Top những địa điểm...

Noel lại sắp đến rồi Hà Nội lại đẹp lung linh lộng lẫy...

Đi chơi Noel ở...

Không khí Giáng sinh đang ngập tràn khắp con phố ở Hà Nội....

7+ ý tưởng tổ...

Vào những dịp lễ đặc biệt, đôi khi chỉ cần những hành động...

Những món quà tặng...

Ngày 20/10 là tôn vinh Phụ nữ Việt Nam, đây là một dịp...
Home Blog Page 42

Đi du lịch Sapa tháng 10 – Mùa săn mây, mùa của những ngày bồng lai tiên cảnh.

1

Mùa thu tháng 10, trời cũng đã se se lạnh, chuẩn bị vào đông. Đây cũng là lúc Sapa bước vào thời điểm đẹp nhất. Đi du lịch Sapa tháng 10 chắc chắn sẽ khiến bạn có khoảng thời gian lý nghỉ ngơi lí tưởng và những kỷ niệm đáng nhớ cùng với hội bạn thân. Hãy cùng chúng mình khám phá xem du lịch Sapa tháng 10 có gì đẹp qua bài viết dưới đây nhé!

Đi du lịch Sapa tháng 10 chắc chắn sẽ khiến bạn có khoảng thời gian lý nghỉ ngơi lí tưởng và những kỷ niệm đáng nhớ cùng với hội bạn thân.

1. Nên đi du lịch Sapa vào tháng 10 hay không?

Nên đi Sapa vào tháng 10 không? Câu trả lời chắc chắn là có nhé!

Cảm giác đứng trên mây, choáng ngợp trước biển mây trắng muốt,bồng bềnh trước mặt sẽ khiến bạn vỡ òa vì quá đẹp.

Nên đi du lịch Sapa vào tháng 10 hay không?

Trong cái thời tiết se lạnh của tháng 10 mà đi du lịch với người mình thương thì còn gì bằng. Một vòng tay, một cái ôm thật chặt, cùng nhau rong ruổi trên những con đèo chắc chắn sẽ để lại những kỉ niệm thật đẹp.

Trong cái thời tiết se lạnh của tháng 10 mà đi du lịch với người mình thương thì còn gì bằng

2. Du lịch Sapa tháng 10 bằng phương tiện gì?

Có nhiều cách để di chuyển Hà Nội đến Sapa như xe máy, ô tô hoặc tàu hỏa tùy theo sự lựa chọn của mỗi người.

– Di chuyển bằng tàu hỏa: các bạn có thể tiết kiệm được chi phí và nghỉ ngơi trước khi thỏa sức khám phá vùng cao. Tàu xuất phát từ Hà Nội vào ban đêm, đến ga Lào Cai vào sáng sớm hôm sau, rồi sau đó bạn bắt taxi để di chuyển đến thị trấn Sapa. Chi phí cho vé tàu là 385.000 đồng/ người.

Đi du lịch Sapa tháng 10 bằng phương tiện gì
Vé tàu hỏa di chuyển Hà Nội Sapa

– Di chuyển bằng ô tô: vì Sapa là điểm du lịch nổi tiếng nên có rất nhiều hãng xe lớn chạy tuyến Hà Nội-Sapa. Mình chỉ khuyên các bạn là nên chọn xe giường nằm để di chuyển. Một số hãng xe như: Inter bus, Green Bus, Sapa express, Fanxipan express, Sơn Hà-Hải Vân,… là những hãng xe chất lượng cao, không bao giờ nhồi nhét, không bắt khách dọc đường, ít bị say xe.

– Di chuyển bằng xe máy: Nếu là một người yêu thích xê dịch, muốn chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên trên đường đi, bạn có thể lựa chọn xe máy để di chuyển. Đường đi khá nguy hiểm nên bạn cần đảm bảo tay lái thật chắc và cẩn thận để cho chuyến đi được an toàn.

3. Du lịch Sapa tháng 10 có lạnh không?

Chắc rất nhiều người thắc mắc về thời tiết Sapa vào tháng 10. Lúc này, Sapa đã bước vào thu, trời khá là lạnh nhưng phải phải cái lạnh giá rét, cắt da, cắt thịt của những ngày đông.

Thời tiết lúc này đã bắt đầu lạnh, bạn nhớ mang theo chiếc áo ấm để mặc mỗi khi đi chơi nhé
Thời tiết lúc này đã bắt đầu lạnh, bạn nhớ mang theo chiếc áo ấm để mặc mỗi khi đi chơi nhé

Nhiệt độ lúc này ở mức 12 độ đến 25 độ, khá là dễ chịu, se lạnh. Một số nơi cao như Ô Quy Hồ hay trên đỉnh Fansipan nhiệt độ rơi vào khoảng 9 – 10 độ. Vào thời điểm này Sapa cũng rất ít mưa, tỉ lệ gặp mưa rất là thấp nên các bạn không cần lo lắng quá nhiều về thời tiết nhé.

4. Đặt phòng khách sạn

Tại Sapa có rất nhiều nhà nghỉ, khách sạn, homestay đẹp cho bạn lựa chọn. Vào tháng 10, khung cảnh Sapa rất đẹp nên mình khuyên bạn hãy lựa chọn những homestay view núi, hoặc những khách sạn có ban công để được ngắm nhìn biển mây vào những buổi sáng sớm.

 Vào tháng 10, khung cảnh Sapa rất đẹp nên mình khuyên bạn hãy lựa chọn những homestay view núi, hoặc những khách sạn có ban công để được ngắm nhìn biển mây vào những buổi sáng sớm.
Viettrekking Homestay Sapa có view núi cực “chill” được rất nhiều người lựa chọn cho chuyến du lịch Sapa vào tháng 10

Và quan trọng là bạn phải book sớm trước tầm 2 tuần trở lên để có những lựa chọn tốt nhất, vì tháng 10 là mùa du lịch cao điểm ở Sapa đó. Hãy tham khảo bài viết [TOP 20++] HOMESTAY ĐẸP SAPA KHIẾN BẠN QUÊN LỐI VỀ để có những lựa chọn hợp lí nhé.

5. Du lịch Sapa tháng 10 có gì hay?

5.1. Du lịch Sapa tháng 10 – Mùa của mây

Tháng 10 là thời điểm người ta bắt đầu kéo nhau lên những vùng cao để săn mây, Sapa cũng là một trong những điểm mà người ta tìm đến. Tuy nhiên, không phải cứ đi Sapa và tháng 10 là có thể gặp được mây, bạn cần phải có kinh nghiệm nữa đó.

Săn mây trên đỉnh Fansipan
Săn mây trên đỉnh Fansipan

Đặc sản của Sapa là thành phố chìm trong sương mù trắng xóa, ở trong thị trấn cách nhau 2,3m là đã không nhìn thấy gì. Nếu bạn bắt gặp tình trạng như vậy thì đừng lo, đấy là dấu hiệu tốt để săn mây. Nếu trong thị trấn mù nhưng trên trời vẫn hửng sáng thì bạn hãy nhanh chóng di chuyển đến những nơi cao như: đèo Ô Quy Hồ, đỉnh Fansipan, đỉnh Hàm Rồng,… khả năng gặp mây lên đến 95% đó.

Mùa của mây
Săn mây trên đỉnh đèo Ô Quy Hồ

5.2. Du lịch Sapa tháng 10 – ngắm hoàng hôn trên đỉnh Fansipan

Bạn đã bao giờ tưởng tượng mình sẽ ngắm nhìn hoàng hôn trên độ cao 3.143m chưa? Nếu chưa thì hãy đi Sapa ngay để chiêm ngưỡng cảnh sắc có 1-0-2 này.

 ngắm hoàng hôn trên đỉnh Fansipan

Cách để có thể ngắm được hoàng hôn trên đỉnh Fansipan là mua vé cáp treo lên đỉnh với giá 700k, bạn căn chỉnh thời gian sao cho phù hợp, cứ tầm 16h30 có mặt tại ga cáp treo để đi lên đỉnh. Lúc đó, bạn sẽ ngồi đợi cho đến khi hoàng hôn buông xuống rồi tận hưởng những khoảnh khắc để đời đó.

ngắm hoàng hôn trên đỉnh Fansipan

Sapa tháng 10 thật là quyến rũ, say đắm lòng người. Hãy đi để cảm nhận một Sapa thật “tình” trong cái thời tiết se lạnh của mùa thu. Chúc các bạn có một chuyến du lịch Sapa tháng 10 thật ý nghĩa, có nhiều ảnh đẹp mang về nhé.

Xem thêm bài viết:

Mù Cang Chải tháng 9 – Mình đi lạc giữa giấc mộng đời thường

0
Mù Cang Chải mùa vàng tháng 9

Tâm hồn là một thứ gì đó giàu cảm xúc, nó đòi hỏi chúng ta phải biết nâng niu, phải biết vui, biết buồn, biết nhớ thương…

Có những ngày tôi cảm thấy như mình đang đi lạc giữa lòng thành phố, chơi vơi giữa khung trời và những lo âu của tuổi 21. Tôi thèm những chuyến đi, thèm được lang thang, thèm cảm giác được hòa mình vào thiên nhiên, mặc cho gió bụi phả vào mặt, lùa vào kẽ tóc. Khi ấy tôi thấy mình thật sự hạnh phúc.

Mù Cang Chải tháng 9 có gì
Mù Cang Chải tháng 9 khiến cho người ta yêu nhiều hơn bất kỳ mảnh đất nào

Thế là chuyến đi đánh dấu những ngày tự do trên mảnh đất nồng nàn hương lúa bắt đầu từ đây – Mù Cang Chải tháng 9 khiến cho người ta yêu nhiều hơn bất kỳ mảnh đất nào!

1. Mù Cang Chải tháng 9 – nét dịu dàng ngày thu Tây Bắc

Tháng 9 mùa về mang mùi hương sắc lúa tràn ngập các tỉnh miền núi phía Bắc, xứ Mù những ngày tháng 9 như bản giao hưởng bình yên của thiên nhiên, đất trời và vạn vật.

Mù Cang Chải chào tôi bằng thứ màu vàng của nắng, của những thưở ruộng bậc thang nhấp nhô triền núi, đưa hương lúa dẫn tôi vào 2 con bản nhỏ mang tên Lìm Mông và Lìm Thái phía chân đèo Khau Phạ lừng danh khắp chốn.

Mù Cang Chải tháng 9 vẻ đẹp
Mù Cang Chải tháng 9 như bức tranh mùa thu rực rỡ sắc màu

Đây cũng là điểm đến tôi cảm thấy ấn tượng nhất trong chuyến hành trình của mình. Ở Mù Cang Chải không có tắc đường, không có khói bụi, không có deadline, cũng chẳng có sóng wifi,… nhưng lại khiến người ta cảm thấy nhận được nhiều hơn thế.

Sau một ngày dài trên xe từ Hà Nội tới Nghĩa Lộ, tôi qua đêm tại Lan Rừng Homestay. Sáng hôm sau, chuyến đi lại tiếp tục lăn bánh, ngang qua Tú Lệ rồi lên con dốc nhỏ, cao và tập trung đông dân cư hơn, tôi biết mình đã đến với bản Lìm Mông và Lìm Thái.

Bản Lìm Mông và Lìm Thái
Khung cảnh thiên nhiên núi non hùng vĩ ở 2 con bản dưới chân đèo Khau Phạ

Cảnh vật ở đây ư, có thể nói sao nhỉ? Tôi thật sự bất ngờ vì những hùng vĩ, bạt ngàn mà thiên nhiên hiện hữu ra trước mắt.

Đến giờ, cho tới khi trở về Hà Nội, chỉ cần nhắm mắt là tôi có thể liên tưởng ngay đến màu xanh của núi đan xen với mây trời, có đôi khi cảnh sắc đẹp tuyệt vời như ở Thụy Sĩ, lại có đoạn làm cho người ta cảm thấy mình như lạc vào thảo nguyên xanh ở Mông Cổ, cũng có cả những nét mộc mạc mang hương đồng gió nội của làn khói lam tỏa khắp các cánh đồng.

Mù Cang Chải tháng 9
Bản Lìm Mông và Lìm Thái mang nhiều vẻ đẹp khác nhau khiến ai ngang qua cũng mang nặng nhiều cảm xúc

Dừng chân ở điểm hạ dù của những người chơi dù lượn, tôi không thể kìm lòng mà cùng người chị chạy như những đứa trẻ đang được tìm về với tuổi thơ của mình.

Người dân ở Lìm Mông - Lìm Thái
Người dân nơi đây thân thiện và dễ mến

Hòa vào niềm vui của trẻ con, của nụ cười những cô, chị đang miệt mài gặt lúa, chúng tôi băng qua cánh đồng, cảm nhận mùi thơm thoang thoảng của đồng ruộng và thích thú trước những ngôi nhà được dân bản dựng ngay giữa những thửa ruộng bậc thang ngả màu vàng óng.

Cánh đồng thơ mộng ở chân đèo Khau Phạ

Dường như Lìm Mông, Lìm Thái là 2 con bản mang đậm những nét vô cùng đặc trưng của Mù Cang Chải, cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà nên thơ, trữ tình.

Cái dịu dàng ngày thu Tây Bắc ở xứ Mù còn là một sớm tinh mơ thức dậy ở La Pán Tẩn, tôi cùng những người bạn đón ngày mới thật sớm, cảm nhận cái lạnh nơi vùng cao và những nét mơ màng khi sương còn giăng đầy, bình minh còn chưa thức giấc.

Cảnh sắc La Pán Tẩn một sớm mùa thu thật tình và đặc biệt biết mấy, chúng tôi đi dạo lên con dốc, tìm thấy một vị trí ngắm lúa tuyệt đẹp và cùng nhau thưởng thức bữa sáng ở Dò Gừ. Tôi chợt thấy món mì tôm mà lên Mù Cang Chải cũng mang hương vị rất khác biệt, ngon hơn, thơm hơn và giàu kỷ niệm hơn.

2. Những cuộc gặp gỡ ở Mù Cang Chải tháng 9 – thương nhớ chẳng lỡ rời

Điều không chỉ tôi mà có lẽ tất cả mọi người đều có thể cảm nhận được ấy chính là nét đẹp tâm hồn của người dân nơi đây – họ đáng mến, đáng yêu với những tính cách đáng trân trọng. Chúng tôi có dịp chơi cùng bọn trẻ, theo các em lên bản, chạy quanh các cánh đồng trong buổi chiều thơm mát.

Hành trình Mù Cang Chải tháng 9
Kỷ niệm đẹp nhất trong chuyến đi là chúng tôi được gặp gỡ những em bé người Mông, người Thái

Dẫu chỉ là những người xa lạ, tôi vì tìm kiếm những điều mới mẻ mà tới, các em vì có những gương mặt lạ mà hân hoan, ấy thế mà đã cùng nhau tạo nên một kỷ niệm thật đẹp!

Vào tới Lìm Mông, Lìm Thái, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều trẻ con, đặc biệt là dịp cuối tuần. Những ngày nghỉ, khi các em không phải đến trường, điểm hẹn ngày thứ 7, chủ nhật của các em là bờ suối giao giữa 2 bản, niềm vui của các em không phải điện thoại, laptop, tivi mà là cùng nhau chơi đùa, cùng nhau tắm suối.

Trẻ con ở Mù Cang Chải

Những làn da đen sạm đi vì nắng và gió, mấy đứa đã được đi học, được biết tiếng Kinh nên khi tôi đến, hỏi gì mấy đứa cũng trả lời, phải chăng là sự chân chất vùng cao đã rèn giũa nên những em bé đáng yêu đến vậy!

Nhìn các em tôi nhớ đến những ngày còn bé, ngày ấy niềm vui con trẻ chẳng có gì, là những trò trốn tìm, nhảy dây, thả diều, bắn bi,… và chúng tôi không có điện thoại vẫn có thể tìm thấy nhau, chúng tôi cùng san sẻ niềm vui và những kỷ niệm bé con. Và chắc chắn, với những em bé người Mông, người Thái ở đây, các em đã và đang có cho mình niềm hạnh phúc nhất, “đầy đủ” nhất của quãng thời gian thơ bé, dù cuộc sống còn nhiều khó khăn.

Du lịch Mù Cang Chải tháng 9
Những phút giây được gặp gỡ và vui đùa cùng các em là những món quà giàu ý nghĩa nhất tại mảnh đất này

Ở Mù Cang Chải còn đó những gương mặt quen, chúng tôi trò chuyện, chụp chung bức hình cùng những người mẹ, người chị dân tộc Thái dù mỏi mệt vì gặt lúa nhưng nụ cười vẫn tươi xóa tan cả cái nắng gắt của ngày cuối hè.

Tôi nhớ cả sự cởi mở, nhiệt thành của anh Dò, chị Gừ, anh chị chủ Homestay Lan Rừng và những anh chị dân bản giã cốm ở mảnh đất Tú Lệ. Dù họ mỗi người một vẻ nhưng đều có điểm chung là sự lạc quan, hiếu khách và chất phác đáng yêu.

3. Đồ ăn xứ Mù – ngỡ lạ mà lại hóa thân quen

Có người hỏi tôi, ở Mù Cang Chải tháng 9 có gì? Và với tôi, không chỉ từ cảnh sắc, con người mà ngay cả đồ ăn xứ Mù cũng khiến người ta nhớ da diết những ngày tháng còn được rong ruổi nơi ấy.

Ẩm thực Mù Cang Chải
Ẩm thực Mù Cang Chải vô cùng đa dạng và độc đáo

Ở Mù Cang Chải, bạn sẽ được nếm Pa Pỉnh Tộp, rau rừng, măng rừng,… những món ăn lạ miệng ban đầu tưởng chừng như khó ăn giống như côn trùng chiên giòn mà đến khi thử thưởng thức mới nhận ra mình đã trót nghiện cái hương vị ấy mất rồi.

Các món ăn ở Mù Cang Chải phải nếm thử một lần, mới biết được độ ngon và lạ miệng, mới khám phá được hết những đặc sắc trong nét ẩm thực của người vùng cao.

Người dân Mù Cang Chải đáng yêu lại nấu ăn ngon, vừa nhiệt tình lại còn tình nghĩa.

Cuộc sống nơi đây có lẽ chính là điều mà tôi cảm thấy đặc biệt ấn tượng nhiều nhất, và mong một ngày không xa sẽ lại được trở lại ngày mùa vàng Mù Cang Chải, gặp gỡ lại những con người ấy để cảm nhận một phần tuổi thơ như sống lại, hồn nhiên và vui tươi biết chừng nào!

Bài viết có thể bạn quan tâm:

Đến Đà Lạt ăn gì nhỉ? Một list những món ăn ngon ở Đà Lạt mà bạn nên thử

3
Đến Đà Lạt ăn gì

“Đến Đà Lạt ăn gì” là một câu hỏi mà hầu hết du khách quan tâm khi đặt chân đến thành phố mờ sương. Bài viết dưới đây wecheckin đã tổng hợp lại một số món ăn ngon ở Đà Lạt mà bạn không nên bỏ qua trong chuyến du lịch của mình.

1. Đến Đà Lạt ăn gì? Bánh căn

Nhắc đến món ăn ngon ở Đà Lạt thì không thể nào bỏ qua món bánh căn. Vừa tiện lợi, vừa đơn giản với hương vị thơm ngon ngất ngây, món bánh căn Đà Lạt là món ăn sáng không thể thiếu của người dân nơi đây.

Bánh căn

Món bánh căn của Đà Lạt không chỉ dùng kèm với nước chấm thông thường mà người dân Đà Lạt còn ăn kèm với nước chấm xíu mại.

Đến Đà Lạt ăn gì? Bánh căn

Từng chiếc bánh căn có độ chín giòn được bày trên những chiếc đĩa xinh xắn, ăn kèm cùng với nước chấm đậm đà trong thời tiết se lạnh của Đà Lạt thì còn gì tuyệt bằng.

Một số địa chỉ bán bánh căn ngon:Bánh căn Lệ:

  • 44 Yersin Đà Lạt, thành phố Đà Lạt
  • Bánh căn Nhà Chung: số 1 đường Nhà Chung, thành phố Đà Lạt
  • Bánh căn Cây Bơ: 56 Tăng Hổ Bạt, thành phố Đà Lạ
  • Bánh căn Hải Sản: 69K Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Đà Lạt

2. Đến Đà Lạt ăn gì? Nem nướng

Nem nướng là món ăn khá nổi tiếng ở thành phố Đà Lạt. Nổi tiếng nhờ nước chấm được chế biến theo một công thức bí truyền. Hơn thế nữa, bất kỳ quán nem nướng nào ở Đà Lạt cũng đều có bánh tráng phơi sương ăn kèm, hẹ, rau thơm, rau xà lách carol, dưa leo, cà rốt, của cải chua, ớt,…

Nem nướng

Nem nướng Đà Lạt thoạt đầu nhìn không khác gì món gỏi cuốn, nhưng điều đặc biệt tạo nên sự hấp dẫn cho món ăn đó là bánh tráng cuốn chiên giòn, vừa lạ miệng lại tạo nên ấn tượng mạnh.

Nem nướng

Một số địa chỉ bán nem nướng ngon: 

  • Nem nướng bà Hùng Đà Lạt: 328 Phan Đình Phùng, phường 2, TP. Đà Lạt/ D52 Khu Quy Hoạch đường Hoàng Văn Thụ, phường 5, TP. Đà Lạt
  • Nem nướng Bà Nghĩa Đà Lạt: số 45 Bùi Thị Xuân, phường 2, TP. Đà Lạt
  • Nem nướng Hùng Vân Đà Lạt: số 150 đường Bùi Thị Xuân, phường 2, TP. Đà Lạt
  • Nem nướng Út Huệ Đà Lạt: số 1 đường Chi Lăng, phường 9, TP. Đà Lạt

3. Đến Đà Lạt ăn gì? Ốc bươu nhồi thịt

Với thời tiết se lạnh ở Đà Lạt, món ốc bươu nhồi thịt nóng hổi đã làm say đắm bao du khách vào những chiều mưa rơi trên phố núi.

Đến Đà Lạt ăn gì? Ốc bươu nhồi thịt

Vị ngọt, giòn, của ốc, thịt, thơm của hương xả, một chút cay dịu của nước mắm ớt gừng đã tạo nên vị ngon khó cưỡng cho món ăn. Để tạo nên nét đặc biệt cho món ăn đó chính là nước chấm. Mỗi một quán sẽ có công thức pha chế khác nhau.

Ốc bươu nhồi thịt

Một số địa chỉ bán ốc bươu nhồi thịt ngon:

  • Quán ốc số 33: số 33 Hai Bà Trưng, Đà Lạt/ số 4D và 41 Hai Bà Trưng, Đà Lạt
  • Chợ đêm Đà Lạt: đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường 1, thành phố Đà Lạt

4. Đến Đà Lạt ăn gì? Bánh ướt lòng gà

Bánh ướt lòng gà là một trong những món ăn ngon không thể bỏ qua khi đến với Đà Lạt. 

Đến Đà Lạt ăn gì? Bánh ướt lòng gà

Hương vị thịt gà giòn dai, bánh ướt bột gạo mềm ăn kèm cùng với nước chấm chua ngọt tạo nên một món ăn lạ miệng, hấp dẫn du khách ngay từ lần ăn đầu tiên. Đặc biệt, phần nước chấm được pha chế theo công thức riêng khiến món ăn này có sự đặc biệt mà chẳng nơi nào có được.

Bánh ướt lòng gà

 Một số địa chỉ bán bánh ướt lòng gà ngon:

  • Quán Long: Hẻm 202, Lô A16 KQH Phan Đình Phùng, Đà Lạt
  • Quán bánh ướt lòng gà Hằng: 68 Phan Đình Phùng, tp. Đà Lạt
  • Quán Chip Chip: 28 Tăng Bạt Hổ, tp. Đà Lạ
  • Quán Trang: 15F Tăng Bạt Hổ, tp. Đà Lạt

5. Đến Đà Lạt ăn gì? Bánh mì xíu mại

Bánh mì xíu mại là một trong những món ăn làm lên tên tuổi của thành phố Đà Lạt. Đây là món ăn được rất nhiều người ưa thích và lựa chọn để ăn sáng hoặc vào những ngày se lạnh.

Bánh mì xíu mại

Bánh mì xíu mại được chế biến khá đơn giản, giá cả bình dân, hương vị thơm ngon, dễ ăn tạo nên món ăn đặc trưng ở Đà Lạt. Một phần món bánh mì xíu mại bao gồm: 1 ổ bánh mì nóng hổi, một bát nước chấm với nước dùng đậm đà, những viên xíu mại béo ngậy, thêm một chút hành phi thơm, da heo chiên giòn. Ngoài ra, bạn có thể gọi thêm một ly sữa đậu nành nóng để tận hưởng trọn vẹn cảm giác cay nồng, thơm ngon của món ăn.

Bánh mì xíu mại được chế biến khá đơn giản, giá cả bình dân, hương vị thơm ngon, dễ ăn tạo nên món ăn đặc trưng ở Đà Lạt.

 Một số địa chỉ bán bánh mì xíu mại ngon:

  • Bánh mì xíu mại Hoàng Diệu: 26 Phạm Nhật Duật, tp. Đà Lạt
  • Bánh mì xíu mại 79 cũ: số 1 Thông Thiên Học, tp. Đà Lạt
  • Hồng bánh mì: số 10 Yersin, tp. Đà Lạt
  • Xíu mại sốt cam, Spaghetti & Toast: số 281/1 Phan Đình Phùng, tp. Đà Lạt

6. Đến Đà Lạt ăn gì? Bánh tráng nướng

Bánh tráng nướng Đà Lạt từ lâu đã được biết đến là món ăn ngon có tiếng ở xứ xở sương mù. Những chiếc bánh nướng giòn tan, thơm mùi hành mỡ, khi ăn có vị thơm của phô mai, bùi bùi của tôm khô, bò khô.

 Bánh tráng nướng

Vào buổi đêm, trong cái se lạnh của nơi đây, tấp vào vỉa hè gọi một đĩa bánh tráng nướng nóng hổi, cùng thưởng thức, xuýt xoa thì không có gì tuyệt hơn.

Vào buổi đêm, trong cái se lạnh của nơi đây, tấp vào vỉa hè gọi một đĩa bánh tráng nướng nóng hổi, cùng thưởng thức, xuýt xoa thì không có gì tuyệt hơn.

Một số địa chỉ bán bánh tráng nướng ngon:

  • Bánh tráng nướng cô Hoa: số 56 Thông Thiên Học, tp. Đà Lạt
  • Bánh tráng nướng Đà Lạt: số 62 Nguyễn Văn Trỗi, tp. Đà Lạt
  • Bánh tráng nướng Đà Lạt: số 33 Hoàng Diệu, tp. Đà Lạt
  • Bánh tráng nướng Dì Đinh: số 26 Hoàng Diệu, tp. Đà Lạt

7. Đến Đà Lạt ăn gì? Kem bơ Đà Lạt

Người ta nói đến Đà Lạt mà chưa được nếm thử kem bơ thì coi như chưa đặt chân đến Đà Lạt. Có rất nhiều khách du lịch mỗi lần đặt chân đến đây đều ít nhất một lần phải thưởng thức qua món ăn này.

 Kem bơ Đà Lạt

Bơ ở đây không pha nhiều đá như ở những nơi khác nên thơm và rất ngon. Kem bơ Đà Lạt được chế biến đơn giản nhưng lại có hương vị đặc biệt. Khi ăn, bạn phải trộn thật kỹ để kem và bơ quyện vào với nhau. Vị béo ngậy của nước cốt dừa tăng thêm vị thơm béo của bơ, vị bùi của lạc làm cho du khách phải thèm thuồng, khó có thể quên được khi rời xa.

Kem bơ Đà Lạt

Một số quán kem bơ ngon ở Đà Lạt:

  • Kem bơ- Chè Nari Đà Lạt: số 74C đường Nguyễn Văn Trỗi, phường 2, thành phố Đà Lạt
  • Kem bơ Phụng Đà Lạt: số 79A, đường Nguyễn Văn Trỗi, phường 2, thành phố Đà Lạt
  • Kem bơ Thanh Thảo: 76 Nguyễn Văn Trỗi, tp. Đà Lạt

8. Đến Đà Lạt ăn gì? Lẩu gà lá é

Lẩu gà lá é là một món ăn rất phù hợp với thời tiết se lạnh ở Đà Lạt. Ngồi quây quần bên nhau thưởng thức nồi lẩu gà lá é nóng hổi, thơm phức thì không còn gì bằng. Khi ăn, vị cay của ớt xiêm, vị chua của lá é, vị thơm của thịt gà hòa quyện với nhau quả không còn từ nào để diễn tả.

Đến Đà Lạt ăn gì? Lẩu gà lá é

Một số địa chỉ lẩu gà lá é ngon nhất Đà Lạt:

  • Lẩu gà lá é Tao Ngộ: số 5, đường 3, tp, Đà Lạt
  • Lẩu gà lá é 668: số 2B, đường Chu Văn An, tp. Đà Lạt
  • Lẩu gà lá é Hạnh Đà Lạt: số 6 Yersin, phường 10, tp. Đà Lạt

9. Đến Đà Lạt ăn gì? Sữa đậu nành nóng

Là một thức uống dân giã đối với nhiều người nhưng đây là một đặc sản ở Đà Lạt mà ai ghé đến cũng muốn thưởng thức. Sữa đậu nành ở đâu cũng có, nhưng thưởng thức món đồ uống này ở Đà Lạt mới tạo nên điều đặc biệt. Sữa đậu nành nóng, thêm một chút sữa bò đặc, uống trong thời tiết giá lạnh là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời.

Đến Đà Lạt ăn gì? Sữa đậu nành nóng

Một số địa chỉ bán sữa đậu nành nóng ngon ở Đà Lạt:

  • Quán Hoa Sữa: số 64 Tăng Bạt Hổ, phường 1, tp. Đà Lạt
  • Quán sữa đậu nành Đà Lạt: 37 Bùi Thị Xuân, phường 2, tp. Đà Lạt
  • Sữa đậu nành cô Lan: hẻm 185 Phan Đình Phùng, phường 2, tp. Đà Lạt

Với những món ăn ngon ở trên mà mình đã tổng hợp lại, chắc đã giải đáp những thắc mắc “đến Đà Lạt ăn gì” rồi nhỉ. Hãy xách balo lên và đi Đà Lạt ngay thôi!

Xem thêm:

Say Đắm Trước Tiên Cảnh Ở Trạm Tấu – Hành Trình Du Lịch Trạm Tấu, Yên Bái 2N1Đ

0

Không chỉ có Mù Cang Chải, nếu có dịp đặt chân đến mảnh đất Yên Bái, bạn nhất định nên thử một lần du lịch Trạm Tấu! Cũng có nắng, cũng những làn gió khẽ luồn qua mái tóc và những thửa ruộng bậc thang bát ngát ngào ngạt mùi lúa mới,… Trạm Tấu lại đem đến những trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ mà bạn không thể có được ở bất cứ đâu. Cùng Wecheckin.vn khám phá thiên đường xanh ở Yên Bái này nhé!

1. Trạm Tấu ở đâu? – Đường du lịch Trạm Tấu

Nếu như Mù Cang Chải nằm ở phía Bắc thì Trạm Tấu lại nằm phía Tây Tây Nam tỉnh Yên Bái, cách thị xã Nghĩa Lộ 31km và cách thành phố Yên Bái 110km. Phía tây và nam Trạm Tấu giáp huyện Mường La, Bắc Yên và Phú Yên của tỉnh Sơn La. Phía bắc và đông giáp huyện Văn Chấn. Phía tây bắc giáp huyện Mù Cang Chải.

Du lịch Trạm Tấu
Trạm Tấu thu hút khách du lịch nhờ cảnh vật tự nhiên, hoang sơ với không khí cực kỳ trong lành, mát mẻ. 

Nơi đây thu hút khách du lịch nhờ cảnh vật tự nhiên, hoang sơ với không khí cực kỳ trong lành, mát mẻ. 

2. Du lịch Trạm Tấu thời gian nào thích hợp?

Vì đặc trưng của vùng đất này là những thửa ruộng bậc thang nên khoảng thời gian thích hợp để du lịch Trạm Tấu vào khoảng tháng 5-6 (mùa nước đổ) và tháng 9-10 (mùa lúa chín) để có thể tận hưởng được trọn vẹn vẻ đẹp của nơi này.

Du lịch Trạm Tấu
Khoảng thời gian thích hợp để du lịch Trạm Tấu vào khoảng tháng 5-6 (mùa nước đổ) và tháng 9-10 (mùa lúa chín)…

Ngoài ra, ở Trạm Tấu cũng có khu suối khoáng nóng tự nhiên nên bạn hoàn toàn có thể đến đây vào mùa lạnh (tháng 12-1). Cái lạnh se se mùa thu chính là thời điểm khiến con người ta khoan khoái hơn bao giờ hết khi được ngâm mình trong bể nước khoáng nóng tự nhiên của núi rừng.

3. Cách di chuyển Hà Nội – Trạm Tấu

Để đến với Trạm Tấu, bạn có thể chọn nhiều hình thức di chuyển bằng xe khách, xe tour hay với những bạn trẻ thích mạo hiểm, ưa cảm giác chinh phục thiên nhiên có thể di chuyển bằng xe máy.

Du lịch Trạm Tấu

3.1 Di chuyển bằng xe máy:

Con đường ngắn nhất nếu bạn muốn đi phượt từ Hà Nội đến Trạm Tấu là qua đại lộ Thăng Long, Quốc lộ 21, Sơn Tây, đi qua đèo Khế, Văn Chấn, tuyến đường Nghĩa Lộ là đến Trạm Tấu. 

Đường đi có thể khá nguy hiểm, việc di chuyển các địa điểm khi đi phượt Trạm Tấu sẽ khó khăn, vì hầu như là đường núi, gập ghềnh, nhưng với những người đam mê, đây hẳn không phải là vấn đề quá lớn.

3.2 Di chuyển bằng xe khách:

Bạn có thể bắt xe khách ở bến xe Mỹ Đình với giá vé khoảng 130.000 đồng để lên Nghĩa Lộ. Từ Nghĩa Lộ thuê xe máy chạy lên Trạm Tấu để có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng nơi đây.

Gợi ý một số nhà xe chạy tuyến Mỹ Đình – Nghĩa Lộ:

Nhà XeGiờ ChạySĐT
Dũng Thảo7h15/14h300216 387 1055 – 0979 704 288 – 0912 016 756
Hòa Bình11h450977 115 118 – 0914 661 324

Địa chỉ thuê xe máy tại Nghĩa Lộ:

Cho Thuê Xe MáyĐịa ChỉSĐT Liên hệ
Đức Thanh Phường Tân An (đối diện Trường Tiểu học Kim Đồng), Thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái0989 820 876
Thủy Huấn Thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái 0914 904 686

4. Du lịch Trạm Tấu – Những hoạt động và địa điểm đẹp ở Trạm Tấu nhất định phải có trong lịch trình của bạn!

4.1 Chinh Phục Tà Xùa – Sống lưng khủng long đất Tây Bắc

Tà Xùa - Trạm Tấu
Tà Xùa được ví như “sống lưng khủng long” đất Tây Bắc

Tà Xùa thuộc 1 trong 10 ngọn núi có độ cao nhất của Việt Nam. Được ví như sống lưng khủng long khổng lồ, Tà Xùa (thuộc xã Bản Công, huyện Trạm Tấu) là ngọn núi nổi tiếng đối với con người Yên Bái. Đây cũng là cái tên quen thuộc với các tín đồ của du lịch trải nghiệm. Núi Tà Xùa là dáng của 3 đỉnh núi hợp lại tạo thành một vẻ đẹp hùng vĩ vô cùng. 

Tà xùa - Trạm Tấu
Du lịch Tây Bắc, nhất định bạn phải liệt kê Tà Xùa vào một trong những địa điểm phải chinh phục!

Đỉnh cao nhất của Tà Xùa lên đến 2865m. Theo kinh nghiệm trekking Tà Xùa, để chinh phục được đỉnh núi cao này là không hề dễ dàng. Với độ cao đáng chinh phục, đường lên tới đỉnh cũng gập ghềnh, liên tiếp dốc nối dốc, đất đá vào mùa mưa thì trơn trượt, mùa nóng thì gay gắt, dốc cao khiến người leo mất sức. 

Xem thêm:

4.2 Săn mây trên đỉnh Tà Chì Nhù

Nếu hỏi du lịch Trạm Tấu có gì đẹp thì chắc chắn phải kể đến Tà Chì Nhù, đây là đỉnh núi cao 2979m, thuộc huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Đây là nơi có điều kiện thời tiết cũng như địa hình không dễ dàng song lại là nơi có phong cảnh thiên nhiên hữu tình bậc nhất, vẻ đẹp mỗi mùa lại có một nét riêng hấp dẫn những tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp. Tháng 10 này, Tà Chì Nhù thu hút đôi chân của những người yêu thích thể loại trekking với những triền hoa Chi Pâu tím đẹp mê hồn.

Tà Chì Nhù - Trạm Tấu
Triền hoa Chi Pâu tím biếc ở Tà Chì Nhù

Xem thêm:

4.3 Khám phá cuộc sống người dân vùng cao ở Tà Sì Láng

Tà Sì Láng là một xã thuộc huyện Trạm Tấu, Yên Bái. Phía bắc giáp Bản Mù, phía Tây giáp Phù Yên (Sơn La), phía Đông và Nam giáp Văn Chấn. Dân cư ở đây 100% là người H’Mong, sinh sống chủ yếu bằng nghề làm nương. 

Tà Sì Láng - Trạm Tấu
Cây cầu dây văng dẫn vào bản Tà Sì Láng

Với đặc điểm địa hình hiểm trở trên độ cao gần 2000m, đường vào Tà Sì Láng cực kỳ khó khăn. Trước đây chỉ có đường dân sinh nhưng nay cũng đã mở rộng khoảng 4 – 5m, thường xuyên sạt lở và ách tắc vào mùa mưa bão. Độ dốc của con đường cũng thuộc dạng khủng, từ 15 – 20%. Việc lên Tà Sì Láng quả là một sự cố gắng và nỗ lực. Tuy vậy cung hiểm này vẫn là niềm đam mê của nhiều người đi phượt và du lịch bụi, du lịch khám phá.

Tà Sì Láng - Trạm Tấu
Người phụ nữ Tà Sì Láng dừng chân nghỉ lại trên đường đi kiếm củi

4.4 Khám phá Thôn Cu Vai – Thiên đường bị lãng quên ở Trạm Tấu

Bản Cu Vai nằm trên một đỉnh núi cao chót vót thuộc địa phận xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, cách thủ đô Hà Nội khoảng 250km. Bản có 46 hộ dân sinh sống, trong đó có hơn 80% là người dân tộc H’Mông. Đường lên bản rất hiểm trở, toàn là đường đồi núi quanh co, nhất là vào mùa mưa khiến con đường càng đi lại khó khăn hơi. Chính vì thế, cuộc sống của người dân nơi đây luôn gắn bó với thiên nhiên, có ít người ghé thăm nên vẫn còn giữ được nét hoang sơ.

Xem thêm:

4.5 Khám phá bản Mù Cao, Mù Thấp

Bản Mù là một xã nằm ở phía tây huyện Trạm Tấu (Yên Bái) với địa hình đồi núi phức tạp, độ dốc cao và nhiều khe suối sâu, với hai con suối lớn là suối Làng Kè và suối Mù Cao. 

Bản Mù - Trạm Tấu
Đứa trẻ bản Mù

Xe cứ lăn bánh và con đường lên bản cứ dài đằng đẵng. Bù lại cảnh vật thiên nhiên, núi rừng, đồng lúa và những căn nhà sàn gỗ cứ mở ảo trong sương khiến cho độ dài quãng đường như được rút ngắn lại. Cảnh vật hiện lên từ bản Mù hoang sơ và chân thật hơn bất cứ một tuyệt tác nào. Và điều làm ta say nhất có lẽ chính là ánh mắt của lũ trẻ con trên này. Ánh mắt to tròn, ngây thơ nhìn thẳng vào mắt của những vị khách phương xa chẳng lóe lên chút nào sợ hãi. Làm người lữ hành không nhịn được mà sờ tay vào túi, lấy ra nắm kẹo để cho chúng với đầy sự thương yêu.

4.6 Khám phá Háng Tề Chơ – Làng Nhì

Háng Tề Chơ (Háng Đề Chơ) là bản xa nhất của xã Làng Nhì, Trạm Tấu, Yên Bái. Đây là một bản tập trung khoảng vài chục hộ dân người Mông Đen, bản cũng sở hữu ngọn thác cùng tên Háng Tề Chơ, được coi là một ngọn thác đẹp trong danh sách các điểm đến của Tây Bắc.

Háng Tề Chơ - du lịch Trạm Tấu
Thác Háng Tề Chơ – Bản hùng ca của người Trạm Tấu!

4.7 Ngâm mình trong suối khoáng nóng Trạm Tấu – Nhất định phải thử khi du lịch Trạm Tấu

Suối khoáng nóng Trạm Tấu nằm ngay giữa những thửa ruộng bậc thang bát ngát, với lối vào nhỏ, dốc và quanh co. Thế nhưng bạn sẽ dễ dàng say đắm nơi này ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nơi đây như là một khu sinh thái tự nhiên tuyệt đẹp ẩn hiện trong sương khói. Nắng vàng như rót mật nhưng bù lại màu xanh của suối nóng, của cây cối chung quanh tạo nên một cảm giác cực kỳ sảng khoái và dễ chịu.

Xem thêm:

5. Lịch trình du lịch Trạm Tấu 2N1Đ – Khám phá chốn tiên cảnh yên bình!

Lưu ý: bọn mình xuất phát từ chiều tối hôm trước, bắt chuyến xe Mỹ Đình – Nghĩa Lộ cuối cùng. Đặt chân đến Nghĩa Lộ đã là nửa đêm và nghỉ tạm tại một nhà nghỉ ở đây để hôm sau bắt đầu cuộc hành trình.

Ngày 1: Nghĩa Lộ – Trạm Tấu – Thôn Cu Vai – Bản Mù – Suối khoáng nóng Trạm Tấu

“Đi du lịch thì nhất định! Đừng ngủ nướng”

Sáng sớm, chúng mình dậy từ 6h. Hít thật sâu để cái không khí mát lành nơi phố núi làm cơ thể khoan khoái. 7h cửa hàng thuê xe máy mới mở cửa nên bạn có thể tranh thủ đi ăn sáng, hoặc đơn giản là ngủ nướng thêm một chút nữa. Tại thị trấn Nghĩa Lộ chẳng thiếu gì chỗ ăn. Nhưng mà ngon hay không thì cũng khó để biết. Lựa chọn đơn giản mà ít rủi ro nhất là xôi nắm. Chỉ 10 nghìn xôi ruốc bọc lá chuối là đã có một bữa sáng thơm ngon – tiết kiệm và chắc bụng rồi.

Đúng 7h bọn mình đến cửa hàng cho thuê xe máy ở Nghĩa Lộ – Thủy Huấn. Tại đây có rất nhiều loại xe với nhiều mức giá khác nhau. Thông thường thuê xe số có giá 200.000/xe/ngày.

Nghĩa Lộ – Trạm Tấu

Bọn mình bắt đầu hành trình lên Trạm Tấu mà theo như mấy anh ở Thủy Huấn gật gù khen “đẹp lắm”. Phải công nhận cảnh vật trên đường đi đẹp đến nao lòng. Không phải là những ngọn núi phủ kín ruộng bậc thang mênh mông bát ngát như Mù Cang Chải, Trạm Tấu khiêm tốn hơn nhưng lại “nét nào ra nét ấy”. Một bức tranh hài hòa có cả nắng, cả gió, cả mây núi, cả ruộng bậc thang và những ngôi nhà sàn đơn sơ. Không khí mát lạnh sảng khoái mặc dù nắng vẫn trải vàng trên khắp nẻo đường.

Du lịch Trạm Tấu
Cảnh vật thiên nhiên trên cung đường Nghĩa Lộ – Trạm Tấu

Từ Nghĩa Lộ đến Trạm Tấu phải đi hết quãng đường 42km, tức là 9h chúng mình đã có mặt tại suối khoáng nóng Trạm Tấu. Thế nhưng giờ check-in lại tận 12h trưa lận, nên việc duy nhất có thể là xách xe lên đi tiếp. Và điểm đến tiếp theo của chính là thôn Cu Vai!

Thôn Cu Vai

Nghe danh thôn Cu Vai đã lâu, và mặc dù “con chiến mã” không được khỏe cho lắm, nhưng trong lòng chúng tôi vẫn hừng hực khí thế chinh phục. Khoảng 6km đầu tiên đường có dốc nhưng không đáng kể và đường bê tông đẹp. Đến 3km tiếp theo để lên đến đỉnh núi nơi một số ít người Mông sinh sống, đường trở nên xấu kinh khủng. 

Bản Cu Vai - lịch trình du lịch Trạm Tấu wecheckinvn
Cảnh vật nhìn từ trên bản Cu Vai

Khúc này là đường đất được rải rất nhiều đá dăm. Kèm thêm hôm chúng mình đi nằng vàng như rót mật nhưng tối hôm trước nghe đâu đã có một trận mưa xối xả. Và kết quả là khúc đường đất này trở nên lầy lội làm khó “con chiến mã” già của chúng tôi kinh khủng. Đường dốc cheo leo, lầy lội, đi bộ còn loạng choạng huống gì đi xe. Nhiều đoạn đành ngậm ngùi nhảy xuống ủn mông, trầy trật đến đổ cả mồ hôi. Cũng may hôm ấy được một anh dân bản tốt bụng nhiệt tình giúp đỡ. Thế nên dù có mệt đến mấy trên môi vẫn cứ nở nụ cười.

Bản Cu Vai - lịch trình du lịch Trạm Tấu wecheckinvn
Một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp!

Thôn Cu Vai nhỏ khủng khiếp. Chỉ một con đường ngắn cỡ khoảng 800m phơi đầy ngô, còn hai bên là nhà gỗ san sát. Người ở đây quen nhau cả, và hình như lập gia đình cũng chỉ có thể lấy người trong bản. Nằm trên ngọn núi cao ngày đêm mây vờn, thôn Cu Vai mang một nét đẹp hoang sơ mà yên bình đến lạ. Ở đây chẳng có điện đóm gì, nếu muốn ở lại qua đêm bạn có thể mang lều đi hoặc ngủ nhờ ở nhà những người dân hiếu khách. Lương thực có thể tự trồng, nhưng tất cả đồ đạc và vật dụng đều phải “xuống xuôi” mang lên khá khó khăn. Bây giờ đã có một hàng tạp hóa nhỏ để phục vụ những thứ thiết yếu nhất cho những vị khách từ xa đến thăm bản.

Ăn trưa – Nghỉ ngơi tại homestay

Rời Thôn Cu Vai, đặt chân về đến Trạm Tấu khoảng 11h30 trưa. Chúng mình quyết định ăn tạm ở một quán ăn bình dân nằm ở ngay ngã 3 Trạm Tấu (gần chợ). Lựa chọn tình cờ nhưng đồ ăn cực ổn và vừa vặn như bữa cơm mẹ hay nấu ở nhà vậy.

Ăn trưa ở Trạm Tấu
Bữa trưa với thịt quay, đậu sốt và rau luộc – đơn giản nhưng mang hương vị mâm cơm gia đình!

Ăn trưa xong cũng đến giờ nhận phòng. Trạm Tấu vẫn còn hoang sơ và chưa có nhiều dịch vụ homestay, nên đặt phòng ở suối khoáng nóng có lẽ là sự lựa chọn hợp lý nhất. Bởi ở đây không chỉ có cảnh đẹp, lại được tắm nước khoáng thỏa thích, mà dịch vụ cũng rất chuyên nghiệp nữa.

Đường lên Bản Mù…

Sau khi làm một giấc đã đời ở homestay, địa điểm tiếp theo trong cuộc hành trình của chúng mình là bản Mù.

Bản Mù - lịch trình du lịch Trạm Tấu wecheckin.vn
Nhìn từ trên bản Mù

Vẫn là những con đường dốc, nhưng không quá khó đi. Trên đường đi bạn sẽ bắt gặp những khe núi và cả khe suối sâu. Có nhiều đoạn đường bê tông bị sạt lở, gãy đôi khá là ghê nhưng vẫn đi được. Bạn sẽ thấy những đồi ngô, những căn nhà gỗ được dựng sơ sài không rào không cửa. Và bọn trẻ con đang đu mình trên những bờ giậu, cười khoái chí khi thấy những người lữ hành phương xa. Ở đây, thứ khó quên nhất chính là đôi mắt của lũ trẻ, đặc biệt là những bé gái với khuôn mặt bầu bĩnh đáng yêu. Những đôi mắt to tròn và đen láy dễ khiến con người ta dao động.

Về homestay tắm suối khoáng nóng, ăn bữa cơm dân dã mà đậm đà

Chúng mình trở về homestay khi trời đã nhá nhem, và ngay khi tắt nắng thì cái lạnh khoáng đạt nơi núi rừng cũng liền ập tới. Thời điểm này cực kỳ thích hợp cho việc ngâm mình trong làn nước nóng tự nhiên. Bao mệt mỏi của một ngày ngao du dài dường như đều bốc hơi theo làn khói, lập tức cả cơ thể trở nên khoan khoái lạ thường, gân cốt như được xoa dịu.

Suối khoáng nóng Trạm Tấu
Nhất định phải tắm suối khoáng nóng Trạm Tấu!

7h tối, được ngồi ở hiên nhà sàn nhìn ra núi rừng và thưởng thức bữa tối dân dã mà đậm đà. Bữa tối đơn giản cực, có gà nướng, rau dớn xào, canh rau và ve sầu chiên. Nhưng tất cả đều vừa vặn và chúng mình đã có một bữa cơm no nê tuyệt vời!

Ngày 2: Bản Hát Lừu – Trạm Tấu – Nghĩa Lộ

Bản Hát Lừu (hay còn gọi là bản Hát Lìu)

Đường lên Bản Mù nhìn xuống có thể thấy được những cánh đồng lúa mênh mông xanh rì ở bản Hát Lừu. Đó chính là lý do bọn mình nhất quyết quay lại vào sớm hôm sau để đón bình minh ở đây.

Bức tranh đồng quê ở bản Hát Lừu – Trạm Tấu

Bọn mình chạy xe giữa cánh đồng lúa bao la, xanh rì tỏa hương thơm thanh khiết đến kỳ lạ. Xa xa là những ngôi nhà sàn bằng gỗ, khói phủ trên mái nhà tạo nên một vẻ đẹp mờ ảo. Mặt trời dần ló rạng sau ngọn núi, và những thử ruộng bậc thang dần hiện lên rõ ràng tuyệt đẹp. Bên tai là tiếng chim vỗ cánh bay vút lên hót vang, tiếng suối chảy róc rách và tiếng bước chân của những người dân đi làm đồng sớm. Những tia nắng sớm trải lên khắp tất cả một màu vàng quyến rũ, khiến con người ta choáng ngợp đến độ chẳng kịp thốt lên: “Đẹp quá!”

Quán ăn sáng ven đường ở Trạm Tấu ưng bụng nhất!

Quán ăn sáng bọn mình chọn không có địa chỉ cụ thể, chỉ là một cửa hàng nhỏ nằm dưới chấn con dốc đối diện cây xăng Trạm Tấu, bên cạnh một con mương và khuất sau một cái cây to.

8h sáng, tụi mình cứ đi vòng vòng mãi để tìm được một chỗ ăn sáng. Cuối cùng hỏi miết thì được chỉ tới một quán ăn sáng nhỏ mà chúng mình có thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên. Quán không có địa chỉ cụ thể, chỉ là một cửa hàng nhỏ nằm bên con dốc đối diện cây xăng Trạm Tấu. Phải tinh mắt một chút vì quán nằm dưới chân dốc, bên cạnh một con mương và khuất sau một cái cây to. Những cũng chính nhờ vị trí ấy mà nó mang một không khí rất đặc biệt.

Quán có bán mỳ tôm, trứng vịt lộn và xôi phục vụ bữa sáng. Và chủ quán là một người phụ nữ đứng tuổi nom còn nhanh nhẹn lắm. Bà cũng rất đon đả và mến khách. Tất cả những người tới đây ăn sáng dường như đều là người địa phương, họ ăn và bắt đầu tán gẫu những câu chuyện thường nhật. Có vẻ như khách du lịch ít ai biết được quán ăn thú vị này, ngoại trừ bọn mình. Và bọn mình đã có một bữa sáng thật ưng cái bụng, với những món ăn mang đậm hương vị địa phương.

Trạm Tấu – Nghĩa Lộ, ăn trưa và trở về Hà Nội

Ăn sáng xong bọn mình quyết định trở về homestay nghỉ ngơi, tắm rửa, đi dạo loanh quanh để chiều kịp trở về Hà Nội. Khung cảnh ở homestay suối khoáng nóng Trạm Tấu thực sự là một bức tranh hài hòa giữa vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp do con người xây dựng nên. Vậy nên các bạn đừng quên chụp thật nhiều ảnh ở đây nhé!

Suối khoáng nóng Trạm Tấu
Cảnh sắc tựa thiên đường ở Trạm Tấu

1h chiều, chúng mình chạy xe về Nghĩa Lộ, ăn trưa tại một quán ăn ven đường, nghỉ ngơi rồi ra bến xe Nghĩa Lộ bắt xe về Mỹ Đình. Kết thúc chuyến hành trình 2N1Đ du lịch Trạm Tấu. Nhất định mình sẽ quay trở lại nơi đây, với một cung đường khác để khám phá những nơi mà mình chưa có cơ hội khám phá!

Đừng quên theo dõi fanpage Wecheckin.vn vì có thể những bài viết của chúng mình sẽ có ích cho những chuyến đi của các bạn đấy!

A little Hội An – Một chút Hội An trong lòng Hà Nội

A little Hội An

A little Hội An ẩn mình trong một con ngõ nhỏ giữa lòng phố cổ Hà Nội. Mặc kệ những ồn ào của phố thị Hà thành, quán cafe mang đậm nét Hội An vẫn tĩnh mịch, là một nơi rất riêng cho những bạn trẻ yêu thích sự tĩnh lặng, nơi các cụ già ngồi nhâm nhi tách cà phê đọc sách, nơi đôi lứa yêu nhau đi tìm chỗ trốn.

A little Hội An ẩn mình trong một con ngõ nhỏ giữa lòng phố cổ Hà Nội.

1. “Mình yêu Hội An quá nên tham lam muốn mang về một góc riêng cho mình”

Hội An là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với các du khách trong và ngoài nước. Hội An được yêu thích bởi nét trầm mặc, cổ kính, nơi có những chiếc đèn lồng lung linh trên từng con phố nhỏ, lối sống chậm rãi tách biệt hoàn toàn với thế giới ồn ào ngoài kia.

Hội An là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với các du khách trong và ngoài nước.

 “Mình yêu Hội An quá nên tham lam muốn mang về một góc riêng cho mình”, đó là lời chia sẻ của cô chủ quán đáng yêu này. Vậy là vì quá yêu mến Hội An, mà một phần phố cổ Hội An giữa lòng phố cổ Hà Nội đã ra đời. Những chiếc đèn lồng, những gam màu trầm ấm đặc trưng của Hội An đều được cô chủ trau chuốt cho từng chi tiết của quán. 

Những chiếc đèn lồng, những gam màu trầm ấm đặc trưng của Hội An đều được cô chủ trau chuốt cho từng chi tiết của quán.

Từng chiếc bàn ghế, đèn lồng đến những món mứt dừa nha cùng trà ấm cũng đều được vận chuyển kỳ công từ Hội An về, chỉ thế thôi cũng đã đủ cho ta thấy tình yêu của đối với Hội An của cô chủ quán sâm đậm như nào.

Từng chiếc bàn ghế, đèn lồng đến những món mứt dừa nha cùng trà ấm cũng đều được vận chuyển kỳ công từ Hội An về

2. Bước chân vào A little Hội An

Quán nằm từ tầng 2 trở lên của ngôi nhà số 19 Hàng Trống, men theo một lối nhỏ, bạn sẽ đi lên tầng 2.

Quán nằm từ tầng 2 trở lên của ngôi nhà số 19 Hàng Trống, men theo một lối nhỏ, bạn sẽ đi lên tầng 2.

Ấn tượng ban đầu của tớ khi đặt bước vào đó là một không gian chật chội, tối và trông hơi cũ kĩ. Nhưng khi bước qua cánh cửa thì rất ngạc nhiên với một không gian khác biệt hoàn toàn. Một không gian ấm áp của màu sơn tường, ánh sáng của những chiếc đèn lồng đặc trưng, mùi thơm dịu nhẹ của trà, của những bông hoa tỏa hương ngào ngạt.

Quán tuy không được rộng rãi nhưng A little Hội An lại mang đến một sự thoải mái, dễ chịu đậm chất Hội An.

Quán tuy không được rộng rãi nhưng A little Hội An lại mang đến một sự thoải mái, dễ chịu đậm chất Hội An.

Những vật dụng có phần cũ kĩ đều được sắp xếp khéo léo trong ngôi nhà cổ của khu hàng Trống. Từ lọ hoa, vật dụng trang trí, tranh ảnh cho đến con người đều mang lại cảm giác an nhiên, bình yên, mang đậm nét Hội An.

3. Cảm nhận Hội An theo cách riêng của mình

Ngắm nghía quán xong rồi thì hãy chọn cho mình một không gian riêng để thưởng thức những ly trà hấp dẫn từ menu viết tay xinh xắn thôi nhỉ? Không gian ấm áp, đủ rộng cho mọi vị khách đều có không gian riêng. 

Cảm nhận Hội An theo cách riêng của mình

Nếu bạn là một người có tâm hồn hoài cổ, ắt hẳn sẽ chọn tầng 2, mùi hương thoang thoảng dịu nhẹ, thưởng thức những ly trà mạn và trò chuyện cùng người thương. 

Gác lửng tầng 2 là nơi dành cho những ai kiếm tìm sự yên tĩnh, riêng tư để tập trung học và làm việc.

Gác lửng tầng 2 là nơi dành cho những ai kiếm tìm sự yên tĩnh, riêng tư để tập trung học và làm việc. Vô vàn những cuốn sách thú vị đều được đặt tại đây, hãy chọn cho mình một cuốn sách yêu thích, thưởng thức những ly trà nóng hổi thật tuyệt phải không nào.

Còn một tâm hồn yêu thiên nhiên thì tầng 3 là một lựa chọn hợp lý. Không gian khá rộng rãi, khuôn viên ngoài ban công có thể ngắm nhìn được khu phố cổ tấp nập, phồn hoa từ trên cao.

Không gian khá rộng rãi, khuôn viên ngoài ban công có thể ngắm nhìn được khu phố cổ tấp nập, phồn hoa từ trên cao.

Ngoài không gian ấm cúng, mang đậm dấu ấn Hội An, ở Little Hội An còn khiến khách hàng thích thú vì menu đồ uống hấp dẫn cả về hương vị lẫn giá cả. Nhân viên ở đây cư xử đúng chất như người Hội An vậy, lịch sự, dễ chịu và tinh tế.

ở Little Hội An còn khiến khách hàng thích thú vì menu đồ uống hấp dẫn cả về hương vị lẫn giá cả
Ngoài không gian ấm cúng, mang đậm dấu ấn Hội An, ở Little Hội An còn khiến khách hàng thích thú vì menu đồ uống hấp dẫn cả về hương vị lẫn giá cả.

Nếu những ai chưa có cơ hội đến với Hội An hay những người đã trót đem lòng yêu Hội An như chính cô chủ quán ở đây thì A little Hội An là một địa chỉ mà bạn không thể bỏ qua. Tìm về Hội An, tìm về những nét xưa cũ, còn đợi gì nữa mà không cùng bạn bè khám phá A little ngay thôi!

Thông tin về A little Hoi An

Xem thêm:

5 địa điểm ngắm hoàng hôn “tình” nhất ở Hà Nội

2
Địa điểm ngắm hoàng hôn Hà Nội

Ở cái Hà Nội “đất chật, người đông” này, tìm đâu ra nơi bình yên để cùng người yêu nắm tay, đi dạo ngắm ánh hoàng hôn vào mỗi buổi chiều tối. Sống ở Hà Nội bấy lâu nay, các bạn đã biết những địa điểm ngắm hoàng hôn đẹp chưa, hãy để wecheckin gợi ý một vài địa điểm ngắm trọn khoảnh khắc lãng này nhé!

5 địa điểm ngắm hoàng hôn

1. Bãi bồi chân cầu Vĩnh Tuy

Bãi bồi chân cầu Vĩnh Tuy cách Hà Nội hơn 30p đi xe, nếu đi vào giờ tam tầm thì có thể lâu hơn chút. Nơi đây sở hữu nhiều khu đất trống với khung cảnh bình yên, đối lập hoàn toàn với sự ồn ào, vội vã của phố xá Hà Nội.

Bãi bồi chân cầu Vĩnh Tuy cách Hà Nội hơn 30p đi xe, nếu đi vào giờ tam tầm thì có thể lâu hơn chút.

Bãi cỏ xanh mượt, không gian mênh mông, bên cạnh là con sông chảy dài, tất cả được bao trùm dưới cái ánh nắng cam nồng nàn của hoàng hôn.

Bãi cỏ xanh mượt, không gian mênh mông, bên cạnh là con sông chảy dài, tất cả được bao trùm dưới cái ánh nắng cam nồng nàn của hoàng hôn.

Trải một tấm bạt, ngồi nhâm nhi vài lon strongbow, một ít đồ nhắm cùng với người bạn thân, bạt bản nhạc làm ta “chill”. Nghĩ đến đó thôi cũng thấy rất tuyệt phải không.

Trải một tấm bạt, ngồi nhâm nhi vài lon strongbow, một ít đồ nhắm cùng với người bạn thân, bạt bản nhạc làm ta

2. Địa điểm ngắm hoàng hôn – HỒ TÂY

Hồ Tây được xem là điểm ngắm hoàng hôn lãng mạn nhất ở Hà Nội. Nếu một lần chạy xe qua con đường ven hồ rợp bóng cây vào một biểu chiều tà, khi cái nắng chớm đông vừa dứt, Hồ Tây như khoác lên mình chiếc áo cam rực rỡ.

Hồ Tây được xem là điểm ngắm hoàng hôn lãng mạn nhất ở Hà Nội.

Cảnh vật như muốn lặng đi, mặt hồ sóng sánh như vàng, như bạc. Con người đứng trước khung cảnh đó lặng đi trước một bức tranh kiệt tác, mọi ưu phiền đều được xóa bỏ.  Ta sẽ bắt gặp khoảnh khắc chuyển giao diệu kì của thiên nhiên, khi bầu trời đang vàng ruộm ngả sang màu đỏ rực, rồi dần dần khuất bóng. 

Mặt trời dần khuất sau những tòa nhà cao tầng báo hiệu một ngày sắp kết thúc, chúng ta lại vội vã trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả.

Mặt trời dần khuất sau những tòa nhà cao tầng báo hiệu một ngày sắp kết thúc, chúng ta lại vội vã trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả.

3. Địa điểm ngắm hoàng hôn – HỒ GƯƠM

Vào những ngày cuối thu, đi dạo bên Hồ Gươm trong lúc chiều tà, bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển mình kì diệu của thiên nhiên, cảnh vật.

Vào những ngày cuối thu, đi dạo bên Hồ Gươm trong lúc chiều tà, bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển mình kì diệu của thiên nhiên, cảnh vật.

Cả một vùng trời được nhuốm màu vàng óng cả. Những chiếc lá khẽ bay theo cơn gió, nắng hanh hao về trên những cành liễu rủ. Màu vàng của đất trời, màu vàng của những chiếc lá như tô điểm thêm cho đất trời, khiến cho khung cảnh trở nên lãng mạn và “tình” hơn bao giờ hết.

Cả một vùng trời được nhuốm màu vàng óng cả. Những chiếc lá khẽ bay theo cơn gió, nắng hanh hao về trên những cành liễu rủ.

4. Địa điểm ngắm hoàng hôn – CẦU LONG BIÊN

Nếu ai đó hỏi nơi ngắm hoàng hôn đẹp nhất ở Hà Nội ,tôi sẽ không ngại mà nói rằng: cầu Long Biên.

Nếu ai đó hỏi nơi ngắm hoàng hôn đẹp nhất ở Hà Nội ,tôi sẽ không ngại mà nói rằng: cầu Long Biên.

Khó có thể tìm được một nơi ngắm hoàng hôn trọn vẹn giữa thành phố nhiều nhà cao tầng như ở Hà Nội. Với cái ánh nắng không quá lộng lẫy, kiêu kỳ như Hồ Tây, hoàng hôn ở cầu Long Biên mang đầy sức sống. 

 Với cái ánh nắng không quá lộng lẫy, kiêu kỳ như Hồ Tây, hoàng hôn ở cầu Long Biên mang đầy sức sống.

Khi hoàng hôn dần buông xuống, mặt trời như một khối cầu lửa treo lơ lửng, sông Hồng nhuốm một màu đỏ ngầu, bên cạnh là những bãi bồi với vườn chuối, ruộng dâu bạt ngàn. Những đôi tình nhân tay trong tay lặng lẽ ngắm khung cảnh đang dần về tà, gió thổi tung bay làn tóc, dòng xe vẫn tấp nập ngược xuôi.

Tất cả giao hòa với nhau tạo nên vẻ hoang sơ mà tráng lệ. Bên kia cầu Chương Dương chuẩn bị lên đèn rực rỡ, đối lập với vẻ trầm mặc, nghiêng mình thời thời gian của cầu Long Biên. Người ta bắt gặp hai bức tranh, hai cuộc sống đối lập nhau, hiện đại và xưa cũ

5. Địa điểm ngắm hoàng hôn – QUÁN CAFE

Còn gì tuyệt vời hơn vào những chiều thu Hà Nội, ngồi nhâm nhi tách cafe, ngồi bên nhau ngắm hoàng hôn sẽ khiến bạn khó quên nét đẹp thi vị đầy lãng mạn.

Còn gì tuyệt vời hơn vào những chiều thu Hà Nội, ngồi nhâm nhi tách cafe, ngồi bên nhau ngắm hoàng hôn sẽ khiến bạn khó quên nét đẹp thi vị đầy lãng mạn.
6 Degree Cafe

Thành phố mang vẻ yêu kiều vào những buổi chiều lãng mạn. Mình sẽ gọi ý cho các bạn một số quán cafe ngắm hoàng hôn siêu đẹp cùng người mình yêu nhé. Một số quán cafe như: Sunset Bar, The Roof top,. Satorini,…

Thành phố mang vẻ yêu kiều vào những buổi chiều lãng mạn.

Hoàng hôn luôn khiến chúng ta sững sờ trước những vẻ đẹp mà nó mang đến. Chỉ cần sống chậm lại một chút, dừng lại một chút, để ý một chút là bạn sẽ thấy cuộc sống này có rất nhiều điều tươi đẹp.

Xem thêm:

Đến Hà Giang, đừng quên ghé thăm dinh thự vua Mèo huyền thoại vùng cao nguyên đá Đồng Văn

1
Dinh thự vua mèo

Hà Giang nổi tiếng với cảnh núi rừng hùng vĩ, những mùa hoa thay nhau khoe sắc và những địa điểm du lịch hấp dẫn. Một trong những nơi nhất định bạn phải ghé tới đó chính là dinh thự vua Mèo – một trong những công trình kiến trúc lâu đời ở vùng cao nguyên đá Đồng Văn.

Một trong những nơi nhất định bạn phải ghé tới đó chính là dinh thự vua Mèo - một trong những công trình kiến trúc lâu đời ở vùng cao nguyên đá Đồng Văn.

1. Dinh thự vua Mèo nằm ở đâu?

Dinh thự vua Mèo (còn gọi là dinh thự họ Vương) nằm trong thung lũng xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Dinh thự được xây vào năm 1898 và hoàn thành vào năm 1908 với diện tích 3.000m2. Khu dinh thự đã được nhà nước công nhận là di tích quốc gia năm 1993.

Dinh thự vua Mèo (còn gọi là dinh thự họ Vương) nằm trong thung lũng xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

2. Có thể bạn chưa biết lịch sử về dinh thự vua Mèo

Câu chuyện lịch sử về Dinh thự của vua Mèo được rất nhiều những trang mạng, sách báo kể lại.

Trước khi xây dựng, vua Mèo Vương Chính Đức đã sang Trung Quốc tìm thầy phong thủy qua Việt Nam, đi qua 4 huyện nằm trong quyền cai quản của mình để chọn thế đất. Cuối cùng, vua Mèo và thầy phong thủy đã chọn điểm dừng chân cuối cùng tại thôn Sà Phìn, nằm giữa thung lũng Sà Phìn. Nơi đây có một khối đất nổi cao lên như hình mu con rùa, tượng trưng cho thần kim quy. Nếu chọn nơi đây làm dinh thự thì sự nghiệp của Vương Đức Chính sẽ thành về sau.

3. Khám phá nét kiến trúc độc đáo của dinh thự vua Mèo

Bao quanh dinh thự là những dãy núi cao tạo nên địa thế hình vòng cung ôm lấy toàn bộ ngôi nhà. Đây là hệ thống phòng thủ vô cùng kiên cố, vững chắc.

Dinh thự vua Mèo nằm giữa thung lũng Sà Phìn

Khu dinh thự có hai hàng cây sa mộc vươn cao làm cho ngôi nhà mang hình chữ Vương độc đáo. Dinh được bao bọc bởi những bức tường thành xây bằng đá, có độ dày từ 60cm đến 1m, cao 2.5m đến 3m. Toàn bộ ngôi nhà đều được dựng bằng đá xanh, gỗ pơmu, gỗ thông và mái ngói âm dương.

Hai hàng cây sa mộc trước lối vào dinh thự
Hai hàng cây sa mộc trước lối vào dinh thự

Toàn bộ dinh thự có 3 cung Tiền, Trung, Hậu, có 64 phòng gồm nhà khách, phòng làm việc, phòng ngủ, phòng ở của giúp việc và quân lính,… và đặc biệt có một kho riêng để chứa thuốc phiện.

Kho thuốc phiện bên trong  dinh vua Mèo
Kho thuốc phiện bên trong dinh vua Mèo

Điểm nhấn của dinh chính là nghệ thuật điêu khắc trong các phần của dãy nhà, mang dấu ấn của nhà họ Vương, của hoạt động buôn bán thuốc phiện. Những chân cột được chạm khắc hình cuống quả thuốc phiện to như cái chum, được mài bóng bằng bạc trắng.

Chân cột nhà được mài nhẵn bằng đồng bạc trắng
Chân cột nhà được mài nhẵn bằng đồng bạc trắng

Các trụ cầu thang mang bóng dáng của cây hoa anh túc được làm bằng đá quý giá. Các họa tiết trên xà nhà, cánh của, cửa sổ đều được chạm hình quả thuốc phiện trông rất tinh xảo và bắt mắt.

Những khung cửa được làm bằng gỗ sa mộc rất chắc chắn cho đến ngày nay
Những khung cửa được làm bằng gỗ sa mộc rất chắc chắn cho đến ngày nay

Được biết rằng, chi phí để xây khu dinh thự này là 15 vạn đồng bạc trắng, tương đương với 150 tỷ đồng hiện nay. 

Trải qua bao năm biến cố do chiến tranh, dinh thự vua Mèo vẫn giữ được những nét kiến trúc đặc sắc. Năm 2004, dinh vua Mèo đã được trao lại cho Nhà nước, toàn bộ con cháu trong gia đình họ Vương được chuyển về dãy nhà phía trước cổng sinh sống. Tại đây, họ buôn bán những mặt hàng đặc sản của Hà Giang và làm hướng dẫn viên giúp các du khách tìm hiểu kỹ hơn về dinh thự họ Vương

Năm 2004, dinh vua Mèo đã được trao lại cho Nhà nước, toàn bộ con cháu trong gia đình họ Vương được chuyển về dãy nhà phía trước cổng sinh sống.
Năm 2004, dinh vua Mèo đã được trao lại cho Nhà nước, toàn bộ con cháu trong gia đình họ Vương được chuyển về dãy nhà phía trước cổng sinh sống.

4. Một số địa điểm tham quan gần dinh thự vua Mèo

4.1. Rừng thông Yên Minh

Trên đường di chuyển đến dinh thự vua Mèo, bạn sẽ phải đi qua rừng thông Yên Minh. Nơi đây có khung cảnh thiên nhiên bình yên, dịu dàng không khác gì Đà Lạt hay Mộc Châu. Rừng thông uốn lượn men theo những sười đồi, trải dài hàng chục cây số. Thi thoảng bạn sẽ bắt gặp những ngôi nhà của người Mông đơn sơ, nhỏ bé trên những sườn đồi thông. Hãy nhớ dừng chân tại rừng thông Yên Minh để nghỉ ngơi, lấy sức cho một chuyến hành trình dài ở phía trước nhé.

Một số địa điểm tham quan gần dinh thự vua Mèo

4.2. Chợ phiên Sà Phìn

Đến tham quan dinh thự vua Mèo, các bạn đừng quên ghé tới chợ phiên Sà Phìn ở ngay phía đối diện nhé. Phiên chợ này còn sôi nổi, tấp nập hơn cả chợ phiên Đồng Văn. Tại đây, các bạn có thể kết hợp tham quan, mua sắm những món đặc sản hay đồ lưu niệm của bà con dân tộc sinh sống ở Hà Giang.

Tại đây, các bạn có thể kết hợp tham quan, mua sắm những món đặc sản hay đồ lưu niệm của bà con dân tộc sinh sống ở Hà Giang.

4.3. Hoa tam giác mạch

Nằm ngay gần dinh thự họ Vương, đó là những thung lũng hoa tam giác mạch được bà con trồng. Đây cũng chính là một trong những địa điểm hấp dẫn du khách tới thăm mỗi khi đến Hà Giang vào dịp tháng 10, tháng 11. Hãy thử một lần đặt chân đến Hà Giang để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loài hoa này nhé.

Nằm ngay gần dinh thự họ Vương, đó là những thung lũng hoa tam giác mạch được bàn con trồng.

Hy vọng, với những thông tin trên các bạn sẽ có một chuyến đi Hà Giang trọn vẹn nhất. Đừng quên ghé đến dinh thự vua Mèo khi tới Hà Giang nhé!

Xem thêm:

Chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù, nơi có đồi hoa tím phủ kín cả núi rừng

1
tà chì nhù

Tà Chì Nhù không chỉ được biết đến là một điểm săn mây cực kỳ đẹp mà còn nổi tiếng với những đồi hoa tím dại phủ kín cả núi rừng vào tháng 9, tháng 10. Hãy cùng với Wecheckin chinh phục ngọn núi cao thứ 7 của Việt Nam này nhé. 

Tà Chì Nhù không chỉ được biết đến là một điểm săn mây cực kỳ đẹp mà còn nổi tiếng với những đồi hoa tím dại phủ kín cả núi rừng vào tháng 9, tháng 10.
Ảnh: @hanvietanh

1. Tà Chì Nhù – Ngọn núi cao thứ 7 của Việt Nam

Tà Chì Nhù thuộc địa bàn huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái có độ cao 2.979m so với mực nước biển. Tà Chì Nhù được xếp thứ 7 trong top 10 những ngọn núi cao nhất Việt Nam. Tuy nằm thứ 7 nhưng đây là một đỉnh không dễ dàng chinh phục bởi những độ dốc liên tiếp khiến nhiều người bị nản. Tuy nhiên, không chỉ vì thế mà khiến những người đam mê từ bỏ chinh phục ngọn núi này.

- Ngọn núi cao thứ 7 của Việt Nam

Đây là đỉnh núi thú vị cho những người mê du lịch khám phá và trekking với vẻ đẹp của mây ngàn, gió núi.

2. Nên leo Tà Chì Nhù vào thời gian nào?

Tà Chì Nhù được biết đến là một ngọn đồi trọc, ít cây cối, đường đi đa số là dốc cao, sỏi đá nhiều nên các bạn tránh leo vào những ngày mưa. Đặc biệt vào khoảng tháng 5 – 8, đây là mùa mưa nhiều, hay có lũ quét, sạt lở, leo vào thời gian này rất nguy hiểm.

  • Khoảng cuối tháng 9 – đầu tháng 10: mùa của những bông hoa tím phủ kín cả núi đỉnh Tà Chì Nhù. Tuy nhiên, thời gian này mưa nắng thất thường nên bạn hãy xem thời tiết thật kỹ để chuẩn bị tốt cho chuyến đi.
  • Tháng 11 đến tháng 3: là thời gian thích hợp để leo, thời tiết khô ráo, ít mưa, lạnh nhưng có thể săn được mây.

3. Sức hấp dẫn của Tà Chì Nhù đối với các trekker

Chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù thường mất 2 ngày 1 đêm. Các bạn sẽ phải vượt qua những con dốc dài nối tiếp nhau, những vách đá thẳng đứng không có cây bám. Vượt hết đoạn dốc này lại trườn theo đoạn dốc khác đến khi thở hổn hển không ra hơi, tim đập loạn xạ thì cũng là lúc bạn được ngắm nhìn, tận hưởng vẻ đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên.

 Sức hấp dẫn của Tà Chì Nhù đối với các trekker
Những con dốc cao xuất hiện ngay từ đoạn đầu tiên khiến không ít người khỏi ngán ngẩm

Những bãi cỏ xanh mượt, phủ kín đồi mênh mông như thảo nguyên. Cái nắng chạy theo gió trên nền cỏ xanh ngắt khiến cho du khách ngây ngất trước vẻ đẹp của tạo hóa.

Nếu bạn muốn săn được hoa tím thì nên đi vào cuối tháng 9, đầu tháng 10. Đây là thời gian chuẩn nhất để có thể chiêm ngưỡng những bông hoa tím ẩn mình trong mảnh đồi trọc bắt đầu nở rộ. Nơi đây ngập tràn trong những ngọn đồi tím không khác gì cánh đồng violet tại Châu Âu.

Vượt qua những con dốc cheo leo, chúng tôi đã đến được đồi hoa tím trong truyền thuyết. Thật ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của nó, một rừng hoa đồi hoa tím nở rộ như là món quà cho những người khó để tìm đến nó
Vượt qua những con dốc cheo leo, chúng tôi đã đến được đồi hoa tím trong truyền thuyết. Thật ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của nó, một rừng hoa đồi hoa tím nở rộ như là món quà cho những người vượt khó để tìm đến nó.

Các bạn cũng không nên tin quá nhiều về những hình ảnh hoa tím trên mạng nhé, nếu muốn biết nó tím đến cỡ nào hãy tự mình đi thử một lần xem sao.

Theo lời kể của anh poster, năm ngoái đã có một cặp đôi lên đây chụp ảnh cưới. Đây quả là bộ ảnh để đời.
Theo lời kể của anh porter, năm ngoái đã có một cặp đôi lên đây chụp ảnh cưới. Đây quả là bộ ảnh để đời. Ảnh: @hailecao

Không chỉ được ngắm những đồi hoa tím trong truyền thuyết, bạn còn được thả hồn vào biển mây hùng vĩ trước mặt. Bạn sẽ ngạc nhiên vì chưa bao giờ có thể thấy “nơi ngọn cỏ ven đường với được mây”.

Biển mây hùng vĩ
Biển mây hùng vĩ trên đỉnh Tà Chì Nhù. Ảnh: @hanvietanh

Đứng trên đỉnh Tà Chì Nhù nhìn về bốn phía chỉ toàn là mây. Những ngọn núi Tà Xùa, Tà Y Chơ nhô lên giữa biển mây trông thật hùng vĩ. Đứng trước khung cảnh đó, không có ngôn từ nào có thể diễn tả được thành lời. Tâm hồn như đang phiêu diêu cùng gió, mây.

Cảm giác thật hạnh phúc khi được chạm tay vào chóp
Cảm giác thật hạnh phúc khi được chạm tay vào chóp Tà Chì Nhù. Ảnh: @hanvietanh

4. Lịch trình leo tự túc Tà Chì Nhù

Các bạn sẽ bắt đầu xuất phát tại Mỏ chì – xã Hồ Xà – huyện Trạm Tấu – tỉnh Yên Bái. Đỉnh này có thể leo trong ngày hoặc 2 ngày 1 đêm tùy theo thể lực của bạn. 

Dưới đây là lịch trình leo tự túc Tà Chì Nhù 2 ngày 1 đêm của mình, các bạn có thể tham khảo.

Ngày 1: Hà Nội – Nghĩa Lộ – Trạm Tấu – Lán nghỉ

Theo như mình tìm hiểu thì xe khách chạy từ Hà Nội (Bến xe Mỹ Đình) đi Nghĩa Lộ chỉ có chuyến sáng đến 5h chiều là đã hết xe, không có chuyến chạy đêm. Nhưng có một số xe chạy từ Móng Cái – Nghĩa Lộ có đi qua Hà Nội nên mình đã chọn xe đó để tiết kiệm được thời gian. Xe đón chúng mình ở nghĩa trang Mai Dịch lúc 11h đêm, sáng sớm hôm sau tầm 4h sáng là mình đã có mặt ở thị xã Nghĩa Lộ rồi.

Nhà xe Cường Lan: 0967.356.856 (giá 150k/lượt).

Sau đó chúng mình đi ăn sáng, và tìm địa điểm thu xe máy để đi đến Trạm Tấu.

Thuê xe máy ở Nghĩa Lộ: 0379798235 (chú Huấn) giá 200k/ngày.

Từ Nghĩa Lộ di chuyển đến trung tâm huyện Trạm Tấu là 30km đường đèo. Từ trung tâm huyện Trạm Tấu đến chân núi đỉnh Tà Chì Nhù (mỏ chì) là 25.5 km đường cực kỳ xấu, toàn dốc, sỏi đá, đoạn này rất khó để di chuyển nên cũng mất khá nhiều thời gian. 

Chúng mình khá vất vả để vượt qua được đoạn sỏi đá này.

Khi đến mỏ chì, nhóm chúng mình gửi xe và phân chia những đồ đạc, vật dụng cần thiết và bắt đầu xuất phát. Những con dốc cao đã bắt đầu xuất hiện lấy đi rất nhiều sức lực. Lúc đầu ai cũng khí thế nhưng dần dần đuối và di chuyển chậm hơn. 

Nghỉ trưa tại con suối
Nghỉ trưa tại con suối

Leo bắt đầu từ 9h45 đến 14h30 chúng mình đã có mặt tại lán nghỉ. Chân tay lúc này đã lạnh cóng, người thì mỏi nhừ. Sau khi nghỉ ngơi 1 lúc thì theo lời chỉ dẫn của anh porter A Sai, chúng mình tìm đường lên đồi hoa tím, còn anh A Sai ở nhà chuẩn bị bữa tối.

Chiếc xích đu này được đặt ở ngay gần lán nghỉ. Vào những hôm trời đẹp ngồi trên đây ngắm biển mây bồng bềnh thì thật là thích
Chiếc xích đu này được đặt ở ngay gần lán nghỉ. Vào những hôm trời đẹp ngồi trên đây ngắm biển mây bồng bềnh thì thật là thích
Sau khi nghỉ ngơi 1 lúc thì theo lời chỉ dẫn của anh poster A Sai, chúng tôi tìm đường lên đồi hoa tím, còn anh A Sai ở nhà chuẩn bị bữa tối.
Bữa tối của chúng mình gồm rau xào, thịt lợn luộc, gà nướng và món tiết canh gà nữa.

Mình có một lời khuyên đó là nếu các bạn đến lán nghỉ sớm mà cảm thấy trời đẹp, hãy cất balo và leo thẳng lên đỉnh luôn. Biết đâu sẽ ngắm được cảnh hoàng hôn trên đỉnh với biển mây bồng bềnh, đồi hoa tím rực rỡ hay chỉ cần trời không bị mù thôi là đã hạnh phúc rồi. Team chúng mình chỉ lên đồi hoa tím chứ không đi thẳng lên đỉnh, đó là một sự quyết định sai lầm vì hôm sau chúng mình lên đỉnh bị dính mù, cảnh vật không còn được đẹp nữa.

Tà Chì Nhù
Cất balo vào lán, team chúng mình quyết định đi tìm đồi hoa tím theo lời chỉ của anh porter
Đây là hình ảnh chân thực nhất về những bông hoa tím dại nè.
Đây là hình ảnh chân thực nhất về những bông hoa tím dại nè.

Đêm hôm đó, chúng tôi không ngủ được vì quá lạnh, nhiệt độ rơi vào khoảng 8 độ C, may là lán nghỉ đã có chăn bông ấm và có tấm cách nhiệt, không thì bị chết rét mất. Trời gần về sáng thì lại bắt đầu đổ mưa, mưa to làm chúng tôi lo lắng cho buổi lên đỉnh vào sáng mai.

Ngày 2: Lán nghỉ – đỉnh Tà Chì Nhù – xuống núi và trở về Hà Nội

Do đêm qua mưa to nên chúng mình đã dậy muộn hơn so với dự kiến. Anh porter A Sai dậy trước chuẩn bị bữa sáng với món mì tôm trứng. Chúng mình ăn sáng và chuẩn bị hành lý lên đường.

Tà Chì Nhù
Trời sương mù dày đặc, nhiệt độ trên điện thoại báo là 8 độ. Chúng mình mỗi người cầm theo chai nước và một ít đồ ăn vặt rồi leo lên đỉnh

Trời sương mù dày đặc, bị che hết tầm nhìn, những hạt sương bắt đầu thấm ướt áo, giày bắt đầu ướt sũng. Lê từng bước chân, thở hổn hển, vừa mệt, vừa rét. Gió thổi to đến nỗi như muốn bay cả người xuống vực.

Sau 2 tiếng chật vật, chúng mình cũng lên được đến đỉnh. Trên đỉnh lúc này chỉ toàn là sương mù, gió rét gào thét khiến, cơ thể ai cũng run rên bần bật. Chụp vội vàng mấy bức ảnh rồi uống núi vì không chị được cái khắc nghiệt của thời tiết.

Tà Chì Nhù ngày mây mù, gió rét
Tà Chì Nhù ngày mây mù, gió rét

Chỉ mất khoảng hơn chưa đầy 1 tiếng đồng hồ là chúng mình đã có mặt tại lán nghỉ. Ăn trưa, thu dọn đồ đạc và xuống núi.

Đã có lúc tưởng chừng như không thể đi được nữa vì đôi chân đau, vì đôi vai mỏi nhừ và vì những ngọn dốc dài nối tiếp không biết bao giờ mới tới được. Những mọi khó khăn đều qua đi vì chúng mình có những người bạn đồng hành thật tuyệt vời. Cùng chờ nhau ở những đoạn đường khó, hay đơn giản là chia sẻ với nhau từng ngụm nước, từng cái bánh.

Đã có lúc tưởng chừng như không thể đi được nữa vì đôi chân đau, vì đôi vai mỏi nhừ và vì những ngọn dốc dài nối tiếp không biết bao giờ mới tới được. Những mọi khó khăn đều qua đi vì chúng tôi có những người bạn đồng hành thật tuyệt vời.
Tạm biệt Tà Chì Nhù

Tạm biệt Tà Chì Nhù, tạm biệt những đồi hoa tím không biết bao giờ mới qua trở lại. Đôi chân đã sẵn sàng cho những chuyến tiếp theo, hãy đồng hành cùng với chúng mình nhé.

Xem thêm:


Lịch trình đón mùa vàng Mù Cang Chải 3 ngày 2 đêm chi tiết và đầy đủ nhất 2019

2
Mùa vàng Mù Cang Chải 2019 có gì

Mù Cang Chải – ngày trở về…

Những ngày tháng 9 khi màu lúa đổi sắc vàng ươm, các thửa ruộng bậc thang nhấp nhô như vẫy gọi, thôi thúc người ta phải lên đường mà khám phá.

Mùa vàng Mù Cang Chải 2019
Mù Cang Chải đang ở thời điểm đẹp nhất khi lúa chín vàng khắp các thửa ruộng bậc thang

Và cứ thế, mùa vàng Mù Cang Chải đã dẫn lối Wecheckin tìm về với những cảm xúc không tên, để chúng mình được sống giữa núi rừng và một lần nữa có lại những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời cùng cảnh sắc và con người nơi đây!

Nội dung chính của bài

1. Mù Cang Chải ở đâu? Thời điểm thích hợp để chiêm ngưỡng mùa vàng Mù Cang Chải

1.1. Mù Cang Chải ở đâu?

Mù Cang Chải là một huyện vùng núi phía Bắc thuộc tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp huyện Mường La tỉnh Sơn La, phía Tây giáp huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu, phía Đông giáp Văn Chấn.

Vì được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, cùng với đó là nhiều địa điểm hấp dẫn để khám phá nên Mù Cang Chải là cái tên vô cùng quen thuộc đối với những ai yêu thích du lịch trải nghiệm, đặc biệt là các nhóm bạn trẻ yêu thích đi phượt.

1.2. Thời điểm lý tưởng để ghé thăm Mù Cang Chải mùa vàng

Nhắc đến thời gian thích hợp để đi Mù Cang Chải không thể không kể đến mùa nước đổ tháng 5, tháng 6 và mùa vàng khoảng đầu tháng 9 đến hết tháng 10.

Lần trở lại mảnh đất gây thương nhớ ấy, team Wecheckin đã lựa chọn ghé thăm mùa vàng Mù Cang Chải vào giữa tháng 9 – đây cũng là thời điểm những thửa ruộng bậc thang đan sắc vàng xanh đẹp tựa như bức họa đa màu sắc về cuộc sống và con người vùng cao.

Mùa vàng Mù Cang Chải mùa thu
THáng 9, tháng 10 là thời điểm lúa ở Mù Cang Chải đẹp và ấn tượng nhất

Dịp này bà con đã gặt lúa dần, nắng chiếu xuyên qua từng bông lúa, dát vàng lên những ngôi nhà lửng lơ triền núi, cảnh sắc Mù Cang Chải dường như được phô diễn rõ nét và ấn tượng nhất vào những ngày đầu thu này.

Bài viết cho bạn tham khảo:

2. Phương tiện di chuyển tới Mù Cang Chải

2.1. Chúng mình đã di chuyển như thế nào?!

Chuyến đi của cả team lần này đã thêm phần thú vị hơn khi có sự đồng hành của Ontaxi, chúng mình lựa chọn đi theo tuyến taxi đường dài – xe riêng. Chính vì vậy mà hành trình cũng trở nên dễ dàng và an toàn hơn rất nhiều.

Cùng Ontaxi đón mùa vàng tại Mù Cang Chải
Nhờ Ontaxi, chuyến đi của Wecheckin thật an toàn và ý nghĩa

Thay vì những chuyến đi khác, chúng mình phải đặt vé xe khách, tự di chuyển ra bến, đến địa điểm phải thuê xe máy để đi lại thì chuyến đi Mù Cang Chải vừa qua, chúng mình chỉ cần đặt xe, chuẩn bị đồ đạc, điểm check-in còn lại mọi thứ đều được hỗ trợ rất rất nhiệt tình đến từ đội ngũ của Ontaxi.

Đi Mù Cang Chải bằng phương tiện gì
Dịch vụ của Ontaxi rất đáng để bạn thử một lần đó

Chiếc xe Wecheckin di chuyển vô cùng êm ái, an toàn, tài xế nhiệt tình, vui tính và đặc biệt, mọi khoảnh khắc trên xe của chúng mình đều không cảm thấy mỏi mệt. Chúng mình vô tư ca hát, trò chuyện vui đùa – chuyến đi chinh phục mùa vàng cũng từ đó mà trở nên đáng nhớ hơn sau khi trở về.

Mọi thông tin liên lạc với Ontaxi, chúng mình để ở đây cho các bạn tham khảo nhé:

2.2. Nếu tự di chuyển thì các bạn sẽ đi bằng hình thức nào?

Từ Hà Nội lên Mù Cang Chải, các bạn có thể di chuyển bằng nhiều hình thức khác nhau như xe khách, ô tô hay xe máy cá nhân. Đối với xe khách, bạn nên tham khảo và đặt vé trước, bạn có thể đi tuyến Hà Nội – Lai Châu vì hầu hết các xe sẽ đi qua thị trấn Mù Cang Chải.

Một số nhà xe cho bạn tham khảo:

Tên nhà xeLịch trìnhGiờ xuất bếnSĐT Liên hệ
Nhà xe Hưng ThànhBến Mỹ Đình – Lai Châu (có qua Mù Cang Chải)Mỹ Đình: 18h15
Lai Châu: 17h30
0985 694910
0985 694901
Nhà xe Ngân HàBến Mỹ Đình – Lai Châu (có qua Mù Cang Chải)Mỹ Đình: 17h00 & 19h30
Lai Châu: 17h30 & 20h00
0912 131215
Nhà xe Hoàng AnhBến Giáp Bát – Lai Châu (có qua Mù Cang Chải)Giáp Bát: 17h00
Bến xe Lai Châu: 17h00
0984 971999
0912 317515
0912 524066
Nhà xe Anh TúBến Mỹ Đình – Lai Châu (có qua Mù Cang Chải)Mỹ Đình: 17h30 & 18h45Lai Châu: 18h000986 392081
0986 025569

Sau khi đi đến Mù Cang Chải, bạn có tham khảo địa một số địa chỉ thuê xe máy dưới đây để tiếp tục di chuyển. Hầu hết mọi người sẽ dừng nghỉ qua đêm tại Nghĩa Lộ sau đó thuê xe tại thị trấn Nghĩa Lộ, vì thế tùy vào lịch trình mà bạn có thể quyết định địa điểm thuê xe cho mình nhé:

Các địa điểm thuê xe máy tại thị trấn Nghĩa Lộ và trung tâm Mù Cang Chải:

Tên địa chỉ cho thuê xeĐịa chỉSĐT Liên hệ
Tuyến Mai Tổ 6, Thị trấn Mù Cang Chải, Mù Cang Chải, Yên Bái01665 68 45 74
0962 640 931
Cửa hàng xe máy Đức ThanhPhường Tân An (đối diện Trường Tiểu học Kim Đồng), Thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái0989 820 876
Thủy HuấnThị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái0914 904 686

Nếu ai muốn chủ động hơn trong quá trình đi lại và có khả năng lái xe đường dài thì cũng có thể lựa chọn đi xe máy từ Hà Nội lên Mù Cang Chải, tuy nhiên bạn cần đảm bảo sức khỏe và kỹ năng lái xe của mình đủ để có thể chinh phục tuyến đường này nha!

Bài viết cho bạn tham khảo:

3. Những địa điểm ngắm lúa đẹp khi về Mù Cang Chải đón mùa vàng

3.1. Cánh đồng Mường Lò nổi tiếng nhất nhì đất Tây Bắc

Sẽ thật thú vị khi một sớm thức giấc được thử cảm giác đi bộ tản mạn xuống con dốc, nơi dẫn ra cánh đồng Mường Lò trứ danh mà người ta vẫn thường nhắc đến: “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc.”

Cánh đồng Mường Lò
“Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc”

Chúng mình đã quyết định dậy thật sớm và chiêm ngưỡng cảnh sắc ruộng lúa trải dài mênh mông chẳng thấy điểm dừng, một màu vàng ươm thu vào tầm mắt. Cánh đồng Mường Lò nằm tại Văn Chấn, cách trung tâm thị trấn Nghĩa Lộ khoảng 6km.

3.2. Xã Tú Lệ – điểm dừng chân ngắm mùa vàng Mù Cang Chải đẹp rụng rời

Tú Lệ – cái tên yêu kiều và có lẽ chỉ cần nhắc đến đã thấy khung cảnh tình bể bình và hình dung ra vẻ đẹp dịu dàng, yên bình tại đó.

Đúng như những gì mình suy nghĩ, cuộc sống ở Tú Lệ những ngày vào thu khiến mình cảm nhận được cái yên bình, chất phác của cuộc sống núi rừng Tây Bắc. Tại đây nức tiếng nhất vẫn là cốm – thứ đặc sản mang hương vị riêng biệt không nơi đâu sánh được.

Vẻ đẹp của Tú Lệ
Tú Lệ mang những vẻ đẹp yên bình và nhẹ nhàng khi thu về

Khi dừng chân ngắm mùa vàng Mù Cang Chải, bạn có thể ghé thăm và tìm hiểu về truyền thống làm cốm của người dân tại đây, hoặc mua về làm quà cho bạn bè, người thân.

Cốm Tú Lệ
Ở Tú Lệ nổi tiếng về nghề làm cốm, cốm ở đây ăn rất thơm, dẻo và ngon

3.3. Lìm Mông & Lìm Thái – Tiếng gọi tuổi thơ trỗi dậy đầy thương nhớ

Lạc bước vào nơi cư ngụ của đồng bào người Thái, người Mông – Lìm Thái và Lìm Mông là 2 bản nằm ngay sát đường đèo Khau Phạ mang những thanh âm vô cùng đậm chất của cuộc sống.

Bản Lìm Mông Lìm Thái
Cuộc sống ở Bản Lìm Mông, Lìm Thái vô cùng yên bình và đa màu sắc

Đường vào bản với những khúc cua gấp và dốc nhưng bù lại, vẻ đẹp nơi đây khiến ai ngang qua cũng sẽ nán lại lâu hơn để tự mình quan sát, tìm hiểu và sống giữa cái bình yên mùa vàng Mù Cang Chải.

Bản lìm Mông Lìm Thái mùa vàng
Cuộc sống ở 2 con bản nhỏ này khiến ai ngang qua đều muốn nán lại lâu hơn để cảm nhận

Hai con bản ngày mùa vàng tựa như cô gái miền sơn cước đang vào cái thì đẹp nhất. Chúng mình được ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên giữa thung lũng mơ màng, ở Lìm Mông và Lìm Thái có dòng suối tuổi thơ, có cánh đồng lúa chín và những gương mặt hiền hậu, nghĩa tình.

3.4. Mùa vàng Mù Cang Chải nhìn từ đèo Khau Phạ

Được mệnh danh là một trong số tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam, ngoạn cảnh mùa vàng đèo Khau Phạ là ước mơ của bao người.

Từ trên cao nhìn xuống, những cánh rừng già, bản làng phía lưng chừng núi lấp ló sau một màu vàng rực của lúa chín.

Đèo Khau Phạ - điểm ngắm Mùa vàng Mù Cang Chải
Mùa vàng Mù Cang Chải từ điểm nhìn đèo Khau Phạ

Qua những con đường quanh co bám quanh triền núi, sẽ rất thú vị nếu bạn được dừng chân cảm nhận vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng và ghi lại những tấm ảnh thanh xuân đó!

3.5. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp La Pán Tẩn mỗi độ mùa vàng Mù Cang Chải về

Về với La Pán Tẩn, không có thửa ruộng bậc thang nào là không ghi dấu trong lòng khách du lịch. Nơi đây như một công trình kiến trúc do bàn tay của người Mông nhào nặn. Đón bình minh ở La Pán Tẩn cũng là một kỷ niệm khó phai đối với Wecheckin trong chuyến đi này.

La Pán Tẩn Mù Cang Chải
Cảnh sắc ở La Pán Tẩn rất ấn tượng với lớp lớp thửa ruộng bậc thang được tạo hình bắt mắt

Vào sáng sớm, khi sương còn giăng lối, tầng tầng lớp lớp cánh đồng lúa chìm trong màn sương mờ ào vừa hư vừa thực. Chờ đón mặt trời lên trong niềm háo hức, cảnh tượng mùa vàng mở ra trước mắt mình một vẻ đẹp kỳ vĩ và đầy tính nghệ thuật.

Cảnh đẹp ở La Pán Tẩn
Cảnh đẹp ở La Pán Tẩn

Chúng mình cứ thế mà ngắm nhìn, mà ghi lại nhiều nhất có thể những khoảnh khắc để khi về Hà Nội sẽ còn có cái mà nhớ, mà thương.

3.6. Đồi Mâm Xôi – địa điểm ngắm lúa cực đỉnh tại Mù Cang Chải

Đồi Mâm Xôi là địa điểm check-in mùa vàng quá đỗi quen thuộc mà bất kỳ ai ghé thăm Mù Cang Chải đều sẽ ghé ngang qua.

Đồi Mâm Xôi mùa vàng
Đồi Mâm Xôi là một trong những địa điểm đẹp để ngắm mùa vàng Mù Cang Chải

Tại đây bạn có thể thuê dân bản chở lên với giá vé tương đối rẻ hoặc cũng có thể lựa chọn leo bộ.

Ngoài ra còn có rất nhiều các điểm ngắm mùa vàng Mù Cang Chải đẹp và ấn tượng để khám phá như: xã Chế Cu Nha, xã Dế Xu Phình, cung đường Chế Tạo – Mường Nha, cung đường Ngọc Chiến – Mường La hay bản Thái, Lao Chải,…

Bài viết cho bạn tham khảo:

4. Lịch trình trải nghiệm mùa vàng Mù Cang Chải 3 ngày 2 đêm của team Wecheckin

4.1. Ngày 1: Hà Nội – Văn Chấn

Ontaxi đón chúng mình lúc 15h30 chiều thứ 6, ngày 13/9 và hành trình bắt đầu. Khoảng 20h30 cả đoàn đến được điểm nghỉ đầu tiên là Lan Rừng Homestay tại Thanh Lương, Văn Chấn.

Lan Rừng Homestay Mù Cang Chải
Hành trình ngày đầu tiên chúng mình nghỉ ngơi ở Lan Rừng Homestay để hôm sau bắt đầu khám phá Mù Cang Chải

Chúng mình sinh hoạt và sau đó ăn tối, vì đi đúng ngày rằm tháng 8 nên sau khi ăn uống xong, cả đoàn tổ chức Trung Thu và ngồi sum vầy, trò chuyện cùng nhau.

4.2. Ngày 2: Văn Chấn – Nghĩa Lộ – Tú Lệ – bản Lìm Mông, Lìm Thái – đèo Khau Phạ – La Pán Tẩn

Hành trình ngày thứ 2 bắt đầu, chúng mình ăn sáng ở thị trấn Nghĩa Lộ sau đó đến tầm trưa thì nghỉ ngơi, ăn uống ở Tú Lệ. Trên đường đi có rất nhiều đoạn view đẹp vì thế mỗi khi có cảnh ấn tượng, chúng mình lại cùng nhau dừng lại, xuống xe và cảm nhận.

Trên đường tới Tú Lệ
Trên đường tới Tú Lệ có rất nhiều điểm chụp ảnh đẹp

Chúng mình ăn trưa ở Tú Lệ sau đó, khoảng 2h chiều cả team di chuyển xuống bản Lìm Mông và Lìm Thái, đường lên bản có con dốc rất cao nhưng tại đây tập trung rất nhiều dân cư sinh sống. Mọi người vô cùng thân thiện và mến khách, sẵn sàng giúp đỡ và trò chuyện cùng với du khách.

Cả chiều hôm ấy, mình và team đã có một chiều êm ru tại địa điểm mọi người thả dù từ đèo Khau Phạ xuống.

Bản Lìm Mông Lìm Thái llaf điểm dù lượn hạ cánh
Bản Lìm Mông Lìm Thái là điểm dù lượn hạ cánh

Nhìn lên trời cao từng chiếc dù màu sắc lơ lửng giữa không trung, mùi khói lam hòa quyện với những gương mặt đang miệt mài thu hoạch lúa, cảnh sắc ấy đọng lại trong mình rất nhiều cảm xúc và hi vọng có thể quay trở lại thêm một lần nữa.

Chúng mình đã có một chiều ngồi bên bờ suối, thưởng thức trà, cà phê và lắng nghe những ca khúc của tuổi thanh xuân. Chúng mình cùng nhau quan sát những em bé đang vui đùa dưới dòng nước.

Một chiều của Wecheckin ở chân đèo Khau Phạ
Một chiều của Wecheckin ở chân đèo Khau Phạ
Trẻ con ở Mù Cang Chải
Những em bé ở 2 bản Lìm Mông và Lìm Thái vô cùng đáng yêu, ngoan ngoãn và thân thiện

Đó là một chiều ý nghĩa, khi các em dẫn mình lên thăm cây cầu gỗ, đi qua những con dốc cao vút để vào bản, đó là một chiều hồng khi lâu lắm rồi mình mới có lại được cảm giác đạp xe chạy dọc theo cánh đồng giữa cái nắng và gió đầu thu.

Cùng vui đùa với trẻ con ở bản Lìm Thái

Mình băng qua cánh đồng, ngồi trên những hiên nhà sàn và cảm nhận tiếng gió ru, mùi thơm của lúa đang vỗ về, mình thấy tuổi thơ, thấy cả niềm hạnh phúc của các em nhỏ khi quen được những vị khách mới, niềm háo hức khi được các chị cho kẹo và còn đó lời hứa: “Năm sau các chị lại về với chúng em nhé!”

Trẻ con ở Lìm Mông và Lìm Thái

Rời 2 con bản nhỏ mang nặng cảm xúc, Wecheckin lên đường chinh phục đèo Khau Phạ, cảnh sắc từ trên cao nhìn xuống mang màu vàng của lúa, màu nâu trầm của những căn nhà chênh vênh giữa núi, một cảm giác thật mạo hiểm và thú vị.

Chiều tối thứ 7 cả đoàn đến La Pán Tẩn và chúng mình đã đặt sẵn phòng nghỉ ở Dò Gừ Homestay, đây là một địa chỉ quen thuộc và cũng là địa điểm lý tưởng để ngắm mùa vàng Mù Cang Chải.

View mùa vàng Mù Cang Chải ở Dò Gừ Homestay
View mùa vàng Mù Cang Chải ở Dò Gừ Homestay

Tại Dò Gừ, du khách có thể ngắm nhìn những ruộng bậc thang sát sạt bao quanh homestay. Anh chị chủ nấu ăn rất ngon và cực kỳ tốt tính, có lẽ đây cũng là lý do vì sao mà ai cũng lựa chọn nơi đây làm điểm dừng chân trong chuyến hành trình Mù Cang Chải của mình.

4.3. Ngày 3: La Pán Tẩn – trung tâm thị trấn Mù Cang Chải – Hà Nội

Buổi sáng sớm ở La Pán Tẩn thật sự có nhiều điều để khám phá, chúng mình đã đi bộ và chụp được rất nhiều cảnh ruộng bậc thang đẹp.

La Pán Tẩn sáng sớm
La Pán Tẩn sáng sớm

Team Wecheckin ăn sáng ở Dò Gừ Homestay và chúng mình di chuyển về thị trấn Mù Cang Chải. Ngang qua đồi Mâm Xôi và con đường đi đến thị trấn, cảnh sắc như bức tranh đa màu, chúng mình liên tục bị choáng ngợp vì những vẻ đẹp ấy và chốc chốc lại dừng chân để chiêm ngưỡng, ghi lại những tấm hình kỷ niệm cho chuyến đi.

Hơn 2h chiều, chúng mình lên xe tiếp tục chặng đường và trở về Hà Nội. Đứng trước những vẻ đẹp núi rừng và mùa vàng, đó là một điều gì đó đầy nuối tiếc khi phải chia tay thiên nhiên và con người nơi đây!

5. Địa điểm nghỉ ngơi và ăn uống tại Mù Cang Chải:

5.1. Lan Rừng Homestay

TênLan Rừng Homestay
Địa chỉThanh Lương, Văn Chấn, Yên Bái
FacebookHomestay Lan Rừng – nghĩa lộ
Giá Tham KhảoPhòng đôi: 300.000 đồng/phòng/đêm
Phòng tập thể: 100.000 đồng/người/đêm

Đúng như cái tên, ở Lan Rừng Homestay trồng rất nhiều lan và cây cảnh khác nhau, không gian ở đây vô cùng thoáng đạt và rộng rãi. Đến Lan Rừng vào tối muộn nên khi vừa đặt chân tới, anh chị chủ đã chuẩn bị sẵn bữa tối cho cả đoàn.

Lan Rừng Homestay Văn Chấn
Quan sát từ cổng vào sẽ thấy phong cách trang trí Homstay vô cùng ấn tượng
View Lan Rừng Homestay
Anh chị chủ trồng nhất nhiều cây cảnh nên không gian Homestay lúc nào cũng xanh mát

Đồ ăn tại đây rất ngon và mang hương vị đặc trưng của Tây Bắc, chỗ ngủ nghỉ thì vô cùng sạch sẽ, chúng mình còn có cả một khoảng sân rộng để tổ chức trung thu và ngồi uống trà đón trung thu cùng nhau. Đặc biệt anh chị chủ rất hiền và mến khách, thân thiện và sẵn sàng phục vụ những gì tốt nhất cho khách khách du lịch khi tới đây.

Bài viết về Lan Rừng Homestay cho bạn tham khảo:

5.2. Dò Gừ Homestay

TênDò Gừ Homestay
Địa chỉLàng La Pán Tẩn, Mù Cang Chải
FacebookHomestay Dò Gừ
Giá Tham KhảoPhòng đôi: 250.000 đồng/phòng/đêm
Phòng tập thể: 200.000 đồng/phòng/đêm

Homestay Dò Gừ được bao quanh bởi ruộng bậc thang, view đẹp và thoáng đãng với bầu không khí trong lành. Dò Gừ nằm trên một ngọn đồi của ruộng bậc thang, đứng từ ban công là có thể ngắm trọn vẹn những ruộng bậc thang đẹp hút hồn. Nhất là vào sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu ló rạng, khung cảnh trở nên yên bình, hùng vĩ.

Dò Gừ là điểm lựa chọn lưu trú của rất nhiều người khi phượt Mù Cang Chải
Dò Gừ là điểm lựa chọn lưu trú của rất nhiều người khi phượt Mù Cang Chải
Dò Gừ Homestay La Pán Tẩn
Khoảng không gian ngắm trọn ruộng bậc thang ở Dò Gừ Homestay

Homestay Dò Gừ cung cấp dịch vụ nấu nướng rất tiện lợi. Chỉ cần báo với anh chị chủ là họ sẽ chuẩn bị cho bạn bữa tối, bữa trưa, bữa sáng với những món ăn ngon mang hương vị đặc trưng bản địa. 

Bài viết về Dò Gừ Homestay cho bạn tham khảo:

5.3. Nhà hàng Phố Núi

  • Địa chỉ: Trung tâm xã Tú Lệ, Văn Chấn, Yên Bái
  • Số điện thoại: 0868198567
  • Fanpage: Nhà hàng Phố Núi

Tại nhà hàng Phố Núi có phục vụ nhiều món ăn cho cả đoàn khách, ở đây có bãi đỗ xe rộng, view từ điểm ăn cơm nhìn ra rất đẹp và đồ ăn thì ngon không chê vào đâu được. Sau khi khách ăn xong có thể ngồi uống trà và trò chuyện trước khi tiếp tục cuộc hành trình đó!

Nhà Hàng Phố Núi
Ẩm thực Nhà Hàng Phố Núi

5.4. Nhà Sàn Quán Mạnh Thơm – phở Cười

  • Địa chỉ: Trung tâm thị trấn Mù Cang Chải
  • Số điện thoại: 0972003168

Đồ ăn ở Nhà Sàn Quán Mạnh Thơm khá ổn, tuy nhiên không gian có phần hơi hạn chế và địa điểm sinh hoạt cho khách chưa được sạch sẽ. Nhưng tại đây sau khi khách ăn uống có thể lên tầng 2 để nghỉ ngơi nên nếu có dịp các bạn cứ ghé qua như chúng mình nhé!

Vậy là chuyến hành trình chinh phục mùa vàng Mù Cang Chải 2019 của Wecheckin 3 ngày 2 đêm đã kết thúc. Sau chuyến đi chúng mình gửi gắm lại đây rất nhiều tâm tư và thương nhớ, hi vọng năm nào cả team cũng sẽ được quay lại Mù cùng nhau, để cùng vẽ nên những kỷ niệm đẹp nhất của thời thanh xuân.

Địa điểm chụp ảnh đẹp Mù Cang Chải

Mong rằng qua bài viết này, các bạn có thể có thêm động lực để lên đường và có sẵn cho mình những kinh nghiệm khám phá Mù Cang Chải mùa vàng nhé! Hãy tiếp tục theo dõi và ủng hộ chúng mình, yêu các bạn!!!

Mời các bạn tham khảo thêm bài viết nhé!

Suối Khoáng Nóng Trạm Tấu – Chốn Tiên Cảnh Giữa Những Thửa Ruộng Bậc Thang

2

Bạn có biết đến một thiên đường nơi vùng núi cao Trạm Tấu, Yên Bái? Nằm giữa trùng điệp núi non và những thửa ruộng bậc thang bát ngát, suối khoáng nóng Trạm Tấu là nơi nhất định bạn nên tới trải nghiệm!

TênSuối khoáng nóng Trạm Tấu (Hải Cường)
Tram Tau Hot Spring
Địa chỉThị trấn Trạm Tấu, Trạm Tấu, Yên Bái
FacebookSuối Khoáng Nóng Trạm Tấu
Số điện thoại0943 208 704
Dịch vụHomestay, tắm suối nước nóng, ăn uống,…
Suối khoáng nóng Trạm Tấu
Khu suối khoáng nóng ở Trạm Tấu, Yên Bái

1. Suối khoáng nóng Trạm Tấu ở đâu? 

Suối nước nóng Trạm Tấu nằm ở khu 5 thị trấn Trạm Tấu (Yên Bái), cách trung tâm thị trấn khoảng 2km. Suối có diện tích khoảng 600m2, với làn nước trong xanh, nhiệt độ trung bình của dòng nước ở đây từ 43-45 độ C. So với các khu tắm khoáng nóng khác, suối nóng Trạm Tấu nổi bật bởi vẻ đẹp nên thơ, hữu tình. Suối nằm ngay giữa những thửa ruộng bậc thang và được bao phủ bởi núi non trùng điệp. Đặc biệt, nước suối ở đây trong vắt có thể trông thấy cả lớp đá cuội lấp lánh dưới lòng suối.

Suối khoáng nóng Hải Cường
Suối khoáng nóng có nước trong cực kỳ sảng khoái

2. Cách di chuyển đến suối khoáng nóng Trạm Tấu từ Hà Nội

Suối khoáng nóng Trạm Tấu Yên Bái chỉ cách Hà Nội khoảng 200km, hiện có khá nhiều phương tiện để bạn có thể di chuyển đến đây. Con đường ngắn nhất bạn có thể chọn là đi theo hướng Hà Nội – Đại lộ Thăng Long- Quốc lộ 21- Sơn Tây – Cầu Trung Hà- Thanh Sơn – Thu Cúc – đèo Khế – Văn Chấn – Nghĩa Lộ – Trạm Tấu. Ngoài việc tự túc phương tiện, bạn cũng có thể chọn các tuyến xe khách Hà Nội – Yên Bái – Trạm Tấu với giá vé khoảng 130.000 đồng/ lượt (xuất phát tại bến xe Mỹ Đình/Giáp Bát).

3. Suối khoáng nóng Trạm Tấu – vẻ đẹp tiên cảnh giữa núi rừng

Suối khoáng nóng Trạm Tấu
Nơi đây như một khu du lịch sinh thái tràn ngập màu xanh của cây cỏ

Suối khoáng nóng Trạm Tấu nằm ngay giữa những thửa ruộng bậc thang bát ngát, với lối vào nhỏ, dốc và quanh co. Thế nhưng bạn sẽ dễ dàng say đắm nơi này ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nơi đây như là một khu sinh thái tự nhiên tuyệt đẹp ẩn hiện trong sương khói. Nắng vàng như rót mật nhưng bù lại màu xanh của suối nóng, của cây cối chung quanh tạo nên một cảm giác cực kỳ sảng khoái và dễ chịu.

Suối khoáng nóng Hải Cường
Cảnh đẹp thơ mộng giữa rừng núi Tây Bắc

Được biết, nguồn nước nóng được đổ ra từ lòng đất. Người dân trong bản trữ trong từng ghềnh đá cuội làm thành bể tắm nhưng không vì thế mà nước ngả màu. Khi tới nơi đây bạn có thể dễ dàng thấy rõ từng viên đá cuội to nhỏ khác nhau dưới đáy nước. Mặt nước thì lúc nào cũng có hơi nóng vờn quanh không tản.

Suối khoáng nóng Trạm Tấu
Đây cũng là nơi tuyệt vời để cho ra đời những bức ảnh “sống ảo” triệu like đấy nhé!

Thời điểm lý tưởng nhất để bạn tắm nước khoáng nóng Trạm Tấu là vào buổi sớm. Những làn khói bốc lên mờ ảo của mặt nước, hòa quyện với sương sớm sẽ khiến cho khung cảnh đẹp như chốn thần tiên.

4. Trải nghiệm các dịch vụ ở Suối khoáng nóng 

Có cơ hội đến và trải nghiệm mới thấy Suối khoáng nóng Trạm Tấu vẫn mang nét bình dân đặc trưng nhưng dịch vụ lại hết sức chuyên nghiệp. Nơi đây không chỉ phát triển suối khoáng, mà còn cả homestay và dịch vụ ăn uống cho du khách.

4.1 Homestay Suối khoáng nóng Trạm Tấu

Phòng ở đây chủ yếu được xây theo kiểu bungalow với chất liệu gỗ. Mỗi phòng tọa lạc ở 1 khu trên đồi cao. Nằm ở một khu sinh thái giữa đồng lúa mênh mông nên view của homestay này đẹp và thơ mộng khỏi bàn. Ở đây, bạn có thể nằm trên giường mà nhìn ngắm khu suối nóng tuyệt đẹp, hay những thửa ruộng bậc thang vàng ươm vào khoảng cuối tháng 9.

Giá Tham Khảo: 400.000 – 700.000/phòng/đêm.

Suối khoáng nóng Hải Cường
Homestay suối khoáng nóng Trạm Tấu

Có nhiều loại phòng khác nhau: Phòng đôi, phòng cho gia đình và cả phòng tập thể. Thiết kế phòng khá đơn giản, mộc mạc nhưng sạch sẽ mang lại cảm giác vô cùng thoải mái. Bạn sẽ hài lòng với những dịch vụ và trải nghiệm khi nghỉ ngơi ở đây đấy! Hơn nữa, nếu đặt phòng ở đây, bạn sẽ được miễn phí luôn vé tắm suối khoáng. Bạn có thể tắm suối khoáng nóng bất kỳ lúc nào bạn muốn, nhưng nên nhớ là đừng quá 9h tối nhé!

4.2 Dịch vụ ăn uống

Suối khoáng nóng Trạm Tấu
Sáng sớm ngồi trên ban công nhà ăn ngắm toàn bộ view suối khoáng và ruộng bậc thang tuyệt đẹp!

Lý do mình nói ngày cuối tuần bạn chỉ cần book phòng ở suối khoáng nóng Trạm Tấu và ở lì ở đó, chính là vì bạn có thể sử dụng tất tần tật các dịch vụ ở đây, bao gồm cả ăn uống. Thực tế việc tìm một nhà hàng hay quán ăn ngon ở Trạm Tấu không dễ. Trong khi ở suối khoáng nóng có hẳn một khu ăn uống riêng với những đầu bếp tuyệt hảo người bản địa. Các món ăn chính vì thế cũng đậm đà và mang hương vị đặc trưng khó quên. Bạn sẽ được thưởng thức những món ăn được chế biến từ gà đồi, cá suối, lợn rừng, trâu và cả côn trùng nữa.

Suối khoáng nóng Hải Cường
Bữa tối dành cho hai người no căng bụng
Suối khoáng nóng Trạm Tấu
Ve sầu chiên

4.3 Tắm và thư giãn ở suối khoáng nóng

Đến suối khoáng nóng thì chắc chắn không thể bỏ lỡ cơ hội ngâm mình thư giãn trong làn nước nóng tự nhiên ở đây. Suối khoáng nóng ở đây khiến mình bất ngờ vì nó sạch đẹp đến ngẩn ngơ, hơn những gì mà mình tưởng tượng rất nhiều. Cũng khác với suối khoáng nóng lộ thiên ở Kim Bôi, suối khoáng nóng Trạm Tấu được khai thác để làm dịch vụ chuyên nghiệp hơn nhiều. Nhìn thoáng qua như là một bể bơi ai đó xây lên giữa cánh đồng mênh mông nơi đồi núi.

Suối khoáng nóng Hải Cường
Ngâm mình trong làn nước nóng tự nhiên giúp bạn thư giãn gân cốt và giúp lưu thông tuần hoàn máu, khiến cơ thể cảm thấy cực kỳ sảng khoái!

Khu suối khoáng cũng được chia làm 3 bể: Một bể nước lạnh, một bể nước nóng và bể còn lại nóng hơn một chút. Nước trong bể khá trong, chỉ sâu 1m phù hợp cho cả trẻ em và người lớn. Ngâm mình trong làn nước nóng tự nhiên giúp bạn thư giãn gân cốt và giúp lưu thông tuần hoàn máu, khiến cơ thể cảm thấy vô cùng sảng khoái. Giá vé tắm suối khoáng nóng là 20.000 đồng/vé.

Wecheckin