Du lịch biển cần...

Bài chia sẻ Kinh nghiệm du lịch biển cần chuẩn bị gì sẽ...

GỢI Ý LỊCH TRÌNH...

Từ lâu, du lịch Tây Bắc đã trở thành một trong những điểm...

Các địa điểm mà...

Tây Bắc là một vùng đất đặc biệt khi có đường biên giới...

TOP 5+ ĐỊA ĐIỂM...

Trong cuộc sống, khi quá bận rộn với công việc và những lo...
Home Blog Page 46

Làng cổ Đường Lâm – cổ trấn bị lãng quên tại Hà Nội

1

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 50km về phía Tây, làng cổ Đường Lâm được ví như “cổ trấn bị lãng quên”. Đây là điểm dừng chân thanh bình, yên ả, là nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa cổ truyền của Việt Nam. Hãy cùng wecheckin khám phá địa điểm ngay sát Hà Nội này nhé! 

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 50km về phía Tây, làng cổ Đường Lâm được ví như "cổ trấn bị lãng quên"

1. Làng cổ Đường Lâm nằm ở đâu?

Làng cổ Đường Lâm là một ngôi làng cổ, cách Hà Nội khoảng 50km về phía Tây, thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Đây là ngôi làng cổ đầu tiên được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử Văn hóa Quốc gia ở Việt Nam năm 2006. Đây là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, nơi duy nhất “một ấp hai vua” đó là Phùng Hưng và Ngô Quyền. 

Làng cổ Đường Lâm nằm ở đâu?

Vé tham quan làng cổ Đường Lâm là 20.000 VND/người là bạn có thể tham quan, tìm hiểu những nét đẹp văn hóa của ngôi làng cổ.

2. Cách di chuyển đến Làng cổ Đường Lâm

Là một điểm ngay sát Hà Nội nên bạn có thể di chuyển đến làng cổ Đường Lâm bằng bất cứ loại hình phương tiện nào, có thể bằng xe máy, xe buýt hoặc ô tô cá nhân,…

– Di chuyển bằng xe buýt: Các bạn có thể lựa chọn một trong 3 tuyến buýt sau:

  • Từ bến xe Mỹ Đình đến Sơn Tây: tuyến buýt 71
  • Từ bến xe Kim Mã đến Sơn Tây: tuyến buýt số 70
  • Từ bến xe Hà Đông đến Sơn Tây: tuyến buýt số 77

– Di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân:

  • Từ Hà Nội đi theo hướng Đại lộ Thăng Long –> ngã ba Hòa Lạc rẽ phải theo đường 21 –> qua Sơn Lộc –> rẽ vào làng cổ Đường Lâm
  • Từ Hà Nội đi theo hướng Nhổn –> quốc lộ 32 –> ngã tư gio nhau đường 21 rẽ vào cổng làng Đường Lâm ở phía tay trái bên đường.

3. Các địa điểm tham quan làng cổ Đường Lâm

3.1. Cổng làng và Đình làng Mông Phụ

Nét cổ nhất của Đường Lâm nằm ở kiến trúc cổng và đình làng Mông Phụ.

Cổng làng với kiến trúc vòm, xây bằng đá tổ ong. Vốn dĩ làng có 5 cổng bao gồm 1 cổng lớn và 4 cổng trấn tứ phương nhưng hiện tại chỉ còn sót lại một cổng được xây từ năm 1833. Trên cổng còn có dòng chữ “thế hữu hưng ngơi đại”, được dịch là “thời nào cũng có người tài giỏi”.

Đình làng Mông Phụ là một ngôi đình cổ được xây dựng cách đây gần 400 năm mang đậm lối kiến trúc Việt Mường. Được thiết kế theo mô phỏng kiến trúc nhà sàn. Nội thất bên trong đình còn lưu giữ nhiều hiện vật quý báu có giá trị văn hóa cao. Đặc biệt là bức hoành phi với 4 chữ Hán: “Dũng cẩm cả tưởng” do vua Thành Thái ban tặng cho làng.

Đình làng Mông Phụ
Đình làng Mông Phụ

3.2. Các ngôi nhà cổ

Các ngôi nhà cổ được xây từ những vật liệu đặc trưng của xứ Đoài từ các loại gỗ quý: đinh, lim, sến, táu,… đến các loại gỗ thông dụng như: xoan, mít, tre, vầu, luồng,…kèm theo rơm, rạ, bùn non, trấu, đất sét mịn,…

Khi xưa, người dân ở đây dựng nhà bằng cách đào lên những lớp đá ong ở dưới đất để xây lên những ngôi nhà cổ như bây giờ. Đi đâu các bạn cũng có thể thấy những ngôi nhà cổ được xây dựng bằng loại đá này.

Làng cổ Đường Lâm

3.3. Đền thờ Phùng Hưng

Đền thờ Phùng Hưng được xây dựng ở nhiều nơi nhưng ở Đường Lâm có quy mô lớn nhất. Trong đền thờ có tấm bia Phùng tự bi ký ở đình Đoài Giáp được tạc vào năm Hồng Đức thứ 4 (năm 1473) đã ghi chép lại nhiều thông tin liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của vua Phùng Hưng.

Đền thờ Phùng Hưng

Đền thờ có phần tiền đường và hậu cung. Nét kiến trúc ở đền Phùng Hưng vẫn còn nguyên vẹn giá trị theo thời gian với những hoa văn tinh xảo được trang trí ở đầu xà, bờ nóc, các điểm nối ở bộ vì, kèo cột,…

3.4. Đền thờ và lăng Ngô Quyền

Đền và lăng Ngô Quyền cách đền Phùng Hưng khoảng 500m được xây dựng trên đồi Cấm mặt hướng về phía đông. Đền thờ được xây ở phía trên cách lăng 100m.

Đền thờ Ngô Quyền được xây dựng từ lâu đời và đã trải qua nhiều đợt trùng tu. Đền thờ bao gồm: Nghi Môn, Tả Mạc, Hữu Mạc, Tiền Đường, Hậu Cung. Đền thờ được xây bằng gạch lợp ngói, có bao quanh. Giữa gian Đại Bái có treo bức hoành phi đề 4 chữ Hán “Tiền vương bất vong” (Vua Ngô Quyền sống mãi).

 Đền thờ và lăng Ngô Quyền

Lăng mộ Vua Ngô Quyền được xây dựng vào năm Tự Đức thứ 27 (1874). Lăng cao 1,5m được xây theo kiểu có mái che. Giữa lăng là ngai, trong bia đá có ghi 4 chữ Hán “Tiền Ngô Vương Lăng” (Lăng mộ Vua Ngô Quyền). 

Trong quần thể đền thờ và lăng Ngô Quyền có 18 cây duối cổ (tương truyền là nơi Ngô Quyền buộc voi, ngựa) được công nhận là “cây di sản” cấp quốc gia.

3.5. Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh

Nhà thờ được xây dựng từ thời Tự Đức để thờ Thám hoa Giang Văn Minh (1573-1673). Ông chính là người được Vua Lê Thần Tông cử đi sứ sang Trung Quốc. Ông đã dũng cảm đối đáp để bảo vệ danh dự dân tộc trước sự xúc phạm của vua nhà Minh.

 Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh

Nhà thờ Thám Hoa Giang Văn Minh đã trở thành điểm tham quan hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước.

3.6. Cafe Làng

Quán nằm ở ven đường trong làng cổ Đường Lâm, nằm trên trục đường chính đi từ đình lớn sang chùa Mía nên khá dễ tìm. Không gian nhỏ, xinh đúng chất đồng quê với những chiếc ghế gỗ mộc mạc, menu đồ uống rất rẻ, giá dao động chỉ từ 20.000VNĐ – 25.000VND

Cafe Làng

Hy vọng, với những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các bạn đang lên kế hoạch cũng như đang đi du lịch ở làng cổ Đường Lâm được thành công. Chúc các bạn có một chuyến đi thật vui vẻ.

Xem thêm:

Em Ơi Nếu Mệt Mỏi Quá, Về “Mường Than” Mùa Gặt Bắt Cá Với Anh!

Tháng 9 – cái tháng mà những homestay ở Mù Cang Chải, Tả Van hay Hoàng Su Phì,… liên tục cháy phòng bởi ai ai cũng muốn “săn” mùa vàng trên những vùng núi cao. Thế mới thấy nền văn minh lúa nước đã ăn sâu vào trong máu người Việt như thế nào, vì cho đến nay cánh đồng lúa vẫn luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho những tác phẩm nghệ thuật làm say đắm lòng người. Lại nhắc đến lúa, người Tây Bắc trước nay vẫn truyền tai nhau một câu nói: “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc”. Hãy cùng wecheckin khám phá Mường Than – vựa lúa lớn thứ ba được nhắc tới ở đây.

Cánh đồng Mường Than
Mường Than – đứng trên biển vàng còn trước mắt là núi non hùng vĩ!

1. Mường Than ở đâu? Cách di chuyển đến Mường Than?

“Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc”

Bốn vựa lúa lớn nổi tiếng nhất Tây Bắc bao gồm: Mường Thanh (Điện Biên), Mường Lò (Yên Bái), Mường Than (Lai Châu) và Mường Tấc (Sơn La). Mường Than – nằm ở huyện Than Uyên, Lai Châu – nổi tiếng với biệt danh “Cánh đồng cổ tích” với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 2.000 ha. 

khám phá Mường Than
“Cánh đồng cổ tích” không chỉ mang lại giá trị lương thực mà còn giá trị du lịch

Cách di chuyển đến Mường Than

Xuất phát từ Hà Nội, bạn có thể bắt xe khách đến bến xe Than Uyên. Sau đó ở lại xã, thuê xe máy vi vu khám phá Mường Than. Một số nhà xe chạy tuyến Hà Nội – Than Uyên:

Nhà XeGiờ chạyĐón – TrảLoại XeGiá Thành
Khánh Thủy19:00 – 03:30 Bx. Mỹ Đình – Bx. Than UyênGiường nằm 40 chỗ250.000
Cường Lan22:30 – 07:30Hồ Tùng Mậu – Bx Than UyênGiường nằm 38 chỗ270.000

2. Khám phá Mường Than – cánh đồng lúa đẹp như trong cổ tích!

Cánh đồng Mường Than
Vựa lúa lớn thứ 3 trong khu vực Tây Bắc

Mình mới loáng thoáng nghe thấy câu chuyện “gió Than Uyên” thôi, tính khí của kẻ ưa “xê dịch” đã háo hức. Huyện lỵ Than Uyên nằm trong thung lũng, và thung lũng là một cánh đồng thoải mênh mông. Đeo tai nghe, mở nhạc thật lớn, rồi cứ để mình trôi đi như con thuyền mộc giữa mênh mang, kỳ vỹ. Cánh đồng Mường Than hiện ra như một tấm thảm xanh vàng chạy dài miên man bất tận tới mãi chân dãy Hoàng Liên Sơn.

khám phá Mường Than

Trong nắng mới, cả thung lũng sáng bừng lên những mảng màu rực rỡ. Không hẳn là những thửa ruộng bậc thang cao ngút, cánh đồng Mường Than có địa hình thoải hơn giúp cho mảnh đất này có thể trồng hai vụ lúa trong năm. Cơn gió hè cuốn theo hương lúa hoà lẫn hương sen. Mùi bùn dưới chân hắt lên dìu dịu sau ngày mưa và mùi của ký ức tuổi thơ mỗi mùa gặt. Đột nhiên những ký ức thuở bé chạy tung tăng khắp cánh đồng bắt cho được con muỗm muỗm hay chơi trốn tìm trong đống rơm rậm rạp mà cười thích thú,…lại ùa về.

Cánh đồng Mường Than
Trong nắng mới, cả thung lũng sáng bừng lên những mảng màu rực rỡ

Mùa này, thả hồn trên cánh đồng Mường Than, nhịp sống lao động đầy sắc màu quyến rũ. Ta đi chầm chậm trên cánh đồng xanh vô tận, như lạc vào thảo nguyên bao la trong cổ tích. Thỉnh thoảng cơn gió ùa về lòng chảo tạo nên vùng tiểu khí hậu khá đặc biệt trên cánh đồng đẹp thứ ba vùng Tây Bắc. Bởi thế “gió Than Uyên” cũng là “đặc sản” của thung lũng này. Gió rít mạnh, quẩn quanh lòng chảo, mùa này gió hanh khô.

khám phá Mường Than
Cánh đồng Mường Than

3. Ẩm thực Mường Than – Thưởng thức món cá pa boong của người Thái

Khám phá Mường Than, bạn sẽ thấy cảnh sắc và cả những món ngon nơi đây đều biết cách níu chân khách phương xa. Cá pa boong, đó là món ăn bạn có thể tìm thưởng thức ở bất kể nơi đâu, từ quán nhỏ nơi thị trấn hay trong bản nhà sàn xinh xắn của đồng bào Thái. Đó là món ăn có từ xa xưa của người Thái, mà nay vẫn nức tiếng.

Để “tạc khắc” nét ẩm thực riêng và đặc sắc này, bà con phải ra dòng Nậm Mu đánh bắt loài cá theo tiếng Thái gọi là pa vá. Cá được làm sạch, rồi trộn với gia vị gừng,  muối, ớt, tỏi, rượu, đặc biệt phải có thính nếp rang thơm… trộn ướp đều tay. Cá sau khi ướp được cho vào một đoạn ống măng mai bịt kín, đợi trong vòng nửa tháng là ngấu muối, có thể dùng được. Khi ăn cho cá vào than hồng nướng qua, gọi là lấy nhiệt lửa cho dậy mùi khói. Cá nướng ăn với xôi nếp thơm sẽ làm người thưởng thức nhớ mãi không quên. 

Đặc sản cá pa boong của người Thái ở Mường Than
Đến Mường Than nhất định phải thử món cá pa boong của người dân tộc Thái

Bên cạnh cá pa boong, nơi đây còn rất nhiều những món ăn dân dã khác mang đậm hương vị Tây Bắc như pa pỉnh tộp (Cá nướng), nhứa giảng (thịt trâu hun khói), cáy pỉng (gà nướng), pọ (gà hầm gi vị và tấm gạo, nhứa mù khủa (thịt lợn hấp),…

4. Những địa danh nhất định phải có tên trong lịch trình khám phá Mường Than của bạn!

4.1 Đèo Khau Cọ

Đèo Khau Cọ nằm trên quốc lộ quốc lộ 279, ranh giới tự nhiên giữa huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai và huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu. Xa xưa, nơi đây từng chứng kiến chiến thắng lẫy lừng của nghĩa quân Mường Lay khi ngăn chặn thực dân Pháp xâm lược.

Đèo khau Cọ - khám phá Mường Than
Một khúc cua đèo Khau Cọ

Đến đây, du khách có cơ hội tham quan một số di tích lịch sử còn sót lại để tưởng nhớ công ơn của ông cha. Ngoài ra, sự quanh co và khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ cũng 2 bên cũng khiến cho những dân phượt đứng ngồi không yên khi đến Lai Châu.

4.2 Khám phá Mường Than – Bản Nà Khoảng

Bản Nà Khoảng thuộc xã Mường Kim, huyện Lai Châu. Nơi đây là địa điểm sinh sống tập trung của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đến Bản Nà Khoảng bạn có cơ hội được tiếp cận rõ hơn về đời sống bà con dân tộc nơi đây.

Bản Nà Khoảng - Khám phá Mường Than
Một góc bản của Than Uyên nhìn từ trên cao

Ngoài ra, đến bản Nà Khoảng còn có một địa điểm tham quan, khám phá đặc sắc. Đó là Hang Che Bó – nằm sâu trong núi, với chiều dài hơn 7.5km, sở hữu hệ thống sông suối và thực vật đặc sắc.

4.3 Tân Uyên

Du khách đến thăm Mường Than thường ngược xã Mường Cang, qua xã Mường Mít để đến Tân Uyên ngắm những nếp nhà sàn đồng bào Thái thấp thoáng trong màu hoa đỗ quyên rực rỡ triền núi. Điều làm ta thích thú không chỉ riêng khung cảnh cổ tích, mà còn cả hình ảnh người phụ nữ Thái cần mẫn bên khung dệt. Phụ nữ Thái ở xã Mường Cang vào mùa này bận bịu việc dệt thêu khăn và đệm cho gia đình. đặc biệt với những cô gái chưa chồng thì phải cần mẫn ngày đêm thêu dệt chuẩn bị cho mùa hạnh phúc mỗi khi tết đến, xuân về.

Tân Uyên
Đồi chè Tân Uyên

Khác với những đồi chè ở Mộc Châu, đồi chè Tân Uyên khiến người ta dễ mường tượng ra những cây bao báp khổng lồ ở Châu Phi. Chỉ khác chúng mọc san sát bên nhau và màu xanh cũng lặng lẽ trầm ngâm hơn trong những ngày xương mù.

4.2 Đèo Ô Quý Hồ

Từ Tân Uyên, chạy một mạch hướng ngã ba Tam Đường là con đèo Ô Quy Hồ kéo dài chừng 40 km, nối liền hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Con đèo hùng vĩ và cùng là con đèo dài nhất trong tứ đại đỉnh đèo phía Bắc.

Đèo Ô Quý Hồ
Đèo Ô Quý Hồ

Đèo Ô Quý Hồ như một chiếc khăn lụa trắng vắt qua, mềm mại ôm trọn lấy dãy Hoàng Liên Sơn. Khí hậu lúc đi qua đèo so với dưới thị trấn cũng khác nhau hoàn toàn. Gió thổi nhiều hơn và lạnh hơn, nên các bạn đi đừng bao giờ quên mặc áo gió nhé!

Ngoài những cái tên ở trên, Than Uyên còn có nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn khác. Đó là quần thể du lịch Tà Gia với nhiều hang động đẹp, dòng sông Nậm Mu kỳ vĩ hay Bản làng Thái cổ với nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa đặc sắc,…

Khám phá Bình Liêu mùa cỏ lau đẹp trắng cả một vùng trời miền biên viễn

0

Bình Liêu – cái tên còn khá xa lạ đối với khách du lịch nhưng chỉ khi đặt chân đến một lần người ta mới cảm nhận hết được nỗi nhớ, niềm thương của mình dành cho mảnh đất ấy.

Tựa như người thiếu nữ miền sơn cước dần thức tỉnh sau giấc ngủ dài, Bình Liêu mùa nào cũng đẹp, cũng tình. Nhưng có lẽ vẻ đẹp lãng mạn, nên thơ thôi thúc người ta tìm đến vùng biên viễn này nhiều nhất vẫn là những ngày thu Bình Liêu mùa cỏ lau nở trắng vùng trời.

1. Cách thức di chuyển từ Hà Nội đến Bình Liêu

Khoảng cách từ Hà Nội đến Bình Liêu khoảng 280km nên tùy vào thời gian và thể lực bạn có thể chọn di chuyển bằng xe máy hoặc xe khách để đi đến Bình Liêu.

Bình Liêu mùa cỏ lau ảnh
Bình Liêu mùa cỏ lau đẹp như tranh vẽ rất đáng để khám phá

1.1. Di chuyển bằng xe máy:

Nếu có kinh nghiệm chạy xe đường dài và đam mê những cung đường, cùng với đó là có quãng thời gian thoải mái để du lịch thì bạn có thể lựa chọn di chuyển đến Bình Liêu bằng xe máy (mất khoảng 7-8 tiếng).

Phượt Bình Liêu mùa cỏ lau
Bạn có thể di chuyển từ Hà Nội đến Bình Liêu bằng xe máy nếu có kỹ năng lái xe đường dài

Cách 1: Từ trung tâm Hà Nội, bạn đi theo Quốc lộ 1 -> sau đó đi quốc Quốc Lộ 18 -> đường đi Quế Võ (Bắc Ninh) -> Phả Lại -> đi qua Sao Đỏ để tới Đông Triều (Quảng Ninh). Từ đây, bạn đi theo đường đi Uông Bí -> rồi đến Hạ Long -> đi qua cầu Bãi Cháy để tới Cẩm Phả -> Cửa Ông -> Mông Dương rồi đến Tiên Yên. Tại đây bạn sẽ thấy ngã ba Tiên Yên thì rẽ trái sang Quốc Lộ 18C rồi đi theo hướng Hoành Mô khoảng chừng 28km nữa là tới Bình Liêu.

Cách 2: Bạn đi theo đường cầu Vĩnh Tuy theo hướng QL5 -> rẽ vào đường Quốc Lộ 1 để chạy qua Bắc Ninh -> Bắc Giang -> tới Lạng Sơn thì rẽ vào Quốc Lộ 4B sẽ thấy biển chỉ dẫn rẽ vào Quốc Lộ 18C là tới Bình Liêu. Đường đi từ Lạng Sơn qua Đình Lập – Bình Liêu khá vòng vèo, có nhiều đoạn uốn lượn cheo leo, rất nguy hiểm nên bạn tránh di chuyển vào ban đêm.

1.2. Di chuyển bằng xe khách:

Để đảm bảo sức khỏe và giữ an toàn thì xe khách cũng là một phương tiện lý tưởng dành cho bạn. Có những tuyến xe khách chạy thẳng đến Bình Liêu sau đó bạn chỉ việc thuê xe máy là có thể lên đường khám phá.

Một số nhà xe cho bạn tham khảo:

Tên nhà xeSố điện thoại liên hệGiá vé
Nhà xe Hưng Long (xuất phát từ bến Gia Lâm lúc 7h và hơn 11h)091.556.5593Khoảng 170.000/người
Nhà xe Kiên Đức091.290.2912200.000/người (DV xe giường nằm, ghế mát-xa)

Ngoài ra, nếu điều kiện không cho phép bạn có thể đi các tuyến kết hợp, từ Hà Nội đến Hạ Long sau đó bắt xe bus từ Hạ Long đến Bình Liêu (Tham khảo: Nhà xe Kumho Việt Thanh, giá vé: 120.000 đồng)

2. Bình Liêu mùa cỏ lau đẹp mơ màng vào cuối thu

Cỏ lau là loài cây mang nét giản dị nhưng ẩn sau đó là vẻ đẹp vô cùng dịu dàng và quyến rũ, khi hoa lau đồng loạt nở bung trắng xóa cũng là lúc thời tiết đón những đợt gió heo may về chào ngày đông.

Bình Liêu mùa cỏ lau có gì
Vẻ đẹp khi mùa cỏ lau về

Cả một cánh đồng lau mọc thành từng cụm đung đưa theo làn gió khiến người ta không thể nào ngó lơ được vẻ đẹp đầy sức hút ấy.

Tháng 10 là thời điểm cung đường vành đai biên giới phía Tây chạy về hướng Lạng Sơn mang đậm sắc trắng của lau, đẹp như tranh như vẽ. Sẽ không còn gì tuyệt vời hơn nếu bạn được trực tiếp trải nghiệm trên những cung đường đầy nắng và gió bằng xe máy tại đây.

Bình Liêu mùa cỏ lau tháng 10
Dọc cung đường “sống lưng khủng long” lên tới cột mốc 1305 là đoạn cỏ lau mọc nhiều và đẹp nhất

Dọc theo các tuyến đường lên tới các cột mốc, đặc biệt là mốc 1305 bạn có thể thấy được cảnh tượng đẹp ngoài sức tưởng tượng – vẻ đẹp đến từ cánh đồng hoa lau trải dài ngút ngàn dọc 2 bên phía “sống lưng khủng long”.

Người ta vẫn ví Bình Liêu mùa lau về là thiên đường “sống ảo” ngay tại mặt đất. Thiên nhiên chốn phiêu lãng ấy không chỉ được ưu ái mang những nét đẹp thuần khiết mà mùa về như được điểm xuyết thêm sức sống, hồn sắc làm mê đắm lòng người.

Checkin Bình Liêu mùa cỏ lau
Vẻ đẹp Bình Liêu cuối thu tháng 11 về thu hút rất nhiều các bạn trẻ đến khám phá và checkin

Đứng trước cái bao la, hùng vĩ của núi đồi, bên cạnh là những mộng mơ của một vùng Bình Liêu mùa cỏ lau chắc hẳn sẽ khiến bạn quên đi mọi muộn phiền, lo âu trong cuộc sống.Địa điểm ngắm lau đẹp: Nằm dọc con đường vành đai biên giới check các mốc từ 1300, 1302, 1305…

3. Có gì ngoài Bình Liêu mùa cỏ lau?!!

Đến Bình Liêu mùa cỏ lau, bạn có thể có cơ hội tham quan hết các địa điểm thú vị tại nơi đây như: Thác Khe Vằn, bản Sông Moóc, đỉnh Cao Xiêm, các mốc Biên giới, cửa khẩu Hoành Mô, cầu Nà Làng,…

3.1. Thác Khe Vằn – vẻ đẹp thiên nhiên nơi vùng cao ngút ngàn

Thác Khe Vằn là một trong những điểm thu hút khách du lịch hot nhất nhì Bình Liêu từ mùa lúa cho đến mùa cỏ lau. Thác có 3 tầng nước chảy với độ cao khoảng 100m đổ xuống tung bọt trắng xóa.

Thác Khe Vằn Bình Liêu
Thác Khe Vằn Bình Liêu

Du khách có thể tha hồ tắm mình trong làn nước mát rượi và thư thái, tuy nhiên cần chú ý vì những vách đá bị bào mòn có độ trơn trượt cao, bạn nên chuẩn bị dép thay vì đi chân trần để đảm bảo an toàn.

3.2. Cầu Nà Làng – cây cầu vắt vẻo giữa núi non cảnh sắc

Nà Làng là cây cầu treo được thiết kế với một nhịp võng dài 120m nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, buôn bán và kết nối người dân địa phương với nhau.

Cầu treo Nà Làng
Cầu treo Nà Làng

Từ phía cây cầu bạn có thể quan sát được cảnh sắc từ phía 2 bên bảng lảng mây trời và rừng núi, đây cũng là địa điểm lý tưởng để cho ra những bức hình kỷ niệm cùng Bình Liêu vô cùng thú vị đó!

3.3. Đỉnh núi Cao Xiêm – ngắm trọn biển mây Bình Liêu

Cao Xiêm là ngọn núi cao 1.429 mét so với mực nước biển – thuộc top 2 ngọn núi cao nhất Quảng Ninh. Sau khi băng qua những cánh rừng thông cùng những con dốc cao ngút ngàn, bãi cỏ mênh mông lưng chừng núi bạn mới có thể lên tới đỉnh Cao Xiêm.

Đỉnh núi Cao Xiêm
Đỉnh núi Cao Xiêm – nóc nhà Quảng Ninh

Nơi đây dần được công nhận là “nóc nhà” của vùng đất Quảng Ninh.

3.4. Cửa khẩu Hoành Mô

Ghé thăm và chiêm ngưỡng cửa khẩu Hoành Mô sẽ là một trải nghiệm vô cùng thú vị nếu bạn có cơ hội đến Bình Liêu mùa cỏ lau.

Cửa khẩu Hoành Mô
Cửa khẩu Hoành Mô

3.5. Các cột mốc biên giới Việt Nam – Trung Quốc

Bất kỳ ai du lịch Bình Liêu chắc chắn không thể bỏ lỡ cơ hội check-in những cột mốc thiêng liêng đánh dấu danh giới cùa nước ta và Trung Quốc: Mốc 1300, 1302, 1305 và 1327.

Các cột mốc là một trong những điểm checkin thú vị tại Bình Liêu
Các cột mốc là một trong những điểm checkin thú vị tại Bình Liêu

4. Dịch vụ thuê xe máy và nghỉ ngơi tại Bình Liêu

4.1. Dịch vụ thuê xe máy:

  • Thuê xe máy A Píu: 0163 8989666 (Giá thuê 200.000/ngày)
  • Thuê xe máy Anh Chung  0966 545 166 / 0888 745 166
Dịch vụ thuê xe tại Bình Liêu
Tại Bình Liêu có nhiều dịch vụ thuê xe máy cho khách thuê và khám phá

4.2. Danh sách Homestay Bình Liêu:

  • Homestay A Píu: (ở thị trấn Bình Liêu) Phòng sạch sẽ gọn gàng, khép kín, điện nước wifi đầy đủ. Giá rẻ từ 30-60k/ người/ đêm. SĐT anh Thành: 0915 368 883. Ngoài ra anh chủ Homestay còn hỗ trợ Tư vấn phượt, chỉ đường, đồ nướng, cắm trại, thuê xe máy.
  • Homestay A Dào ở Bản Phạt Chỉ (Trên Đồng Văn, cạnh mốc 1327) SĐT anh Dào: 096 524 0857; Chị Hạnh: 097 389 048.
  • Homestay Trưởng Ngố (nhà phổ thông cho du khách) ở thị trấn Bình Liêu, đáp ứng các yêu cầu cơ bản của chỗ ở, sạch sẽ, thoáng mát, gần suối đẹp, có chỗ câu cá giải trí, giá cả phải chăng (50k/ người). SĐT 0977.660.717.

Chẳng phải tự nhiên mà người ta ví Bình Liêu là “Sapa thu nhỏ” của miền Đông Bắc, chính bởi những điều kỳ diệu đến từ thời tiết, thiên nhiên và cảnh sắc khiến ai đã từng ghé qua đều cảm thấy yêu mến và muốn quay trở về…

Bài viết tham khảo thêm:

Khám phá Đầm Lập An – Tuyệt tình cốc mơ màng xứ Huế

1

Xứ Huế nổi tiếng với các di tích lịch sử, các công trình lăng tẩm cổ kính. Nhắc đến Huế, người ta nghĩ ngay đến sông Hương, vịnh Lăng Cô, núi Ngự Bình,…

Khám phá Đầm Lập An - Tuyệt tình cốc mơ màng xứ Huế

Không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp cổ kính, Huế còn có nhiều cảnh quan thơ mộng, trữ tình. Trong đó nổi bật là đầm Lập An với vẻ đẹp hoang sơ níu giữ trái tim của biết bao du khách. Hãy cùng wecheckin khám phá nơi này nhé!

1. Đầm Lập An nằm ở đâu? Cách di chuyển đến đầm Lập An

Nằm ngay dưới chân đèo Gia Phú, qua thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đầm Lập An được bao bọc bởi một bên là dãy núi Bạch Mã hùng vĩ, một bên là bãi biển Lăng Cô thướt tha. Nơi đây hội tụ đầy đủ yếu tố để trở thành một điểm du lịch hấp dẫn du khách.

Cách di chuyển đến đầm Lập An

Đầm lập An cách trung tâm thành phố Huế khoảng 60km, một khoảng cách không quá xa để bạn có thể di chuyển. Bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc xe khách đều được.

Xuất phát từ thành phố Huế: Chay theo tuyến đường Hùng Vương – An Dương Vương – Nguyễn Tất Thành – Quốc lộ 1A. Vjay dọc theo quốc lộ 1A theo đường Lý Thánh Tông thấy bảng chỉ dẫn về hầm Phước Tượng thì rẽ theo hướng đó đi thẳng đến thị trấn Lăng Cô, rẽ vào đường Vi Thủ An đi thẳng sẽ đến được đầm Lập An.

2. Đầm Lập An – vẻ đẹp mộng mơ làm du khách mê mẩn

Đầm Lập An mùa nào cũng đẹp, mỗi mùa lại mang một vẻ cuốn hút riêng nhưng thời điểm tốt nhất vẫn là tháng 3 đến tháng 6. Đây là mùa nắng sẽ hơi nóng nhưng thuận lợi để cho bạn những bức hình đẹp. Vào những ngày nắng vàng, đầm Lập An soi chiếu bởi những ánh sáng lấp lánh, tựa như một tấm gương phản chiếu khổng lồ.

Nơi đây còn giữ nguyên vẹn cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, ít bị tác động bởi những xô bồ, đông đúc của con người. Quanh đầm là con đường chạy ven chân núi, một bên là dải nước xanh như ngọc, một bên là núi non trùng điệp tạo nên một cảnh quan hết nên thơ.

Mỗi khi thủy triều rút, đầm Lập An lộ một con đường nhỏ giữa hồ trông không khác gì Điệp Sơn của Khánh Hòa. Bạn có thể đi dạo và chụp những bức hình tuyệt đẹp ở đâu nhé.

Mỗi khi thủy triều rút, đầm Lập An lộ một con đường nhỏ giữa hồ trông không khác gì Điệp Sơn của Khánh Hòa. Bạn có thể đi dạo và chụp những bức hình tuyệt đẹp ở đâu nhé.

Đầm Lập An đẹp nhất vào thời khắc hoàng hôn và bình minh. Khi hoàng hôn buông xuống, đầm Lập An trở nên vô cùng huyền ảo. Trên mặt nước phẳng lặng xuất hiện những gam màu vàng, tím, hồng,… đan xen vào nhau tạo nên một thảm lụa đầy màu sắc.

vẻ đẹp mây lồng bóng nước

Khi bình minh ló rạng, khung cảnh mờ ảo hòa vào trong sương sớm, mặt trời bắt đầu chiếu những tia nắng đầu tiên xuống trông vô cùng nên thơ.

Trong bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ đó, sự hiện diện của con người tạo nên sự sống động của bức tranh huyền ảo. Hình ảnh những người dân làng chài ngày đêm tần tảo vì cuộc sống mưu sinh. Công việc của họ là đánh bắt thủy hải sản, công việc không chỉ giúp cho đời sống ổn định của họ mà còn tạo nên bản sắc riêng của vùng nước mênh mông này.

Trong bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ đó, sự hiện diện của con người tạo nên sự sống động của bức tranh huyền ảo
Trong bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ đó, sự hiện diện của con người tạo nên sự sống động của bức tranh huyền ảo
Trong bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ đó, sự hiện diện của con người tạo nên sự sống động của bức tranh huyền ảo

3. Đặc sản đầm Lập An

Đến đầm Lập An chắc chắn bạn sẽ phải nếm thử món hàu – một đặc sản nổi tiếng bậc nhất ở nơi đây. Người ta thường ví hàu ở đây là thứ đặc sản chẳng nơi nào sánh bằng. Thịt hàu ở đâu thơm ngon, béo ngậy lại chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cao.

Đầm Lập An

Mùa của hàu bắt đầu từ tháng Giêng đến tháng 3 (Âm lịch). Người dân nuôi hàu ở đây theo cách tự nhiên đem thả lốp xe cũ xuống đầm để thu giống. Đứng từ xa, du khách có thể dễ dàng nhìn thấy nhiều chòi gỗ dựng tạm bợ trên những chiếc cọc tre để thuận tiện cho việc nuôi và đánh bắt hàu.

4. Một số địa điểm du lịch gần đầm Lập An

 4.1. Biển Lăng Cô

Biển Lăng Cô nằm cạnh quốc lộ 1A, dưới chân đèo Hải Vân thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Biển Lăng Cô được công  nhận là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới năm 2009. 

Biển Lăng Cô nằm cạnh quốc lộ 1A, dưới chân đèo Hải Vân thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Trái với các bãi biển nổi tiếng khác, ở Lăng Cô khá yên bình, nhất là vào ban đêm. Đây là một khu nghỉ dưỡng tuyệt vời dành cho những ai yêu thích sự yên tĩnh. Đến Lăng Cô, bạn sẽ được thoải mái tham gia các hoạt động thú vị như: lặn biển, câu mực, chèo thuyền,…; thưởng thức các món đặc sản biển thơm ngon như sò, ốc, mực,…

4.2. Bãi biển Chân Mây

Bãi biển chân Mây nằm ở xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế bao gồm bãi tắm Cảnh Dương, Bình An và khu vực Cảng Chân Mây.

Bãi biển Chân Mây

Nằm ở vị trí thuận lợi, nên nơi đây được nhiều người chọn là điểm thư giãn mỗi dịp hè về. Vùng biển Chân Mây được mũi Đông che chắn tạo ra vùng nước kín gió nên khu vực cảng Chân Mây thường xuyên đón các tàu lớn neo đậu.

4.3. Đèo Hải Vân

Đèo Hải Vân có chiều dài 20km là ranh giới tỉnh Thừa Thiên – Huế và tp. Đà Nẵng, cắt ngang qua dãy núi hùng vĩ Bạch Mã. Đỉnh đèo có độ cao 500m so với mực nước, đèo Hải Vân đã từng vinh dự nằm trong top 10 cung đường ven biển đẹp nhất thế giới do tờ Guardian bình chọn.

đèo Hải Vân

Với những vẻ đẹp của hoang sơ, non nước hữu tình cùng với những món ăn ngon, chắc chắn khi đến với đầm Lập An sẽ để lại cho du khách những cảm giác khó quên trong kì nghỉ của mình.

Xem thêm:

Bản Cu Vai – Chốn bồng lai tiên cảnh bị lãng quên ở Trạm Tấu, Yên Bái

0

Một địa điểm mới dành cho dân đam mê du lịch, yêu thích du lịch đó là bản Cu Vai – nơi hoa hậu Việt Nam Đỗ Mỹ Linh thực hiện dự án “cõng điện lên bản”. Nơi đây được ví như một viên ngọc giữa chốn sơn cao, tay chỉ đưa ra thôi là có thể chạm lấy mây bồng bềnh. Hãy cùng wecheckin làm một chuyến đi lên bản Cu Vai thôi nào!

bản Cu Vai - nơi hoa hậu Việt Nam Đỗ Mỹ Linh thực hiện dự án "cõng điện lên bản".

1. Bản Cu Vai nằm ở đâu?

Bản Cu Vai nằm trên một đỉnh núi cao chót vót thuộc địa phận xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, cách thủ đô Hà Nội khoảng 250km. Bản có 46 hộ dân sinh sống, trong đó có hơn 80% là người dân tộc H’Mông. Đường lên bản rất hiểm trở, toàn là đường đồi núi quanh co, nhất là vào mùa mưa khiến con đường càng đi lại khó khăn hơi. Chính vì thế, cuộc sống của người dân nơi đây luôn gắn bó với thiên nhiên, có ít người ghé thăm nên vẫn còn giữ được nét hoang sơ.

Bản Cu Vai nằm trên một đỉnh núi cao chót vót thuộc địa phận xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, cách thủ đô Hà Nội khoảng 250km.

Nơi này trước kia hoang sơ, miền rẻo cao còn không có điện, trường trạm. Hoa hậu Việt Nam Đỗ Mỹ Linh đã chọn nơi này để thực hiện dự án “cõng điện lên bản”, dự án của cô đã lọt top 20 phần thi “Người đẹp nhân ái – Sắc đẹp vì mục đích cao cả” tại Miss World 2017. Vì thế, thời gian gần đây bản đã được nhà nước quan tâm hơn, đã có điện để cho bà con sinh hoạt, người dân rạng rỡ, có cuộc sống ổn định hơn.

2. Cách di chuyển đến bản Cu Vai

Cách thủ đô Hà Nội khoảng 200km, các bạn có thể di chuyển bằng xe khách hoặc xe máy đến bản Cu Vai.

  • Di chuyển bằng xe khách: Bạn có thể ra bến xe Mỹ Đình, Yên Nghĩa,… để bắt xe đi Nghĩa Lộ. Sai đó từ Nghĩa Lộ, bạn thuê xe máy đi thêm 20km để đến Trạm Tấu, từ Trạm Tấu di chuyển đến bản Cu Vai khoảng 10km nữa.
  • Đi bằng xe máy: bạn đi theo tuyến đường Hà Nội – Nghĩa Lộ – Trạm Tấu – Cu Vai.

Từ huyện Trạm Tấu đến bản Cu Vai tuy không quá xa, chỉ khoảng 10km nhưng lại có những đoạn đường dốc ngược thẳng đứng đến 90 độ. Đường di chuyển chủ yếu là đường đất, trời mưa rất khó để di chuyển.

Đường di chuyển chủ yếu là đường đất, trời mưa rất khó để di chuyển.
Đường vào bản những ngày mưa gió rất khó để di chuyển

3. Đến Bản Cu Vai vào thời gian nào?

Nếu bạn muốn săn mây thì hãy đến vào khoảng tháng 10, tháng 11 nhé. Vào những này trời nắng đẹp, xung quanh bản có rất nhiều mây bay. Bạn chỉ cần tìm cho mình một khoảng đất rộng rãi là có thể ngắm được mây.

Bản Cu Vai còn có khung cảnh thiên nhiên vô cùng hùng vĩ với đồi núi trập trùng, ruộng bậc thang trải dài tít tắp không thua kém gì Mù Cang Chải.

Bản Cu Vai còn có khung cảnh thiên nhiên vô cùng hùng vĩ với đồi núi trập trùng, ruộng bậc thang trải dài tít tắp không thua kém gì Mù Cang Chải. Chỉ cần đứng trên sườn đồi, nhìn ngắm cảnh vật xung quanh thôi cũng đủ làm bạn không muốn rời xa khỏi nơi này.

 Chỉ cần đứng trên sườn đồi, nhìn ngắm cảnh vật xung quanh thôi cũng đủ làm bạn không muốn rời xa khỏi nơi này.

Lưu ý là bạn tránh đi vào mùa mưa bởi đường đi lại rất khó, khi trời mưa đường lầy lội, trơn trượt rất nguy hiểm cản trở việc săn mây, ngắm cảnh, checkin của bạn.

4. Khám phá bản Cu Vai

4.1. Tìm hiểu về cuộc sống người dân bản địa

Hơn 80% người dân trong bản là người dân tộc H’Mông sinh sống, bạn có thể khám phá tìm hiểu những nét đẹp văn hóa của người dân nơi đây, chắc chắn sẽ thú vị.

Hơn 80% người dân trong bản là người dân tộc H'Mông sinh sống, bạn có thể khám phá tìm hiểu những nét đẹp văn hóa của người dân nơi đây, chắc chắn sẽ thú vị.

Cuộc sống của người dân nơi đây giản dị, đơn sơ nhưng đầy sự ấm áp. Bản có diện tích khá nhỏ nên bạn có thể đi bộ để tham quan, trò chuyện cùng người dân. Khung cảnh tự nhiên đẹp, vì vậy bạn chỉ cần tạo dáng là sẽ có ngay những bức ảnh đẹp lung linh.

4.2. Săn mây trên bản Cu Vai

Vào những ngày đẹp trời, xung quanh bản có rất nhiều mây. Nếu có flycam bay từ trên cao nhìn xuống, chắc chắn bạn sẽ “đứng tim” vì quá đẹp. Đây quả thực là một thiên đường với những ngọn núi trùng điệp, mây trắng bồng bềnh. Quả thực đây là điểm săn mây lý tưởng không kém gì Tà Xùa.

Đây quả thực là một thiên đường với những ngọn núi trùng điệp, mây trắng bồng bềnh. Quả thực đây là điểm săn mây lý tưởng không kém gì Tà Xùa.

Nếu bạn muốn ở qua đêm trên Cu Vai để ngắm hoàng hôn hay bình minh thì nhớ mang theo lều trại đi nha, hoặc ghé qua nhà trưởng thôn xin ngủ nhờ. Ở trên bản mọi thứ đều thiếu thốn nên không có homestay hay nhà nghỉ nào cả. Hiện nay có 1 quán tạp hóa mới mở ra để phục vụ cho khách du lịch ghé thăm.

Nếu bạn muốn ở qua đêm trên Cu Vai để ngắm hoàng hôn hay bình minh thì nhớ mang theo lều trại đi nha, hoặc ghé qua nhà trưởng thôn xin ngủ nhờ.

Nét hoang sơ của núi rừng, sự yên bình của làng bản đã tạo nên một không gian đẹp đến nao lòng. Những bạn trẻ ơi, thanh xuân có bấy nhiêu đâu mà để phí hoài, hãy khám phá lên đường đến bản Cu Vai ngay thôi.


Xem thêm:

Phố bích họa Phùng Hưng – địa điểm “check in” mới của giới trẻ trong các dịp lễ

2

Trong cuộc sống hối hả, tấp nập, người ta vẫn không quên tìm về một Hà Nội với những nét đẹp xưa cũ. Phố bích họa Phùng Hưng ra đời với những bức họa mang đậm nét hoài cổ, thân thương. Đây là một dự án có ý nghĩa lớn nhằm quảng bá hình ảnh của thủ đô với khách du lịch. Hãy cùng Wechekin khám phá con phố bích họa này nhé!

 Phố bích họa Phùng Hưng ra đời với những bức họa mang đậm nét hoài cổ, thân thương.

1. Phố bích họa Phùng Hưng- ký ức Hà Nội xưa

Con phố bích họa được đặt ở gần chợ Đồng Xuân và phố Hàng Đậu thu hút khách du lịch trong nước và cả quốc tế. Nhiều khách nước ngoài khi đến tham quan khu phố đã liên tưởng đến làng Gamcheon (Hàn Quốc) – nơi mà bích họa đường phố đã trở thành biểu trưng của du lịch.

Tất cả là 20 bức họa khiến người xem hào hứng và trầm trồ khi những ký ức Hà Nội được tái hiện và những vòm cầu đá trăm tuổi tại Phùng Hưng với chiều dài thời gian mà nó đã khoác lên mình.

Tất cả là 20 bức họa khiến người xem hào hứng và trầm trồ khi những ký ức Hà Nội được tái hiện và những vòm cầu đá trăm tuổi tại Phùng Hưng với chiều dài thời gian mà nó đã khoác lên mình.

Những bức tranh bích hoạ về bách hóa tổng hợp, những người phụ nữ gánh hàng rong, tàu điện leng keng, ông đồ cho chữ trên các vòm cầu.

Trên đoạn phố này, tất cả bức tranh đều được vẽ trên nền gỗ bằng sơn và golden acrylics, có độ bền từ 5 đến 10 năm.

Trên đoạn phố này, tất cả bức tranh đều được vẽ trên nền gỗ bằng sơn và golden acrylics, có độ bền từ 5 đến 10 năm. Các bức tranh được thực hiện bởi 2 nhóm tác giả: nhóm họa sĩ bên Hàn Quốc và nhóm họa sĩ Việt Nam. Tất cả các bức họa đều gắn liền với một chủ đề chung: ký ức Hà Nội.

ác bức tranh được thực hiện bởi 2 nhóm tác giả: nhóm họa sĩ bên Hàn Quốc và nhóm họa sĩ Việt Nam.

Khi xem 8 tác phẩm của những họa sĩ đến từ Hàn Quốc như Phố nhuốm màu hoa (Oh Ye Seul), Cầu Long Biên (Jang Su Ik) hay Áo dài trên phố xưa (Choi Lak Won), người ta sẽ thấy ở đó hiện lên đó là sự hồn nhiên, tươi mới trong cách nhìn về Hà Nội của họ.

Với 11 tác phẩm của Việt Nam, một số tác phẩm được thiết kế không gian 3 chiều tạo nên sự tương tác đối với người nhìn.

Với những họa sĩ đến từ Việt Nam, họ đã có những trải nghiệm với một Hà Nội năm tháng. Với 11 tác phẩm của Việt Nam, một số tác phẩm được thiết kế không gian 3 chiều tạo nên sự tương tác đối với người nhìn.

2. Phố bích họa Phùng Hưng – mỗi bức họa lại gợi nhớ về những ký ức xưa

Mỗi tác phẩm ở phố bích họa đều truyền tải thông điệp về một Thủ đô Hà Nội đang đứng trước những thay đổ to lớn nhưng vẫn lưu giữ được nét truyền thống văn hóa. Ít ai biết rằng, phố Phùng Hưng trước kia là chợ xe máy đầu tiên ở Hà Nội. Với các tác phẩm được thiết kế 3 chiều như “Kim vàng giọt lệ” đã khiến cho người xem được trải nghiệm cảm giác trở về quá khứ. Hay tác phẩm “Máy nước công cộng: gợi cho người xem nhớ về thời bao cấp với hình ảnh dòng người xếp hàng đợi lấy nước.

Tác phẩm kim vàng gọt lệ
Tác phẩm kim vàng gọt lệ của hộ sĩ Dương Mạnh Quyết gợi nhớ chợ xe máy nổi tiếng Phùng Hưng những năm mở cửa sau bao cấp.

Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn, người tham gia vào dự án này cho biết: “Mọi người khi xem các tác phẩm tại phố bích họa Phùng Hưng sẽ nhớ lại những ký ức của con phố Phùng Hưng cũng như Hà Nội. Nghệ thuật công cộng ở đây đã gắn liền với cảnh quan, nó đánh thức ký ức của cộng đồng, của những người Hà Nội cũng như những người không ở Hà Nội nhưng đến du lịch, tham quan Hà Nội.”

Tác phẩm chung của các hoạ sĩ Việt Nam và Hàn Quốc với hình ảnh hai người đàn ông Hàn Quốc đi trên phố Hàng Mã, Hà Nội
Tác phẩm chung của các hoạ sĩ Việt Nam và Hàn Quốc với hình ảnh hai người đàn ông Hàn Quốc đi trên phố Hàng Mã, Hà Nội

3. Phố bích họa Phùng Hưng – điểm giao lưu cộng đồng

Chỉ với chiều dài hơn 200m, phố bích họa là điểm giao lưu văn hóa với không gian chợ Đồng Xuân, phố Hàng Lược, phố Hàng Mã. Rất nhiều các hoạt động vui chơi, giải trí, văn nghệ, trò chơi dân gian được tổ chức ở khu vực này.

Chỉ với chiều dài hơn 200m, phố bích họa là điểm giao lưu văn hóa với không gian chợ Đồng Xuân, phố Hàng Lược, phố Hàng Mã. Rất nhiều các hoạt động vui chơi, giải trí, văn nghệ, trò chơi dân gian được tổ chức ở khu vực này.

Vào dịp cuối tuần hay các ngày lễ, Tết có thể cùng gia đình của mình đến đây chơi các trò chơi dân gian. Các bạn trẻ rủ nhau đến chụp ảnh, các cụ già đến ngắm tranh ôn lại những kỷ niệm xưa. Ở đây còn có những gian hàng bày bán các sản phẩm lưu niệm, bánh kẹo truyền thống để phục vụ cho khách du lịch mua về làm quà.

 đây còn có những gian hàng bày bán các sản phẩm lưu niệm, bánh kẹo truyền thống để phục vụ cho khách du lịch mua về làm quà.

4. Những điểm vui chơi quanh phố bích họa Phùng Hưng

4.1. Phố đường tàu

Đến phố bích họa Phùng Hưng đừng quên ghé qua con phố đường tàu nhé. Phố đường tàu nằm dọc theo phố Phùng Hưng lên đến cầu Long Biên. Ở đây mang vẻ đẹp cổ kính, dân giã đậm chất riêng của Hà Nội với những ngôi nhà cũ kỹ. Có lẽ chính vì điều đó mà nơi đây trở thành điểm đến của rất nhiều du khách quốc tế và giới trẻ. Họ đến đây để chụp ảnh, hay thưởng thức một tách cafe, một cốc bia giữa khung cảnh mới lạ, ngồi ngắm đoàn tàu chạy giữa lòng thủ đô.

4.2. Chợ Đồng Xuân

Nhắc đến Hà Nội, người ta không thể nhắc đến chợ Đồng Xuân là một biểu tưởng của Hà Nội.

Chợ Đồng xuân là nơi buôn bán đủ thứ hàng hóa từ những món đắt tiền cho đến bình dân.

Chợ Đồng xuân là nơi buôn bán đủ thứ hàng hóa từ những món đắt tiền cho đến bình dân. Tất cả các sản vật của các địa phương đều được bày bán tại đây như nấm hương, măng rừng cho đến hải sản tươi sống. Chợ Đồng Xuân còn có riêng một khu để bày bán những món ngon nổi tiếng ở Hà Nội như bún ốc, bún thang, bún riêu,..

Hãy lên kế hoạch cùng hội bạn thân ghé thăm con phố bích họa Phùng Hưng và lên các concept cho những bộ hình chất lượng tại đây nhé!

3 giờ sáng Em gọi Anh đi ăn Phở gánh Hà Nội – vẹn nguyên hương vị cổ truyền

Khi đêm xuống, mọi người đang chìm sâu trong giấc ngủ thì quán phở gánh mới bắt đầu dọn hàng và chuẩn bị bán. Mặc dù mở cửa từ lúc 3h sáng nhưng phở gánh Hà Nội vẫn luôn thu hút khách đến ăn. Giữa cái se lạnh của Hà Nội về đêm mà được thưởng thức bát phở nóng hổi thì còn gì bằng.

Mặc dù mở cửa từ lúc 3h sáng nhưng phở gánh Hà Nội vẫn luôn thu hút khách đến ăn. Giữa cái se lạnh của Hà Nội về đêm mà được thưởng thức bát phở nóng hổi thì còn gì bằng.

Đã từ lâu, phở được xem là món ăn tinh túy, đặc trưng cho nền ẩm thực Việt Nam. Trên khắp các phố xá, chúng ta có thể bắt gặp bất kì một quán phở nào ở ven đường. Thế nhưng, hương vị phở ở Hà Nội vẫn được xem là thơm ngon, hấp dẫn nhất. Những người con đi xa Thủ đô khi trở về việc đầu tiên mà họ làm đó là ăn một bát phở nóng hổi. 

Đã từ lâu, phở được xem là món ăn tinh túy, đặc trưng cho nền ẩm thực Việt Nam.

“Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon” (Thạch Lam).

 Việc tìm được một quán phở ngon giờ không khó bởi có hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng phải kể đến như phở Thìn, phở Bát Đàn, phở Lý Quốc Sư, phở Sướng,…nhưng đặc biệt nhất vẫn là phở Gánh Hàng Chiếu.

Việc tìm được một quán phở ngon giờ không khó bởi có hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng phải kể đến như phở Thìn, phở Bát Đàn, phở Lý Quốc Sư, phở Sướng,...nhưng đặc biệt nhất vẫn là phở Gánh Hàng Chiếu.

Phở Gánh Hà Nội sau 30 năm vẫn mở cửa lúc 3h sáng

6h sáng khi phố phường Hà Nội bắt đầu thức giấc, người dân mới bắt đầu dậy đi ăn sáng thì quán phở gánh trên phố Hàng Chiếu đã chuẩn bị dọn dẹp để đóng cửa.

Phở Gánh Hà Nội sau 30 năm vẫn mở cửa lúc 3h sáng

Phở gánh Hà Nội là một gánh phở lâu năm trên phố cổ. Quán đơn sơ, không biển hiệu cao cấp nhưng vẫn tấp nập khách ra vào. Nồi nước dùng một bên, nồi nước sốt vang, bát đũa một bên ấy vậy gánh phở đã tồn tại cho đến tận bây giờ.

Phở gánh Hà Nội là một gánh phở lâu năm trên phố cổ

Quay trở lại, Hà Nội xưa có rất nhiều gánh phở nhưng bây giờ đã trở nên khan hiếm. Tìm được một quán phở gánh giống như trên phố Hàng Chiếu quả thực là rất khó. Cứ 3h sáng quán ăn lại trở nên tấp nập khách ra vào. Thưởng thức một bát phở gánh ở đây khiến cho ta như quay trở lại những năm Hà Nội xưa với những gánh phở ven đường trong một ngày đông lạnh giá.

 Tìm được một quán phở gánh giống như trên phố Hàng Chiếu quả thực là rất khó. Cứ 3h sáng quán ăn lại trở nên tấp nập khách ra vào.

Quán ăn mở ra để phục vụ cho những người đi chơi về muộn, đi làm về khuya hay những người lao động phải dậy sớm. Không phải là một hàng ăn đêm cũng không phải là một hàng ăn sáng, quán mở để bán cho những thực khách bận công việc vào lúc đêm muộn hay cả những người chỉ vì nghe danh của quán mà tìm đến, tất cả chỉ vì bát phở ngon, nóng hổi.

Quán ăn mở ra để phục vụ cho những người đi chơi về muộn, đi làm về khuya hay những người lao động phải dậy sớm.

Cảm nhận sự đặc biệt trong từng bát phở gánh Hà Nội

Nếu so với các hàng phở gia truyền khác nổi tiếng ở Hà Nội thì phở ở đây cũng không có gì khác. Thế nhưng, điều đặc biệt ở đây mà không có một quán phở nào có được đó là thưởng thức một món ăn đêm ấp áp giữa cái thời tiết se lạnh của Hà Nội gần về sáng. Chính vì nét riêng như vậy nên 30 năm qua quán phở vẫn tồn tại và luôn nhộn nhịp khách ra vào.

Nếu so với các hàng phở gia truyền khác nổi tiếng ở Hà Nội thì phở ở đây cũng không có gì khác.

Một bát phở có giá 40.000đ nhưng tương đối đầy đặn gồm có phở chín, phở tái và phở bò sốt vang. Ngoài ra, quán còn phục vụ thêm cả quẩy để ăn kèm; và nếu muốn dùng nước thì có trà đá và nước cam cho bạn lựa chọn. Món phở được nhiều người yêu thích nhất đó là phở bò sốt vang thơm ngon với nước dùng ninh xương, miếng thịt sốt vang mềm vừa miệng, bánh phở dai dai hòa quyện tạo nên một hương vị đặc biệt khiến người ăn không thể nào quên được. Một bát phở với giá tầm trung, không quá ngon nhưng cũng không tệ nhưng vào những lúc sự lựa chọn bị hạn chế thì một bát phở đã làm ta cảm thấy ấm bụng và thỏa mãn lắm rồi.

Một bát phở với giá tầm trung, không quá ngon nhưng cũng không tệ nhưng vào những lúc sự lựa chọn bị hạn chế thì một bát phở đã làm ta cảm thấy ấm bụng và thỏa mãn lắm rồi.

Muốn ăn phở gánh ở đây thì bạn phải xếp hàng, khách đến trước được phục vụ trước, khách đến sau phục vụ sau. Giờ cao điểm ở đây là từ 4h30-5h30, bạn sẽ phải đợi khoảng 10-15p để có thể thưởng thức một bát phở nóng hổi.

Địa chỉ quán phở Gánh Hà Nội

  • Địa điểm: Ngã tư Hàng Đường – Hàng Chiếu
  • Giờ mở cửa: 3h30 – 7h sáng
  • Giá cả: 40.000đ/bát

Khi đến, cứ việc ngồi vào bàn ăn và chờ. Khi tới lượt sẽ có nhân viên tự ra bàn ăn và order.

Phở gánh Hà Nội không chỉ là một món ăn chống đói vào lúc đêm muộn mà còn là nét văn hóa ẩm thực thú vị, nhắc người ta nhớ về một Hà Nội xưa. Hãy cùng dắt nhau đi ăn phở gánh lúc 3h sáng để thưởng thức hương vị phở Hà Thành nhé!

Xem thêm:

Những Món Ăn Ngon Thưởng Thức Là Thấy Hương Vị Thu Hà Nội!

“Hạ nhẹ nhàng đi, Thu khẽ khàng gõ cửa/ Hà Nội mùa vàng mơ mộng biết bao nhiêu.”
Hà Nội cuối cùng cũng bước vào mùa đẹp nhất trong năm. Chính là mùa thu với nắng vàng, trời xanh và gió heo may nhè nhẹ. Mùa thu thổi tình vào cuộc sống xô bồ, vào tâm hồn vốn trước nay lắm bộn bề, vào cả những món ăn mộc mạc, dân dã. Vậy thì, nhân một ngày thu đẹp như vậy, tại sao bạn không ngồi xuống, cùng wecheckin nhâm nhi những món ngon mùa thu Hà Nội nhỉ!

1. Cốm

Nhắc đến đặc sản mùa thu, đặc biệt là thu Hà Nội thì không thể không nhắc đến cốm. Một năm có đến 2 – 3 mùa lúa, nhưng người ta vẫn không thể lý giải tại sao mùa cốm cuối tháng 9 lại đặc biệt ngon và dẻo đến vậy. Có lẽ bởi nó được kết tinh đúng vào cái tiết trời đẹp nhất trong năm. Khi bầu trời cao và trong xanh vời vợi, nắng vẫn còn nhưng chẳng gắt, và gió đem hương thổi vào từng hạt lúa non. 

Cốm - Món ăn ngon mùa thu Hà Nội
Nhắc đến đặc sản mùa thu, đặc biệt là thu Hà Nội thì không thể không nhắc đến cốm

Lại nhớ đến những lời đầy hoa mỹ mà nhà văn Thạch Lam viết về cốm: “Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam.” (Trích “Một thứ quà của lúa non: cốm” | Hà Nội băm sáu phố phường)

Cốm
Một thứ quà của lúa non: cốm

Để làm ra cốm xanh thượng hạng, nhất định phải thu hoạch lúa non, bấm ra sữa, đúng lúc đúng thì. Thêm nữa, công đoạn làm cốm tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi rất nhiều kỹ năng. Hạt lúa đem rang lên chảo nóng sao cho vừa nở chín mềm mà không quá lửa, vỏ trấu vừa tróc. Sau khi cốm nguội, công đoạn giã cốm bắt đầu. Không những giã để cốm tróc vỏ mà còn phải giã đến khi cốm dẻo dính mới đạt.

Cốm - Món ăn ngon mùa thu Hà Nội
Để làm ra cốm xanh thượng hạng, nhất định phải thu hoạch lúa non, bấm ra sữa, đúng lúc đúng thì…

Cầm trên tay nắm cốm xanh được bọc trong lá sen thơm thanh khiết nhâm nhi, ấy chính là thú vui tao nhã của người Hà Thành mỗi độ thu về. Hương vị của cốm là hương vị mộc mạc mà quen thuộc vô cùng. Người bắc còn lấy chuối tiêu chấm cốm để ăn. Còn trong Nam, cốm thường được trộn cùng nước cốt dừa thơm béo ngậy, hay cơm dừa nạo sợi nặn thành những phần vừa ăn.

Ngoài ra cốm còn được chế biến thành vô vàn món ăn, thậm chí là thức uống khác nhau. Đến Hà Nội vào tháng 9, nhất định hãy thử chả cốm, cốm xào, bánh cốm và uống sữa dừa cốm xay nhé! Đảm bảo cốm thơm ngon và dẻo hơn bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Món ăn ngon từ cốm
Cốm còn được chế biến thành vô vàn món ăn, thậm chí là thức uống khác nhau

Địa chỉ cốm ngon nổi tiếng nhất Hà Nội là Cốm làng Vòng, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

Giá tham khảo: 260.000 – 300.000 đồng/kg

2. Bánh đúc nóng – Món ngon mùa thu Hà Nội

Bánh đúc nóng- Món ăn ngon mùa thu Hà Nội
Bánh đúc nóng là món ăn sinh ra là để dành cho tiết trời dịu mát của thu Hà Nội!

Thời tiết Hà Nội vào thu đặc biệt được mong chờ nhất trong năm bởi những cơn gió se lạnh khiến con người ta cảm thấy dễ chịu. Mà cơ thể dễ chịu thì làm gì cũng thoải mái. Đến cả vị giác cũng sẽ được kích thích, khiến ta thèm những món ăn nóng thơm ngon. Chính vì thế, bánh đúc nóng chính là món ăn được ưa chuộng nhất vào thời gian này!

Bánh đúc nóng là một hình thức đặc biệt trong họ hàng nhà bánh đúc. Nhìn sơ qua thì có vẻ giống cháo bột trẻ em, thế nhưng bánh đúc không loãng, cũng không đặc hẳn. Nó keo lại thành một thể thống nhất, sền sệt và kết dính với nhau. Đến khi chan nước dùng ngọt thanh mà bánh vẫn không hề bị loãng.

Bánh đúc nóng

Một bát bánh đúc nóng không thể thiếu thịt băm mộc nhĩ, hành khô và rau mùi. Vị ngậy từ bánh, ngọt từ thịt băm, mùi thơm của hành phi và rau mùi khiến bát bánh đúc đậm đà hơn bất kỳ. Tất cả hòa quyện tạo thành một hương vị khó cưỡng.

Tùy từng hàng bánh đúc lại có một công thức “bí mật” cho món ăn của mình. Tuy nhiên, dù có thay đổi thế nào cũng không thể phủ nhận rằng bánh đúc nóng là món ăn sinh ra là để dành cho tiết trời dịu mát của thu Hà Nội.

Ở Hà Nội, bạn có thể tìm đến số 8/8B Lê Ngọc Hân, C4 tập thể Trung Tự, Phạm Ngọc Thạch, 296 Minh Khai hay 28 Hàng Bè,… để thưởng thức bánh đúc nóng ngon. Giá cho mỗi bát dao động từ 15.000 – 30.000 đồng

3. Bánh giò

Người anh em cực kỳ “hợp rơ” với bánh đúc nóng chính là bánh giò. Bộ đôi này mà ăn vào bữa xế chiều thu thì ăn ý khỏi bàn: ấm nóng mà nhẹ bụng.

Bánh giò - Món ăn ngon mùa thu Hà Nội
Bánh giò là món ăn cực phù hợp cho buổi xế chiều thu

Bánh giò có hình chóp. Gạo làm bánh là gạo tẻ, được khuấy và đánh thật mịn. Nhân bánh bao gồm thịt nạc vai băm nhỏ, xào với mộc nhĩ, hạt tiêu và hành tím thơm phức. Thế rồi người ta dùng lá chuối tây để gói bánh. Nhìn cấu tạo của chiếc bánh giò tưởng dễ nhưng để gói thành hình và đều tăm tắp thì cũng phải học và quen tay.

Ngày xưa, người ta chỉ cần bóc vỏ ra là có thể thưởng thức luôn món bánh giò nóng hổi. Bây giờ, để đáp ứng nhu cầu của giới trẻ, người ta còn cắt thêm xúc xích, giò lụa, thậm chí chả cốm,…rồi rưới thêm tương ớt tùy sở thích của từng người.

Bánh giò

Tương tự, trước đây muốn bán bánh giò chỉ đơn giản bằng quang gánh mộc mạc, ngồi bên vỉa hè ăn 5 phút là xong cái bánh. Bây giờ có quá nhiều cửa hàng chuyên bán bánh giò ngon ở Hà Nội để bạn có thể đến thưởng thức. Các hàng bánh giò nổi tiếng ở Hà Nội phải kể đến phố chợ Nghĩa Tân, Thụy Khuê, Đông Các. Giá mỗi chiếc bánh khoảng 10.000 – 30.000 đồng.

4. Sấu chín dầm/lắc – Món ngon mùa thu Hà Nội

Hà Nội mùa này sấu chín chưa em?

Hàng me Sài Gòn đang vào mùa thay lá

Thoang thoảng vị chua khiến lòng anh nhớ quá

Nhớ mùa sấu rụng phố Tràng Thi

Đầu thu Hà Nội, ra đường là bắt đầu thấy la liệt những gánh hàng rong bán sấu chín. Món từ sấu chín cũng chẳng đa dạng, tính ra cũng chỉ có mỗi… sấu chín dầm. Ai có sở thích độc lạ hơn thì ăn luôn sấu chín gọt vỏ thôi.

Sấu chín - Món ăn ngon mùa thu Hà Nội
Đầu thu Hà Nội, ra đường là bắt đầu thấy la liệt những gánh hàng rong bán sấu chín

Sấu non, sấu xanh thì kéo dài cả một mùa. Người ta còn có thể ngâm sấu, giữ sấu xanh trong tủ để bảo quản. Nhưng sấu chín thì không thế. Sấu chín đủ độ là phải ăn ngay thì mới đúng vị, đúng cái chất chua ngọt nhẹ, thanh thanh của quả sấu gọi thu về. 

Những quả sấu chín vàng, bên ngoài vỏ có rám màu nâu, nhìn thôi đã thấy hấp dẫn rồi. Cái vị chua gắt của quả sấu xanh biến mất, thay vào đó là vị chua nhẹ có xen lẫn chút ngọt. Khi ấy, người bán hàng sẽ dùng dao cạo sạch lớp vỏ, rồi khía một vòng tách hết phần ruột khỏi hạt, để lộ ra lớp thịt sấu dày dặn..

Sấu chín

Sấu chín dễ ăn hơn nhiều. Lại cho thêm ít đường, ít muối, ít ớt bột…, xóc nhè nhẹ cho các gia vị ngấm đều, len lỏi vào từng miếng sấu nữa thì tuyệt vời. Cái hương vị chua dịu hoà quyện trong đường trong muối, ăn vẫn giòn giòn, lại có thêm vị mặn mặn, ngọt ngọt, cay cay kích thích vị giác, nghe thôi đã thèm chảy nướng miếng.

5. Chả rươi

“Tháng 9 ăn rươi tháng 10 ăn nhộng”

Ở Hà Nội, mỗi khi thấy tiết trời se lạnh, những hàng bán hoa quả đi rong ngoài phố chở theo những quả quýt hôi thì thì có nghĩa, mùa rươi đã bắt đầu rồi, chứ chưa cần phải nghe rõ tận tai cái âm thanh của người bán rươi đi dọc phố: “Ai múa rưới ra múa”. Tiếng rao với những âm sắc địa phương không lẫn vào đâu được. 

Chả rười - Món ăn ngon mùa thu Hà Nội
Mùa rươi bắt đầu vào tháng 9 âm lịch

Thời điểm này, tính theo giá thị trường, giá rươi dao động từ 450.000-550.000 đồng/kg. Nghĩa là để có một đĩa rươi thì người nội trợ trong gia đình phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ. Từ rươi, người ta chế biến được khá nhiều món nào chả rươi, mắm rươi, kho, hấp, xào với củ niễng… Tuy nhiên, món ngon mùa thu Hà Nội được ưa chuộng nhất vẫn là chả rươi.

Chả rươi
Món ăn được người Hà Nội ưa chuộng nhất vẫn là chả rươi

Cách làm chả rươi không có gì phức tạp cả. Rươi mua về rửa sạch rồi chần qua nước nóng già  để rụng bớt chân rồi để ráo. Thịt nạc vai băm nhỏ, vài miếng vỏ quýt (phải là quýt hôi thì mới nhiều tinh dầu và thơm) thái sao cho thật nhỏ, trộn đều với thì là, hành hoa (nhiều nơi, chả rươi nhất định phải có lá gấc thái nhỏ) rồi đập thêm 1-2 quả trứng tùy theo sở thích của mỗi người mà lượng trứng nhiều hay ít. Tất cả những thứ đó đem trộn đều với rươi, trước khi rán đừng quên nêm chút nước mắm ngon, một ít hạt tiêu, một vài lát ớt tươi. Bắc chảo lên bếp, chờ mỡ già rồi để nhỏ lửa, múc từng thìa hỗn hợp trên đổ vào chảo rán. Cứ để lửa riu riu thế mà rán khi nào vàng đều hai mặt thì vớt ra ăn nóng. 

Ở Hà Nội, khi mà trời không còn se lạnh mà bắt đầu chuyển sang rét ngọt, người ta lại rủ nhau đi ăn chả rươi ở Ô Quan Chưởng, Gia Ngư, Lò Đúc hay dốc Hòe Nhai. Nhớ ăn đúng mùa mới có thể cảm nhận được độ tươi ngon của rươi nha!

6. Hồng ngâm – Món ngon mùa thu Hà Nội

Nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy, không mâm cỗ rằm tháng 8 nào của người miền Bắc lại thiếu hồng. 

Hồng ngâm - Món ăn ngon mùa thu Hà Nội
Hồng ngâm – món ăn đặc trung của mùa thu Hà Nội

Sang tháng 9 âm, hồng vẫn còn được bày bán rất nhiều, trong đó không thể thiếu giống hồng ngâm, quả nhỏ nhỏ xinh xinh nhưng ăn vô cùng “chất”. Dường như sự ngọt ngào của những cái nắng vàng mua thu kết tinh trong trái quả ấy, để ai thưởng thức rồi cũng mê say.

Hiện nay, hồng ngâm có nhiều loại, tuy nhiên giống hồng ngâm loại quả nhỏ này có nguồn gốc từ Cao Bằng, Bắc Kạn và một số tỉnh phía Bắc. Hồng ngâm vào vụ bắt đầu khoảng tháng 8, tháng 9 và rộ nhất khoảng tháng 10 dương lịch. Hiện tại, đi bất cứ con phố, ngõ ngách nào của Hà Nội, bạn cũng sẽ bắt gặp những gáng hàng rong, những quầy hoa quả đều bán loại quả này. Cứ đến vụ thu hoạch, hồng được người ta hái xuống, ngâm với nhiều kỹ thuật, bí quyết riêng, cho ra những quả có thịt vàng ươm, giòn ngon, hấp dẫn.

Hồng ngâm
Hồng ngâm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện thị lực, ngăn ngừa bệnh tim mạch…

Quả hồng ta ngâm thường nhỏ, mẫu mã không đẹp, núm quả có nhiều đốm đen. Khi bổ hồng ngâm phần núm cứng, sắc vàng cam, ăn có vị ngọt sắc. Bên ngoài quả có nhiều ngấn dọc từ thân quả xuống. Hồng ngâm ngon thường có hình tim.

Hồng ngâm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện thị lực, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Cùng với cốm, sấu chín và ổi xanh, hồng ngâm là một trong những món ngon mùa thu Hà Nội.

Festival dù lượn “Bay trên mùa vàng 2019” tại Mù Cang Chải! Bạn đã sẵn sàng chưa?

Tháng 9 thu về, Tây Bắc như được khoác lên mình chiếc áo mới rực rỡ sắc màu. Đây cũng là một trong những thời điểm lý tưởng nhất để bạn ghé thăm và khám phá thiên nhiên, con người và bản sắc nơi đây.

Vậy còn chần chờ gì nữa, cùng Wecheckin đếm ngược ngày Festival “Bay trên mùa vàng 2019” được tổ chức tại Mù Cang Chải và thưởng thức hết vẻ đẹp Tây Bắc mùa vàng nhé!

1. Thời gian, địa điểm diễn ra Festiaval dù lượn “Bay trên mùa vàng 2019”

  • Thời gian: 21-22/9/2019
  • Địa điểm: Đèo Khau Phạ và đồi Mâm Xôi, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
  • Chi phí:
    • Không đăng ký trước: 5 triệu/ người
    • Đăng ký trước: 2 triệu/ người

Festival dù lượn “Bay trên những màu vàng” là sự kiện có lịch sử lâu đời và có quy mô lớn nhất Việt Nam. Sự kiện được khởi xướng bởi CLB dù lượn VIETWINGS Hà Nội cùng với UBND huyện Mù Cang Chải phối hợp tổ chức.

Festival lần đầu tiên diễn ra vào năm 2013 đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và yêu thích của những người đam mê du lịch cũng như ưa thích thể thao. Sau 6 năm diễn ra, “Bay trên mùa vàng” đã trở thành cái tên quen thuộc mỗi dịp Tây Bắc phủ vàng màu lúa.

Năm 2019 này, địa điểm diễn ra lễ hội là ở tại đèo Khau Phạ – một trong những con đèo được liệt và danh sách “tứ đại đỉnh đèo tại Việt Nam và cũng là điểm bay dù lượn vô cùng hấp dẫn.

Xem thêm về đèo Khau Phạ:

2. Hoạt động thể thao hấp dẫn diễn ra tại Festival dù lượn “Bay trên mùa vàng 2019”

Khi tháng 9, tháng 10 sang, Mù Cang Chải cũng bước vào độ đẹp nhất, những thửa ruộng bậc thang chín vàng óng ánh như những lớp sóng xô tràn theo triền núi.

Vẻ đẹp của Mù Cang Chải mùa lúa
Vẻ đẹp của Mù Cang Chải mùa lúa

Khách du lịch đến tham dự có thể trực tiếp trải nghiệm cảm giác bay dù từ điểm bay trên đèo Khau Phạ. Cảnh sắc từ trên không nhìn xuống thu vào tầm mắt bạt ngàn một màu vàng rực rỡ, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh thung lũng Lìm Mông đẹp như bức tranh ngay phía dưới chân mình.

Cảnh sắc thung lũng Lìm Mông nhìn từ trên cao xuống
Cảnh sắc thung lũng Lìm Mông nhìn từ trên cao xuống

Đó là cảm giác mênh mang giữa đất trời Tây Bắc, hít hà hết không khí của mùi lúa chín, của núi rừng và chiêm ngưỡng những vẻ đẹp tưởng chừng như chưa bao giờ được thấy ở bất kỳ nơi nào.

Festival Bay trên mùa vàng 2019
Dù lượn là hoạt động hấp dẫn vào dịp Bay trên mùa vàng 2019

Bạn có thể ngắm nhìn từng ruộng lúa, từng mái nhà của người dân bản khói bay ngút ngàn hay ngắm trọn dòng suối chảy quanh cả một vùng núi nguyên sơ và yên bình đến lạ. Những cánh diều nhiều màu sắc bay lượn trên không như làm bức tranh núi đồi thêm phần màu sắc và tươi mới hơn trong những ngày đầu thu.

Bài viết cho bạn tham khảo thêm:

3. Những hoạt động diễn ra song song với lễ hội dù lượn

Trong những năm đầu tiên diễn ra sự kiện, nơi đây mới chỉ thu hút được 30 phi công và gần 1000 du khách nhưng con số ấy cho tới thời điểm hiện tại đã lên tới 200 phi công và gần 20.000 du khách tham dự mỗi năm.

Lễ hội Bay trên mùa vàng 2019 ngày càng thu hút nhiều du khách tham gia hơn
Lễ hội Bay trên mùa vàng 2019 ngày càng thu hút nhiều du khách tham gia hơn

Bên cạnh hoạt động chính là festival dù lượn bạn cũng có thể hòa mình vào Lễ hội hóa trang độc đáo trên không duy nhất tại Việt Nam, tham quan triển lãm trưng bày khèn Mông, các sản phẩm bán các sản vật địa phương của người dân tộc nơi đây.

Lễ hội hóa trang tại Festival dù lượn
Lễ hội hóa trang tại Festival dù lượn

Đến với “Bay trên mùa vàng 2019”, bạn được ngắm trọn thiên nhiên Tây Bắc mùa thay màu áo mới, được gắn bó, hòa mình vào cảnh sắc, con người, hiểu thêm về phong tục tập quán nơi mình ghé thăm và giao lưu, gắn kết với bạn bè, người dân địa phương.

Bay trên mùa vàng 2019 cảnh đẹp
Tham gia Festival để trải nghiệm cuộc sống và con người nồng hậu và nghĩa tình nơi đây

Vậy là chỉ còn 2 tuần nữa là Festival “Bay trên mùa vàng 2019” sẽ chính thức diễn ra, chúng mình hãy chuẩn bị thật nhiều năng lượng để đón chờ và trải nghiệm nhé!

Chúc các bạn sẽ có một hành trình thật vui, thật an toàn và nhiều kỷ niệm!!!

Bánh mì dân tổ có gì “hot” mà khiến giới trẻ Hà thành xếp hàng mua đến 3h sáng ?

Hà Nội bước sang thu, cũng là lúc những món nóng hổi, cay nồng lại lên ngôi. Bánh mì là một trong những đồ ăn được giới trẻ ưa thích, tìm kiếm.

Bánh mì dân tổ với tên gọi độc đáo trở lên sốt xình xịch hơn bao giờ hết, được rất nhiều người quan tâm đến tìm mua và ăn thử, đặc biệt là các food blogger cũng thi nhau review về loại bánh mì này. Không ít người thắc mắc rằng chiếc bánh mì dân tổ có thực sự ngon như lời đồn mà nhiều người chấp nhận đứng xếp hàng đến tận 3h đêm để mua. Hãy cùng wecheckin tìm hiểu nhé!

1. Độc đáo ở trong cái tên – Bánh mì dân tổ

Hà Nội, khi nhắc đến bánh mì dân tổ thì những người sành ăn uống đều biết đây là quán bánh mì được bán vào lúc nửa đêm phục vụ cho những người đi làm, đi chơi về muộn hoặc cho những người làm nghề buôn bán thường xuyên phải thức khuya, dậy sớm. Quán thường được bán từ 3h sáng đến 7h sáng, lúc nào cũng có hàng chục người xếp hàng.

Cảnh xếp hàng để mua bánh mỳ dân tổ
Cảnh xếp hàng để mua bánh mỳ dân tổ

Quán bánh mỳ này đã mở cửa được 25 năm, gọi là quán nhưng thực chất nó chỉ là một cái xe bán bánh mì nhỏ nằm ở ngã ba đường Trần Nhật Duật và Cao Thắng. Có một khoảng thời gian dân đua xe cũng hay ghé ăn ở đây nên quán có tên là bánh mì dân tổ.

Quán bánh mỳ này đã mở cửa được 25 năm, gọi là quán nhưng thực chất nó chỉ là một cái xe bán bánh mì nhỏ nằm ở ngã ba đường Trần Nhật Duật và Cao Thắng.

Từ khi quán xuất hiện trên các clip của vlogger nổi tiếng, quán đã trở nên đông nghẹt khách nên cô Vy (chủ quán) đã phải huy động cả chồng, con phụ giúp thay vì làm một mình như trước kia.

Diễn viên Kiên Hoàng cũng đã tự tay làm nên chiếc bánh mì dân tổ đang hot
Diễn viên Kiên Hoàng cũng đã tự tay làm chiếc bánh mì dân tổ đang hot

2. Độc đáo trong công thức chế biến – Bánh mì dân tổ

Nhiều người khi nhắc về bánh mì dân tổ đã rất tò mò vì sao nó lại “hot” đến như vậy và có người chịu đứng xếp hàng trong đêm để có thể sở hữu những ổ bánh mì. 

Không giống như các quán bánh mì khác, bánh mì dân tổ có một công thức chế biến rất riêng mà không hàng bánh mỳ nào ở Hà Nội có được. 

Tất cả các phần nhân đều được xào lên với nhau
Tất cả các phần nhân đều được xào lên với nhau

Nếu như các quán bánh mì thông thường khác, phần nhân sẽ để nguyên miếng và kẹp vào bên trong thì ở bánh mì dân tổ lại khác, phần nhân được xào tất cả lên với nhau tạo ra một hỗn hợp đặc biệt. Tất cả các nguyên liệu làm nhân bánh như chả, pate, xúc xích, trứng, hành tây, thịt bò khô, bơ,… đều được xào lên với nhau. Phần nhân sau khi chín sẽ được đổ vào trong từng chiếc bánh mì đã được kẹp sẵn rau và dưa chuột, khi ăn có thể cho thêm một chút tương ớt để tạo nên vị cay cay.

Tất cả các nguyên liệu làm nhân bánh như chả, pate, xúc xích, trứng, hành tây, thịt bò khô, bơ,... đều được xào lên với nhau.

Khi thưởng thức có vị thơm, ngậy của bơ và nhân hỗn hợp hoàn quyện lại với nhau tạo nên một chiếc bánh mì dân tổ ngon đúng điệu.

3. Một chút Review về bánh mỳ dân tổ

  • Địa chỉ: 22 Đường Trần Nhật Duật, Đồng Xuân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 3h – 7h
  • Giá: 15k – 20k – 25k

Đa số những người mua bánh mỳ đều là các bạn trẻ, một số bạn thì đi chơi về muộn nên ghé vào mua còn một số người lại tò mò muốn thử chiếc bánh dân tổ sao lại hot như vậy.
Bánh mỳ dân tổ có 3 mức giá là 15k- 20k – 25k. Giá tiền càng cao thì nhân càng nhiều chứ thực ra cũng không có gì khác cả, vẫn là chiếc bánh mỳ dân tổ với nhân hỗn hợp, chỉ khác là nhân nhiều hay ít mà thôi.

Bánh mỳ dân tổ có 3 mức giá là 15k- 20k - 25k

Nhân bánh mì có nhiều bơ, dầu mỡ nên ăn dễ bị ngán nên bạn có thể gọi cho mình một cốc trà đá để có thể dễ ăn hơn. Quán ngồi ở vỉa hè nhưng rất sạch và thoáng mát. Cô chú bán hàng được rất nhiều người nhận xét là dễ tính, chu đáo với khách.

Đánh giá chung: bánh mỳ ăn ngon, đậm vị, giá cả phù hợp rất bõ công dậy sớm để đi ăn nhé.


Nếu có dịp, các bạn hãy thử dậy sớm một hôm đi thưởng thức bánh mì này nhé, chắc chắn bạn sẽ bị hấp dẫn bởi mùi hương ngạt ngào từ chảo bếp đang xào nhân thơm lừng. Bánh mì dân tổ sẽ là thức quà của Hà Nội dành riêng cho những người chăm chỉ.

Xem thêm:

Wecheckin