So sánh sự khác nhau trong “vị” Tết xưa và Tết nay

0
6835

Tết xưa và Tết Nay

Trải qua thời gian, những phong tục ngày Tết ngày xưa ít nhiều đã có sự thay đổi để phù hợp với sự phát triển của xã hội. Hãy cùng xem video thú vị về sự khác biệt giữa Tết xưa và Tết nay, xem sự khác biệt trong cách đón Tết của người Việt qua thời gian.



1. Thời gian “ăn Tết” và “đón Tết”

Tết xưa, người ta gọi là “ăn Tết”, thời gian kéo dài từ rằm tháng chạp cho đến khi “ra mùng”,tức là sau ngày mùng 10 tháng giêng. Cá biệt có nhà còn kéo dài “ăn Tết” cho đến ngày rằm tháng giêng. Ăn và vui chơi đúng nghĩa, tạm gác mọi công việc sang một bên trong khoảng thời gian này.

Ngày nay, người ta đơn giản việc “ăn Tết” , gần như chỉ còn khái niệm “đón Tết”, nhiều người than phiền ngày tết không có không khí, nhạt nhẽo, chẳng khác ngày thường là bao. Sự háo hức giảm , không còn náo nức như xưa nữa, nó chỉ “chớm” hiện diện trong mỗi người từ sáng 30 Tết. Đến chiều tối mồng Một, mọi thứ đã bắt đầu chùng xuống… Sang mồng Hai, mồng Ba, người ta chỉ mong sao mau hết tết, vì chẳng có gì vui. Thời gian vui tết ngắn hơn xưa nhiều.

2. Tục gói bánh chưng

Tết xưa cả nhà thường quây quần cùng gói và luộc bánh chưng. Tết nay nhịp sống hiện đại khiến chẳng mấy ai tự gói bánh chưng hay giò chả nữa  thay vì gói bánh chưng mọi người đều đi mua cho nhanh, gọn. Nhiều chị em còn ở nhà, lên mạng xem các địa chỉ bán hàng online và gọi mang đến tận nhà. Không những bánh chưng, giò chả, nhiều nơi còn cung cấp dịch vụ bán cỗ nguyên cả mâm, mang đến tận nhà và bày giúp gia chủ.

Ngày xưa, đốt pháo là một trong những thú vui không thể thiếu của ngày Tết. Theo phong tục, việc đốt pháo đêm giao thừa có ý nghĩa xua đuổi tà ma, xua đuổi những điều xui xẻo, đưa tiễn những cái cũ để đón những điều mới, may mắn, tốt tươi, tiễn đưa một năm cũ với những nỗi vui buồn để đón năm mới với nhiều hy vọng.

Tết xưa thì mọi người trong gia đình quây quần bên nhau để cùng gói bánh chưng, duy trì nét đẹp truyền thống của dân tộc- ảnh sưu tầm
Tết nay thì mọi thứ đã quá tiện lợi, không còn mấy gia đình còn tự làm bánh chưng nữa, thay vào đó mọi người có thể dễ dàng lựa chọn bánh chưng bày bán ở khắp các siêu thị và các chợ thực phẩm- ảnh sưu tầm

3. Đốt pháo

Ngày nay, việc đốt pháo đã bị cấm. Bởi vậy nên mới có câu nói vui được cư dân mạng truyền nhau: “Tết xưa pháo nổ trước hè – Tết nay pháo nổ lên xe vô tù”. Thay vào đó, hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước đều có bắn pháo hoa đêm giao thừa, pháo hoa được bắn ở các địa điểm lớn, người dân háo hức đi chơi sớm, tìm những địa điểm đẹp nhất để ngắm pháo hoa.

4. Tết sum họp

Ngày xưa, Tết là dịp để gia đình sum họp, đoàn tụ bên mâm cơm, mọi người thường đi chúc Tết ông bà, họ hàng, đến nhà người thân tụ họp, ăn uống.

Ngày nay xu hướng du xuân ngày càng phát triển người người, nhà nhà tranh thủ ngày nghỉ Tết để đi du lịch.

Ngày xưa, mỗi khi đến Tết mọi người rất háo hức vì được ăn ngon mặc đẹp. Cuộc sống khó khăn nên Tết là dịp duy nhất trong năm để sắm sửa. Thời đó, mọi người rất coi trọng việc ăn Tết.

Ngày nay, nhắc đến chuyện ăn uống ngày Tết là ai cũng sợ, cũng ngán. Người ta không còn háo hức với các món ăn ngày Tết nhiều như xưa bởi cuộc sống giờ đã dư dả, thịt cá không phải là của hiếm như ngày trước. Bây giờ, mọi người coi trọng việc nghỉ Tết, chơi Tết hơn là ăn Tết.

Tết xưa là Tết sum họp, Tết nay tản mát mỗi người một nơi- ảnh sưu tầm

5. Chúc Tết

Ngày nay, muốn chúc tết ai, người ta chỉ cần cầm chiếc điện thoại di động lên, nói qua loa vài câu, hay nhắn vài dòng tin là đã làm xong “nhiệm vụ” lễ nghĩa. Không còn phải đến tận nhà, trực tiếp nói câu chúc như ngày xưa… Nhiều thủ tục “ăn Tết” xưa đã bị mai một, lược bỏ.

6. Xin chữ

Ông đồ ngày xưa ngồi cho chữ.

Tết nay thì nét đẹp xin chữ đầu năm vẫn được lưu truyền nhưng đã có phần thương mại hóa.

7. Tục khai bút đầu năm

Ngày đầu năm, trẻ em thời xưa thường được bố mẹ hướng dẫn khai bút để lấy may cho một năm học hành thuận lợi, thi cử đỗ đạt và cầu mong những ước nguyện gửi gắm trong từng nét chữ sẽ thành hiện thực. Ngày nay, ít đứa trẻ biết đến phong tục đó bởi chính bố mẹ chúng cũng đã thay thói quen khai bút trên giấy bằng cách “khai phím” trên facebook.

Tết Việt ngày càng thay đổi. Cuộc sống càng trở nên vội vã hơn, Tết cũng không còn nhiều không khí như trước kia nữa. Vậy còn bạn, bạn có cảm thấy như vậy không?  

 Có thể bạn quan tâm:

Năm hết Tết đến, dắt nhau đi cầu duyên, “chẳng may thoát ế” ở những ngôi chùa ngay Hà Nội

Tất tần tật những điểm hấp dẫn cho tiệc Tất Niên cuối năm

Đi xa dịp Tết – Top 5 địa điểm “trốn nhà” dịp Tết này

Cập nhật các địa điểm bắn pháo hoa đón Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 ở các tỉnh thành phố Việt Nam

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here