Sơn La

Khám Phá Lòng Hồ Quỳnh Nhai Đẹp Mê Hồn – Địa Điểm Thu Hút Khách Du Lịch

Nhắc đến Sơn La, có lẽ ai cũng liên tưởng đến cao nguyên Mộc Châu với những đồi chè bát ngát vô tận, thung lũng mận trắng thơ mộng, và Tà Xùa với sống lưng khủng long đồ sộ và hùng vĩ.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng trên vùng cao này còn tồn tại một điểm đến lý tưởng không kém phần hấp dẫn, đó là “hồ Quỳnh Nhai” được coi là hồ thủy điện lớn nhất trong nước và là địa điểm tuyệt đẹp. Bạn có thể chụp ảnh để lưu lại những khoảnh khắc tuyệt vời bên gia đình và bạn bè.

Hãy cùng wecheckin khám phá vẻ đẹp mê hồn của lòng hồ Quỳnh Nhai mà không phải ai cũng biết đến ngay nhé.

1. Địa điểm hồ Quỳnh Nhai ở đâu?

“Hồ Quỳnh Nhai” hay còn được gọi với cái tên  “Biển hồ Sơn La” thực chất là lòng hồ Thủy điện Sơn La, nơi được Tỉnh ủy Sơn La lựa chọn để xác định thương hiệu tương ứng với tiềm năng mà nó đem lại, tiềm năng vượt trội cũng như thế mạnh của hồ thủy điện lớn nhất cả nước. 

Hồ thủy điện này nằm trên các địa điểm như huyện Quỳnh Nhai, Mường La, Thuận Châu của tỉnh Sơn La. Địa điểm cách Mộc Châu khoảng 200km. Nếu bạn đi theo đường quốc lộ 6 thì mất khoảng 5 tiếng.

Được biết diện tích huyện Quỳnh Nhai trên 105.600ha. Khách du lịch sẽ rất bất ngờ khi biết rằng chỉ tính riêng trên địa bàn huyện, tổng diện tích hồ Quỳnh Nhai đã chiếm lên tới 10.000ha. 

Quỳnh Nhai nằm giữa thung lũng rộng lớn được bao bọc bởi những dãy núi cao hùng vĩ được bao phủ bởi những cánh rừng cổ thụ xanh bạt ngàn. Là một vùng đất ít được biết đến vẫn còn giữ được vẻ đẹp tự nhiên mà thiên nhiên ban tặng. Không bị tác động bởi yếu tố bên ngoài, lòng hồ Quỳnh Nhai vẫn mang trong mình vẻ đẹp nguyên sơ ngọt ngào mà hoang dã.

2. Thời điểm lý tưởng tham quan biển hồ Quỳnh Nhai

Thời điểm lý tưởng thích hợp nhất để khám phá lòng hồ thủy điện Quỳnh Nhai bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau (thời điểm mùa nước nổi). 

Khi tham quan vào dịp mùa nước nổi nên du khách có thể chiêm ngưỡng mặt sông mênh mông, trong xanh có thể soi bóng mây trời, mang đến khung cảnh thơ mộng, tuyệt đẹp. 

Thời điểm này trong năm cũng là lúc nhiều hoạt động văn hóa diễn ra như: Lễ hội gội đầu của người Thái trắng Quỳnh Nhai. Lễ hội mừng cơm mới ở thị trấn Ngọc Chiến (Mường La), lễ hội đua thuyền truyền thống, lễ hội thầy mo Then Kin Phang. Đây chỉ là một số lễ hội nổi bật vẫn còn nhiều lễ hội khác nữa mà du khách nên tham gia để có thể tiếp xúc với nền văn hóa dân tộc nước nhà.

3. Lễ hội độc đáo ở hồ Quỳnh Nhai

3.1 Lễ hội gội đầu

Đối với phụ nữ Thái, gội đầu là một nghệ thuật truyền thống, tóc sẽ được người phụ nữ văng cao hơn đỉnh đầu, hành động này có tên gọi độc đáo là Tăng Cẩu. Điều thú vị là trong văn hóa của các dân tộc Thái, đây là một cách xác định người phụ nữ đã có gia đình. 

Ngoài ra, các cô gái Thái để tóc rất dài, họ rất ít khi cắt tóc ngắn. Họ cũng sử dụng chiếc trâm để cài tóc. Chiếc trâm không chỉ tôn thêm vẻ đẹp của người con gái Tây Nguyên mà còn thể hiện địa vị trong gia đình. Khác với người miền xuôi, những người phụ nữ thường gội đầu bằng lá cây rừng. Đó là cách mái tóc được gội sạch và nuôi dưỡng.

Bên cạnh đó, người Thái cho rằng việc người phụ nữ gội đầu đi đôi với sự an toàn của chồng, nhất là khi anh ấy đi làm xa hoặc có công việc nguy hiểm. Cụ thể, để đảm bảo an toàn cho chồng, người phụ nữ không gội đầu cho đến khi người chồng trở về.

Nhiều người thắc mắc rằng bình thường mấy tháng không gội đầu mà sao tóc vẫn đen mượt, không có gàu, có lẽ bí quyết của họ là có bí quyết riêng sản để sản xuất dầu gội đầu. Đây cũng coi như là một nghệ thuật truyền thống “Họ thường dùng nước vo gạo nếp dưới dạng đặc, sau đó chờ cho hỗn hợp trở nên sền sệt cũng mất khoảng hai ngày, tới khi mùi khó ngửi được bốc lên là quy trình tạo ra sản phẩm gội đầu của người Thái cũng được hoàn thiện”.

Nhưng điều gì khiến người dân ở đây lại gọi đó là lễ hội. Đơn giản bởi vì nó hội tụ đủ hai điều đó là độc và lạ. Nếu ai đó muốn một lần được tận mắt chứng kiến cái cảm giác độc đáo đó thì hãy tìm đến các con suối ở Phù Yên, xã Ngọc Chiến, Mường Lay, Quỳnh Nhai.

3.2 Lễ hội đua thuyền truyền thống

Hàng năm cứ vào ngày 10 tháng Giêng, lễ hội đua thuyền truyền thống tổ chức tưng bừng tại lòng sông Đà. Nó chủ yếu tập trung vào các cộng đồng dân tộc Thái, những người kiếm sống bằng trồng lúa nước, khai thác lâm sản và đánh bắt cá trên sông. Công việc hàng ngày cho cả sinh kế và công việc sản xuất.

Riêng lễ hội đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc lưu giữ và bảo tồn văn hóa truyền thống. Các đội tham gia đua thuyền là những người dân của các cộng đồng ven sông Đà và đây là ngày hội lớn để chia sẻ, học hỏi và thắt chặt thêm tình cảm của những người con miền núi Quỳnh Nhai.

3.3 Lễ hội thầy mo Then Kin Pang

Lễ hội thầy mo Then Kin Pang là lễ hội tiêu biểu tại Bản Kích thuộc xã Pha Khinh của người dân tộc Thái trắng. Một không gian văn hóa dân gian được kế thừa từ quá khứ, khi các thầy mo gặp lại những đứa con nuôi của mình. 

Thầy mo được xem là một người được cử từ trên trời xuống trần thế để giúp đỡ, cứu rỗi nhân gian còn những người con nuôi chính là những người bệnh được ông chữa lành. 

Nhiều người mang theo lễ đến nơi đây để tỏ lòng biết ơn, cũng có nhiều người đến cầu nguyện những điều tốt lành sẽ đến bên họ. Quy mô lễ hội khá lớn, thời gian diễn ra kéo dài tới 3-4 ngày.

4. Các điểm tham quan khác ở hồ Quỳnh Nhai

4.1 Cầu Pá Uôn

Ở đây có cây cầu Pá Uôn bắc qua khu vực lòng hồ, và cũng được biết đến là cây cầu có trụ cầu cao nhất Đông Nam Á, trụ chính của cầu cao tới 98.6m. Bên cạnh đó, cây cầu là tuyến giao thông huyết mạch nối Sơn La với các tỉnh Tây Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên…

Nhìn từ xa, cây cầu như một dải lụa vắt qua một vùng nước xanh mênh mông. Cầu Pá Uôn được coi là điểm nhấn về cảnh quan thiên nhiên khi là một địa điểm du lịch. Không chỉ thế, cây cầu còn tạo đà cho sự phát triển của ngành công nghiệp “không khói” cho huyện Quỳnh Nhai nói riêng và Tây Bắc nói chung.

Nơi đây cũng là địa điểm tổ chức của các lễ hội truyền thống như Lễ hội đua thuyền, Lễ hội gội đầu cho các cô gái Thái. Đây cũng là một địa điểm tuyệt vời tạo cơ hội quy tụ giữa người dân nơi đây và du khách hàng năm. 

4.2 Di tích Linh Sơn Thủy Từ – đền Nàng Han

Di tích Linh Sơn Thủy Từ – đền Nàng Han là địa điểm du lịch gắn liền với tín ngưỡng tâm linh của người dân cũng như khách du lịch tới đây. Di tích nằm trên đồi Pú Nghịu, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai. 

Mọi người có thể bao quát toàn bộ lưu vực sông với phong cảnh hữu tình, thơ mộng khi đứng trên di tích Linh Sơn Thủy Từ – đền Nàng Han. Bạn cũng có thể nhìn thấy lòng hồ Quỳnh Nhai và các bản làng tái định cư ven lòng hồ.

Di tích được khánh thành vào năm 2011, nơi đây phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân trên địa bàn. Trong đó, Linh Sơn Thủy Từ là ngôi đền thờ thần sông núi, vị thần cai quản vạn vật trên trời dưới đất. Và đền Nàng Han là nơi thờ vị nữ tướng anh hùng người dân tộc Thái được lưu danh muôn đời, người đã có công đánh bại quân xâm lược phương Bắc.

4.3 Đảo Trái Tim

Đảo Trái tim thuộc bản Hát Lếch, xã Chiềng Ơn có diện tích 1.3ha, cách cầu Pá Uôn khoảng 10km. Từ trên cao nhìn xuống, hòn đảo nhìn giống như hình trái tim với cảnh vật thật ngọt ngào mà nên thơ, kết hợp với màn sương mờ ảo, nước hồ trong xanh, không khí trong lành. 

Ở đây, du khách không chỉ được tham quan những địa điểm tuyệt đẹp như đồi hoa ngũ sắc, đồi chong chóng, cầu kính tình yêu, mà còn có thể tham gia những hoạt động giải trí khác như bơi lội trong dòng nước mát lạnh, leo núi, đạp vịt, câu cá. 

Đã có những địa điểm tham quan và các hoạt động giải trí thì tất nhiên nơi đâu không thể thiếu các món ăn nổi bật đặc trưng cho ẩm thực đồng bào dân tộc Thái được. Món ăn đặc trưng được chế biến từ cá sông Đà như pa pỉnh tộp còn được gọi là cá nướng, và còn các đặc sản khác nữa như gỏi cá, canh bon, gà nướng mắc khén. 

Khách quan còn có thể được trải nghiệm các hoạt động khác nữa như việc cho cá ăn, nghe các làn điệu Then từ các nghệ nhân biểu diễn, xem các điệu múa cổ truyền của người dân tộc Thái. 

4.4 Vịnh Uy Phong

Tọa lạc tại bản Khoang, thành phố Pá Ma Pha Khinh. Vịnh Uy Phong hiện là điểm được nhiều bạn trẻ yêu thích khi tham quan lòng hồ Quỳnh Nhai bởi núi non hùng vĩ và thơ mộng. Để khám phá cảnh đẹp Vịnh Uy Phong, còn chần chừ gì nữa mà bạn hãy lênh đênh ngược thượng nguồn sông sông Đà trên du thuyền chong chóng.

Bước chân vào vịnh, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước khuôn viên nhà nổi hài hòa, không gian thoáng mát tạo cảm giác thoải mái và gần gũi với thiên nhiên. Mọi thứ đều rất đơn giản, các vật dụng chủ yếu được làm bằng vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa. 

Tại đây bạn có thể tham gia các hoạt động giải trí thú vị như chèo thuyền, đu quay, bể bơi ngoài trời, các hoạt động dưới nước, câu cá, trải nghiệm cá massage chân tại khu nhà lồng nuôi cá bên nhà hàng nổi… Và hãy nhớ rằng trang bị đồ dùng và dụng cụ bơi để trải nghiệm những hoạt động thú vị này.

Trên đây là toàn bộ những điều các bạn nên biết và lưu tâm trước khi đến với lòng hồ Quỳnh Nhai. Và hãy đừng quên ghi lại những khoảnh khắc thật đẹp của chính mình và chia sẻ cùng đội ngũ Wecheckin nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Hau Kaisha

Một cô gái yêu thích cái đẹp và luôn theo đuổi cái đẹp bên trong lẫn bên ngoài. Đối với cô, cuộc sống muôn màu luôn nhiều thú vị!

Share
Published by
Hau Kaisha

Recent Posts

Top những địa điểm chơi Noel thú vị ở Hà Nội

Noel lại sắp đến rồi Hà Nội lại đẹp lung linh lộng lẫy dưới những…

2 months ago

Đi chơi Noel ở Hà Nội – [Top 7+] quán cafe dành cho các cặp đôi vào đêm Giáng sinh

Không khí Giáng sinh đang ngập tràn khắp con phố ở Hà Nội. Vào ngày…

2 months ago

7+ ý tưởng tổ chức ngày 20/10 dành tặng những người phụ nữ thân yêu

Vào những dịp lễ đặc biệt, đôi khi chỉ cần những hành động nhỏ thể…

3 months ago

Những món quà tặng ý nghĩa ngày 20/10 dành cho “một nửa của thế giới”

Ngày 20/10 là tôn vinh Phụ nữ Việt Nam, đây là một dịp để bạn…

3 months ago

CHUẨN BỊ CHƠI TEAM BUILDING CẦN NHỮNG GÌ?

Để giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi, đặc biệt nâng cao tinh thần tập…

3 months ago

Trải nghiệm ẩm thực dân tộc giữa núi rừng Đà Bắc

Tôi được thưởng thức ẩm thực Đà Bắc ngay khi đặt chân đến nơi đây…

3 months ago