Top những địa điểm...

Noel lại sắp đến rồi Hà Nội lại đẹp lung linh lộng lẫy...

Đi chơi Noel ở...

Không khí Giáng sinh đang ngập tràn khắp con phố ở Hà Nội....

7+ ý tưởng tổ...

Vào những dịp lễ đặc biệt, đôi khi chỉ cần những hành động...

Những món quà tặng...

Ngày 20/10 là tôn vinh Phụ nữ Việt Nam, đây là một dịp...

Con tàu thời gian đưa Tết bao cấp xưa trở lại!

Ôi, đã sắp Tết rồi nhưng tôi lại không cảm thấy được không khí rộn ràng của Tết nữa! Thời nay tôi thấy những ngày Tết tấp nập, người người cùng rủ nhau sắm đồ Tết trên khu Hàng Mã, Hàng Lược, sắm đào Tết tại phố hoa Nhật Tân. Nhà nhà cùng nhau dọn dẹp đón một năm mới sung túc.
Song, mọi thứ đều được chuẩn bị tươm tất. Tuy vậy, vẫn còn đâu đó trong tôi cảm giác mất mát, và có lẽ hơi chán, không còn cái cảm giác nôn nao mong chờ Tết đến như xưa. Và rồi tôi chợt nhớ lại những lời ông bà, ba mẹ kể về những câu chuyện thời bao cấp ngày xưa vất vả với tem phiếu và những câu chuyện ‘đặt gạch xếp hàng’ rồi một câu hỏi nhỏ chợt đến, liệu Tết thời bao cấp ngày xưa có như bây giờ? Cùng theo tôi lên con tàu thời gian trở lại với Tết của thời bao cấp nhé.

Cảnh Tết thời bao cấp với những hàng người xếp san sát nhau.

Ông tôi kể rằng, Tết xưa khác Tết nay nhiều lắm, không được đầy đủ như bây giờ. Ngày ấy, mọi người sẽ được phát tem phiếu để nhận các nhu yếu phẩm, phải xếp hàng từ sáng để được phát đồ. Thời ấy chưa có xe, mọi người ai cũng phải đi bộ, những anh bộ đội trở về cùng người thân mình đi sắm sửa cho Tết cùng cành đào trên tay. Mỗi ngày đều phải xếp hàng từ 3-4 giờ sáng để nhận được mỗi người 3 lạng thịt, 1 cân bột mì, 1 túi đồ Tết gồm 1 bánh pháo, 1 hộp mứt tết, chè cùng 1 chai rượu hoa quả của Nhà máy Rượu Hà Nội và 1 gói kẹo của Xí nghiệp Kẹo Hà Nội bấy giờ. Có những ngày đứng xếp hàng từ sáng đến 6 giờ tối, thậm chí có người còn phải xếp gạch để giữ chỗ, chả ai dám bỏ đi dù đói. Trẻ em thích nhất Tết bởi chỉ có đến Tết mới được xúng xính diện quần áo, đồ dùng học tập mới. Đồ ngày xưa ít mà giản dị vậy thôi. Vậy nhưng quan trọng chính là ở tấm lòng giữa người với người.

Tờ tem phiếu đã gắn bó với cả một thế hệ người Việt Nam.
Khung cảnh mọi người tấp nập đi mua đồ sắm Tết.

Tết nay nhiều nhà vẫn còn giữ được truyền thống như cúng Tết, dọn dẹp cùng nhau, bày mâm ngũ quả hay mâm cơm cổ truyền cúng tổ tiên. Thời nay đủ đầy, trên mâm cơm xuất hiện nhiều món ăn mới, lạ hơn, những món truyền thống cũng dần được thay thế. Hoặc như những người nội trợ sẽ ít nấu hơn mà mua các món ăn bên ngoài về cho tiện hơn. Hồi đó, các món ăn cổ truyền đặc trưng Tết là một đĩa bánh chưng, bát canh măng, canh bóng và canh khoai, đĩa gà luộc, giò xào, giò lụa, xôi gấc và nộm với đĩa hạnh nhân xào. Lúc nghe đến món hạnh nhân xào, tôi đã nghĩ, thời đó sang ghê, có cả hạnh nhân. Nhưng hóa ra món hạnh nhân xào là những phần còn lại của su hào bị cắt bỏ cùng cà rốt băm nhỏ, xào trộn lẫn với mề gà băm nhỏ và lạc rang. Nghe lạ nhỉ? Quên nữa còn phải có một đĩa chè kho, chè bà cốt. Ngày xưa nhà nhà đều làm và có một đĩa nhỏ để thắp hương, ăn. Nay thì thường mọi người sẽ mua ngoài chợ với giá cũng chỉ 5-10 nghìn đồng 1 đĩa. Mình không biết chứ đây là món ăn thể hiện sự đảm đang, khéo tay của gia chủ đấy nhé. Nghe ông kể mà chỉ muốn quay lại thời ấy ăn thử mâm cỗ thấm đượm cả thời gian và văn hóa ấy thôi.

Mâm cơm cúng cổ truyền đủ đầy hương vị Tết của Việt Nam.

Trong mâm quả Tết xưa còn có trái cam đường hay có tên cam giấy, nghe rồi chỉ thắc mắc, cam giấy là cam bằng giấy ư? Cam ăn ngọt, có thể để đến qua Rằm nhưng do năng suất thấp nên dần dà người ta không còn trồng nữa. Ngoài ra còn có táo thiện phiến, quả tròn hơi dẹt rất được ưa chuộng bấy giờ. Hồi đó, Tết không được nghỉ dài như bây giờ, chỉ được nghỉ có từ chiều 30 đến ngày mùng 3 Tết thôi. Bây giờ công nhân viên chức, học sinh sinh viên được nghỉ nhiều hơn, từ 9-10 ngày lận. Mọi người sum họp, đón tết với nhau chỉ vỏn vẹn 4 ngày. Dù vậy nhưng vẫn có thể cảm nhận được không khí của Tết, cảm nhận được tình thân giữa người với người.

Táo thiện phiến ngọt và Cam giấy, loại quả xuất hiện trong Tết xưa.
Bức ảnh tràn ngập hạnh phúc gia đình chuẩn bị đón Tết.

Ba mẹ tôi kể hồi đó, ai cũng chỉ mong ngóng 3 ngày Tết để được quây quần đón Tết, cùng làm, trông nồi bánh chưng; cùng ngồi chơi bài chắn; cùng nhau làm pháo tép, pháo cối. Hồi ấy không như bây giờ, pháo nay bị cấm bởi sự an toàn của mọi người. Ngày xưa mỗi dịp Tết đến, những dây pháo nổ đêm ba mươi, tiếng pháo có ý nghĩa xua đuổi tà ma, mong ước một năm mới suôn sẻ. Vì vậy nên cho đến giờ, cứ vào đêm 30, khắp cả nước tổ chức bắn pháo hoa làm rực rỡ cả bầu trời và riêng thủ đô Hà Nội đã có tới 30 điểm bắn pháo. Nghe tiếng pháo, người người nhà nhà đặc biệt là lũ trẻ con ai cũng vui vẻ và phấn khích lắm. Pháo hoa dường như đã trở thành một phần không thể thiếu của Tết và người dân thủ đô cũng đã biến việc lên bờ Hồ cùng nhau ngắm pháo hoa Đêm Giao Thừa, chia sẻ những lời chúc đầu năm thành một ‘tục lệ’ nơi đây.

Ảnh pháo Tết thời xưa với những tiếng nổ ‘lạch tạch’ khó quên.
Những đứa trẻ giữa tiếng pháo ngày 30 Tết xưa.

Tết ngày xưa, đặc biệt năm 1946 là năm được Bác Hồ chúc Tết trên loa phát thanh gửi đến toàn dân:

Rót cốc rượu Xuân mừng thắng lợi,

Viết bài chào Tết chúc thành công…

Vài lời chúc Tết nôm na,

Vừa là chúc Tết vừa là mừng Xuân

Mỗi câu chúc Tết của bác đều thể hiện tình cảm đối với dân, sự lo toan và mong muốn hạnh phúc. Mọi người đi đường nghe thấy lời chúc của Bác cũng thấy vui mừng và ấm áp, họ gặp nhau ngoài đường , chúc nhau một Tết mới sức khỏe. Ngày nay con người lạnh lùng với nhau hơn, chỉ chúc những người quen biết mà không để ý đến những người xung quanh. Đây cũng là một chuyện đáng buồn khiến Tết nay buồn hơn xưa.

Tuy vậy giữa Tết xưa và nay vẫn giữ được những nét truyền thống của riêng ngày lễ Tết. Tết hay còn có tên gọi là ngày “Quốc tế dọn dẹp” các gia đình sẽ dọn dẹp, lau chùi nhà cửa, đồ đạc. Đây cũng có thể coi là việc làm tiễn năm cũ đi đón năm mới đến với mong ước những điều mới tốt đẹp hơn. Vào ngày mùng 1 đầu năm các bà, các mẹ vẫn giữ truyền thống đi lễ chùa đầu năm cầu bình an. Tết nào tôi cũng được mẹ rủ đi chùa và biết thêm nhiều hơn về đi lễ đầu năm. Còn một phong tục thường niên còn giữ được từ Tết xưa đến nay chính là lì xì đầu năm. Trước đây chính là người già lì xì cho trẻ nhỏ với những lời chúc về sức khỏe học tập, nhưng nay có chút thay đổi, chính là trẻ mừng già và ngược lại. Tôi nghĩ đây cũng chính là lí do trẻ nhỏ thích ngày Tết nhất. Tết thời bao cấp sẽ có những quầy hàng phục vụ nhân dân đổi tiền lì xì cho Tết, điều này quả là thú vị phải không? Những quầy hàng nho nhỏ như ngân hàng thời bao cấp vậy!

Các anh, các chú xếp hàng để được đổi tiền.

Mỗi dịp Tết đến, Văn Miếu- Quốc Tử Giám luôn là nơi được lựa chọn đến đầu tiên chỉ sau chùa. Lên đây bạn sẽ bắt gặp ngay hình ảnh người người xin chữ ông đồ, thường là chữ Phúc cho người già, Đạt cho những người trẻ tuổi và Đỗ, Tài thường được các bạn trẻ chuẩn bị bước vào những kì thi quan trọng. Việc cho chữ trước đây là một nét đẹp, nhưng đến nay đã dần bị thương mại hóa, một chữ thường sẽ từ 200.000vnd/tờ.

Người người tập nập xin chữ tại Văn Miếu mang theo mong ước của năm mới.

Cho đến nay tôi đã học đại học rồi nhưng vẫn giữ truyền thống sáng ngày 1 khai bút đầu xuân, mở đầu cho năm mới học hành tốt hơn, chăm chỉ và thi cử đỗ đạt. Tuy vậy Tết ngày nay giới trẻ thường hay mở đầu năm mới bằng những dòng status trên Facebook cũng những bức ảnh đón năm mới.

Bảo sao tôi lại thấy nhớ Tết xưa, Tết bao cấp khó khăn, giản đơn nhưng thấm đậm nghĩa tình, văn hóa truyền thống qua lời kể của ông bà, ba mẹ đến vậy. Trong lúc đang đi tìm lại hơi ấm Tết xưa thì tôi nhận thấy không chỉ riêng mình mà bao nơi cũng đang dựng lại khung cảnh, mở sự kiện về Tết xưa để cho người lớn hồi tưởng quá khứ, trẻ con thì học về lịch sử văn hóa của một cả giai đoạn đầy kỉ niệm và cảm xúc của thế hệ đi trước. Điều hay ho hơn cả là thế hệ trẻ bây giờ đang góp phần thúc đẩy rất lớn trong việc quảng bá văn hóa Việt Nam tới nước ngoài và một nhóm mang tên Friends of Ireland đã dựng lại khung cảnh Tết bao cấp để chia sẻ phần lịch sử này với những người bạn Ireland đang sinh sống tại Hà Nội trong sự kiện ‘Tết kí ức’ – 19.01.2019.

Những bạn người Ireland rất quan tâm đến văn hóa và lịch sử của Việt Nam.

Sự kiện mở ra với các quầy hàng như quầy Ông đồ, quầy Thầy bói, quầy Áo dài và không thể không kể đến quầy Mậu Dịch phỏng chiếu lại Tết của ngày xưa.

Quầy mậu dịch được mô phỏng theo cửa hiệu ngày xưa

Điều làm tôi thấy khá bất ngờ khi đến sự kiện chính là sự hứng thú và vui vẻ của những người bạn nước ngoài đối với văn hóa, lịch sử và cả ẩm thực của Việt Nam. Tôi thấy họ rất thích thú khi khoác trên mình những chiếc áo dài truyền thống, họ rất muốn được khám phá thêm về nền văn hóa của nước ta và yêu ẩm thực của chúng ta. Quầy ẩm thực đã thực sự hết ‘trong vòng 1 nốt nhạc’!

Những người bạn Ireland vui vẻ trong chiếc áo dài.
Có một vài bạn thậm chí còn nhờ ông đồ dạy viết chữ Thư pháp.

Sự kiện này cũng đã thu hút được giới báo chí đến phỏng vấn những người tạo nên ý tưởng cho sự kiện này, các bạn trẻ mong muốn được chia sẻ văn hóa và học hỏi thêm về một góc của lịch sử nước nhà, và cả những cô chú ở độ tuổi trung niên muốn đưa mình quay trở lại thời gian.

Sự kiện đã rất thành công và thu hút được nhiều vị khách từ nhiều độ tuổi, tầng lớp, quốc gia đến tham dự.

Sự kiện trên của nhóm Friends of Ireland chỉ là một trong những đóng góp đầy tiềm năng của giới trẻ nước ta trong tương lai. Tôi biết thời thế đổi thay, con người thay đổi và Tết cũng không được đậm đà, nồng thắm tình người như xưa nhưng với những nỗ lực đưa lịch sử một lần sống lại của thế hệ trẻ làm tôi lại thấy tràn trề hy vọng. Chính những bạn trẻ này sẽ là những người lái tàu đầy tiềm năng đưa lịch sử phần nào về với hiện tại. Tôi cũng là một người trẻ và tôi cũng sẽ đóng góp sức mình để văn hóa và lịch sử dân tộc mãi được gìn giữ và vang xa để rồi Tết nay cũng ấm áp không khác Tết xưa…

Trước đây đã từng có ý kiến rằng ngày Tết nên bị xóa, nhưng khi nhìn những chùm ảnh trên bạn có còn giữ suy nghĩ như vậy không? Tết là ngày lễ linh thiêng, tuy phải dọn dẹp, chuẩn bị đồ mệt nhọc nhưng cũng là thời gian quý báu bên gia đình. Vậy nên hãy vui vẻ và tận hưởng Tết nhé các bạn! Chúc mừng năm mới vui vẻ cùng gia đình nhaa!!!

Có thể bạn quan tâm:


Mâm Cỗ Ngày Tết Cổ Truyền Ba Miền Bắc – Trung – Nam

10 Địa Chỉ Ăn Uống Xuyên Tết Cho “Hội Mỏ Khoét” Hà Thành

Mách bạn ba điểm điểm du lịch hấp dẫn trong nước trong dịp tết nguyên đán 2019

spot_img

Dịch vụ Guest Post

Wecheckin.vn cung cấp dịch vụ guest post chất lượng, như: Viết bài chuẩn SEO Website; bài PR dịch vụ, địa điểm..

Bài viết tương tự

Cà phê Nhà Kho- Hồi ức kỉ niệm xưa

1. Hồi ức bao cấp xưa Những chiếc đài cát xét, những bản nhạc đã cũ trên chiếc đĩa than cùng tiếng máy khâu,...tất cả tạo nên một không gian đầy hoài niệm. Những tháng ngày bao cấp vất vả...

An home- Ngôi nhà lí tưởng của mọi gia đình khi đến Đà Nẵng

Đà Nẵng luôn là một địa điểm lí tưởng cho các gia đình vào kì nghỉ hè, một nơi lí tưởng để thư giãn và vui chơi. Với tên gọi "thành phố đáng sống" Đà Nẵng sở hữu...

Dịch vụ Guest Post

Wecheckin.vn cung cấp dịch vụ guest post chất lượng, bao gồm: Viết bài chuẩn SEO Website; bài PR dịch vụ; viết bài quảng cáo Facebook hay dịch vụ Backlink dofollow chất lượng.

Wecheckin