giống như lạc vào cõi mơ, vào những điều mộng mị trong lời hát của Đen:
“Vì đất nước mình còn lạ,
Cần chi đâu nước ngoài…”
Ngoài việc trải nghiệm những cung đường, ở Simacai bạn cũng có thể thưởng thức những đặc sản thơm ngon nổi tiếng như rượu Mản Thẩn, gà đen nướng mật ong, thịt lợn đen hun khói hay bánh đúc Simacai.
Giữa những ngày tiết trời cuối thu vùng cao se lạnh mà được nhâm nhi thịt lợn đen hun khói cùng chén rượu Mản Thẩn thì chuyến đi quả thực thêm phần trọn vẹn biết mấy!
4. Con người mảnh đất Simacai có gì để kể?
Trong khi nhiều vùng miền du lịch ngày càng trở nên thương mại hóa, cảnh sắc đến người dân đều không còn giữ được những nét chân chất, mộc mạc của người miền núi thì ở Si, những nét hồn hậu, thân thiện vẫn còn nguyên bản, chưa hề thay đổi.
Người dân Simacai thích trò chuyện, hay cười, đôn hậu và rất dễ thương. Dù cuộc sống còn nhiều lo âu, thiếu thốn nhưng họ sẵn sàng nở nụ cười với người lạ, kể câu chuyện của mình, họ lạc quan đến mức quên đi cả những khó khăn về vật chất, thiệt thòi về tinh thần.
Về với Simacai là được sống giữa khung cảnh núi non hữu tình, tách biệt với khói bụi, mệt nhọc và được sống giữa tình thương mến giữa những con người ngỡ lạ mà quen.
Nếu chưa từng thử, hãy một lần lên đường tới Simacai để khám phá xem Simacai có gì đặc biệt nhé! Và bạn sẽ cảm nhận được chuyến đi tuổi trẻ ấy thật ý nghĩa và nhiều trải nghiệm đó.!
Tà Xùa – Bắc Yên là một địa điểm yêu thích của các bạn trẻ muốn khám phá vẻ đẹp thiên nhiên, chinh phục những con đường đèo khúc khuỷu, ngắm nhìn thiên đường mây bồng bềnh.
Bài viết dưới đây wecheckin sẽ chia sẻ những thông tin, kinh nghiệm săn mây Tà Xùa, hy vọng sẽ giúp ích cho chuyến hành trình phượt Tà Xùa của các bạn.
Nội dung chính của bài
1. Tà Xùa nằm ở đâu?
Tà Xùa là một xã vùng cao thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Thiên đường mây tà xùa là một địa điểm yêu thích của rất nhiều dân phượt với cảnh quan thiên nhiên đẹp, quanh năm mây mù bao phủ.
Đỉnh Tà Xùa có độ cao 2.865m, được nằm trong top 10 những đỉnh núi cao nhất ở Việt Nam, là ranh giới tự nhiên giữa Yên Bái và Sơn La.
Tà Xùa được bao bọc bởi những dãy núi cao nên nơi đây thường xuyên xuất hiện mây bồng bềnh và chính vì thế nó đã được mọi người ưu ái gọi là “Thiên đường mây Tà Xùa”.
2. Đi săn mây Tà Xùa – Bắc Yên vào mùa nào?
Thời điểm để các bạn có thể dễ dàng săn được mây ở Tà Xùa là vào mùa đông và mùa xuân.Từ tháng 11 đến tháng 4 dương lịch, đây là khoảng thời gian mà các bạn dễ dàng bắt gặp được mây nhất, Tuy nhiên, bạn cần phải xem thời tiết hôm đó nữa, có người đi đến chục lần mới săn được mây nhưng có người đi 1 lần thôi đã săn được mây, nó còn tùy thuộc vào sự may mắn nữa.
Theo kinh nghiệm của những người đi săn mây, muốn săn được mây đẹp thì hôm trước phải mới to, thời tiết có sự chênh lệch lớn giữa ngày và đêm: lạnh vào ban đêm, ban ngày có nắng thì mây hôm đó mới đẹp, bồng bềnh.
3. Đi Tà Xùa – Bắc Yên bằng phương tiện gì?
Tà Xùa cách Hà Nội khoảng 200km nên các bạn có thể dễ dàng đi phượt bằng xe máy hoặc bằng xe khách.
– Di chuyển bằng xe máy:
Lịch trình: Hà Nội – Cầu Trúc Hà – Thu Cúc – Ngã ba Thu Cúc ( QL32) – rẽ trái đi Phú Yên – Bắc Yên (QL37) – Tà Xùa.
Đi bằng xe máy sẽ giúp bạn chủ động hơn với lịch trình của mình. Tận hưởng, hít thở trọn vẹn cảnh núi rừng hùng vĩ, thử sức với những con đường đèo uốn lượn. Con gái cũng có thể tự lái và đi được nhé, mình đã thử và rất thành công đó.
Ngoài ra, đi bằng xe máy các bạn có thể ghé vào Mộc Châu chơi, vừa tiện đường lại còn được khám phá thêm một địa điểm mới. Tà Xùa chỉ cách Mộc Châu khoảng 85km, các bạn đi theo hướng phà Vạn Yên chạy theo hướng Bắc Yên theo QL 37.
– Di chuyển bằng xe khách:
Các bạn ra bến xe Mỹ Đình bắt xe với giá khoảng 120.000đ/lượt/khách tới thị trấn Bắc Yên, sau đó thuê xe máy rồi chạy lên xã Tà Xùa.
4. Địa điểm săn mây lý tưởng ở Tà Xùa
Địa điểm để săn mây thích hợp nhất ở Tà Xùa đó là đỉnh gió, cây táo mèo cô đơn đường lên Xím Vàng và sống lưng Khủng Long ở xã Háng Đồng. Rất nhiều các bức ảnh thần sầu được các bạn trẻ check-in ở những khu vực này, đặc biệt là ở sống lưng khủng long cách trung tâm xã Háng Đồng khoảng 5km.
Đường đi đến sống lưng rất khó, chủ yếu là đường đèo quanh co, và toàn là đường đất. Địa hình của sống lưng khủng long được cấu thành với thế tựa lưng vào dãy nguyên sinh Tà Xùa giáp với tỉnh Yên Bái với phía trước là thung lũng sâu hàng trăm mét.
5. Homestay ở Tà Xùa – Bắc Yên
Tên homestay
Địa chỉ
SĐT
Giá
Trà Mây Tà Xùa
Bản Tà Xùa, xã Tà Xùa, Bắc Yên,Sơn La
0966 574 893
100k/người
Ngỗng Tà Xùa Hostel
Xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, Sơn La
0984 551 983
80k/người
Tà Xùa Mây Homestay
xã tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
034 608 2022
50k/người
A Tài Tà Xùa Mây Homestay
xã tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
0346 082 022
50k/người
Thùy Linh homestay Tà Xùa
xã tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
0969 410 093 – 0963 770 133
100k/người
6. Một số lưu ý khi đi Tà Xùa
Vì nhiệt độ buổi trưa và buổi tối trên Tà Xùa khá là chênh lệch nhau nên bạn cần mang những vật dụng cá nhân cần thiết để giữ ấm cho cơ thể: Giầy, tất, áo khoác gió đặc biệt là những ngày đông lạnh.
Chạy xe cẩn thận, mang đầy đủ giấy tờ xe, không nên chạy xe vào buổi tối sẽ rất nguy hiểm bởi đường đi nhiều đèo dốc.
Xem kỹ dự báo thời tiết trước khi đi để có cơ hội săn mây cao nhất.
Mùa săn mây cũng đã đến rồi, mình hy vọng các bạn sẽ có những chuyến đi thật an toàn và có những trải nghiệm đáng nhớ ở Tà Xùa nhé!
Sapa không còn là địa điểm xa lạ đối với những người yêu thích du lịch. Không chỉ có núi non hữu tình, Sapa còn nổi bật bởi những homestay nhỏ nhắn mang đậm nét của miền núi Tây Bắc.
Trong vô vàn homestay ở Sapa, nổi bật nhất là Lee House Homestay Sapavới phong cách độc đáo và hoàn toàn khác biệt. Hãy cùng với wecheckin khám phá homestay độc đáo này nhé!
Nội dung chính của bài
1. Lee House homestay Sapa nằm ở đâu?
Lee House homestay Sapa cách thị trấn Sapa khoảng 8km, vì nằm ở bản Tả Van nên không có số nhà. Các bạn đi theo đường thung lũng Mường Hoa để tới được bản Tả Van bằng cách trekking tour để đi bộ vào bản hoặc có thể đi xe máy hay taxi mất khoảng 25 phút để đến nơi. Sau đó liên hệ với anh Kiên theo số điện thoại: 0964490491 – là quản lý của Lee House để đón vào nhận phòng.
Lee House nằm ở bản Tả Van, không nhộn nhịp tiếng nhạc, ồn ào như ở thị trấn, nơi đây chỉ thích hợp cho những bạn nào thích không gian yên tĩnh, bình yên để nghỉ dưỡng tái tạo lại năng lượng cho cơ thể, tận hưởng không gian trong lành đúng chất vùng cao.
– Ngày thường (T2-T6): 800k – Cuối tuần (T6-CN): 900k
Double Room
Căn phòng có cửa kính lớn nhìn ra khung cảnh tuyệt đẹp là thung lũng Mường Hoa.
– Ngày thường (T2-T6): 1.300k – Cuối tuần (T6-CN): 1.400k
Dulux Room cho 4 người lớn
Không gian rộng, view nhìn thẳng ra núi và ruộng bậc thang
– Ngày thường (T2-T6): 1.200k – Cuối tuần (T6-CN): 1.300k
Phòng Vip
Căn phòng rộng với nhiều không gian mở, view nhìn ra mây và núi thích hợp cho những bạn đam mê sống ảo. Căn phòng được thiết kế độc đáo với vừa mang đậm nét văn hóa bản địa lại pha một chút hiện đại.
– Ngày thường (T2-T6): 1.400k – Cuối tuần (T6-CN): 1.600k
3. Thiết kế độc đáo, hiện đại nhưng vẫn mang đậm nét kiến trúc của vùng cao
Ở thung lũng Tả Van, Lee House homestay nổi bật lên với thiết kế đậm nét truyền thống của người dân tộc nơi đây. Thiết kế mang hơi hướng của căn resort mini, không gian đậm chất nghệ mang đến cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời và những cảm giác bình yên khó có thể cưỡng lại được.
Thiết kế của Lee House là sự kết hợp hoàn hảo giữa không gian nghỉ dưỡng sang trọng, hiện đại mà vô cùng gần gũi quen thuộc. Mọi thiết kế trong các căn phòng đều được làm từ gỗ rất đỗi mộc mạc.
Mỗi một phòng của homestay đều có cửa kính lớn để nhìn ra thung lũng Mường Hoa. Được thưởng thức bữa sáng ngay tại chính căn phòng của Lee, lại được ngắm nhìn thung lũng Mường Hoa vào buổi sáng sớm khi những lớp sương mờ ảo vẫn còn vất vưởng bay lượn thật là tuyệt.
4. Các dịch vụ tiện ích khác của Lee House homestay Sapa
4.1. Bể bơi vô cực
Có thể bạn chưa biết, Lee House còn có bể bơi vô cực nằm giữa ruộng bậc thang đẹp mê hồn . Được thả mình trong bể bơi, nhâm nhi một ly rượu vang và ngắm nhìn khung cảnh hùng vĩ của thung lũng Mường Hoa cảm thấy cuộc đời thật đáng sống.
4.2. Không gian bếp chất ngất
Không gian bếp được thiết kế vô cùng hiện đại, là không gian chung có thể kết nối mọi người xa lạ lại với nhau như một gia đình. Cùng ăn uống, nấu ăn, trò chuyện với lò sưởi vô cùng ấm cúng được thiết kế theo phong cách Châu.
Bạn còn được trải nghiệm cuộc sống như một người dân bản địa bằng việc tự đi chợ và nấu nướng để cảm nhận được nét văn hóa sống độc đáo của người dân vùng cao một cách chân thực và đầy thú vị.
Còn chần chừ gì nữa, các bạn hãy lên Sapa ngay thôi để sống trọn vẹn với tuổi thanh xuân cùng Lee House homestay Sapa nhé!
Hoàng Su Phìlà một huyện biên giới miền núi của tỉnh Hà Giang. Nơi đây nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ, những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn, cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt cùng với nhiều di tích lịch sử được xếp hạng cấp Quốc gia.
Để có một chuyến du lịch Hoàng Su Phì hoàn hảo, các bạn hãy theo dõi bài viết chia sẻ KINH NGHIỆM DU LỊCH HOÀNG SU PHÌ của wecheckin nhé.
Nội dung chính của bài
1. Nên đi du lịch Hoàng Su Phì vào thời gian nào?
Mỗi một mùa, Hoàng Su Phì lại có những vẻ đẹp, đặc trưng riêng của từng mùa. Các bạn có thể đi du lịch Hoàng Su Phì vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
Các lễ hội độc đáo ở Hoàng Su Phì thường được tổ chức vào mùa xuân các bạn có thể đi du lịch Hoàng Su Phì vào thời điểm này để tìm hiểu những phong tục, nét đẹp văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc vùng cao.
Từ tháng 4 đến tháng 6, Hoàng Su Phì bước vào mùa nước đổ trên những ruộng bậc thang. Các bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh hùng vĩ tuyệt đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất này.
Từ tháng 9 – 10: bắt đầu vào mùa lúa chín. Hoàng Su Phì bước vào thời điểm đẹp nhất, rực rỡ nhất.
Vào mùa đông, các bạn có thể lên Hoàng Su Phì để chinh phục đỉnh Chiêu Lầu Thi và Tây Côn Lĩnh để săn mây cũng rất tuyệt.
2. Du lịch Hoàng Su Phì – phương tiện di chuyển
Hoàng Su Phì cách thủ đô Hà Nội khoảng 300km nên các bạn có thể đi du lịch Hoàng Su Phì bằng xe máy, ô tô hoặc xe khách.
Di chuyển bằng phương tiện cá nhân:
Các bạn sẽ di chuyển theo tuyến đường: Hà Nội – Hà Giang – Bắc Quang – Tân Quang – Hoàng Su Phì – Xín Mần – Cốc Pài – Lào Cai – Hà Nội.
Di chuyển bằng xe khách:
Từ Hà Nội, các bạn sẽ đi tuyến xe Hà Nội – Hà Giang. Ở bến xe Mỹ Đình có rất nhiều xe khách chạy đi Hà Giang với giá từ 260.000 – 300.000 đồng/người. Từ tp. Hà Giang cách Hoàng Su Phì khoảng 80km, các bạn sẽ thuê xe máy để chạy đến Hoàng Su Phì.
Theo kinh nghiệm du lịch Hoàng Su Phì, Wecheckin xin tổng hợp một số xe khách chạy từ Hà Nội lên Hà Giang các bạn có thể tham khảo:
Tên hãng xe khách
Liên hệ
Hưng Thành
– Lịch trình: Hà Nội – Tp. Hà Giang – Giờ xuất bến: Mỹ Đình 08h30-10h05-10h15-14h30-19h30; Gia Lâm: 09h00-19h00 – Điện thoại: Hà Nội: 0988 287741; Hà Giang: 0989 416416
Hải Vân
– Lịch trình: Hà Nội – Tp. Hà Giang – Giờ xuất bến: Hà Nội 21h00; Hà Giang 20h35 – Điện thoại: Hà Nội: 0944 962323 – 04 37222588; Hà Giang: 0946 692323
Bằng Phấn
– Lịch trình: Hà Nội – Tp. Hà Giang – Giờ xuất bến: Hà Nội 21h00; Hà Giang 21h00 – Điện thoại: 0219 3887867 – 0915 223171
Khải Huyền
– Lịch trình: Hà Nội – Tp. Hà Giang – Giờ xuất bến: Hà Nội 21h30; Hà Giang 21h30 – Điện thoại: 0913 271384 – 0979 384384
3. Phương tiện đi lại khi du lịch Hoàng Su Phì
Các bạn nên thuê cho mình một chiếc xe máy để dễ dàng di chuyển đến các địa điểm tham quan vì đường đi Hoàng Su Phì chủ yếu là đường đèo, đi lại khó khăn đối với những tay lái yếu. Giá thuê xe máy ở Hà Giang rơi vào khoảng 150k – 200k/ngày tùy vào loại xe bạn thuê.
Tổng hợp một số địa chỉ cho thuê xe máy ở Hà Giang để các bạn tham khảo:
Tên cửa hàng
Liên hệ
Giang Sơn
Địa chỉ: Km 3 Cầu Mè, Tp Hà Giang, Hà Giang (Ngay sát bến xe khách Hà Giang) Điện thoại: 094 171 9955 – 0988 470863
Hồng Hào
– Địa chỉ: 10 Phạm Hồng Thái, Tp. Hà Giang, Hà Giang – Điện thoại: 0915 842019 – 035 3982928
Nguyễn Lễ
– Địa chỉ: Tp. Hà Giang, Hà Giang – Điện thoại: 0974 087088 – 0948 134088
Hương Sơn
– Địa chỉ: Tp. Hà Giang, Hà Giang – Điện thoại: 0975 392233 – 0913 766525
4. Một số địa điểm nổi bật khi du lịch Hoàng Su Phì
4.1. Bản Phùng
Bản Phùng là một xã nằm ở gần biên giới của huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Bản Phùng nằm cheo leo trên những sườn núi dốc đứng và là một trong những nơi có thửa ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam. Người dân sinh sống ở bản Phùng chủ yếu là người La Chí, hiền lành, chất phác và đặc biệt rất là hiếu khách.
Bản Phùng nổi tiếng là bản vùng cao có phong cảnh đẹp vào mỗi dịp đổ nước nước đầu hè cho đến mùa lúa chín. Từng thửa ruộng bậc thang mềm mại, uốn lượn quanh sườn núi đã khiếp cho nhiều người phải siêu phải siêu lòng khi đến với bản Phùng.
4.2. Đỉnh núi Chiêu Lầu Thi
Chiêu Lầu Thi (còn gọi là Kiêu Liều Ti) có nghĩa là “Chín tầng thang”, đây là ngọn núi cao thứ 2 của Hà Giang.
Đỉnh Chiêu Lầu Thi cao 2.402m so với mực nước biển, thuộc dãy Tây Côn Lĩnh nằm ở thôn Tân Minh và thôn Chiến Thắng, xã Hồ Thầu, thuộc huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
Để chinh phục được đỉnh núi Chiêu Lầu Thi, bạn sẽ đi xe máy lên đến gần đỉnh, sau đó leo bộ khoảng 30p- 40p là lên được đỉnh Chiêu Lầu Thi.
Vào những ngày rét đậm, ở đây xảy ra hiện tượng tuyết rơi phủ kín cả một vùng nên các bạn có thể đi săn tuyết vào những ngày đông lạnh giá nữa nhá.
4.3. Chợ phiên Hoàng Su Phì
Chợ phiên Hoàng Su Phì nằm dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh, chợ chỉ họp vào ngày chủ nhật hàng tuần. Chợ phiên là nơi để người dân tộc đồng bào trao đổi hàng hóa, những vật phẩm sinh hoạt hàng ngày như hoa quả, vải vóc,…
Chợ phiên còn là nơi giao lưu, hẹn hò của những chàng trai, cô gái, là nơi để họ khoe những bộ quần áo đẹp nhất. Đến chợ phiên Hoàng Su Phì, du khách sẽ bắt gặp những chàng trai, cô gái người dân tộc Dao, Nùng, Cờ Lao sặc sỡ trong những bộ quần áo và trang sức.
4.4. Tây Côn Lĩnh
Tây Côn Lĩnh nằm trên dãy núi Tây Côn Lĩnh có độ cao 2428m so với mực nước biển, nơi đây còn được biết đến như là một dãy núi thiêng của người dân tộc La Chí.
Để chinh phục được đỉnh Tây Côn Lĩnh không phải là điều dễ dàng, hai bên đường cây cỏ rậm rạp, đỉnh núi cheo leo, một bên là vực thẳm, một bên là vách núi. Nơi đây vẫn đang là một thách thức lớn cho những ai muốn chinh phục đỉnh núi này.
5. Những món ăn đặc sản khi du lịch Hoàng Su Phì
5.1. Thịt chuột
Thịt chuột là món ăn đặc sản của người La Chí ở Hoàng Su Phì. Trong bất cứ lễ cúng gì từ lễ cúng tổ tiên, lễ cúng xuống đồng, cúng sông suối và cả trong lễ cưới thì món thịt chuột đều là thứ không thể không có.
5.2. Thắng cố
Thắng cố là món ăn truyền thống xuất hiện trong các ngày trọng đại, các ngày lễ lớn hoặc trong các phiên chợ ở Hoàng Su Phì cũng như các tỉnh miền núi Tây Bắc.
Thắng cố là món ăn được chế biến từ các loại thịt như: bò, ngựa, trâu và thịt lợn cùng với tất cả các bộ phận nội tạng của con vật từ lòng, tim, gan, tiết, xương đều được cho vào chảo ninh nhừ cùng với các gia vị đặc trưng của miền núi.
Vào những ngày giá lạnh, nhâm nhi một chén rượu ngô và một bát thắng cố nóng hổi thì còn gì tuyệt vời hơn.
5.3. Chè Shan tuyết Phìn Hồ
Chè Shan tuyết là loại chè nổi tiếng ở Hà Giang, đặc biệt là ở Hoàng Su Phì nổi tiếng về chè ngon và nước xanh. Chè Shan tuyết là cây cổ thụ lâu đời, có cây trên 200 tuổi nằm ở đỉnh Tây Côn Lĩnh.
Hy vọng với bài Kinh nghiệm du lịch Hoàng Su Phì sẽ giúp ích cho chuyến đi của các bạn. Chúc các bạn có một chuyến đi du Lịch Hoàng Su Phì có nhiều trải nghiệm vui vẻ nhé!
Nhắc tới Sơn La người ta thường nhớ về một mảnh đất núi non hùng vĩ, những con người dân bản có cuộc sống giản đơn mà thấm đượm nghĩa tình. Ai đã một lần ghé thăm có lẽ sẽ thật khó để quên đi vẻ đẹp của cảnh sắc hay những món ăn đặc sản Sơn La thưởng một mà nhớ mười.
Vậy nếu chuyến đi đã được lên lịch, món ăn nào nơi đây đáng để bạn trải nghiệm? Hãy để Wecheckin giải đáp giúp bạn qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính của bài
1. Bắp cải cuốn nhót xanh – Đặc sản Sơn La khiến người thương kẻ nhớ
Thật độc đáo khi người dân tộc Thái nghĩ ra được thứ món ăn mang đậm đà hương vị đến thế. Dẫu cho người ăn lần đầu tiên thưởng thức sẽ khó mà cảm nhận ngay được cái hay, cái lạ, cái ngon của món khai vị nghe lạ mà đầy tính tò mò này.
Nguyên liệu để làm bắp cải cuốn nhót xanh rất dễ kiếm và đơn giản, người ta chọn chùm nhót xanh đương còn lớp phấn phủ trắng bề mặt, quả không quá mềm để giữ lại độ giòn cho món cuốn.
Bắp cải để cuốn chung cũng được chọn lựa kỹ, không quá già cũng không quá non. Khi thưởng thức sẽ ăn cùng rau thơm như lá tỏi, rau mùi và gừng thái lát. Cái hồn quan trọng nhất để tạo nên ấn tượng trong cảm nhận của người ăn là nước chấm chẩm chéo – một sự hòa quyện hoàn hảo của tỏi khô Tây Bắc, gừng, ớt, rau mùi, mắc khén, sả,… giã nhuyễn trộn cùng muối hay nước mắm.
Khi ăn người ta bày tất cả các nguyên liệu ra, thái nhỏ rồi cuống cùng bắp cải, chấm vào chẩm chéo.
2. Táo mèo Sơn La – thức quả đặc sản Sơn La không thể không nhắc tên
Nhắc tới đặc sản Sơn La làm quà, người ta vẫn thường bảo nhau về loại quả mang nhiều công dụng trong việc ngăn ngừa và chữa bệnh – quả táo mèo.
Những cây táo mèo vươn lên từ núi đá, tán rộng, thường ra hoa vào mùa xuân và được người dân thu hoạch và tháng 8 đến tháng 10 hàng năm.
Táo mèo không chỉ được ưa chuộng như một vị thuốc quý mà còn là thức uống giải khát mùa hè rất tốt cho cơ thể. Ngoài ra người ta còn có thể chế biến thành các loại mứt để ăn chơi, mời khách.
Đến Sơn La vào dịp mùa thu, bạn có thể thưởng thức táo mèo ngay khi vừa chín hay mua táo mèo về làm quà cho bạn bè, người thân sẽ rất tuyệt đó.
3. Ngây ngất trong men say rượu cần Sơn La
Rượu cần Sơn La là thứ men rượu chưa uống đã “say”, say từ cái tên, hương vị cho đến cái tình của người vùng cao. Rượu cần gợi người ta nhớ về ẩm thực đặc trưng vùng Tây Bắc.
Một chum rượu cần đạt chuẩn khi được ủ trong chum gốm Mường Chanh – một sản phẩm thủ công của người dân tộc Thái. Rượu được kết hợp từ các nguyên liệu như gạo nếp, men lá, vỏ trấu,… ủ trong chum từ 7-10 ngày hay 15 ngày tùy mùa và thời tiết. Người ủ rượu cũng cần phải có tay nghề cao mới tạo ra vị ngon, ngọt nhẹ.
Khi đến với Sơn La, hãy một lần thưởng thức chum rượu cần giữa thung lũng, bản làng, cùng nhau cắm trại, hòa mình trong lời ca tiếng hát để phần nào cảm nhận được cái thú vui bình dị mà ấm cúng của người dân nơi đây.
4. Pa Pỉnh Tộp – Món cá nướng chuẩn vị Tây Bắc
Nếu ở đồng bằng có món cá nướng thì vùng cao Tây Bắc có pa pỉnh tộp cũng giống như một nét đẹp ẩm thực không thể thiếu của người miền núi. Điều làm nên hương vị rất riêng của pa pỉnh tộp chính là mùi thơm của mắc khén.
Người dân ở đây lựa chọn cá trắm, cá chép hay cá trôi đem sơ chế, chỉ bỏ mật cá và nhồi các loại gia vị như gừng, xả, ớt, rau mùi, rau thơm, hành tươi, húng, mắc khén và hạt tiêu,… vào bụng cá sau đó kẹp chặt vào thanh tre và đem nướng trên than hoa.
Công đoạn nướng cá cũng rất quan trọng, người nướng phải căn để làm sao cá chín vừa, không bị cháy hay khô để giữ được hương vị tự nhiên của cá.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết này:
5. Nộm da trâu – món ngon lạ miệng của người dân Sơn La
Nộm da trâu là một món đặc sản không thể thiếu trong mâm cơm mỗi dịp đặc biệt của người Sơn La. Da trâu khi sơ chế sẽ được hơ qua lửa rồi ngâm với nước lã để đạt độ mềm trước khi đem thái mỏng.
Để tăng thêm phần hấp dẫn cho món nộm, người Thái Sơn La trộn cùng rất nhiều gia vị như lạc, mùi ta, mùi tàu, mắc khén.
Nếu ở nhiều vùng miền khác, người ta thường dùng chanh hay giấm để tạo độ chua cho món nộm nhưng đối với nộm da trâu Sơn La, nguyên liệu thay thế được dùng là nước măng chua. Cũng chính vì thế mà món ăn này trở nên độc đáo và có hương vị hấp dẫn riêng biệt.
6. Thịt muối chua Sơn La – món khai vị độc lạ vùng cao
Thịt muối chua là nét ẩm thực truyền thống của người dân tộc Dao, chỉ có dịp lễ tết, cưới xin hay nhà có khách quý người ta mới đem ra thưởng thức. Nguyên liệu chính của món ăn độc đáo này là thịt lợn, cơm nguội, muối tinh.
Thịt lợn dùng để làm thịt muối chỉ ngon khi có cả phần lạc và phần mỡ, giữ được phần bì. Thịt được mang ướp muối sau đó người ta dùng cơm nguội bóp đều vào miếng thịt đến khi sủi bọt rồi mới xếp vào chum.
Người làm thịt muối sẽ xếp thịt kín chum, đến gần miệng chum thì phủ một lớp cơm nguội mỏng rồi bịt kín.
Món ăn này tuy dễ làm nhưng lại mất thời gian từ 6 tháng đến 1 năm để có thể thưởng thức. Thịt chua thường được ăn kèm với lá chát, lá lốt, có độ giòn của thịt mỡ, giòn dai của bì và ngọt của thịt nạc. Món ăn này thực sư rất đáng để trải nghiệm nếu bạn có dịp tới Sơn La và ghé thăm nơi sinh sống của người Dao đó!
7. Nậm Pịa – nét lạ lùng của người vùng cao
Nhắc đến món ngon người dân Sơn La chỉ dùng để đãi khách quý, không thể không nhắc đến cái tên nậm pịa. Món ăn này độc đáo từ cái tên cho tới nguyên liệu để chế biến ra nó – ấy chính là nội tạng bò.
Nhiều người thoạt nghe sẽ cảm thấy vô cùng đáng sợ mà không dám thưởng thức, vì tiết, đuôi, dạ dày cuống tim và ngay cả phần thức ăn chưa được tiêu hóa của bò cũng được đem ra để chế biến. Món nập pịa chính là tấm lòng mến khách, thảo thương của người dân Sơn La mỗi khi có khách quý đến chơi nhà.
Nồi nậm pịa thêm phần đậm đà hương vị khi đun cùng rau thơm, bột mắc khén, tỏi, ớt, mùi tàu,.. Nậm pịa có màu nâu, sền sệt, có mùi hơi nồng và được thưởng thức cùng rau chuối, bạc hà.
Nét ẩm thực đặc sắc của mảnh đất Sơn La luôn thôi thúc người ta tìm về và thưởng thức, bởi trót ăn một lần là ấn tượng, thương nhớ bội lần.
Hãy lên đường và khám phá để thêm yêu cảnh sắc và sự nồng hậu, mến khách của người dân Sơn La nhé!