Tổng hợp đặc sản ẩm thực xứ sở Tây Bắc dân dã, bình dị mà khó quên

0
3875

Băn khoăn không biết khi đi du lịch hay đi phượt ở các tỉnh ở vùng Tây Bắc sẽ có món ăn gì? Tò mò về ẩm thực Tây Bắc và cách ăn uống của những đồng bào dân tộc nơi đây? Cùng Wecheckin tìm hiểu và tổng hợp những món ăn chinh phục người miền xuôi từng đặt chân lên Tây Bắc nhé!
Tây Bắc hiện đang là một trong những vùng du lịch nổi tiếng, hiện nay được giới trẻ quan tâm và mong muốn khám phá bởi vẻ hùng vĩ, huyền bí và đậm chất dân dã. Vùng Tây bắc bao gồm 6 tỉnh Sơn La, Mộc Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai và Điện Biên. Mỗi tỉnh đều có những đặc trưng, nét văn hóa riêng, tuy vậy lại ẩm thực đậm chất dân tộc.
Trước hết cùng liệt kê các món ăn nào:

  1. Món Bê Chao
    Bê chao Mộc Châu
    Bê chao Mộc Châu (Ảnh sưu tầm)

    Một đặc sản của Mộc Châu, thịt bê sẽ được chọn là của bê đực. Chúng được xắt nhỏ và chao qua dầu đang sôi và nóng rồi được vớt ra thật nhanh. Tuy chao là cách nấu ăn nhanh và đơn giản tuy nhiên nếu không khéo thì cũng có thể sẽ khiến món ăn bị mất vị và không còn độ giòn của bê. Trên Mộc Châu còn có những món thịt bê chế biến như xào lăn, hấp xả, nhưng bê chao lại là món ăn mang đậm khẩu vị của Mộc Châu nhất. Quán Xuân Bắc ở Mộc Châu khá là nổi tiếng với món ăn này đấy!

  2. Thịt trâu gác bếp
    Món ăn tiếp theo của ẩm thực Tây Bắc là thịt trâu gác bếp. Thịt trâu gác bếp là một đặc sản của Sơn La. Để làm được món này thì người làm phải chọn những con trâu được thả rông trên núi đồi, lấy phần vai, thăn, nách và mông- đây là những phần thịt ngon nhất của trâu. Sau khi tẩm gia vị, thịt sẽ được xiên vào que và để lên gác bếp bằng củi trong khoảng 2-3 ngày. Ăn dai dai và khi xé ra vẫn còn màu đỏ của thịt cùng vị của củi. Thật tuyệt vời cho các bữa nhậu hay trời lạnh!

    Thịt trâu gác bếp
    Ảnh sưu tầm
  3. Rau thối
    Rau thối có tên Thái là Pắc Nam, là đặc sản của Sơn La và Điện Biên. Người Thái thường dùng để làm các món ăn như xào, nấu canh hay làm nộm. Rau thối thường được kết hợp cùng thịt trâu, thịt lợn hoặc cá tươi.

    Rau thối xào thịt lợn
    Rau thối xào thịt lợn (ảnh sưu tầm)

    Rau còn được ví có mùi như sầu riêng vậy, tuy nhiên, theo kinh nghiệm của người Thái, rau thối sau khi hái từ trên cây xuống thì mùi hôi và độ giòn cũng sẽ giảm dần theo thời gian. Vậy nên khi hái xuống thì ta nên chế biến ngay để cảm nhận được độ giòn, ngậy và mùi đặc trưng của rau.

  4. Pa Pỉnh Tộp
    Ẩm thực Tây Bắc nổi tiếng với những nguyên liệu thiên nhiên, được tạo hóa ban cho. Các món ăn của họ chủ yếu là bắt nguồn từ những thực phẩm dân dã như rau, thịt và cá cùng với gia vị đậm chất Tây Bắc- Mắc Khén. Món cá ở đây được nướng lên và có tên gọi Pa Pỉnh Tộp. “Pa” có nghĩa là cá, còn “Pỉnh Tộp” là nướng.

    Pa Pỉnh Tộp
    Cá khi được ướp chế biến trước khi nướng (Ảnh sưu tầm)

    Cá khi được bắt vẫn còn tươi sống, dược làm sạch ruột, tẩm ướp bằng gia vị đặc biệt- Mắc Khén cùng các gia vị khác của Tây Bắc. Khi rạch cá phải rạch ở sống lưng của cá và khác với nướng bình thường thì cá sẽ được gập ngang ( như trên ảnh). Cá sau khi nướng sẽ thơm mùi cá cùng gia vị, khi ăn sẽ cảm nhận được vị béo bùi và ngọt của cá

    Pa Pỉnh Tộp
    Ảnh sưu tầm
  5. Thắng cố:

    Đi khắp Tây Bắc, khám phá được kha khá ẩm thực Tây bắc. Bây giờ cùng đến với Sapa nào! Đi Sapa, người ta không thể không biết đến món thắng cố. Đây là một món ăn đặc iệt với nguyên liệu là nội tạng cùng thịt, xương của ngựa. Tất cả sẽ được cho vào nấu chung cùng với gia vị Tây Bắc. Khi ăn người ăn sẽ cảm rõ được vị hôi của nội tạng ngựa, vị bùi của mỡ, thịt và vị đắng. Thắng cố là món ăn đặc trưng của người H’mông đấy! Ban đầu nhìn hơi “đáng sợ” nhưng khi ăn rồi sẽ không thể quên được nhaa.
  6. Nậm pịa
    Theo cách giải nghĩa của người Thái, “Nậm” nghĩa là canh và “pịa” là chất sệt sệt ở trong phần ruột non, đây là món ăn rất được dân tộc Thái yêu thích và tự hào. Món ăn này có nguyên liệu chính gồm dạ dày, tiết, phổi…..và chắc chắn là phải có thứ nước sệt sệt của phần ruột non rồi, kết hợp với gia vị như mắc khén, hạt sổi của Tây Bắc. Tất cả hòa quyện tạo nên mùi vị của món Nậm Pịa.

    Nậm Pịa
    Ảnh sưu tầm

    Nậm Pịa không chỉ là một món canh để thưởng thức trực tiếp mà còn có là một loại nước chấm để chấm các loại đồ luộc như thịt luộc. Lúc này Nậm Pịa lại giúp đồ ăn có thêm hương vị hơn, đậm đà hơn nhiều. Thậm chí món này còn có thể là đồ giúp giải rượu rất tốt đấy nhé!

  7. Rượu sâu chít
    Kể đến ẩm thực Tây Bắc không thể quên đi sâu chít. Sâu chít là ấu trùng của một loài bướm trắng sống kí sinh trong thân cây chít.

    Sâu chít
    Sâu chít (Ảnh sưu tầm)

    Sâu chít có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng như xào, rang, hấp và nướng. Không chỉ vậy, sâu chít còn là một “đặc sản” khi ngâm rượu, và đó là rượu sâu chít.

    Rượu sâu chít
    Rượu sâu chít được đựng trong các chai nhựa (Ảnh sưu tầm)

    rượu sâu chít có tác dụng rất tốt cho cả nam và nữ, đặc biệt là nam. Cách ngâm rượu sâu chít khá đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo để có được một bình rượu ngọt và bùi. “Rượu nếp Tây bắc được đặt nấu riêng, sau khi nấu thì rượu sẽ được ủ tiếp thêm 6 tháng trước khi ngâm sâu chít. 15 ngày đầu của kĩ thuật ngâm rượu Sâu Chít rất quan trọng, liên tục phải theo dõi, xoay bình, đảo đều rượu để Sâu Chít ngấm”- Hoa ban food. Từ đó ta sẽ có được một bình rượu sâu chít hảo hạng rồi! Cùng thưởng thức thôi!

  8. Mắc khén:
    Hạt mắc khén là một trong những điểm nổi bật làm nên xứ Tây bắc. Ai đã đến và thưởng thức ẩm thực Tây Bắc sẽ không thể nào quên đi gia vị này. Họ thường gọi mắc khén là tiêu đen nhưng thực ra nó là một loại hạt làm nên gia vị đặc biệt mang đậm vị Tây Bắc.

    Hạt mắc khén
    Hạt mắc khén gia vị Tây Bắc(Ảnh sưu tầm)
Ảnh sưu tầm

Mắc khén có mặt ở hầu hết các món ăn của Tây bắc, là gia vị chủ yếu làm nên sự khó cưỡng lại của các món ăn cho những ai đã từng đến nơi đây. Ẩm thực Tây Bắc nếu đúng vị thì không thể thiếu sự góp mặt của hạt mắc khén được.

9. Xôi ngũ sắc
Trong ẩm thực Tây Bắc, bữa ăn tiệc không thể thiếu đi món xôi ngũ sắc

xôi ngũ sắc
Xôi ngũ sắc (Ảnh sưu tầm)

Mỗi một màu sắc đều mang ý nghĩa riêng biệt, tương ứng với “ngũ hành”- kim, mộc, thủy, hỏa thổ. Ngoài ra món ăn này còn có ý nghĩa cầu chúc điều tốt lành đến với gia đình, sức khỏe. Mỗi một màu sắc được dùng những nguyên liệu khác nhau. Như màu đỏ của gấc, màu xanh dùng lá của gừng, màu vàng là nước nghệ rã ra ướp xôi, màu tìm của lá cơm đen hoặc lá cây sau

Ẩm thực mỗi vùng đều khác, đều có một vị riêng, Tây Bắc cũng vậy. Không chỉ ấn tượng bởi đồng bào nơi đây. Những con người chan hòa, thân thiện và duyên dáng. Những món ăn của họ mang đậm hương sắc của xứ sở Tây Bắc, nhẹ nhàng đi vào lòng người và không thể quên đi. Ôi, một Tây Bắc giản dị, mộc mạc và thân thương đến thế!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here