Làng cổ Đường Lâm – cổ trấn bị lãng quên tại Hà Nội

1
4446
Làng cổ Đường Lâm - cổ trấn bị lãng quên tại Hà Nội

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 50km về phía Tây, làng cổ Đường Lâm được ví như “cổ trấn bị lãng quên”. Đây là điểm dừng chân thanh bình, yên ả, là nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa cổ truyền của Việt Nam. Hãy cùng wecheckin khám phá địa điểm ngay sát Hà Nội này nhé! 

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 50km về phía Tây, làng cổ Đường Lâm được ví như "cổ trấn bị lãng quên"

1. Làng cổ Đường Lâm nằm ở đâu?

Làng cổ Đường Lâm là một ngôi làng cổ, cách Hà Nội khoảng 50km về phía Tây, thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Đây là ngôi làng cổ đầu tiên được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử Văn hóa Quốc gia ở Việt Nam năm 2006. Đây là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, nơi duy nhất “một ấp hai vua” đó là Phùng Hưng và Ngô Quyền. 

Làng cổ Đường Lâm nằm ở đâu?

Vé tham quan làng cổ Đường Lâm là 20.000 VND/người là bạn có thể tham quan, tìm hiểu những nét đẹp văn hóa của ngôi làng cổ.

2. Cách di chuyển đến Làng cổ Đường Lâm

Là một điểm ngay sát Hà Nội nên bạn có thể di chuyển đến làng cổ Đường Lâm bằng bất cứ loại hình phương tiện nào, có thể bằng xe máy, xe buýt hoặc ô tô cá nhân,…

– Di chuyển bằng xe buýt: Các bạn có thể lựa chọn một trong 3 tuyến buýt sau:

  • Từ bến xe Mỹ Đình đến Sơn Tây: tuyến buýt 71
  • Từ bến xe Kim Mã đến Sơn Tây: tuyến buýt số 70
  • Từ bến xe Hà Đông đến Sơn Tây: tuyến buýt số 77

– Di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân:

  • Từ Hà Nội đi theo hướng Đại lộ Thăng Long –> ngã ba Hòa Lạc rẽ phải theo đường 21 –> qua Sơn Lộc –> rẽ vào làng cổ Đường Lâm
  • Từ Hà Nội đi theo hướng Nhổn –> quốc lộ 32 –> ngã tư gio nhau đường 21 rẽ vào cổng làng Đường Lâm ở phía tay trái bên đường.

3. Các địa điểm tham quan làng cổ Đường Lâm

3.1. Cổng làng và Đình làng Mông Phụ

Nét cổ nhất của Đường Lâm nằm ở kiến trúc cổng và đình làng Mông Phụ.

Cổng làng với kiến trúc vòm, xây bằng đá tổ ong. Vốn dĩ làng có 5 cổng bao gồm 1 cổng lớn và 4 cổng trấn tứ phương nhưng hiện tại chỉ còn sót lại một cổng được xây từ năm 1833. Trên cổng còn có dòng chữ “thế hữu hưng ngơi đại”, được dịch là “thời nào cũng có người tài giỏi”.

Đình làng Mông Phụ là một ngôi đình cổ được xây dựng cách đây gần 400 năm mang đậm lối kiến trúc Việt Mường. Được thiết kế theo mô phỏng kiến trúc nhà sàn. Nội thất bên trong đình còn lưu giữ nhiều hiện vật quý báu có giá trị văn hóa cao. Đặc biệt là bức hoành phi với 4 chữ Hán: “Dũng cẩm cả tưởng” do vua Thành Thái ban tặng cho làng.

Đình làng Mông Phụ
Đình làng Mông Phụ

3.2. Các ngôi nhà cổ

Các ngôi nhà cổ được xây từ những vật liệu đặc trưng của xứ Đoài từ các loại gỗ quý: đinh, lim, sến, táu,… đến các loại gỗ thông dụng như: xoan, mít, tre, vầu, luồng,…kèm theo rơm, rạ, bùn non, trấu, đất sét mịn,…

Khi xưa, người dân ở đây dựng nhà bằng cách đào lên những lớp đá ong ở dưới đất để xây lên những ngôi nhà cổ như bây giờ. Đi đâu các bạn cũng có thể thấy những ngôi nhà cổ được xây dựng bằng loại đá này.

Làng cổ Đường Lâm

3.3. Đền thờ Phùng Hưng

Đền thờ Phùng Hưng được xây dựng ở nhiều nơi nhưng ở Đường Lâm có quy mô lớn nhất. Trong đền thờ có tấm bia Phùng tự bi ký ở đình Đoài Giáp được tạc vào năm Hồng Đức thứ 4 (năm 1473) đã ghi chép lại nhiều thông tin liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của vua Phùng Hưng.

Đền thờ Phùng Hưng

Đền thờ có phần tiền đường và hậu cung. Nét kiến trúc ở đền Phùng Hưng vẫn còn nguyên vẹn giá trị theo thời gian với những hoa văn tinh xảo được trang trí ở đầu xà, bờ nóc, các điểm nối ở bộ vì, kèo cột,…

3.4. Đền thờ và lăng Ngô Quyền

Đền và lăng Ngô Quyền cách đền Phùng Hưng khoảng 500m được xây dựng trên đồi Cấm mặt hướng về phía đông. Đền thờ được xây ở phía trên cách lăng 100m.

Đền thờ Ngô Quyền được xây dựng từ lâu đời và đã trải qua nhiều đợt trùng tu. Đền thờ bao gồm: Nghi Môn, Tả Mạc, Hữu Mạc, Tiền Đường, Hậu Cung. Đền thờ được xây bằng gạch lợp ngói, có bao quanh. Giữa gian Đại Bái có treo bức hoành phi đề 4 chữ Hán “Tiền vương bất vong” (Vua Ngô Quyền sống mãi).

 Đền thờ và lăng Ngô Quyền

Lăng mộ Vua Ngô Quyền được xây dựng vào năm Tự Đức thứ 27 (1874). Lăng cao 1,5m được xây theo kiểu có mái che. Giữa lăng là ngai, trong bia đá có ghi 4 chữ Hán “Tiền Ngô Vương Lăng” (Lăng mộ Vua Ngô Quyền). 

Trong quần thể đền thờ và lăng Ngô Quyền có 18 cây duối cổ (tương truyền là nơi Ngô Quyền buộc voi, ngựa) được công nhận là “cây di sản” cấp quốc gia.

3.5. Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh

Nhà thờ được xây dựng từ thời Tự Đức để thờ Thám hoa Giang Văn Minh (1573-1673). Ông chính là người được Vua Lê Thần Tông cử đi sứ sang Trung Quốc. Ông đã dũng cảm đối đáp để bảo vệ danh dự dân tộc trước sự xúc phạm của vua nhà Minh.

 Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh

Nhà thờ Thám Hoa Giang Văn Minh đã trở thành điểm tham quan hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước.

3.6. Cafe Làng

Quán nằm ở ven đường trong làng cổ Đường Lâm, nằm trên trục đường chính đi từ đình lớn sang chùa Mía nên khá dễ tìm. Không gian nhỏ, xinh đúng chất đồng quê với những chiếc ghế gỗ mộc mạc, menu đồ uống rất rẻ, giá dao động chỉ từ 20.000VNĐ – 25.000VND

Cafe Làng

Hy vọng, với những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các bạn đang lên kế hoạch cũng như đang đi du lịch ở làng cổ Đường Lâm được thành công. Chúc các bạn có một chuyến đi thật vui vẻ.

Xem thêm:

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here