KINH NGHIỆM DU LỊCH CAO BẰNG ĐẦY ĐỦ, CHI TIẾT NHẤT NĂM 2020

1
2044
Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng

Cao Bằng là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Đông Bắc của Việt Nam. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng hùng vĩ. Một mảnh đất đậm dấu ấn lịch sử cùng với những nét văn hóa độc đáo. Để thuận lợi cho chuyến đi du lịch Cao Bằng, các bạn hãy theo dõi bài viết “Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng” của Wecheckin nhé!

Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng

TỔNG QUAN VỀ CAO BẰNG

Cao Bằng là một tỉnh miền núi ở Việt Nam, cách trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 281km. 

  • Phía Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), đường biên giới dài 333km
  • Phía tây giáp với 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang
  • Phía Nam giáp với 2 tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn

Cao Bằng sở hữu nhiều di tích lịch sử văn hóa như khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao,…Với vẻ đẹp hoang sơ chưa bị công nghiệp hóa, theo kinh nghiệm du lịch Cao Bằng, nơi đây chính là điểm đến mà bạn cần khám phá.

ổng quan về Cao Bằng

1. Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng – nên đi vào thời gian nào?

Cao Bằng mỗi mùa sẽ có những vẻ đẹp khác nhau, tùy theo sự lựa chọn của các bạn. Khí hậu Cao Bằng được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 9) và mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau). 

  • Nếu đi vào tháng 8 – 9: bạn hãy ghé đến thác Bản Giốc, mùa này thác có rất nhiều nước nên sẽ rất đẹp.
  • Tháng 11-12: Mùa hoa tam giác mạch ở Cao Bằng thi nhau đua nở trên các cung đường
  • Nếu muốn ngắm tuyết các nên đi vào mùa đông (khoảng cuối năm). Ở phía rừng Pia Oắc nhiệt độ sẽ hạ rất thấp, thường xảy ra hiện tượng băng tuyết ở đây.
Đi du lịch Cao Bằng vào thời gian nào
Vẻ đẹp hùng vĩ của non nước Cao Bằng

2. Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng – phương tiện di chuyển

Theo kinh nghiệm du lịch Cao Bằng, các bạn có thể di chuyển bằng 2 phương tiện phổ biến nhất là: xe khách, xe máy.

2.1. Di chuyển bằng xe máy

Nếu bạn là một người thích sự thử thách, khám phá thì việc đi xe máy lên Cao Bằng sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ. Đường lên Cao Bằng dốc quanh co và có rất nhiều cảnh đẹp, hãy chọn một người bạn đồng hành ưng ý để cung đường trở nên tuyệt vời hơn nhé.

Có 3 cung đường cho các bạn lựa chọn để di chuyển từ Hà Nội – Cao Bằng

  • Cung đường 1: Đi theo QL1A hướng Hà Nội – Lạng Sơn – Cao Bằng, sau đó theo QL 4 đến Cao Bằng. Theo kinh nghiệm du lịch Cao Bằng, các bạn có thể tiện đường ghé qua khu du lịch Mẫu Sơn (Lạng Sơn) để tham quan.
  • Cung đường 2: Từ Hà Nội đi theo hướng cầu Thanh Trì -> cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên -> Bắc Kạn -> đi thẳng theo QL3 là đến Cao Bằng.
  • Cung đường 3: Quốc lộ 3 cũ – Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng.

2.2. Di chuyển bằng xe khách

Với kinh nghiệm du lịch Cao Bằng của Wecheckin, các bạn chỉ cần ra bến xe Mỹ Đình để bắt xe đi Cao Bằng. Hiện nay có rất nhiều nhà xe giường nằm chuyên chạy tuyến Hà Nội – Cao Bằng và ngược lại. 

Hưng Thành

  • Lịch trình: Hà Nội – Cao Bằng
  • Giờ xuất bến: 09h15 – 18h – 19h30
  • Điện thoại: 0972222694 (Mỹ Đình); 0989 481481 (Cao Bằng)

Hải Vân

  • Lịch trình: Hà Nội – Cao Bằng
  • Giờ xuất bến: Hà Nội 20h30; Cao Bằng 20h30
  • Điện thoại: Hà Nội 024 37223588 – 01677 242424; Cao Bằng 01686 242424

Ngọc Hà

  • Lịch trình: Hà Nội – Cao Bằng
  • Giờ xuất bến: Cao Bằng 9h30; Hà Nội 11h30
  • Địa chỉ: 45 Tổ 26 Vườn Cam, Hợp Giang, Tp. Cao Bằng
  • Điện thoại: 0912 577004 – 0912 455915

Khánh Hoàn

  • Lịch trình: Hà Nội – Cao Bằng
  • Giờ xuất bến: Hà Nội 19h15; Cao Bằng 20h30
  • Điện thoại: 0915 660062 – 0913 010062

Lương Sùng

  • Lịch trình: Hà Nội – Cao Bằng
  • Giờ xuất bến: Cao Bằng: 9h30 Hà Nội: 11h30
  • Địa chỉ: 08 tổ 29 Vườn Cam, Hợp Giang, Tp Cao Bằng
  • Điện thoại: 0912 455915 – 0912 577044

Hiến Lợi

  • Lịch trình: Hà Nội – Cao Bằng
  • Giờ xuất bến: Hà Nội 10h00; Cao Bằng 7h30
  • Điện thoại: 0206 3858679 – 0206 3851499 – 0915 046784 – 0913 256178

2.3. Thuê xe máy tại Cao Bằng

Sau khi đi xe khách đến Cao Bằng, các bạn nên thuê xe máy để di chuyển đến các địa điểm nhé. Theo kinh nghiệm du lịch Cao Bằng, dưới đây là một số địa điểm cho thuê xe máy, các bạn có thể lựa chọn:

Anh Kiên

  • Địa chỉ: 211 Kim Đồng, phường Hợp Giang, Tp Cao Bằng, Cao Bằng
  • Điện thoại: 0918 281 444

Anh Lộc

  • Địa chỉ: Tổ 23 phường Sông Bằng, Tp Cao Bằng, Cao Bằng
  • Điện thoại: 0985 161 999 – 0868 252 168

Anh Quý

  • Địa chỉ: Số nhà 28 Tổ 29, phố Vườn Cam, Hợp Giang, Tp Cao Bằng, Cao Bằng
  • Điện thoại: 0888 067 899

Phương Hải

  • Địa chỉ: 159 Kim Đồng, phường Hợp Giang, Tp Cao Bằng, Cao Bằng
  • Điện thoại: 0915 356 995 – 0984 284 901

3. Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng – Homestay, khách sạn, nhà nghỉ

Classique Homestay Cao Bằng

  • Địa chỉ: Ngõ 118 đường Hiến Giang, phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng
  • SĐT: 033 591 5999

Homestay Mẩy Linh

  • Địa chỉ: Khuổi Ky, Làng đá, Trùng Khánh, Cao Bằng.
  • SDT: 0961618111

Khách sạn: Thanh Loan 2

  • Địa chỉ: Tại Tổ 17 – Phường Tân Giang – Cao Bằng.
  • SDT: 0263 857 026 – DĐ : 0913 252 863

Cao Bang Eco Homestay

  • Địa chỉ: phường Sông Bằng – Nà Cạn – Cao Bằng
  • SDT: 0868 252 168

Homestay Lương Sơn Quán

  • Địa chỉ: Tổ 10 phường Ngọc Xuân – Cao Bằng 
  • SDT: 088 806 78 99

Primrose Homestay Cao Bang

  • Địa chỉ: Số nhà 18, Hồng Việt, phường Hợp Giang, Tp Cao Bằng, Cao Bằng
  • Điện thoại: 098 399 48 69

4. Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng – các địa điểm du lịch

4.1. Thác Bản Giốc

Thác Bản Giốc nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; cách huyện Trùng Khánh khoảng 20km về phía Đông Bắc; cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 360km.

Thác Bản Giốc
Vẻ đẹp hùng vĩ của Thác Bản Giốc

Thác Bản Giốc là một thác nước nằm giữa đường biên giới Việt-Trung thuộc địa phận tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Đây là thác nước lớn thứ 4 trên thế giới trong các nước nằm trên một đường biên giới giữa các quốc gia. 

Nhìn từ phía chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của nước Việt Nam; còn nửa phái đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Thác Bản Giốc

Nếu bạn muốn đến vào thời điểm đẹp nhất của Thác Bản Giốc thì nên đi vào thời gian từ tháng 8 – 9. Đây là khoảng thời điểm ngọn thác tuôn nước đổ bọt trắng xóa, lượng nước đổ về từ đầu nguồn nhiều khiến thác lung linh huyền ảo.

>> Thác Bản Giốc cách Hà Nội bao xa? Kinh nghiệm đi Thác Bản Giốc-Cao Bằng

4.2. Di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó

Khu di tích Pác Bó nằm ở xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Nơi đây cách thành phố Cao Bằng khoảng 52km.

Sau 10 năm ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã trở về quê hương và chọn Pác Pó làm nơi hoạt động cho sự nghiệp cách mạng của mình. Trải qua những thăng trầm của lịch sử,  khu di tích đến nay vẫn luôn được chính quyền và nhà nước quan tâm, bảo tồn. Các du khách đến tham quan ngày một đông với vẻ đẹp của thiên nhiên, những nhân chứng lịch sử cho sự hiện diện của Bác còn lưu giữ lại như: bàn đá nơi Bác ngồi dịch sử Đảng, chiếc máy tính đánh chữ và còn nhiều vật dụng khác được Bác sử dụng khi ở Pác Bó.

Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng

Ngoài ra, đến với khu di tích, các bạn đừng bỏ qua các điểm đáng chú ý như: Nhà ông Lý Quốc Súng, suối Lê-nin, Hang Cốc Bó, cột mốc 108.

Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó
Suối Lê-nin

4.3. Hồ Thang Hen

Hồ Thang Hen nằm ở xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng trên vùng núi cao hơn 1000m so với mực nước biển. Hồ Thang Hen là 1 trong 36 hồ nước ngọt tự nhiên, mỗi hồ cách nhau vài trăm mét. Hồ có hình thoi, rộng từ 100m đến 300m, dài từ 500m đến 1.000m. 

Hồ Thang Hen
Hồ Thang Hen

Hồ Thang Hen có hình dáng con thoi độc đáo, xung quanh được bao bọc bởi những tán rừng già xen lẫn những mỏm đá. Nước trong hồ quanh năm không bao giờ cạn, luôn mang màu xanh ngọc bích đẹp mê hồn. 

Hồ Thang Hen
Hồ Thang Hen – viên ngọc bích của non nước Cao Bằng

4.4. Thung lũng Núi Thủng

Núi Thủng Nậm Trá nằm ở xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng khoảng 50km. Nơi đây còn được người ta ưu ái gọi tên là “tuyệt tình cốc Cao Bằng”. Tuy là chốn thâm sơn cùng cốc nhưng cảnh sắc khiến cho con người ta mê mẩn.

Núi thủng

Đúng như tên gọi của nó, núi Thủng có một lỗ thủng ở giữa quả núi với đường kính hơn 50m, nằm ở độ cao khoảng 50m so với mặt hồ Thang Hen. Tuyệt tình cốc Cao Bằng chính là nơi giao hòa giữa mây trời, non nước, tất cả hòa quyện lại với nhau tạo nên một vùng đất nguyên sơ hài hòa.

Núi Thủng ở Cao Bằng
Tuyệt tình cốc ở Cao Bằng

4.5. Động Ngườm Ngao

Động Ngườm Ngao nằm ở bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Động Ngườm Ngao chỉ cách thác Bản Giốc khoảng 3km nên sẽ rất phù hợp để bạn có thể kết hợp lịch trình tham quan thác Bản Giốc. 

Động Ngườm Ngao

Động Ngườm Ngao có chiều dài 2.144m gồm 3 cửa chính: cửa Ngườm Lồm, của Ngườm Ngao và cửa Bản Thuôn. Động Ngườm Ngao do người Pháp phát hiện vào năm 1921, trong hang có rất nhiều hình thù kỳ thú được tạo nên từ lớp thạch nhũ với các hình dạng khác nhau.

4.6. Hồ Bản Viết

Hồ Bản Viết nằm ở thôn Bản Viết và thôn Tân Phong, xã Phong Châu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

Hồ Bản Viết

Hồ có diện tích khoảng 5ha được chia thành 4 nhánh được bao bọc bởi những ngọn núi. Xung quanh là những xóm nhỏ của người Tày, Nùng vẫn giữ được nét độc đáo của bản sắc dân tộc.

Hồ Bản Viết có rất nhiều tiềm năng để khai thác du lịch, và phát triển các loại hình du lịch: du lịch sinh thái-nghỉ dưỡng, trekking và du lịch cộng đồng. 

|Xem thêm: “CHÁY MÁY” VỚI NHỮNG ĐỊA ĐIỂM CHECK IN Ở CAO BẰNG ĐẸP HÚT HỒN DU KHÁCH

4.7. Đèo Mẻ Pia 14 tầng

Đèo Mẻ Pia nằm ở quốc lộ 4A, đoạn nối từ xã Xuân Trường đến trung tâm huyện Bảo Lạc, Cao Bằng. Con đèo có chiều dài 2,5 km, có 14 tầng tương ứng với 14 khúc cua gấp, dựng đứng, hai bên là những núi cao trùng điệp. 

5. Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng – những đặc sản ngon

5.1. Hạt dẻ Trùng Khánh

“ Non xanh Trùng Khánh trốn quê

Dẻ thơm nhớ mãi, người đi dùng dằng”

Hạt dẻ Trùng Khánh là một trong những món đặc trưng của mảnh đất Cao Bằng và chỉ có duy nhất ở Trùng Khánh. 

Hạt dẻ Trùng Khánh

Hạt dẻ được chế biến làm thành nhiều món khác nhau như: rang, làm cốm, sản xuất rượu,…Ngoài ra, hạt dẻ còn có tác dụng cho tim mạch, chống oxy hóa trong máu.

5.2. Bánh trứng kiến

Bánh trứng kiến là một trong những món ăn độc đáo của người Tày Cao Bằng. Nguyên liệu chính để làm ra loại bánh này chính là trứng kiến.

Bánh trứng kiến

Bánh trứng kiến chỉ được làm vào khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5 hằng năm, bởi đây chính là thời gian sinh trưởng của loài kiến đen rừng. 

5.3. Bánh Coóng phù

Bánh Coóng phù là món ăn không thể thiếu của người dân Cao Bằng trong những ngày đông giá lạnh. 

Bánh Coóng phù

Bánh được làm từ gạo nếp, pha một chút gạo tẻ. Nhân bánh là lạc rang được giã nhỏ trộn thêm ít đường và hạt vừng. Bánh có màu trắng giống như bánh trôi, người ta thường ngâm gạo với lá dứa hoặc với gấc để tạo màu sắc cho bánh.

5.4. Bánh cuốn 

Khác với bánh cuốn Hà Nội là chấm bánh vào nước mắm, bánh cuốn Cao Bằng lại được chấm vào nước dùng được ninh từ xương. Đó chính là điều khác biệt tạo nên nét độc đáo cho bánh cuốn ở Cao Bằng. 

Bánh cuốn Cao Bằng

Từng miếng bánh ngập tràn trong bát canh ninh xương ngọt thanh, thêm một chút hành tươi và rau mùi cho đẹp mắt. Bánh cuốn Cao Bằng khi mới làm xong phải ăn ngay để cảm nhận được vị nóng hổi của bánh, sự tươi ngon của nhân và độ ngọt thanh của nước dùng. Nếu có dịp đến Cao Bằng, các bạn đừng bỏ qua món ăn đặc sản này nhé. 

Hy vọng, với bài chia sẻ Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng của wecheckin sẽ giúp ích cho hành trình khám phá Cao Bằng của các bạn. Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ và có nhiều thuận lợi nhé. 

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here