Việt Nam là một đất nước có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những nét đẹp văn hóa và truyền thống riêng. Cho đến nay, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam vẫn tồn tại, vẫn là mái nhà chung giữ gìn bản sắc tạo điều kiện cho du khách tìm hiểu để duy trì nét độc đáo trong đời sống, phong tục của dân tộc. Mỗi khi ai nhắc đến Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đều đọng lại dấu ấn riêng trong lòng mọi người. Hãy cùng wecheckin khám phá địa điểm du lịch mới lạ và độc đáo này qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính của bài
1. Địa chỉ làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam ở đâu?
Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam nằm ở thị xã Đồng Mô – Ngải Sơn, thị xã Sơn Tây, Ba Vì, TP Hà Nội. Nơi đây cách trung tâm Hà Nội hơn 40km về phía Tây, cuối đại lộ Thăng Long. Trên hành trình đến địa điểm chúng ta sẽ đi qua hàng loạt các địa điểm du lịch nổi tiếng như là Thác Đa, rừng quốc gia Ba Vì, Ao Vua, Khoang Xanh-Suối Tiên.
Địa điểm nằm dưới chân núi Ba Vì hùng tráng, địa hình bán sơn địa, có các thung lũng và được bao quanh bởi hồ Đồng Mô mênh mông trải rộng, nhờ vậy mà tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu tình
Với đặc điểm địa hình này đã tạo nên nhiều cung cảnh đẹp, đa dạng, thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu đời sống văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc.
Diện tích rộng rãi với 1544 ha dễ dàng tổ chức các hoạt động giải trí tập thể cho người dân cũng như khách tham quan du lịch có thể chiêm ngưỡng những kiến trúc độc đáo biểu trưng cho nhiều dân tộc. Do đó, làng du lịch văn hóa các dân tộc Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng cuối tuần gần Hà Nội.
2. Phương tiện di chuyển khi đi làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Để tới làng văn hóa bạn có 2 lựa chọn, đó chính là di chuyển bằng phương tiện cá nhân hoặc đi xe bus.
2.1 Phương tiện cá nhân
Từ Hà Nội tiếp tục đi thẳng khoảng 36 km theo hướng Đại lộ Thăng Long, cho tới khi xuất hiện biển chỉ dẫn lối đến Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đến vòng xuyến đi theo lối ra đầu tiên và tiếp tục đi thẳng khoảng 750km sẽ xuất hiện vòng xuyến thứ 2 chọn lối ra thứ 2 và đi thêm 1km là có thể đến Làng văn hóa 54 dân tộc.
2.2 Đi bằng xe bus
Từ bến xe Kim Mã, bạn có thể bắt xe bus số tuyến 107 đi đến điểm cuối cùng là đến địa điểm với giá vé chỉ 9000 đ/lượt
Từ bến xe Mỹ Đình, bạn có thể bắt các tuyến xe bus dưới đây:
- Tuyến 75: BX Yên Nghĩa-BX Hương Sơn, giá vé: 25.000 đ/lượt
- Tuyến 71B: BX Mỹ Đình-BX Xuân Mai, giá vé: 20.000 đ/lượt
- Tuyến 71: BX Mỹ Đình-BX Sơn Tây, giá vé: 20.000 đ/lượt
3. Giá vé vào làng văn hóa du lịch dân tộc Việt Nam
- Người lớn: 30.000 đ/lượt
- Sinh viên (cần mang thẻ sinh viên): 10.000 đ/lượt
- Học sinh (cấp 1,2,3): 5000đ/lượt
- Trẻ em (dưới 6 tuổi): miễn phí
4. Chơi gì ở làng văn hóa các dân tộc Việt Nam?
4.1 Tham quan các khu làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam có diện tích 198,61 ha và đây là địa điểm đầu tiên bạn nên tham qua. Khu vực này được chia thành bốn nhóm làng tương ứng với từng khu vực. Quần thể tái hiện các làng, bản của các dân tộc Việt Nam với kiến trúc riêng.
Các làng dân tộc nổi bật:
Làng dân tộc Ê Đê
Khi đến với ngôi nhà dài của đồng bào Ê Đê bạn sẽ được nghe những giai điệu say đắm lòng người và những câu chuyện sử thi hào hùng. Khát vọng hạnh phúc của chàng Đăm San đi tìm nữ thần mặt trời.
Làng dân tộc Tà Ôi
Bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ đoàn nghệ nhân đồng bào dân tộc miền núi Thừa Thiên Huế để cùng hòa vào vũ điệu Xoang rộn ràng với tiếng cồng chiêng vang lên. Vũ điệu xoang thể hiện cầu nối giữa quá khứ và hiện tại thông qua mỗi động tác tái hiện lại đời sống sinh hoạt của bà con dân tộc. Không chỉ thế, khách tham quan còn được thưởng thức món bánh A Quát – tượng trưng cho tình yêu thủy chung, sắt son của người dân nơi đây.
Làng dân tộc Dao
Đến đây khách tham quan có thể tìm hiểu thêm về các bài thuốc bởi làng dân tộc Dao có những nghệ nhân nổi tiếng với nghề bào chế và bốc thuốc nam.
Làng dân tộc Tày
Tham quan nhà sàn truyền thống của người dân tộc Tày, khách du lịch có thể được trải nghiệm di sản văn hóa phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận. Đó chính là làn điệu Then, kết hợp với đàn tính.
Đặc biệt nhiều lễ hội văn hóa truyền thống được tổ chức tại các làng dân tộc vào dịp đầu năm. Ví dụ như lễ hội cầu mưa của dân tôc Cor (Quảng Nam), lễ hội trỉa lúa, lễ hội đua bùa Bảy Núi, chợ phiên Tây Bắc. Các lễ hội này giúp bạn tận hưởng không khí lễ hội đặc trưng của từng vùng miền.
4.2 Khu trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí
Địa điểm diễn ra các hoạt động tại khu trung tâm, có vai trò kết nối cổng chính và khu chức năng. Tuy là trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí nhưng nơi đây vẫn đậm nét các nền văn hóa dân tộc.
4.3 Khu di sản thế giới
Bạn có thể mở rộng tầm mắt khi chứng kiến khu di sản thế giới. Nơi đây chứa đựng một quần thể mô phỏng và tái hiện những công trình kiến trúc vĩ đại nhất thế giới như Vạn Lí Trường Thành, Kim Tự Tháp và tháp Eiffel,….
4.4 Khu công viên và bến thuyền
Khu vực này bao gồm mặt hồ Đồng Mô và cổng B làng văn hóa. Diện tích lên tới 341ha. Tại đây bạn được tham gia vào các hoạt động sinh thái không gây đến môi trường tự nhiên.
5. Các dịch vụ tại làng văn hóa các dân tộc
5.1 Chỗ lưu trú khi tham quan làng văn hóa
5.1.1 Nhà sàn
Nhà sàn là một trong những nơi được du khách yêu thích nhất bởi không gian đạm chất dân tộc với không gian chứa 40-80 người. Các phòng đều được trang bị điện nước, quạt, chăn màn sạch sẽ đảm bảo mang đến cho du khách một kỳ nghỉ tuyệt vời.
- Người lớn: 100.000đ/người/đêm
- Người già trên 60 tuổi, sinh viên: 70.000đ/ người/đêm
- Học sinh (từ 06 – 18 tuổi): 50.000đ/ người/đêm
5.1.2 Nhà dịch vụ làng III
Đây cũng là nơi lưu trú lý tưởng cho du khách. Ngôi nhà có hai tầng trong đó tầng một là phòng họp, tầng 2 là nơi nghỉ ngơi của du khách. Các phòng đều có nhà vệ sinh khép kín, có điều hòa, nóng lạnh rất tiện nghi. Trên tất cả, có một điểm thuận lợi tuyệt vời ở đây. Chỉ cần bước ra ban công là bạn sẽ thấy ngay trước mắt mình là hình chữ S.
5.2 Thưởng thức ẩm thực
Các món ăn ở đây không chỉ ngon mà còn rất độc đáo với hương vị đặc trưng của địa phương. Và đây cũng là cơ hội để bạn hiểu thêm về cách nấu ăn của các dân tộc và tham gia trải nghiệm nấu ăn tại các làng dân tộc này. Nếu có cơ hội bạn nên thưởng thức những món ăn sau đây:
5.3 Dịch vụ thuê xe đạp
Trong bầu không khí trong lành tại nơi đây, bạn có thể thuê xe đạp để có trải nghiệm thú vị hơn.
Giá thuê xe đạp:
- Xe đạp đơn: 30.000 đ/buổi/xe
- Xe đạp đôi: 50.000 đ/buổi/xe
Bạn cần cọc trước 200.000 đ khi thuê xe. Nếu không hỏng hóc gì lúc trả xe sẽ được hoàn lại tiền cọc.
6. “Sập sình” rủ nhau check in cực đẹp ở làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam
Nếu đến một nơi như vậy, bạn đừng bỏ qua phim trường sống ảo cực “chất” này nhé. Wecheckin sẽ giúp bạn tìm ra những địa điểm tuyệt đẹp.
7. Lưu ý khi tham quan Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Làng văn hóa dân gian Việt Nam là một địa điểm du lịch ngày càng nổi tiếng và tiếp tục thu hút khách tham quan. Tại đây mang đến nhiều hoạt động độc đáo và đặc sắc. Trước khi đến thăm, bạn có thể nghiên cứu và tìm hiểu về các hoạt động.
Những địa điểm chụp ảnh sống ảo được yêu thích nhất ở làng văn hóa các dân tộc Việt Nam là tháp Khmer và tháp Chăm. Hai địa điểm cạnh nhau nên bạn chỉ phải gửi xe một lần và từ từ chụp ảnh.
Ngoài hai địa điểm chụp ảnh nổi tiếng kể trên, còn rất nhiều background “cực chất” khác. Bạn có thể mang theo nhiều quần áo để thay đổi cho phù hợp. Có nhà vệ sinh miễn phí tại mỗi khu vực nên bạn không phải lo lắng sẽ không có chỗ thay đồ.
Nếu có thể, hãy đi sớm để tránh nắng và hạn chế ùn tắc. Thời tiết buổi sáng đẹp nên ảnh chụp sẽ đẹp hơn. Càng về trưa, các điểm du lịch càng đông đúc. Bởi vì bạn cần phải trải một tuyến đường khá dày đặc để có thể tự mang theo nước uống hoặc bạn cũng có thể tự tay chế biến món ăn cho mình và người thân.
Bạn có thể thuê trang phục dân tộc để chụp ảnh. Tuy nhiên không có phụ kiện đi kèm nên các bạn nhớ mang theo ở nhà nhé.
Có thể bạn quan tâm: