Kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc trong ngày siêu chi tiết

0
4896
Du lịch chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc là một địa điểm du lịch tâm linh sau Tết cực hot với lối kiến trúc độc đáo, được ví von như một “Hạ Long trên cạn” của Việt Nam. Đặc biệt, ngôi chùa nằm không quá xa Hà Nội nên những ai không có thời gian vẫn tự tin đi du lịch chùa Tam Chúc trong ngày. Hãy tham khảo lịch trình dưới đây của Wecheckin nhé.

Kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc trong ngày siêu chi tiết

1. Nắm rõ thông tin cơ bản để tự tin đi du lịch chùa Tam Chúc trong ngày

  • Địa chỉ chùa Tam Chúc: thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
  • Giờ mở cửa: 6h00-18h00
  • Diện tích: gần 5100ha
  • Giá vé vào cửa: Miễn phí
  • Giá vé đi xe điện: 60k/người (khứ hồi)
  • Giá vé đi thuyền: 200k/người (khứ hồi)
  • Chùa Tam Chúc cách trung tâm Hà Nội khoảng 70km. 

2. Hướng dẫn di chuyển đi du lịch chùa Tam Chúc trong ngày

Như thông tin trên, chùa Tam Chúc chỉ cách Hà Nội khoảng 70km, đây là một khoảng cách không quá xa để bạn tự tin đi du lịch chùa Tam Chúc trong ngày. 

Một số phương tiện bạn có thể lựa chọn để đi như sau:

– Di chuyển bằng xe máy: đây là cách di chuyển thông dụng nhất, vừa tiết kiệm thời gian, thoải mái di chuyển. Để đến được chùa Tam Chúc, các bạn đi theo đường QL1A, sau đó rẽ phải vào QL38, đến vòng xuyến thì rẽ vào đường  DT711 – QL21A là sẽ đến được chùa Tam Chúc. 

– Di chuyển bằng ô tô cá nhân: từ Hà Nội, các bạn đi theo đường cao tốc 01 (CT01) đến Đại Xuyên thì rẽ phải vào QL1A, sau đó đi theo đường DT711 – QL21A để tới Tam Chúc.

– Di chuyển bằng xe khách: sẽ có 2 loại xe cho bạn lựa chọn

  • Xe khách thông thường: bạn chỉ cần ra bến xe Giáp Bát và Nước Ngầm bắt xe đi Hà Nam. Đây là xe khách thông thường nên giá vé khá rẻ, chỉ 50k/người. Tuy nhiên, đi xe khách thông thường hay bị đông vào các dịp cuối tuần, lễ Tết, cảnh chen chúc nhau là không tránh khỏi. Đặc biệt, xe khách chỉ dừng ở Phủ Lý – Hà Nam nên các bạn cần phải bắt xe ôm vào chùa Tam Chúc khoảng 10km nữa.
  • Xe limousine: Xe đón khách ở nhiều địa điểm tại nội thành Hà Nội và trả khách tận chùa Tam Chúc. Giá vé cao hơn vé xe khách thông thường nhưng lại được lựa chọn nhiều tuyến hơn, nhiều địa điểm hơn. 

3. Những khu vực tham quan, địa điểm check-in tại chùa Tam Chúc mà bạn không nên bỏ qua

3.1. Tham quan nhà khách Thủy Đình

Đây là địa điểm đầu tiên bạn bắt gặp khi đặt chân đến chùa Tam Chúc. Bên trông nhà khách được bày trí rất trang nghiêm, xung quanh có rất nhiều bức tranh về đèn led giới thiệu về ngôi chùa. 

Nhà khách Thủy Đình là địa điểm bạn sẽ mua vé đi vào chùa bằng xe điện hoặc bằng thuyền. Đây cũng là địa điểm check-in cực đẹp tại chùa Tam Chúc.

Nhà khách Thủy Đình ở chùa Tam Chúc

3.2. Cổng Tam Quan

Điểm tiếp theo là cồng Tam Quan, được xây dựng rất to lớn. Trước cổng là bến thuyền và điểm trả khách của xe điện. Đúng như tên gọi, cổng được thiết kế gồm 3 cổng: 1 cổng chính và 2 cổng phụ. Hai bên cổng Tam Quan là hai con đường lớn để mọi người đi bộ lên các điện chính của chùa. 

Cổng Tam Quan chùa Tam Chúc

3.3. Vườn cột kinh

Đi qua cổng Tam Quan bạn sẽ thấy vườn Cột Kinh với 32 cột kinh khổng lồ được đặt ngay ngắn trông vô cùng trang nghiêm. Vườn Cột Kinh được lấy ý tưởng từ bảo vật quốc gia cột kinh chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư – Ninh Bình và sau đó được phục dựng lại với quy mô không hề kém. 

Vườn Cột KInh

Mỗi cột ở đây nặng khoảng 200 tấn, làm bằng đá xanh Thanh Hóa. Chân cột được thiết kế hình đài sen, thân cột hình lục giác điêu khắc thủ công các lời Phật dạy, đỉnh cột là hình nụ sen.

3.4. Tam Điện

Chùa Tam Chúc có 3 chính điện: Điện Tam Thế, điện Pháp Chủ và điện Quan Âm. Mỗi điện sẽ thờ một vị phật riêng mang ý nghĩa vô cùng linh thiêng. Mỗi điện đều có bức phù điêu được tạc thủ công bằng đá lấy từ miệng núi lửa của đất nước Indonesia.

Kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc trong ngày siêu chi tiết

Trên những bức phù điêu đều mang một câu chuyện về cuộc đời đức Phật. Phía dưới mỗi bức đều được chú thích bằng 3 thứ tiếng, hoặc bạn có thể tự check mã để tìm hiểu về những ý nghĩa lịch sử của từng bức tranh. 

Điện Quan Âm thờ Phật nghìn tay, nghìn mắt. Tại điện Pháp Chủ có pho tượng phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á ( Nặng 200 tấn ). Đến điện Tam Thế sẽ chiêm ngưỡng ba pho tượng phật lớn được làm bằng đồng đen ngay giữa chính điện.

Kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc trong ngày siêu chi tiết

3.5. Chùa Ngọc

Để đến được Chùa Ngọc, các bạn sẽ phải đi bộ và leo một bậc thang khá xa. Nhưng khi đến nơi, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi lối kiến trúc độc đáo, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ khi nhìn từ trên cao. 

Kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc trong ngày siêu chi tiết

Ngôi chùa được xây dựng hoàn toàn bằng đá granit và hoàn toàn không dùng bê tông. Vì thế ngôi chùa có trọng lượng tận 2000 tấn trong khi chỉ có diện tích sàn là 13m2.

3.6. Đình Tam Chúc

Đình Tam Chúc nằm ở giữa khu hồ nước rộng lớn, nối với chùa Tam Chúc bằng một cây cầu bắc ngang qua hồ Lục Ngạn. Hồ Lục Ngạn là hồ nước tự nhiên có diện tích lớn nhất Việt Nam, trên mặt hồ có 6 quả núi nhỏ nhô lên. Trong hồ có rất nhiều sen bao phủ, vào mùa hè sen nở rộ tạo nên một khung cảnh hết sức bình yên. 

Đình Tam Chúc

Tham khảo bài review du lịch chùa Tam Chúc trong ngày của bạn Nguyễn Hồng Nhung nhé:

  • Bọn mình xuất phát lúc 7h30 đến 9h30 là đến nơi ( có nghỉ giữa đường khoảng 30 phút) . Mình khuyên các bạn đi xe máy vì đường đi rất đẹp lại dễ , ít xe ô tô.
  • Đến chùa thì đầu tiên là khai báo Y Tế trước khi vào chùa. Khi vào mình sẽ được phát 1 tờ khai báo y tế cầm theo và qua cửa, ai ở vùng dịch thì chắc k được vào đâu nên mọi người lưu ý nha.
  • Đến nơi có 2 phương tiện để các bạn có thể lựa chọn để vào đến bên trong chùa đó là thuyền hoặc xe điện. Những bạn nào sống ảo ưa cái đẹp thì nên đi thuyền để cho ra những bức ảnh để đời. Thuyền VIP sẽ có thêm menu đồ ăn là bánh + trà +hoa quả. Mình khuyên là các bạn nên chọn thuyền thường thôi mình thấy đồ ăn không có gì đặc sắc cả. Nếu các bạn chọn thuyền VIP thì nhớ xuống tầng dưới lấy đồ ăn nhé không là đi toi 40k đóng thêm tiền thuyền VIP vì nhân viên sẽ không báo cho các bạn trên tầng là ở dưới có đồ ăn, phải tự xuống lấy nha. Nếu mọi người muốn chụp trên thuyền thì nhớ là chịu trước khi thuyền di chuyển không sau là phải mặc áo phao đó ạ. Lúc đi thuyền sẽ hơi đông, nếu không kịp chụp các bạn có thể chụp lúc về lúc đó thuyền siêu vắng chụp ảnh sẽ dễ hơn!
  • Còn 1 lưu ý cho các bạn nữa là nếu lúc đi lên thuyền hoặc xuống bờ nên để ý cái ván chút, vì hôm mình đi đã có bạn đi không may ván bị trượt và bị rơi xuống hồ. Chùa sẽ có 3 điện chính và 1 điện tháp cao nhất các bạn sẽ phải đi bộ và leo khá nhiều. Các bạn nên mang theo dép để khi chụp xong ảnh có thể thay đi cho dễ đỡ mỏi chân . Đảm bảo đi xong về là sẽ bị đau bắp chân. Để chụp được những bức ảnh đẹp các bạn sẽ phải leo lên chỗ cao nhất của điện nhiều góc đẹp lắm chụp cháy máy thì thôi. Chứ mình lên được đến đỉnh là chỉ thở thui không ảnh ọt gì nữa rùi. Nhớ là phải mang sạc dự phòng nha, hoặc mang sạc thì chùa có chỗ nghỉ chân ở Từ Bi có thể sạc.
  • Ở đó có cả buffe trưa có cả món chay lẫn mặn 120 hay 150k gì đó. Bọn mình chủ động mua đồ ăn mang đi nên không biết menu buffe ngon không. Các bạn nên mang mũ đi tránh trường hợp nắng với gió. À mang thêm cả bánh mỳ với tiền lẻ để lễ. Bánh mỳ cho các em chim bồ câu ăn tha hồ chụp.
  • Chi phí bọn mình đi hết tổng 350k/người bao gồm tiền xăng +đi thuyền +đồ ăn mang đi. Tóm lại chùa Tam Chúc siêu đẹp rất đáng và nên đi dù chưa xây xong . Cứ ngỡ là đang đi Hạ Long nếu mọi người thích ở lại thì chùa cũng có luôn khách xá ở lại qua đêm nha.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here