Tất tần tật về kinh nghiệm du lịch chùa Hương, ngôi chùa linh thiêng với cảnh quan hùng vĩ

Chùa Hương là một quần thể văn hóa và tôn giáo nổi tiếng linh thiêng bậc nhất ở Việt Nam. Hằng năm cứ mỗi dịp Tết đến xuân về là du khách thập phương lại hòa mình vào dòng người nô nức hướng về chùa để tìm về miền đất Phật linh thiêng mà cúng bái cũng như tận hưởng cảnh nước non hùng vĩ như chốn bồng lai tiên cảnh. Vậy chùa Hương có những gì? Hãy cùng wecheckin khám phá tất tần tật kinh nghiệm du lịch chùa Hương dưới đây ngay nhé!

1, Chùa Hương nằm ở đâu? Kinh nghiệm du lịch chùa Hương bằng phương tiện gì?

Chùa Hương nằm trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

Cách di chuyển: Chùa Hương cách trung tâm thành phố Hà Nội 62km về hướng Tây Nam. Để có thể đến được kiệt tác chùa Hương, du khách có thể đi bằng xe bus, xe máy hoặc xe khách.

  • Xe bus: có 3 điểm đón khách đi đến chùa Hương là bến xe Yên Nghĩa- Hà Đông, bến xe Mỹ Đình và bến xe Giáp Bát. Từ những bến xe này, du khách bắt xe số 102 hoặc 103 thì đều có thể thượng lộ bình an đến với kiệt tác chùa Hương. Khi đến điểm cuối xe bus, du khách có thể bắt xe ôm đi khoảng 1km là vào được đến bến đò của chùa Hương rồi. Chuyến bus đầu tiên là từ lúc 5h30 sáng.
  • Xe máy: đi Nguyễn Trãi xuống địa phận Ba La, Hà Đông rồi rẽ vào đường Trần Phú. Rẽ vào đường Phùng Hưng bên trái rồi rẽ đường Tô Hiệu.Từ Tô Hiệu tiếp tục lần lượt là đường Bà Triệu, Hà Trì, Đa Sỹ, Lê Trọng Tấn kéo dài. Từ đây, tiếp tục chạy xe đến ĐT427B thì rẽ phải tới Quốc lộ 21B. Từ quốc lộ này, đi khoảng 20 km nữa là tỉnh lộ 76. Sau đó, chạy thẳng đến vòng xuyến Đại Đồng thì đi theo lối ra thứ 4 vào Đại Nghĩa. Đi khoảng 10km nữa là đến Hội Xá Hương Sơn.
  • Xe khách: du khách bắt xe chạy đường quốc lộ 1A (Pháp Vân, Cầu Giẽ), rẽ phải ở nút giao Đồng Văn vào quốc lộ 38, chạy tiếp tầm 15km theo hướng chợ Dầu là đến chùa Hương.
Kiệt tác chùa Hương, ngôi chùa linh thiêng cùng khung cảnh tựa chốn bồng lai 

2, KInh nghiệm du lịch chùa Hương – đi chùa vào thời gian nào?

Chùa Hương mở cửa đón du khách thập phương cũng như các tín đồ Phật tử quanh năm. Tuy nhiên, chùa thường đông nhất vào khoảng đầu năm khi Tết nguyên đán đến vì mọi người đều muốn đi chùa để cầu cho một năm mới ngập tràn sức khỏe, bình an, công danh, tài lộc,…

Chùa Hương lúc nào cũng thu hút rất nhiều du khách cả trong và ngoài nước đến vãn cảnh chùa và lễ Phật đầu năm

Chùa Hương thường khai hội từ khoảng mùng 6 tháng 1 Âm lịch và kéo dài cho đến tháng 3 Âm lịch hàng năm. Từng đoàn người nô nức kéo về chùa Hương rất đông để bái Phật, cầu cho một năm mới vạn sự như ý.

Ngoài ra, trong chùa có phục vụ chỗ nghỉ tạm qua đêm cho du khách ở xa hoặc trong ngày cho du khách với giá cả vô cùng phải chăng 20.000đ/ chiếu nghỉ. Hơn nữa, dịch vụ trông đồ cũng được phục vụ tại chùa Hương.

Mùa nào của chùa Hương cũng có đặc sản. Đi chùa Hương đầu năm, du khách có thể chụp ảnh check-in với hoa súng rất đẹp với giả cả 50.000đ/ xuồng.

Mùa hoa súng ở chùa Hương nở rất đẹp
Hoặc vào mùa hè thì chùa Hương có hoa gạo nở đỏ rực đẹp đến nao lòng. 
Khung cảnh một buổi sáng mùa đông sương khói mờ ảo của chùa Hương

3, Kinh nghiệm du lịch chùa Hương – các địa điểm tham quan?

Sau khi đến nơi rồi, du khách sẽ phải di chuyển bằng đò trên dòng suối Yến lãng mạn, nên thơ để đi lễ Phật ở từng địa điểm trong toàn bộ kiệt tác chùa Hương. 

Điểm xuất phát để đi chùa Hương là từ bến đò trên dòng suối Yến 
Nhánh bên phải trên dòng suối Yến là để đi đến chùa Thiên Trù và động Hương Tích

3.1. Đền Trình

Địa điểm đầu tiên mà nhà đò chở du khách sẽ là tham quan và lễ Phật tại Đền Trình. 

Đền Trình thuộc kiệt tác chùa Hương có tên chữ là Ngũ Nhạc Linh Từ, do cư dân thôn Yến Vỹ xây dựng nên để thờ vị tướng có công đánh đuổi giặc Ân xâm lược, dưới cờ của Đức Thánh Phù Đổng Thiên Vương thời kỳ Hùng Vương thứ sáu.

Đền Trình để thờ nhà Thánh có công đánh đuổi giặc Ân trong truyền thuyết Thánh Gióng

Hàng năm cứ vào mùng 6 tháng 1 Âm lịch, người dân thôn Yến Vỹ mở hội tưởng niệm công ơn nhà Thánh cũng như vui xuân cùng du khách thập phương trẩy hội chùa Hương.

Qua nhiều thăng trầm thậm chí bị thực dân Pháp đốt hỏng một phần thì đền Trình vẫn giữ được kiểu kiến trúc ba tòa đền của nền kiến trúc cổ Việt Nam.

Khu vực sắp lễ của đền Trình.

Đền có hình dáng thượng sơn lâu đài, hạ sơn lưu thủy điển hình của kiến trúc Việt Nam. Ngày nay, đền Trình là một di tích lớn được Bộ Văn hóa xếp hạng trong quần thể kiệt tác chùa Hương. Toàn bộ đền Trình gồm 3 tòa: tòa thờ Mẫu, tòa chính và tòa thờ Thần Thổ Địa.

Tòa chính thờ nhà Thánh để cầu sức khỏe và bình an. Trong tòa chính này, sau khi sắp xếp lễ vật xong thì du khách sẽ đưa cho người phục vụ tại đền để đặt lên bàn thờ rồi cúng bái. Lễ vật thì thường kèm cả sớ dâng lên nhà Thánh. Ngoài ra, trong tòa chính của Đền Trình thì cũng có cung cấm hạn chế người ra vào. Mọi người ra vào đều ăn nói nhẹ nhàng, đi lại cẩn thận. Sau khi cúng bái xong, du khách sẽ hạ lễ và đốt sớ, hoặc đóng góp công đức cho đền tùy tâm.

Cung thờ Mẫu của đền Trình

Khi đến tòa thờ Mẫu, du khách sẽ cầu bình an và hạnh phúc. Ngoài ra trong tòa thờ Mẫu có ban thờ cầu con và Lầu Cô Chín nổi tiếng linh thiêng.

Tòa thờ thần Thổ Địa để tín đồ Phật tử đến xưng danh tính tín chủ nhằm lễ tạ năm cũ vừa qua cũng như cầu nguyện cho năm mới an lành đang đến.

Toàn bộ kiến trúc của đền Trình mang hồn cốt dân tộc Việt Nam 

3.2. Chùa Thiên Trù được mệnh danh là giếng Trời của chùa Hương

Sau Đền Trình thì du khách sẽ phải đi đò một quãng đò 3km để đến được danh thắng chùa Thiên Trù. Trên dòng suối Yến thơ mộng, du khách sẽ có cơ hội được thả hồn mình chiêm ngưỡng vô vàn cảnh đẹp hai bên.

Hai bên là rừng đặc dụng Hương Sơn với những cảnh núi non sừng sững. 

Ngoài ra, du khách còn được tận mắt chiêm ngưỡng núi Voi Phục, hang Sơn Thủy Hữu Tình, núi Đổi Chèo, ngôi đền nhỏ trên núi tưởng niệm những liệt sĩ năm xưa bắn máy bay địch, cầu Hội và rất nhiều những địa điểm thu hút khách du lịch khác nữa,…

Cầu Hội giữa dòng suối Yến nên thơ trữ tình 
Cảnh thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ ở hai bên
Núi Voi Phục. Có điển tích kể lại rằng, con voi này năm xưa quay phần mông vào chùa nên đã bị phạt rất nặng.
Những ngôi miếu nhỏ được dựng ở hai bên bờ suối Yến 
Bia tưởng niệm những người anh hùng năm xưa bắn hạ máy bay giặc
Có những con đò bán đồ ăn, thức uống cho khách ngay trên suối Yến giống như chợ nổi Cái Răng 
Hai bên là những hàng quán phục vụ đồ lễ, viết sớ, nghỉ ngơi,… 
Khi cập bến, du khách sẽ mua vé tham quan để lên được chùa Thiên Trù là 80.000đ/ vé.
Cổng tam quan chùa Thiên Trù rêu phong cổ kính.

Chùa Thiên Trù được mệnh danh là cái giếng trời của kiệt tác chùa Hương và là địa điểm không thể không đến khi đến với chùa Hương.

Lễ hội chùa Hương khai mạc từ mùng 6 tháng 1 Âm lịch hàng năm
Chùa Thiên Trù linh thiêng, đẹp tựa chốn bồng lai giữa rừng núi hùng vĩ 
Vẻ đẹp của chùa Thiên Trù thực sự sẽ níu giữ trái tim của những du khách sau khi đến đây 

Chính điện của chùa Thiên Trù là Ban Tam Bảo cầu bình an sức khỏe, Ban Đức Ông cầu tài lộc và Ban Thánh Hiền cầu công danh.

Còn tòa thờ Mẫu là nơi mà du khách cầu bình an, sức khỏe. Tòa thờ Mẫu của chùa Thiên Trù nổi tiếng có bức tượng Phật khổng lồ đằng sau cánh cửa gỗ nên uy nghiêm vô cùng

Tòa thờ Mẫu cầu sức khỏe, bình an.
Không gian trong chùa Thiên Trù lúc nào cũng linh thiêng, thanh tịnh và tràn ngập cây cối và có hồ nước. 
Bên trong khuôn viên chùa Thiên Trù có một bức tượng Bồ Tát Quan Âm đại từ đại bi được đúc bằng đồng linh thiêng vô cùng. 
Bia khắc ghi công đức của du khách thập phương 

Kiến trúc của chùa Thiên Trù điển hình cho kiến trúc chùa chiền Việt Nam, cổ kính và tạo cảm giác bình an trong tâm hồn.

Vẻ đẹp linh thiêng, uy nghiêm, thanh tịnh của chùa Thiên Trù 
Vẻ đẹp linh thiêng, uy nghiêm, thanh tịnh của chùa Thiên Trù
Khuôn viên bên trong chùa Thiên Trù cổ kính 
Kiểu kiến trúc điển hình, mang đậm bản sắc dân tộc
Các bậc tam cấp đi lên chính điện chùa Thiên Trù

3.3. Động Hương Tích

Để lên được động Hương Tích, du khách sẽ đi theo một con đường dốc đã được xây bậc hiện đại hơn nhiều so với trước đây. Hai bên con đường là một loạt các quầy hàng bán các đặc sản của chùa Hương (như: bánh củ mài, chè củ mài, bánh rau sắng, tam thất, gừng gió, dứa rừng, bồ kết, hạt dẻ, dược liệu,…), đồ lưu niệm, đồ ăn nhẹ, đồ cúng bái tế lễ,…

Những đặc sản của chùa Hương được bán hai ven lối đi: dược liệu, rau sắng, bánh củ mài,…

Sau một quãng đường leo khá dài thì du khách sẽ lên được đến trạm cáp treo chùa Hương. Vé khứ hồi cáp treo có giá 180.000đ/ người lớn. Vào mùa Hội chùa Hương, du khách đến xếp hàng để đi cáp treo vô cùng đông đúc.

Vé khứ hồi dành cho người lớn có giá 180.000đ/ lượt đi và về 

Ngồi trên cáp treo trên đường đi động Hương Tích là một trải nghiệm tuyệt vời vì du khách có thể ngắm trọn vẹn cảnh núi non trở nên bé nhỏ dưới chân.

Động Hương Tích chính là một trong những khu vực tâm linh chính không thể bỏ qua khi đến với kiệt tác chùa Hương.

Vé khứ hồi dành cho người lớn có giá 180.000đ/ lượt đi và về 

Lối đi xuống động Hương Tích khá sâu, dốc và cao. Đầu tiên du khách sẽ thấy bàn thờ chính của động. Đằng sau là đụn Gạo tượng trưng cho sự ấm no, đủ đầy

Động gây ấn tượng mạnh vì khung cảnh núi non thiên nhiên được tạo nên nhờ bàn tay của tạo hóa đẹp hoang sơ tự nhiên đến nao lòng. Tiếp theo, du khách sẽ xuống sâu tầm 50m nữa để vào khu vực chính điện thờ Phật của động Hương Tích. Xuống đến đây là mọi hoạt động quay phim, chụp ảnh phải ngừng lại.

Khung cảnh trong động vô cùng đẹp với các nhũ đá hình thù hoang sơ tựa chốn bồng lai. Đặc biệt, trong động Hương Tích có ban thờ Cô (trước núi Cô) và ban thờ Cậu (trước núi Cậu), là nơi cầu con vô cùng linh thiêng của những cặp vợ chồng hiếm muộn. Ngoài ra, động Hương Tích còn có một dòng nước trong vắt chảy nhỏ giọt xuống một mỏm đá. Du khách gọi đây là xin sữa Mẹ và thường ngửa tay hứng những giọt nước này để xoa lên mặt, lên người tay chân để cầu cho khỏi bệnh tật, tai qua nạn khỏi. Nhiều người còn truyền tai nhau là phải có duyên thì những giọt nước đó mới có thể rơi trúng được vào tay.

3.4. Một số địa danh khác trong kiệt tác chùa Hương

Đến với kiệt tác chùa Hương, du khách có thể tham quan chùa giải Oan (ngôi chùa linh thiêng trong vấn đề kêu cầu giải oan sai của người dân), động Hinh Bồng, chùa Bảo Đài, chùa Thanh Sơn, động Long Vân, động Tuyết Sơn, động Hương Đài. Tất cả đều là những không gian văn hóa tâm linh vô cùng linh thiêng của kiệt tác chùa Hương.

Để mà đi hết được tất cả những địa danh của chùa Hương thì du khách nên đi theo tour 3 ngày 2 đêm để có chuyến đi trọn vẹn nhất.

4, Kinh nghiệm du lịch chùa Hương: một số điều cần lưu ý.

4.1. Đặt lịch hẹn trước với nhà đò để được ưu tiên và trả đúng giá.

Du khách cần chú ý đặt lịch hẹn trước với nhà đò để nhà đò có thể trực tiếp đón mình tại bến đò luôn. Vì khi hội chùa Hương đến, du khách đến rất đông, nếu không đặt lịch hẹn thì sẽ không có lượt cho mình, chuyến đi sẽ thất bại hoàn toàn. 

  • Lưu ý: giá vé quy định niêm yết của nhà nước đối với giá đò là 130.000đ/ người cả đi và về.
Nên đặt lịch hẹn trước với nhà đò để hưởng giá nhà nước là 130.000đ/ người cả đi và về 

4.2. Tránh bị chặt chém, lừa lọc, trộm cắp, móc túi

Dù cho Ban quản lý đã hết sức gần như chấm dứt được tình trạng này nhưng tình trạng này vẫn còn xảy ra lẻ tẻ. Du khách chú ý là luôn phải hỏi giá cả mọi thứ trước và tránh tham gia vào các tập tục mê tín dị đoan trong chùa để tránh tiền mất tật mang. 

Vào mùa hội chùa Hương đông đúc, du khách cần ý thức được để bảo vệ tài sản cá nhân của mình, đề phòng móc túi hoặc trộm cắp xảy ra.

4.3. Không quay phim, chụp ảnh ở trong điện các khu vực tâm linh.

Nếu muốn chụp ảnh kỷ niệm thì du khách chỉ nên chụp cảnh chùa ở bên ngoài sân chứ không được chụp ảnh, quay phim ở bên trong chính điện của các chùa. Hơn nữa, khu vực sâu xuống động Hương Tích cũng bị cấm quay phim, chụp ảnh dưới mọi hình thức.

4.4. Không đổi tiền lẻ. Văn minh, lịch sự trong chùa

Dù cho nhà nước đã cấm nhưng tình trạng này vẫn còn xảy ra. Du khách nên chuẩn bị sẵn trước tiền lẻ ở nhà thay vì đến chùa mới đổi nhé. 

Vì chùa là nơi tâm linh và linh thiêng nên tuyệt đối du khách không được có những hành vi như khạc nhổ, xả rác, nói tục chửi bậy, nói lớn tiếng hoặc nói những lời báng bổ thần linh.

Vậy là qua bài tổng hợp về kinh nghiệm du lịch chùa Hương vừa rồi, hẳn là mỗi người đã “dắt túi” được thêm những thông tin bổ ích hay ho về ngôi chùa linh thiêng này rồi đúng không nào? Hãy là những du khách văn minh, lịch sử, thành tâm hướng về Phật để cầu mong 1 năm mới an khang, thịnh vượng và ngập tràn niềm vui đang đến nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Thanh Xuan

Recent Posts

Top những địa điểm chơi Noel thú vị ở Hà Nội

Noel lại sắp đến rồi Hà Nội lại đẹp lung linh lộng lẫy dưới những…

1 month ago

Đi chơi Noel ở Hà Nội – [Top 7+] quán cafe dành cho các cặp đôi vào đêm Giáng sinh

Không khí Giáng sinh đang ngập tràn khắp con phố ở Hà Nội. Vào ngày…

2 months ago

7+ ý tưởng tổ chức ngày 20/10 dành tặng những người phụ nữ thân yêu

Vào những dịp lễ đặc biệt, đôi khi chỉ cần những hành động nhỏ thể…

2 months ago

Những món quà tặng ý nghĩa ngày 20/10 dành cho “một nửa của thế giới”

Ngày 20/10 là tôn vinh Phụ nữ Việt Nam, đây là một dịp để bạn…

2 months ago

CHUẨN BỊ CHƠI TEAM BUILDING CẦN NHỮNG GÌ?

Để giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi, đặc biệt nâng cao tinh thần tập…

2 months ago

Trải nghiệm ẩm thực dân tộc giữa núi rừng Đà Bắc

Tôi được thưởng thức ẩm thực Đà Bắc ngay khi đặt chân đến nơi đây…

2 months ago