Sapa

Kinh nghiệm Trekking chinh phục Fansipan đơn giản & chi tiết nhất- Wecheckin

Kinh nghiệm Trekking chinh phục Fansipan dành cho team ưa mạo hiểm và khám phá.

Fansipan cao 3143m- Nóc nhà của Đông Dương luôn là điểm đến hấp dẫn bất cứ người Việt Nam hay nước ngoài nào yêu thích khám phá và chinh phục thử thách mới.

Ảnh Tuấn Anh

Trước năm 2016, đỉnh Fansipan luôn là thử thách mới lạ của các bạn trẻ. Đã có rất nhiều bạn chinh phục được và cũng không ít người phải bỏ cuộc. Tuy nhiên đến năm 2016, dự án Cáp treo Fansipan đã đi vào hoạt động thỏa lòng mong mỏi chinh phục vô hạn của rất nhiều người. Cho dù chọn cách nào thì bạn cũng vẫn còn mông lung không biết cách nào phù hợp cho mình, cần chuẩn bị những gì để không thừa, không thiếu. Ở bài viết trước, mình đã chia sẻ Kinh Nghiệm Chinh Phục Fansipan Bằng Cáp Treo, nên hôm nay, mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm trekking chinh phục Fansipan, hay nói 1 cách dễ hiểu là leo bộ chinh phục Fansipan.

Ảnh Thu Thủy

Ở trong blog chinh phục Fansipan bằng cáp treo mình đã đề cập rất đầy đủ và chi tiết về hành trình từ Hà Nội lên Sapa rồi, nên bây giờ mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm leo lên đỉnh Fansipan luôn.

Để trekking chinh phục Fansipan thành công, đòi hỏi người leo phải chuẩn bị tốt về cả thể chất lẫn tinh thần.

Về thể chất, yêu cầu người leo phải có sức khỏe tốt, bền sức. Nếu ai có bệnh lý về sức khỏe thì mình khuyên bạn nên hoãn hoặc chọn cáp treo cho an toàn cho mình và cả đoàn. Vì đoạn đường leo rất nguy hiểm trong đường mòn, vách núi, nhiệt độ chênh lệch mà lại không có đội cứu trợ ngay, như thế rất nguy hiểm đến sức khỏe của người leo.

Về tinh thần, người leo phải am hiểu đặc điểm địa hình núi rừng và chuẩn bị tâm lý vững vàng, ý chí kiên định, sẵn sàng đối mặt với mọi thử thách nếu gặp phải. Tránh việc leo đến nửa đường sợ hãi không dám leo tiếp làm ảnh hưởng đến những người đi cùng.

Nên đi mùa nào?

Thiên nhiên và cảnh vật Hoàng Liên Sơn cực đẹp. Tuy nhiên nếu bạn đi phượt thì nên chọn mùa khô ( từ tháng 10 đến đầu tháng 11, hoặc từ tháng 3 đến đầu tháng 4) đi để tránh mưa bão hiến đường núi và vách đá trơn trượt rất khó leo. Dù đã chọn mùa khô nhưng các bạn nhất định phải xem dự báo thời tiết trước khi lên lịch trình, kể cả đã lên lịch trình mà vào đúng những ngày mưa (dù đã xem dự báo thời tiết) thì tốt nhất bạn nên hoãn chuyến đi hoặc chuyển sang đi cáp treo để tránh nguy hiểm.

Trekking như thế nào?

Trecking Phanxipang: Có 3 cung đường phổ biến, nhưng tùy theo mùa mà ban tổ chức cho phép cung đường nào được đi.

3 cung đường theo độ khó tăng dần:

Trạm Tôn – Trạm Tôn: (Độ khó thấp nhất)

Sín Chải – Trạm Tôn: (Độ khó trung bình)

Cát Cát – Trạm Tôn: (Độ khó cao nhất)

Ảnh sưu tầm

Nhóm mình đi theo cung đường 2: Sín Chải – trạm Tôn

Ảnh sưu tầm

Lịch Trình đi:

Ngày 1: Từ Hà Nội lên Sapa, nhận phòng, checkin, nghỉ ngơi.

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có thể chọn cho mình những điểm đến thú vị trước khi leo lên đỉnh Fansipan.

4 Thời Điểm Lý Tưởng Du Lịch Sapa

Kinh Nghiệm Du Lịch Sa Pa Tự Túc

Ảnh Hoài Thu
Ảnh Thu Thủy
Ảnh Nhị Phạm
Ảnh Nhị Phạm

Ngày 2: 10h Xuất phát leo Phanxipang – mua vé tham quan + thuê túi ngủ- 18h Cứ điểm 2200m – Ăn tối + ngủ tại lều ở đây.

Ngày 3: Ăn sáng + Tập thể dục 10p leo đến 12h trưa đến 2800m. Ăn trưa xong leo tiếp đến đỉnh Phanxipang khoảng 3h chiều. Checkin xong xuôi xuất phát xuống cứ điểm 2800m. Ngủ tối ở đó

Càng leo lên cao, không khí càng ẩm ướt, bùn đất ướt nhẹp, gió cũng mạnh hơn nhưng bù lại khung cảnh thiên nhiên càng đẹp và thú vị hơn.

Ảnh sưu tầm
Ảnh Nhị Phạm

Ngày 4: Ăn sáng xong bắt đầu đi xuống cứ điểm trạm tôn và thuê xe ô tô về nhà nghỉ tại Sapa

Đồ cần chuẩn bị:

  1. Trecking chinh phục Fansipan thì nên thuê Porter. Đường leo có rất nhiều ngã rẽ và nó na ná giống nhau, nên nếu tự đi thì sẽ rất dễ lạc đường. Mà mình thấy thuê Porter rất tiện:

– Chi phí không tốn kém

– Họ quen leo nên họ vác được đồ nặng hơn mình. Mình chỉ cần vác đồ cá nhân mà đã oải lắm rồi ý. Thuê họ vác gạo, rau, thịt lên các điểm nghỉ họ nấu ăn cho. Rất tiện nhé

– Mình chỉ việc leo thôi

2. Nhóm đi nên đi ít nhất 5 người, không nên đi nhóm toàn nữ để đảm bảo an toàn.

3. Có sức khỏe, sức bền. Không ốm đau hay bị vấn đề gì về sức khỏe. trước khi đi nên tập luyện thể dục để cơ thể quen với hoạt động. Nếu không thì khi leo sẽ hay bị đau cứng cơ, phồng rộp chân, chẹo chân.

4. Trang phục:

Ảnh sưu tầm

– Balo khoảng 4.5 kg. Không thấm nước. Có lớp múi nơi tiếp giáp với lưng để tr có dây cài bụng với trên ngực giảm tối thiểu trọng lực của balo lên lưng. Cộng thêm nữa dễ di chuyển.

– Giầy: Giầy bộ đội hoặc giầy chuyên đi trek vì ôm chân và có ma sát nên có độ bám cao, hạn chế trơn trượt khi di chuyển trên đường trơn hoặc bề mặt đá. Giầy cũng nên có cổ qua mắt cá chân phòng trường hợp trượt chân thì sẽ giảm tỉ lệ bị trẹo chân.

+ Tất: Khoảng 2-3 đôi tất cotton dễ thấm mồ hôi, tạo độ êm cho giầy, giảm áp lực lên lòng bàn chân tránh phồng rộp chân.

– Găng tay: Găng tay có ma sát cao su trong lòng bàn tay để tăng độ bám khi leo.

– Quần áo:

+ Quần: Mặc quần co giãn, có độ rộng dài vừa phải. Tốt nhất là loại quần rằn ri của bộ đội. Cái này ra shop đồ phượt nhiều lắm. Bạn tha hồ ngồi bệt mà ko lo bị mòn hay bẩn nhiều. hehe. Ngoài ra quần rằn ri có rất nhiều túi nên bạn có thể nhét vài cái kẹo, bánh vào đó để lấy ăn. Rất tiện phải không.

+ Áo: Áo phông thấm hút mồ hôi, áo khoác nhẹ, mỏng giữ ấm. Không hút ẩm. Có độ dài vừa phải, co giãn

– Khăn: Nên mang cái khăn mỏng – Công dụng rất tuyệt vời:

+ Chùm đầu: Thay mũ leo sẽ gọn hơn, ko bị lụp xụp mũ.

+ Buộc ngang lưng: Cho gọn người

+ Giữ ấm ( Vì trong rừng, lại ở trên cao nên nhiệt độ rất lạnh. Nếu lạnh quá thì khăn giữ ấm rất tốt)

+ Rửa mặt, Lau mồ hôi.

– Đèn pin + còi: Vì đi trong đường mòn, vượt qua rất nhiều loại địa hình, sức khỏe của thành viên trong đoàn nên việc đến trạm dừng chân nghỉ không đúng lịch là điều hiển nhiên. Do đó đèn pin rất cần thiết. Còi để đề phòng thất lạc, mất sức không gọi nhau được thì có thể thổi còi để báo hiệu.

5. Đồ ăn vặt:

Lúc leo nhớ chia thành túi nhỏ để ở nơi dễ lấy. Đồ ăn cung cấp nhiều năng lượng như lương khô, kẹo ngọt, mì tôm, kẹo cao su để thông mũi mát họng.

6. Đồ cứu thương, các loại thuốc trị cảm cúm thong thường như: tipfi, deconzen, băng gạc, bông, urgo, becberin…

Trên đây là những chia sẽ ngắn gọn mà bổ ích nhất cho những bạn ưa mạo hiểm và muốn thử sức mình trekcking chinh phuc Fansipan.

Những bài viết liên quan:

Cùng Wecheckin du lịch Cô Tô ngày mưa bão

4 Thời Điểm Lý Tưởng Du Lịch Sapa

Bỏ túi những địa điểm phải ghé thăm khi du lịch Phú Yên

Có Gì Đặc Biệt ở “Thiên Đường Cát Trắng” Quang phú- Quảng Bình?

 

Pham Phuong

Recent Posts

Top những địa điểm chơi Noel thú vị ở Hà Nội

Noel lại sắp đến rồi Hà Nội lại đẹp lung linh lộng lẫy dưới những…

1 tháng ago

Đi chơi Noel ở Hà Nội – [Top 7+] quán cafe dành cho các cặp đôi vào đêm Giáng sinh

Không khí Giáng sinh đang ngập tràn khắp con phố ở Hà Nội. Vào ngày…

2 tháng ago

7+ ý tưởng tổ chức ngày 20/10 dành tặng những người phụ nữ thân yêu

Vào những dịp lễ đặc biệt, đôi khi chỉ cần những hành động nhỏ thể…

2 tháng ago

Những món quà tặng ý nghĩa ngày 20/10 dành cho “một nửa của thế giới”

Ngày 20/10 là tôn vinh Phụ nữ Việt Nam, đây là một dịp để bạn…

2 tháng ago

CHUẨN BỊ CHƠI TEAM BUILDING CẦN NHỮNG GÌ?

Để giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi, đặc biệt nâng cao tinh thần tập…

2 tháng ago

Trải nghiệm ẩm thực dân tộc giữa núi rừng Đà Bắc

Tôi được thưởng thức ẩm thực Đà Bắc ngay khi đặt chân đến nơi đây…

2 tháng ago