Ẩm thực

Nhắc tên 7 đặc sản Sơn La mang đậm hương vị núi rừng

Nhắc tới Sơn La người ta thường nhớ về một mảnh đất núi non hùng vĩ, những con người dân bản có cuộc sống giản đơn mà thấm đượm nghĩa tình. Ai đã một lần ghé thăm có lẽ sẽ thật khó để quên đi vẻ đẹp của cảnh sắc hay những món ăn đặc sản Sơn La thưởng một mà nhớ mười.

Vậy nếu chuyến đi đã được lên lịch, món ăn nào nơi đây đáng để bạn trải nghiệm? Hãy để Wecheckin giải đáp giúp bạn qua bài viết dưới đây nhé!

1. Bắp cải cuốn nhót xanh – Đặc sản Sơn La khiến người thương kẻ nhớ

Thật độc đáo khi người dân tộc Thái nghĩ ra được thứ món ăn mang đậm đà hương vị đến thế. Dẫu cho người ăn lần đầu tiên thưởng thức sẽ khó mà cảm nhận ngay được cái hay, cái lạ, cái ngon của món khai vị nghe lạ mà đầy tính tò mò này.

Bắp cải cuốn nhót xanh là đặc sản của người dân tộc Thái

Nguyên liệu để làm bắp cải cuốn nhót xanh rất dễ kiếm và đơn giản, người ta chọn chùm nhót xanh đương còn lớp phấn phủ trắng bề mặt, quả không quá mềm để giữ lại độ giòn cho món cuốn.

Bắp cải để cuốn chung cũng được chọn lựa kỹ, không quá già cũng không quá non. Khi thưởng thức sẽ ăn cùng rau thơm như lá tỏi, rau mùi và gừng thái lát. Cái hồn quan trọng nhất để tạo nên ấn tượng trong cảm nhận của người ăn là nước chấm chẩm chéo – một sự hòa quyện hoàn hảo của tỏi khô Tây Bắc, gừng, ớt, rau mùi, mắc khén, sả,… giã nhuyễn trộn cùng muối hay nước mắm.

Điều tạo nên sự đặc biệt của món ăn này là nước chấm chẩm chéo

Khi ăn người ta bày tất cả các nguyên liệu ra, thái nhỏ rồi cuống cùng bắp cải, chấm vào chẩm chéo.

2. Táo mèo Sơn La – thức quả đặc sản Sơn La không thể không nhắc tên

Nhắc tới đặc sản Sơn La làm quà, người ta vẫn thường bảo nhau về loại quả mang nhiều công dụng trong việc ngăn ngừa và chữa bệnh – quả táo mèo.

Những cây táo mèo vươn lên từ núi đá, tán rộng, thường ra hoa vào mùa xuân và được người dân thu hoạch và tháng 8 đến tháng 10 hàng năm.

Táo mèo là đặc sản Sơn La nổi tiếng xa gần

Táo mèo không chỉ được ưa chuộng như một vị thuốc quý mà còn là thức uống giải khát mùa hè rất tốt cho cơ thể. Ngoài ra người ta còn có thể chế biến thành các loại mứt để ăn chơi, mời khách.

Mứt táo mèo được chế biến ăn cũng rất ngon và đáng để thử

Đến Sơn La vào dịp mùa thu, bạn có thể thưởng thức táo mèo ngay khi vừa chín hay mua táo mèo về làm quà cho bạn bè, người thân sẽ rất tuyệt đó.

3. Ngây ngất trong men say rượu cần Sơn La

Rượu cần Sơn La là thứ men rượu chưa uống đã “say”, say từ cái tên, hương vị cho đến cái tình của người vùng cao. Rượu cần gợi người ta nhớ về ẩm thực đặc trưng vùng Tây Bắc.

Rượu cần Sơn La chưa uống đã say

Một chum rượu cần đạt chuẩn khi được ủ trong chum gốm Mường Chanh – một sản phẩm thủ công của người dân tộc Thái. Rượu được kết hợp từ các nguyên liệu như gạo nếp, men lá, vỏ trấu,… ủ trong chum từ 7-10 ngày hay 15 ngày tùy mùa và thời tiết. Người ủ rượu cũng cần phải có tay nghề cao mới tạo ra vị ngon, ngọt nhẹ.

Sẽ rất thú vị nếu được một lần ghé thăm Sơn La và thưởng thức rượu cần

Khi đến với Sơn La, hãy một lần thưởng thức chum rượu cần giữa thung lũng, bản làng, cùng nhau cắm trại, hòa mình trong lời ca tiếng hát để phần nào cảm nhận được cái thú vui bình dị mà ấm cúng của người dân nơi đây.

4. Pa Pỉnh Tộp – Món cá nướng chuẩn vị Tây Bắc

Nếu ở đồng bằng có món cá nướng thì vùng cao Tây Bắc có pa pỉnh tộp cũng giống như một nét đẹp ẩm thực không thể thiếu của người miền núi. Điều làm nên hương vị rất riêng của pa pỉnh tộp chính là mùi thơm của mắc khén.

Pa pỉnh tộp là món cá nướng đặc trưng của người vùng cao

Người dân ở đây lựa chọn cá trắm, cá chép hay cá trôi đem sơ chế, chỉ bỏ mật cá và nhồi các loại gia vị như gừng, xả, ớt, rau mùi, rau thơm, hành tươi, húng, mắc khén và hạt tiêu,… vào bụng cá sau đó kẹp chặt vào thanh tre và đem nướng trên than hoa.

Công đoạn nướng cá cũng rất quan trọng, người nướng phải căn để làm sao cá chín vừa, không bị cháy hay khô để giữ được hương vị tự nhiên của cá.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết này:

5. Nộm da trâu – món ngon lạ miệng của người dân Sơn La

Nộm da trâu là một món đặc sản không thể thiếu trong mâm cơm mỗi dịp đặc biệt của người Sơn La. Da trâu khi sơ chế sẽ được hơ qua lửa rồi ngâm với nước lã để đạt độ mềm trước khi đem thái mỏng.

Nộm da trâu Sơn La đã ăn là nghiền

Để tăng thêm phần hấp dẫn cho món nộm, người Thái Sơn La trộn cùng rất nhiều gia vị như lạc, mùi ta, mùi tàu, mắc khén.

Các loại rau thơm ăn cùng nộm da trâu rất đa dạng

Nếu ở nhiều vùng miền khác, người ta thường dùng chanh hay giấm để tạo độ chua cho món nộm nhưng đối với nộm da trâu Sơn La, nguyên liệu thay thế được dùng là nước măng chua. Cũng chính vì thế mà món ăn này trở nên độc đáo và có hương vị hấp dẫn riêng biệt.

6. Thịt muối chua Sơn La – món khai vị độc lạ vùng cao

Thịt muối chua là nét ẩm thực truyền thống của người dân tộc Dao, chỉ có dịp lễ tết, cưới xin hay nhà có khách quý người ta mới đem ra thưởng thức. Nguyên liệu chính của món ăn độc đáo này là thịt lợn, cơm nguội, muối tinh.

Thịt muối chua là món ăn lạ miệng của người Sơn La

Thịt lợn dùng để làm thịt muối chỉ ngon khi có cả phần lạc và phần mỡ, giữ được phần bì. Thịt được mang ướp muối sau đó người ta dùng cơm nguội bóp đều vào miếng thịt đến khi sủi bọt rồi mới xếp vào chum.

Người làm thịt muối sẽ xếp thịt kín chum, đến gần miệng chum thì phủ một lớp cơm nguội mỏng rồi bịt kín.

Món ăn này tuy dễ làm nhưng lại mất thời gian từ 6 tháng đến 1 năm để có thể thưởng thức. Thịt chua thường được ăn kèm với lá chát, lá lốt, có độ giòn của thịt mỡ, giòn dai của bì và ngọt của thịt nạc. Món ăn này thực sư rất đáng để trải nghiệm nếu bạn có dịp tới Sơn La và ghé thăm nơi sinh sống của người Dao đó!

7. Nậm Pịa – nét lạ lùng của người vùng cao

Nhắc đến món ngon người dân Sơn La chỉ dùng để đãi khách quý, không thể không nhắc đến cái tên nậm pịa. Món ăn này độc đáo từ cái tên cho tới nguyên liệu để chế biến ra nó – ấy chính là nội tạng bò.

Nậm pịa là món ăn người Sơn La chuyên dùng để đãi khách quý ghé thăm nhà

Nhiều người thoạt nghe sẽ cảm thấy vô cùng đáng sợ mà không dám thưởng thức, vì tiết, đuôi, dạ dày cuống tim và ngay cả phần thức ăn chưa được tiêu hóa của bò cũng được đem ra để chế biến. Món nập pịa chính là tấm lòng mến khách, thảo thương của người dân Sơn La mỗi khi có khách quý đến chơi nhà.

Nồi nậm pịa thêm phần đậm đà hương vị khi đun cùng rau thơm, bột mắc khén, tỏi, ớt, mùi tàu,.. Nậm pịa có màu nâu, sền sệt, có mùi hơi nồng và được thưởng thức cùng rau chuối, bạc hà.

Nét ẩm thực đặc sắc của mảnh đất Sơn La luôn thôi thúc người ta tìm về và thưởng thức, bởi trót ăn một lần là ấn tượng, thương nhớ bội lần.

Hãy lên đường và khám phá để thêm yêu cảnh sắc và sự nồng hậu, mến khách của người dân Sơn La nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Thủy Tiên

Recent Posts

Top những địa điểm chơi Noel thú vị ở Hà Nội

Noel lại sắp đến rồi Hà Nội lại đẹp lung linh lộng lẫy dưới những…

2 tuần ago

Đi chơi Noel ở Hà Nội – [Top 7+] quán cafe dành cho các cặp đôi vào đêm Giáng sinh

Không khí Giáng sinh đang ngập tràn khắp con phố ở Hà Nội. Vào ngày…

3 tuần ago

7+ ý tưởng tổ chức ngày 20/10 dành tặng những người phụ nữ thân yêu

Vào những dịp lễ đặc biệt, đôi khi chỉ cần những hành động nhỏ thể…

1 tháng ago

Những món quà tặng ý nghĩa ngày 20/10 dành cho “một nửa của thế giới”

Ngày 20/10 là tôn vinh Phụ nữ Việt Nam, đây là một dịp để bạn…

1 tháng ago

CHUẨN BỊ CHƠI TEAM BUILDING CẦN NHỮNG GÌ?

Để giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi, đặc biệt nâng cao tinh thần tập…

1 tháng ago

Trải nghiệm ẩm thực dân tộc giữa núi rừng Đà Bắc

Tôi được thưởng thức ẩm thực Đà Bắc ngay khi đặt chân đến nơi đây…

1 tháng ago