Kinh nghiệm du lịch Nhật Bản tự túc

Danh sách những nước nhất định phải tới một lần gọi tên Nhật Bản. Xứ sở Phù Tang tuyệt đẹp không chỉ là ước mơ của riêng tôi, mà có lẽ còn là ước mơ của biết bao bạn trẻ. Nhưng có lẽ với nhiều người, Nhật Bản vẫn cứ chỉ là một giấc mơ do có quá nhiều cản trở. Trong đó phải kể đến việc xin Visa du lịch khó khăn cũng như chi phí hết sức đắt đỏ. Vậy nên trong bài viết này, Wecheckin sẽ giúp đỡ bạn tính toán chi phí sao cho tiết kiệm nhất cũng như đưa ra vài lời khuyên bổ ích cho 1 chuyến du lịch Nhật Bản tự túc nhé.

1. Thời gian đi:

Mùa Xuân là mùa của hoa anh đào (ảnh Kazuen)

Để có thể tiết kiệm chi phí nhất thì bạn nên đi vào khoảng cuối tháng 6 – tháng 11. Cũng như là từ tháng 2 đến tháng 3. Tuyệt đối tránh mùa cao điểm (tháng 4 – tháng 5 và các dịp lễ Tết) nếu bạn không muốn bị “chém đẹp” cũng như mua phải vé máy bay với giá trên trời.

Có rất nhiều khoảng thời gian khác ở Nhật đẹp mà vẫn tránh được mùa cao điểm như tháng 3 với hoa anh đào nở. Hay tháng 10-11 mùa lá đỏ rợp đường phố.

Đối lập với tháng 3, tháng 10 là mùa của lá phong đỏ tại Nhật (ảnh sưu tầm)

2. Xin Visa:

(ảnh sưu tầm)

Có lẽ việc xin Visa là rào cản khó khăn nhất trong chuyến hành trình du lịch Đất nước mặt trời mọc. Nếu những ai quá quen với việc du lịch những nước như Thái Lan, Ấn Độ, … thì sẽ rất bất ngờ trước những thủ tục khó khăn khi xin Visa Nhật Bản. Điều này được tin là do các nước Nhật, Hàn hay Đài Loan có lượng lớn khách du lịch trốn lại Nhật Bản cũng như ý chấp hành quy định không cao.

Chi phí để xin một chiếc visa hết khoảng 650.000đ. Tuy nhiên rất nhiều người chọn qua làm dịch vụ để tránh nhiều thủ tục rắc rối cũng như giúp tăng khả năng cao xin được visa. Chi phí cho dịch vụ có thể lên tới hơn 4 triệu đồng. Tuy nhiên do vẫn còn tồn tại khá nhiều rủi ro nên nhiều công ty dịch vụ vẫn sẽ yêu cầu phỏng vấn và xem xét hồ sơ của bạn trước khi nhận lời.

3. Chỗ nghỉ:

Chỗ nghĩ cũng là một trở ngại khá lớn khu đi du lịch Nhật Bản tự túc do đa phần mọi người đều sợ giá thành cao. Tuy nhiên nếu là một dân phượt bụi, bạn sẽ khá quen với từ Dorm, hay “Dormitory”. Đây là một loại hình phòng ngủ với giường tầng, thường 1 phòng sẽ có từ 3,4 đến nhiều giường hơn nữa. Chi phí cho Dorm khá là thấp, chỉ rơi vào khoảng 200k – 350k/ giường/ đêm.

một văn phòng Dorm tại Nhật (ảnh sưu tầm)

Một tips nữa là bạn hãy đặt phòng ngay tại Việt Nam để có giá rẻ hơn một chút nhé. Nếu lỡ quên không đặt thì có thể liên lạc nhờ người quen ở nhà đặt giúp. Hệ thống mạng tại Nhật sẽ dựa trên vị trí của bạn để đưa ra một giá thành khác (và thông thường thì Việt Nam luôn rẻ hơn).

Dưới đây là một số hostel gợi ý cho các bạn:

  • Tokyo: Japanize Guesthouse (giá từ 250k – 700k / đêm, tùy vào bạn đặt sớm hay đặt muộn. Phòng thoáng, khoảng 10-12 giường / phòng. Nhìn chung mọi thứ đều rất tốt. Điểm trừ duy nhất là thiếu đi thang máy, leo cầu thang lên tầng 5 chắc sẽ vất vả nếu bạn có nhiều hành lý)
  • Kyoto: Shiori-an Guest House agoda ( giá từ 300.000 đ – 500.000 đ / đêm. Đây là địa chỉ lý tưởng để ghé thăm cả vùng Kansai (gồm Kyoto, Osaka, Kobe). Bạn nên chọn ở hostel này, cũng không cần phải ở Osaka nếu chỉ thăm Osaka 1 ngày. Vì khoảng cách Kyoto đến Osaka có khoảng 30 phút đi tàu thôi. Hostel này khá thân thiện, giường rộng, ấm cúng)
  • Osaka: Peace House Suzunami ( ưu điểm giá rẻ, 1 phòng có 6 giường, nhưng không gian thì chật hẹp. Nhưng điều đó không quá quan trọng nếu bạn đi theo nhóm đông hoặc gặp được những bạn cùng phòng tốt. Nếu bạn quan tâm giá rẻ thì đây là lựa chọn tuyệt vời. Giá từ 250k – 350k / đêm)

4. Vé máy bay:

Giá thành cho một cặp vé khứ hồi Việt – Nhật – Việt rơi vào khoảng 6.000.000đ – 8.000.000đ. Đôi khi bạn cũng có thể săn được cặp vé chỉ 5 triệu đồng hoặc thấp hơn chút. Nhưng tất nhiên bạn sẽ phải transit rồi.

Săn các vé rẻ riêng lẻ cho các chặng độc lập , chi phí khoảng 6,5 triệu / khứ hồi

  • Sài gòn – Đào Viên (Đài Loan) – Sài gòn: chi phí khoảng 2,6 triệu / khứ hồi
    Đào viên – Narita – Đào Viên :4,3 triệu / khứ hồi (hãng Peach Nhật bản); 3,7 triệu / khứ hồi (Vanilla Air)
  • Vanilla Air : Sài gòn – Tokyo (transit tại Đài Loan) : giá khoảng 6tr – 6,5 tr / khứ hồi (tùy giai đoạn đặt)
  • Hải Phòng – Incheon – Hải Phòng : 2,9 triệu / khứ hồi, bay Vietjetair
    Incheon (seoul) – Tokyo – Incheon (seoul) : khoảng 4 tr / khứ hồi, bay hãng Peach
  • Jetstar bay thằng Hanoi – Osaka hoặc Đà Nẵng – Osaka với chi phí khoảng 6,5tr là phương án tối ưu nhất hiện nay. Nếu có khuyến mãi thì khoảng 4,5tr / khứ hồi (những hơi hiếm nhé)

Một Tip dành cho các bạn đó chính là đăng ký nhận thông tin trên trang chủ của các hàng hàng không để có thể cập nhật thông tin về giá vé cũng như các ưu đãi một cách sớm nhất nhé. Cùng “săn” vé nào.

5. Đổi tiền:

đồng yên Nhật (ảnh sưu tầm)

Nhật Bản sử dụng đồng tiền Yen. Đồng tiền ở Nhật có mệnh giá rất nhỏ, từ 10, 50, 100 đến 1000, 10000 Yen. Bạn có thể đổi trước từ tiền Việt sang tiền Yen Nhật (JPY). 10JPY = 2.021VND. Ngoài ra bạn cũng có thể đổi trước một nữa ở đây sang JPY, số còn lại bạn đổi sang USD rồi đến sân bay Narita, bạn có thể đổi từ USD sang JPY sẽ được tỷ giá tốt hơn.

6. Đi lại tại Nhật Bản:

Giao thông tại Nhật Bản thuộc hàng phức tạp nhất trên thế giới. Chưa kể đến các phương tiện đi lại tại Nhật được điều hành bởi rất nhiều công ty khác nhau. Điều này dẫn đến sự chồng chéo lên nhau, phát sinh thêm nhiều chi phí tùy thuộc vào lộ trình của bạn. Vậy nên việc tính toán chi phí cụ thể tương đối khó khăn. Chi phí sẽ rơi vào khoảng từ 4.500.000đ – 7.500.000đ cho một chuyến đi 7 ngày.

(ảnh sưu tầm)

  • Mua trọn gói vé tàu của JR rail Pass – gói 6 triệu / 7 ngày : đây là 1 công ty tàu lớn nhất ở Nhật bản, với hệ thống mạng lưới đường tàu trải khắp từ Hokkaido tới Nagasaki (toàn các đảo chính ở Nhật). Gói thông dụng là khoảng 6 triệu / 7 ngày, bạn có thể sử dụng toàn bộ các tuyến đường sắt của JR trải khắp nước Nhật (bao gồm các tàu cao tốc Shinkansen và các tàu Express khác cảu JR). Nhưng bạn lưu ý Gói này không sử dụng được cho Subway ở các thành phố, và các tuyến đường tàu của các hãng khác. Cái lợi nhất khi bạn sử dụng “Lệnh bài” này là bạn có quyền đi không giới hạn với các tuyến JR, như vậy nếu bạn có lỡ đi nhầm tuyến hoặc đi lạc thì có thể quay lại hoặc đổi tuyến mà không tốn thêm chi phí.
  • Máy bay + thẻ Subway Pass (1 ngày, 2 ngày không giới hạn), chi phí khoảng từ 3.000.000 đ – 5.000.000 đ : cũng mới áng chừng như vậy cho lịch trình thăm quan Tokyo, Osaka, và Kyoto. Tức là bạn sẽ đi lại trong các thành phố với Subway pass, ví dụ thẻ Tokyo subway pass (1 ngày hoặc 2 ngày giá từ 550 yên – 800 yên / ngày). Bay từ Tokyo tới Osaka bằng máy bay chi phí khoảng 11000 yên (2,3 triệu). Phương án này còn có thể kết hợp bay kiểu : Viet Nam – Tokyo – Osaka – Việt Nam (như vậy bạn sẽ chỉ đặt có 1 chiều bay trong nội địa Nhật thôi) tuy nhiên phương án còn tùy thuộc vào giá vé máy bay bạn đặt từ Viet Nam sang có được rẻ hay không.
  • Xe bus đêm + subway pass + tàu địa phương (local train): cũng khoảng 3.000.000 đ – 5.000.000 đ
  • Gói xe bus theo vùng: ví dụ bạn đi thăm Phú Sĩ có thể lựa chọn tuyến Hakone Unlimited bus ride pass, đi khắp khu vực lân cận núi Phú Sĩ trong 1 – 2 ngày, xuất phát từ Odawara.
  • Đi xe bus đêm giường nằm, thực ra giá vé xe bus giường nằm cũng khá cao gần tương đường vé máy bay, tuy nhiên lại tiết kiệm được 1 đêm ngủ nếu bạn đi chặng dài như Tokyo – Osaka. Bạn có thể tham khảo cân đối, vì xe bus đa phần không có giường nằm.

Các hãng máy bay giá rẻ nội địa Nhật có thể kể tới như : Jetstar Japan, Peach flight, Vaniila air

7. Chi phí ăn uống:

Khó mà có thể tính toán ra cụ thể chi phí ăn uống vì điều này tùy thuộc vào khả năng cũng như nhu cầu của mỗi người. Nhưng trung bình thì chi phí ăn uống cho 1 tuần rơi vào khoảng 2.500.000đ – 4.000.000đ.

Một địa chỉ nhà hàng Yoshinoya tại Nhật (ảnh sưu tầm)

Trung bình mỗi bữa cũng sẽ tốn khoảng 700 yên – 900 yên, đây gọi là ăn nhà hàng ăn Nhanh hoặc nhà hàng bình dân. Nếu bạn mua đồ về hostel để chế biến thì có thể xuống còn 400 – 600 yên / bữa.

Đi đông sẽ giúp bạn tiết kiệm hơn rất nhiều, bởi đi đông khi đi chợ mua đồ ăn về nấu sẽ rẻ hơn là mua đồ nấu cho 1 người. Do vậy nếu đi nhóm từ 4 – 6 người là tuyệt nhất. Các bạn sẽ có thể tìm 1 phòng riêng, cũng như tiết kiệm chi phí ăn uống đắt đỏ.

  • Nấu ăn ở hostel : Bạn có thể đi các cửa hàng tiện lợi để mùa đồ thực phẩm như 7-eleven, family mart, hay 1 số chợ địa phương gần hostel, các chuỗi cửa hàng 1 giá 100 – 200 yên như Daiso,
  • Các chuỗi nhà hàng ăn nhanh ở Tokyo, Osaka, Kyoto như: Yoshinoya, Sukiya, Matsuya 松屋 (480 yen – 800 yen) : bạn sẽ order thanh toán trên máy kiosk sau đó đưa bill cho nhân viên phục vụ. Giá phải chăng từ 480 yen – 800 yên / suất. Chuỗi này có khắp trung tâm Tokyo và các thành phố khác trên Nhật Bản.
  • Cơm hộp (từ 500 yen – 1200 yen) : do có 1 mạng lưới đường tàu khắp đất nước, khối lượng người đi đường tàu còn nhiều hơn đi máy bay và ô tô. Do đó các cửa hàng bán suất cơm hộp có ở khắp các nhà ga lớn.

Quan điểm của mình là có thể bỏ qua vài điểm vui chơi, ngủ trong phòng chật hẹp nhiều người thì cái bụng nhất định phải no và ăn phải thật ngon thì ngày hôm sau mới có sức lực và sự hưng phấn để đi chơi được. Đừng ngại ngần chi thêm một khoản để thưởng thức những đặc sản của vùng mà có thể ta sẽ chỉ nếm đươc nó 1 lần trong đời mà thôi.

8. Vé tham quan:

Không giống như Singapore, vé thăm quan tại Nhật khó có thể nhận được giảm giá. Nhưng nếu bạn chịu khó thu lượm thông tin ở các quầy Travel Information thì sẽ hay nhận được các phiếu giảm giá và thông tin hữu ích. Các quầy thông tin này thường nằm ngay tại Nhà ga trung tâm như : Tokyo station, Kyoto station …

Trên đây là những Tips nhỏ nhằm giúp bạn tiết kiệm chi phí một cách tối đa mà vẫn có thể có được một chuyến du lịch Nhật Bản tự túc tuyệt vời. Nếu thấy bài viết này hữu ích thì đừng ngần ngại chia sẻ nó đến với bạn bè để họ cũng nắm được những gợi ý này nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Ngọc Thạch

Recent Posts

Top những địa điểm chơi Noel thú vị ở Hà Nội

Noel lại sắp đến rồi Hà Nội lại đẹp lung linh lộng lẫy dưới những…

2 months ago

Đi chơi Noel ở Hà Nội – [Top 7+] quán cafe dành cho các cặp đôi vào đêm Giáng sinh

Không khí Giáng sinh đang ngập tràn khắp con phố ở Hà Nội. Vào ngày…

2 months ago

7+ ý tưởng tổ chức ngày 20/10 dành tặng những người phụ nữ thân yêu

Vào những dịp lễ đặc biệt, đôi khi chỉ cần những hành động nhỏ thể…

2 months ago

Những món quà tặng ý nghĩa ngày 20/10 dành cho “một nửa của thế giới”

Ngày 20/10 là tôn vinh Phụ nữ Việt Nam, đây là một dịp để bạn…

2 months ago

CHUẨN BỊ CHƠI TEAM BUILDING CẦN NHỮNG GÌ?

Để giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi, đặc biệt nâng cao tinh thần tập…

2 months ago

Trải nghiệm ẩm thực dân tộc giữa núi rừng Đà Bắc

Tôi được thưởng thức ẩm thực Đà Bắc ngay khi đặt chân đến nơi đây…

3 months ago