Check-in Tam Chúc – “Vịnh Hạ Long Trên Cạn” Đẹp Hút Hồn Ngay Gần Hà Nội

0
4080

Cái tên Tam Chúc trong một tháng gần đây bỗng nổi lên và nhanh chóng trở thành cái tên “hot” trong cộng đồng những người mê du lịch. Hàng loạt những bức ảnh được các bạn trẻ chụp lại và đăng tải lên các trang mạng xã hội, với khung cảnh đẹp như trong tranh vẽ khiến nhiều người không khỏi xuýt xoa. Được ví như “Vịnh Hạ Long trên cạn”, ngày hôm nay hãy cùng Wecheckin.vn tìm hiểu xem nơi đây có thật hút hồn như trong lời đồn không nhé!!

Khu du lịch Tam Chúc nhìn từ trên cao không khác gì “Hạ Long thu nhỏ”. Ảnh: @Leej Gin.

Khu du lịch Tam chúc nằm ở đâu?

Quần thể khu du lịch Tam Chúc tọa lạc trên mảnh đất Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam. Nơi đây cách Hà Nội khoảng 60km (gần 2 giờ chạy xe máy), đi theo hướng Phủ Lý, rẽ phải qua cầu Hồng Phú rồi chạy thẳng theo hướng Kim Bảng khoảng 13km. Đặc biệt, Chùa Tam Chúc sẽ là nơi đăng cai Đại lễ Veskas năm 2019 (Đại hội Phật giáo thế giới) tổ chức vào tháng 5/2019 và cũng là thời điểm Chùa được khánh thành giai đoạn I.

Chùa Tam Chúc với cảnh quan hùng vĩ

Chùa Tam Chúc có tổng diện tích khá rộng (gần 5.000 ha), là một quần thể du lịch bao gồm hồ nước, núi đá rừng tự nhiên và các thung lũng. Đây là ngôi chùa vô cùng đặc biệt với cảnh quan hùng vĩ: Tiền lục nhạn, hậu thất tinh (tiền lục nhạn – mặt trước chùa có 6 quả núi giữa lòng hồ, tương truyền rằng đây là 6 quả chuông của nhà trời đưa xuống; hậu thất tinh – đằng sau có 7 ngọn núi có thể phát sáng khi có ánh sáng vào ban đêm).

Ảnh: @Lê Thảo

Chính bởi vì có sông hồ, núi đá tạo nên phong cảnh non nước hữu tình mà nơi đây nhìn như “Hạ Long thu nhỏ”. Một vẻ đẹp có khả năng quyến rũ bất cứ trái tim vị khách nào lạc bước ghé qua.

12.000 bức tranh đá, 1.000 cột kinh đá

Theo như những gì mà lịch sử để lại, người ta nói rằng Ngôi chùa Tam Chúc đã tồn tại từ hơn 1000 năm trước. Người đời bây giờ phát hiện được ra những di tích bị vùi trong lòng đất mới xây dựng lại nên chùa Tam Chúc như bây giờ. Chùa Tam Chúc được xây dựng lại có tới 12.000 bức tranh đá miêu tả các sự tích của Đức Phật, được những người Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa ở Indonesia sau đó đưa sang Việt Nam.

Những bức tranh đá ở Tam Chúc

Ở đây đang thiết lập một vườn cột kinh khổng lồ với 1.000 cột đá, mỗi cột cao 12m, nặng 200 tấn. Hiện tại đang dựng được khoảng 36 cột kinh do các nghệ nhân lành nghề Việt Nam tạc và dựng. Nhất định bạn sẽ phải trầm trồ khi là vườn cột kinh này hoàn thành.

Mặc dù chưa hoàn thiện nhưng đến Tam Chúc giơ máy vẫn hàng trăm ảnh sống ảo mang về. Ảnh: @Thu Gấu.
Một vẻ đẹp trầm mặc ma mị. Ảnh: @Thu Gấu.

Quần thể khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao thực sự là một điểm đến tâm linh và du lịch hấp dẫn. Nơi đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa nghìn năm tuổi với vẻ hùng vĩ của non nước bao la. Đặc biệt, sự yên bình và tiếng chim hót líu lo giữa núi rừng rộng lớn là điều mà bất kỳ du khách nào cũng sẽ không thể quên khi đặt chân đến mảnh đất này.

Tận hưởng vẻ đẹp của sự yên bình. Ảnh: @Geej Gin

Tuy nhiên, vì chùa Tam Chúc vẫn đang trong quá trình thi công và hoàn thiện nên có thể hơi bụi. Nhưng bù lại, vì mọi thứ đều mới nên rất khang trang và sạch sẽ. Quý khách đến tham quan chùa hãy luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh và cảnh quan cho Tam Chúc sạch đẹp nhé!

Chùa Tam Chúc. Ảnh: @Duyên Lê

Hiện nay, hệ thống giao thông kết nối Hà Nội và Hà Nam vô cùng thuận lợi. Chùa Tam Chúc cách chùa Bái Đính 30km và cách chùa Hương 4,5km, tạo thành một quần thể ”Tam giác vàng” du lịch tâm linh nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của khách du lịch trong và ngoài nước. Trong thời gian không xa, khu du lịch Tam Chúc sẽ là điểm nhấn và được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội cho tỉnh Hà Nam.

Phí gửi xe: 15.000 đồng/xe

Giá vé xe điện: 30.000 đồng/người/lượt

Có thể bạn quan tâm:

[Q&A] Cầm 1 Triệu Đi Hết Hải Phòng Trong 1 Ngày Liệu Có Đủ?

Du lịch Hội An, tận hưởng sự trầm mặc an bình trong lòng phố cổ

Chinh phục đỉnh Bạch Mộc – hãy sống dưới ánh mặt trời, bơi trên đại dương và thưởng thức không khí của thiên nhiên hoang dã.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here