Top những địa điểm...

Noel lại sắp đến rồi Hà Nội lại đẹp lung linh lộng lẫy...

Đi chơi Noel ở...

Không khí Giáng sinh đang ngập tràn khắp con phố ở Hà Nội....

7+ ý tưởng tổ...

Vào những dịp lễ đặc biệt, đôi khi chỉ cần những hành động...

Những món quà tặng...

Ngày 20/10 là tôn vinh Phụ nữ Việt Nam, đây là một dịp...
Home Blog Page 6

Cẩm Nang Di Chuyển Từ Hà Nội Đi Hải Phòng Mới Nhất 2022

0
Vịnh hạ long

Những năm gần đây khi trào lưu Food Tour Hải Phòng được nhiều bạn trẻ quan tâm thì việc di chuyển làm sao để thuận tiện nhất và tiết kiệm nhất từ Hà Nội đi Hải Phòng cũng là chủ đề nóng hổi được nhiều bạn trẻ tìm kiếm.

Hôm nay, Wecheckin sẽ cập nhật Cẩm Nang Di Chuyển Từ Hà Nội Đi Hải Phòng Mới Nhất Năm 2022 dành cho những bạn trẻ ham mê xê dịch. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong bước lập kế hoạch chọn phương tiện cũng như chuẩn bị kỹ lộ trình để có một chuyến Food tour trọn vẹn nhất trong mùa hè này nhé. 

1. Tại sạo lại chọn Hải Phòng?

Foodtour Hải Phòng
Thanh xuân chưa từng làm chuyến Foodtour Hải Phòng là còn thiếu hương vị lắm nhé! @Tiên Tiên

Đơn giản vì Hải Phòng:

  • Gần: cách Hà Nội 120 km về phía Đông Bắc, các bạn chỉ mất khoảng 2 tiếng rưỡi đến 3 tiếng để di chuyển. 
  • Bãi biển, cảng biển đẹp để thăm thú: Cát Bà, Đồ Sơn…
  • Thiên đường ẩm thực: phong phú và giá cả vô cùng phải chăng

Đọc thêm:

2. Những Cách Di Chuyển Từ Hà Nội Đi Hải Phòng

Hà Nội đi Hải Phòng
Ga Hải Phòng: Địa điểm checkin của nhiều bạn trẻ @Bui Thanhh

Mặc dù cả Hà Nội và Hải Phòng đều có sân bay, tuy nhiên vì quãng đường gần nên phần lớn mọi người chọn cách di chuyển bằng đường bộ. 

Dưới đây là một trong những cách di chuyển phổ biến nhất bạn có thể tham khảo:

2.1. Phương tiện cá nhân: Ô tô hoặc xe máy

Xe máy đi Hải Phòng
Bạn đã từng cùng đứa bạn thân vi vu xe máy về Hải Phòng chưa? @Bùi Thanhh

Hai tuyến đường phổ biến: 

Tuyến đường 1: Đi bằng cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, tổng thời gian khoảng 1 tiếng 50 phút với quãng đường 121 km. 

  • Ưu điểm: Đường rộng và bằng phẳng, có đến 6 làn xe nên quá trình di chuyển tương đối dễ dàng, thuận lợi.
  • Nhược điểm: Chỉ dành cho xe ô tô; Qua nhiều trạm thu phí với mức phí khá cao; Cách xa khu tập trung dân cư

Tuyến đường 2: Đi qua QL5 và QL5B, tổng thời gian khoảng 2 tiếng rưỡi với quãng đường 121 km

  • Ưu điểm: Phù hợp với cả xe máy và ô tô
  • Nhược điểm: Đường khá ngoằn nghèo; Qua nhiều trạm thu phí với mức phí khá cao

2.2. Xe khách và Limousine Hà Nội đi Hải Phòng

Cầu Hoàng Văn Thụ Hải Phòng
Cầu Hoàng Văn Thụ – Cánh chim biển của Hải Phòng @Hồng Phong

Hiện nay có khá nhiều xe chất lượng cao Hà Nội Hải Phòng với số tần suất xuất bến liên tục, giá vé cũng tương đối phải chăng. Vì vậy xe khách là một trong những lựa chọn hàng đầu khi di chuyển tới thành phố Hoa Phượng Đỏ.

Sau khi khảo sát kỹ càng từ các bạn trẻ hay di chuyển bằng xe khách về Hải Phòng, Wecheckin gợi ý bạn chọn một trong những hãng xe khách Hà Nội Hải Phòng sau:

Lưu ý: Do ảnh hưởng của dịch Covid nên tần suất số chuyến/ ngày có những điều chỉnh liên tục, bạn hãy liên hệ với số hotline để nắm được lịch mới nhất nhé!

Nhà Xe

Tên Tuyến

Hotline

Hải Âu

- Vĩnh Niệm (HP) - Gia Lâm (HN)

- Thượng Lý (HP) - Nước Ngầm (HN)

- Thượng Lý (HP) - Gia Lâm (HN)

0225.3 717 717

Hoàng Long

- Vĩnh Niệm (HP) - Nước Ngầm (HN)

0225 3920920

Ô Hô

- ​​Hải Phòng - Kiến An - Bx Gia Lâm

- Hải Phòng - Kiến An - Bx Niệm Nghĩa

- Tiên Lãng - Hòa Bình - Bx Gia Lâm

- Tiên Lãng - Hòa Bình - Bx Yên Nghĩa

- Vĩnh Bảo - Bx Gia Lâm

- Vĩnh Bảo - Bx Yên Nghĩa

- Quý Cao - Bx Gia Lâm

- Quý Cao - Bx Yên Nghĩa

0976.995.995

Anh Huy Đất Cảng

- Thượng Lý - Giáp Bát

- Thượng Lý - Yên Nghĩa

- 19001876 

- 0912.629.622

Đoàn Xuân

- Gia Lâm - Kiến An

- Niệm Nghĩa - Yên Nghĩa

- Tiên Lãng - Gia Lâm

- Tiên Lãng - Yên Nghĩa

- Vĩnh Bảo - Gia Lâm

- Vĩnh Bảo - Yên Nghĩa

- Quý Cao - Gia Lâm

- Quý Cao - Yên Nghĩa

Cập nhật

Kết Đoàn

- Thượng Lý - Giáp Bát

- 0965 221 221

- 0967.221.221

Good Morning Cát Bà

- 9B Chợ Gạo/ Nhà hát lớn/ Nguyễn Văn Cừ/ AEON Long Biên - Khách sạn ở trung tâm thị trấn Cát Bà

- 9B Chợ Gạo/ Nhà hát lớn/ Nguyễn Văn Cừ/ AEON Long Biên - Cát Hải

0913 096 281

Daichii Travel (Limousine)

- Hà Nội - Cát Bà

- 0961004660

- 0961004708

- 0977366486

Hoàng Phương (Limousine)

- Hà Nội - Hải Phòng

0931595988

Hoàng Phú 

(Limousine)

- Hà Nội - Hải Phòng

- 1900 1085

– 0243 877 2236

Limo24h

(Limousine)

- Hà Nội - Hải Phòng

0944860545

Các hãng vận tải trên đều khai thác các chuyến xe cao tốc Hà Nội Hải Phòng. Sẽ rất nhanh thôi bạn đã đặt chân đến Hải Phòng rồi. Tốc độ chóng mặt nhỉ!

2.3. Tàu hoả Hà Nội đi Hải Phòng

Tàu hoả đi Hải Phòng
Tàu hoả là phương tiện được nhiều bạn trẻ lựa chọn gần đây @Diệp Sho

Tàu hoả cũng là một trong những lựa chọn hàng đầu nếu bạn muốn di chuyển từ Hà Nội đi Hải Phòng. Bạn có thể mua vé tại các ga Hà Nội Hải Phòng với các số hiệu tàu sau: LP2, LP6, LP8, HP2.

Bảng giá đã bao gồm bảo hiểm và có thể chênh lệch tuỳ vào từng thời điểm, loại ghế, loại tàu mà bạn đặt. Bạn nhớ check các ưu đãi hoặc chính sách hỗ trợ giá đối với trường hợp là sinh viên, hoặc người cao tuổi nhé.

Bảng giờ tàu hoả Hà Nội – Hải Phòng:

Bảng giờ tàu hoả Hải Phòng đi Hà Nội

Bảng giá tham khảo ở thời điểm hiện tại:

Bảng giá tàu hoả Hải Phòng đi Hà Nội dự kiến

Các bạn có thể lên các website của ngành đường sắt Việt Nam để đặt vé nhé: www.dsvn.vn, www.vetau.com.vn, www.vietnamrailway.vn

3. Những cách di chuyển từ bến xe, nhà ga về trung tâm Hải Phòng

Nếu chọn di chuyển bằng xe khách hay tàu hoả thì khi đến bến tàu/xe, để tiết kiệm chi phí đi lại bạn có thể thuê xe máy ngay tại bến. Đổ xăng và phá đảo Hải Phòng tẹt ga. Tuy nhiên nhớ đội mũ mão đầy đủ, mang đủ giấy tờ cá nhân, bật xi nhan và đừng liều mình vượt đèn đỏ nhé. Kẻo lại gặp các anh áo vàng đứng dọc đường đó. 

Bạn cũng có thể chọn taxi để di chuyển, tuy nhiên nên chọn những hãng uy tín và hỏi kỹ giá trước khi xuất phát nhé.

Nếu bạn vẫn còn những lăn tăn, đặc biệt là với các bạn miền Nam lần đầu ra Hà Nội và muốn đi khám phá Hải Phòng, nếu cần tư vấn kỹ hơn trước chuyến đi, đừng ngần ngại liên hệ đội ngũ Wecheckin ngay nhé. 

Chúng tôi, vẫn phương châm ấy: 

Anh em mình là một gia đình

Một gia đình là giúp nhau hết mình!!!

Thân!

Đội ngũ Wecheckin

Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam | Review toàn tập

0

Việt Nam là một đất nước có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những nét đẹp văn hóa và truyền thống riêng. Cho đến nay, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam vẫn tồn tại, vẫn là mái nhà chung giữ gìn bản sắc tạo điều kiện cho du khách tìm hiểu để duy trì nét độc đáo trong đời sống, phong tục của dân tộc. Mỗi khi ai nhắc đến Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đều đọng lại dấu ấn riêng trong lòng mọi người. Hãy cùng wecheckin khám phá địa điểm du lịch mới lạ và độc đáo này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Địa chỉ làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam ở đâu?

Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam nằm ở thị xã Đồng Mô – Ngải Sơn, thị xã Sơn Tây, Ba Vì, TP Hà Nội. Nơi đây cách trung tâm Hà Nội hơn 40km về phía Tây, cuối đại lộ Thăng Long. Trên hành trình đến địa điểm chúng ta sẽ đi qua hàng loạt các địa điểm du lịch nổi tiếng như là Thác Đa, rừng quốc gia Ba Vì, Ao Vua, Khoang Xanh-Suối Tiên.

Tháp Chăm nơi thu hút khách du lịch
Tháp Chăm nơi thu hút khách du lịch

Địa điểm nằm dưới chân núi Ba Vì hùng tráng, địa hình bán sơn địa, có các thung lũng và được bao quanh bởi hồ Đồng Mô mênh mông trải rộng, nhờ vậy mà tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu tình

Với đặc điểm địa hình này đã tạo nên nhiều cung cảnh đẹp, đa dạng, thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu đời sống văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc.

Diện tích rộng rãi với 1544 ha dễ dàng tổ chức các hoạt động giải trí tập thể cho người dân cũng như khách tham quan du lịch có thể chiêm ngưỡng những kiến trúc độc đáo biểu trưng cho nhiều dân tộc. Do đó, làng du lịch văn hóa các dân tộc Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng cuối tuần gần Hà Nội.

Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam
Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam

2. Phương tiện di chuyển khi đi làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

 Để tới làng văn hóa bạn có 2 lựa chọn, đó chính là di chuyển bằng phương tiện cá nhân hoặc đi xe bus.

2.1 Phương tiện cá nhân

Từ Hà Nội tiếp tục đi thẳng khoảng 36 km theo hướng Đại lộ Thăng Long, cho tới khi xuất hiện biển chỉ dẫn lối đến Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đến vòng xuyến đi theo lối ra đầu tiên và tiếp tục đi thẳng khoảng 750km sẽ xuất hiện vòng xuyến thứ 2 chọn lối ra thứ 2 và đi thêm 1km là có thể đến Làng văn hóa 54 dân tộc.

2.2 Đi bằng xe bus

Từ bến xe Kim Mã, bạn có thể bắt xe bus số tuyến 107 đi đến điểm cuối cùng là đến địa điểm với giá vé chỉ 9000 đ/lượt

Từ bến xe Mỹ Đình, bạn có thể bắt các tuyến xe bus dưới đây:

  • Tuyến 75: BX Yên Nghĩa-BX Hương Sơn, giá vé: 25.000 đ/lượt
  • Tuyến 71B: BX Mỹ Đình-BX Xuân Mai, giá vé: 20.000 đ/lượt
  • Tuyến 71: BX Mỹ Đình-BX Sơn Tây, giá vé: 20.000 đ/lượt
Lễ hội tại khu làng văn hóa
Lễ hội tại khu làng văn hóa

3. Giá vé vào làng văn hóa du lịch dân tộc Việt Nam

  • Người lớn: 30.000 đ/lượt
  • Sinh viên (cần mang thẻ sinh viên): 10.000 đ/lượt
  • Học sinh (cấp 1,2,3): 5000đ/lượt
  • Trẻ em (dưới 6 tuổi): miễn phí

4. Chơi gì ở làng văn hóa các dân tộc Việt Nam?

4.1 Tham quan các khu làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam có diện tích 198,61 ha và đây là địa điểm đầu tiên bạn nên tham qua. Khu vực này được chia thành bốn nhóm làng tương ứng với từng khu vực. Quần thể tái hiện các làng, bản của các dân tộc Việt Nam với kiến ​​trúc riêng.

Các làng dân tộc nổi bật:

Làng dân tộc Ê Đê

Khi đến với ngôi nhà dài của đồng bào Ê Đê bạn sẽ được nghe những giai điệu say đắm lòng người và những câu chuyện sử thi hào hùng. Khát vọng hạnh phúc của chàng Đăm San đi tìm nữ thần mặt trời.

Làng dân tộc Tà Ôi

Bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ đoàn nghệ nhân đồng bào dân tộc miền núi Thừa Thiên Huế để cùng hòa vào vũ điệu Xoang rộn ràng với tiếng cồng chiêng vang lên. Vũ điệu xoang thể hiện cầu nối giữa quá khứ và hiện tại thông qua mỗi động tác tái hiện lại đời sống sinh hoạt của bà con dân tộc. Không chỉ thế, khách tham quan còn được thưởng thức món bánh A Quát – tượng trưng cho tình yêu thủy chung, sắt son của người dân nơi đây.

Ghé thăm làng văn hóa
Ghé thăm làng văn hóa

Làng dân tộc Dao

Đến đây khách tham quan có thể tìm hiểu thêm về các bài thuốc bởi làng dân tộc Dao có những nghệ nhân nổi tiếng với nghề bào chếbốc thuốc nam.

Làng dân tộc Tày

Tham quan nhà sàn truyền thống của người dân tộc Tày, khách du lịch có thể được trải nghiệm di sản văn hóa phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận. Đó chính là làn điệu Then, kết hợp với đàn tính.

Đặc biệt nhiều lễ hội văn hóa truyền thống được tổ chức tại các làng dân tộc vào dịp đầu năm. Ví dụ như lễ hội cầu mưa của dân tôc Cor (Quảng Nam), lễ hội trỉa lúa, lễ hội đua bùa Bảy Núi, chợ phiên Tây Bắc. Các lễ hội này giúp bạn tận hưởng không khí lễ hội đặc trưng của từng vùng miền.

4.2 Khu trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí

Địa điểm diễn ra các hoạt động tại khu trung tâm, có vai trò kết nối cổng chính và khu chức năng. Tuy là trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí nhưng nơi đây vẫn đậm nét các nền văn hóa dân tộc.

4.3  Khu di sản thế giới

Bạn có thể mở rộng tầm mắt khi chứng kiến khu di sản thế giới. Nơi đây chứa đựng một quần thể mô phỏng và tái hiện những công trình kiến trúc vĩ đại nhất thế giới như Vạn Lí Trường Thành, Kim Tự Tháp và tháp Eiffel,….

4.4   Khu công viên và bến thuyền

Hồ Đồng Mô nên thơ
Hồ Đồng Mô nên thơ

Khu vực này bao gồm mặt hồ Đồng Mô và cổng B làng văn hóa. Diện tích lên tới 341ha.  Tại đây bạn được tham gia vào các hoạt động sinh thái không gây đến môi trường tự nhiên.

5. Các dịch vụ tại làng văn hóa các dân tộc

5.1  Chỗ lưu trú khi tham quan làng văn hóa

5.1.1 Nhà sàn

Nhà sàn là một trong những nơi được du khách yêu thích nhất bởi không gian đạm chất dân tộc với không gian chứa 40-80 người. Các phòng đều được trang bị điện nước, quạt, chăn màn sạch sẽ đảm bảo mang đến cho du khách một kỳ nghỉ tuyệt vời.

  • Người lớn: 100.000đ/người/đêm
  • Người già trên 60 tuổi, sinh viên: 70.000đ/ người/đêm
  • Học sinh (từ 06 – 18 tuổi): 50.000đ/ người/đêm
Nhà sàn truyền thống
Nhà sàn truyền thống

5.1.2 Nhà dịch vụ làng III

Đây cũng là nơi lưu trú lý tưởng cho du khách. Ngôi nhà có hai tầng trong đó tầng một là phòng họp, tầng 2 là nơi nghỉ ngơi của du khách. Các phòng đều có nhà vệ sinh khép kín, có điều hòa, nóng lạnh rất tiện nghi. Trên tất cả, có một điểm thuận lợi tuyệt vời ở đây. Chỉ cần bước ra ban công là bạn sẽ thấy ngay trước mắt mình là hình chữ S.

5.2 Thưởng thức ẩm thực

Các món ăn ở đây không chỉ ngon mà còn rất độc đáo với hương vị đặc trưng của địa phương. Và đây cũng là cơ hội để bạn hiểu thêm về cách nấu ăn của các dân tộc và tham gia trải nghiệm nấu ăn tại các làng dân tộc này. Nếu có cơ hội bạn nên thưởng thức những món ăn sau đây:

Cỗ mẹt Bản Mường
Cỗ mẹt Bản Mường
Gà đồi nướng
Gà đồi nướng
Thịt gác bếp
Thịt gác bếp

5.3 Dịch vụ thuê xe đạp

Trong bầu không khí trong lành tại nơi đây, bạn có thể thuê xe đạp để có trải nghiệm thú vị hơn. 

Giá thuê xe đạp:

  • Xe đạp đơn: 30.000 đ/buổi/xe
  • Xe đạp đôi: 50.000 đ/buổi/xe

Bạn cần cọc trước 200.000 đ khi thuê xe. Nếu không hỏng hóc gì lúc trả xe sẽ được hoàn lại tiền cọc.

6. “Sập sình” rủ nhau check in cực đẹp ở làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam

Nếu đến một nơi như vậy, bạn đừng bỏ qua phim trường sống ảo cực “chất” này nhé. Wecheckin sẽ giúp bạn tìm ra những địa điểm tuyệt đẹp.

Ghé thăm chụp ảnh ngay tại cổng chùa với background xịn sò
Ghé thăm chụp ảnh ngay tại cổng chùa với background xịn sò
Chụp hình sống ảo với những outfits sang chảnh tại tháp Chăm
Chụp hình sống ảo với những outfits sang chảnh tại tháp Chăm
Hóa thân thành cô gái dân tộc thiểu số tại khu làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hóa thân thành cô gái dân tộc thiểu số tại khu làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

7. Lưu ý khi tham quan Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Làng văn hóa dân gian Việt Nam là một địa điểm du lịch ngày càng nổi tiếng và tiếp tục thu hút khách tham quan. Tại đây mang đến nhiều hoạt động độc đáo và đặc sắc. Trước khi đến thăm, bạn có thể nghiên cứu và tìm hiểu về các hoạt động.

Những địa điểm chụp ảnh sống ảo được yêu thích nhất ở làng văn hóa các dân tộc Việt Nam là tháp Khmer và tháp Chăm. Hai địa điểm cạnh nhau nên bạn chỉ phải gửi xe một lần và từ từ chụp ảnh.

Ngoài hai địa điểm chụp ảnh nổi tiếng kể trên, còn rất nhiều background “cực chất” khác. Bạn có thể mang theo nhiều quần áo để thay đổi cho phù hợp. Có nhà vệ sinh miễn phí tại mỗi khu vực nên bạn không phải lo lắng sẽ không có chỗ thay đồ.

Tháp Chăm tuyệt đẹp
Tháp Chăm tuyệt đẹp

Nếu có thể, hãy đi sớm để tránh nắng và hạn chế ùn tắc. Thời tiết buổi sáng đẹp nên ảnh chụp sẽ đẹp hơn. Càng về trưa, các điểm du lịch càng đông đúc. Bởi vì bạn cần phải trải một tuyến đường khá dày đặc để có thể tự mang theo nước uống hoặc bạn cũng có thể tự tay chế biến món ăn cho mình và người thân.

Bạn có thể thuê trang phục dân tộc để chụp ảnh. Tuy nhiên không có phụ kiện đi kèm nên các bạn nhớ mang theo ở nhà nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Top 7 các địa điểm camping gần Hà Nội cực chill

Các địa điểm tránh nóng gần Hà Nội để giải nhiệt mùa hè này

Khám Phá Quan Lạn – Kinh Nghiệm Du Lịch Quan Lạn Tự Túc 2N1Đ (2022)

0

Cứ hễ tới mùa hè, các bãi biển lại trở nên đông đúc và nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Thời tiết càng oi bức, nóng nực thì người ta lại càng muốn ngâm mình vào trong làn nước mát của thiên nhiên. Nếu như hè này bạn đang đi tìm một địa điểm để tắm biển và nghỉ dưỡng với các tiêu chí: đẹp, nước trong, cát trắng và hoang sơ thì Quan Lạn chính là cái tên mà wecheckin đề xuất hàng đầu dành cho bạn! Du lịch Quan Lạn tự túc? – Cùng tham khảo kinh nghiệm của chúng mình nhé.

1. Quan Lạn Ở Đâu?

Sơ qua cho những ai còn mơ hồ về hòn đảo xinh đẹp này. Quan Lạn nằm trên vịnh Bái Tử Long, là một xã đảo bao gồm 2 xã: Minh Châu và Quan Lạn thuộc huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh. Toàn đảo có diện tích 11km2, trải dài từ chân núi Vân Đồn đến núi Gót với những dãy núi cao ở phía Đông. Đó chính là bức tường chắn vững chãi để ngăn những con sóng dữ, bảo vệ cho cuộc sống của cư dân trên đảo. 

Vẻ đẹp hoang sơ của Quan Lạn
Vẻ đẹp hoang sơ của Quan Lạn

Ở đây có những bãi biển trải dài, hoang sơ và trong xanh. Nhưng mà theo lời anh lái xe điện nói, biển ở đây không hiện ra ngay bên những con đường mà lấp sau những quả đồi. Nên đừng ngại mà hãy cứ đi và khám phá hết những bãi biển đẹp ở đây nhé! Chắc chắn đây là một trải nghiệm cực kỳ thú vị mà bạn không thể quên được đâu!

2. Thời điểm thích hợp du lịch Quan Lạn

Do nằm trên vùng vịnh Bái Tử Long nên khí hậu ở Quan Lạn mang nét đặc trưng của vùng vịnh này. Đảo có khí hậu phân hóa 2 mùa rõ rệt: mùa hạ nóng ẩm và mùa đông khô lạnh. Thời điểm thích hợp nhất để du lịch Quan Lạn chắc chắn là vào mùa hè, khi mà có nắng trong xanh và những bãi biển thì tuyệt vời khỏi nói. Thời điểm này cũng là thời điểm các dịch vụ ăn uống và nghỉ ngơi tại đây trở nên sầm uất hơn cả. Quan Lạn đẹp nhất vào khoảng tháng 5, tháng 6. Từ tháng 7 đến tháng 9 thời tiết ở đây vẫn đẹp nhưng lại trở nên thất thường, hay có những cơn bão bất chợt. Nếu lên kế hoạch du lịch vào thời gian này, các bạn nên theo dõi kỹ dự báo thời tiết để tránh tình trạng “mắc kẹt” ở đảo do gió to hay mưa bão nhé!

Du lịch Quan Lạn

3. Phương tiện đi đến Quan Lạn

Từ Hà Nội, muốn đến Quan Lạn các bạn phải qua 2 chặng, tổng quãng đường dài 210km: 

  • Chặng 1: Đi xe khách từ Hà Nội – Vân Đồn (cảng Cái Rồng)

Có khá nhiều xe khách chạy tuyến Hà Nội – Vân Đồn như Xuân Trường, Đức Phúc, Kumo, Vietkite… nhưng nhiều nhất và uy tín nhất vẫn là xe khách Xuân Trường. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của mình thì các bạn nên gọi điện đặt vé trước và hỏi thật kỹ về các loại xe (xe khách, xe giường nằm, limousine,…) cũng như chi phí và địa điểm đón/trả để có hành trình thực sự thoải mái. 

Có nhiều điểm xuống, tiện nhất vẫn là xuống ngay tại cảng Cái Rồng. Mình chọn đi chuyến đêm, xuất phát từ 1h sáng – đến nơi là khoảng 5h30. Đến nơi nghỉ ngơi ăn sáng, mua vé và chờ lên tàu là vừa.

Liên hệ : Nhà xe Xuân Trường – Sđt: 0912 7676 88 hoặc 0962 635 888. Giá vé trung bình từ 160.000 – 200.000 đồng.

Xe khách Xuân Trường chuyên tuyến Hà Nội - Quảng Ninh
  • Chặng 2: Đi tàu (thủy) từ Cái Rồng – đảo Quan Lạn

Ở cảng có siêu nhiều tàu chạy Cái Rồng – Quan Lạn, các bạn nên tìm hiểu trước và gọi điện đặt vé trước. Ở đảo có 2 cảng là cảng Minh Châu và cảng Quan Lạn. Tùy vào homestay bạn đặt ở đâu thì mua vé về cảng đó cho tiện. Thêm nữa mình đã đi thử tàu cao tốc và siêu tốc, tàu siêu tốc đắt hơn nhưng thực sự đi rất thoải mái và đáng tiền. Giá vé ngày thường rơi vào khoảng 120.000 đối với tàu cao tốc và 150.000 đối với tàu siêu tốc. Giá vé cuối tuần thường cao hơn 30.000 so với ngày thường.

Bình minh trên cảng Cái Rồng (Quảng Ninh)
Bình minh trên cảng Cái Rồng (Quảng Ninh)

Tham khảo: Tàu cao tốc đi Quan Lạn

4. Homestay Quan Lạn – Du lịch Quan Lạn

Quan Lạn vẫn còn là một hòn đảo hoang sơ, chưa có nhiều dịch vụ ăn uống và nghỉ ngơi. Tuy vậy vẫn có những khách sạn từ 1 đến 3 sao, có nhà nghỉ từ bình dân đến sang chảnh.  Cá nhân mình trước nay cực kỳ thích loại hình homestay, vừa sáng tạo lại đẹp và nhiều góc sống ảo thôi rồi. Chi phí trung bình ở Homestay/đêm cũng không hề đắt.

Các bạn có thể tham khảo một số homestay đẹp ở Quan Lạn như: Villa Hoa Giấy (Le Bleu), Mai homestay,…

5. Du lịch Quan Lạn – Những địa điểm đẹp nhất định phải ghé qua!

5.1 Bãi biển Quan Lạn

Quan Lạn vẫn còn là một bãi biển đẹp hoang sơ với bãi cát trắng trải dài và làn nước trong xanh. Có thể ví Quan Lạn như một nàng thơ mộng mơ của hòn đảo xinh đẹp này. Chẳng cần bận tâm đến cái nóng 40 độ của mùa hè, chỉ cần hòa mình vào dòng nước mát ấy là cả cơ thể bỗng sảng khoái dễ chịu lạ thường.

5.2 Bãi đá Tình Yêu

Không hiểu tại sao nó lại có tên gọi là bãi đá tình yêu nhưng đây cũng là một bãi biển ít người biết tới. Bãi đá tình yêu khá là nhỏ, và không “mượt” như bãi Quan Lạn vì nó có thêm nhiều bãi đá. Tuy nhiên đá ở đây cũng không lớn lắm và không nguy hiểm, nước biển lại cực kỳ trong xanh nên vẫn là một nơi thích hợp để tắm nha.

Bãi đá Tình Yêu Quan Lạn
Đừng quên rủ “người ấy'” ra Bãi đá Tình Yêu nhé!

5.3 Bãi biển Sơn Hào – bãi Ngọc

Nếu để so về độ hoang sơ, bãi Sơn Hào hoang sơ hơn Quan Lạn một bậc. Nó tinh nghịch nấp đằng sau những đồi cây, để rồi hiện lên đẹp như mơ trước mắt khi bạn đặt chân đến. Trong các bãi, Sơn Hào là bãi dài nhất nhưng lại ít người biết đến. Gần như chưa có dịch vụ nào ở đây cả. Nếu như bạn đến Sơn Hào, có thể mang theo một tấm bạt cùng thức ăn chuẩn bị sẵn. Một buổi dã ngoại và nhâm nhi dưới tán cây, trò chuyện cùng người thân và ngắm biển chính là một kế hoạch trong mơ chẳng bao giờ nhàm chán.

Bãi Ngọc - bãi Sơn Hào
Bãi Ngọc “nấp” sau một rừng phi lao
Bãi Ngọc - bãi Sơn Hào
Bãi Sơn Hào – Bãi Ngọc

5.4 Bãi Robinson

Robinson là một bãi biển đẹp, và cực kỳ đẹp khi có nắng. Đường đi vào Robinson là con đường gập ghềnh hơn so với các bãi biển khác. Và có một điều lạ là những con đường dẫn đến các bãi biển hầu như chẳng có biển chỉ dẫn gì. Mình đành nghe theo maps, mò mò rồi cũng đến nơi. Bãi Robinson không lớn lắm nhưng đẹp xuất sắc. Vẫn là bãi cát trắng mịn và nước trong xanh, nhưng ở đây còn hoang sơ hơn bãi Sơn Hào. Có lẽ không khó để giải thích cho cái tên Robinson. Ở đây cũng chỉ có duy nhất một nhà làm dịch vụ tất tần tật từ nghỉ ngơi, ăn uống cho đến thuê xe,… là Robinson Ecolodge.

Bãi Robinson cực hoang sơ chưa nhiều người biết đến
Bãi Robinson cực hoang sơ chưa nhiều người biết đến

5.5 Bãi Minh Châu

Bãi Minh Châu là bãi tập trung nhiều khách du lịch đến tắm nhất, cũng tập trung nhiều dịch vụ du lịch nhất trên đảo. Nhưng cũng chính vì vậy mà nước biển ở Minh Châu không còn giữ được màu trong xanh nữa, cát vẫn mịn nhưng không trắng bằng những bãi kia. Bù lại, ở đây có khá nhiều trò chơi thú vị như chèo thuyền hay đi cano trên biển,… Cũng là những trải nghiệm khá thú vị.

Bãi tắm Minh Châu - du lịch Quan Lạn
Bãi tắm Minh Châu

5.6 Bãi cát trắng

Bãi cát trắng nằm trên con đường Quan Lạn – Minh Châu. Đây là một địa điểm sống ảo cực kỳ tuyệt vời với cát trắng, một dòng sông cắt ngang và bên cạnh là bãi cỏ xanh mượt. Đừng bỏ lỡ bất kỳ góc sống ảo nào ở đây nhé!

Bãi Đá Trắng Quan lạn
Tha hồ “thả dáng” ở bãi đá trắng
Bãi Đá Trắng Quan lạn
Đảm bảo cứ giơ máy là có ảnh đẹp mang về “khoe” bạn bè

5.7 Eo Gió

Bạn nên đặc biệt ưu ái dành một sớm bình minh ở Eo Gió. Đây là nơi cực kỳ thích hợp để ngắm mặt trời mọc vào sáng sớm. Đứng trên Eo Gió mà nhìn xuống, thấy sóng vỗ từng đợt vào vách đá, gió thổi mát rượi còn cảnh vật đúng là tuyệt hảo. Nếu có cơ hội thì đừng vì ngủ nướng mà bỏ lỡ khoảnh khắc mặt trời như hòn ngọc đỏ hiện lên trên Eo Gió nhé!

Eo Gió Quan Lạn
Đừng bỏ lỡ khoảnh khắc mặt trời mọc trên Eo Gió Quan Lạn
Eo Gió Quan Lạn
Cảnh vật vô cùng hoang sơ và hùng vĩ

6. Các dịch vụ khác ở Quan Lạn

6.1 Ăn uống

Khi du lịch Quan Lạn bạn cần chú ý 1 điều rằng ở trên đảo không nhiều hàng ăn uống và chi phí cho một bữa ăn cũng khá cao. Có thể dễ dàng tìm được những nhà hàng phục vụ hải sản tươi sống nhưng không thực sự chắc chắn về độ ngon của món ăn sau khi qua chế biến. Các bạn hãy thử một nhà hàng ven biển có nhiều đèn, thưởng thức hải sản cùng với nhạc, gió biển lồng lộng và tiếng sóng vỗ rì rào. Đơn giản nhưng mang lại những cảm xúc chẳng thể nào quên được. Hoặc nếu như homestay của bạn có bếp và cho phép tự nấu nướng thì các bạn hoàn toàn có thể mua đồ ở chợ rồi tự tay làm bữa, vừa ngon, rẻ lại đảm bảo sạch sẽ.

Du lịch Quan Lạn
Đi Quan Lạn đừng bỏ lỡ những món hải sản đặc biệt thơm ngon!

6.2 Du lịch Quan Lạn – phương tiện di chuyển trên đảo

Có 3 loại phương tiện di chuyển chính trên đảo: xe điện, xe máy và xe đạp. Tùy theo nhu cầu mà bạn chọn loại phương tiện phù hợp nhất cho chuyến hành trình của mình. Trước khi đi mình tìm hiểu có xe tuk tuk nhưng khi lên đảo hỏi thì loại phương tiện này không được phép hoạt động trên đảo nữa.

Du lịch Quan Lạn - phương tiện đi lại trên đảo
Xe tuk tuk hiện giờ đã được thay toàn bộ bằng xe điện
  • Xe điện là phương tiện hữu ích cho nhóm đông (7-12 người), bạn có thể di chuyển xa mà không sợ nắng và nhàn nhã như nghỉ dưỡng vậy. Giá thuê điện tùy thuộc vào độ dài quãng đường, trung bình khoảng 800k – 1tr/lần (cả đi lẫn về). Trên đường đi bạn có thể bảo tài xế dừng lại tham quan 2-3 điểm dọc đường đi (cái này do 2 bên tự thỏa thuận với nhau ha). Điểm trừ: mình phải phụ thuộc vào xế và khó có thể chủ động được thời gian cũng như điểm dừng cho chuyến đi.
  • Xe máy: Không cần nói nhiều nữa, xe máy chính là phương tiện siêu tiện lợi và thoải mái. Giá thuê xe máy là 50k/giờ và 150k-200k/ngày. Các bạn nhớ hỏi kỹ giá và thời gian nhận-trả xe nhé. Thêm một điểm nữa là nên mua xăng luôn từ nơi cho thuê vì trên đảo không có cây xăng đâu. Điểm trừ khi thuê xe máy có duy nhất một điều là mình sẽ phải tự xế và hứng nhiều nắng nhiều gió hơn. Vậy thôi 😀
  • Xe đạp: cũng tiện nhưng chỉ đi được trong phạm vi nhỏ. Nếu các bạn muốn đạp xe tản mạn thơ mộng cùng với người thương của mình thì giá rơi vào khoảng 25k/giờ nha!

6.3 ATM

Một điều nữa các bạn cần lưu ý đó là ở Quan Lạn không có ATM. Vậy nên các bạn đi du lịch nên chuẩn bị sẵn tiền mặt nha. Còn trót mang ít tiền mà chi tiêu lại hơn dự tính thì các bạn có thể nhờ người rút tiền hộ với chi phí là 10.000 đồng/lần rút.

Qua bài viết này chắc các bạn cũng hình dung ra được mình cần chuẩn bị những gì nếu có kế hoạch du lịch Quan Lạn rồi đúng không? Quan Lạn vẫn còn là hòn đảo hoang sơ, một hòn ngọc xinh đẹp chưa bị thương mại hóa nhiều. Có thể dịch vụ tại đây chưa tiện nghi và đầy đủ như ở đất liền, nhưng với một chuyến đi du lịch nghỉ dưỡng thì đó cũng là một điều thú vị. Thêm nữa người dân trên đảo cực kỳ thân thiện và mến khách, luôn sẵn sàng trả lời và giúp đỡ bạn bất cứ lúc nào! Một chuyến đi chắc chắn sẽ cực kỳ thú vị và đáng yêu đấy, mình hứa!

Cà phê Nhà Kho- Hồi ức kỉ niệm xưa

0
Cà phê Nhà Kho, cánh cửa dẫn về thời bao cấp

1. Hồi ức bao cấp xưa

Những chiếc đài cát xét, những bản nhạc đã cũ trên chiếc đĩa than cùng tiếng máy khâu,…tất cả tạo nên một không gian đầy hoài niệm. Những tháng ngày bao cấp vất vả nhưng chan chứa tình yêu thương.

Giữa cuộc sống bộn bề bon chen và khép mình ấy, vẫn còn quán cà phê bình yên, giúp con người ta có khoảng lặng, thư giãn. Cà phê Nhà Kho chính là một nơi như vậy.

Bờ Hồ ngày xưa cũ
một góc Hà Nội thời bao cấp

2. Đôi điều về Nhà Kho- cánh cửa thời gian trở về thời bao cấp

Nằm trên con đường La Thành tấp nập, ồn ào đầy khói bụi, xuất hiện một con ngõ nhỏ số 599 mang tên cà phê Nhà Kho. Với decor cổ kính, yên tĩnh song vẫn dễ bắt mắt với những vị khách đến thăm.

Cà phê Nhà Kho với vẻ ngoài cổ kính

Mới chỉ cần bước chân vào con ngõ nhỏ ta đã có cảm giác như bước qua cánh cửa thần kì, trở về với những thập niên 19, 20. Cà phê Nhà Kho mang hơi thở cổ xưa, từ cái ghế, đến cái cốc, đồ trang trí.

Một góc cầu thang nơi quán cà phê Nhà Kho
Một góc nhỏ nơi quán cà phê, nơi phù hợp cho các bạn chụp ảnh check-in

Không chỉ không gian mà cả âm nhạc nơi đây cũng dễ đi vào lòng người và khiến khách thư thái sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Quán không chỉ có bên trong mà có một gian bên ngoài với cây xanh và bày trí như góc ban công của một ngôi nhà góc phố cổ.

Một góc ban công nơi cà phê Nhà Kho
Một góc ban công nơi cà phê Nhà Kho

Mỗi một góc bạn đều có thể chụp những bức ảnh portrait, những thước phim cổ mà vẫn đậm chất thơ.

Đồ uống tại Nhà Kho đa dạng từ cà phê cho đến trà. Trà ở đây thơm mà ấm lắm, uống vào mùa đông mà thấy ấm cả lòng, kết hợp nhâm nhi hạt dưa mở đầu mỗi câu chuyện. Ôi, thật tuyệt vời!

Kệ sách cùng những chiếc đèn dầu dành cho khách vừa thưởng trà vừa ngâm sách
Một cốc bạc sỉu cùng trà quế cho một ngày mưa lành lạnh là một lựa chọn hoàn hảo đấy

Ở đây có một hương vị đậm chất chỉ riêng Nhà Kho. Bước vào bạn có thể thả mình bởi hương quế thơm ngọt dịu cùng những chậu hoa nhỏ trên bàn.

3. Một vài góc của cà phê Nhà Kho:

Cà phê Nhà Kho- điểm dừng chân cổ kính
Nơi “nghỉ chân” tầng 1 dành cho các cặp đôi hay hội bạn ưa yên tĩnh
Cà phê Nhà Kho- nơi dừng chân giữa cuộc sống vội vã
Bức tường nơi đây tuy cũ kĩ, bong tróc nhưng lại mang đến cảm giác quen thuộc, thân thương đến lạ kì
Cà phê Nhà Kho, cánh cửa dẫn về thời bao cấp
Những chiếc quạt, tivi cùng khăn trải bàn cũ; tất cả như những dấu ấn của thời gian

4. Địa chỉ cà phê Nhà Kho

🌟 Địa chỉ: 599 La Thành, phường Thành Công, Hà Nội
🌟 Thời gian: 9:00- 21:00
🌟 Giá: 30.000-50.000đ/cốc

Có thể bạn quan tâm:
  1. Trải nghiệm quán cafe game đầu tiên ở Hà Nội của hot streamer Viruss
  2. Lofita Cafe – Yêu ngay từ những lần đầu tiên!
  3. Kiếm tìm cảm hứng làm việc bên trong những quán cà phê yên tĩnh tại Hà Nội
  4. (Hà Nội) Những quán café thú cưng làm đốn tim giới trẻ

Mộc Châu Top Hill – Mộc Châu trong tầm mắt

0
mộc châu top hill
Ngôi nhà mang tên Mộc Châu top hill

Ai lỡ một lần say đắm với Mộc Châu chẳng thể lỡ bỏ qua mùa hoa mận nở, mùa hoa đặc trưng của vùng cao nguyên này. Ở nơi phố thị ồn ào, lên đây thả mình vào giữa bạt ngàn sắc trắng hoa mận bung nở. Cả một thung lũng đón nắng cuối xuân, một chút rét ngọt “nàng bân” còn vương vấn Mộc Châu. Xung quanh là khung cảnh bình dị nhưng đầy tuyệt diệu của đất trời Tây Bắc. Tôi đang nói về một khoảng khắc đón bình minh bên sường đồi, giữa núi non hoang sơ trên căn gác mái của Mộc Châu top hill – căn homestay giữa rừng mận trắng tinh khôi.

mộc châu top hill
Những bông hoa mận bung nở trong những giọt nắng ấm

Trong khoảnh khắc mở chiếc cửa sổ đón nắng sớm, những tia nắng xuyên qua rừng mận, những cánh hoa như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Những cánh hoa nở trắng tinh khôi, còn đọng lại giọt sương căng mọng nước. Đứng trước căn nhà gác mái, đưa tầm mắt ra xa cả Mộc Châu như thu gọn lại trong tầm mắt.

Mộc Châu top hill
View từ những căn nhà nhỏ xinh của Mộc Châu Top Hill
Mộc Châu top hill

Mình rất thích Mộc Châu Top Hill. Đây là căn homestay nằm trong sườn núi thuộc tiểu khu Xưởng sữa – thị trấn Nông trường Mộc Châu – Sơn La , đủ xa để bạn cảm nhận được sự bình yên của cao nguyên Mộc Châu. Từ homestay bạn có thể chiêm ngưỡng toàn bộ vẻ đẹp của thung lũng, với những đồng cỏ xanh, những vườn hoa cải trắng đẹp tuyệt bên dưới, được ngắm cả bình minh và hoàng hôn mỗi ngày.

mộc châu top hill
Hoàng hôn ở Mộc Châu Top hill

Mình thích không gian xung quanh Mộc Châu top hill, đúng như cái tên, đứng trên sường đồi phóng tầm mắt ngắm nhìn cả Mộc Châu nhất là vào buổi sáng. Không khí trong lành có cảm giác rừng núi khiến đang òa mình cùng đất trời Tây Bắc. Top hill dễ tạo ra vitamine gây nghiện với những bạn yêu thiên.

mộc châu top hill
Mộc Châu Top Hill- căn nhà bên sường đồi

Xung quanh Mộc Châu top hill là tỉ tỉ góc “sống ảo”. Chỉ cần cầm máy lên bạn cũng có ngay những bức hình tuyệt đẹp, lung linh. Điều bất ngờ tuyệt vời nhất, là khi leo bộ lên sườn núi liền sau homestay , bạn sẽ gặp những cánh rừng mận trắng hoa tuyệt đẹp, ở giữa núi nón hoang sơ hùng vĩ.

mộc châu top hill
Không gian xanh ở Mộc Châu top hill

Mộc Châu đêm đến cho bạn những điều bỉnh dị nhất, cảm giác nhẹ nhàng như đang ở nhà. Phong cách decor phòng ngủ nói lên điều đó. Căn phòng ngủ được decor rất đơn giản. Cảm giác dễ chịu bao phủ toàn căn phòng. Điểm cộng của homestay là những chiếc cửa sổ diệu kỳ, nơi mà bạn thức dậy chỉ cần mở cánh cửa này giống như bạn đang bước từ một thế giới hoàn toàn khác. Cả Mộc Châu hiện ra trước mắt.

Mộc Châu top hill
Phòng ngủ tại Mộc Châu Top Hill
mộc châu top hill

Cùng ngắm nhìn căn homestay xinh đẹp này từ bên ngoài nhé :

Mộc Châu top hill là những ngôi nhà nhỏ xinh có cửa kính nằm bên sườn đồi view hướng ra thung lũng mận.

mộc châu top-hill

Khung cảnh bình yên, gần gũi.

mộc châu top hill

Và dường như ở nơi đây cả Mộc Châu hiện ra trong tầm mắt…

mộc châu top hill

Dịch vụ lưu trú ở Mộc Châu Top Hill

Các bạn trẻ đến đây thường bông đùa rằng ở Mộc Châu top hill chẳng có gì ngoài nắng, gió và những mùa hoa, những backgroud chụp hình lung linh. Vậy giá nghỉ một đêm ở căn homestay này liệu có đắt không nhỉ?

Có ba loại phòng nghỉ chính, phù hợp với những đối tượng nghỉ dưỡng khác nhau.

+ Loại 1 : Là căn bungalow dành cho những cặp đôi : giá là 420k với những ngày từ thứ hai đến thứ 5. Vào dịp cuối tuần từ thứ 6 đến chủ nhật giá sẽ là 700k. Phòng này sẽ ở được 2-3 người nhé !

mộc châu top hill

+ Loại hai : Sẽ phù hợp với những gia đình nhỏ từ 4-6 người. giá 630k cho thứ hai đến thứ 5 và dịp cuối tuần sẽ là 1050k.

mộc châu top hill

+ Loại ba : phòng tập thể

Căn phòng này có thể chứa được từ 10-14 người . Sẽ là một căn phòng lí tưởng để tụ tập, cho một nhóm bạn thân, các bạn sinh viên không qua dư giả về kinh tế. Với giá chỉ 100k là các bạn có một đêm ngôn giấc ở homestay xinh xắn này rồi.

mộc châu top hill

Cứ tưởng tượng đến khung cảnh sớm thức dậy ở một nơi xa, trong ngôi nhà bungalow huyền diệu, mở cánh cửa thần kì đón nắng sớm, hít một hơi thật sâu, căng tràn sức sống ở cao nguyên Mộc Châu còn gì thích hơn nữa đâu? Ghé Mộc Châu Top hill trải nghiệm sớm nhé các bạn !

Có thể bạn quan tâm :

Top 5 tour 1 ngày ở Đà Nẵng Hội An hot nhất

Y Tý clouds homestay, mảnh đất Y Tý huyền ảo và quyến rũ trong mây trắng.

Không gian văn hóa “rất Hà Giang” qua kiến trúc độc đáo của homestay Nhả Chúng Pủa – Auberge de Meovac.

Hoa Phong Linh – Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh phiên bản Hà Nội

0

Những ngày giữa tháng 3 này, có một địa điểm hot hit được cư dân mạng chia sẻ rần rần: Park City (Hà Đông) vì có con đường hoa phong linh vàng rực rỡ. Bắt đầu từ buổi sáng ngày 16/3, những người yêu thiên nhiên có thể vào thăm quan và chụp ảnh lưu niệm tại con đường có một không hai này.

Cùng Wecheckin điểm danh phiên bản Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh tại Hà Nội ngay dưới đây nhé.

hoa phong linh vang
Màu vàng là đặc trưng của hoa phong linh tháng 3. Hoa mọc thành chùm và có hình giống chiếc chum

I. Hoa phong linh tại khu đô thị Parkcity

Hoa được trồng trên con đường nội bộ trong khu đô thị ParkCity Hanoi, phường La Khê, quận Hà Đông. Trước đây chủ đầu tư chưa mở cho khách vào tham quan, nhưng từ ngày 16/3 người dân có thể tự do vào để lưu lại những shots hình kỉ niệm.

Chủ đầu tư trồng hai loại hoa cùng khoe sắc vào tháng ba: hoa phong linh và hoa gạo. Khiến cho con đường trông như một bức tranh màu sắc mềm mại nhìn từ trên cao.

con đường hoa phong linh và hoa gạo
Con đường dài khoảng 800m với 2 hàng cây phong linh và một hàng cây gạo ở giữa

Phong linh (tên gọi khác là hoa chuông vàng) còn được trồng để lọc không khí, mang lại bóng mát và tạo không gian cảnh quan cho khuôn viên sân vườn, vỉa hè tại khu đô thị. Chính vì vậy, loài cây này được xem là điểm nhấn cho các công trình đô thị xanh.

II. Những shots hình đỉnh đẹp

Nhiều những bức ảnh đẹp ngỡ ngàng được mọi người nhanh tay chia sẻ lên group Check in Hà Nội và tạo cảm hứng cho những người chưa kịp đi vội vã sắp xếp lịch để được tận mắt chứng kiến.

hoa phong linh
Chú bé này rất may mắn vì ba mẹ đã nhanh tay chộp cho bạn ấy được bộ ảnh tuyệt đẹp (@Tran Thanh Tu)
hoa phong linh
Những chùm phong linh vàng rực rỡ (@Trần Tài)
hoa phong linh
Mùa hoa và thanh xuân (@Vuong Thanh Van)
hoa phong linh
Duyên dáng áo dài (@tiin)
hoa phong linh
Concept áo dài trắng được các cô gái ưa chuộng để tôn vinh vẻ đẹp thanh xuân
(@du lich Viet Nam)

Những ngày này, trong giới trẻ vẫn truyền nhau câu đùa: Hãy quên mùa Hà Nội thay lá đi, phong linh vàng mới đang làm mưa làm gió.

hoa phong linh

Nếu bạn có những bức ảnh đẹp bên hoa phong linh, hãy nhanh tay gửi Wecheckin để cùng làm giàu cho bộ sưu tập tháng 3 Hà Nội của chúng ta nhé.

Lưu ý nho nhỏ từ team chúng mình: Để có những shot hình đẹp, bạn hãy siêng năng luyện tập để tăng cường sức khoẻ và sở hữu vóc dáng eo thon nhé. Lúc này mặc đồ chụp hoa gì cũng gọi là lung linh lên luôn!

Thân!

Bài viết liên quan:

Review Chuyến Du Lịch Sài Gòn Cùng Bạn Thân Của Cô Gái Hà Thành

0

Chào các bạn, mình là Giang – 21 tuổi, mình vừa mới trở về Hà Nội từ chuyến du lịch Sài Gòn, khám phá trung tâm kinh tế – văn hóa lớn nhất Việt Nam với người bạn thân của mình. Có rất nhiều điều mới mẻ và thú vị tại nơi đây mà mình muốn chia sẻ với mọi người. Hãy cùng theo dõi hành trình thăm thú của chúng mình nhé!

Du Lịch Sài Gòn Cùng Bạn Thân

Chúng mình đã quyết định thay đổi “chỗ ngủ nghỉ” 3 ngày ở một nơi cách xa Hà Nội hơn 1500 km để thư giãn sau quãng thời gian làm việc căng thẳng. Mọi thứ diễn ra trong một nốt nhạc. Từ đặt vé máy bay, đặt phòng ốc, khách sạn, xe cộ đưa đón, tất thảy chỉ trong một buổi tối. 

I. Du lịch Sài Gòn cần chuẩn bị những gì?

Chúng mình cũng không chuẩn bị gì nhiều lắm, chỉ “sương sương” mỗi ngày 2 – 3 outfit để thoả mãn đam mê sống ảo cũng như chụp ảnh của hai người con gái này. Cùng điểm qua những thứ chúng mình chuẩn bị trước chuyến đi nhé!

1.1. Đặt vé máy bay

Điều quan trọng nhất không thể quên được trong mỗi chuyến đi đó là phương tiện di chuyển đến điểm đó rồi. Mình đặt vé máy bay từ ngươi quen thường xuyên rồi nên lần này cũng không ngoại lệ, mình tiếp tục book chị ấy 2 vé cho hai người

Mọi người có thể tham khảo ở fanpage này nhé: Combo vé máy bay + khách sạn

1.2. Đặt khách sạn

Khoản này thì bạn thân của mình rành hơn nên mình rất tin tưởng vào người bạn của mình. Chúng mình đặt tại booking.com và quyết định dừng chân tại khách sạn 9 Hostel & Bar (9 Bùi Thị Xuân, Q.1, Tp. HCM). Lời khuyên dành cho các bạn đó là lựa chọn các khách sạn và homestay tại Quận 1 vì sẽ thuận tiện rất nhiều cho các bạn đi lại giữa các điểm vui chơi du lịch Sài Gòn.

1.3. Hành lý

Để lựa chọn hành lý mang theo thì chúng mình cần xem thời tiết tại điểm du lịch ra sao. Mình ở ngoài Hà Nội nên hiện tại trời đang lạnh còn trong Sài Gòn thì thời tiết nắng nóng nên quần áo mang theo đều là đồ hè. Ngoài đồ mặc đi chơi, các bạn nên mang theo đồ ngủ và các đồ dùng cá nhân, nhưng không nên mang quá nhiều mà hãy chia nhau mang những đồ dùng các bạn có thể sử dụng chung. Mang theo thuốc say tàu xe nếu cần, cuối cùng là một ít tiền mặt mang theo bên mình.

1.4. Lên lịch trình

Vì sắp đến một thành phố chúng mình chưa bao giờ đến nên tâm hồn vẫn háo hức lắm, chỗ nào cũng muốn đi, list vào lịch trình rất nhiều nhưng rồi thì sẽ đâu vào đó cả thôi. List địa điểm và chốn tham quan chúng mình chuẩn bị trước đó nè!

 Thứ NămThứ SáuThứ Bảy
SángĂn hủ tiếu Nam Vang
Café Bệt
Dinh Độc Lập 
Ăn:
1/Bánh mì chảo Đặng Trần Côn
2/Bánh đa cua Làng cua đồng
Chơi:
1/Landmark 81
2/ Nhà Thờ Đức Bà
3/ Đường sách Nguyễn Văn Bình 
Cơm tấm sà bì chưởng
Café
Thảo Cầm Viên
Thu dọn đồ về HN
Trưa1/Bánh mì Huỳnh Hoa
2/Ippudo ( mì ramen)
3/Xe khô bò ( Q3) 
Coco Ichibanya Café  
Chiều1/Bảo tàng Mỹ Thuật HCM
2/ Bảo tàng HCM
3/ Chợ Bến Thành
4/ Bưu điện Trung Tâm ( Mn lọc ra xem muốn đi đâu nhé)
Ăn:
1/Lẩu gà ớt hiểm
2/ Mì Vịt Tiềm( Pick nha)
3/ Phá Lấu Dì Nũi  
1/ Water bus
2/  Qua Quận 2 thả diều nếu muốn =)))))
3/ Takashimaya ( Ăn thử kem nổi tiếng) 
 
Tối + đêm1/ Phố đi bộ Nguyễn Huệ
2/ Ốc Sáu
3/ Pub ( nếu muốn) 
1/ Makeba rooftop(17h30 chụp hoàng hôn)
2/ Bùi Viện 
3/ Hồ con Rùa ( ăn vặt siêu ngon) 
 
Du Lịch Sài Gòn

Chuẩn bị xong rồi thì bắt đầu đi thôi!

II. Khởi Hành du lịch Sài Gòn

2.1. Du lịch Sài Gòn – Ngày 1 

Chúng mình khởi hành rời Hà Nội từ 6h sáng và đặt chân tới thành phố Hồ Chí Minh vào 8h, sau khi hoàn tất các thủ tục và lấy hành lý xong chúng mình bắt Grab đi ăn sáng luôn, lấp đầy bụng xong thì chúng mình quay về khách sạn check-in và nghỉ ngơi. Chiều chúng mình thay đồ và bắt đầu đi thăm thú. 

Điểm đến đầu tiên của chúng mình là Cà Phê BEANTHERE DIY HOUSE (42/7 Hồ Hảo Hớn, Phường Cô Giang, Quận 1, Tp HCM). Điểm thu hút của quán chính là khoảng không gian xanh mát và cũng là nơi các thánh sống ảo trổ tài.

Cà Phê BEANTHERE DIY HOUSE - 42/7 Hồ Hảo Hớn, Phường Cô Giang, Quận 1, Tp HCM - Du Lịch Sài Gòn Cùng Bạn Thân
Cà Phê BEANTHERE DIY HOUSE – 42/7 Hồ Hảo Hớn, Phường Cô Giang, Quận 1, Tp HCM

Góc nào cũng được phủ bởi cây xanh, decor đẹp mắt, chị em chúng mình tha hồ chụp ảnh, thả dáng.

Cà Phê BEANTHERE DIY HOUSE 1 - Du Lịch Sài Gòn Cùng Bạn Thân
Cà Phê BEANTHERE DIY HOUSE 2 - Du Lịch Sài Gòn Cùng Bạn Thân
Cà Phê BEANTHERE DIY HOUSE 3 - Du Lịch Sài Gòn Cùng Bạn Thân

Sống ảo một hồi thì chúng mình cũng đã đói mềm rồi, mình lại bắt đầu dắt tay nhau đi thưởng thức món hủ tiếu Nam Vang tại một địa chỉ được đánh giá ngon nhất Quận 1. Đúng là phải thử thì mới biết độ ngon như thế nào, mình để ý khẩu vị và đồ ăn của mọi người ở đây khá ngọt hơn so với ngoài mình nên mới ăn sẽ có  cảm giác khó ăn nhưng cá nhân mình đánh giá món hủ tiếu Nam Vang này 8/10 điểm.

Du Lịch Sài Gòn Cùng Bạn Thân
Hủ tiếu Nam Vang Thành Đạt – 34 Cô Bắc, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Sau đó tụi mình đi tản bộ xung quanh và bắt xe về khách sạn nghỉ ngơi để chuẩn bị lên đồ cho cuộc vui buổi tối. Mọi người hay nói, đã đến Sài Gòn thì phải thử cuộc sống về đêm ở đây, ngắm nghía thành phố lên đèn sầm uất ra sao, mọi người vui chơi giải trí đông đúc như thế nào. Vì thế chúng mình quyết định đi “hái chút men”, trải nghiệm Bar & Pub tại nơi này.

Miss Saigon Restaurant & Bar, 158 Bùi Viện, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh - Du Lịch Sài Gòn Cùng Bạn Thân
Miss Saigon Restaurant & Bar, 158 Bùi Viện, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Chúng mình bắt xe đến phố Bùi Viện và xe đón lúc 8h tối, chú tài xế có hơi ngỡ ngàng vì tụi mình gọi xe đến đây tầm giờ  này. Phút này hơi quê một xíu vì ở đây mọi người thường bắt đầu ra đường vui chơi, tụ tập khoảng từ 10h tối cho tới khuya.

Gòy xong! Chúng mình lại tiếp tục đi ăn uống và sau đó quay lại phố. Du lịch Sài Gòn hay ở đâu đi nữa thì chúng ta cũng nên tìm hiểu trước văn hoá vui chơi, sinh hoạt ở đó các bạn nhé.

Nếu đang đi đường mà có các anh trai chạy dầm dầm tới, mời gọi bạn thì cũng đừng lo lắng quá nhé. Họ chỉ muốn mời khách vào quán thôi, tuy nhiên nếu bạn không muốn bạn có thể vẫy tay và đi tới nơi bạn muốn. Nếu là một người thích khám phá, thích sôi động và thích những nơi đông người thì đây có lẽ là địa điểm bạn sẽ lưu vào lịch trình đầu tiên khi tới đây.

Phố Bùi Viện - Du Lịch Sài Gòn Cùng Bạn Thân
Phố đi bộ Bùi Viện – Du lịch Sài Gòn

Chúng mình kết thúc ngày đầu tiên tại đây bằng một bữa ăn đêm tại khách sạn. Quán xá, shipper hoạt động xuyên màn đêm, đó là điểm mình thấy khác biệt và chúng mình đã có một đêm ngon giấc tại thành phố này.

2.2. Du lịch Sài GònNgày 2

Sáng sớm thức dậy ở một nơi xa sẽ như thế nào? Chúng mình rủ nhau dậy sớm để đón bình minh nhưng có lẽ đêm ngon giấc hôm qua đã làm lịch trình của tụi mình thay đổi chút xíu. Chúng mình đã đón bình minh lúc “9h sáng”. Thật tuyệt vời! Sửa soạn xong thì chúng mình bắt xe lên ăn sáng tại Landmark 81 trong truyền thuyết. 

Du Lịch Sài Gòn Cùng Bạn Thân

Sau khi ăn xong tụi mình lại tiếp tục xứ mệnh “cao cả” cũng như đam mê của chúng mình – “checkin” muôn nơi.

Trung Tâm Thương Mại Vincom Center Landmark 81

Chúng mình quay lại khách sạn để thay outfit và tiếp tục chuyến hành trình khám phá thành phố. Địa điểm tiếp theo chúng mình tới đó là phố đi bộ Nguyễn Huệ, xung quanh đó cũng có rất nhiều địa điểm nổi tiếng nên nếu các bạn có dự định tới đây thì có thể tham quan một lượt.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ  - Đường Nguyễn Huệ, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh
Phố đi bộ Nguyễn Huệ  – Đường Nguyễn Huệ, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh
Dinh Độc Lập - 135 Đ. Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Dinh Độc Lập – 135 Đ. Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Nhà thờ Đức Bà - 01 Công xã Paris, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh - Du Lịch Sài Gòn Cùng Bạn Thân
Nhà thờ Đức Bà – 01 Công xã Paris, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Bảo tàng Mỹ Thuật Hồ Chí Minh
Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh – 97A Phó Đức Chính, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
 Công viên Bạch Đằng
Công viên Bến Bạch Đằng –  QPF4+2PV, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Còn một vài địa điểm nữa mà các bạn có thể thăm quan khi tới đây ví dụ như Phố sách (Đường Nguyễn Văn Bình, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Bưu Điện Trung Tâm (02 Công xã Paris, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Bảo Tàng Mỹ Thuật TP Hồ Chí Minh (97A Phó Đức Chính, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), đặc biệt đừng bỏ lỡ khoảnh khắc du dương ngắm hoàng hôn trên sông Sài Gòn.

Chúng mình đặt vé trải nghiệm Sài Gòn Waterbus lúc 4h chiều để được ngắm hoàng hôn của thành phố, bus chạy trên sống quanh thành phố, đi qua cầu Sài Gòn, cầu Thủ Thiêm và bạn sẽ được chiêm ngưỡng những công trình nổi tiếng của thành phố mang tên Bác như tòa nhà Landmark 81 hay khu đô thị Vinhomes Central Park,…  Đi du lịch trên sông cũng là trải nghiệm hấp dẫn để bạn ngắm Sài thành ở một góc độ khác, bình yên hơn, không ồn ào, kẹt xe, khói bụi.

Xe buýt trên sông Sài Gòn
Xe buýt trên sông Sài Gòn
Waterbus Sài Gòn
Waterbiz Coffee & Tea Express – 10B Đ. Tôn Đức Thắng, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Sau một ngày dài đi lại thì hai chúng mình cũng đã thấm mệt và quyết định ăn nhẹ để lấy sức cho hành trình buổi tối. Chúng mình tiếp tục bắt xe đến Hồ Con Rùa để thăm thiên đường ăn vặt. Quanh hồ có rất nhiều xe đồ ăn cho tụi mình lựa chọn, chủ yếu là xứ sở bánh tráng với đủ các loại đa dạng. Tụi mình gọi một lượt tất cả các loại đồ ăn ở đây và có lẽ món tâm đắc nhất với tụi mình là món bắp xào (full option) và món trứng cút nướng. Nếu đến đây thì các bạn có thể gọi thêm một cốc me đá nữa, chuẩn bài rồi đó nha. 

Hồ Con Rùa
Món ăn vặt hấp dẫn quanh hồ con Rùa – Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Vẫn chưa đã cái nê lắm, chúng mình tiếp tục đến với phố ẩm thực Vĩnh Khánh (Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh). Một thiên đường đồ ăn nữa mà các bạn có thể lưu lại nếu có dịp tới đây. Sau một hồi suy nghĩ thì chúng mình đã quyết định dắt nhau đi ăn ốc.

Ốc Oanh
Ốc Oanh – 534 Vĩnh Khánh, Phường 8, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh

Vì ngày mai chúng mình phải kết thúc chuyến đi rồi nên sau khi thoả mãn đam mê ăn uống xong, chúng mình tiếp tục tận hưởng nốt đêm cuối ở Sài Gòn trên tầng thượng của một quán Pub. Quán có view siêu thoáng để ngắm trọn vẹn Sài Gòn về đêm.

Pub Sài Gòn
MA \\COCKTAILS ON TAP// – 9F 3B Lý Tự Trọng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

2.3. Du lịch Sài GònNgày 3 

Hôm nay chúng mình ngủ nướng thêm một chút sau đó chúng mình ghé chợ Bến Thành mua một ít quà mang về Hà Nội. Thời tiết buổi trưa khá nắng nóng, do vậy chúng mình đặt cơm về khách sạn ăn. Nay mình thử ăn cơm tấm quán Sà Bì Chưởng của anh Độ Mixi, cơm rất ngon và đóng gói dụng cụ ăn uống cực kì chu đáo, đầy đủ, có cả gang tay để mình xé sườn. Nói chung là dịch vụ đỉnh luôn đó. Ăn xong chúng mình xuống cà phê ngay dưới khách sạn chờ đến giờ ra sân bay.

Laka Cafe

Trên đường qua sân bay tụi mình có ghé quán bánh tráng chú Viên (38 Đ. Nguyễn Thượng Hiền, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh) để mua quà về cho mọi người. Các bạn vào đây mà chưa biết mua gì về làm quà thì có thể lưu lại địa chỉ này. Chú có ba loại để mình lựa chọn (25k – 30k – 35k). Theo cá nhân mình thì xuất 25 k đã nhiều quá trời rồi nha.

Cũng đến lúc chúng mình phải tạm biệt Sài Gòn rồi, kết thúc chuyến đi đầy thú vị sau những ngày làm việc mệt mỏi. Lịch trình có hơi lệch kế hoạch tuy nhiên thì chuyến đi vẫn để lại vô vàn điều mới lạ cho bản thân mình . Thời tiết cũng ủng hộ chúng mình rất nhiều, hy vọng chúng mình có thể quay lại Sài Gòn một ngày không xa để khám phá tiếp những địa điểm mới nơi đây.

III. Tổng kết chi phí chuyến đi, 3N2Đ

Mình sẽ tổng kết chi phí cho chuyến đi trong bảng dưới đây. Nó sẽ không chính xác hoàn toàn tuy nhiên nó sẽ giúp mọi người ước lượng được chi phí cơ bản cho chuyến đi từ Hà Nội tới thành phố Hồ Chí Minh nhé!

Vé máy bay (Khứ hồi)3.200.000 VNĐ
Khách sạn (3N2Đ)1.200.000 VNĐ
Taxi 700.000 VNĐ
Vui chơi & Ăn uống 4.000.000 VNĐ
Mua sắm & Quà lưu niệm2.000.000 VNĐ
Phát sinh500.000 VNĐ
Tổng (2 người)11.600.000 VNĐ
Bảng chi phí chung cho hai người

Cảm ơn các bạn đã theo dõi hành trình của mình. Rất mong những chia sẻ của mình sẽ hữu ích với các bạn!

Tham khảo các địa điểm du lịch Sài Gòn khác:

  1. Đến Sài Gòn check-in ở đâu? 9 địa điểm đứng vào là có ảnh “ăn liền”!!!
  2. Top 9+ quán cafe đêm ở Sài Gòn dành cho các “cú đêm”
  3. Tổng hợp 10+ quán cơm tấm ngon Sài Gòn

Hoa Gạo Còn Gọi Là Hoa Gì?

0

Bao giờ cho đến tháng 3

Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn

Cứ mỗi khi hoa gạo điểm lửa trên bầu trời là báo hiệu những ngày rét của mùa đông chuẩn bị kết thúc. Loài hoa đặc trưng của tháng ba này còn có tên gọi khác vô cùng giản dị là Mộc Miên, và ở vùng Tây Nguyên, hoa còn được gọi là Pơ Lang – loài hoa giấu trong mình cả suối nguồn câu chuyện. 

Cùng Wecheckin khám phá loài hoa đặc trưng của tháng 3 trên đất nước Việt Nam xanh đẹp này nhé.

I. Hoa gạo còn gọi là hoa gì?

hoa gạo còn gọi là hoa gì
Hoa gạo – đặc trưng của nhiều miền quê Bắc Bộ Việt Nam (st)

Có nhiều sổ sách ghi chép cây hoa gạo có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau này du nhập sang nhiều nước khác trong châu Á trong đó có Việt Nam và được trồng nhiều ở các vùng quê Bắc Bộ, trở thành một miền ký ức đỏ thắm của nhiều người. 

Tên gọi Mộc Miên có lẽ xuất phát từ chính bản thân loài hoa – rất đỗi giản dị, mộc mạc. Nhiều người cũng hay gọi là Hồng Miên.

Hoa gạo còn là nguồn cảm hứng cho các nhạc sỹ khi sáng tác về vẻ đẹp của các cô gái vùng cao: “Anh ơi, em sẽ là Pơ Lang hoa đẹp nhất thứ hoa buôn làng quý”.

Còn một tên gọi khác mà ít người biết đến đó là Anh Hùng Thụ – do thân cây cao, mọc thẳng hướng lên bầu trời.

II. Loài hoa giấu trong mình câu truyện

hoa gạo còn gọi là hoa gì
Hoa Gạo – Biểu tượng của tình yêu son sắt, thuỷ chung (st)

Có nhiều sự tích về loài hoa tháng 3 này, những câu chuyện được mọi người lưu truyền nhiều nhất là về tình yêu thủy chung son sắc của người con gái:

Tại một bản nọ, có đôi nam nữ yêu nhau tha thiết và khoảng thời gian ấy trời cũng mưa nắng rất thất thường. Có dạo, trời mưa như trút, cuốn trôi mọi đồ đạc và của cải của người dân khiến cuộc sống của người dân dưới trần thế vô cùng khốn khó. Chàng trai tốt bụng vô cùng căm giận liền tìm cách đi tìm Ngọc Hoàng để kêu thay cho dân làng. Trước khi đi, chàng trai buộc vào tay cô gái một dây vải màu đỏ, có tua năm cánh ở mỗi đầu như tín vật của tình yêu thủy chung. 

Ngọc Hoàng rất ưng bụng chàng trai trẻ tốt bụng và có khí chất liền giữ lại làm thần quản lý chuyện mưa nắng ở trần gian. Còn về người con gái vẫn một lòng chờ đợi người thương, sau khi biết được chuyện, Ngọc Hoàng ban cho nàng một điều ước. Và người con gái ước biến thành một cây cao thẳng, có nét đẹp mộc mạc quyến rũ và năm cánh hoa khỏe khoắn đỏ thắm như màu tín vật tình yêu ngày nào để chàng có thể dễ dàng nhận ra người yêu.

Hoa gạo còn gọi là hoa gì
Hoa gạo với 5 cánh đỏ tươi

Điều đặc biệt, mặc dù vòng đời của hoa gạo chỉ ngắn ngủi có vài ngày nhưng khi rụng xuống, hoa sẽ rụng nguyên bôngvẫn giữ nguyên màu sắc đỏ tươi tô điểm cho nền đất chứ không héo tàn như những loài hoa khác. Chính vì vậy, đám trẻ con hay những người yêu hoa sẽ không phạm phải tội “hái hoa bẻ cành” mà vẫn được ngắm nghía, chơi đùa cùng những bông hoa gạo đỏ thắm.

Hoa gạo có thể được tìm thấy rất nhiều ở khu vực miền Bắc, hãy theo chân Wecheckin điểm danh những vùng quê này nhé.

III. Mùa hoa gạo ở Hà Nội

3.1. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia: Nghiêng đỏ nét cổ xưa

Sắc đỏ của hoa gạo cùng nét cổ kính của Bảo Tàng lâu đời (số 1 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội) tạo nên một khung cảnh hài hòa ngẩn ngơ bao góc máy.

cây hoa gạo ở bảo tàng lịch sử quốc gia
Cây hoa gạo trong khuôn viên bảo tàng (st)

3.2. Ngã 3 Giải Phóng – Phương Mai: Người lướt qua nhau bớt vội

Đây là địa điểm chụp hoa gạo quen thuộc mỗi độ tháng 3 về. Những cây hoa gạo khiến ngã tư ồn ào tấp nập trở nên thơ hơn, dịu hơn, và lòng người cũng lướt qua nhau bớt vội.

cây hoa gạo ở giải phóng
Cây hoa gạo ở ngã ba Giải Phóng giao với Phương Mai (st)

3.3. Chùa Thầy: Tĩnh lặng một tiếng hoa rơi

Sẽ là thiếu sót nếu đầu năm không tranh thủ đi vãn cảnh chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) và nhìn ngắm cây hoa gạo lớn trong khuôn viên chùa. Nhìn một bông hoa gạo nhẹ nhàng buông mình xuống hồ nước phẳng lặng, lòng người sẽ trở nên thanh tịnh và an yên biết bao nhiêu.

cây hoa gạo ở chùa thầy
Cây hoa gạo trong sân chùa năm nào cũng đỏ rực mỗi độ tháng Ba về

3.4. Chùa Hương: Êm đềm xuôi theo sóng nước

Hít thở đầy lồng ngực khí tươi của bầu trời khi vừa ngồi trên thuyền êm đềm xuôi theo dòng suối Yên, vừa thưởng ngoạn cảnh xanh biếc hai bên bờ được điểm suýt bằng những cây gạo thẳng tắp đỏ au.

cây hoa gạo sông Hương
Những cây hoa gạo điểm tô sắc đỏ dọc bờ sông Hương (st)

3.5. Thôn Đoan Nữ: Không thể bỏ qua

Một địa điểm mà bạn sẽ không “được phép” bỏ qua trong checklist những địa danh chụp hoa Mộc Miên ở Hà Nội: thôn Đoan Nữ, xã Hương Sơn, Mỹ Đức. Đến đây bạn sẽ bắt gặp những hàng cây hoa gạo khỏe khoắn nhuộm đỏ cả các con đường nhỏ cong cong ở một miền quê Hà Nội. 

Lập loè cây gạo ra hoa

Nghe trong sâu thẳm cây đa, đình làng

Ẩn trong tiềm thức mơ màng

Một vùng quê, một mùa vàng bội thu”

Tác giả: Hồ Viết Bình

IV. Mùa Hoa Gạo Ở Các Vùng Quê Việt Nam

4.1. Hà Giang: Trập Trùng Non Nước

Du khách có thể ngắm hoa gạo Hà Giang trên đường đến Mèo Vạc, đường từ Cần Ty đến xã Đông Hà.

Hoa gạo mọc rải rác trên khắp các triền dốc, trên các con đường uốn lượn dẫn vào các bản làng.

4.2. Bắc Giang: Bập bùng sắc đỏ

Bạn sẽ bắt gặp rất nhiều những cây hoa gạo dọc đường đến với Bắc Giang. Các bạn trẻ hay truyền tai nhau về những cây hoa gạo ở thôn Đông Loan, xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng đỏ rực vào mỗi dịp này. 

4.3. Nam Định: Hiên ngang quật cường

Mùa này khi về thăm Nam Định, nếu bạn ghé thăm hồ Vị Xuyên, phố cổ Thành Nam, lang thang thăm thú Hải Hậu, hay đi dọc hít thở gió bên bờ sông Ninh Cơ bạn đều dễ dàng bắt gặp những cây cổ thụ lâu đời. 

Với nhiều người dân nơi đây, hoa gạo được xem như là biểu tượng cho sự hiên ngang bất khuất của con người Nam Định.

V. Thơ về hoa gạo

Trong bài chia sẻ hôm nay về chủ đề: Hoa gạo còn gọi là hoa gì?, Wecheckin cũng chia sẻ một số những đoạn thơ về hoa gạo mà đội ngũ chúng mình yêu thích nhất nhé.

5.1 Nhớ về hoa gạo

Cơn gió chiều xuôi ta về dĩ vãng

Hẹn ước ngày nào năm tháng chia xa

Ta cô đơn trong bóng xế chiều tà

Bông gạo rụng, khiến lòng ta hoang vắng

Kỷ niệm xưa nay đã thành dĩ vãng

Chốn chờ trông càng trống vắng đìu hiu

Cơn gió chiều lay bóng ngả liêu siêu

Chân bước lạc với bao điều da diết

Ta cuồng say trong mơ màng tha thiết

Bông gạo ngày nào ta biết tìm đâu…

Đào Mạnh Thạnh

5.2 Tháng ba và hoa gạo

Anh có về thăm hoa gạo tháng ba

Để nhớ về một thời hoa đỏ

Cái thời em hay mơ màng nhìn qua khung cửa sổ

Và thả hồn mình vào những cánh buồm mây

Hoa gạo vương đầy trên lối cỏ chiều nay

Nghe rưng rức một triền đê ngập nắng

Hoa vẫn đỏ giữa khoảng trời trống vắng

Mỗi cánh hoa như tia lửa mặt trời

Trong âm thầm từng cánh hoa rơi

Có nỗi nhớ không tên vẫn còn đọng lại

Như nụ môi hồng một thời con gái

Hôn nồng nàn tháng ba

Anh có về thăm lại một mùa hoa ?

Phan Thu Hà

5.3 Khúc hồi tưởng tháng 3

Phải rồi ở chỗ này đây

Cổng làng thuở ấy có cây gạo già

Cồn cào cái cữ tháng ba

Lập lòe hoa vẫn như là lửa treo.

Tháng ba ngơ ngác trẻ nghèo

Chân chim đuôi mắt nhăn nheo thương bà

Gọi là gạo chỉ thấy hoa

Đẹp thì có đẹp nhưng mà đói cơm

Ra đồng gặp cỏ mật thơm

Thơm thì thơm chẳng thể đơm bát nào!

Trách chi tóc để trái đào

Khoai giun bánh khúc miếng vào miếng ra

Chỉ thương cây gạo đã già

Vẫn còn bung những chùm hoa rực hồng

Tiếc cho cỏ mật trên đồng

Thơm như tấm mía chín trong than vùi

Bây giờ miếng ngọt miếng bùi

Tìm bà đâu nữa ngậm ngùi tháng ba…

Nguyễn Văn Chương

5.4 Cảm xúc mùa hoa gạo

Lại mùa hoa gạo nở

Đỏ rực cả bến sông

Bỗng nhớ về ngày ấy

Thuở em chưa lấy chồng

Dắt nhau qua lối nhỏ

Kịp chuyến đò sang sông

Dáng em gầy bé nhỏ

Giữa mênh mang sông Hồng

Hai mươi năm có lẻ

Em về nơi phố đông

Cây gạo xưa còn đó

Vẫn sắc đỏ mặn nồng

Nước sông Hồng vẫn đỏ

Thầm lặng mãi xuôi dòng

Để một người lặng lẽ

Thương nhớ về mênh mông…

Bùi Huy Đức

Lời kết:

Hy vọng với bài viết “Hoa gạo còn gọi là hoa gì” mang tới cho các bạn những nguồn thông tin bổ ích về một mùa hoa đỏ thắm của Tháng Ba. 

Hãy tranh thủ làm cho mình một bộ ảnh kỉ niệm và nhanh tay share cùng Wecheckin để lan tỏa những yêu thương cho nhau nhé. 

Thân!

Có thể bạn quan tâm:

Đừng bỏ lỡ điều thú vị khi du lịch Hà Giang tháng 3

TẾT VILLAGE DAI LAI – Khu du lịch văn hóa và nghỉ dưỡng độc đáo ngay gần Hà Nội

Kinh nghiệm du lịch núi Bà Đen chi tiết nhất 2022

0
cap treo nui ba den

Tây Ninh là một địa điểm du lịch lý tưởng mà chúng ta không thể bỏ qua trong checklist trekking của thanh xuân bạn nhé. Có vô vàn những địa điểm hay ho bạn có thể bỏ túi và khám phá dần nè. Chúng ta bắt đầu với địa điểm đầu tiên: Núi Bà Đen nhé. Núi Bà Đen thường được nhiều người gọi với cái tên “Đệ nhất Thiên Sơn” là một ngọn núi thuộc quần thể di tích lịch sử núi Bà Đen. Đây là địa điểm nổi tiếng với rất hoạt động du lịch khám phá như leo núi, cắm trại, trekking… Cùng chúng tôi tìm hiểu kinh nghiệm du lịch núi Bà Đen trong bài viết dưới đây nhé.

I. Vị trí núi Bà Đen nằm ở đâu?

Núi Bà Đen có vị trí nằm ở phía Đông Bắc thành phố Tây Ninh, cách Sài Gòn 100km. Núi có độ cao là 986m là ngọn núi cao nhất miền Nam Việt Nam với hệ thống cảnh vật núi non hùng vĩ, thảm thực vật phong phú cùng với rất nhiều truyền thuyết về nàng Lý Thị Thiên Hương (Bà Đen).

Núi Bà Đen là địa chỉ trekking, cắm trại… của rất nhiều bạn trẻ đam mê xê dịch. Thời điểm thích hợp để đi du lịch núi Bà Đen rơi vào từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau vì lúc này rơi vào mùa khô khí hậu ủng hộ cho việc đi picnic. Hơn nữa, vào tháng Giêng là thời điểm tổ chức lễ hội núi Bà Đen nên lượng khách du lịch đổ về đây là rất lớn.

II. Hướng dẫn đường đi đến núi Bà Đen từ Sài Gòn

Xuất phát từ TPHCM để đi tới khu du lịch núi Bà Đen bạn có thể đi theo 3 lựa chọn:

2.1 Đi bằng xe khách

Xuất phát từ bến xe An Sương, có các chuyến xe Sài Gòn – Tây Ninh với giá vé khoảng 60.000VNĐ. Tuy nhiên, điểm dừng xe khách không tới thẳng núi Bà Đen mà còn cách 10km nữa nên bạn sẽ phải đi xe ôm để tới được khu du lịch.

2.2 Đi bằng xe riêng

Từ thành phố Hồ Chí Minh để tới núi Bà Đen bạn có thể đi theo 2 cung đường sau:

Xuất phát từ quốc lộ 22A, đi thẳng tới ngã ba Trảng Bàng thì chuyển vào tỉnh lộ 782. Sau đó bạn đi thẳng khoảng hơn 60km nữa là tới núi Bà Đen.

Cung đường thứ 2 từ vẫn là đi trên quốc lộc 22A tới ngã ba Trảng Bàng nhưng hướng theo thị trấn Gò Dầu, rồi rẽ sang quốc lộ 22B. Sau đó bạn đi thẳng thêm 70km nữa là tới núi Bà Đen. Cung đường này tuy dài nhưng lại dễ đi với nhiều cảnh đẹp để checkin sống ảo.

Nguồn ảnh: Halotravel

III. Cách di chuyển lên núi Bà Đen

Có thể bạn chưa biết, đường lên đỉnh núi Bà Đen có tới 8 cách lận bao gồm:

  • Đường Ma Thiên Lãnh
  • Đường núi Phụng
  • Đường đá trắng
  • Đường ống nước
  • Đường cột điện
  • Đường chùa
  • Đường HCM
  • Đường cáp treo

Nếu bạn là người mới du lịch núi Bà Đen lần đầu thì nên chọn các cung đường sau:

3.1 Du lịch núi Bà Đen bằng đường chùa

Đây là cung đường trekking ngắn nhất để lên tới đỉnh núi Bà Đen. Đoạn đường còn khá hoang sơ nhiều đoạn dốc đá cao, cây cối thì mọc um tùm và rậm rạp. Đổi lại, không gian 2 bên đường leo núi Bà Đen lại rất nên thơ, đáng để trải nghiệm.

leo núi Bà Đen bằng đường chùa
Nguồn ảnh: Halotravel

3.2 Leo núi Bà Đen bằng đường cột điện

Đường cột điện là lựa chọn của rất nhiều phượt thủ vì nó dễ đi hơn đường chùa và cũng có nhiều biển chỉ dẫn hơn. Dọc 2 bên đường là các khu rừng xoài, rừng chuối thoáng mát và những biển hướng dẫn chỉ đường nên bạn sẽ không lo bị lạc. Thời gian chinh phục đỉnh núi Bà Đen là từ 3 đến 5 tiếng tuỳ theo đoàn.

3.3 Đi cáp treo núi Bà Đen

Cáp treo Bà Đen là tuyến cáp treo được đầu tư bởi tập đoàn Sun World khai trương vào tháng 1 năm 2018. Công trình gồm 2 tuyến cáp: từ chân núi lên đỉnh Bà Đen và từ chân núi lên chùa Bà Đen với công suất phục vụ lên tới hơn 8000 khách/giờ.

Tại thời điểm này đang là vào mùa du lịch núi Bà Đen. Và thông tin về giá vé cáp treo núi Bà Đen đang được rất nhiều khách du lịch quan tâm. Đây là lựa chọn ưu tiên dành cho những khách muốn được đi trải nghiệm, checkin ngắm vẻ đẹp hoành tráng của ngọn núi cao nhất ở các tỉnh miền Nam.

Cáp treo núi Bà Đen
Nguồn ảnh: Halotravel

IV. Du lịch núi Bà Đen ăn gì ngon?

4.1 Bò tơ Tây Ninh

Món ăn khi tới núi Bà Đen nói riêng và Tây Ninh nói chung không thể bỏ qua đó là đặc sản Bò tơ Tây Ninh. Thịt bò được chế biến thành nhiều món từ xào lăn, tái chín cho tới nhúng lẩu đều rất thơm ngon. Mặc dù, bò tơ Tây Ninh đã phổ biến tới nhiều nơi trên cả nước nhưng chắc chắn khi bạn thưởng thức món ăn này tại đây sẽ mang tới một hương vị không thể trộn lẫn.

4.2 Nem bưởi Tây Ninh

Nem bưởi được chế biến từ vỏ bưởi, thính, khế, đu đủ xanh… Đây là món ăn quen thuộc trong bữa cơm của người Tây Ninh. Nem bưởi Tây Ninh thường ăn cùng với rau dăm, chấm với muối tiêu. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn kèm với bánh mỳ hoặc bánh cuốn cho thêm phần lạ miệng.

4.3 Thằn lằn núi Bà Đen

thằn lằn núi Bà Đen
Nguồn ảnh: Halotravel

Kinh nghiệm du lịch núi Bà Đen mà không ăn món thằn lằn nơi đây thì quả là một thiếu sót lớn. Được mệnh danh là “Đệ nhất ẩm thực Tây Ninh” khi mà thằn lằn nơi đây thường ăn các loại quả sung chín, lá thuốc nên có hương vị thịt dai mà lại cực kỳ độc đáo. Thằn lằn núi Bà Đen có thể được chế biến thành các món như: nấu cháo, chiên giòn, hấp xả…

V. Những lưu ý khi du lịch núi Bà Đen Tây Ninh

Để cho chuyến du lịch của bạn thêm phần thú vị và trọn vẹn thì không thể thiếu những công đoạn chuẩn bị chu đáo sau đây.

  • Chọn thời điểm du lịch thích hợp, chú ý từ tháng 4 trở ra là mùa mưa bạn nên kiểm tra thời tiết trước khi đi.
  • Lựa chọn cung đường phù hợp tuỳ theo mục đích để trải nghiệm hoặc nghỉ dưỡng.
  • Mang theo trang phục phù hợp để leo núi, chụp ảnh…
  • Nếu đi trekking thì chuẩn bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ, diệt côn trùng…
  • Thực hiện đúng theo chỉ dẫn của trưởng đoàn, hướng dẫn viên hoặc ban quản lý khu du lịch…
  • Nếu đi trekking thì chuẩn bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ, diệt côn trùng…

Chúc bạn và người thân sẽ có một chuyến đi đầy niềm vui và nhiều kỉ niệm đáng nhớ nhé!

Ngoài Núi Bà Đen, bạn hãy bỏ túi những địa điểm trong toplist du lịch Tây Ninh đầy đủ này nữa nha.

Trên đây là toàn bộ những thông tin bạn cần biết về kinh nghiệm du lịch núi Bà Đen được cung cấp bởi Halotravel – Cộng đồng du lịch ẩm thực Việt Nam; Cộng đồng chia sẻ thông tin, cẩm nang du lịch, ẩm thực cho những người yêu du lịch, ẩm thực nơi kết nối giữa các công ty du lịch, lưu trú, ẩm thực với cộng đồng, giúp doanh nghiệp đến gần hơn với cộng đồng du lịch.

Tham khảo thêm kinh nghiệm du lịch tại cộng đồng du lịch ẩm thực Việt Nam Halotravel dưới đây nhé:

  • Website: https://halotravel.vn
  • Fanpage: https://www.facebook.com/halotravel.hanoi
  • Group: https://www.facebook.com/groups/halotravel 
  • Instagram: https://www.instagram.com/halotravel.vn/ 
  • Địa chỉ: Tòa nhà văn phòng HCMCC, 249A đường Thụy Khuê, Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam
  • Điện thoại: +84888883346

Thân!

Bài viết liên quan:

Top 8+ địa chỉ mua ô mai ở Hà Nội nổi tiếng uy tín, chất lượng

0
địa chỉ mua ô mai ở Hà Nội
địa chỉ mua ô mai ở Hà Nội

Chỉ còn hơn chục ngày nữa là Tết Nguyên Đán, bạn đã chọn được địa chỉ mua ô mai ở Hà Nội để tiếp khách ưng ý chưa? Hà Nội cũng được coi như là một thủ đô của ô mai, vậy ô mai ở đâu là ngon, là giàu truyền thống nhất. Hãy cùng Wecheckin điểm qua một vài địa chỉ qua bài viết dưới đây nhé. 

1. Ô mai Hồng Lam 

Ô mai Hồng Lam có cửa hàng đầu tiên ở Hàng Đường. Qua thời gian, thương hiện này đã có vô vàn cơ sở trên địa bàn Hà Nội. Ngày trước Hồng Lam là cái tên được nhắc đến đầu tiên khi nói về ô mai. Thương hiệu nổi danh với các loại mơ gừng, mơ không hạt. Ô mai Hồng Lam chua ngọt vừa phải, một loại quả mà làm ra được vài chục món khác nhau. Nhưng giờ mở nhiều cơ sở quá, Hồng Lam cũng giảm phong độ đi vì sản xuất công nghiệp. Nhưng với những người xa xứ muốn mua làm quà, mang lên máy bay thì Hồng Lam vẫn ăn điểm vì mẫu mã đẹp. Món được mọi người mua nhiều là Hồng Lam 1 đến Hồng Lam 11.

Ô mai Hồng Lam
Ô mai Hồng Lam

2. Ô mai Vạn Lợi 

  • Địa chỉ: 24 Hàng Da – Hoàn Kiếm – Hà Nội

 Hiếm có hàng ô mai nào mà hầu như món gì cũng xuất sắc như Vạn Lợi. Dù giá có nhỉnh hơn các hàng khác một chút. Ghé Vạn Lợi, đừng bỏ qua những quả mận xào vàng óng, dày thịt, những quả mơ dẻo ngọt cay thơm nồng. Đặc biệt, hàng có món quất xào cực phẩm chỉ bán từ ông Công ông Táo đến tầm 28 Tết là hết hàng. Duy nhất một lần trong năm thôi ạ. Thi thoảng bác chủ hơi khó tính, nhưng vì ô mai ngon nên hàng vẫn đông khách như thường.

Ô mai Vạn Lợi 
Ô mai Vạn Lợi 

3. Ô mai Gia Lợi 

  • Địa chỉ: 8 Hàng Đường

Gia Lợi không nổi tiếng về các món ô mai ăn chơi, mà được biết đến là thương hiệu gia đình chuyên làm những loại quất, chanh muối để trị ho. Ô mai ở đây làm chuẩn phong vị ngày xưa. Hơi mặn so với khẩu vị của số đông. Nhưng để tặng người yêu nếu bỗng dưng nàng kêu gió lạnh Hà Nội làm em đau họng thì chuẩn quá.

Ô mai Gia Lợi 
Ô mai Gia Lợi 

4. Ô mai Tiến Thịnh

  • Địa chỉ: 21 Hàng Đường và 25A Phùng Hưng

Có một món mà nếu ai yêu ô mai Tiến Thịnh, chắc chắn sẽ mê. Đấy chính là mận cơm xào và mận cơm dẻo. Những quả mận nhỏ tí xíu như đầu ngón tay út, gia giảm gia vị sao mà tài tình quá. Khi ngậm vị chua chua như tan trong miệng. Ăn một lúc chục quả cũng chưa thấy đã. Ngoài ra, những món về mận của Tiến Thịnh cũng đặc sắc chẳng kém.

Ô mai Tiến Thịnh
Ô mai Tiến Thịnh

5. Ô mai Thuỷ Khế

Địa chỉ: 10 Hàng Cót

 Nhắc đến các kiểu ô mai xào, phải nhớ ngay Thuỷ khế – hàng ô mai lúc nào cũng thơm nức cả phố. Từ mận xào, mơ xào, quất xào, sấu xào, táo ta,…đến những loại hoa cả tươi theo mùa dầm đường ớt. Nghĩ đến thôi đã thấy không ngăn được nước bọt trào ra rồi.

Ô mai Thuỷ Khế
Ô mai Thuỷ Khế

6. Ô mai Phương Mai

  • Địa chỉ: 10 Phố Huế

Những cơn nắng hè qua đi để lại cho mùa lạnh Hà Nội một thứ quà thanh nhã: ô mai sấu bao tử. Quả sấu non, giòn tan và hầu như là chưa có hạt, quyện đều với chút nước cay ngọt. Cắn đến đâu đi vào lòng người đến đấy. Hàng Phương Mai nằm trong con ngõ bé tẹo giữa phố đông đúc, lúc nào cũng làm chẳng kịp tay những mẻ sấu quanh năm. Nếu mua ô mai sấu vào thời điểm không chính vụ, giá ở đây có hơi cao một chút.

Ô mai Phương Mai
Ô mai Phương Mai

7. Ô mai Bà Thu

  • Địa chỉ: 147 Bà Triệu

Thương hiệu nổi tiếng này không chỉ đông khách vì ô mai, mà còn có một món khác cũng ngon chẳng kém: muối ô mai chấm hoa quả. Vì thế mà ô mai ở đây thường được rải thêm một lớp muối chua cay mặn ngọt, khi ăn hết có thể mang xoài, cóc, ổi ra chấm ăn rất ngon.

8. Ô mai Gia Thịnh

  • Địa chỉ: 13 Hàng Đường

Trên con phố Hàng Đường, có một thương hiệu nổi tiếng chẳng kém gì Hồng Lam. Đấy chính là ô mai Gia Thịnh. Ăn ô mai Gia Thịnh, mới thấy được hết cái tỉ mẩn, tâm huyết của những gia đình đã làm nghề nhiều đời. Cứ nhìn từng hàng lọ thuỷ tinh chứa khế xào, mơ cam thảo, chanh cốm san sát nhau và cửa hàng lúc nào cũng nườm nượp người qua lại là biết đây chính xác là địa điểm dân sành ăn Hà Nội không bao giờ bỏ qua. Người ta không chỉ chờ đợi mùa đông Hà Nội vì những cơn gió lạnh, những sắc trắng lung linh của hoa cúc hoạ mi, mà còn bởi những thứ quà ăn chơi mà khi nào phải đi xa thấy nhớ đến cồn cào ruột gan.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ chọn cho mình một địa chỉ mua ô mai ở Hà Nội ưng ý nhất. Nếu bạn còn biết địa chỉ nào khác, đừng quên comment xuống bên dưới để chúng mình bổ sung nhé. Chúc các bạn có một cái Tết an lành và hạnh phúc. 

Xem thêm:

Wecheckin