Ngày lễ

Trung thu 2020 vào ngày bao nhiêu? Các hoạt động không thể thiếu trong dịp Trung thu

Trung thu từ lâu đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Tết Trung thu không chỉ dành cho trẻ em, mà nó còn là dịp để người dân quây quần, đoàn viên sau những khoảng thời gian xa nhà. Tết Trung thu 2020 có lẽ sẽ là một năm đặc biệt nhất đối với tất cả mọi người vì ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Làm thế nào để vừa có thể đón Trung thu mà vẫn đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wecheckin nhé!

1. Tết Trung thu 2020 vào ngày bao nhiêu?

Theo âm lịch, Tết Trung thu sẽ rơi vào ngày 15 tháng 8 (rằm tháng 8) hàng năm. Còn theo dương lịch năm 2020, Tết Trung thu sẽ vào ngày 1/10/2020 (thứ 5). Nếu bạn còn đang thắc mắc Tết Trung thu 2020 vào ngày bao nhiêu thì đây là câu trả lời chính xác dành cho bạn.

Tính từ thời điểm này, chỉ còn nửa tháng nữa là sẽ đến Tết Trung thu. Các bạn nhớ note lại ngày Trung thu để có thể chuẩn bị mọi thứ được tốt hơn nhé. 

2. Ý nghĩa về ngày Tết Trung thu mà nhiều người chưa biết

Tết Trung thu đã có từ thời xa xưa. Theo văn bia chùa Đọi, năm 1121 từ đời nhà Lý, Tế Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long. Cũng có rất nhiều các câu truyện, truyền thuyết dân gian xoay quanh về nguồn gốc của ngày Trung thu như: sự tích chú Cuội, sự tích Thỏ Ngọc, …

Tết Trung thu không chỉ có ở Việt Nam, nó còn là ngày lễ của các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore,…

Vào ngày Trung thu, theo phong tục của người Việt, các bà, các mẹ sẽ chuẩn bị mâm cỗ để dâng lên bàn thờ tổ tiên. Sau đó, tất cả các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên mâm cơm phá cỗ, thưởng trăng. 

Ngày lễ Trung thu cũng là ngày để người Việt bày tỏ lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng những món quà, những lời hỏi thăm.

Và đặc biệt, ngày này cũng được xem như là ngày Tết của thiếu nhi. Trẻ em trên tất cả mọi miền đất nước đều mong đến ngày này để được rước đèn, phá cỗ, đi chơi trung thu cùng bố mẹ, bạn bè.

Có thể bạn chưa biết: Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng, tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tại, trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

3. Tết Trung thu 2020 – các hoạt động đã bị lãng quên

Ngày lễ Trung thu có lẽ trẻ em sẽ là người mong chờ, háo hức nhất vì được mua đồ chơi, phát quà,…

Trung thu năm nay để các bé vừa có một ngày lễ Trung thu trọn vẹn mà vẫn đảm bảo an toàn thì các bố mẹ nên tổ chức Trung thu cho bé ở nhà. Cả nhà cùng nhau tổ chức các hoạt động để gắn kết gia đình vừa không sợ ra ngoài đông đúc.

3.1. Tự tay làm bánh trung thu trong ngày rằm tháng 8

Bánh trung thu là thứ không thể thiếu trong dịp Tết Trung thu. Chính vì thế, việc tổ chức cho cả nhà làm bánh Trung thu sẽ tạo ra cho mọi người những trải nghiệm cực lý thú. Đây là hoạt động giúp các bạn nhỏ, chúng ta tìm hiểu thêm về các món bánh cổ truyền của dân tộc.

Tự tay làm bánh Trung thu cùng gia đình

3.2. Tự tay làm đèn lồng ông sao trong ngày Tết Trung thu

Từ xưa, hễ đến Tết Trung thu là không thể thiếu chiếc đèn ông sao 5 cánh rực rỡ. Nhưng ngày nay, sự xuất hiện những chiếc đèn lồng điện tử hiện đại khiến cho trẻ em không được tiếp xúc với nhiều loại đèn truyền thống như đèn ông sao, đèn kéo quân, đèn cù dần.

Những chiếc đèn trung thu 5 sao đã gắn liền với biết bao

Các bố mẹ có thể lên youtube học cách làm những chiếc đèn truyền thống đơn giản rồi hướng dẫn lại cho những bạn nhỏ trong nhà. Đến tối, các bé sẽ rước đèn bằng chính chiếc đèn lồng mình làm ra chắc hẳn sẽ rất thú vị.

3.3. Rước đèn, phá cỗ trong ngày Rằm tháng 8

Thay vì đi các TTTM lớn đông người, tất cả thành viên trong gia đình có thể tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn đi khắp khu phố trong đêm trung thu. Sau đó cùng nhau liên hoan, phá cỗ, thưởng thức các loại hoa quả, bánh trung thu truyền thống do gia đình tự làm. 

Rước đèn Trung thu

3.4. Trang trí mâm ngũ quả

Đây là hoạt động không thể thiếu trong những ngày Tết Trung thu xưa. Trang trí những hình thù ngộ nghĩnh, đáng yêu chắc chắn sẽ thu hút được các thành viên trong gia đình. Thay vì tự tay mình chuẩn bị mâm ngũ quả, mà hãy tạo nó thành các trò chơi cho cho mọi người trong gia đình, nhất là đối với các bạn nhỏ. Những hoạt động như vậy sẽ giúp cho các bé vừa vui Trung thu mà còn mang nhiều ý nghĩa giáo dục thiết thực.

Mâm ngũ quả

Lễ hội Trung thu cũng là ngày đoàn tụ với gia đình, cả nhà cùng quây quần bên mâm cơm ấm áo. Như mọi năm mọi người sẽ có những chuyến du lịch vivu cùng người thân, nhưng Tết Trung thu 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid nên đi lại cũng rất hạn chế. Các bạn hãy tự tạo ra những hoạt động vui chơi Trung thu tại gia thật bổ ích, giúp cho mọi người có một ngày rằm tháng 8 thật đáng nhớ nhé.

Hằng Bắp

Yêu hòa bình :))

Recent Posts

Top những địa điểm chơi Noel thú vị ở Hà Nội

Noel lại sắp đến rồi Hà Nội lại đẹp lung linh lộng lẫy dưới những…

2 tuần ago

Đi chơi Noel ở Hà Nội – [Top 7+] quán cafe dành cho các cặp đôi vào đêm Giáng sinh

Không khí Giáng sinh đang ngập tràn khắp con phố ở Hà Nội. Vào ngày…

3 tuần ago

7+ ý tưởng tổ chức ngày 20/10 dành tặng những người phụ nữ thân yêu

Vào những dịp lễ đặc biệt, đôi khi chỉ cần những hành động nhỏ thể…

1 tháng ago

Những món quà tặng ý nghĩa ngày 20/10 dành cho “một nửa của thế giới”

Ngày 20/10 là tôn vinh Phụ nữ Việt Nam, đây là một dịp để bạn…

1 tháng ago

CHUẨN BỊ CHƠI TEAM BUILDING CẦN NHỮNG GÌ?

Để giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi, đặc biệt nâng cao tinh thần tập…

1 tháng ago

Trải nghiệm ẩm thực dân tộc giữa núi rừng Đà Bắc

Tôi được thưởng thức ẩm thực Đà Bắc ngay khi đặt chân đến nơi đây…

1 tháng ago