Tổng hợp những ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội đầu năm nên đi lễ để năm mới bình an, vạn sự như ý

Người dân cả nước đang trải qua những ngày cuối cùng của năm Kỷ Hợi 2019 và hòa chung không khí tưng bừng đón năm mới Canh Tý 2020. Vào mỗi dịp đầu năm tết đến xuân về, một trong những phong tục tập quán đẹp trong văn hóa của người Việt là đi lễ chùa cầu sức khỏe, bình an, tài lộc,… cho gia đình mình. Sau đây là danh sách những ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội wecheckin gợi ý để gia đình bạn có thể đi lễ đầu năm cầu mong một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý sẽ đến nhé!

1, Những ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội: chùa Trấn Quốc

  • Địa chỉ: số 46, đường Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất tại Hà Nội và có giá trị lớn về văn hóa, lịch sử và kiến trúc. Vào thời nhà Lý và nhà Trần khi đạo Phật được tôn sùng, chùa Trấn Quốc chính là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long, và đến ngày nay, chùa Trấn Quốc vẫn nổi tiếng là một trong những ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội.

Cổng tam quan chùa Trấn Quốc- Ngôi chùa linh thiêng và có kiến trúc đẹp bậc nhất thế giới tại Hà Nội

Được xây dựng từ thời vua Lý Nam Đế, trải qua bao thăng trầm lịch sử, chùa Trấn Quốc ngày nay chính là chốn cửa Phật linh thiêng, thoát tục, thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, khách thăm quan đến thăm quan và lễ tại đây.

Dòng người đổ về lễ chùa Trấn Quốc mỗi dịp đầu năm mới rất đông 

Nổi tiếng về sự linh thiêng mà còn lại là danh thắng bậc nhất kinh kỳ thời đó, các vị vua chúa thường xuyên đến ngắm cảnh và thắp hương cúng bái tại chùa vào các ngày Rằm hoặc lễ Tết. Ngày nay, du khách đến chùa Trấn Quốc không chỉ để lễ Phật cầu kinh mà còn được đắm mình vào không gian tổng thể của thiên nhiên và con người hợp nhất.

Chùa là nơi lưu giữ những dấu vết của ngàn năm lịch sử trên đất Việt. Bao quanh chùa là hồ nước phẳng lặng yên bình soi chiếu từ ngàn xưa. 

Ngoài những hiện vật vô giá còn được lưu giữ tại chùa, thì nổi bật nhất trong chùa là còn có một pho tượng Thích Ca nhập Niết Bàn đẹp nổi tiếng Việt Nam.

Chùa là nơi lưu giữ hàng ngàn những pho tượng Phật bằng đồng và cổ vật quý hiếm

Chùa được mở cửa hàng ngày từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều với giá vé là 5000 đ/ người/ lượt. Khi đến chùa, du khách chú ý ăn mặc kín đáo, không nói to, không có những hành động kém văn minh: khạc nhổ, nói tục chửi bậy, xô đẩy,…

Đến chùa cúng bái đầu năm, du khách đến chùa để cầu bình an, cầu sức khỏe, cầu sự nghiệp, cầu công việc, cầu con cái và cầu công danh,…

Không gian an tĩnh, linh thiêng của chùa Trấn Quốc 

2, Những ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội: chùa Thánh Chúa

  • Địa chỉ: Khuôn viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội: số 136 Xuân Thủy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Được xây dựng từ thời nhà Lý, chùa Thánh Chúa nổi tiếng là một trong những ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội được du khách thập phương đến lễ Phật và thăm quan rất đông vào mỗi ngày Rằm, ngày mùng 1 hoặc lễ Tết.

Chùa Thánh Chúa nằm trong khuôn viên trường Đại học Sư phạm, là một trong những ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội 

Chùa nổi tiếng vì là nơi cầu tự ứng nghiệm để sinh ra vua Lý Nhân Tông và sau này lại trở thành nơi nương náu, nuôi dưỡng vua Lê Thánh Tông. Chính vì vậy, ngoài cầu sức khỏe, bình an và công danh, các gia đình cũng thường xuyên đem con bán khoán cho chùa cho dễ nuôi hoặc đến chùa cầu con.

Cổng tam quan chùa Thánh Chúa

Chùa Thánh Chúa vào cửa tự do vào những ngày mùng 1 hoặc rằm. Khi đến chùa, du khách không mặc váy và mặc quần áo hở vai. Vào trong chùa thì đi đứng nhẹ nhàng, không ăn nói lớn tiếng. 

Chùa nổi tiếng linh thiêng trong việc cầu con và cầu bình an vào đầu năm mới

Ngoài ra, ở chùa còn bán những nông sản sạch do nhà chùa tự trồng với giá cả hợp lý nên cũng được rất nhiều người mua.

3, Những ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội: chùa Hà

  • Địa chỉ: phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Chùa Hà từ bao đời nay vẫn được coi là một trong những ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội về chuyện cầu tình duyên suôn sẻ. 

Chùa Hà được các bạn trẻ truyền tai nhau từ bao đời nay rằng:”Khi đi lẻ bóng, khi về có đôi”
Sự linh thiêng của chùa được truyền tai từ người này qua người khác dựa trên sự kiểm chứng của bản thân và những người xung quanh.

Có câu “Đức Ông chùa Hà, Đức Bà chùa Hương”, mọi người khi đến đây lễ lạt cúng bái thì sẽ cầu các vị Đức Ông, Đức Thánh Hiền, các vị Phật và tam tòa Thánh Mẫu để được bình an, mạnh khỏe cho gia đình người thân cũng như cầu vạn sự như ý và đường tình duyên được thuận lợi. 

Cầu duyên ở chùa Hà- quan trọng nhất là phải thật sự thành tâm 

Chùa Hà nổi tiếng về cầu duyên, biết bao nhiêu câu chuyện “hợp, tan, thăng trầm” của mọi người được kể lại sau khi đi chùa Hà.

Để cầu duyên, du khách chỉ cần làm sớ lễ tại ban thờ tam tòa Thánh Mẫu nhưng du khách cũng có thể làm sớ lễ để khấn tại các ban khác để cầu mong cuộc sống được bình an, vạn sự như ý. Và chú ý, khi cầu thì phải thật thành tâm để các vị Thần Phật có thể nghe thấu. Vào chùa Hà thì mọi người chú ý ăn mặc kín đáo, cư xử văn minh và không nói những lời báng bổ thần linh.

4, Những ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội: chùa Phúc Khánh

  • Địa chỉ: số 382 Tây Sơn, phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, Hà Nội

Theo lời của những người dân sống lâu năm gần chùa Phúc Khánh kể lại, chùa được xây dựng từ cuối thời nhà Trần và đầu thời nhà Lê để dạy các Phật tử tu thành chính quả.

Chùa Phúc Khánh nổi tiếng là chốn linh thiêng ở Hà Nội 

Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm và trùng tu, kiến thiết, chùa ngày nay được đông đảo du khách và tín đồ Phật tử đến cúng bái làm lễ dù nằm trong khu dân cư đông đúc, chật hẹp.

Ngày tháng trôi qua, chùa Phúc Khánh trở thành một trong những ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội. Du khách đến chùa chủ yếu cầu bình an, dâng sao giải hạn cũng như rút quẻ đầu năm. 

Chùa Phúc Khánh nổi tiếng về việc cầu bình an, giải hạn đầu năm

Ngoài ra, chùa cũng là nơi các gia đình bán khoán con cái mình; tuy nhiên, chùa Phúc Khánh nổi tiếng về cầu bình an là chủ yếu.

Hình ảnh dòng người đông đúc xếp hàng dài hàng km để tham dự lễ cầu an ở chùa Phúc Khánh

5, Những ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội: chùa Quán Sứ

  • Địa chỉ: số 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Chùa được xây dựng từ thế kỷ XV, và dần dần chùa trở thành một trong những ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội, thu hút đông đảo du khách và tín đồ Phật tử.

Cổng tam quan chùa Quán Sứ

Khi đến chùa, du khách sẽ thấy cổng tam quan nổi bật với 3 tầng, nằm giữa là lầu chuông và dòng chữ “TỪ BI HỈ XẢ”. Hơn nữa, điện Phật còn là nơi đặt các pho tượng Phật uy nghiêm và được sơn son thếp vàng lộng lẫy. 

Những ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội

Trong lịch sử, chùa Quán Sứ là ngôi chùa đầu tiên mà lá cờ Phật giáo thế giới được Thượng tọa Tố Liên mang từ Columbus về. 

Trong chùa có thờ Lý Quốc Sư, tượng Đức Ông, tượng Châu Sương, Quan Bình và Lịch Đại Tổ Sư của Phật giáo Việt Nam.

Chùa nổi tiếng vì có tượng của hòa thượng Thích Thanh Tứ như người thật 

Không những vậy, phân viện nghiên cứu Phật học và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình cũng được đặt trong ngôi chùa linh thiêng lâu đời này.

Chùa Quán Sứ nổi tiếng về việc cầu an cũng như giải hạn đầu năm. Chỉ cần cầu nguyện thành tâm hướng đến Phật, du khách sẽ được bình an trong tâm hồn và được như ý trong cuộc sống.

Đi lễ chùa, quan trọng nhất là lòng thành tâm hướng về Phật 

6, Những ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội: chùa Một Cột

  • Địa chỉ: phố Ông Ích Khiêm, quận Ba Đình, Hà Nội
Những ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội

Đã từ lâu, chùa Một Cột trở thành danh lam thắng cảnh biểu tượng của Việt Nam trong lòng khách quốc tế. Khi nhắc đến chùa Một Cột, chắc hẳn phải nhắc đến kiến trúc độc đáo giống như một bông hoa sen mọc thẳng từ giữa hồ. Chùa có diện tích khá nhỏ, được nâng đỡ bởi những thanh gỗ vững chắc. Trải qua nhiều lần trùng tu, chùa hiện nay chỉ đón được một lượng hạn chế khách du lịch khi đến thăm quan để bảo vệ chùa khỏi xuống cấp.

Hình ảnh chùa Một Cột từ những ngày sơ khai 
Kiến trúc độc đáo của chùa Một Cột trông giống như một bông sen mọc lên giữa ao- Hồn thiêng dân tộc Việt 

Chùa có kiến trúc độc đáo đứng giữa ao sen. Bên trong chùa có tượng Phật Quan Âm ngồi trên một bông sen bằng gỗ được sơn son thếp vàng. Toàn bộ kiến trúc của chùa đều mang đậm tính dân tộc sâu sắc

Ngôi chùa cổ kính, cầu bình an và sức khỏe rất tốt vào dịp đầu năm mới 

Ngoài ra, khi đến chùa, du khách cũng sẽ cầu bình an, sức khỏe và tài lộc cho gia đình mới vào năm mới đang đến gần.

7, Những ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội: chùa Hương

  • Địa chỉ: Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội.

Chùa Hương được xây dựng từ thế kỷ XVII và đã trở thành một trong những ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội. Trên thực tế, đây là cả một quần thể tôn giáo tín ngưỡng tại Việt Nam, với hàng chục ngôi chùa thờ Phật, các đền thờ Thần và các ngôi đình thờ tín ngưỡng nông nghiệp.

Cổng tam quan quần thể chùa Hương rêu phong cổ kính 

Ngày nay, trải qua một số lần trùng tu di tích, chùa Hương vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, linh thiêng của chốn cửa Phật với hệ thống đền chùa xen lẫn với hang động, cỏ cây. Du khách đến không chỉ lễ Phật đầu năm mà còn được thưởng ngoạn cảnh núi non thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ vô cùng.

Phong cảnh non nước hữu tình tại chùa Hương buổi sáng sớm mờ sương 
Chùa Thiên Trù nguy nga lộng lẫy và động Hương Tích làm nên quần thể “Hương Thiên Bảo Sái”

Hương Tích có nghĩa là dấu vết thơm tho, ý chỉ đây là nơi trụ xứ tu hành của Bồ Tát Quán Thế Âm còn Thiên Trù có nghĩa là cái bếp trời khổng lồ đẹp nhất.

Động Hương Tích được xây dựng trông giống như một con rồng lớn đang há miệng. Nổi bật nhất là bức tượng đá xanh Phật Bà Quán Thế Âm từ thời Tây Sơn

Du khách khi đi đò trong chùa Hương thì sẽ được chiêm ngưỡng, thả hồn mình tĩnh tại vào không gian núi non hùng vĩ, 4 mùa đẹp như mộng tại chùa Hương hoang sơ, hữu tình, linh thiêng vô cùng.

Sau khi đi đò thì sẽ đến Đền Trình nằm dưới chân núi Ngũ Nhạc, là nơi thờ vị tướng Hiền Quang có công đánh đuổi giặc Ân xâm lược
Động Tiên Sơn được mệnh danh là chốn bồng lai tiên cảnh, với cảnh sắc hoang sơ đẹp lay động lòng người

Ngoài ra, chùa Hương còn có giếng thiên nhiên Thanh Trì không bao giờ cạn là nơi mà Đức Phật Bà Quán Thế Âm tắm tẩy bụi trần trước khi vào cõi Phật và đền Cửa Võng thờ Bà Chúa Thượng Ngàn là vị thần cai quản núi rừng Hương Sơn. Mọi người vẫn nói với nhau là đi chùa Hương chính là tìm về vùng đất linh thiêng và bồng lai tiên cảnh.

Đi lễ chùa đầu năm đã trở thành nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Vậy tết này hãy cùng gia đình đi lễ tại những ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội wecheckin gợi ý cho bạn ở trên nhé! Năm mới, wecheckin chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, bình an và vạn sự như ý!

Có thể bạn quan tâm:

Thanh Xuan

Recent Posts

Top những địa điểm chơi Noel thú vị ở Hà Nội

Noel lại sắp đến rồi Hà Nội lại đẹp lung linh lộng lẫy dưới những…

1 tháng ago

Đi chơi Noel ở Hà Nội – [Top 7+] quán cafe dành cho các cặp đôi vào đêm Giáng sinh

Không khí Giáng sinh đang ngập tràn khắp con phố ở Hà Nội. Vào ngày…

2 tháng ago

7+ ý tưởng tổ chức ngày 20/10 dành tặng những người phụ nữ thân yêu

Vào những dịp lễ đặc biệt, đôi khi chỉ cần những hành động nhỏ thể…

2 tháng ago

Những món quà tặng ý nghĩa ngày 20/10 dành cho “một nửa của thế giới”

Ngày 20/10 là tôn vinh Phụ nữ Việt Nam, đây là một dịp để bạn…

2 tháng ago

CHUẨN BỊ CHƠI TEAM BUILDING CẦN NHỮNG GÌ?

Để giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi, đặc biệt nâng cao tinh thần tập…

2 tháng ago

Trải nghiệm ẩm thực dân tộc giữa núi rừng Đà Bắc

Tôi được thưởng thức ẩm thực Đà Bắc ngay khi đặt chân đến nơi đây…

2 tháng ago