Ẩm thực

Về Bắc Ninh nghe câu ca quan họ, thưởng thức đặc sản Bắc Ninh mang đậm chữ tình

Bắc Ninh, vùng đất của những câu dân ca mượt mà, đằm thắm. Những liền anh, liền chị duyên dáng trong chiếc nón quai thao. Không chỉ có thế, mảnh đất Kinh Bắc với những đặc sản mang đậm chất quê hương khiến du khách tới thăm cũng nhớ nhung mãi.

Hãy cùng với wecheckin về với Bắc Ninh, thưởng thức đặc sản Bắc Ninh mang đậm nét truyền thống nhé!

1. Đặc sản Bắc Ninh – Bánh tẻ làng Chờ

Bánh tẻ không phải loại bánh xa lạ đối với nhiều người, nhưng bánh tẻ ở làng Chờ, thị trấn Chờ, huyện Yên Phong Bắc Ninh thì lại mang một hương vị rất đặc biệt.

Bánh được gói trong một chiếc lá dong nhỏ, to bằng 2 ngón tay, bên trong có nhân thơm phức làm cho món ăn trở nên hấp dẫn.

Người dân làng Chờ không biết bánh xuất hiện từ bao giờ, chỉ biết đã từ rất lâu, từ nhà hàng sang trọng đến quán vỉa hè đều bán loại bánh này. Trong những ngày lễ Tết, bánh tẻ được xem như là thứ không thể thiếu trong mâm cúng ở một số địa phương.

Vị ngậy của thịt, thơm của tiêu, giòn của mộc nhĩ, dẻo của lớp bánh, nồng nàn của mùi lá làm cho bánh trở nên đặc biệt không thể lẫn với loại bánh nào khác.

Bánh tẻ ngon nhất là khi ăn nóng, miếng bánh vừa dẻo, vừa giòn lại có vị đậm, vị béo của nhân. Người làng Chờ đã gửi gắm hồn cốt của ẩm thực Việt vào trong từng chiếc bánh. Sự giản dị, mộc mạc là thứ mà người ta cảm nhận khi thưởng thức thứ quà quê này.

2. Đặc sản Bắc Ninh – Bánh phu thê Đình Bảng

Bánh phu thê là thứ không thể thiếu trong các lễ cưới hỏi của người Kinh Bắc, bánh được xem như là biểu tượng chung thủy của lứa đôi, là một trong những đặc sản Bắc Ninh.

Bánh được làm tại Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Bánh không chỉ đơn thuần là thứ quà quê dân giã, nó còn là thứ đặc sản nổi tiếng, là niềm tự hào của người KInh Bắc mỗi khi nhắc đến.

Chiếc bánh nhỏ chỉ bằng lòng bàn tay, để làm ra nó phải trải qua rất nhiều công đoạn. Từ gạo nếp cái hoa vàng, xay ra sau đó lọc lấy chất tinh, ép cho ráo nước rồi phơi khô. Khi ăn ta sẽ thấy độ dẻo của nếp, thơm của nhân đỗ xanh, vị béo của cùi dừa, vị ngọt của đường,… hòa quyện lại với nhau tạo nên hương vị đặc trưng riêng của bánh.

Bánh hình vuông, bọc trong là nhân bánh hình tròn, đó là biểu tượng vuông tròn của triết lí âm dương, thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình nghĩa phu thê. Lá gói màu xanh tượng trưng cho sự chung thủy được buộc bằng dây lạt màu hồng mô phỏng sợi tơ hồng, màu bánh là màu vàng thể hiện tình yêu của vợ đối với chồng.

3. Đặc sản Bắc Ninh – Bánh khúc làng Diềm

Bánh khúc là đặc sản của làng Diềm, bên hữu ngạn sông Cầu, xã Hòa Long, huyện Yên Phong, Bắc Ninh.

Bánh được làm từ rau khúc, loại rau mọc tự nhiên ở ngoài ruộng, ven sông chứ không hề được trồng. Vỏ bánh được làm từ gạo tẻ, ngâm 3-4 tiếng rồi đem xay nhỏ. Rau khúc được luộc qua, vắt sạch nước, trộn lẫn với bột rồi đem giã nhuyễn.

Cây rau khúc

Bánh khúc có hai loại nhân: nhân đỗ và nhân thịt tùy theo khẩu vị của từng người. Bánh mới luộc xong là lúc bánh ngon nhất, vỏ bánh mọng, bốc hơi nghi ngút, vị bùi của lá khúc, vị béo ngậy của nhân đỗ thịt. 

 Bánh khúc làng Diềm ăn mãi không ngán, rất nhiều người ăn xong vẫn còn thòm thèm, phải mua thêm về để làm quà và ăn dần. Bánh hấp xong để nguội có thể giữ trong tủ lạnh trong vòng 1 tháng, khi ăn đêm hấp lại vẫn giữ được hương thơm nguyên vẹn.

4. Đặc sản Bắc Ninh – Bánh tro Đình Tổ

Bánh tro Đình Tổ ở Thuận Thành, Bắc Ninh có màu trong suốt như hổ phách. Người dân Đình Tổ làm bánh từ gạo nếp, nước tro, vôi và được gói bằng lá chuối, lá dong và mật mía.

Điều đặc biệt nhất trong chiếc bánh tro đó chính là nước tro-nguyên liệu không thể thiếu làm ra chiếc bánh. Để có được nước tro trong, có mùi thơm nhẹ, người ta dùng rơm nếp đốt lấy tro, đổ vào chậu, hòa với nước vôi để lắng, sau đó lấy phần nước trong, bỏ cặn. Gạo nếp ngâm trong vòng 3-4 tiếng rồi vớt ra, để ráo. Lá chuối hoặc lá dong rửa sạch, hấp chín mềm, lau khô để gói bánh.

Bánh gói xong đem luộc chín, bánh chín trong suốt một màu có thể nhìn xuyên thấu, mềm mại như thạch. Cắt bánh ra thành từng miếng, chấm thêm một ít mật mía tạo nên hương vị ngọt ngào, thanh mát.

5. Đặc sản Bắc Ninh – Nem Bùi Ninh Xá

Nem Bùi là món ăn truyền thống của thôn Bùi Xá, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. 

Người dân làng Ninh Xá không nhớ nem Bùi có từ bao giờ, chỉ biết nghề truyền thống này đã có từ lâu và được giữ gìn đến ngày nay. 

Với cách chế biến tỉ mỉ, kết hợp với những nguyên liệu đơn giản của làng quê Việt, nem Bùi đã trở thành món ẩm thực độc đáo của vùng đất Kinh Bắc. Nguyên liệu làm ra món ăn này rất đơn giản gồm có thịt lợn, thính, lá sung. Để làm ra một quả nem Bùi chuẩn thì người làm nem phải tỉ mỉ trong từng công đoạn, nếu không sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng của cả mẻ nem.

Nem Bùi có màu vàng ruộm, khi ăn có vị béo của thịt, thơm của thính, vị bùi của lá sung khiến thực khách ăn xong đều không thể quên được.

6. Đặc sản Bắc Ninh – Tương Đình Đ

Nghề làm tương ở Đình Đỡ đã có từ lâu đời, nguyên liệu làm tương rất gần gũi với người quê làng Việt gồm: ngô, đỗ tương, gạo nếp. Tất cả đều được người dân lên men tự nhiên, không sử dụng bất cứ hóa chất nào.

Quy trình làm tương phải rất tỉ mỉ thì mới có được mẻ tương ngon. Mỗi một mẻ tương mới ra lò phải được ủ trong vòng 15 ngày sau đó xem xay. Tương đạt chuẩn phải là tương có màu đỏ nâu, đặc sánh, mùi thơm, vị béo ngậy, ngọt bùi của gạo nếp. Tương dùng để làm nước chấm rau luộc, thịt luộc, kho cá và kho thịt.

7. Đặc sản Bắc Ninh – Cháo thái Đình Tổ

Cháo thái Đình Tổ ở huyện Thuận Thành, Bắc Ninh là một món ăn đặc trưng riêng không nơi nào có được. Bát cháo tuy dân dã, bình dị nhưng nó chứa đựng cả một bề dày văn hóa lịch sử của làng Đình Tổ.

Tương truyền, trạng nguyên khai khoa Lê Văn Thịnh trên đường về quê ghé chân ở làng Đình Tổ và được lão nông mời ăn bát cháo thái. Sau đó ông nằm nghỉ và chút hơi thở cuối cùng tại đây. Để bày tỏ lòng biết ơn với vị trạng nguyên tài cao đức trọng, người dân Đình Tổ đã chôn cất ông, lập đền thờ và tôn làm thành hoàng làng.

Kể từ đó. cháo thái trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu của người dân làng Đình Tổ nhất là vào hội làng (12/8 âm lịch) và các ngày lễ khác. 

Cách nấu cháo thái khác độc đáo, gạo được ngâm nước nửa ngày sau đó xay nhuyễn rồi để khô. Sau đó bột gạo được nhào kĩ thành từng cục bột to. Nước nấu cháo được ninh từ xương lợn, cho thêm thịt băm nhỏ hoặc thịt gà. Dùng dao thái từng cục bột thành những miếng nhỏ, đem thảo vào nồi nước dùng đang sôi. Cháo chín, cho thêm hành hoa, tiêu xay, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Nếu có dịp tới vùng quê Kinh Bắc, bạn hãy nhớ thưởng thức hết các món đặc sản Bắc Ninh mà wecheckin đã giới thiệu ở trên nhé. Huy vọng, những món ăn đó sẽ làm bạn thêm yêu mảnh đất, con người nơi đây hơn.

Xem thêm:

Hằng Bắp

Yêu hòa bình :))

Recent Posts

Top những địa điểm chơi Noel thú vị ở Hà Nội

Noel lại sắp đến rồi Hà Nội lại đẹp lung linh lộng lẫy dưới những…

2 tuần ago

Đi chơi Noel ở Hà Nội – [Top 7+] quán cafe dành cho các cặp đôi vào đêm Giáng sinh

Không khí Giáng sinh đang ngập tràn khắp con phố ở Hà Nội. Vào ngày…

3 tuần ago

7+ ý tưởng tổ chức ngày 20/10 dành tặng những người phụ nữ thân yêu

Vào những dịp lễ đặc biệt, đôi khi chỉ cần những hành động nhỏ thể…

1 tháng ago

Những món quà tặng ý nghĩa ngày 20/10 dành cho “một nửa của thế giới”

Ngày 20/10 là tôn vinh Phụ nữ Việt Nam, đây là một dịp để bạn…

1 tháng ago

CHUẨN BỊ CHƠI TEAM BUILDING CẦN NHỮNG GÌ?

Để giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi, đặc biệt nâng cao tinh thần tập…

1 tháng ago

Trải nghiệm ẩm thực dân tộc giữa núi rừng Đà Bắc

Tôi được thưởng thức ẩm thực Đà Bắc ngay khi đặt chân đến nơi đây…

1 tháng ago