TREKKING NGŨ CHỈ SƠN trong ngày – Ngọn núi không dành cho những “kẻ” yếu đuối

Cảm giác “lên đỉnh” trong ngày, các bạn đã thử chưa? Trekking Ngũ Chỉ Sơn – Một ngọn núi với cung đường leo không quá dài nhưng nó là một thách thức không nhỏ cho những ai muốn chinh phục. 

Con người thật nhỏ bé trước vẻ hùng vĩ của núi rừng

Ngũ Chỉ Sơn được mệnh danh là ngọn núi đẹp nhất vùng Tây Bắc, là một điểm đến ưa thích của những người đam mê bộ môn mạo hiểm leo núi. Wecheckin xin chia sẻ kinh nghiệm trekking Ngũ Chỉ Sơn trong ngày và những trải nghiệm đáng nhớ khi leo vào hôm trời mưa.

Chắc những ai leo núi đều đã từng được nghe qua các câu như: “Đơn giản ý mà”, “Không có gì nguy hiểm đâu” hay “Đây chỉ là cung dưỡng sinh” thì các bạn đừng vội tin nhé. Đó chỉ là những câu nói của người khỏe là porter leo chuyên nghiệp. Chỉ vì nhẹ dạ cả tin nên mình đã trekking Ngũ Chỉ Sơn trong ngày, lại vào đúng trời mưa. Cảm giác đến bây giờ vẫn còn hoang mang là tại sao mình có thể chinh phục được ngọn núi đầy hiểm trở này.

1. Thông tin về ngọn núi Ngũ Chỉ Sơn

Đỉnh núi Ngũ Chỉ Sơn thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, giáp ranh giới giữa xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu và xã Tả Giàng Phình, huyện Sapa. Ngũ Chỉ Sơn có 5 ngọn núi chính, nằm thẳng đứng chĩa lên trời trông như 5 ngón tay nên núi có tên là Ngũ Chỉ Sơn.

Ngũ Chỉ Sơn có độ cao 2.850m so với mực nước biển, quanh năm mây mù bao phủ. Xuất Các bạn có thể leo theo 2 hướng:

  • Từ Chu Va – Sơn Bình – Tam Đường – Lai Châu (đường này sẽ đi qua thác Chu Va rất cao và đẹp)
  • Từ Suối Thầu – Tả Giàng Phình – Sapa- Lào Cai.

Đa số những người trekking Ngũ Chỉ Sơn trong ngày đều chọn hướng leo thứ 2, đó là leo theo hướng Tả Giàng Phình vì đây là hướng leo có quãng đường khá ngắn. Và mình sẽ giới thiệu cho các bạn về hướng leo thứ 2 này nhé!

Thông tin về porter dẫn đường Ngũ Chỉ Sơn:

  • Anh Sùng Trừ (anh Trừ là porter chúng mình đặt dẫn cả 2 cung là: Tả Liên Sơn và Ngũ Chỉ Sơn). Vì porter núi Ngũ Chỉ Sơn không cho porter ở nơi khác đến dẫn, nếu muốn dẫn phải thuê thêm một porter bản địa bên họ thì mới được leo, nên anh Trừ đã gọi thêm một porter là người bản địa tại đó luôn là anh A Chơ.
  • Anh A Chơ (SĐT: 0355 627 096), porter người bản địa tại Tả Giàng Phình. Nếu các bạn muốn leo thì có thể liên hẹ trực tiếp với anh A Chơ qua số điện thoại hoặc facebook nhé.

2. Trekking Ngũ Chỉ Sơn – chỉ có lên và lên

Chặng đường đầu tiên khá là nhàn hạ khi bạn chỉ đi dọc theo những con suối, qua đầm trâu, đứng ở dưới chân nhìn lên đỉnh núi trông vô cùng hùng vĩ. 

Từ dưới chân núi trời đã mù mịt nên không nhìn được vẻ hùng vĩ của ngọn núi này

Ngoài ra, trên đường đi, các bạn còn bắt gặp những chú vắt vô cùng đáng yêu bò lổm ngổm quanh giày. Nhiều người không để ý sẽ bị vắt nó cắn, nhưng không đau đâu nhé, khi nào nó hút no thì nó sẽ tự rời khỏi chân của bạn. 

Mình may mắn là đã đi 1 đôi tất dài cộng thêm cả bó ống chân nên ko hở da thịt, mấy con vắt đó nó chỉ bám quanh đôi giày của mình thôi, nhiều lúc bám nhiều quá còn phải dùng tay để gỡ nó ra, tất nhiên là mình đã đeo gang tay rồi nên mới dám làm điều đó.

Vắt thường tập trung ở những nơi đường mòn, có nhiều người qua lại, ở các hốc cây. Đặc biệt sau khi mưa vắt thường bủa ra rất nhiều nên khi đang leo ai mà có mệt quá cũng đừng ngồi bệt xuống đất nghỉ nhá. Trước khi ngồi ngủ hãy hỏi porter xem chỗ này có ngồi được, hay chỗ này có vặt hay không. 

Giây phút ngồi nghỉ hiếm hoi của đoàn

Xét về quãng đường leo thì đây có lẽ là đỉnh có quãng đường leo khá ngắn khoảng 12km nhưng xét về độ hiểm trở thì đây quả là một ngọn núi khó nhằn cho những dân treker, đặc biệt là vào những ngày mưa.

3. Trekking Ngũ Chỉ Sơn – vượt qua những vách núi cheo leo

Quãng đường di chuyển lên đỉnh chỉ có dốc và dốc, càng di chuyển lên cao, độ khó ngày một tăng lên như vắt kiệt sức lực. Nhiều quãng đường leo không có điểm tựa ngoài mấy đoạn rễ cây để bám lên.

Nhiều đoạn phải bám vào dây thì mới có thể leo được

Tuy có chút mệt nhưng khung cảnh hiện ra trước mắt bạn trong mỗi đoạn đường là những tán rừng, ngọn núi hùng vĩ, màn sương giăng mờ ảo.

Đoạn đường lên chỉ có có và những hòn đá trơn trượt có thể làm bạn ngã bất cứ lúc nào
Bữa ăn vội vàng nạp năng lượng để lên đỉnh ở điểm lán nghỉ

Bắt đầu từ độ cao 2.600m, các bạn sẽ bắt đầu bước vào chinh phục đoạn đường được xem là khó khăn nhất trong hành trình chinh phục Ngũ Chỉ Sơn. Đòi hỏi người leo phải thật chú tâm, thận trọng trong từng hành động, bước đi. Có 3 đoạn khó khăn đồng nghĩa với sự nguy hiểm mà bạn phải vượt qua đó là những vách đá cheo leo thẳng đứng. Những người mở đường cho cung trek này họ đã dựng lên những cái thang được làm bằng những cây gỗ nhưng rất sơ sài đóng vào vách núi. Lúc này đòi hỏi người leo phải hết sức cẩn trọng, tuyệt đối không leo sát ra ngoài vực mà chỉ được leo vào rìa sát vách như lời porter chỉ.

Cảm giác lúc đấy hơi run và không dám nhìn ra phía bên ngoài, đó là một vực thẳm hun hút mà không biết rơi xuống đó sẽ như thế nào. Theo lời của anh porter kể là rất nhiều người đến đoạn leo vách đầu tiên đã bỏ cuộc vì sợ độ cao.

Một trong những đoạn khó đầu tiên của Ngũ Chỉ Sơn

Vượt qua được đoạn khó thứ 3 là các bạn có thể chạy thẳng một mạch lên đến đỉnh Ngũ Chỉ Sơn đầy gió, rét và mưa phùn. Thời tiết lạnh run người và ai nấy cũng đều thấm mệt nhưng cảm giác được chạm tay vào chóp Ngũ Chỉ Sơn thật là hạnh phúc.

Mọi khó khăn đều được đền đáp xứng đáng khi cả nhóm đã chạm tay vào đỉnh Ngũ Chỉ Sơn

Tổng mất 5 tiếng từ Tả Giàng Phình, chúng mình đã lên được đỉnh Ngũ Chỉ Sơn chụp vội những bức ảnh và xuống núi mất 6 tiếng vì lúc đó ai nấy đều thấm mệt.

Chinh phục thành công ngọn núi Ngũ Chỉ Sơn trong ngày mưa gió

4. Một số lưu ý khi leo Ngũ Chỉ Sơn

  • Việc leo núi Ngũ Chỉ Sơn trong ngày không quá khó nếu thời tiết thuận lợi. Nên các bạn cần phải nắm bắt tình hình thời tiết trên đó thật tốt thì mới đi leo. Tốt nhất là liên hệ với porter ở vùng đó, hỏi thời tiết có ổn không vì họ là người bản địa, có nhiều kinh nghiệm.
  • Ngũ Chỉ Sơn là một ngọn núi chủ yếu là dốc, có đoạn nhiều đá nhỏ đi rất đau chân nên bạn cần phải chọn đôi giày có đế bám thật tốt. Có thể lót thêm miếng đệm vào đế giày để đi cho đỡ đau chân.
  • Vì leo trong ngày nên bạn cũng không cần mang quá nhiều đồ đạc, chỉ cần mang theo nước vừa đủ uống và đồ ăn vặt chống đói.

Bạn có thể quan tâm:

Khám Phá Cung Đường Trekking Đẹp Tựa Thiên Đường Ở Việt Nam: Tà Năng – Phan Dũng

Kinh nghiệm Trekking Tả Liên Sơn (Lai Châu) đầy đủ từ A-Z năm 2019

Cầm 800k trekking suối Cửa Tử, kinh nghiệm chinh phục con suối với 7 cấp độ mạo hiểm, hot nhất dịp hè 2019.

Hằng Bắp

Yêu hòa bình :))

Recent Posts

Top những địa điểm chơi Noel thú vị ở Hà Nội

Noel lại sắp đến rồi Hà Nội lại đẹp lung linh lộng lẫy dưới những…

2 weeks ago

Đi chơi Noel ở Hà Nội – [Top 7+] quán cafe dành cho các cặp đôi vào đêm Giáng sinh

Không khí Giáng sinh đang ngập tràn khắp con phố ở Hà Nội. Vào ngày…

2 weeks ago

7+ ý tưởng tổ chức ngày 20/10 dành tặng những người phụ nữ thân yêu

Vào những dịp lễ đặc biệt, đôi khi chỉ cần những hành động nhỏ thể…

1 month ago

Những món quà tặng ý nghĩa ngày 20/10 dành cho “một nửa của thế giới”

Ngày 20/10 là tôn vinh Phụ nữ Việt Nam, đây là một dịp để bạn…

1 month ago

CHUẨN BỊ CHƠI TEAM BUILDING CẦN NHỮNG GÌ?

Để giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi, đặc biệt nâng cao tinh thần tập…

1 month ago

Trải nghiệm ẩm thực dân tộc giữa núi rừng Đà Bắc

Tôi được thưởng thức ẩm thực Đà Bắc ngay khi đặt chân đến nơi đây…

1 month ago